Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

giao an dao duc lop 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.16 KB, 55 trang )

Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
BÀI 1
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
I.Mục tiêu
HS nhận thức được:
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập
- Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ được mọi người yêu mến
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh
- Học sinh có thái độ và hành vi trong thực trong học tập
II.Đồ dùng dạy học
-SGK Đạo đức 4, tranh ảnh
-Các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
III.Hoạt động trên lớp
Tiết: 1
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Ổn định
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập.
b.Nội dung:
*Hoạt động 1: Xử lý tình huống
- Yêu cầu HS xem và nhận xét tranh trong SGK.
-GV tóm tắt mấy cách giải quyết chính.
a/ Mượn tranh của bạn để đưa cô xem.
b/ Nói dối cô là đã sưu tầm và bỏ quên ở nhà.
c/ Nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp
sau.
GV hỏi:
* Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
-GV chia lớp thành nhóm thảo luận.
-GV kết luận: Cách nhận lỗi và hứa với cô là sẽ
sưu tầm và nộp sau là phù hợp nhất, thể hiện tính


trung thực trong học tập.
*Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
Bài tập 1- SGK trang 4
-GV nêu yêu cầu bài tập.
+Việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học
tập:
a/.Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
b/.Trao đổi với bạn khi học nhóm.
c/.Không làm bài, mượn vở bạn chép.
d/.Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
-HS chuẩn bị.
-HS đọc nội dung tình huống: Long mải
chơi quên sưu tầm tranh cho bài học.
Long có những cách giải quyết như thế
nào?
-HS liệt kê các cách giải quyết của bạn
Long.
-HS thảo luận nhóm.
+Tại sao chọn cách giải quyết đó?
-3 HS đọc ghi nhớ ở SGK trang 3.
-HS trình bày ý kiến
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
e/.Giấu điểm kém, chỉ báo điểm tốt với bố mẹ.
g/.Góp ý cho bạn khi bạn thiếu trung thực trong học
tập.
-GV kết luận:
+Việc b, d, g là trung thực trong học tập.
+Việc a, c, e là thiếu trung thực trong học tập
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
Bài tập 2- SGK trang 4

-GV nêu từng ý trong bài tập.
a/.Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b/.Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c/.Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự
trọng.
-GV kết luận:
+Ý b, c là đúng.
+Ý a là sai.
4.Củng cố - Dặn dò
-Tự liên hệ bài tập 6- SGK trang 4
-Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm. Bài tập 5- SGK
trang 4.
-HS lắng nghe.
-HS lựa chọn theo 3 thái độ: tán thành,
phân vân, không tán thành.
-HS thảo luận nhóm về sự lựa chọn của
mình và giải thích lí do sự lựa chọn.
-Cả lớp trao đổi, bổ sung.
-HS kể các mẫu chuyện, tấm gương về
trung thực trong học tập.
Tiết: 2
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Bài tập 3- SGK trang 4
-GV chia lớp thành 3 nhóm:
̣Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu không làm được bài
kiểm tra?
̣Nhóm 2: Em sẽ làm gì nếu bị điểm kém mà cô giáo
ghi nhằm là điểm giỏi?
̣Nhóm 3: Em làm gì nếu trong giờ kiểm tra bạn bên

cạnh không làm được bài và cầu cứu em?
-GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình
huống:
a/. Chịu nhận điểm kém và cố gắng học để gỡ điểm
lại.
b/. Báo cho cô biết để sữa điểm lại cho đúng.
c/. Nói cho bạn biết là làm vậy là không trung thực
trong học tập.
*Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
Bài tập 4- SGK trang 4
-GV yêu cầu một vài HS sưu tầm được mẫu
chuyện, tấm gương và trung thực trong học tập lên
trình bày.
-GV kết luận:
Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Cả lớp góp ý trao đổi.
-HS kể trước lớp.
-Cả lớp cho ý kiến, những suy nghĩ về
mẫu chuyện vừa nghe.
-Đại diện HS trình bày ý kiến, suy nghĩ
của mình trước lớp.
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các
bạn đó.
*Hoạt động 3: Trình bày tiểu phẩm (Bài tập 5-
SGK trang 4)
-GV mời 1, 2 nhóm lên trình bày tiểu phẩm đã
được chuẩn bị

- GV cho cả lớp thảo luận chung:
+Em có suy nghĩ về tiểu phẩm vừa xem?
+Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động
như vậy không? Vì sao?
-GV nhận xét, kết luận:
Mọi việc làm không trung thực đều là tính xấu, có
khi còn có hại cho bản thân mình, và không được
mọi người yêu mến, các em cần tránh.
4.Củng cố - Dặn dò:
- HS nêu lại ghi nhớ chung.
-Thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở
bạn bè cùng thực hiện.
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
-HS cả lớp thảo luận và đại diện trả lời.
-HS nghe và thực hành làm bài tập trong
Vở bài tập.
-2 HS nêu.
-HS cả lớp thực hiện.
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
BÀI 2
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP

I.Mục tiêu
Giúp HS:
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em mau tiến bộ.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
II.Đồ dùng dạy học
-SGK Đạo đức 4.

-Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III.Hoạt động trên lớp
Tiết: 1
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Ổn định
2.KTBC:
-GV nêu yêu cầu kiểm tra:
+Kể một mẩu chuyện, tấm gương về trung thực
trong học tập.
-GV nhận xét, đánh giá
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Vượt khó trong học tập”
b.Nội dung:
*Hoạt động 1: Kể chuyện một học sinh nghèo vượt
khó.
-GV giới thiệu: Trong cuộc sống thường xảy ra
những rủi ro, chúng ta cũng có thể rơi vào những
hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta có thể làm gì để vượt
lên số phận?
Truyện “Một học sinh nghèo vượt khó” trong SGK
kể về trường hợp bạn Thảo. Chúng ta hãy cùng nhau
xem bạn Thảo gặp những khó khăn gì và đã vượt qua
như thế nào?
-GV kể chuyện.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Câu 1 và 2- SGK
trang 6)
-GV chia lớp thành 2 nhóm.
̣Nhóm 1: Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và
trong cuộc sống hằng ngày?
̣Nhóm 2: Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng

cách nào Thảo vẫn học tốt?
-GV ghi tóm tắt các ý trên bảng.
-GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn
trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết
cách khắc phục, vượt qua, vượt lên học giỏi. Chúng
ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
- 2-3 HS kể

-HS nhắc lại.
-HS lắng nghe.
-Cả lớp nghe.1-2 HS tóm tắt lại câu
chuyện.
-Các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm
trình bày ý kiến.
-Cả lớp trao đổi, bổ sung.
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
*Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm đôi (Câu 3-
SGK trang 6)
-GV nêu yêu cầu câu 3:
+Nếu ở trong cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ
làm gì?
-GV ghi tóm tắt lên bảng
-GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
*Hoạt động 4: Làm việc cá nhân (Bài tập 1- SGK
trang 7).
-GV nêu từng ý trong bài tập 1: Khi gặp bài tập
khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao?
a/. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.
b/. Nhờ bạn giảng giải để tự làm.
c/. Chép luôn bài của bạn.

d/. Nhờ người khác làm bài hộ.
đ/. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.
e/. Bỏ không làm.
-GV kết luận: Cách a, b, d là những cách giải
quyết tích cực.
-GV hỏi:
Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được
điều gì?
4.Củng cố - Dặn dò:
-Chuẩn bị bài tập 2- 3 trong SGK trang 7.
-Thực hiện các hoạt động:
+Cố gắng thực hiện những biện pháp đã đề ra để
vượt khó khăn trong học tập.
+Tìm hiểu, động viên, giúp đỡ khi bạn gặp khó
khăn trong học tập.
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
-Đại diện từng nhóm trình bày cách giải
quyết.
-HS làm bài tập 1
-HS nêu cách sẽ chọn và giải quyết lí do.
-HS phát biểu
-1- 2 HS câu ghi nhớ trong SGK/6
-Cả lớp chuẩn bị.
-HS cả lớp thực hành.
Tiết: 2
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Bài tập 2-SGK
trang 7, Bài tập 3-VBT trang 6)
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm:
+Yêu cầu HS đọc tình huống trong bài tập 4- SGK

-GV giảng giải những ý kiến mà HS thắc mắc.
-GV kết luận: Trước khó khăn của bạn Nam, bạn
có thể phải nghỉ học, chúng ta cần phải giúp đỡ bạn
bằng nhiều cách khác nhau. Vì vậy mỗi bản thân
chúng ta cần phải cố gắng khắc phục vượt qua khó
khăn trong học tập, đồng thời giúp đỡ các bạn khác
để cùng vượt qua khó khăn.
+ Yêu cầu HS làm bài tập 3 trong VBT
+GV chốt lại các cách xử lý hay
*Hoạt động 2: Trình bày ý kiến và Làm việc nhóm
đôi (Bài tập 3-SGK và Bài tập 4-VBT)
Lần lượt nêu các ý kiến:
a)Nhà giàu thì không cần vượt khó trong học tập
-Các nhóm thảo luận
+HS nêu cách giải quyết.
-Một số HS trình bày những khó khăn và
biện pháp khắc phục.
-HS lắng nghe.
+3 HS lần lượt đọc các tình huống
+ Các nhóm thảo luận
+Đại diện các nhóm trình bày
+HS đưa thẻ bày tỏ ý kiến
+Vài HS giải thích ý kiến
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
b)Vượt khó trong học tập là một cách giúp đỡ bố mẹ
c) Khi gặp khó khăn trong học tập, phải biết cố gắng
vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học
sinh.
GV chốt lại:
+Không tán thành: a)

+ Tán thành: b), c)
Tự liên hệ và trao đổi với các bạn về việc em đã vượt
khó trong học tập
-GV cho HS trình bày trước lớp.
-GV kết luận và khen thưởng những HS đã biết
vượt qua khó khăn học tập.
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (bài tập 4-SGK/ 7)
-GV nêu và giải thích yêu cầu bài tập:
+Nêu một số khó khăn mà em có thể gặp phải
trong học tập và những biện pháp để khắc phục
những khó khăn đó theo mẫu- GV đưa bảng phụ có
kẻ sẵn như SGK.
-GV ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng.
-GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những
biện pháp khắc phục những khó khăn đã đề ra để học
tốt.
4.Củng cố - Dặn dò:
-HS nêu lại ghi nhớ ở SGK trang 6
-Thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó
khăn trong học tập; động viên, giúp đỡ các bạn gặp
khó khăn trong học tập.
-HS thảo luận.
-HS trình bày.
-HS lắng nghe.
-HS nêu 1 số khó khăn và những biện
pháp khắc phục.
-Cả lớp trao đổi, nhận xét.
-HS cả lớp thực hành.
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
BÀI 3

BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN
I.Mục tiêu
Giúp HS:
- Biết được trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản than và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
II.Đồ dùng dạy học
- SGK, VBT Đạo đức lớp 4
- Các tranh ảnh, mẫu chuyện liên quan.
III.Hoạt động trên lớp
Tiết: 1
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp
2.KTBC
-GV nêu yêu cầu kiểm tra:
+Giải quyết tình huống bài tập 4. (SGK/7)
“Nhà Nam rất nghèo, bố Nam bị tai nạn
nằm điều trị ở bệnh viện. Nếu em là bạn
Nam, em sẽ làm gì? Vì sao? chúng ta sẽ làm
gì để giúp đỡ bạn Nam tiếp tục đi học.”
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Biết bày tỏ ý kiến.
b.Nội dung:
*Khởi động: Trò chơi “Diễn tả”-Nhận xét
tranh VBT (trang 8)
-GV nêu cách chơi: GV chia HS thành 4- 6
nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 đồ vật hoặc 1
bức tranh. Mỗi nhóm ngồi thành 1 vòng tròn
và lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm
đồ vật hoặc bức tranh quan sát, vừa nêu
nhận xét về đồ vật, bức tranh đó.

-GV kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến
nhận xét khác nhau về cùng một sự vật.
-Yêu cầu HS quan sát và nhận xét tranh
VBT (trang 8)
- GV kết luận: Tranh vẽ các bạn trong lớp
đang đưa tay phát biểu ý kiến, cô giáo rất
vui và ủng hộ các bạn bày tỏ ý kiến của
mình
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Tình
huống-Câu hỏi)
-GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm
vụ cho mỗi nhóm thảo luận các tình huống
trong SGK.
-Một số HS thực hiện yêu cầu.
-HS nhận xét.
-HS nhắc lại.
-HS thảo luận:
+Ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có
giống nhau không?
-HS nêu nhận xét
a) Tranh vẽ gì?
b) Việc làm của các bạn trong tranh thể hiện điều
gì?
c) Thái độ của cô giáo như thế nào trước mong
muốn bày tỏ ý kiến của các bạn
-HS thảo luận nhóm.
̣Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu em được phân công
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như




-GV nêu yêu cầu câu 2:
+Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được
bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan
đến bản thân em, đến lớp em?
-GV kết luận:
+Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để
mọi người xung quanh hiểu về khả năng,
nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều
đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người.
Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi
người có thể sẽ không hỏi và đưa ra những
quyết định không phù hợp với nhu cầu,
mong muốn của em nói riêng và của trẻ em
nói chung.
+Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý
kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình.
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi
(Bài tập 1- SGK/9)
-GV nêu cầu bài tập 1:
Nhận xét về những hành vi, vệc làm của
từng bạn trong mỗi trường hợp sau:
+Bạn Dung rất thích múa, hát. Vì vậy bạn
đã ghi tên tham gia vào đội văn nghệ của
lớp.
+Để chuẩn bị cho mỗi buổi liên hoan lớp,
các bạn phân công Hồng mang khăn trải
bàn, Hồng rất lo lắng vì nhà mình không có
khăn nhưng lại ngại không dám nói.
+Khánh đòi bố mẹ mua cho một chiếc cặp

mới và nói sẽ không đi học nếu không có
cặp mới.
-GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là
đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn,
nguyện vọng của mình. Còn việc làm của
bạn Hồng và Khánh là không đúng.
*Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2-
SGK/10)
-GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập
2 (SGK/10)
a) Trẻ em có quyền mong muốn, có ý kiến
riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em
làm 1 việc không phù hợp với khả năng?
Nhóm 2: Em sẽ làm gì khi bị cô giáo hiểu lầm và
phê bình?
̣Nhóm 3: Em sẽ làm gì khi em muốn chủ nhật này
được bố mẹ cho đi xem xiếc?
̣Nhóm 4: Em sẽ làm gì khi muốn được tham gia
vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường?
-Đại diện từng nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Cả lớp thảo luận.
- Vài HS trình bày ý kiến.
-HS làm bài vào VBT-Bài tập 2
-HS từng nhóm đôi thảo luận và chọn ý đúng.
-HS trình bày, giải thích từng trường hợp
-HS bày tỏ ý kiến qua các thẻ màu (đã quy ước)
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
b) Cách chia sẻ, bày tỏ ý kiến phải rõ ràng
và tôn trọng người nghe.

c) Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến
của người khác.
d) Người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ
em.
đ) Mọi ý muốn của trẻ em đều phải được
thực hiện
-GV yêu cầu HS giải thích lí do.
-GV kết luận:
Các ý kiến a, b, c, d là đúng. Ý kiến đ là
sai vì trẻ em còn nhỏ tuổi nên mong muốn
của các em nhiều khi lại không có lợi cho
sự phát triển của chính các em hoặc không
phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình,
của đất nước.
4.Củng cố - Dặn dò
Em hãy viết, vẽ, kể chuyện hoặc cùng các
bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về
quyền được tham gia ý kiến của trẻ em.
-HS giải thích.
HS thực hiện
Tiết: 2
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Trưng bày sản phẩm
-GV cho HS trình bày các bài viết, tranh vẽ
(Bài tập 4- SGK/10)
-GV kết luận chung:
+Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý
kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ
em.
+Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng.

Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em
cũng phải được thực hiện mà chỉ có những
ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của
gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát
triển của trẻ em.
+Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn
trọng ý kiến của người khác.
*Hoạt động 2: “Trò chơi phóng viên” (Bài
tập 3-SGK, bài tập 5-VBT)
Cách chơi: GV cho một số HS xung phong
đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn
trong lớp theo các câu hỏi trong bài tập 3-
SGK/10.
+Tình hình vệ sinh của lớp em, trường
em.
+Nội dung sinh hoạt của lớp em, chi đội
em.
+Những hoạt động em muốn được tham
-HS trưng bày sản phẩm, trình bày ý nghĩa sản
phẩm của mình
-Lớp nhận xét, bình chọn sản phẩm yêu thích.
-Một số HS xung phong đóng vai các phóng viên
và phỏng vấn các bạn.
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
gia, những công việc em muốn được nhận
làm.
+Địa điểm em muốn được đi tham quan,
du lịch.
+Dự định của em trong hè này
+Bạn giới thiệu một bài hát, bài thơ mà

bạn ưa thích.
+Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
+Sở thích của bạn hiện nay là gì?
+Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?
-GV kết luận:
Mỗi người đều có quyền có những suy
nghĩ riêng mà có quyền bày tỏ ý kiến của
mình.
*Hoạt động 3: HS làm bài tập 3, 4VBT
-GV treo tranh BT3, yêu cầu HS thảo luận
nhóm đôi cách bày tỏ ý kiến của các bạn
trong mỗi tranh có phù hợp không.
-GV chốt lại: Cách bày tỏ ý kiến của các bạn
trong tranh 2, 4 là phù hợp còn tranh 1, 3
chưa thể hiện sự tôn trọng, lễ độ đối với
người nghe.
-Yêu cầu HS tự làm BT4
4.Củng cố - Dặn dò
-HS thảo luận nhóm về các vấn đề cần giải
quyết ở tổ, của lớp, của trường.
-Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về
những vấn đề có liên quan đến bản thân em,
đến gia đình em.
-Về chuẩn bị bài tiết sau.
-HS thảo luận
-Đại diện các nhóm trình bày, giải thích
-HS cả lớp thực hiện.
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
BÀI 4
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA

I.Mục tiêu:
Giúp HS:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước… trong cuộc sống hằng ngày.
II.Đồ dùng dạy học:
- SGK, VBT Đạo đức lớp 4
- Các tranh ảnh, mẫu chuyện liên quan.
III.Hoạt động trên lớp:
Tiết:1
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Ổn định
2.KTBC
-GV nêu yêu cầu kiểm tra:
+Nêu phần ghi nhớ của bài “Biết bày tỏ ý kiến”
+Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý
kiến về những việc có liên quan đến bản thân em?
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: GV kể cho HS nghe mẫu chuyện
về tiết kiệm tiền của
Nội dung:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (các thông tin
trang 11- SGK, đặt tên tranh BT1-VBT)
-GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm
đọc và thảo luận các thông tin trong SGK/11
+Ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan có biển
thông báo: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”.
+Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết,
không để thừa thức ăn.
+Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm

trong sinh hoạt hằng ngày.
Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc các thông tin
trên?
Theo em, có phải do nghèo nên mới phải tiết
kiệm không?
Em hãy đặt tên 2 tranh trong bài tập 1/VBT
-GV kết luận:
Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của
con người văn minh, xã hội văn minh.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (Bài tập 1-
SGK/12)
-GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1.
Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về
các ý kiến dưới đây (Tán thành, phân vân hoặc
-HS thực hiện yêu cầu.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
- Nhiều HS lần lượt nêu tên 2 tranh
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
không tán thanh … )
 Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.
 Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn.
 Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một
cách hợp lí, có hiệu quả.
Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.
-GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của
mình.
-GV kết luận:
+Các ý kiến c, d là đúng.
+Các ý kiến a, b là sai.

Hoạt động 3: Thảo luận chung (Bài tập 3-
SGK/12)
Em hãy giúp bạn Hà chọn cách giải quyết phù
hợp :
a) Bỏ ngay hộp màu cũ, dùng hộp mới.
b) Dùng cả hai hộp một lúc.
c) Mang cho hộp cũ, dùng hộp mới.
d) Cất hộp mới để dành, dùng nốt hộp màu cũ.
-GV kết luận: Chúng ta cũng có thể có thể cho
lại bạn nghèo hộp cũ, còn mình dùng hộp mới. Để
tiết kiệm tiền thì các em nên chọn cách thứ tư là
phù hợp nhất.
4. Củng cố - Dặn dò
-Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền
của (Bài tập 6- SGK/13)
-Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân
(Bài tập 7 –SGK/13)
-Chuẩn bị bài tiết sau.
-HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu
màu theo quy ước .
-HS chọn cách phù hợp, nhiều HS trình bày
Tiết: 2
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. (Bài tập 4-
SGK/13, bài tập 5-VBT)
-GV nêu yêu cầu bài tập 4:
Những việc làm nào trong các việc dưới đây là tiết
kiệm tiền của?
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi.

Vẽ bậy, bôi bẩn ra sách vở, bàn ghế, tường lớp
học.
Xé sách vở.
Làm mất sách vở, đồ dùng học tập.
Vứt sách vở, đồ dùng, đồ chơi bừa bãi.
Không xin tiền ăn quà vặt
Ăn hết suất cơm của mình.
Quên khóa vòi nước.
Tắt điện khi ra khỏi phòng.
-GV mời 1 số HS chữa bài tập và giải thích.
-GV kết luận:
-HS làm bài tập 4.
-Cả lớp trao đổi và nhận xét, làm bài vào VBT,
trang 14
-HS nhận xét, bổ sung.
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
+Các việc làm a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của.
+Các việc làm c, d, đ, e, i là lãng phí tiền của.
-GV nhận xét, khen thưởng HS đã biết tiết kiệm
tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện tiết
kiệm tiền của trong sinh hoạt hằng ngày.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và xử lí các tình
huống (Bài tập 5- SGK/13)
-GV chia 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho hai nhóm
thảo luận và xử lí 1 tình huống trong bài tập 5.
Nhóm 1,2: Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy
gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải thích thế nào?
Nhóm 3,4: Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ
chơi mới trong khi đã có quá nhiều đồ chơi. Tâm sẽ
nói gì với em?

Nhóm 5,6: Cường nhìn thấy bạn Hà lấy vở mới
ra dùng trong khi vở đang dùng vẫn còn nhiều giấy
trắng. Cường sẽ nói gì với Hà?
-GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi
tình huống.
-GV kết luận chung: Tiền bạc, của cải là mồ hôi,
công sức của bao người lao động. Vì vậy, chúng ta
cần phải tiết kiệm, không được sử dụng tiền của
lãng phí.
-GV cho HS đọc ghi nhớ.
-Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập còn lại trong
VBT
4.Củng cố - Dặn dò
-Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng,
đồ chơi, điện, nước trong cuộc sống hằng ngày.
-Chuẩn bị bài tiết sau: “Tiết kiệm thời giờ”
-Các nhóm thảo luận và nêu cách xử lí của
nhóm mình.
-3 nhóm lên trình bày.
- Cả lớp nhận xét bổ sung:
+Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có
cách ứng xử nào khác không? Vì sao?
+Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
- 3 HS đọc to phần ghi nhớ- SGK/12
- Làm các bài tập trong VBT
-HS nêu dự định sẽ tiết kiệm sách vở, đồ dùng,
đồ chơi (BT7-SGK, BT6-VBT)
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
BÀI 5
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ

I.Mục tiêu
-Học xong bài này, HS có khả năng:
+Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
+Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
+Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách hợp lý.
II.Đồ dùng dạy học
-SGK Đạo đức 4
-Các câu truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
-Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và vàng.
III.Hoạt động trên lớp Tiết 1
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Ổn định
2.KTBC
-GV nêu yêu cầu kiểm tra: liên hệ thực tế những việc
cần làm để tiết kiệm cho gia đình
-GV nhận xét
3.Bài mới
a.Giới thiệu bài: “Tiết kiệm thời giờ”
b.Nội dung
*Hoạt động 1: Kể chuyện “Một phút” SGK/14
-GV yêu cầu HS sắm vai đọc câu chuyện “Một phút”
-GV yêu cầu HS thảo luận theo 3 câu hỏi:
+Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
+Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a trong cuộc thi trượt
tuyết?
+Sau chuyện đó, Mi-chi-a đã hiểu ra điều gì?
-GV kết luận: Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta phải
tiết kiệm thời giờ.
*Hoạt động 2: Xử lí tình huống: (BT2-SGK, BT1-
VBT)

-GV chia 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo
luận về một tình huống.
Nhóm 1, 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu HS đến phòng thi
muộn.
Nhóm 3, 4: Nếu hành khách đến muộn giờ tàu, máy
bay thì điều gì sẽ xảy ra?
-Hát.
-3 HS thực hiện.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS thảo luận.
-3 HS trả lời
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Cả lớp trao đổi, thảo luận:
-Đại diện nhóm trình bày
+HS đến phòng thi muộn có thể không
được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết
quả bài thi.
+Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu,
nhỡ máy bay.
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
Nhóm 5, 6: Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh được
đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm?
-GV kết luận: Nếu ta không biết trân trọng thời giờ thì
sẽ gây ra những hậu quả rất đáng tiếc.
-Yêu cầu HS rút ra bài học ghi nhớ
*Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (BT3-SGK/16, BT3, 4-
VBT/16)
-GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 3
Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và bày tỏ
thái độ về các ý kiến sau (Tán thành, phân vân hoặc

không tán thành)
a. Thời giờ là thứ ai cũng có, chẳng mất tiền mua nên
không cần tiết kiệm.
b. Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày, không làm việc
gì khác.
c. Tiết kiệm thời giờ là tranh thủ làm nhiều việc trong
cùng 1 lúc.
d. Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp
lí, có hiệu quả.
-GV kết luận:
+Ý kiến d là đúng.
+Các ý kiến a, b, c là sai
-Yêu cầu HS làm BT3, 4-VBT/1
4.Củng cố - Dặn dò (BT4-SGK)
Yêu cầu HS liên hệ bản thân: Em đã biết tiết kiệm thời
giờ chưa? Hãy trao đổi với bạn bên cạnh 1 số việc cụ
thể mà em đã làm để tiết kiệm thời giờ.
+Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp
cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính
mạng
-HS làm bài VBT (Bài 1-VBT trang 15)
-Vài HS đọc ghi nhớ trong SGK trang 15
-HS bày tỏ thái độ theo các phiếu màu theo
quy ước
-HS giải thích về lí do lựa chọn của mình
-HS tự làm bài
-HS cả lớp thực hiện
Tiết 2
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm BT2-VBT/15

a. Sáng nào Nam cũng tự thức dậy, tự mình làm vệ sinh
nhân và đi học, không cần ai nhắc nhở.
b. Lâm có thời gian biểu quy định rõ giờ học, giờ chơi,
giờ làm việc và bạn luôn thực hiện đúng.
c. Khi đi chăn trâu, Thành thường vừa ngồi trên lưng
trâu, vừa tranh thủ học bài.
d. Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc
-HS thảo luận nhóm 4, đánh dấu + vào ô
thích hợp, tự giải thích trong nhóm
-Đại diện các nhóm trình bày, giải thích về
lí do lựa chọn của mình
- Lớp nhận xét
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
xem ti vi.
đ. Chiều nào Quang cũng đi đá bóng. Tối về bạn lại
xem ti vi, đến khuya mới lấy sách vở ra học bài.
-GV kết luận:
+Ý kiến a, b, c là đúng
+Các ý kiến d, đ là sai
*Hoạt động 2: Lập thời gian biểu (BT6-SGK, BT5-
VBT)
-GV nêu yêu cầu: Em hãy lập thời gian biểu và trao đổi
với các bạn trong nhóm về thời gian biểu của mình.
-GV gọi một vài HS trình bày trước lớp.
-GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng,
tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng
phí thời giờ.
*Hoạt động 3: (BT5-SGK)
-GV nêu yêu cầu: Em hãy kể cho các bạn nghe về một
tấm gương biết tiết kiệm thời giờ.

-GV tuyên dương các bạn kể được những câu chuyện
hay, phù hợp chủ đề
4.Củng cố - Dặn dò
-Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng
ngày.
-Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân.
-Chuẩn bị bài cho tiết sau.
-HS thực hiện (làm vào VBT/17)
- Nhiều HS trình bày trước lớp
-HS xung phong kể chuyện
-Lớp lắng nghe, nêu những điều mình học
được từ câu chuyện của các bạn
-HS thảo luận theo nhóm đôi về việc bản
thân đã sử dụng thời giờ của bản thân và
dự kiến thời gian biểu trong thời gian tới.
-HS trình bày.

Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
- Giúp học sinh nhớ lại một số kiến thức đã học.
- Biết vận dụng các hành vi vào cuộc sống thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hệ thống câu hỏi ôn tập.
- Một số tình huống cho học sinh thực hành xử lí tình huống.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ.
-GV nêu yêu cầu kiểm tra: Em đã thực hiện được

những việc gì để tiết kiệm thời giờ trong học tập
và trong sinh hoạt hằng ngày?
-GV nhận xét
3. Bài mới
 Ôn tập những kiến thức đã học.
+ Hãy nêu các bài đạo đức đã học.
GV ghi bảng:
Bài 1: Trung thực trong học tập
Bài 2: Vượt khó trong học tập
Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến
Bài 4: Tiết kiệm tiền của
Bài 5: Tiết kiệm thời giờ
+ Tại sao ta phải trung thực trong học tập?
+ Nêu một số hành vi biểu hiện tính trung thực
trong học tập?
+ Khi gặp khó khăn trong học tập ta phải làm gì?
+ Vượt khó trong học tập giứp ta điều gì?
+ Trong đời sống hàng ngày và trong học tập, trẻ
em có được quyền gì?
+ Ta cần bày tỏ ý kiến với thái độ như thế nào?
+ Tại sao ta phải quý trọng tiền của?
+ Nêu câu tục ngữ nói về việc tiết kiệm tiền của?
+ Tại sao ta phải quý trọng thời giờ?
+ Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
- Hát
- Bài “Tiết kiệm thời giờ” (Tiết 2)
-3 HS trình bày
-Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại các tựa bài
- HS trình bày trước lớp

-Lớp nhận xét bổ sung.
+Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự
trọng.
+Không nói dối, không quay cóp, không chép
bài của bạn, không nhắc bài cho bạn trong
giờ kiểm tra.
+Phải tìm cách khắc phục hoặc nhờ sự giúp
đỡ của người khác nhưng không dựa dẫm vào
người khác.
+Giúp ta tự tin hơn trong học tập và được
mọi người yêu quý.
+Mỗi trẻ em có quyền mong muốn, có ý kiến
riêng về những việc có liên quan đến trẻ em.
+Cần có thái độ rõ ràng, lễ độ và tôn trọng ý
kiến của người khác.
+Vì tiền bạc, của cải là mồ hôi, công sức của
bao người lao động.
+Ở đây một hạt cơm rơi.
Ngoài kia bao giọt mồ hôi xuống đồng.
+Vì thời giờ là thứ quý nhất, khi nó trôi đi thì
không bao giờ trở lại.
+Giúp ta tiết kiệm được công sức, tiền của
dùng vào việc khác khi cần hơn.
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
+Em hãy nêu một số biểu hiện của tiết kiệm thời
giờ, tiền của.
 HS làm phiếu học tập
+ Có thời gian biểu quy định rõ giờ học, giờ
chơi, giờ làm việc và luôn thực hiện đúng.
+ Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, quần áo,

đồ dùng, đồ chơi, không xin tiền ăn quà vặt,
ăn hết suất cơm của mình, tắt điện khi ra khỏi
phòng.
* Tình huống 1: Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào các ý sau:
 Nếu bạn chưa hiểu bài, em giảng lại bài cho bạn hiểu.
 Em mượn vở của bạn và chép một số bài tập khó mà bạn đã làm.
 Em quên chưa làm hết bài, em nhận lỗi với cô giáo.
* Tình huống 2: đánh dấu X vào các ý đúng trong cá ý sau:
 Thời giờ là cái quý nhất.
 Thời giờ ai cũng có, do đó không cần tiết kiệm.
 Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp lí.
 Bạn Tuấn xé giấy ở vở để gấp đồ chơi.
 Khi bày tỏ ý kiến cần giận hờn để bố mẹ cho mới thôi.
 Khi bày tỏ ý kiến phải lễ phép, nhẹ nhàng và tôn trọng ý kiến của người lớn.
4. Củng cố – Dặn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung vừa ôn tập.
- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị trước bài “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”.
- GV nhận xét giờ học.
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
BÀI 6
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ
I.Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành,
nuôi dạy mình.
- Thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng
ngày ở gia đình.
II.Đồ dùng dạy học
-SGK, VBT Đạo đức lớp 4
-Các câu truyện, tấm gương về hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

-Tranh ảnh liên quan nội dung bài.
III.Hoạt động trên lớp
Tiết: 1
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Ổn định
2.Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
* Khởi động : Hát tập thể bài “Cho con”
-GV hỏi HS về cảm nghĩ gì về tình thương yêu,
che chở của cha mẹ đối với mình.
*Hoạt động 1: Kể chuyện “Phần thưởng”
-GV yêu cầu HS sắm vai đọc câu chuyện “Phần
thưởng”
-GV yêu cầu HS thảo luận theo 2 câu hỏi:
Vì sao em lại tặng “bà” gói bánh ngon em vừa
được thưởng?
 “Bà” cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa
cháu đối với mình?
-GV kết luận: Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà,
Hưng là một đứa cháu hiếu thảo.
-Yêu cầu HS rút ra bài học ghi nhớ
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm(BT1- SGK/18)
-GV nêu yêu cầu của bài tập 1: Cách ứng xử của
các bạn trong các tình huống sau là đúng hay sai?
Vì sao?
a.Mẹ mệt, bố đi làm mãi chưa về. Sinh vùng
vằng, bực bội vì chẳng có ai đưa Sinh đến nhà
bạn dự sinh nhật.
b.Hôm nào đi làm về, mẹ cũng thấy Loan đã

chuẩn bị sẵn chậu nước, khăn mặt để mẹ rửa cho
mát. Loan còn nhanh nhảu giúp mẹ mang túi vào
nhà.
-HS nêu cảm nghĩ
-Đại diện lớp trình bày, giải thích
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-Vài HS đọc ghi nhớ trong SGK trang 18
-Cả lớp thảo luận trong nhóm (4 nhóm), nhận
xét về cách ứng xử.
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
c.Bố Hoàng vừa đi làm về, rất mệt. Hoàng chạy
ra tận cửa đón và hỏi ngay: “Bố có nhớ mua
truyện tranh cho con không?”
d.Ông nội của Hoài rất thích chơi cây cảnh, Hoài
đến nhà bạn mượn sách, thấy ngoài vườn nhà bạn
có đám hoa lạ, liền xin bạn một nhánh mang về
cho ông trồng.
đ.Sau giờ học nhóm, Nhâm và bạn Minh đang
đùa với nhau. Chợt nghe tiếng bà ngoại ho ở
phòng bên, Nhâm vội chạy sang vuốt ngực cho
bà.
-GV mời đại diện các nhóm trình bày.
-GV kết luận:
+Việc làm của các bạn Loan (Tình huống b);
Hoài (Tình huống d), Nhâm (Tình huống đ) thể
hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
+Việc làm của bạn Sinh (Tình huống a) và bạn
Hoàng (Tình huống c) là chưa quan tâm đến ông
bà, cha mẹ.
*Hoạt động 3: Xem tranh (BT2-SGK/19,

VBT/18)
-GV treo 5 tranh (SGK/19) (VBT/18) được
phóng to, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy đặt
tên cho các tranh (SGK/19) (VBT/18) và nhận
xét về việc làm của bạn nhỏ trong tranh.
-GV khen các nhóm HS đặt tên tranh phù hợp
GV kết luận chung:
+Việc làm của bạn nhỏ (Tranh 1-SGK) là chưa
quan tâm, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
+Việc làm của bạn nhỏ ở các tranh còn lại thể
hiện sự quan tâm, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
như: chăm sóc khi mẹ bị ốm, giúp mẹ nhổ tóc
bạc, học tốt để mẹ vui lòng, đọc báo cho ông
nghe.
-Đại diện các nhóm trình bày, giải thích
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Thảo luận theo nhóm 4, ghi nội dung vào
VBT
-Đại diện 5 nhóm trình bày trước lớp, nêu nội
dung nhận xét, giải thích tên tranh
-Các nhóm khác trao đổi, trả lời
4.Củng cố - Dặn dò
Chuẩn bị bài tập 5- 6 (SGK/20) làm vào VBT: sưu tầm truyện, thơ, bài hát, các câu ca dao, tục
ngữ nói về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ hay viết, vẽ hoặc kể chuyện về chủ đề trên.
Tiết: 2
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Đóng vai bài tập 3- SGK/19
-GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng
nhóm
Nhóm 1: Thảo luận, đóng vai theo tình huống

tranh 1.
-Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
-Các nhóm lên đóng vai.
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
Nhóm 2: Thảo luận và đóng vai theo tình
huống tranh 2.
-GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan
tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà
già yếu, ốm đau.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4(BT4-
SGK/20, BT3-VBT/19)
-GV nêu yêu cầu: Hãy trao đổi với các bạn trong
nhóm về những việc đã làm và sẽ làm để thể hiện
lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong các tình
huống sau:
+ Khi thời tiết thay đổi, bà hay bị đau lưng
+ Mắt ông bị kém không thể đọc báo được
+ Cha mẹ vừa đi làm về
+ Cha mẹ đang bận việc
+ Ông bà hoặc cha mẹ bị ốm
+ Ông bà đã già yếu.
-GV khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà,
cha mẹ và nhắc nhở các HS khác học tập các bạn.
*Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các sáng
tác hoặc tư liệu sưu tầm được(BT5,6- SGK/20)
-GV yêu cầu HS trình bày trước lớp các tác phẩm
đã sáng tác hoặc sưu tầm được
-GV kết luận: Ông bà, cha mẹ đã có công sinh
thành, nuôi dạy chúng ta nên người, con cháu
phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

-Thảo luận và nhận xét về cách ứng xử (Cả
lớp).
-Phỏng vấn các bạn đóng vai cháu về cách ứng
xử, các bạn đóng vai ông bà về cảm xúc khi
nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
-HS trình bày cả lớp trao đổi,
-HS ghi vào VBT
-HS trình bày tác phẩm sưu tầm
-Lớp nhận xét, bình chọn tác phẩm hay
4.Củng cố - Dặn dò
-Nhắc nhở HS thực hiện những việc cụ thể hằng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà,
cha mẹ.
-Chuẩn bị bài tiết sau “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
BÀI 7
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I.Mục tiêu
Học xong bài này, HS:
+Hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo
+Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo
+Lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo
II.Đồ dùng dạy học
-SGK, VBT Đạo đức lớp 4
-Các câu truyện, tấm gương về biết ơn thầy giáo, cô giáo
-Tranh ảnh liên quan nội dung bài.
III.Hoạt động trên lớp
Tiết: 1
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Ổn định

2.KTBC
-GV nêu yêu cầu kiểm tra: Hãy nêu những việc làm
hằng ngày của bản thân để thể hiện lòng hiếu thảo
đối với ông bà, cha mẹ.
-GV nhận xét, đánh giá
3.Bài mới
a.Giới thiệu bài: “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”
b.Nội dung:
*Hoạt động 1: Xử lí tình huống (SGK/20-21)
-GV nêu tình huống:
Cô Bình là cô giáo dạy chúng em hồi lớp 1. Cô
vừa hiền dịu, vừa tận tình chỉ bảo cho chúng em
từng li từng tí. Nghe tin cô bị ốm nặng, chúng em
thương cô lắm. Giờ ra chơi, Vân chạy tới chỗ mấy
bạn đang nhảy dây ngoài sân báo tin và rủ: “Các
bạn ơi, chiều nay chúng mình cùng đến thăm cô
nhé!”
-GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ
các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em
phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (BT1- SGK/22,
VBT/21)
- Nêu yêu cầu:
+Đặt tên các tranh
+Thảo luận: Việc làm nào trong các tranh thể hiện
lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo
-GV nhận xét và kết luận:
+Các tranh 1, 2, 4: thể hiện thái độ kính trọng, biết
-3 HS trình bày
-Lớp nhận xét.

-HS dự đoán các cách ứng xử có thể xảy
ra.
-HS lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí
do lựa chọn.
-Cả lớp thảo luận về cách ứng xử.
-HS thảo luận nhóm 4, đặt tên và ghi nội
dung tranh vào VBT
-Các nhóm trình bày
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
ơn thầy giáo, cô giáo.
+Tranh 3: Không chào cô giáo khi cô không dạy
lớp mình là biểu lộ sự không tôn trọng thầy giáo, cô
giáo.
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (BT2- SGK/22,
VBT/22)
Nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu
trả lời đúng:
a.Chăm chỉ học tập.
b.Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.
c.Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học.
d.Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của
trường.
đ.Lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
e.Chúc mừng thầy giáo, cô giáo nhân dịp ngày Nhà
giáo Việt Nam.
g.Đến thăm thầy giáo, cô giáo những lúc khó khăn.
-GV kết luận: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn
đối với thầy giáo, cô giáo. Các việc làm a, b, d, đ,
e, g là biết ơn thầy giáo, cô giáo.

-GV mời HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
-HS làm bày cá nhân
-Đại diện HS trình bày các đáp án
-Lớp nhận xét bổ sung thêm những việc
cần làm để bày tỏ lòng biết ơn đối với
thầy, cô giáo.
-HS ghi các nội dung vào VBT/22
-HS cả lớp thực hiện.
4.Củng cố - Dặn dò
-Chuẩn bị BT4, 5-SGK, làm vào VBT
+Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề Kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
+Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ ca ngợi công lao các thầy, cô giáo (BT 5GK/23)
Tiết 2
Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Xử lí tình huống: (BT3- VBT/22)
-GV chia 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
thảo luận về một tình huống:
Nhóm 1, 2: Em thấy thầy giáo, cô giáo em hôm
nay bị mệt nhưng vẫn cố đến lớp dạy.
Nhóm 3, 4: Trường em tổ chức phong trào thi
đua học tốt chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
20/11.
Nhóm 5, 6: Các bạn rủ em gửi thiệp chúc Tết
thầy giáo, cô giáo cũ nay đã chuyển sang dạy ở
trường khác
-GV kết luận: Chúng ta có thể thể hiện lòng biết
ơn đối với thầy cô giáo bằng những việc làm đơn
giản, hằng ngày như: cố gắng học chăm ngoan,
thăm hỏi khi thầy cô bị ốm, tự làm những tấm thiệp

chúc mừng thầy cô nhân ngày 20/11, Tết…
*Hoạt động 2: Trình bày sáng tác, tác phẩm sưu
tầm được (BT 4, 5- SGK/23)
+Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề Kính trọng,
biết ơn thầy giáo, cô giáo.
+Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ ca
ngợi công lao các thầy,cô giáo (BT 5GK/23)
*Hoạt động 3: Làm bưu thiếp chúc mừng các
thầy giáo, cô giáo cũ.
-GV nêu yêu cầu HS làm bưu thiếp chúc mừng các
thầy giáo, cô giáo cũ.
-GV theo dõi và hướng dẫn HS.
-GV nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy giáo, cô giáo
cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm.
-GV kết luận chung: Cần phải kính trọng, biết ơn
các thầy giáo, cô giáo, chăm ngoan, học tập tốt là
biểu hiện của lòng biết ơn.
4.Củng cố - Dặn dò
-Hãy kể một kỷ niệm đáng nhớ nhất về thầy giáo,
cô giáo.
-Thực hiện các việc làm để tỏ lòng kính trọng, biết
ơn thầy giáo, cô giáo.
-Chuẩn bị bài tiết sau.
-HS lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí
do lựa chọn.
-Cả lớp thảo luận về cách ứng xử.
-HS trình bày tác phẩm sưu tầm, lớp nhận
xét, bình chọn tác phẩm hay
-Cả lớp thực hiện.
-Kể chuyện

Kế hoạch bài học ĐẠO ĐỨC – LỚP 4 GV: Nguyễn Bích Như
BÀI 8
YÊU LAO ĐỘNG
I.Mục tiêu
Giúp HS:
+ Nêu được ích lợi của lao động
+ Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản
thân.
+ Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
II.Đồ dùng dạy học
-SGK, VBT Đạo đức lớp 4
-Các câu truyện, tấm gương về yêu lao động
-Tranh ảnh liên quan nội dung bài.
III.Hoạt động trên lớp Tiết 1
Hoạt động của GV oạt động của HS
1.Ổn định
2.KTBC
-GV nêu yêu cầu kiểm tra: Kể các việc em đã làm để
tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
-GV nhận xét, đánh giá
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Yêu lao động”
b.Nội dung
*Hoạt động 1: Đọc truyện “Một ngày của Pê- chi- a”
-GV yêu cầu HS sắm vai đọc câu chuyện “Một ngày
của Pê- chi- a”
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi 3 câu hỏi:
+Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những
người khác trong câu chuyện.
+Theo em, Pê-chi-a, sẽ thay đổi như thế nào sau

chuyện xảy ra?
+Nếu là Pê-chi-a, em sẽ làm gì?
-GV kết luận: Lao động giúp con người phát triển
lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (BT1-SGK/25,
BT1, 2-VBT/24)
-GV phát bảng nhóm, nêu yêu cầu thảo luận: Tìm
những biểu hiện của yêu lao động và lười lao động
-GV kết luận một số biểu hiện của yêu lao động, của
lười lao động.
+Yêu lao động: Tích cực tham gia các buổi lao động
của trường, lớp ; chăm làm việc nhà giúp bố mẹ,
làm tốt nhiệm vụ trực nhật lớp phân công
+Lười lao động: Đùn đẩy việc cho người khác, Nhờ
-HS hát.
-3 HS trình bày
-Lớp nhận xét.
-HS sắm vai đọc truyện
-HS cả lớp thảo luận.
-3HS trình bày.
-Lớp nhận xét, bổ sung
-HS đọc và tìm hiểu ý nghĩa của phần ghi nhớ
của bài.
-Các nhóm thảo luận, làm bài vào bảng nhóm
-Trình bày bảng nhóm trước lớp, lớp nhận
xét, bổ sung

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×