Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG DẦU ĂN 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 44 trang )

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG DẦU ĂN
1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DẦU ĂN TẠI VIỆT NAM
2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CHÚNG TA
3. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO SẢN XUẤT DẦU THỰC VẬT
4. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
5. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC RỦI RO ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
6. BÀI HỌC TỪ SỰ VIỆC MINH CHAY
7. CÁC PHỤ GIA THỰC PHẨM VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý
8. KIỂM NGHIỆM DẦU ĂN
9. KIỂM SOÁT VI SINH TRONG DẦU ĂN
10. KIỂM SOÁT NẤM TRONG DẦU ĂN
11. KIỂM NGHIỆM MẬT ONG

Tp.HCM Sep 3, 2020


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG DẦU ĂN

Danh sách Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2019 - nhóm ngành: Thực phẩm đóng
gói, gia vị, dầu ăn

1. Hấp lực thị trường dầu ăn Việt Nam
Hiện Việt Nam có nhu cầu sử dụng dầu ăn lên tới 1,5 triệu tấn, song sản lượng sản xuất
trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 40%, còn lại phải nhập khẩu.

2




*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

Đánh giá tiềm năng tăng trưởng của thị trường nên cuối năm 2015, Kido đã bán mảng bánh
kẹo để “chuyên tâm” cho ngành thực phẩm mà một trong những ngành hàng quan trọng là
dầu ăn. Kido bước vào thị trường dầu ăn bằng việc mua cổ phần của Công ty CP Dầu thực
vật Tường An. Cũng trong năm 2015, Kido hợp tác với Felda Global Ventures (FGV) - một
trong những tập đoàn trồng và sản xuất dầu cọ lớn trên thế giới và Tập đoàn Indonesia
Trans Logistics (ITL) để có được nguồn cung dầu cọ nguyên liệu. Trước đó, Kido cũng đã
sở hữu 24% vốn của Tổng công ty Công nghiệp và Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex). Sự
tăng trưởng tốt của ngành hàng này khiến lãnh đạo Kido quyết định tăng sở hữu cổ phần
tại Tường An lên 65% vào cuối năm 2016 và tiếp tục nâng sở hữu lên 51% tại Vocarimex
vào giữa năm 2017. Và đến T6/2020 thì CTCP Dầu thực vật Tường An đặt vấn đề sáp nhập
công ty vào Tập đoàn Kido, doanh thu thuần Cty Tường An năm 2020 xấp xỉ 4.560 tỷ đồng
và lãi trước thuế 193 tỷ đồng. Ban lãnh đạo Tường An nhận định ngoài những bất ổn chung
của tình hình kinh tế, hoạt động kinh doanh năm nay có thể bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện
của nhiều nhãn hiệu dầu ăn mới, giá nguyên liệu biến động phức tạp và các công ty dầu ăn
trên thị trường có xu hướng giảm giá bán để chiếm thị phần.. Quá trình sáp nhập của hai
công ty này dự kiến kéo dài trong bốn tháng, từ 6-10/2020
Theo dự báo của Bộ Công Thương, đến năm 2020, người Việt Nam sẽ tiêu thụ dầu ăn bình
quân 16,2-17,4kg/người/năm và đến năm 2025 sẽ là 18,6-19,9kg/người/năm. Mặt khác, xu
hướng của người tiêu dùng đang dần chuyển từ dầu gốc động vật sang các dầu ăn từ thực
vật có lợi cho sức khỏe. Không chỉ có Kido, các doanh nghiệp trong nước cũng tăng tốc
đầu tư vào lĩnh vực này. Chẳng hạn như Tập đoàn Sao Mai (An Giang) đầu tư 500 tỷ đồng
xây dựng nhà máy sản xuất dầu ăn từ mỡ cá tra, thương hiệu Ranee. Hay như Tập đoàn
Daso chuyên về logistics cũng gia nhập thị trường với các sản phẩm dầu ăn thương hiệu
Ogold, Bình An...

Dẫn số liệu cho thấy sự tăng trưởng của thị trường dầu ăn Việt Nam thời gian qua, bà
Teresa Kok cho biết, năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 453.260 tấn dầu cọ và trong 6 tháng
đầu năm 2019 đã nhập 242.700 tấn từ Malaysia, tăng gần 23.200 tấn so với cùng kỳ 2018.

3


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

2. Thu hút doanh nghiệp FDI
Với quy mô lên đến 30.000 tỷ đồng/năm, nhiều năm qua, thị trường dầu ăn vẫn luôn thu hút
các doanh nghiệp FDI. Trong đó, Sime Darby Plantation - một tập đoàn kinh doanh đa ngành
của Malaysia đã thâm nhập thị trường dầu ăn Việt Nam từ rất sớm thông qua liên doanh
với Vocarimex để thành lập Công ty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè. Tập đoàn Wilmar
(Singapore) - một trong những tập đoàn dầu cọ cũng như dầu ăn lớn nhất thế giới cũng đã
liên doanh với Vocarimex thành lập Công ty Dầu thực vật Cái Lân. Tập đoàn Musim Mas
(Singapore) đã xây dựng nhà máy sản xuất dầu ăn tại Việt Nam với vốn đầu tư hơn 70 triệu
USD. Cùng với các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, thông qua công ty phân phối ICOF
Vietnam, Musim Mas mang đến cho thị trường Việt Nam các loại dầu ăn cao cấp. Ngay từ
lúc đặt chân vào Việt Nam năm 2017, đại diện doanh nghiệp Singapore này đặt niềm tin rất
lớn vào sự phát triển thương hiệu tại Việt Nam vì thấy người tiêu dùng Việt Nam ngày càng
quan tâm đến những sản phẩm tốt cho sức khỏe. Các doanh nghiệp nước ngoài còn thâm
nhập thị trường bằng việc đưa sản phẩm về phân phối tại Việt Nam. Từ năm 2011, khi thuế
nhập khẩu dầu ăn từ các nước ASEAN xuống còn 0%, hàng loạt nhãn hiệu dầu thực vật từ
các nước trong khu vực như Sailing Boat (Malaysia), Omely (Indoneisa), Cooking (Thái Lan)
đã hiện diện tại Việt Nam. Hiện ngành dầu ăn có sự tham gia của khoảng 40 doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Trong đó, dầu cọ chiếm 70%, dầu đậu nành chiếm 23%, còn lại là các
loại dầu thực vật khác.


“Hiện ngành dầu ăn có sự tham gia của khoảng
40 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong
đó dầu cọ chiếm 70%, dầu đậu nành chiếm 23%,
còn lại là các loại dầu thực vật khác”

4


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

3. Cạnh tranh khốc liệt
Thị trường dầu ăn Việt Nam vẫn chứng tỏ "sức nóng" khi tiếp tục thu hút các doanh nghiệp
(DN), nhà đầu tư nước ngoài đến tìm cơ hội kinh doanh. Giới kinh doanh đánh giá, thị
trường dầu ăn tại Việt Nam vẫn còn rất tiềm năng bởi hiện nay, lượng sử dụng dầu ăn bình
quân của người Việt chỉ đạt vào khoảng 9,5 kg/người/năm, thấp hơn tiêu chuẩn của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra 13,5 kg/người/năm. Ngoài ra, theo ước tính của Bộ Công
Thương, đến năm 2020, nhu cầu tiêu thụ dầu ăn của Việt Nam sẽ ở mức 16,2kg/người/năm.
Do nhu cầu lớn, dư địa còn, nhiều DN trong nước lẫn quốc tế tích cực tìm cơ hội kinh doanh
trong lĩnh vực này. Tại nội địa, các tập đoàn lớn như KIDO, Sao Mai An Giang… đã "tay
ngang" từ một lĩnh vực khác đổ vốn vào tham gia thị trường dầu ăn. Chẳng hạn, KIDO đã
tham gia vào thị trường dầu ăn thông qua việc thâu tóm hàng loạt thương hiệu như Tường
An, Vocarimex, Golden Hope. Hay, Tập đoàn Sao Mai An Giang đã đầu tư nhà máy sản
xuất dầu ăn từ mỡ cá tra với thương hiệu Ranee thuộc phân khúc cao cấp…
Về phía nhà đầu tư ngoại, Tập đoàn Musim Mas (Singapore) - một trong những nhà sản
xuất dầu thực vật lớn thế giới - đã xây dựng nhà máy sản xuất dầu ăn tại Việt Nam với vốn
đầu tư 71,5 triệu USD, công suất thiết kế 1.500 tấn/ngày… tháng 9/2019, Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp Malaysia Teresa Kok đã dẫn phái đoàn DN của nước này tới TP. Hồ Chí Minh

để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đầu tư vào lĩnh vực dầu ăn tại Việt Nam. "Chỉ tính riêng trong
6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã nhập khẩu 242.700 tấn dầu cọ từ Malaysia (tăng gần
23.200 tấn so với cùng kỳ năm 2018).
Cạnh tranh khốc liệt Nhiều DN cùng tham gia vào thị trường và xu hướng sử dụng dầu ăn
của người Việt đang thay đổi đã khiến thị trường ngày càng cạnh tranh hơn. Báo cáo tài
chính của nhiều DN dầu ăn đang niêm yết trên Sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh cho thấy,
trong 6 tháng đầu năm 2019, do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty và giá dầu ăn trên
thị trường sụt giảm nên doanh thu và lợi nhuận của các DN ở lĩnh vực này đã giảm mạnh.
Cụ thể, Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An giảm tới 14% doanh thu; Vocarimex giảm
mạnh tới 35,21% so với cùng kỳ năm 2018. Chính sự cạnh tranh này buộc nhà sản xuất

5


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

phải có bước đi chiến lược phù hợp bởi người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn với các
sản phẩm dầu ăn. Đại diện Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An cho biết, DN này đang
tập trung phát triển phân khúc dầu ăn cao cấp, đáp ứng xu hướng bảo đảm an toàn sức
khỏe của người tiêu dùng... Trong khi đó, Công ty CP Thực phẩm An Long lại quyết tâm
chinh phục người tiêu dùng bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm dầu ăn thông qua
chú trọng chọn lựa nguồn nguyên liệu bảo đảm an toàn thực phẩm…

“Với dân số trên 95 triệu người, nhu cầu sử
dụng các sản phẩm dầu ăn của thị trường Việt
Nam hiện lên tới 1,5 triệu tấn mỗi năm. Song,
sản lượng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng
được khoảng 40% nên phải nhập khẩu nhiều từ

các nước khác, trong đó có Malaysia”
II. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
A. CƠ HỘI
1. Sự bùng nổ của các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và thân thiện môi trường
Trong bối cảnh khi mà thu nhập khả dụng của người dân tăng lên, tỷ lệ dân số trẻ cao và
tầng lớp trung lưu phát triển, người tiêu dùng dần trở thành những người tiêu dùng thông
minh và hướng đến một lối sống xanh và lành mạnh thông qua việc sử dụng các thực phẩm
có nguồn gốc hữu cơ và nguyên liệu sạch. Trong ít nhất 3 năm tới đây, dự báo sẽ là thời
điểm đột phá của các thực phẩm hữu cơ và sử dụng các nguyên liệu, bao bì bảo vệ môi
trường. Một vài chiến dịch về sức khỏe của chính phủ phát động, kèm theo đó là nhận thức

6


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

của người dân về an toàn thực phẩm, thực phẩm sạch cũng đã được nâng lên và mặc dù
đây mới chỉ là xu hướng mới nổi nhưng cũng là tín hiệu tốt cho thấy vẫn còn room cho tăng
trưởng của thị trường ngách này. Các nhà sản xuất cũng bắt đầu tham gia nhiều hơn vào
việc quảng bá ích lợi liên quan đến sức khỏe trong các sản phẩm của họ.
Trong phỏng vấn các chuyên gia trong ngành thực phẩm đồ uống của Vietnam Report tiến
hành tháng 9/2019, có đến 46% các chuyên gia nhận định rằng Sản phẩm có nguồn gốc
hữu cơ, thiên nhiên và 36% nhận định rằng Sản phẩm tiện lợi, sản phẩm khác lạ cho giới
trẻ sẽ là những xu hướng chính của các dòng sản phẩm trên thị trường trong thời gian tới.

Nhận định về xu hướng sản phẩm trong ngành trong thời gian tới
Trong khảo sát nhanh hành vi người tiêu dùng trên 2 thành phố lớn của đất nước là Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9/2019 của Vietnam Report cũng cho thấy ưu tiên

hàng đầu của người tiêu dùng khi mua các sản phẩm thực phẩm – đồ uống đó là Thành

7


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

phần dinh dưỡng đầy đủ (tỷ lệ phản hồi 60,3%), tiếp đến là Sản phẩm có nguồn gốc Organic
(tỷ lệ 51,5%).

Những yếu tố tác động đến quyết định mua thực phẩm – đồ uống của người dùng
Một số chuyên gia nhận định rằng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt là ở các đô
thị, thành phố lớn đối với thực phẩm và đồ uống ngày càng nhiều và đa dạng. Tuy nhiên,
các nhu cầu này cũng được xét kỹ hơn ở các tiêu chí mang tính kỹ thuật cao như: truy xuất
được nguồn gốc, sản phẩm dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe. Vì vậy việc hoàn thiện hệ
thống từ sản xuất tới phân phối của doanh nghiệp là rất cần thiết cho những cạnh tranh
ngoài thị trường để đáp ứng mọi nhu cầu ngày một cao và rất đa dạng của người tiêu dùng.
2. Sự trỗi dậy của niềm tin, của những giá trị thật và câu chuyện thật về sản phẩm và
thương hiệu doanh nghiệp.
Các chuyên gia tham gia khảo sát của Vietnam Report đều chung nhận định rằng người
tiêu dùng không chỉ sử dụng các sản phẩm mang tính đại chúng của các tập đoàn lớn sản

8


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.


xuất mà họ cũng sẽ bắt đầu quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm, câu chuyện về sản phẩm.
Những đặc tính như vậy làm tiêu dùng trở nên cá nhân hóa hơn, chịu ảnh hưởng chi phối
của cảm xúc và giá trị nhân văn giữa người mua và người bán. Với xu hướng như vậy,
người tiêu dùng sẽ đặt niềm tin vào thương hiệu của sản phẩm, của doanh nghiệp và điều
này được đánh giá bằng tính trung thực của thương hiệu trong việc cung cấp thông tin minh
bạch và truy xuất thông tin dễ dàng. Một chuyên gia uy tín trong ngành cũng nhấn mạnh
rằng khi các doanh nghiệp thực phẩm đồ uống đi tìm các chất phụ gia cho thực phẩm, đồ
uống thường gặp phải khó khăn đầu tiên đó là truy xuất nguồn gốc, nếu không truy xuất
nguồn gốc thì không thể tham gia được thị trường và đây là điều các doanh nghiệp trong
ngành đang thấy rõ và cũng đang phát triển theo hướng đó.

Một số xu hướng ngành theo nhận định của doanh nghiệp từ kết quả khảo sát Vietnam
Report

9


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

B. THÁCH THỨC
Cùng với 3 xu hướng chính nêu trên, chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với một số khó khăn
và thách thức trong thời gian tới.
5 thách thức chính bao gồm: Chất lượng nguồn nhân lực; Tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm; Nguồn nguyên liệu đầu vào; Quy mô nhỏ; Thương hiệu yếu và mẫu mã đơn giản.
Một số thách thức/khó khăn khác bên trong khâu vận hành sản xuất, kiểm định, hạn sử
dụng sản phẩm, mặc chiếm tỷ lệ không nhiều những cũng đáng lưu tâm với sự cạnh tranh
gay gắt ngay trên thị trường nội địa.


Top 5 khó khăn/thách thức doanh nghiệp trong ngành sẽ đối mặt trong giai đoạn 20192020
1. Thứ nhất, nguồn nguyên liệu cho ngành sản xuất chế biến thực phẩm trong nước còn
thiếu và không ổn định, nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn sẽ dẫn đến các doanh
nghiệp không chủ động được số lượng, chất lượng, giá nguyên liệu ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh. Đi đôi với đó là các yêu cầu khắt khe từ các thị trường nhập
khẩu khi các hiệp định đối tác thương mại đã được thông qua. Ví dụ ngành sữa chỉ đáp ứng

10


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

được khoảng 25%; 90% nguyên liệu dầu ăn phải nhập khẩu. Các nguyên liệu chính như
malt, hoa houblon, chế phẩm enzym... chưa sản xuất được trong nước nên vẫn phải nhập
khẩu.
2. Thứ hai, làn sóng mua bán sáp nhập và thôn tính các doanh nghiệp nội của khối ngoại
đang diễn ra khá mạnh trong ngành. Đáng lo ngại, những doanh nghiệp chế biến thực phẩm
có thương hiệu lớn, vốn đang được xem là trụ cột thị trường, đang dần mất vào tay những
doanh nghiệp ngoại. Cụ thể như các thương hiệu Việt nổi tiếng như Vissan, Công ty CP
chế biến hàng xuất khẩu Cầu tre, Kinh Đô, Bibica, ABC…Mức độ cạnh tranh trong ngành
thực phẩm tại Việt Nam chưa bao giờ lại khốc liệt như vậy. Sự cạnh tranh đến mức nhiều
doanh nghiệp nội bị thôn tính và sáp nhập, nguyên nhân chính là do thói quen văn hóa kinh
doanh của doanh nghiệp Việt Nam không thay đổi kịp so với sự hội nhập.

“Trong bối cảnh như vậy, chúng ta nên ưu tiên tập
trung vào đầu tư phát triển công nghệ sản xuất, nâng
cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm

(tỷ lệ phản hồi khoảng gần 96%); Nghiên cứu thị hiếu của người dùng (khoảng 68%); và
Đầu tư nhiều hơn cho hoạt động marketing, nhận diện thương hiệu (khoảng 46%).”

III. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO SẢN
XUẤT DẦU THỰC VẬT
A. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất
1. Địa điểm sản xuất
a) Được xây dựng theo quy hoạch hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt;

11


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

b) Phải xa nguồn ô nhiễm, độc hại, không bị ảnh hưởng xấu bởi các tác nhân gây ô nhiễm
từ môi trường xung quanh làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm của sản
phẩm dầu thực vật;
c) Có đủ diện tích để bố trí dây chuyền sản xuất phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở,
đảm bảo các công đoạn sản xuất, đáp ứng yêu cầu công nghệ và các biện pháp vệ sinh
công nghiệp.
2. Bố trí, thiết kế nhà xưởng
a) Bố trí mặt bằng dây chuyền sản xuất phải phù hợp với hướng gió để tránh ảnh hưởng
xấu từ các nguồn ô nhiễm như: khí thải lò hơi, trạm xử lý nước thải, nơi tập kết chất thải
rắn, các loại bã dầu, khu vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác;
b) Thiết kế nhà xưởng theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối
cùng là dầu thực vật;
c) Cách biệt giữa các khu vực: kho (nguyên liệu, phụ liệu, chất hỗ trợ chế biến, bảo quản

sản phẩm); sản xuất (sơ chế, làm sạch nguyên liệu, chưng sấy, ép, trích ly, tinh luyện, chiết
hoặc rót và hoàn thiện sản phẩm, hệ thống vệ sinh công nghiệp (CIP), cơ khí động lực); tập
kết chất thải rắn, hệ thống thu gom nước thải, bã dầu và các công trình phụ trợ để tránh lây
nhiễm chéo;
d) Hệ thống đường giao thông nội bộ phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo bền, chắc,
không gây bụi, đường di chuyển trên cao phải có lan can hoặc vách ngăn dễ quan sát, bảo
đảm an toàn lao động;
đ) Hệ thống thoát nước (nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và nước mưa) phải được
thiết kế, xây dựng riêng biệt, có nắp đậy, đảm bảo độ dốc để thoát nước, không đọng nước
cục bộ.

12


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

3. Kết cấu nhà xưởng
a) Nền nhà khu vực sản xuất phải đảm bảo dễ thoát nước, được làm từ vật liệu bền, khó
bong tróc, chống trơn và dễ vệ sinh. Hệ thống thoát nước trong khu vực sản xuất phải có
nắp đậy;
b) Các hố ga, hố thu nước phải có bẫy ngăn mùi, ngăn côn trùng và hạn chế vi sinh vật từ
cống thoát nước xâm nhập vào bên trong nhà xưởng;
c) Hệ thống các đường ống (dẫn dầu thực vật, dẫn và thu hồi dung môi, làm sạch thiết bị)
phải được thiết kế, chế tạo từ các vật liệu phù hợp, sơn màu khác nhau và phải có chỉ dẫn
dễ phân biệt.
4. Hệ thống thông gió
a) Nhà xưởng phải có các cửa thông gió đảm bảo sự lưu thông của không khí, dễ thoát
nhiệt và khí phát sinh trong quá trình sản xuất;

b) Khu vực chưng sấy, trích ly phải được thông gió để đảm bảo nhiệt độ môi trường làm
việc và an toàn lao động theo quy định;
c) Khu vực ép nguyên liệu phải có hệ thống lọc bụi và thông gió phù hợp, đảm bảo vận hành
tốt, không gây ô nhiễm cho các công đoạn sản xuất khác;
d) Khu vực tinh luyện dầu phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng, thoát nhiệt và thoát
mùi nhanh;
đ) Khu vực đặt hệ thống thiết bị chiết rót sản phẩm phải luôn khô, thoáng, sạch sẽ.
5. Hệ thống cung cấp hơi nước, nhiệt và khí nén

13


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

a) Nồi hơi phải được thiết kế, chế tạo từ vật liệu phù hợp, bố trí ở khu vực riêng, ngăn cách
với khu vực sản xuất, phải được kiểm tra, kiểm định định kỳ theo quy định hiện hành;
b) Hệ thống đường ống cấp hơi nước, khí nén phải được thiết kế, chế tạo từ các vật liệu
phù hợp, lắp đặt bảo đảm an toàn, có ký hiệu hoặc chỉ dẫn phân biệt với các hệ thống
đường ống khác, phải được kiểm tra định kỳ theo quy định hiện hành.
6. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải, khí thải
a) Đối với chất thải rắn
- Bã dầu sau ép, trích ly phải được thu gom vào khu vực riêng, có diện tích phù hợp với
công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất, được thu dọn sạch sẽ định kỳ không quá 48
giờ/lần để tránh lây nhiễm chéo trong quá trình sản xuất;
- Giấy, nhãn, vỏ chai, can, thùng, nắp hỏng và các chất thải rắn khác trong quá trình sản
xuất phải được thu gom và chứa đựng trong thùng hoặc dụng cụ chứa đựng phù hợp và
đặt ở vị trí dễ quan sát để thuận tiện cho việc thu gom, xử lý và không ảnh hưởng xấu đến
quá trình sản xuất;

- Chất thải trong khu vực phụ trợ, chất thải sinh hoạt phải được thu gom, phân loại và tập
kết tại khu vực riêng để xử lý;
- Phải được xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường.
b) Đối với nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt
- Khu vực xử lý nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt phải bố trí cách biệt với khu vực
sản xuất và đặt ở cuối hướng gió;

14


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

- Công suất, công nghệ xử lý phải phù hợp với lưu lượng thải tại công suất đỉnh của cơ sở
sản xuất và đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy định về môi trường;
c) Khí thải từ khu vực sản xuất và hệ thống lò hơi phải được xử lý để tránh ảnh hưởng xấu
đến khu vực sản xuất khác;
d) Đối với chất thải nguy hại
- Phải được thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý riêng theo quy định hiện hành;
- Phải được quản lý và xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường đối với chất thải nguy hại.
7. Hệ thống kho
a) Yêu cầu chung đối với các kho (nguyên liệu, bảo quản dầu thực vật thô, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật tư, bao bì, thành phẩm) phải:
- Đảm bảo đủ sức chứa theo công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất;
- Có chế độ bảo dưỡng và làm vệ sinh định kỳ theo quy định của cơ sở;
- Đáp ứng các điều kiện bảo quản theo hướng dẫn hoặc quy định của nhà sản xuất;
- Phòng chống được sự xâm hại của côn trùng, loài gặm nhấm và các tác nhân gây hại

khác;
- Có thông tin để nhận biết từng loại nguyên liệu, bảo quản dầu thực vật thô, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật tư, bao bì, thành phẩm chứa trong kho, có hồ sơ theo dõi
xuất và nhập tại từng kho.
b) Kho hóa chất phải phù hợp với yêu cầu, điều kiện bảo quản theo quy định của nhà sản
xuất và quy định hiện hành về bảo quản hóa chất;

15


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

c) Kho thành phẩm
Ngoài việc thực hiện các quy định tại điểm a Khoản 7 của Điều này, kho thành phẩm phải:
- Đảm bảo độ ẩm, nhiệt độ phù hợp với từng loại dầu thực vật, tránh ánh sáng mặt trời
chiếu trực tiếp vào sản phẩm;
- Có đầy đủ các thông tin về: tên sản phẩm, lô sản xuất, ngày sản xuất, ca sản xuất và các
thông tin khác theo quy định của cơ sở;
- Có khu vực riêng để lưu giữ tạm thời các sản phẩm không đạt chất lượng trong quá trình
chờ xử lý.
8. Khu vực sản xuất dầu thực vật thô
a) Nguyên liệu phải được bảo quản trong kho hoặc xi-lô để đảm bảo an toàn chất lượng
nguyên liệu;
b) Các loại hóa chất sử dụng để bảo quản nguyên liệu và sản xuất dầu thực vật phải thuộc
danh mục cho phép theo quy định hiện hành, không ảnh hưởng xấu đến chất lượng và an
toàn thực phẩm của sản phẩm;
c) Giai đoạn làm sạch và sơ chế nguyên liệu
- Nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất phải được kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực

vật, nấm mốc gây độc, kim loại nặng; chỉ được sử dụng nguyên liệu đạt yêu cầu chất lượng
và an toàn thực phẩm để sản xuất dầu thực vật;
- Nguyên liệu trước khi đưa vào ép, trích ly phải được tách hết đất, đá, cát, kim loại và các
tạp chất khác.

16


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

d) Giai đoạn ép, trích ly và thu hồi dầu thực vật thô đảm bảo không bị tạp nhiễm bởi côn
trùng, bụi bẩn, nhiễm chéo từ bã dầu và các nguồn gây nhiễm khác, kiểm soát được chất
lượng và dư lượng dung môi.
9. Khu vực sản xuất dầu thực vật thành phẩm
a) Giai đoạn tinh luyện dầu thực vật phải đảm bảo tách được các chất có hại hòa tan trong
dầu thô, đảm bảo an toàn thực phẩm, không làm biến đổi các chất dinh dưỡng và chất
lượng dầu thực vật;
b) Quá trình kiểm soát vi sinh: không phải cứ ép nhiệt độ cao là loại bỏ vi khuẩn
Phải hiểu rõ hiểu cho tường minh: Chất và thành phần thực phẩm; Ứng với nó là quá trình
Ép lạnh hay Ép nhiệt; Đối với các quá trình này không phải 100 độ C như nấu ăn thông
thường mà Là dãy Nhiệt độ để loại sạch các kháng khuẩn; Và nên biết rằng khi ép như vậy
sẽ làm biến Chất thực phẩm và Sản sinh vi khuẩn kế tiếp;
PHẢI LÀM TỐT CẢ 2 KHÂU NÀY!
c) Giai đoạn chiết hoặc rót dầu thực vật
- Khu vực chiết hoặc rót phải tách biệt với các khu vực sản xuất khác; có chế độ kiểm soát
các thiết bị trước mỗi lần sản xuất hoặc ca sản xuất để đảm bảo thiết bị luôn hoạt động tốt;
- Quá trình chiết hoặc rót phải được giám sát bởi thiết bị hoặc người lao động để đảm bảo
định lượng, chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm.

d) Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm
- Dầu thực vật thành phẩm được ghi và phân lô theo ca hoặc theo chu kỳ sản xuất, mỗi lô
sản phẩm phải được kiểm tra chất lượng, cảm quan, bao bì, nhãn mác trước khi nhập hoặc

17


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

xuất kho để sản phẩm bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm trước khi phân phối và
lưu thông trên thị trường;
- Dầu thực vật thành phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp với đặc tính của từng
loại theo quy định của cơ sở sản xuất, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm.
10. Vận chuyển nội bộ
a) Chủ cơ sở quy định cụ thể (bằng văn bản) đối với phương tiện, phương thức, điều kiện
bảo quản và quản lý an toàn thực phẩm của sản phẩm trong quá trình vận chuyển dầu thực
vật thuộc phạm vi nội bộ;
b) Không vận chuyển dầu thực vật cùng các loại vật tư, nguyên liệu, hóa chất có thể gây
nhiễm chéo ảnh hưởng xấu đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm.
11. Hệ thống kiểm soát chất lượng nguyên liệu và sản phẩm
a) Khu vực kiểm soát chất lượng được bố trí riêng biệt, thuận tiện cho việc kiểm soát chất
lượng trong quá trình sản xuất; được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị, dụng cụ tối thiểu
để đo đạc, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng cơ bản đối với các nguyên liệu chính và thành
phẩm. Bộ phận kiểm tra vi sinh vật phải đảm bảo vô trùng và cách biệt với các bộ phận kiểm
tra khác;
b) Trường hợp không có phòng kiểm soát chất lượng thì cơ sở phải có hợp đồng thuê khoán
với đơn vị kiểm tra, phân tích có năng lực và chuyên môn phù hợp để kiểm soát các chỉ tiêu
cơ bản của nguyên liệu chính và thành phẩm;

c) Có khu vực lưu mẫu, hồ sơ lưu mẫu và bảo đảm thực hiện chế độ lưu, hủy mẫu theo yêu
cầu bảo quản của từng loại mẫu.
12. Quản lý hồ sơ

18


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

a) Có đầy đủ hồ sơ quản lý (hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, phiếu kiểm nghiệm chất lượng,
hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp an toàn thực phẩm và các tài liệu khác có
liên quan) đối với nguyên liệu, phụ liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật tư, bao
bì, hóa chất phục vụ truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm;
b) Có đầy đủ hồ sơ quản lý an toàn thực phẩm theo quy định (Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận bản
công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm) đối với các sản phẩm dầu thực vật được sản
xuất tại cơ sở.
13. Dụng cụ, trang thiết bị, bao bì chứa đựng dầu thực vật
a) Dụng cụ, bao bì chứa đựng dầu thực vật thực hiện theo các quy định tại Thông tư số
34/2011/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Bộ Y tế ban hành các quy chuẩn Quốc gia
về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
b) Thiết bị trung hòa (tách axit béo tự do) phải kiểm soát được nhiệt độ, tốc độ khuấy để
tách triệt để cặn xà phòng, đảm bảo chất lượng dầu thực vật theo quy định.
c) Thiết bị lắng phải có đủ dung tích, được thiết kế và chế tạo phù hợp để kiểm soát được
quá trình lắng của từng loại sản phẩm.
d) Thiết bị chiết hoặc rót và đóng nắp dầu thành phẩm phải được sắp xếp để tránh các vật
lạ hoặc côn trùng xâm nhập vào sản phẩm.
e) Các thiết bị, dụng cụ sản xuất phải được định kì bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa hoặc

thay mới khi bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
f) Các thiết bị kiểm tra đo lường, thử nghiệm, thiết bị có quy định an toàn nghiêm ngặt phải
được hiệu chuẩn, kiểm định theo quy định.

19


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

g) Có hệ thống kiểm soát báo động khi các thông số chế biến (nhiệt độ, áp suất) vượt quá
quy định.
h) Dụng cụ đựng phế thải và hóa chất độc hại được thiết kế đặc biệt dễ nhận biết, có cấu
trúc phù hợp, làm từ vật liệu bền, t hư hỏng và có thể khóa được để tránh sự nhiễm bẩn.
i) Chỉ tiến hành việc sửa chữa và bảo dưỡng máy móc trong phạm vi ngoài khu vực sản
xuất hoặc khi ngừng sản xuất. Trường hợp tiến hành sửa chữa tại chỗ hoặc bảo dưỡng
máy móc theo định kì sau khi hoàn thành phải tiến hành làm vệ sinh thiết bị và khu vực xung
quanh.
j) Dầu mỡ để bôi trơn các bộ phận của trang thiết bị, máy móc tiếp xúc trực tiếp với sản
phẩm phải thuộc loại được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm.
14. Chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất và khách thăm quan
a) Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực
phẩm còn hiệu lực do các cơ quan, đơn vị có chức năng được cơ quan có thẩm quyền chỉ
định thực hiện.
b) Chủ cơ sở phải có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho chủ cơ sở và người trực tiếp
tham gia sản xuất theo định kỳ ít nhất 01 (một) lần trong 01 (một) năm tại các cơ sở y tế
cấp quận hoặc huyện trở lên. Hồ sơ theo dõi sức khỏe của tất cả các cá nhân và được lưu
trữ đầy đủ tại cơ sở.
c) Chỉ tuyển dụng những người có đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế đối

với những người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm.
d) Người trực tiếp sản xuất khi mắc bệnh phải báo cáo với người có thẩm quyền để bố trí
làm việc khác hoặc nghỉ điều trị theo chế độ và chỉ được làm việc trở lại khi có chứng nhận
đã khỏi bệnh và có đủ tiêu chuẩn sức khỏe để tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm của
cơ quan y tế có thẩm quyền.

20


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

e) Người tham gia sản xuất, chế biến phải có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh cá nhân, trước
khi vào làm việc, thay trang phục bảo hộ lao động phù hợp với vị trí làm việc.
f) Khách tham quan cơ sở phải thay trang phục bảo hộ lao động và thực hiện đầy đủ các
quy định về vệ sinh cá nhân của cơ sở.

III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
A. Quy trình quản lý của cơ quan nhà nước
Còn lỗ hổng trong quản lý
Theo luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo (Đoàn luật sư TP.HCM), căn cứ Luật an toàn thực
phẩm và nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn
thực phẩm thì hiện nay điều kiện để làm một sản phẩm thực phẩm buộc cơ sở sản xuất
phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, phải công bố hợp quy sản phẩm (nghĩa là
công bố chất lượng sản phẩm, khi làm công bố hợp quy, nhà sản xuất phải lấy mẫu để kiểm
nghiệm).
Muốn vậy, cơ sở sản xuất phải làm hồ sơ nộp Cục An toàn thực phẩm, trong đó cơ sở sản
xuất phải chứng minh nguồn gốc nguyên vật liệu, pháp nhân doanh nghiệp, khu sản xuất
chế biến, nhân viên đã tập huấn an toàn thực phẩm...

Sau 15 ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục An toàn thực phẩm sẽ kiểm tra thực tế. Nếu đạt điều
kiện, Cục An toàn thực phẩm sẽ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 3 năm, còn việc công bố
hợp quy sản phẩm sẽ công bố định kỳ 6 tháng 1 lần.
Thông thường, đoàn kiểm tra kết hợp giữa UBND và Cục An toàn thực phẩm sẽ kiểm tra
định kỳ 6 tháng 1 lần. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất.
Khi kiểm tra, cơ quan chức năng có thể lấy mẫu để kiểm tra.

21


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

Còn các lỗi phát sinh trong khâu sản xuất, chế biến thì cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm.
Đây cũng là một lỗ hổng trong quá trình sản xuất sản phẩm thực phẩm bởi cơ quan chức
năng không thể kiểm tra mẫu của từng lô hàng và biết đâu trong quá trình sản xuất lô hàng
mới lại khác hoàn toàn với chất lượng so mới lô mẫu được gửi đi kiểm định.

B. Xử lý vi phạm đối với cơ sở phạm luật về ATTP
Quy định hiện hành nêu các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm
pháp luật về an toàn thực phẩm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và
khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. “Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử
phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nêu mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa
với hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm của cá nhân là 100 triệu đồng và tổ chức là
200 triệu đồng.
Về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm trên, theo LS Tao, thực tế BLHS
năm 1999 đã có chế tài nhưng để đủ yếu tố cấu thành tội phạm phải có tình tiết gây thiệt

hại nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. “Mà thế nào là gây thiệt hại nghiêm
trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì BLHS 1999 chưa cụ thể hóa, thành ra khó
khăn cho việc điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ nên không có căn cứ xử lý hình sự”, LS
Tao nói. Tuy nhiên, “rào cản” này đã được gỡ bỏ khi BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) ban hành quy định rõ hơn về tội danh “vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực
phẩm” để xử lý nghiêm loại hình tội phạm này.
“Cụ thể, điều 317 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nêu các hành vi sẽ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự gồm: Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc
bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm
sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng; sử dụng động vật chết do bệnh, dịch
bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc

22


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh
hoặc động vật bị tiêu hủy; nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử
dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử
dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng... thì khung hình phạt thấp nhất là 1 năm
tù, cao nhất là 20 năm tù, tùy vào trị giá sản phẩm từ 10 triệu đồng đến trên 1 tỉ đồng
hoặc phụ thuộc số tiền thu lợi bất chính, hoặc hậu quả thiệt hại sức khỏe, tính mạng theo
luật định”, LS Tao phân tích.

C. Trường hợp điển hình về vi phạm ATTP gây hậu quả nghiêm
trọng năm 2020
-


Gần 1.300 người mua nhưng TP.HCM mới thu hồi được 72 hộp pate Minh Chay

-

Vụ pate Minh Chay: Cục An toàn thực phẩm nói gì về việc cảnh báo chậm?

-

Nạn nhân sau khi ăn pate Minh Chay như "quáng gà", nhìn 1 thấy 2 người!

“Việc khách hàng ngộ độc sau khi sử dụng Pate
Minh Chay của Công ty TNHH Hai thành viên
Lối sống mới, ngoài việc bồi thường thiệt hại
sức khỏe, cơ sở sản xuất này có thể sẽ bị xử phạt
hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”
1. Thông tin từ báo chí
Liên quan đến vụ việc khách hàng sử dụng pate Minh Chay bị ngộ độc, Cục An toàn thực
phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn yêu cầu thu hồi 13 sản phẩm của Công ty TNHH Hai
thành viên Lối sống mới.

23


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý của vụ việc trên, luật sư Hoàng Tùng, Trưởng văn phòng
Luật sư Trung Hòa (thuộc đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y

tế) đã cảnh báo, Pate Minh Chay có chứa độc tố của vi khuẩn Clostridium Botulinum.
Đây là loại độc tố thuộc nhóm cực kỳ nguy hiểm, việc nhiều người sử dụng sản phẩm Pate
Minh Chay của Công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới đang trực tiếp kinh doanh và
sản xuất dẫn đến bị ngộ độc thì rõ ràng là đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Botulinum là độc tố mạnh nhất thế giới, có thể gây chết người chỉ với liều lượng rất nhỏ.
Độc tố thường được sinh ra trong môi trường bị nhiễm vi khuẩn yếm khí và nhiệt độ thích
hợp. Các ca ngộ độc từng xảy ra với thức ăn chế biến, đồ hộp. Vi khuẩn bị tiêu diệt nếu đồ
hộp được đun nấu lại ở nhiệt độ 100 độ C.
Việt Nam hiện không có huyết thanh kháng độc, phải nhập từ nước ngoài. Các bệnh nhân
phần lớn được điều trị hỗ trợ thở máy, thay huyết tương, kháng sinh và tập luyện vật lý trị
liệu. Trong số 9 người nhập viện ở Hà Nội và TP HCM, 5 người đã ra viện sau nhiều ngày
phải thở máy.
2. Thông tin từ cơ quan điều tra
Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới đã cung cấp biên bản đoàn kiểm tra liên ngành
của UBND huyện Đông Anh làm việc với công ty hôm 27/8. Trong đó, đoàn liên ngành lập
biên bản vi phạm hành chính và đề nghị UBND huyện Đông Anh ban hành quyết định xử
phạt 17,5 triệu đồng.
Công ty đã cung cấp cho đoàn kiểm tra danh sách khách hàng mua pate Minh Chay. Theo
đó, từ ngày 1/7 đến 22/8, công ty bán 7.000 sản phẩm ra thị trường (1.200 khách hàng mua
pate Minh Chay, trong đó gần 500 người chưa liên hệ được). Cơ sở này công bố sử dụng
các nguyên liệu: chân nấm hương hữu cơ, chân nấm hương, mộc nhĩ, nấm hương khô,
nấm hương khô organic, nấm đùi gà to, nấm đùi gà non, nấm sò yến... để sản xuất. Tuy

24


*Những thông tin trong bảng báo các tổng hợp này chỉ mang tính tổng quát và tham khảo cho doanh nghiệp, đối tác. Do
đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.


nhiên, tại thời điểm kiểm tra, công ty không xuất trình được đầy đủ hồ sơ nguồn gốc, xuất
xứ các loại nguyên liệu.
Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản đã tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đồng thời tạm dừng hiệu lực 13 bản tự công bố sản
phẩm của công ty đến khi có kết luận cuối cùng từ cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Công ty cũng chưa cung cấp được số lượng nguyên liệu nhập kho; số lượng toàn bộ sản
phẩm đã sản xuất; số lượng sản phẩm đã cung cấp ra thị trường, các hồ sơ theo dõi sản
xuất trong thời gian từ 1/7 đến 28/8 để phục vụ cho công tác điều tra nguyên nhân, truy xuất
nguồn gốc.
Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản đã tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đồng thời tạm dừng hiệu lực 13 bản tự công bố sản
phẩm của công ty đến khi có kết luận cuối cùng từ cơ quan quản lý có thẩm quyền.
3. Thông tin từ phía Cơ sở Minh Chay
Ông Nguyễn Ngọc Minh, người đồng sáng lập Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới
cho biết, 5 người điều hành doanh nghiệp đều là thành viên trong gia đình. Ông đang làm
việc với cơ quan công an, còn các thành viên khác đang chia nhau đến gặp và hỗ trợ 9 nạn
nhân ở các tỉnh.
"Quá trình sản xuất chúng tôi sử dụng máy hấp tiệt trùng 120 độ C trong vòng 45 phút,
không dùng hóa chất. Việc phát sinh vi khuẩn độc vượt ngoài tầm kiểm soát, chúng tôi sẵn
sàng chịu trách nhiệm sự cố. Cả gia đình tôi ăn chay trường, không bao giờ dám làm các
sản phẩm độc hại bán cho mọi người", ông Minh nói.
Mặc dầu công ty gia đình này đã có giấy phép sản xuất thực phẩm đóng hộp, nhưng đây là
chuyện cần rút kinh nghiệm cho việc sản xuất thực phẩm, nhất là thực phẩm tại quy mô gia
đình - hình thức rất phổ biến trong xã hội ta.

25


×