Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

10 biện pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.15 KB, 4 trang )

10 biện pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm
ngân sách

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế vẫn đang tiếp diễn, các nhà lãnh đạo
công nghệ phải đối mặt với một thách thức không nhỏ là tìm ra cách tốt nhất
để tiết kiệm ngân sách…

Dưới đây là 10 biện pháp có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong
thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay.
1. Giảm bớt nguồn nhân lực
Chúng ta đang trải nghiệm điều này ngay trong chính văn phòng của mình
và thường xuyên đọc về nó trên các phương tiện truyền thông. Biện pháp
này ít nhiều gây đau đớn, và chúng ta không thích nó. Nó ảnh hưởng đến
khả năng đáp ứng các thỏa thuận về dịch vụ/sản phẩm và nhất là không phải
lúc nào việc cắt giảm nhân lực cũng là lựa chọn tốt nhất.
Mặc dù một số người nghĩ rằng đây là thời điểm tốt để “nâng cấp” nguồn tài
nguyên của mình, những nhà quản lý phụ trách tuyển dụng nhận thấy không
dễ tìm ra những nguồn tài nguyên như thế.
Vì thế, dù biện pháp cắt giảm nhân lực có thể giúp tiết kiệm chi phí nhanh
chóng, thì việc tiếp cận và giữ chân được nhân tài chủ chốt được xem là vấn
đề quan trọng nhất để duy trì sự tăng trưởng lâu dài.
2. Chấm dứt mua dung lượng lưu trữ
Có vẻ như đang có tình trạng dư thừa về lưu trữ ở khắp nơi. So với trước
đây, dung lượng lưu trữ đã trở nên rẻ đến nỗi chúng ta không ngừng mua
chúng và không bỏ đi bất kỳ thứ gì.
Phương pháp tiếp cận mới là hãy tống khứ những tập tin và e-mail không
cần thiết, xóa bớt những dữ liệu lưu trữ đã cũ. Trong quá trình này, cần chú
ý đến hiệu năng của máy chủ. Liệu mỗi ứng dụng có thật sự cần đến máy
chủ cho riêng nó? Câu trả lời là không.
3. Tăng cường chi tiêu công nghệ thông tin
Nếu chi tiêu đúng chỗ, bạn có thể tiết kiệm tiền ở một nơi khác vào thời


điểm hiện tại và trong tương lai. Việc chi tiêu vào những công cụ cho phép
cắt giảm ngay một số chi phí nhất định, như chi phí đi lại, có thể nhanh
chóng mang lại hiệu quả. Việc đầu tư vào những công cụ hội thảo chất
lượng cao sẽ giúp nhân viên làm việc và cộng tác có hiệu quả hơn. Khi số
lượng chuyến đi công tác giảm đáng kể và việc sử dụng nguồn tài nguyên
bên ngoài gia tăng, hội thảo từ xa có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi
phí một cách đáng kể.
4. Cải thiện khâu quản lý về công nghệ thông tin
Chiến lược kinh doanh đang thay đổi bởi những thách thức về kinh tế vĩ mô.
Để xác định được mức độ ưu tiên của những sáng kiến kinh doanh cốt lõi,
các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải làm việc cùng nhau để nghiên cứu kỹ
lưỡng những dự án và ưu tiên của mình. Nỗ lực này đang giúp doanh nghiệp
tiết kiệm tiền bạc có hiệu quả hơn, sử dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên và
hiểu rõ hơn về chiến lược kinh doanh của mình.
5. Thương thảo lại với nhà cung cấp
Ai cũng đang nỗ lực để khỏi phải từ bỏ cuộc chơi. Vì thế, mọi người có thể
ngồi vào bàn đàm phán và tìm ra một kịch bản có lợi cho mọi bên liên quan.
Nếu bạn đang hài lòng với những nhà cung cấp của mình, thì đừng tìm cách
cắt giảm số lượng nhà cung cấp để tiết kiệm. Bạn đang làm việc với những
nhà cung cấp khác nhau vì những kỹ năng và dịch vụ họ mang lại cho bạn.
Các nhà cung cấp không nhất thiết thay thế lẫn nhau. Vì thế, trước khi cắt
giảm nhiều nhà cung cấp cùng một lúc, hãy tìm cách làm điều đó với từng
nhà cung cấp một. Việc này có thể mang lại điều tốt nhất cho cả hai bên.
6. Gia công quy trình doanh nghiệp
Hãy thôi làm những gì không phải là lĩnh vực kinh doanh của bạn? Công
việc kinh doanh cốt lõi của bạn là gì ? Hãy xác định nó, bám chặt lấy nó và
đầu tư vào nó. Đối với những công việc bên ngoài lĩnh vực kinh doanh cốt
lõi của bạn, hãy hợp tác với một tổ chức giỏi về những việc ấy hoặc thực
hiện có hiệu quả hơn bạn. Nếu làm đúng, các tổ chức có thể tiết kiệm đáng
kể với hướng đi này.

7. Hợp nhất hệ thống
Việc hợp nhất hệ thống là một điều nên làm vào thời điểm hiện nay do các
thương vụ sáp nhập và mua lại. Ngay cả trước khi có sức ép của tình hình
kinh tế hiện nay, nhiều tổ chức cũng đã bắt đầu quan tâm đến xu hướng hợp
nhất những hệ thống đang ngày càng phát triển theo thời gian.
Ngày càng có nhiều người cân nhắc đến việc hợp nhất những lĩnh vực kinh
doanh, do sự giống nhau, thay vì sự khác biệt, giữa các sản phẩm. Những
sáng kiến này có thể gây tốn kém. Điều cần chú ý là người sử dụng đầu cuối
và nhóm công nghệ có thể gắn bó về mặt tình cảm với hệ thống của họ – một
điều có thể cản trở sự thành công của những sáng kiến nói trên. Dù vậy,
những nỗ lực này cũng được kỳ vọng sẽ mang lại các khoản tiết kiệm trong
tương lai.
8. Cộng tác bên ngoài
Hãy chia sẻ nhân viên hỗ trợ với đơn vị khác ở tầng lầu khác trong cùng tòa
nhà, ở tòa nhà phía bên kia đường và ngay cả đối thủ cạnh tranh của bạn.
Hãy chia sẻ một hệ thống mạng, phòng máy chủ hoặc hệ thống địa nhiệt.
Hãy chia sẻ từ máy in cho đến mối quan hệ với một nhà cung cấp để được
ưu đãi về giá.
9. Ứng dụng nguồn mở
Hãy tự tìm hiểu, trò chuyện với những người và doanh nghiệp nào đang sử
dụng loại ứng dụng nguồn mở mà bạn quan tâm, từ hệ điều hành cho đến
công cụ phát triển ứng dụng, quản lý cơ sở dữ liệu. Nếu thấy khả thi, hãy
mạnh dạn sử dụng những ứng dụng thay thế nói trên.
10. Kiến trúc – hãy làm đúng
SBA (Kiến trúc dựa trên dịch vụ) và SOA (Kiến trúc định hướng dịch vụ)
đúng là đang giúp ích cho các tổ chức. Đây không nhất thiết phải là một
sáng kiến to lớn và tốn kém. Phương pháp SBA/SOA giúp tiết kiệm chi phí
dần dần thông qua những thành phần nhỏ có thể dùng lại. Hãy dành ưu tiên
cho những thành phần, dịch vụ kinh doanh cốt lõi mới thay vì những ứng
dụng không hiệu quả và những hệ thống đòi hỏi việc bảo trì tốn kém.


×