Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

NGLL . Lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.61 KB, 27 trang )

Tr ườ ng T. H Ng ô Gia T ự GV: Nguy ễ n Th ị H ườ ng
THÁNG 8 Thứ năm ngày 19 tháng 8 năm 2010
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Tiết 1: CHUYẾN DU HÀNH CỦA TÚI NILON
I. MỤC TIÊU
- Nâng cao nhận thức của HS về bảo vệ môi trường thông qua việc mỗi người đều có hành động cụ thể giữ
gìn cho môi trường XANH - SẠCH - ĐẸP.
- Góp phần hình thành ý thức vứt rác vào nơi quy định, góp phần giữ gìn giữ gìn vệ sinh chung ở trường,
lớp, gia đình, đường phố, xóm làng, nơi công cộng…
II. CHUẨN BỊ
1. Địa điểm: Trong lớp học, ngoài sân trường
2. Thời gian: 40 phút
3. Phương tiện – tổ chức
- Bút dạ, bảng, băng dính, hai tờ giấy Ao để có thể cắt dán làm hai chiếc áo cho 2 bạn HS đóng vai, hai
chiếc túi ni lon. Lưu ý: có thể trang trí sao cho 2 chiếc áo này xấu xí và bị bẩn.
- Photo kịch bản( phụ lục sách HĐNGLL)
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
*Hoạt động mở đầu - Cả lớp hát một bài
Hoạt động 1: Phân vai(5 phút)
- GV mời 7 em HS tham gia đóng vai( một em đọc lời giới
thiệu, 2 HS vai nữ trong hai chiếc túi nilon tên: Min và Max và
4 HS nam trong vai 4 cậu HS).
Hoạt động 2:Các HS đóng vai theo như kịch bản (20 phút).
- GV hướng dẫn cụ thể, chi tiết để các em thể hiện vai diễn
được tốt.
Hoạt động 3:Trao đổi, nhận xét, đánh giá(15phút)
- Sau khi HS đóng vai xong GV cho HS cả lớp thảo luận theo
nhóm nhỏ( mỗi nhóm từ 4 – 6 em)trên cơ sở câu chuyện của hai
chiếc túi nilon.
- GV nêu câu hỏi thảo luận:


1. Từ cuộc chuyện trò của hai chị em túi nilon, các em có suy
nghĩ gì về cách đối xử của con người đối với việc sử dụng túi
nilon?
2. Hằng ngày, em thường vứt các loaij rác nào? Có nguồn gốc
từ đâu?
3. Thùng rác có chức năng gì đối với việc giữ gìn môi trường
Xanh – Sạch – Đẹp?
4. Em sẽ làm gì để góp phần làm Xanh – Sạch – Đẹp trường
lớp?
- Cho đại diện nhóm lên trình bày.
- GV yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến sau phần trình bày
của từng nhóm.
- GV cảm ơn sự tham gia của các nhóm và tổng kết hoạt động.
- Các HS tham gia đóng vai được
nhận kịch bản ở phụ lục.
- 7 HS đọc kịch bản và đóng vai
- Các HS còn lại chú ý theo dõi.
- Sau thời gian thảo luận (từ 5 – 7
phút), từng nhóm sẽ cử đại diện lên
trình bày phần kết quả thảo luận
của nhóm mình.
..............................................................................................................................
THÁNG 8 Thứ năm ngày 26 tháng 8 năm 2010
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Tiết 2: GIỮ GÌN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
- Tìm hiểu một số nguyên nhân làm cho môi trường sống của con người bị ô nhiễm.
- Thực hiện giữ gìn, bảo vệ môi trường sống trong sạch bằng cách tạo thói quen bỏ rác vào thùng.
II. CHUẨN BỊ
- 1 -

Tr ườ ng T. H Ng ô Gia T ự GV: Nguy ễ n Th ị H ườ ng
1. Địa điểm: Trong lớp học, ngoài sân trường
2. Thời gian: 30 phút
3. Phương tiện – tổ chức
- Tranh, ảnh, về sự ô nhiễm môi trường.
- Trò chơi “ Bỏ rác vào thùng”.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hoạt động mở đầu - Cả lớp hát một bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân làm cho môi trường bị
ô nhiễm( 15 phút).
- GV giới thiệu mục đích buổi học.
- GV treo một bức tranh về sự tàn phá hoặc sự ô nhiễm môi trường(
khói nhà máy làm ô nhiễm môi trường không khí, rừng bị chặt phá,
cảnh dòng sông đầy rác thải, lớp học hay sân trường đầy rác, nhà vệ
sinh bẩn…).
- Yêu cầu cả lớp nhận xét về môi trường trong mỗi bức tranh (ảnh),
nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó và đặt tên cho tranh (ảnh).
- GV nhận xét về phần trả lời của HS và phần đặt tên theo tranh.
- GV kết luận: Hiện nay do ý thức của con người hạn chế, bày rác
bừa bãi, do sự phát triển công nghiệp tạo ra nhiều khí thải, nước
thải, do sự tàn phá rừng của con người,… khiến cho môi trường
đang bị ô nhiễm nặng nề. Để đảm bảo môi trường không ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe và đời sống của con người, chúng ta cần phải giữ
gìn và bảo vệ môi trường.
Hoạt động 2: Chơi trò chơi “ Bỏ rác vào thùng” (15 phút)
- GV chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm “ thùng rác” và nhóm “ bỏ rác”
và phổ biến luật chơi: nhóm“ bỏ rác” xếp thành hình vòng tròn, mỗi
em cầm sẵn một vật tượng trưng cho rác(giấy lộn, lá, nilon). Nhóm
“ thùng rác” đứng ở trong vòng tròn. Khi có lệnh chơi các HS phải

nhanh chóng bỏ rác vào thùng,. Mỗi thùng chỉ đựng số lượng rác là
3( HS đóng vai thùng rác sẽ cầm 3 vật trên tay). Khi có lệnh kết
thúc trò chơi, em nào thuộc nhóm “ bỏ rác” mà còn cầm rác là thua.
Em nào vứt rác đi là bị phạt. Thùng rác cầm thiếu hoặc thừa rác
cũng bị thua.
- GV cho HS chơi.
- GV đưa câu hỏi: Tại saophải bỏ rác vào thùng đựng rác? Vứt rác
bừa bãi có tác hại như thế nào?
- GV kết luận: Bỏ rác vào thùng để giữ vệ sinh chung, giữ cho môi
trường trong sạch, tránh dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe cho mọi
người. Đây chính là việc làm nhỏ mà chúng ta có thể góp phần giữ
gìn và bảo vệ môi trường.
- GV tổng kết hoạt động.
- HS thảo luận.
- HS trao đổi, nhận xét, đặt tên
cho tranh.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại luật chơi.
- HS thực hiện trò chơi.
- HS trả lời
………………………………………………………………………………….
THÁNG 9 Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Tiết 3, 4, 5, 6 : VUI TẾT TRUNG THU
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS biết được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Trung thu.
- Nâng cao tính đoàn kết tập thể cho HS.
- 2 -
Tr ườ ng T. H Ng ô Gia T ự GV: Nguy ễ n Th ị H ườ ng
- Tạo cơ hội cho HS được tham gia các hoạt động, trò chơi mang tính dân tộc và truyền thống trong ngày

Tết Trung thu của Việt Nam.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường khi tham gia các hoạt động tập thể.
- Thi đua học tập tốt, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, hoạt động, xây dựng môi trường học tập thân
thiện.
II. CHUẨN BỊ
1. Địa điểm: Ngoài sân trường hoặc văn phòng.
2. Thời gian: Từ 14
h
00
,
đến 18
h
00
3. Phương tiện – tổ chức
a. Ban giám hiệu
- Thành lập ban tổ chức(GV, phụ huynh, HS).
- Lập kế hoạch cho buổi Trung thu: thời gian, nội dung các hoạt động,đạo cụ, địa điểm diễn ra từng
hoạt động, kinh phí.
- Phân công người dẫn chương trình.
- Phân công nhiệm vụ và trao đổi kế hoạch tới từng GV.
- Họp với ban Phụ huynh HS của trường để thông báo lịch hoạt động và phối hợp tổ chức cùng nhà trường.
b. Giáo viên
- GVCN:
+ Trao đổi kế hoạch với ban phụ huynh HS của lớp: về nội dung của buổi lễ, sự hỗ trợ từ phụ huynh.
+ Phân công nhiệm vụ cho HS tham gia các hoạt động trong buổi Trung thu.
- GV Mĩ thuật: Phụ trách trang trí sân khấu và các khu vực cần trang trí.
- GV phụ trách Đội: Tập trung HS trong buổi Trung thu.
- GV dạy Thể dục: Chuẩn bị cho hai đội múa sư tử.
- GV Nhạc: Chuẩn bị và hướng dẫn đội văn nghệ.
c. Học sinh

- Tập các tiết mục văn nghệ, tập múa sư tử, chuẩn bị đèn ông sao.
- Tìm hiểu về Tết Trung thu: ý nghĩa, nguồn gốc…( Theo sử sách, Tết Trung thu đã có cách đây ít nhất
2000 năm, ở nước ta và một số nước châu Á khác, ngày 15/8 âm lịch hằng năm, ngày mà Mặt Trăng đạt tới
độ sáng nhất và tròn nhất, được lấy làm ngày Tết Trung thu. Ban ngày các gia đình làm cỗ cúng thần linh,
gia tiên, tối bày cỗ, trông trăng. Người lớn uống trà, ăn bánh ngắm trăng đoán thời tiết mùa màng; trẻ con
rước đèn ăn uống; có nơi trai gái hát trống quân. Mâm cỗ có na, khế, ổi, bưởi ,mía, cốm, hồng, chuối tiêu,
đặc biệt có nhà làm được những con chó bông, con sư tử, con kì lân… bằng những múi bưởi bóc ra
( tép bưởi làm lông thú); bánh nướng, bánh dẻo hình tròn, hình cá chép,…Vào dịp Tết Trung thu còn có tục
múa Lân( múa Sư tử ). Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và 15. Đám múa Lân thường gồm có một
người đội chiếc đâu Lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu Lân có một
cái đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của Lân. Ngoài ra còn có thanh la,
đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm gậy đi hộ vệ đầu Lân, … Đám múa Lân đi trước, người lớn và trẻ con
đi sau. Trẻ em thường rủ nhau múa Lân sớm hơn, ngay từ mùngg 7, mùng 8. Nói đến ngày Tết Trung thu
không thể không nhắc tới chị Hằng. Trung Quốc có rất nhiều truyền thuyết về chị Hằng. Nếu nhìn lên Mặt
Trăng đúng ngày rằm Trung thu, sẽ nhìn thấy được chị Hằng, lúc đó nếu em nào có điều ước với chị Hằng
trên cung trăng thì điều ước đó sẽ được toại nguyện). Theo GS Sử học Lê Văn Lan.
- Nắm chương trình, những việc cần làm trong buổi lễ.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Thời gian HS Vị trí Người phụ trách
14
h
00
,
đến
15
h
00
,
- Bày cỗ - Do Ban tổ chức lựa chọn - Phụ huynh HS và
HS

15
h
00
,
đến
15
h
30
,
- Chấm cỗ - Ban tổ chức
- 3 -
Tr ườ ng T. H Ng ô Gia T ự GV: Nguy ễ n Th ị H ườ ng
15
h
30
,
- Tập trung và ổn định chỗ
ngồi.
- Sân trường
( hoặc văn phòng nếu mưa)
- Tổng phụ trách Đội,
GVCN
15
h
40
,
đến
16
h
30

,
- Giới thiệu về Tết Trung thu.
GV liên hệ : Bác Hồ là người
có tấm lòng bao dung, thương
yêu đồng bào, thương yêu thiếu
nhi các em cần thi đua học tập
tốt, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau
trong học tập, hoạt động, xây
dựng môi trường học tập thân
thiện.
- Công bố các giải thưởng trình
bày cỗ của các lớp.
- Tiết mục văn nghệ xen kẽ.
- Sân trường
( hoặc văn phòng nếu mưa)
- Người dẫn chương
trình.
- GV Nhạc - HS
16
h
30
,
đến
16
h
40
,
- Múa sư tử - rước đèn - Điểm xuất phát – quanh khu
tập trung của HS – ngắm cỗ -
lên lớp.

- GV Thể dục - HS
16
h
40
,
- Ngắm cỗ - Mâm cỗ các lớp - GV chủ nhiệm
17
h
15
,
- Lên lớp – phá cỗ - Tại lớp - Giáo viên chủ
nhiệm.
- Đại diện phụ huynh
lớp.
18
h
00
,
VỆ SINH DỌN DẸP LỚP
KẾT THÚC - RA VỀ
………………………………………………………………………………….
THÁNG 10 Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Tiết 7 GIẢM THIỂU RÁC THẢI
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS hiểu được khái niệm rác thải.
- Hiểu được tác hại của rác thải đến sức khỏe của con người.
- Có hành động giảm thiểu rác thải trong sinh hoạt hàng ngày.
- Học tập tấm gương cần cù lao động, học tập của Bác.
II. CHUẨN BỊ

1. Địa điểm: Trong lớp học.
2. Thời gian: 40 – 45 phút
3. Phương tiện – tổ chức
GV: - Tìm hiểu khái niệm về rác.
- Sáu bức tranh minh họa “ câu chuyệnở một khu phố”( phôtô thành 2 bản).
HS: - Tìm hiểu tên các loại rác và tác hại của rác thải đối với sức khỏe của con người.
- Bút dạ, bút mực, Giấy A4, giấy A3.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
*Hoạt động mở đầu - Cả lớp hát một bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về rác sinh hoạt(10 phút)
- GV chia HS làm hai nhóm( mỗi nhóm 5 em), số HS còn lại sẽ làm
khán giả.
- GV chia bảng làm đôi, ghi nhóm1, nhóm 2.
- GV giao nhiệm vụ cho hai nhóm lấy ví dụ về tên các loại rác sinh
- HS về nhóm của mình.
- 4 -
Tr ườ ng T. H Ng ô Gia T ự GV: Nguy ễ n Th ị H ườ ng
hoạt mà gia đình em thường thải ra.Yêu cầu mỗi nhóm cử lần lượt
các bạn ghi tên của các loại rác lên phần bảng nhóm mình.
- Sau 5 phút chơi nếu nhóm nào ghi được nhiều tên rác đúng nhất là
nhóm thắng cuộc.
- GV hỏi: Rác thải có đặc điểm gì?
GV kết luận: Rác là những gì mà con người không dùng nữa và thải
ra môi trường. Ví dụ: vỏ cam, báo cũ, túinilon, vỏ bìa, cuống rau…
Hoạt động 2: Kể chuyện theo tranh( 15 phút)
- GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A1 và một tập tranh gồm sáu
bức tranhcó đánh số từ 1 đến 6, yêu cầu mỗi nhóm sẽ có 10 phút viết
lời cho 6 bức tranh trên giấy A1 để tạo thành một câu chuyện hoàn
chỉnh.

- GV giúp HS kết luận: Rác thải là một vấn đề cần quan tâm, giải
quyết.
Hoạt động 3: Thảo luận( 15 phút)
GV nêu vấn đề thảo luận cho 2 nhóm:
+ Vậy chúng ta có thể làm gì ngay từ bây giờ để có thể giảm thiểu rác
thải?
- Thời gian thảo luận 10 phút.
GV: Tóm tắt các ý kiến và đưa ra phương pháp4T:
+ Từ chối, Tiết kiệm, Tái sử dụng và Tái chế.
* Từ chối: Khi mua hàng, chúng ta thường chỉ chú ý đến chất lượn
sản phẩm thông qua tên tuổi của nhà sản xuất nhưng có lẽ chúng ta
chưa bao giờ đế ý xem trong quá trình mua hàng mình có thể làm gì
để giúp giảm thiểu rác thải. Vậy Từ chối có nghĩa là chúng ta cần
phải ý xem sản phẩm đó được đóng gói bằng gì. Nếu sản phẩm được
đóng gói bằng giấy sẽ tốt hơn cho môi trường vì dễ phân hủy còn hộp
bằng sắt hoặc nhôm thì rất khó. Nếu được gói bằng lá hoặc bằng giấy
thì sẽ tốt cho môi trường hơn là dùng túi nilon.
*Tiết kiệm: Khi chúng ta mua một món hàng mà chúng ta không cần
dùng túi nilon mà vẫn có thể mang về nhà được thì không nên lấy túi
nilon do người bán hàng đưa. Chúng ta chỉ nên mua hàng khi thật sự
cần thiết và cũng không nên vứt bỏ khi chúng còn tốt mà có thể đem
cho hoặc tặng người khác. Nếu hạn chế càng nhiều càng tốt việc sử
dụng túi nilon tức là ta biết Tiết kiệm.
*Tái sử dụng: Khi chúng ta mua hàng, chúng ta thường dùng túi nilon
để gói hàng. Nếu túi đựng thịt hoặc các sản phẩm khác thì khó có thể
sử dụng lại nhưng nếu túi nilon còn sạch thì chúng ta nên giữ lại để
lần sau sử dụng.
* Tái chế: Những chai lọ, vỏ lon bia, nư
ớc ngọt sau khi dùng chúng ta nên để gọn lại để bán hoặc cho người
đi thu gom hoặc sử dụng vào vịc khác như làm lọ hoa, trồng cây, ống

đựng bút,…
- GV khuyến khích các em thực hiện phương pháp 4T.
- Liên hệ : Bác Hồ là tấm gương cần cù lao động, học tập, tiết kiệm.
Chúng ta cần thi đua học tập tốt, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học
tập, hoạt động, xây dựng môi trường học tập thân thiện.
- GV tổng kết hoạt động.
- Hai nhóm thực hiện nhiệm
vụ của mình.
- Con người không dùng nữa
và thải bỏ đi.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm lên
trình bày.
- Nhận xét bài trình bày của
hai nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- Từng nhóm lên trình bày,
nhận xét.
…………………………………………………………………………………..

- 5 -
Tr ườ ng T. H Ng ô Gia T ự GV: Nguy ễ n Th ị H ườ ng
THÁNG 10 Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2010
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Tiết 8 PHÂN LOẠI RÁC THẢI
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết và phân loại được các loại rác thải khác nhau.
- Tạo điều kiện cho HS tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
- Góp phần hình thành lối sống thân thiện với môi trường ở HS.
II. CHUẨN BỊ

1. Địa điểm: Trong lớp học hoặc ngoài sân trường.
2. Thời gian: 30phút
3. Phương tiện – tổ chức
- GV: + Chuẩn bị bốn túi đựng rác thải.
+ Làm tám cái hộp nhỏ bằng giấy, bốn hộp ghi bên ngoài là rác hữu cơ, bốn hộp ghi là rác vô cơ
để HS phân loại.
+ Một số loại rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ khác nhau.
* Rác thải hữu cơ: mẩu bánh mì, mẩu bánh bích quy, lá bánh, vỏ quả cam, quýt, chanh, bưởi, dưa
Hấu, cọng rau muống, rau cải…
* Rác thải vô cơ: miếng nhưaj nhỏ, vỏ hộp sữa, ống hút, vỏ kẹo, lọ thuốc thủy tinh nhỏ, những
mẩu sắt vụn, dây đồng ngắn,…
- HS: + Chuẩn bị kiến thức liên quan đến trò chơi.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
*Hoạt động mở đầu - Cả lớp hát một bài
Hoạt động 1: Nhận nhiệm vụ và nắm luật
chơi(3phút).
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 em.
- GV thông báo nội dung trò chơi, phát cho mỗi
nhóm một hộp đựng rác hữu cơ và một hộp đựng
rác vô cơ.
- GV bỏ lẫn các loại rác vào túi và phát cho mỗi
nhóm một túi.
Hoạt động 2: Phân loại rác( 20 phút).
- GV quan sát, giúp đỡ nếu cần.
- GV kiểm tra việc phân loại rác thải của mỗi
nhóm, nhóm nào phân loại đúng nhiều nhất là
thắng cuộc.
Hoạt động 3: Thảo luận(7phút).
GV đưa một số câu hỏi cho các nhóm thảo luận.

+ Việc phân loại rác thải có ý nghĩa gì?
+ Em hãy nêu cách xử lí rác thải hữu cơ và rác thải
vô cơ?
- GV tổng kết hoạt động.
- HS lắng nghe.
- HS nhận rác do GV đưa.
- HS đổ rác ở các túi ra và tiến hành phân loại
rác thải, rác nào thì bỏ vào hộp đó.
- Các nhóm trao đổi kết quả phân loại.
- HS thảo luận các câu hỏi và trả lời:
+ giúp cho việc sử dụng tái chế, xử lí được
thuận lợi.
+ Cách xử lí rác thải hữu cơ:Ủ làm phân bón
phục vụ cho nông nghiệp hoặc chôn, lấp, đốt.
+ Cách xử lí rác thải vô cơ: Phân loại, bán cho
người mua phế liệu, bán cho cơ sở sản xuất để
tái chế.
............................................................................................................................
THÁNG 10 Thứ ba ngày 21 tháng 10 năm 2010
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Tiết 9: TRỒNG CÂY TRANG TRÍ GÓC HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết cách trồng và chăm sóc cây trong đất màu, trang trí góc học tập.
- 6 -
Tr ườ ng T. H Ng ô Gia T ự GV: Nguy ễ n Th ị H ườ ng
- Rèn kĩ năng khéo léo của HS.
- Góp phần hình thành thói quen trồng cây, chăm sóc cây, yêu thiên nhiên cho HS.
II. CHUẨN BỊ
1. Địa điểm: Sân trường.
2. Thời gian: 40 phút

3. Phương tiện – tổ chức
- Vật liệu: đất thường.
- Bình trồng cây: cốc thủy tinh, lọ hoa thủy tinh, hoặc tận dụng các vỏ chai nước bằng nhựa trong cát thành
bình nhỏ để trồng cây,…
- Cây con( các loại cây cành nhỏ như: vạn niên thanh, xương rồng, thủy tiên, phát tài, hoặc các loại cây
trồng trong nhà…).
- Bình tưới cây.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
*Hoạt động mở đầu
Hoạt động 1: GV giới thiệu chung về hoạt động trồng cây trang
trí góc học tập(5phút).
Hoạt động 2: GV hướng dẫn, HS quan sát và nhắc lại quy
trình(5phút).
- Thao tác 1: Làm sạch rễ cây.
+ Đối với những cây trồng cả cây cần loại bỏ đất cũ bám trên rễ
cây, cắt bớt các rễ dài, sau đó lau khô. Đối với loại cây trồng bằng
cành thì cắt cành nhỏ vừa để trồng vào bình.
- Thao tác 2: Cho đất màu vào bình(Khoảng 1/3 chiều cao của
bình).
- Thao tác 3: Trồng cây
Đặt cây vào giữa và đắp đầy đất.
- Thao tác 4: Tưới nước cho cây.
Không đổ nước trực tiếp mà phải phun nước bằng bình tưới cây,
giữ cho vừa ẩm. Cần giữ cây ở chỗ thoáng mát, không để nơi quá
nóng hoặc nhiệt độ cao. Khoảng một tuần, phun thêm nước một
lần để hạt đất ngậm nước và giữ được màu.
- Thao tác 5: Nhắc lại quy trình trồng cây.
GV gọi Hs nhắc lại quy trình trồng cây.
GV yêu cầu HS trong lớp nhận xét và bổ sung.

Hoạt động 3: HS trồng cây
* GV quan sát hướng dẫn khi cần.
- Thao tác 1: Làm sạch rễ cây (5phút).
- Thao tác 2: Cho đất màu vào bình (3phút).
- Thao tác 3: Trồng cây (5phút).
- Thao tác 4: Tưới nước cho cây (5phút).
- Thao tác 5: Nhắc lại quy trình trồng cây (5phút).
Hoạt động 4: Trao đổi, nhận xét, đánh giá (7phút).
- Cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV nhắc nhở HS thường xuyên chăm sóc cây để tạo thói quen
lâu dài.
- Cả lớp hát một bài
- HS lắng nghe
- HS quan sát.
- 3Hs nhắc lại quy trình trồng
cây.
- HS nhận xét và bổ sung.
- HS trồng cây và làm theo hướng
dẫn của GV.
- HS trưng bày sản phẩm của
mình.
- Cả lớp cùng quan sát, nhận xét
về các sản phẩm, chấm sản phẩm
và thảo luận về ý nghĩa của việc
trồng cây xanh góp phần bảo vệ
môi trường, làm đẹp góc học tập.
…………………………………………………………………………………..
THÁNG 10 Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Tiết 10: EM LÀM CHẬU HOA

I. MỤC TIÊU
- 7 -
Tr ườ ng T. H Ng ô Gia T ự GV: Nguy ễ n Th ị H ườ ng
- Rèn luyện các kĩ năng trồng và chăm sóc cảnh trong chậu: trang trí chậu cây, trộn đều đất trồng, cách
trồng cây và tưới nước.
- Góp phhần nâng cao tình cảm gần gũi với thiên nhiên, yêu thiên nhiên của HS qua việc trồng và chăm sóc
cây cảnh.
II. CHUẨN BỊ
1. Thời gian: 40 phút
2. Địa điểm: Trong lớp học
3. Phương tiện – tổ chức
- Các đồ dùng phế liệu: cốc nhựa uống nước một lần, chậu nhỏ bị thủng, bát nhựa hỏng, lon sữa, hộp sữa…
- Giấy màu, bút màu, hộp màu và bút vẽ, băng dính, hồ dán, dao kéo thủ công.
- Đất màu trồng cây, phân bón vi sinh và một số cây con, cây hoa nhỏ để trồng trong chậu.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Phân chia nhóm và đồ dùng( 3 phút)
- GV chia mỗi nhóm 3 HS và phân chia đồ dùng.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm chậu hoa cảnh bằng chậu, cốc
nhựa(5 phút).
- Gv hướng dẫn và làm mẫu từng bước :
+ Bước 1 : Chọn và trang trí cốc, chậu nhựa nhỏ. Các cốc nhựa,
chậu nhựa nhỏ phải đục thủng phía dưới đáy sau đó trang trí
xung quanh bằng cách dán giấy màu hoặc vẽ, tô màu.
+ Bước 2 : Trộn đất trồng với phân bón và cho vào chậu. Chú ý
trộn đều phân, tỉ lệ : 5 phần đất, 1 phần phân( đong bằng lon
sữa hoặc cốc nhựa).
+ Bước 3 : Tạo một hố nhỏ trong chậu đất và đặt phần rễ cây
vào trong. Sau đó vun đất xung quanh lại và thêm một ít đất phủ
quanh gốc.

+ Bước 4 : Đặt các chậu cây quanh lớp học, tưới nước cho chậu
cây.
Hoạt động 3 : HS tiến hành làm các chậu, gốc cây cảnh( 25
phút)
- Giúp đỡ HS thao tác làm thủng các chậu, cốc nhựa có đáy dày
bằng mũi kéo hoặc đầu dao nhọn.
Hoạt động 4 : Các nhóm báo cáo kết quả(7 phút)
- GV nhắc nhở phải chăm sóc, tưới cây hằng ngày.
* GV nhận xét chung – Dặn dò
- HS nhận vật dụng và ngồi theo
bàn 3 HS.
- HS lắng nghe.
- HS : thức hiện các bước 1, 2, 3.
Các nhóm làm hết số chậu, cốc đá
chuẩn bị hoặc làm đến khi hết đất
và phân.
- HS giới thiệu về các chậu cây
cảnh vừa làm xong.
- HS vệ sinh lớp, rửa chân tay sạch
sẽ.
………………………………………………………………………………..
THÁNG 11 Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2010
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Tiết 11, 12, 13, 14: HỘI THI BÁO ẢNH VỀ CHỦ ĐỀ
THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
- Nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, môi trường xung quanh thông qua việc sưu tầm, lựa chọn, tổ chức hội
thi báo ảnh về chủ đề bảo vệ môi trường.
- Góp phần hình thành tình cảm yêu quý, thân thiện với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường xung
quanh.

II. CHUẨN BỊ
- 8 -
Tr ườ ng T. H Ng ô Gia T ự GV: Nguy ễ n Th ị H ườ ng
1. Địa điểm: Trong lớp học.
2. Thời gian: Từ khi phát động đến khi kết thúc: một tháng.
3. Đối tượng: HS lớp 1 đến lớp 5.
4. Phương tiện – tổ chức
- Xây dựng kế hoạch.
- Phân bố kinh phí cho việc tổ chức, chỉ đạo, chấm các sản phẩm, tổng kết, trao giải…
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ với đề tài bảo vệ môi trường.
- Chuẩn bị các thiết bị âm thanh, bàn ghế, băng rôn…
III. HỆ THỐNG VIỆC LÀM
1. Việc 1: Thành lập ban tổ chức, lên kế hoạch.
- Họp Hội đồng nhà trường thông báo kế hoạch tổ chức hội thi, ra chủ đề hội thi “ Thân thiện với môi
trường” trước một tháng.
- Thành lập ban tổ chức cuộc thi: gồm trưởng ban, thư kí và các thành viên.
2. Việc 2: Phân công nhiệm vụ.
- Tổ chức thảo luận, bồi dưỡng kiến thức về tự nhiên, môi trường cho HS các khối lớp; hướng dẫn sáng tác,
sưu tầm tranh ảnh về chủ đề: cây cối, thế giới động vật, em yêu thiên nhiên, em bảo vệ thiên nhiên,…
3. Việc 3: Phát động cuộc thi.
- Phát động Hội thi báo ảnh về chủ đề thân thiện với môi trường, viết lời bình cho tác phẩm đó:
+ Phát động trong giờ chào cờ đầu tuần.
+ Hình thức báo: các lớp tự chọn hình thức trình bày báo của lớp mình( ví dụ: dán các tranh vẽ trên giấy to
khổ A0, hoặc trình bày theo dạng sách, băng tranh, bảng tranh…).
- Quy định ngày trưng bày sản phẩm: một tháng sau khi phát động.
- Thời gian trưng bày: các tác phẩm được trưng bày một tuần để HS trong trường xem và bình chọn.
4. Việc 4: Tổ chức tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường cho HS.
- GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận về tranh ảnh sưu tầm được.
- Các lớp, trình bày trang trí, hoàn thiện báo ảnh của lớp mình và viết lời bình cho báo.
5. Việc 5: Thu sản phẩm.

- Các lớp nộp báo ảnh cho ban báo, thuyết trình với ban tổ chức về tờ báo của mình.
6. Việc 6: Tổ chức chấm báo.
- Treo báo ở hành lang của các lớp để HS dễ xem, bình chọn.
- Chấm thi: Dựa trên kết quả chấm chọn của Ban tổ chức và kết quả bình chọn của HS.
- Sản phẩm báo ảnh của các lớp sẽ được trưng bày trong vòng một tuần để HS các lớp xem. Sau ngày trưng
bày đầu tiên, ban tổ chức phát ra các phiếu bình chọn tới từng HS với các câu hỏi: Bạn yêu thích tờ báo của
lớp nào nhất? Vì sao?( về nội dung, màu sắc, hình thức,…). Sau một tuần thu lại phiếu bình chọn. Giao cho
Ban chỉ huy Đội tập hợp, thống kê kết quả bình chọn của khán giả.
- Công bố số phiếu bình chọn cho các tờ báo của các lớp.
- Tiêu chí chấm của Ban tổ chức: Về nội dung, cách sắp xếp hiệu quả, màu sắc rực rỡ, lời bình…
7. Việc 7: Công bố kết quả và trao giải.
- Cơ cấu giải chia làm bốn nhóm giải:
- Giải cho tờ báo được bình chọn nhiều nhất.
- Giải cho tờ báo có nội dung hay nhất.
- Giải cho tờ báo có hình thức và cách sắp xếp đẹp nhất.
- Giải cho tờ báo có lời bình hay nhất.
* Tổ chức trao giải vào buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần.
…………………………………………………………………………………….
THÁNG 12 Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2010
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Tiết 15, 16, 17, 18: HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HỘI CHỢ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ
ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI, SÁCH TRUYỆN CHO HỌC SINH
I. MỤC TIÊU
- 9 -
Tr ườ ng T. H Ng ô Gia T ự GV: Nguy ễ n Th ị H ườ ng
- Góp phần hình thành hành vi tiết kiệm, ý thức chia sẻ và làm quen với khái niệm thương mại trong HS
phổ thông.
II. CHUẨN BỊ
1. Địa điểm: Sân trường hoặc lớp học.
2. Thời gian:

- Thời gian chuẩn bị: Từ một đến hai tuần.
- Thời gian tổ chức: 1 buổi 4 tiết
3. Phương tiện – tổ chức
- HS: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, sách, truyện, các sản phẩm tự làm lấy, các sản phẩm đã qua sử dụng,
các sản phẩm tái chế…
- Nhà trường:
+ Thành lập Ban tổ chức: Ban tổ chức cấp Lớp.
* Thành phần Ban tổ chức cấp Lớp: GVCN, đại diện Ban phụ huynh HS, lớp trưởng, tổ trưởng.
* Nhiệm vụ Ban tổ chức:
• Xây dựng kế hoạch.
• Chuẩn bị các văn bản chỉ đạo, tài liệu tuyện truyền;
• Tổ chức các buổi trao đổi tuyên truyền về mục dích, ý nghĩa của hội chợ;
• Huy động và phối hợp các nguồn lực cho Hội chợ;
• Tổ chức Hội chợ;
• Giám sát.
• Tổng kết, rút kinh nghiệm.
+ Lập kế hoạch.
Ban tổ chức thảo luận và lập kế hoạch chung tổ chức hội chợ, xây dựng hệ thống các việc làm cơ bản và
phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
+ Định hướng ý nghĩa việc tổ chức hội chợ.
Hội chợ nhằm giáo dục hành vi tiết kiệm, lối sống chia sẻ, tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá
rách trong HS.
Tổ chức các buổi tuyên truyền trước lớp về mục đích và ý nghĩa hội chợ.
+ Tạo lập sự ủng hộ của phụ huynh HS.
Tổ chức họp phụ huynh HS để thông báo về việc tổ chức hội chợ, mục đích, ý nghĩa của hội chợ.
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất tổ chức hội chợ.
* Xây dựng câu đó vui, giấy mời, phân chia các khu vực và gian hàng, trang trí khuôn viên.
+ Thu gom và định giá sản phẩm.
Thành lập ban định giá. Chọn sản phẩm đấu giá.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

Tiết 15
Người thực hiện Nội dung Ghi chú
- Cả lớp hát
- DCT
- Đại diện các
gian hàng.
- Trưởng ban tổ
chức.
a) Khai mạc
- Hát tập thể bài: Bốn phương trời.
- HS biểu diễn một số tiết mục văn nghệ.
- Nêu lí do và giới thiệu đại biểu, giới thiệu về mục
đích và ý nghĩa của hội chợ, chương trình hội chợ,
phương thức trao đổi tại hội chợ.
- Đại diện các gian hàng giới thiệu và quảng cáo về gian
hàng của mình.
- Trưởng ban tổ chức tuyên bố khai mạc hội chợ.
- DCT hướngdẫn b)Quyên góp quà tặng các bạn vùng khó(15phút).
- Tổ chức cho từng tổ lần lượt mang đồ quyên góp lên
để vào thùng đặt tại sân khấu.
- Đặt thùng quyên góp
tại một số vị trí trong
hội chợ để HS có thể bỏ
đồ quyên góp trong suốt
- 10 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×