Tải bản đầy đủ (.docx) (262 trang)

luận án tiến sĩ quản lý nhà nước về công giáo trên địa bàn đông nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 262 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN VÕ UY PHONG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN VÕ UY PHONG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔNG NAM BỘ
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Hoàng Văn Chức
2. TS. Nguyễn Hoàng Anh

HÀ NỘI, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi. Các
thông tin, số liệu của luận án được trình bày trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Việc sử
dụng, trích dẫn tư liệu của một số công trình nghiên cứu đã công bố khi đưa vào luận án
được thực hiện đúng theo quy định. Kết quả nghiên cứu khoa học của luận án chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nào.
Hà Nội, tháng 9 năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Võ Uy Phong

i


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu, tìm hiểu quản lý nhà nước về Công giáo là một trong những chủ đề
nhận được sự quan tâm, chú ý của Đảng, Nhà nước và đông đảo các nhà khoa học, các nhà
quản lý ở nước ta trong những năm gần đây. Sự thành công của đề tài nghiên cứu Luận án
là kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện, nghiên cứu của tác giả và sự chỉ bảo tận tình
của quý Thầy, Cô giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia; quý
Thầy, Cô giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, Ban quản lý Đào tạo Sau Đại học,
Khoa QLNN về Xã hội, đặc biệt là PGS.TS. Hoàng Văn Chức và TS. Nguyễn Hoàng

Anh luôn quan tâm, hướng dẫn tác giả trong cả quá trình xây dựng đề cương, tổ chức
nghiên cứu, đến khi hoàn thành Luận án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn những ý kiến góp ý, phản biện quý báu của các nhà
khoa học trong và ngoài Học viện Hành chính Quốc gia; xin cảm ơn sự quan tâm và tạo
điều kiện của Ban Tôn giáo Chính phủ, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Quản lý Nhà
nước, Ban Tôn giáo và chính quyền các cấp trên địa bàn Đông Nam Bộ; xin cảm ơn đội
ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo, các cán bộ Mặt trận Tổ quốc và đoàn
thể trên địa bàn Đông Nam Bộ; những nghiên cứu viên và bạn đồng nghiệp, đặc biệt là các
chức sắc Công giáo Đông Nam Bộ đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tham gia đóng góp ý
kiến về những nội dung của đề tài Luận án.
Mặc dù Luận án đã được triển khai nghiên cứu nghiêm túc, khoa học và bản thân
tác giả đã có nhiều nỗ lực, song chắc chắn vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế, tác giả
mong nhận được những ý kiến góp ý của quý Thầy, Cô, các nhà khoa học, các chức sắc
Công giáo và đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện Luận án, xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, tháng 9 năm 2020
Tác giả luận án

Nguyễn Võ Uy Phong

ii


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Từ viết tắt

Từ đầy đủ

CBCC

Cán bộ công chức


ĐCV

Đại Chủng viện

ĐNB

Đông Nam Bộ

GHCG

Giáo hội Công giáo

GHCGVN

Giáo hội Công giáo Việt Nam

HĐGMVN

Hội đồng Giám mục Việt Nam

HĐND

Hội đồng nhân dân

MEP

Hội Thừa sai Pari

MTTQ


Mặt trận Tổ quốc

QLNN

Quản lý nhà nước

TNTG

Tín ngưỡng, tôn giáo

TP

Thành phố

UBĐKCG

Ủy ban đoàn kết Công giáo

UBMTTQ

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

UBND

Ủy ban nhân dân

VPQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

iii


Mục lục
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án...................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án....................................................................... 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.................................................................... 4
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu................................................................................................ 6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................................. 7
7. Những đóng góp mới của luận án............................................................................................... 7
8. Kết cấu của luận án.......................................................................................................................... 8
Chương 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN..................................................................................................................................... 10
1.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo10
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về tôn giáo..................................................... 10
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về tôn giáo..........................14
1.2. Nhóm công trình nghiên cứu Công giáo và quản lý nhà nước về Công giáo..........19
1.2.1. Các Công trình nghiên cứu Công giáo....................................................................... 19
1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về Công giáo...................... 25
1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về Công giáo và quản lý nhà nước về Công
giáo ở Đông Nam Bộ........................................................................................................................... 28
1.3.1. Nghiên cứu về Công giáo ở Đông Nam Bộ................................................................ 28
1.3.2. Nghiên cứu quản lý nhà nước về Công giáo ở Đông Nam Bộ.............................. 30

1.4. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu và nhiệm vụ của luận án.................................. 31
1.4.1. Nhận xét về kết quả nghiên cứu đi trước.................................................................... 31
1.4.2. Những vấn đề đặt ra cho luận án tiếp tục nghiên cứu............................................ 32
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG GIÁO...............36
2.1. Khái quát về Công giáo trên thế giới và ở Việt Nam...................................................... 36
2.1.1. Công giáo trên thế giới................................................................................................... 36
2.1.2. Công giáo ở Việt Nam..................................................................................................... 38
2.2. Công giáo và một số khái niệm có liên quan đến luận án.............................................. 43
2.2.1. Công giáo và hoạt động Công giáo............................................................................. 43
2.2.2. Tín đồ và chức sắc Công giáo...................................................................................... 44
iv


2.2.3. Giáo lý, giáo luật Công giáo......................................................................................... 45
2.2.4. Lễ nghi và Bí tích Công giáo........................................................................................ 46
2.2.4. Quản lý và quản lý nhà nước........................................................................................ 47
2.3. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về Công giáo................................................................... 48
2.3.1. Quản lý nhà nước về tôn giáo....................................................................................... 48
2.3.2. Quản lý nhà nước về Công giáo................................................................................... 50
2.3.3. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước về Công giáo............................................ 51
2.3.4. Nội dung quản lý nhà nước về Công giáo.................................................................. 54
2.3.5. Nguyên tắc quản lý nhà nước về Công giáo.............................................................. 58
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về tôn giáo và giá trị tham chiếu đối với các
tỉnh, thành phố thuộc Đông Nam Bộ............................................................................................ 62
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước ngoài và Việt Nam..............62
2.4.2. Giá trị tham chiếu cho các tỉnh, thành phố thuộc Đông Nam Bộ........................ 68
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA
BÀN ĐÔNG NAM BỘ....................................................................................................................... 71
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội địa bàn Đông Nam Bộ71
3.1.1. Về vị trí địa lý................................................................................................................... 71

3.1.2. Về kinh tế xã hội............................................................................................................... 71
3.1.3. Về dân số xã hội............................................................................................................... 72
3.2. Công giáo và hoạt động Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ.................................. 73
3.2.1. Khái quát về Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ.............................................. 73
3.2.2. Hoạt động Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ.................................................. 76
3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn Đông
Nam Bộ................................................................................................................................................... 81
3.3.1. Những yếu tố chủ quan................................................................................................... 81
3.3.2. Những yếu tố khách quan.............................................................................................. 85
3.4. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn
Đông Nam Bộ........................................................................................................................................ 88
3.4.1. Xây dựng và hướng dẫn tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách về tôn giáo88
3.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ..94
3.4.3. Tuyên truyền, vận động tín đồ và tranh thủ chức sắc Công giáo....................... 100

v


3.4.4. Chất lượng cán bộ, công chức quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn
Đông Nam Bộ................................................................................................................ 105
3.4.5. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật quản lý nhà nước về Công giáo trên
địa bàn Đông Nam Bộ................................................................................................ 110
3.4.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống hành vi lợi
dụng Công giáo xâm hại đến an ninh, trật tự ở Đông Nam Bộ........................ 121
3.5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ và những vấn đề đặt ra đối với các cơ quan chức
năng trong quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ.......................125
3.5.1. Những kết quả đạt được............................................................................................... 125
3.5.2. Một số vấn đề đặt ra đối với chính quyền các cấp trên địa bàn Đông Nam
Bộ trong quản lý nhà nước về Công giáo trong thời gian kế tiếp..................... 128
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔNG NAM BỘ............................... 135
4.1. Dự báo xu hướng hoạt động của Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ trong
thời gian tới......................................................................................................................................... 135
4.1.1. Củng cố đức tin, gia tăng hoạt động truyền giáo gắn với hội nhập văn hóa
địa bàn Đông Nam Bộ................................................................................................ 135
4.1.2. Tăng cường đối thoại với các cấp chính quyền, tuân thủ pháp luật trong quan
hệ với chính quyền các địa phương......................................................................... 136
4.1.3. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo138
4.1.4. Mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường đối thoại với các tôn giáo khác...........139
4.1.5. Gia tăng các hoạt động vi phạm về đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự trái phép.140
4.2. Quan điểm về công tác tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và phương hướng
quản lý nhà nước về Công giáo.................................................................................................... 142
4.2.1. Quan điểm của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo....................................... 142
4.2.2. Phương hướng quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ146
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ148
4.3.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý nhà nước về tôn giáo............148
4.3.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo.................................. 151
4.3.3. Đổi mới công tác tuyên truyền và vận động tín đồ, chức sắc Công giáo........154
4.3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo
trên địa bàn Đông Nam Bộ........................................................................................ 157
vi


4.3.5. Phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng
bào Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ........................................................... 160
4.3.6. Đổi mới hoạt động quản lý đất đai, xây dựng; quản lý hoạt động giáo dục, y
tế và từ thiện nhân đạo của các tổ chức Công giáo trên địa bàn Đông Nam
Bộ..................................................................................................................................... 165
4.3.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra giải quyết tốt những khiếu nại, tố cáo liên
quan đến Công giáo và phòng ngừa hành vi lợi dụng Công giáo trên địa bàn

Đông Nam Bộ................................................................................................................ 168
4.4. Khuyến nghị............................................................................................................................... 172
4.4.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương..................................................... 172
4.4.2. Đối với chính quyền các tỉnh, thành phố trên địa bàn Đông Nam Bộ..............173
Tổng kết Chương 4........................................................................................................................... 174
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 176
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ......................................................................... xxv
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. xxvi
PHỤ LỤC................................................................................................................................................ xl

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên Bảng
Bảng 3.1. Thống kê về quy mô tín đồ, chức sắc và cơ sở vật chất Công giáo ở
Đông Nam Bộ.
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá về mức độ phù hợp của hệ thống pháp luật về tôn giáo ở
Việt nam qua một số hoạt động
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát thực trang việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật
về tôn giáo tại các tỉnh Đông Nam Bộ
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và phẩm chất
đạo đức của cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo ở ĐNB
Bảng 3.5. Thống kê về thực trạng diện tích đất sử dụng cho các cơ sở Công giáo
ở Đông Nam Bộ
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết của việc phải tiếp tục hoàn thiện hệ
thống pháp luật về tôn giáo
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết phải đổi mới về hình thức và phương
pháp tuyên truyền và vận động chức sắc, tín đồ Công giáo ở ĐNB

Bảng 4.3. Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải đầu tư cơ sở hạ tầng, an sinh xã
hội tạo điều kiện cho giáo dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần

viii

Trang
73
91
102
109
114
148
154
161


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của mô hình tổ chức bộ
máy QLNN về tôn giáo ở Đông Nam Bộ

Trang
98

Biểu đồ 3.2: Thống kê về số lượng CBCC chuyên trách QLNN về tôn giáo
được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ QLNN về tôn

108

giáo ở Đông Nam Bộ

Biểu đồ 4.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải xây dựng và tổ chức các
chưong trình phát triển kinh tế - xã hội cho nhân dân vùng giáo.

160

Biểu đồ 4.2. Biểu đồ về tính cần thiết phải đổi mới quản lý hoạt động sử
dụng đất đai; xây dựng, sửa chữa công trình kiến trúc và giáo
dục, y tế, từ thiện nhân đạo của các tổ chức Công giáo

x

164


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới có đông tín đồ, đồng thời
cũng là một trong hai tôn giáo lớn nhất ở Việt Nam (có số lượng tín đồ đứng thứ hai sau
Phật giáo với 7,1 triệu tín đồ). Trên bình diện quốc gia và quốc tế, Công giáo đã và đang
tác động sâu sắc vào tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố
chính trị, văn hóa, giáo dục và đào tạo,…kể cả an ninh, trật tự xã hội và đặt ra nhiều vấn đề
cho công tác quản lý nhà nước (QLNN) ở mọi nơi mà tôn giáo này hiện diện.
Đông Nam Bộ (ĐNB) là vùng đất trù phú, rộng lớn nằm ở vị trí trung tâm khu vực
Nam Bộ với 06 tỉnh, thành phố: Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai,
Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh, đây là khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước với tỷ lệ đô
thị hóa hơn 50% dân số. Trên địa bàn này có sự hiện diện của 4 giáo phận: Giáo phận TP.
Hồ Chí Minh, Xuân Lộc, Phú Cường và Bà Rịa.
Công giáo du nhập vào ĐNB năm 1585, đến nay, trải qua hơn 4 thế kỷ phát triển với
nhiều biến cố lịch sử, đến nay, đã đạt được những kết quả to lớn trong sứ mệnh truyền đạo
và ĐNB trở thành khu vực có đông tín đồ Công giáo nhất ở Việt Nam. Theo số liệu thống

kê của Ban Tôn giáo các tỉnh, thành phố thuộc ĐNB cho thấy, ĐNB có quy mô tín đồ
Công giáo khoảng 2,36 triệu người, gần 2.300 linh mục, 03 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thần
học, sinh hoạt tôn giáo ở 1.939 cơ sở thờ tự. ĐNB là khu vực có mật độ người theo Công
giáo cao nhất cả nước, chiếm khoảng 13,75% tổng dân số trên toàn vùng.
Những năm qua, với chính sách đổi mới, mở cửa và tự do TNTG của Đảng, nhà
nước, nhất là sau khi có Pháp lệnh TNTG 2004 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, tình
hình hoạt động, sinh hoạt tôn giáo của các chức sắc, tín đồ Công giáo trên địa bàn ĐNB đã
dần có những chuyển biến tích cực, ổn định, đi vào nền nếp, tuân thủ chính sách, pháp luật
nhà nước; đồng bào Công giáo ĐNB ngày một hăng say, lao động sản xuất, tích cực tham
gia xây dựng và bảo vệ quê hương.
Thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật đổi mới của Đảng và nhà nước trên
lĩnh vực tôn giáo, trong những năm qua chính quyền các cấp địa bàn ĐNB đã đạt những
kết quả tích cực trong QLNN về tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng như: hệ thống
chính sách, pháp luật nhà nước về tôn giáo ngày càng được thể chế hóa đầy đủ, rõ ràng;
công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và vận động chức sắc, tín đồ Công
1


giáo được triển khai nghiêm túc và dần đi vào chiều sâu; bộ máy QLNN về tôn giáo các
cấp được duy trì ổn định, kiện toàn; đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo ngày
càng được quan tâm củng cố cả về số lượng, chất lượng; công tác tổ chức thực hiện chính
sách, pháp luật QLNN đối với hoạt động của các tổ chức Công giáo đã có những chuyển
biến tích cực, đảm bảo đúng chính sách, pháp luật nhà nước và quyền tự do TNTG cho
nhân dân; hoạt động thanh tra, kiểm tra được tăng cường,…chức sắc và tín đồ Công giáo
hoạt động tôn giáo ổn định, trật tự hơn; đồng bào giáo dân ngày càng tin tưởng vào chủ
trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hoạt động quản lý của
chính quyền các cấp.
Bên cạnh những kết quả trên, QLNN về Công giáo ở ĐNB vẫn bộc lộ những hạn chế:
mặc dù hệ thống pháp luật về TNTG của nhà nước ngày càng được hoàn thiện, tuy nhiên
vẫn còn nhiều hoạt động tôn giáo chưa có hướng dẫn chi tiết, gây lúng túng, khó khăn cho

các cơ quan chức năng trong hoạt động quản lý; công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức,
giáo dục mặc dù được thực hiện nghiêm túc tuy nhiên còn chậm đổi mới, chưa thích ứng
với xu thế của thời đại của địa phương, hiệu quả chưa cao; hệ thống, mô hình tổ chức bộ
máy QLNN về tôn giáo các cấp chưa phù hợp gây khó khăn cho công tác tham mưu, quản
lý và phối hợp trong quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo nói chung và Công giáo nói
riêng; việc tổ chức, thực hiện pháp luật đối với hoạt động của các tổ chức, chức sắc, tín đồ
Công giáo còn gặp nhiều vướng mắc nhất là trong các vấn đề liên quan đến quản lý đất đai,
quản lý hoạt động sửa chữa, xây dựng, cải tạo trùng tu các cơ sở kiến trúc Công giáo, các
hoạt động liên quan đến văn hóa, giáo dục, y tế và từ thiện của các cơ sở Công giáo.
Mặc dù hoạt động Công giáo địa bàn ĐNB gần đây có nhiều điểm tích cực, song
vẫn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp như: hoạt động truyền đạo và tổ chức các hội nghị, lễ
hội Công giáo trái pháp luật vẫn diễn ra ở một số cơ sở Công giáo; nhiều linh mục, chức
sắc Công giáo chưa cởi mở, hợp tác, chia sẻ với chính quyền các cấp trong việc vận động
giáo dân tham gia vào công tác đoàn thể, xã hội ở địa phương, hoặc tháo gỡ những vấn đề
phức tạp; một số chức sắc, tín đồ có biểu hiện gây rối, làm phức tạp đến an ninh, trật tự
trong những sự kiện chính trị lớn ở địa phương, lợi dụng sinh hoạt tôn giáo để phá hoại
khối “đại đoàn kết” toàn dân tộc. Hiện tượng sửa chữa, cải tạo, xây dựng trái phép trong
các cơ sở Công giáo mặc dù được các cơ quan chức năng chấn chỉnh, tuy nhiên vẫn chưa
chấm dứt; tình hình khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến nhà, đất Công giáo có thuyên
2


giảm nhưng vẫn diễn biến phức tạp. Một số chức sắc, linh mục Công giáo có biểu hiện
chống phá chính quyền, lợi dụng vấn đề môi trường, biển đảo hay sự buông lỏng quản lý
của chính quyền ở cơ sở để lôi kéo, tập hợp giáo dân, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.
Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết những khiếu nại, tố cáo liên quan đến Công giáo
còn chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhiều vụ việc kéo dài gây mất ổn định chính trị, xã
hội. Công tác đấu tranh, phòng chống các hành vi lợi dụng Công giáo vẫn tiềm ẩn những
vấn đề phức tạp, có hiện tượng lợi dụng Công giáo để phá hoại khối “đại đoàn kết” toàn
dân tộc.

Mở cửa, hội nhập quốc tế cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với chính quyền các cấp trong
quản lý sinh hoạt Công giáo của người nước ngoài ở địa phương, quản lý hoạt động quốc
tế của các chức sắc, tu sĩ Công giáo. Những vấn đề liên quan đến việc mời chức sắc Công
giáo người nước ngoài vào giảng đạo, vấn đề giải quyết địa điểm sinh hoạt Công giáo cho
người nước ngoài cũng đang là những điểm cần tháo gỡ hiện nay trên địa bàn ĐNB.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trên, trong đó có nguyên nhân
xuất phát từ việc thực hiện nhiệm vụ QLNN về Công giáo của các cơ quan chức năng trên
địa bàn Đông Nam Bộ.
Xuất phát từ vị trí, vai trò và chức năng của chính quyền các cấp ở ĐNB và thực tiễn
thực hiện nhiệm vụ trong QLNN về Công giáo; với kỳ vọng góp phần giúp các cơ quan
chức năng ở ĐNB thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ QLNN về Công giáo, phát
huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong QLNN về Công giáo
ở ĐNB nên tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn Đông Nam
Bộ” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý công; có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
hiện nay ở nước ta.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống những cơ sở lý luận về Công giáo và QLNN về Công giáo;
nghiên cứu thực trạng hoạt động Công giáo và thực trạng QLNN về Công giáo trên địa bàn
ĐNB, trên cơ sở đó, tiếp tục hoàn thiện những cơ sở lý luận QLNN về Công giáo và đề
xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về Công giáo trên địa bàn trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án có bốn nhiệm vụ nghiên cứu sau:

3


-

Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan những tài liệu, công trình có liên quan đến đề tài

luận án, từ đó rút ra những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ.

-

Thứ hai, tổng hợp, phân tích làm rõ cơ sở khoa học QLNN về Công giáo, nghiên
cứu thực tiễn QLNN về tôn giáo và Công giáo ở một số quốc gia, vùng miền ở Việt
Nam và chỉ ra những kinh nghiệm trong QLNN về Công giáo.

-

Thứ ba, nghiên cứu thực trạng QLNN về Công giáo trên địa bàn ĐNB, trên cơ sở đó
đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế; chỉ ra nguyên nhân của những
kết quả và hạn chế đó.

-

Thứ tư, nghiên cứu phương hướng hoạt động của Công giáo ở ĐNB trong giai đoạn
kế tiếp; tìm hiểu những quan điểm của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo trong
thời kỳ đổi mới qua đó, đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN về
Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ trong giai đoạn tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các biện pháp QLNN của các cơ quan chức năng
đối với hoạt động của các chức sắc, tín đồ, cơ sở Công giáo trên địa bàn ĐNB.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về nội dung: luận án nghiên cứu các nội dung QLNN về Công giáo. Cụ thể là QLNN

đối với hoạt động của các chức sắc, tín đồ, cơ sở Công giáo trên địa bàn ĐNB gồm: xây
dựng chính sách, pháp luật; quy định tổ chức bộ máy; tuyên truyền, vận động chức sắc,
tín đồ; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức;
thanh tra, kiểm tra; quản lý quan hệ quốc tế của các tổ chức Công giáo. (theo Điều 60,
Luật TNTG)

-

Về không gian: luận án được triển khai nghiên cứu trên địa bàn ĐNB gồm các tỉnh,
thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và
TP. Hồ Chí Minh. Đây là địa bàn có đông đồng bào theo Công giáo nhất cả nước,
hoạt động Công giáo những năm gần đây có những vấn đề phức tạp.
- Về thời gian: từ năm 2004 đến nay (sau khi có Pháp lệnh TNTG).

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận
Luận án được triển khai nghiên cứu dựa trên những cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, những tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn
giáo; những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của nhà

4


nước về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới và vận dụng những cơ sở lý luận của khoa học quản
lý, quản lý công.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và viết luận án tác giả sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
-


Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: phương pháp này được sử dụng để thu thập
thông tin, số liệu của các công trình khoa học và các ấn phẩm sách, báo, tạp chí có liên
quan đến đề tài nghiên cứu của luận án.

-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: nghiên cứu tổng quan tài liệu, những công
trình khoa học, đề tài, luận án, bài báo và những báo cáo, số liệu có liên quan đến đề tài
luận án. Hệ thống hóa và phân tích các số liệu, dữ liệu có liên quan đến đề tài luận án
để đánh giá những kết quả đạt được của các công trình, dữ liệu, những vấn đề chưa
được nghiên cứu sâu và chỉ ra những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ đối
với đề tài luận án.

-

Phương pháp Xã hội học điều tra bằng bảng hỏi: phương pháp này được sử dụng để
tham vấn những chuyên gia về tôn giáo và các nhà quản lý để giải quyết thấu đáo
những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án nhằm tăng độ tin cậy cho những đề xuất giải
pháp quản lý nhà nước.
Tác giả sử dụng 3 mẫu phiếu để tiến hành khảo sát với 3 nhóm đối tượng:
+ Cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo với 180 phiếu.
+ Cán bộ Mặt trận Tổ Quốc (MTTQ) và cán bộ công tác tại các tổ chức chính trị - xã

hội với 80 phiếu.
+ Các chức sắc Công giáo với 80 phiếu.
Phương pháp chọn mẫu và phân bổ mẫu điều tra vừa mang tính khách quan, vừa
mang tính chủ quan, và sử dụng phần mềm SPPS để xử lý số liệu điều tra. (xem phụ lục 5)
-


Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để phân tích, đánh
giá tổng quan tài liệu; phân tích và đánh giá các kết quả điều tra, những số liệu, dữ liệu
về thực trạng QLNN về Công giáo trên địa bàn ĐNB.

-

Phương pháp chuyên gia: sử dụng phương pháp này để tham vấn ý kiến các nhà khoa
học, người hướng dẫn, các cán bộ quản lý có kinh nghiệm trên lĩnh vực nghiên cứu về
những vấn đề liên quan đến luận án.

5


-

Ngoài ra luận án còn sử dụng một số các phương pháp khác như: phương pháp
bảng, biểu hóa để tổng hợp, mô tả thực trạng Công giáo và kết quả điều tra thực
trạng QLNN về Công giáo trên địa bàn ĐNB.

5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

5.1. Câu hỏi nghiên cứu
-

Những năm gần đây, quản lý nhà nước về Công giáo đã và đang nhận được sự quan tâm
của nhiều học giả, các cán bộ quản lý ở nhiều địa phương, nhằm thực hiện tốt hơn
những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước về tôn giáo và đảm bảo
quyền tự do TNTG cho nhân dân, vậy hệ thống lý luận QLNN về Công giáo đã được
hoàn thiện ở mức độ nào? Những cơ sở lý luận đó có tính hiệu quả, hiệu lực khi ứng
dụng vào thực tiễn quản lý nhà nước về Công giáo tại các địa phương hay không?


-

Đông Nam Bộ là khu vực có số lượng tín đồ Công giáo đông đảo nhất cả nước, vậy
hoạt động của các chức sắc, tín đồ Công giáo nơi đây đã và đang diễn ra như thế nào?
Có chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về TNTG
hay không?

-

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối,
chính sách, pháp luật đổi mới về tôn giáo và công tác tôn giáo nhằm đảm bảo quyền tự
do TNTG cho bộ phận nhân dân có đạo và vận động chức sắc, tín đồ tôn giáo “sống
phúc âm trong lòng dân tộc”, tích cực tham gia các phong trào xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Vậy chính quyền các địa phương ở ĐNB đã làm gì để thực hiện có hiệu quả
những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật đó? Có đảm bảo quyền tự do TNTG
của bộ phận nhân dân theo Công giáo hay không?

-

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ QLNN về Công giáo ở ĐNB những năm qua đã đạt
những kết quả tích cực, song còn những thách thức và khó khăn, vậy những khó khăn
đó là gì và nguyên nhân của những vấn đề đó?

-

Để khắc phục những tồn tại hạn chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về Công giáo
trên địa bàn ĐNB trong giai đoạn tới chính quyền các địa phương nơi đây cần phải có
những giải pháp nào?


5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Với những chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn
giáo, hoạt động của các tổ chức Công giáo ở ĐNB những năm gần đây, đã có nhiều chuyển
biến tích cực, ổn định, chấp hành tốt chính sách, pháp luật nhà nước về tôn giáo;
6


phần lớn chức sắc, tín đồ Công giáo đều tin tưởng vào chủ trương, chính sách đổi mới của
Đảng và nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo và có nhiều đóng góp tích cực cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ quê hương; đồng bào, giáo dân thực hiện tốt đường hướng hành đạo “Sống
phúc âm trong lòng dân tộc” để phụng vụ hạnh phúc của đồng bào. Bên cạnh chuyển biến
tích cực, hoạt động Công giáo ở ĐNB thời gian gần đây vẫn tiềm ẩn những yếu tố gây mất
ổn định, phức tạp, khó lường, tập trung vào những vấn đề: truyền đạo; tổ chức lễ hội, hội
nghị Công giáo; các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vấn đề đất đai và xây dựng cơ sở thờ tự,
đặc biệt là hoạt động trái pháp luật của một số linh mục, tín đồ đã ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tình hình an ninh, trật tự. Tìm hiểu thực tiễn cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến
những thách thức trên, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ QLNN về Công giáo vẫn còn có những điểm hạn chế. Nếu triển khai nghiên cứu
thực tiễn về tình hình hoạt động và thực trạng QLNN về Công giáo ở ĐNB có hiệu quả, sẽ
là cơ sở cho việc xây dựng và đề xuất các giải pháp QLNN phù hợp, từng bước khắc phục
những tồn tại, hạn chế trong hoạt động Công giáo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về
Công giáo ở ĐNB trong giai đoạn kế tiếp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
Luận án có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung và hoàn thiện cơ sở khoa học
QLNN về Công giáo ở Việt Nam có khả năng làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng
những cơ sở khoa học QLNN về Công giáo. Có khả năng vận dụng vào thực tiễn QLNN
về Công giáo trên địa bàn ĐNB. Có thể làm tài liệu tham khảo cho CBCC công tác trong
lĩnh vực QLNN về tôn giáo nói chung và địa bàn ĐNB nói riêng.
6.2. Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị thực tiễn trong việc tham khảo và vận dụng
kết quả nghiên cứu trong việc nghiên cứu QLNN về Công giáo ở Việt Nam nói chung và
ĐNB nói riêng.
Có thể vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn QLNN về Công giáo ở ĐNB trong
giai đoạn hiện nay.
Luận án là nguồn tài liệu minh chứng cho việc xây dựng và hoàn thiện chính sách,
pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
7. Những đóng góp mới của luận án
7.1. Về mặt lý luận
7


Dựa trên cách tiếp cận khoa học quản lý công, lý thuyết hệ thống, tôn giáo học và cơ
sở phương pháp luận Duy vật biện chứng luận án đã đạt được những kết quả sau về mặt lý
luận:
-

Xây dựng một số khái niệm công cụ: Công giáo; hoạt động Công giáo; chức sắc, tín đồ
Công giáo; giáo lý, giáo luật Công giáo; lễ nghi và Bí tích Công giáo. Luận án cũng xây
dựng một số khái niệm có liên quan đến luận án: quản lý, QLNN và QLNN về tôn giáo.

-

Xây dựng hệ thống những cơ sở lý luận QLNN về Công giáo theo hướng tiếp cận hệ
thống pháp luật nhà nước về TNTG, gồm: Khái niệm QLNN về Công giáo; chủ thể, đối
tượng QLNN về Công giáo; những nội dung và nguyên tắc QLNN về Công giáo.

-

Nghiên cứu thực tiễn QLNN về Công giáo trong và ngoài nước, luận án đã khái quát

một số kinh nghiệm QLNN về Công giáo ở ĐNB.

7.2. Về mặt thực tiễn
-

Luận án góp phần làm sáng tỏ thực tiễn về Công giáo, hoạt động Công giáo trên địa
bàn ĐNB, phân tích và chỉ ra những ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống dân cư
trên địa bàn này.

-

Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng kết quả thực hiện các nội dung QLNN
về Công giáo ở ĐNB giai đoạn 2004 đến 2019. Qua nghiên cứu thực tiễn luận án đã
chỉ ra những thách thức đối với các cơ quan chức năng trong QLNN về Công giáo ở
ĐNB trong thời gian kế tiếp.

-

Kết quả nghiên cứu thực tiễn Công giáo và hoạt động Công giáo ở ĐNB, luận án đã
dự báo được xu thế phát triển của Công giáo ở ĐNB trong giai đoạn kế tiếp. Qua
nghiên cứu những quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước và thực tiễn
hoạt động Công giáo cũng như kết quả QLNN về Công giáo ở ĐNB, luận án đã xây
dựng và đề xuất các giải pháp có tính cần thiết và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
QLNN về Công giáo trên địa bàn ĐNB trong thời gian tới.

8. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung của
Luận án được cấu trúc trong 4 Chương, 16 tiết:
- Chương 1. Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

- Chương 2. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về Công giáo
- Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ

8


-

Chương 4. Quan điểm và giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về Công giáo
trên địa bàn Đông Nam Bộ.

9


Chương 1.
TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về tôn giáo
Tìm hiểu và nghiên cứu lý luận về tôn giáo là một chủ đề được nhiều học giả, các nhà
nghiên cứu ở nước ta hết sức quan tâm, có thể khái quát qua một số các công trình sau:
Sách tham khảo: “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam”của tác giả
Đặng Nghiêm Vạn. Nội dung cuốn sách luận bàn về đối tượng của tôn giáo thông qua phân
tích thuật ngữ tôn giáo; diễn trình tôn giáo qua lịch sử nhân loại, diễn biến của những định
nghĩa về bản chất tôn giáo [148, tr.19-82]. Cuốn sách cũng chỉ ra những yếu tố cấu thành
một hình thức tôn giáo gồm: tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo; nội dung tôn giáo; hành vi và
nghi lễ tôn giáo; tổ chức tôn giáo và vấn đề mê tín, hủ tục [149, tr.83-164]. Tác giả cũng
phân tích về nhu cầu, vai trò và diễn biến tôn giáo trong đời sống xã hội; khái quát quát về
tình hình tôn giáo và đặc trưng, vai trò của các tôn giáo ở Việt Nam [156, tr.165-373].
Nhìn từ khía cạnh triết học, tác giả Chu Văn Tuấn bài viết về “Giá trị tôn giáo từ

phương diện triết học”, đã cho thấy, tôn giáo có nhiều giá trị khác nhau như: đạo đức, giáo
dục, văn hóa lịch sử,.. Dưới góc độ triết học, tôn giáo có giá trị thế giới quan và nhân sinh
quan, thể hiện: tôn giáo có một hệ thống quan niệm về vũ trụ và vạn vật, trong đó có con
người. Tôn giáo cũng đưa ra cách lý giải về quá trình hình thành và phát triển của thế giới,
nguyên nhân của những mâu thuẫn giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới, đó chính là
giá trị thế giới quan của tôn giáo. Bên cạnh đó, tôn giáo đưa ra một hệ thống quan niệm về
con người, về cuộc đời của con người, về ý nghĩa của cuộc sống con người, tương tự triết
học, tôn giáo cũng trả lời các câu hỏi: con người được sinh ra từ đâu? sau khi chết, con
người sẽ về đâu? ý nghĩa cuộc sống của con người là gì? đây chính là giá trị nhân sinh
quan của tôn giáo [143, tr.30-41].
Đề cập tới mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị, tác giả Ngô Hữu Thảo trong bài
viết: “Mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” đã khái
quát và phân tích khá rõ nét về mối quan hệ giữa chính trị với tôn giáo qua các giai đoạn
thời kỳ lịch sử của xã hội loài người. Nghiên cứu mối quan hệ này, theo tác giả: cả chính
trị và tôn giáo đều có có xu thế thâu tóm nhau, nhưng thực tế là chia sẻ cho nhau về mặt
10


quyền lực; về mặt lịch sử có thể xuất hiện tôn giáo thuần túy, tuy nhiên logic là không thể;
nếu vị trí nhà nước cao hơn vị trí tôn giáo thì giáo hội phải phục tùng, ủng hộ nhà nước; có
những nhà nước mặc dù quy định chính sách bình đẳng giữa các tôn giáo nhưng vẫn thiên
vị một tôn giáo nào đó, không phủ nhận các tôn giáo khác để xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc [123, tr.3-7].
Nghiên cứu về chính sách tôn giáo quốc tế, tác giả Phạm Hồng Thái, đã khái quát và
phân tích quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách tôn giáo ở Nhật Bản từ sau Chiến
tranh Thế giới II; những ảnh hưởng của lực lượng quân Đồng minh tới chính sách tự do tôn
giáo, chính sách nhà nước và tôn giáo phân ly và chính sách triệt để loại bỏ chủ nghĩa quân
phiệt và chủ nghĩa dân tộc [121, tr.52-56].
Nghiên cứu về lý luận tôn giáo của tác giả Nguyễn Thị Bạch Tuyết qua bài viết: Tôn
giáo và an ninh xã hội ở khu vực Đông Nam Á, đã khái quát về những cơ hội và thách

thức, tình hình kinh tế xã hội và chính trị - an ninh ở khu vực Đông Nam Á. Qua các dẫn
chứng cụ thể cho thấy, tôn giáo có vai trò quan trọng trong việc ổn định trật tự an ninh xã
hội ở Đông Nam Á [146, tr.50-55]. Tác giả khẳng định: “các tôn giáo ngày càng thể hiện
tốt hơn vai trò của mình trong việc góp phần bảo đảm an ninh xã hội với tinh thần chia sẻ
nhân ái và khoan dung. Phương cách tốt nhất là chia sẻ thông tin và hiểu biết lẫn nhau
thông qua đối thoại để tìm ra các giải pháp thích hợp giải quyết bất đồng, tránh sự xung
đột nhằm xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, thịnh vượng và cùng phát triển”[146,
tr.55].
Tìm hiểu về lịch sử tôn giáo Hoa Kỳ, Catherine L.Albanese trong cuốn sách: “Các
tôn giáo và tín ngưỡng ở Mỹ” đã khái quát về tình hình TNTG lục địa Bắc Mỹ. Cuốn sách
cho thấy, mỗi bộ lạc người Indian trên mảnh đất này trước khi người Châu Âu đặt chân đến
đều có tín ngưỡng riêng [157, tr.7-83]. Sau này, người di cư lại mang theo tôn giáo và tín
ngưỡng của mình từ Cựu thế giới đến miền đất mới. Người Châu Âu mang đến đạo Do
Thái, Công giáo La Mã và đạo Tin lành, người Châu Phi và Châu Á mang đến đạo Hồi,
đạo Phật, đạo Hindu cùng nhiều tín ngưỡng khác, góp phần làm cho các TNTG mới phát
triển và tô điểm thêm bức tranh văn hóa phong phú, đa dạng ở lục địa này [157, tr.84-176].
Nghiên cứu của tác giả Lữ Vân qua cuốn sách: “Tôn giáo ở Trung Quốc, 100 câu hỏi
và trả lời”, cho thấy TNTG là vấn đề cá nhân của các công dân Trung Quốc và với việc
loại bỏ các tàn dư của “Cách mạng Văn hóa 1966-1976”, quan niệm chung hiện nay
11


là lợi ích cơ bản của những người theo hoặc không theo một tôn giáo nào là thống nhất trên
cả hai lĩnh vực chính trị và kinh tế. Sách đã giúp độc giả thấy được một số nét cơ bản về
các tôn giáo ở Trung Quốc, lịch sử và hiện trạng, có những lời giải thích về chính sách tôn
giáo của Trung Quốc, quan điểm hiện nay về tôn giáo trong giới học thuật và nhiều vấn đề
khác liên quan tới Công Giáo ở Trung Quốc [173, tr.63-176].
Nghiên cứu của tác giả Ngô Hữu Thảo trong cuốn sách: “Công tác tôn giáo từ quan
điểm Mác - Lênin đến thực tiễn Việt Nam”, đã làm sáng tỏ một số những cơ sở lý luận
quan điểm của duy vật lịch sử về nguồn gốc tôn giáo, quan điểm của C.Mác về vai trò của

tôn giáo; những quan điểm của Ph.Ăngghen về vấn đề tôn giáo qua một số tác phẩm kinh
điển. Theo nghiên cứu tác giả, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Quyền tự do TNTG ở Việt
Nam chỉ có thể được đảm bảo khi gắn liền, hữu cơ với nền độc lâp tự do dân tộc của tổ
quốc; quyền tự do TNTG chỉ được đảm bảo trong mối quan hệ với quá trình cải tạo xã hội
cũ, xây dựng xã hội mới và với khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đảm bảo quyền tự do
TNTG trước hết là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó Đảng và Nhà nước là
nhân tố quan trọng hàng đầu [124, tr.72-73].
Nghiên cứu của tác giả Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ trong cuốn sách: “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về Tôn giáo và công tác tôn giáo” đã góp phần làm sáng tỏ những tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo. Qua nội dung các bài
viết, các tác giả đã làm sáng tỏ hơn về những tư tưởng của Bác về các vấn đề: mối quan hệ
giữa tôn giáo với một số lĩnh vực của đời sống xã hội; những vấn đề phương pháp luận; về
đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo; về mối quan hệ giữa tôn giáo với CNXH; về mối quan
hệ giữa dân tộc với tôn giáo [109, tr.23-171]. Cuốn sách đã cung cấp cho đọc giả góc nhìn
toàn diện, đa chiều, đầy đủ những tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo,
là cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng những quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật
nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo. Đây cũng là những tư liệu quý cho việc vận
dụng vào thực tiễn QLNN đối với các hoạt động tôn giáo ở nước ta.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Dương Quan điểm, đường lối của Đảng về tôn
giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
chung về TNTG; quá trình nhận thức của Đảng về vấn đề tôn giáo, công tác tôn giáo và
chính sách tôn giáo qua các Cương lĩnh, Văn kiện, Nghị quyết của Đảng từ thời kỳ đổi mới
đến nay [62, tr.19-70]. Nghiên cứu của tác giả cũng chỉ ra những đặc điểm cơ bản của các
tổ chức tôn giáo ở nước ta hiện nay [62, tr.71-138].
12


Công trình nghiên cứu của Phạm Hữu Xuyên trong đề tài: “Quan điểm Hồ Chí Minh
về tín ngưỡng, tôn giáo” cho thấy: “theo Hồ Chí Minh tự do tín ngưỡng thực sự chỉ có
được khi đất nước được độc lập. Nói cách khác tự do tín ngưỡng phải gắn với lợi ích của

cả dân tộc, tự do tín ngưỡng không phải để duy trì và biện hộ cho quan hệ thống trị giai
cấp”[155, tr.57] và “Quyền tự do tín ngưỡng là quyền dân chủ, được pháp luật thừa nhận,
cũng như các quyền khác; quyền phải gắn liền với nghĩa vụ và trách nhiệm công
dân”[155, tr.59]. Luận án đã tìm hiểu quan điểm đoàn kết lương giáo; quan điểm ứng xử
khoan dung với tôn giáo và quan điểm đề cao sự tương đồng, tôn trọng sự khác biệt giữa
tôn giáo và chủ nghĩa cộng sản của Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu của tác giả Lưu Ngọc Khải về: “Đảng và Nhà nước đổi mới chính sách
Tôn giáo - Phát huy truyền thống Đại đoàn kết các dân tộc”, đã cho thấy những đổi mới
trong nội dung Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn
giáo được thể hiện qua các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng về tôn giáo và công tác tôn
giáo từ Đại hội VI của Đảng đến nay. Với những đổi mới về quan điểm của Đảng và chính
sách của Nhà nước về TNTG đã đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tôn
giáo và tín đồ theo đạo, để đồng bào, tín đồ, chức sắc tôn giáo hòa hợp cộng đồng, dân tộc
làm tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc [93, tr4-7].
Đánh giá về kết quả 10 năm thực hiện Pháp lệnh TNTG, tác giả Phạm Huy Thông
cho rằng: qua 10 năm tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh TNTG, bên cạnh những điểm
tích cực, còn bộc lộ một số hạn chế như: chưa đề cập đến tư cách pháp nhân của các tổ
chức tôn giáo; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn ghi tên linh mục xứ, quản lý việc
cải tạo, trùng tu cơ sở thờ tự; việc tham gia các công tác xã hội hóa gặp khó khăn do nhà tu
hành không được phép; việc quản lý lễ hội, quyên góp xây dựng cơ sở thờ tự, phân cấp
thẩm quyền công nhận tôn giáo chưa rõ ràng; chưa quy định thẩm quyền giải quyết việc
hòa giải xung đột trong việc tranh chấp đất đai giữa các cơ sở tôn giáo với các đơn vị, tổ
chức, cá nhân bên ngoài…gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội [129, tr.118-122].
Ngoài những công trình kể trên, còn rất nhiều các công trình, bài viết nghiên cứu về
lý luận tôn giáo; đạo đức tôn giáo, quan điểm của Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
tôn giáo; chính sách, pháp luật nhà nước về tôn giáo, công tác tôn giáo,.. những công trình
và bài viết trên là nguồn tư liệu qúy, có giá trị tham khảo trong việc nghiên cứu tôn giáo
nói chung và QLNN về Công giáo nói riêng ở nước ta hiện nay.

13



1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về tôn giáo
Những năm gần đây, nghiên cứu QLNN về tôn giáo đã và đang nhận được sự quan
tâm của các nhà quản lý, nhà khoa học, kết quả nghiên cứu của các học giả đã dần làm
sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tôn giáo và QLNN về tôn giáo, có thể
khái quát qua một số công trình sau:
Nghiên cứu QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay, tác giả Nguyễn
Đức Lữ cho rằng: QLNN về tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng của công tác tôn giáo và
QLNN về tôn giáo là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của
các cơ quan trong hệ thống hành pháp để điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi
hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định pháp luật [105,
tr.291-292]. Nghiên cứu cũng khẳng định, mục tiêu của QLNN đối với hoạt động tôn giáo
nhằm đảm bảo quyền tự do TNTG của nhân dân; phát huy những mặt tích cực, hạn chế
những mặt tiêu cực của tôn giáo; xây dựng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và nhằm tăng
cường vai trò của nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động tôn giáo [105, tr.297].
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra những yêu cầu khách quan của việc QLNN đối với các hoạt
động tôn giáo; chủ thể và khách thể QLNN đối với hoạt động tôn giáo và các nội dung
QLNN đối với các hoạt động tôn giáo [105, tr.292-328].
Nghiên cứu về công tác tôn giáo, tác giả Ngô Hữu Thảo quan niệm: “công tác tôn
giáo là hoạt động của cả hệ thống chính trị trong việc hoạch định và hiện thực hóa các
quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước đối với tôn giáo, nhằm tăng cường
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực chủ yếu cho sự thành công của công cuộc
CNH và HĐH ở nước ta”[124, tr.106]. Theo tác giả, để làm tốt công tác tôn giáo ở nước ta
cần quan tâm đến 3 nội dung đó là: (1) xây dựng, hoạch định đường lối, chủ trương, chính
sách, pháp luật về tôn giáo; (2) tổ chức phương tiện, xây dựng thiết chế phù hợp nhằm đảm
bảo hiện thực hóa đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước; (3) xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo các cấp [124, tr.107-112].
Năm 2012, nghiên cứu về thực trạng các vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, tác giả Nguyễn
Hồng Dương đã đề xuất một số giải pháp về công tác tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn

tới gồm: (1) đổi mới nhận thức về công tác tôn giáo; (2) đổi mới QLNN về tôn giáo; (3)
tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật nhà nước về tôn giáo theo quan điểm của Đảng,
phù hợp với công ước quốc tế; (4) tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo
hiến chương, điều lệ đã được nhà nước công nhận; (5) chủ động, phòng ngừa,
14


×