Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

5 tật xấu nhân viên mới thường dính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.68 KB, 8 trang )

5 tật xấu nhân viên mới thường dính

Mới tốt nghiệp, kinh nghiệm thực tế non nớt nhưng lại có tâm lý nhanh
chóng thể hiện mình,“ ngựa non háu đá”… đều làm bạn gánh thất bại nặng nề sau
lần “ra quân” đầu tiên. Những “tật” xấu nhỏ ấy đôi khi lại là vật cản trên con
đường tiến thân đấy.
Dưới đây là 5 tật xấu mà nhân viên thường mắc phải:
1. Tự cao tự đại, cho mình là trên hết
Coi mình như một nhân tài khi vượt qua hàng ngàn đối thủ để được tuyển
dụng vào vị trí hiện tại,
nôn nóng muốn thể hiện khả năng, sự nhiệt tình trong công việc nên lơ là
việc nhỏ, chỉ chăm chăm cho những vấn đề trọng đại. Thậm chí họ tạm “quên”
những người xung quanh, tự cho mình là trung tâm của mọi vấn đề từ đó làm việc
không quy củ, áp đặt theo chủ kiến của riêng mình.
Lời khuyên:
Dù có khả năng thực thụ, tuy nhiên mọi sự đều phải bắt đầu từ
những việc nhỏ nhất, từ đó mới rút kinh nghiệm để thực hiện tốt những nhiệm vụ
lớn lao hơn.
Là nhân viên mới, điều quan trọng và cần thiết là phải hoàn thành tốt những
công việc nhỏ nhất, dễ nhất, đi từ cái cơ bản đến cái phức tạp. Đồng thời dành thời
gian hơn cho việc tìm hiểu về cơ cấu, tình hình của công ty cũng như xây dựng các
mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm thực tế.
2. Tâm lý nhảy việc thất thường
Được tuyển dụng vào vị trí mà bạn cho là chưa phù hợp với năng lực của
mình, hay vì lý do tiền lương, vì ưa sĩ diện, muốn bạn bè phải “lác mắt”… đều là
những nguyên nhân khiến tư tưởng nhảy việc luôn thường trực trong suy nghĩ của
bạn. Biết đâu đó, khi nhảy việc thành công, nhưng vị trí mới, công việc mới, tiền
lương… lại không tốt như bạn tưởng tượng. Lúc ấy bạn mới thấy được cái giá của
sự nông nổi.
Lời khuyên:
Nếu thực sự thấy khả năng của mình còn vươn cao vươn xa


hơn nữa, bạn nên cân nhắc kỹ, dò hỏi tình hình “đối tượng mới” mà bạn muốn
“chinh phục”. Không nên lúc nào cũng thường trực suy nghĩ nhảy việc, bởi điều
đó khiến bạn luôn phải áp lực, không thể chuyên tâm cho công việc. Quan trọng là
bạn phải điều chỉnh tâm lý của mình, tâm lý bạn có ổn định thì công việc mà bạn
chọn mới có thể đồng hành cùng cả cuộc đời bạn.
3. Xả hơi và hưởng thụ
Sau những năm tháng đèn sách vất vả trên ghế nhà trường, tâm lý xả hơi,
hưởng thụ là điều không tránh khỏi ở một số người. Điều đó cũng tốt nếu bạn biết
sắp xếp thời gian hợp lý để xả hơi, vui chơi tạo hứng thú cũng như niềm vui khi
đón chào công việc mới. Nếu chỉ muốn hưởng thụ, bạn sẽ bị chững lại phía sau
mọi người. Những kiến thức nóng hổi bạn học được trong nhà trường sẽ không có
cơ hội để tiếp xúc với thực tiễn, và tất nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, bạn tất
nhiên sẽ là người lạc hậu.
Lời khuyên:
Nên kết hợp làm việc và nghỉ ngơi điều độ, đừng bao giờ có
tâm lý chỉ hưởng thụ mà không cống hiến, không làm việc, bởi đó sẽ là bức tường
rào ngăn cản bước đường công danh, sự nghiệp của bạn.
4. Tâm lý “ngựa non háu đá”
Coi mình là số một, nôn nóng muốn gây ấn tượng tốt, muốn “ghi điểm”
trong mắt đồng nghiệp và sếp nên làm việc theo cảm tính, theo chủ ý cá nhân, cho
mình vào vị trí “độc tôn”, thậm chí kết bè phái, gây lời thị phi để đạt được thành
tích cao trong công việc. Kết quả là, thành công đâu không thấy mà chỉ nhận được
cái nhìn khinh bỉ của đồng nghiệp, ánh mắt đa nghi, thiếu thiện cảm của sếp.
Lời khuyên:
Nên hoàn thành nhiệm vụ được giao theo đúng năng lực và sự
nhiệt huyết của mình. Biết nhận sai, nghe lời phê bình, góp ý của “ các bậc tiền
bối” với thái độ khiêm nhường, hòa nhã. Bình tĩnh và chắc chắn trong xử lý mọi
việc, đừng quá nôn nóng mà làm hỏng việc.
5. Vô kỷ luật, tùy tiện
Tranh thủ thời gian rảnh trong lúc làm việc để gặp bạn bè, buôn chuyện

điện thoại, đi làm muộn, tan ca sớm…đều là những hành động khiến không chỉ
sếp mà cả những đồng nghiệp cũng không lấy gì làm vui vẻ, thậm chí họ còn chỉ
nhìn vào những khuyết điểm để đánh giá về bạn.
Lời khuyên:
Đã đi làm tức là một sinh viên đã trở thành một nhân viên, trở
thành một công dân đích thực, góp phần xây dựng đất nước. Do đó, những thói
quen xấu về giờ giấc, gặp gỡ nói chuyện với bạn bè… cần phải điều chỉnh lại sao
cho phù hợp với yêu cầu nơi công sở. Cần nghiêm khắc hơn với chính mình, có
như vậy người khác mới nghe bạn, con đường tiến thân của bạn mới rộng mở.

×