Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu đánh giá hoạt động xây dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của thành phố đà nẵng và khuyến nghị cần thiết cho hoạt động cập nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN KHÁNH TOÀN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH
ĐỘNG ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ
KHUYẾN NGHỊ CẦN THIẾT CHO HOẠT ĐỘNG CẬP NHẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN KHÁNH TOÀN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH
ĐỘNG ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ
KHUYẾN NGHỊ CẦN THIẾT CHO HOẠT ĐỘNG CẬP NHẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: chương trình đào tạo thí điểm

Cán bộ hướng dẫn: TS Nguyễn Phương Nam

HÀ NỘI, 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Phương Nam, không sao chép các công
trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công
bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy định.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

Nguyễn Khánh Toàn

iii


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Phương Nam –
Trưởng phòng Công nghệ giảm nhẹ biến đổi khí hậu - Cục Biến đối khí hậu - Bộ Tài
nguyên và Môi trường là người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý, giúp đỡ và động
viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn TS. Hoàng Thị Hương Thảo – Viện Hóa học – Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ tôi tìm kiếm các nguồn tư liệu
trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và cán
bộ thuộc Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi, hướng dẫn tôi hoàn thành chương trình học và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin được chân thành cảm ơn gia đình, các thầy cô, bạn bè và đồng
nghiệp, những người luôn ở bên tôi và là nguồn động lực to lớn giúp tôi hoàn thành sớm
luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Khánh Toàn

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .................................................................viii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................ ix
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. x
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 19
1.1. Tình hình xây dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu trên thế giới ....19
1.2. Những bài học điển hình của thế giới ......................................................................21
1.2.1. Sử dụng hiệu quả cơ sở khoa học khí hậu và xác định tính không chắc chắn..21
1.2.2. Đánh giá rủi ro và xác định các nhóm dễ bị tổn thương .....................................22
1.2.3. Cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan...............................................................22
1.2.4. Cụ thể hóa những đánh giá rủi ro bằng thứ tự các khuyến nghị ưu tiên trong kế
hoạch hành động ...............................................................................................................24
1.2.5. Xác định hành động thiết thực và ưu tiên cho việc thực hiện ............................25
1.2.6. Chính quyền địa phương phải chủ trì và chủ động các hoạt động lên kế hoạch,
điều phối, giám sát và thực hiện kế hoạch hành động ...................................................26
1.3. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam...27
1.4. Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam ..........................30
1.5. Đặc điểm, đặc trưng của đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................31

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 34
2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.....................................................................34
2.1.1. Phiếu phỏng vấn có cấu trúc đối với Tổ công tác xây dựng kế hoạch hành động...34
2.1.2. Đối với nội dung văn bản kế hoạch hành động và các báo cáo liên quan ........35
2.1.3. Kết quả điều tra khảo sát đối với đối tượng thụ hưởng.......................................35
2.2. Xây dựng bộ tiêu chí so sánh, đánh giá kết quả xây dựng kế hoạch hành động
thích ứng với biến đổi khí hậu đã ban hành....................................................................35
2.2.1. Đánh giá hiệu quả việc kế thừa các kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu một
cách cập nhật......................................................................................................................36
2.2.2. Xác định các tổ chức cần tham gia vào quá trình thiết kế kế hoạch ..................37
2.2.3. Tính chuyên nghiệp của Tổ công tác ....................................................................38
v


2.2.4. Lập kế hoạch công tác tổng thể .............................................................................39
2.2.5. Xác định ưu tiên ......................................................................................................40
2.2.6. Thực hiện lồng ghép...............................................................................................40
2.2.7. Lấy ý kiến tham vấn trước khi thông qua.............................................................41
2.2.8. Dữ liệu về biến đổi khí hậu của địa phương ........................................................42
2.2.9. Đánh giá tác động biến đổi khí hậu.......................................................................43
2.2.10. Đánh giá rủi ro và tính dễ bị tổn thương.............................................................43
2.2.11. Đánh giá cơ sở khoa học của các giải pháp thích ứng ......................................44
2.2.12. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp thích ứng.............................................45
2.2.13. Thiết lập bộ máy chỉ đạo và quản lý các hoạt động thích ứng biến đổi khí hậu
tại địa phương ....................................................................................................................45
2.2.14. Sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình thực hiện..........................46
2.2.15. Hiệu quả thực hiện các giải pháp đã đề xuất......................................................46
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ PHÂN LOẠI VÀ SO SÁNH ..................................... 48
3.1. Phân tích các chỉ số ....................................................................................................55
3.1.1. Đánh giá nhóm các chỉ số trong quá trình lập kế hoạch .....................................55

3.1.2. Đánh giá nhóm chỉ số phương pháp khoa học xây dựng kế hoạch hành động 60
3.1.3. Đánh giá nhóm chỉ số hiệu quả của giải pháp đề xuất ........................................62
3.1.4. Đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch hành động...............................................64
3.2. So sánh với một số Tỉnh khác...................................................................................68
3.2.1. So sánh với những thành phố trực thuộc Trung ương ........................................68
3.2.2. So sánh với những tỉnh được chấm điểm cao cùng mô hình .............................73
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 74
1. Tồn tại và hạn chế .........................................................................................................74
1.1. Thiếu tính khả thi đối với các dự án ưu tiên ............................................................74
1.2. Dữ liệu khí hậu không được phổ biến rộng rãi .......................................................74
1.3. Hạn chế về năng lực của cán bộ chuyên trách ........................................................75
2. Khuyến nghị và đề xuất................................................................................................75
2.1. Làm rõ, chi tiết hóa, cung cấp các ví dụ cụ thể đối với các hướng dẫn kỹ thuật .75
2.2. Khuyến nghị cho các hướng dẫn về quy trình xây dựng kế hoạch hành động....76
2.2.1. Tiêu chí tuyển chọn tư vấn .....................................................................................76
2.2.2. Thu hút sự tham gia của các sở ngành chuyên môn............................................76
vi


2.2.3. Nâng cao sự tham gia của các nhóm dễ bị tổn thương........................................77
2.2.4. Đổi mới tư duy trong việc điều phối lập kế hoạch và thực hiện.........................77
2.2.5. Tăng cường phối hợp với các tỉnh lân cận ...........................................................77
2.3. Khuyến nghị cho hướng dẫn về vai trò của lãnh đạo chính quyền địa phương ..78
2.4. Khuyến nghị đối với các hoạt động đào tạo và nâng cao năng lực.......................79
2.4.1. Sở Tài nguyên và Môi trường................................................................................79
2.4.2. Các đơn vị tư vấn kỹ thuật .....................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 81
PHỤ LỤC I

vii



DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BĐKH

Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với
Biến đổi Khí hậu (Asian Cities Climate Change Resilience
Network)
Biến đổi khí hậu

BVMT

Bảo vệ môi trường

COP

Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc vế biến đổi khí hậu (Conference
of the Parties)

CTMTQG

Chương trình mục tiêu quốc gia

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

IPCC


Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental
Panel on Climate Change)

IMHEN

Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Vietnam
Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change)

KHHĐ

Kế hoạch hành động

NTP-RCC

Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu
(National Target Program Responding to Climate Change)

ODA

Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)

PPP

Hợp tác công tư (Public Private Partnership)

SP-RCC

Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (Supporting
Program Responding to Climate Change)


TNMT

Tài nguyên môi trường

TTX

Tăng trưởng xanh

UNFCCC

Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (United
Nations Framework Convention on Climate Change)

UNDP

Chương trình phát triển Liên hợp quốc (United Nations
Development Programme)

UN-REDD

Chương trình hợp tác của LHQ về Giảm phát thải từ phá rừng và
suy thoái rừng ở các nước đang phát triển (United Nations
Programme on Reducing Emissions from Deforestation and Forest
Degradation)

ACCCRN

viii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách các chương trình liên quan đến BĐKH của Đà Nẵng….36
Bảng 2.2. Bảng thông tin, số liệu cần thu thập cho đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu…………………………………………………………………….42
Bảng 2.3. Thước đo định tính xác định tổn thất thiệt hại……………………..44
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá kế hoạch hành động của Đà Nẵng …...................49
Bảng 3.2. Sơ đồ tổ chức nhân sự ứng phó biến đổi khí hậu ở Đà Nẵng………65
Bảng 3.3. So sánh kế hoạch hành động của các tỉnh thành trực thuộc trung
ương…………………………………………………………………………...68
Bảng 3.4. Kinh phí bố trí cho hoạt động xây dựng kế hoạch hành động tại Địa
phương………………………………………………………………….……..70

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Tương quan sử dụng kinh phí và kết quả xây dựng kế hoạch hành
động………………………………………………………………………86

x


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại, tác động
nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới [5]. Nhiệt
độ tăng, mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, là các tác
nhân có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ
thống kinh tế-xã hội trong tương lai [7]. Do vậy con người cần có những hành động thiết
thực để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu lên đời sống sinh hoạt. Trong

đó có hai hướng giải quyết song song đó là giảm thiểu tác nhân gây biến đổi khí hậu, và
ứng phó thích nghi với biến đổi khí hậu. Rất nhiều nhóm nghiên cứu của nhiều quốc gia
khác nhau đã và đang tập trung tìm giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tác nhân gây biến
đổi khí hậu [34] [36]. Tuy nhiên quá trình giảm thiểu tác nhân này chưa đạt hiệu quả cao,
vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu, và cần nhiều thời gian trước khi có thể triển
khai trên diện rộng. Trước khi quá trình giảm thiểu tác nhân thành công, biến đổi khí hậu
và các tác động tiêu cực của nó lên đời sống con người vẫn liên tục diễn ra. Vì vậy, công
tác ứng phó với biến đổi khí hậu là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí
hậu, [5] [15] bị nhiều tổn thất to lớn về người và tài sản. Nhận thức rõ những tác động
nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển bền vững của đất nước, Đảng và
Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương và từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật,
tạo hành lang pháp lý cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và
môi trường.[1-29] Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia
ứng phó với biến đổi khí hậu (NTP-RCC) theo Quyết định số 3815/BTNMTKTTVBĐHK ngày 13 tháng 10 năm 2009 [12], trong đó đưa ra yêu cầu và hướng dẫn
các địa phương xây dựng Kế hoạch hành động (KHHĐ) ứng phó với BĐKH.
Giai đoạn đầu của KHHĐ đã được các tất cả các tỉnh, thành phố bắt đầu triển khai
xây dựng từ năm 2009 [11]. Trong giai đoạn đầu, xây dựng KHHĐ là một hoạt động còn
tương đối mới mẻ với cả Chính phủ Việt Nam cũng như các địa phương. Hơn thế nữa,
Việt Nam là một trong số các quốc gia đầu tiên đồng loạt xây dựng KHHĐ trên qui mô
cả nước. Ở thời điểm Bộ TNMT [12] và NTP-RCC xây dựng các hướng dẫn ban đầu về
11


lập KHHĐ ở cấp tỉnh, có rất ít kinh nghiệm quốc tế để tham khảo nhằm đưa ra hướng
đẫn về quy trình thực hiện. Do đó tuy hầu hết các tỉnh, thành phố đã hoàn thành xây dựng
KHHĐ, nhưng chất lượng là khá không đồng đều, nhiều KHHĐ còn yếu kém và thiếu
tính khả thi [19].
Những năm gần đây, rất nhiều quốc gia và các tổ chức tập trung nghiên cứu, xây
dựng và triển khai KHHĐ cho ứng phó với BĐKH [17]. Vì vậy tài liệu nghiên cứu tham

khảo cũng như các bài học kinh nghiệm phục vụ việc rà soát đánh giá KHHĐ ứng phó
với biến đổi khí hậu không còn bị hạn chế như thời gian đầu. Qua đó, chỉ ra những bài
học kinh nghiệm cũng như các điểm hạn chế của các địa phương. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên
và Môi trường cũng đang yêu cầu các tỉnh cập nhật KHHĐ [10] ứng phó với BĐKH cho
giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030. Do đó trong giai đoạn này, các nghiên cứu đánh giá
cũng như hỗ trợ để các tỉnh cập nhật và nâng cao chất lượng của KHHĐ là vô cùng cấp
thiết.
Đà Nẵng là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ
quan trọng của Việt Nam.[31] Đà Nẵng là thành phố có bờ biển dài, tác động của BĐKH
đến thành phố là đáng kể. Theo kịch bản BĐKH cho Việt Nam đến năm 2100, Đà Nẵng
nằm trong vùng Nam trung bộ, ở đó nhiệt độ không khí sẽ tăng thêm từ 0,3÷2,8°C; lượng
mưa sẽ giảm từ 2,8÷18% vào mùa khô và tăng từ 0,8÷15,2% vào mùa mưa; mực nước
biển sẽ dâng cao thêm từ 11÷100 cm [31]. Trước thực tế này, năm 2012 Đà Nẵng đã ban
hành “KHHĐ ứng phó biển đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng đến năm
2020”. Tính đến nay, 2017, KHHĐ của thành phố Đà Nẵng sau 5 năm triển khai cần được
cập nhật và bổ sung. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào hỗ trợ Đà Nẵng trong việc đánh
giá kết quả xây dựng và triển khai KHHĐ trong năm qua cũng như cập nhật cho KHHĐ
trong giai đoạn tiếp theo.
Do đó trong luận văn này tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh giá hoạt động xây
dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của thành phố Đà Nẵng và khuyến
nghị cần thiết cho hoạt động cập nhật”.

12


2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu bao gồm hai vấn đề. Mục tiêu thứ nhất là đánh giá sự
chuẩn bị và xây dựng KHHĐ của Thành phố Đà Nẵng. Mục tiêu thứ 2 là từ nghiên cứu
này sẽ khuyến nghị một số đề xuất để cải thiện/tăng cường chất lượng cho KHHĐ trong
giai đoạn tiếp theo khi Đà Nẵng có kế hoạch cập nhật văn bản này.

3. Dự kiến những đóng góp của đề tài
Về mặt khoa học, nghiên cứu này cung cấp đánh giá định tính có lượng hóa
một phần về kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng trong hoạt động xây dựng và
thực hiện KHHĐ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, nghiên cứu này đóng góp nhiều kiến thức, thông tin tổng hợp,
cũng như đánh giá tổng thể về kế hoạch hành động của thành phố Đà Nẵng nói
riêng cũng như cả nước nói chung. Trong đó, nghiên cứu này cung cấp đánh giá
tổng thể tình hình thực hiện KHHĐ trên toàn quốc và một số địa phương cụ thể.
Từ đó, cung cấp cái nhìn trực diện, trung thực về tình hình thực hiện KHHĐ.
Nghiên cứu này cung cấp kiến thức về các kinh nghiệm, bài học kinh nghiệm
của quốc tế trong việc xây dựng và thực hiện KHHĐ cấp địa phương. Từ đó chỉ
ra các thiếu sót trong hướng dẫn xây dựng KHHĐ hiện nay, khuyến nghị cho
việc hoàn thiện quy trình thủ tục xây dựng KHHĐ, hướng dẫn về vai trò của các
cấp quản lý địa phương. Ngoài ra nghiên cứu này còn cung cấp thông tin phục
vụ công tác xây dựng hướng dẫn và qui định mới cho các đơn vị liên quan (Văn
phòng chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu (NTPRCC), Bộ NT&MT, Thành phố Đà Nẵng …) cho giai đoạn tiếp theo.
Tính đến năm 2017, chưa có đề tài/nghiên cứu nào đánh giá cũng như hỗ
trợ cải thiện chất lượng cho KHHĐ của Đà Nẵng. Nghiên cứu này là tài liệu đầu
tiên đánh giá lại quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động của Đà
Nẵng. Từ đó rút ra các bài học có giá trị để hỗ trợ Đà Nẵng trong giai đoạn tiếp
theo, cũng như làm mô hình tham khảo cho các địa phương khác.

13


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng được hướng tới trong nghiên cứu này bao gồm
- Biến đổi khí hậu, mức độ tác động của BĐKH và tính dễ bị tổn thương của một
số địa phương tại Việt Nam.
- Kinh nghiệm xây dựng KHHĐ tại địa phương của một số quốc gia trên thế giới.

- Phương pháp đề xuất các giải pháp ưu tiên thích ứng và sử dụng hiệu quả kinh phí
thông qua lồng ghép.
- Vai trò của các tổ chức tham gia vào việc xây dựng KHHĐ: UBND Tỉnh, Sở Tài
nguyên và Môi trường, Nhóm soạn thảo, Ban chỉ đạo xây dựng KHHĐ, Tư vấn kỹ thuật,
nhóm cộng động, sở ban ngành liên quan, ….
4.2. Không gian của nghiên cứu
- Thành phố Đà Nẵng (chỉ tính với khu vực ven bờ, không bao gồm quần đảo Hoàng
Sa) và các tỉnh khác.
4.3. Thời gian
- Từ 2009 khi ban hành Quyết định số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 13 tháng 10
năm 2009 của Bộ TN&MT về hướng dẫn các địa phương xây dựng KHHĐ giai đoạn đầu đến
khi ban hành KHHĐ (2012) và các khuyến nghị cho việc cập nhật (hiện nay 2017).
4.4. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Các nội dung được đề cập trong KHHĐ ứng phó với BĐKH và quá trình chuẩn bị
cho việc xây dựng KHHĐH.
5. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Vấn đề nghiên cứu
- Đánh giá chất lượng nội dung KHHĐ của Đà Nẵng.
- So sánh tương quan KHHĐ của thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh khác.
- Khuyến nghị cho việc cập nhật KHHĐ của thành phố Đà Nẵng.
- Khuyến nghị về mặt nội dung
+ Cải thiện qui trình thủ tục xây dựng;
+ Nâng cao vai trò của lãnh đạo chính quyền địa phương;
+ Các hoạt động đào tạo và nâng cao năng lực.
14


5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu này được lấy ý tưởng dựa trên cơ sở và mở rộng nghiên cứu của báo
cáo đánh giá kinh nghiệm của chính quyền địa phương trong hoạt động xây dựng KHHĐ

ứng phó với biế đổi khí hậu của Việt Nam, ban hành bởi Cục Khí tượng Thủy văn và
Biến đổi khí hậu (2014). Trong đó 9 tỉnh thành của Việt Nam đã được nghiên cứu và
đành giá với 3 cấp độ tốt, trung bình, và hạn chế trong việc xây dựng KHHĐ của địa
phương mình.
Nhận định sơ bộ, Đà Nẵng được hỗ trợ tốt về kinh tế và khoa học từ chính phủ
cũng như quốc tế, nên thành phố Đà Nẵng có khả năng xây dựng và triển khai KHHĐ
tốt. Tuy nhiên còn một số hạn chế, cần khuyến nghị để hỗ trợ cho việc cập nhật KHHĐ
trong giai đoạn tiếp theo.

6. Nội dung nghiên cứu
6.1. Nội dung 1
Nghiên cứu tổng quan về biến đổi khí hậu
- Tổng quan về biến đổi khí hậu (Khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân).
- Biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động ở Việt Nam.
- Thích ứng với biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt
Nam.
6.2. Nội dung 2
Nghiên cứu cơ sở lý luận (kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng và triển khai
kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và thực trạng ở Việt Nam).
- Bối cảnh pháp lý và các chính sách liên quan.
- Kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng
phó với biến đổi khí hậu ở cấp độ địa phương.
- Thực trạng công tác xây dựng và tình hình triển khai kế hoạch hành động ứng
phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

15


6.3. Nội dung 3
Xây dựng công cụ đánh giá kết quả xây dựng và triển khai KHHĐ của Đà Nẵng.

- Xây dựng mẫu phiếu khảo sát, câu hỏi phỏng vấn và tài liệu hướng dẫn điền
phiếu, trả lời phỏng vấn.
- Xây dựng bộ chỉ tiêu, tiêu chí so sánh, đánh giá kết quả xây dựng và triển khai
dựa trên các giải pháp chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam và Chương
trình/ kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu đã ban hành.
- Lấy ý kiến chuyên gia về bộ chỉ tiêu, tiêu chí so sánh, đánh giá kết quả xây dựng
và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
6.4. Nội dung 4
Đánh giá quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến
đổi khí hậu của tỉnh Đà Nẵng.
- Đánh giá về quy trình, cách thức xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng
phó với biến đổi khí hậu dựa trên bộ tiêu chí.
- Đánh giá về vai trò, sự phối hợp, và cơ chế chia sẻ, cung cấp thông tin của các
đơn vị liên quan trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến
đổi khí hậu.
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường và phát huy hiệu quả vai trò, sự phối hợp
của các đơn vị liên quan trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng
phó với biến đổi khí hậu ở địa phương.
6.5. Nội dung 5
Tổng kết, đánh giá và nghiệm thu kết quả nghiên cứu.
- Xây dựng báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn (báo cáo chính
và báo cáo tóm tắt).
- Lấy ý kiến góp ý, đánh giá của chuyên gia phản biện, giáo viên hướng dẫn đề tài
luận văn.
- Tiến hành nghiệm thu, bảo vệ kết quả thực hiện của đề tài luận văn.

16


7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận/cách tiếp cận
Cách tiếp cận của luận văn này gồm bốn giai đoạn. Đầu tiên, để có cơ sở đánh giá
quá trình xây dựng KHHĐ ở Việt Nam, tác giả đã tổng hợp toàn bộ hướng dẫn xây dựng
KHHĐ của Việt Nam, trong đó đặc biệt hữu ích là tài liệu của GS. TSKH Nguyễn Đức
Ngữ. Dựa trên những hướng dẫn này, Tác giả tiến hành thiết kế 02 mẫu phiếu dành cho
cán bộ trực tiếp tham gia quá trình xây dựng KHHĐ và dành cho đối tượng thụ hưởng
của kế hoạch này. Tiếp đến, để thu thập các thông tin liên quan tới quá trình xây dựng
cúng như hiệu quả triển khai của KHHĐ, tác giả tiến hành phỏng vấn đối với các cá
nhân tham gia trực tiếp quá trình xây dựng KHHĐ, đồng thời tiến hành điều tra xã hội
học với hơn 100 cá nhân là đối tượng thụ hưởng của KHHĐ. Sau đó, tác giả tiến hành
xem xét nội dung chi tiết các văn bản KHHĐ đã được địa phương phê duyệt, và đánh
giá theo các tiêu chí liên quan tới mức độ sử dụng khoa học khí hậu, mức độ chi tiết của
đánh giá tính dễ bị tổn thương, mức độ khoa học của đề xuất ưu tiên các giải pháp ứng
phó để chấm điểm phân loại các KHHĐ. Sau cùng, tác giả so sánh hiệu quả sử dụng chi
phí của Đà Nẵng với các thành phố trực thuộc Trung ương và các địa phương có cùng
bối cảnh về sự hỗ trợ của quốc tế về tài chính và chuyên gia kỹ thuật, trên cơ sở đó đưa
ra các kết luận và khuyến nghị tới Văn phòng biến đổi khí hậu của Đà Nẵng để công
tác cập nhật KHHĐ có thể thực hiện tốt hơn.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Xây dựng Bộ câu hỏi phỏng vấn, xác định đối
tượng điều tra và nội dung phỏng vấn và phân tích thu thập, tổng hợp dữ liệu, áp dụng
cho đối tượng thụ hưởng của KHHĐ.
- Phương pháp phỏng vấn có cấu trúc kết hợp phân hạng sử dụng thang điểm
(Structured Interview with Scale Category): phỏng vấn tất cả các đối tượng những câu
hỏi như nhau, dành cho cán bộ tham gia trực tiếp quá trình xây dựng KHHĐ.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : tổng hợp các đề án, đề tài, nghiên cứu khoa
học, tạp chí khoa học, bài báo, dự án liên quan tới hoạt động xây dựng KHHĐ trong
nước và quốc tế.
17



- Phương pháp chuyên gia : lấy ý kiến chuyên gia trong việc phân bổ các trọng số
và chỉ tiêu cho từng cấu phần hình thành bộ tiêu chí đánh giá.
- Phương pháp nghiên cứu định tính có lượng hóa một phần : đánh giá chấm điểm
các KHHĐ và so sánh, phân loại.
7.3. Cấu trúc luận văn thạc sĩ
Mở đầu
Chương 1 : Tổng quan tài liệu
Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 : Kết quả và thảo luận
Kết luận & khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

18


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình xây dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu trên
thế giới
Khác với giai đoạn những năm 2009 – 2014, thời gian gần đây trên thế giới đã có
khá nhiều những kinh nghiệm và bài học quý giá của các chính quyền địa phương trong
việc xây dựng KHHĐ (đôi khi còn gọi là “chiến lược thích ứng địa phương”). Dựa trên
tổng quan nghiên cứu các KHHĐ thích ứng với BĐKH của các nước như Mỹ, Nam Phi,
Anh, và Philippine, tác giá xác định được sáu nhóm kinh nghiệm có thể áp dụng để đánh
giá và so sánh công tác xây dựng KHHĐ ở Việt Nam cùng các nước trên thế giới.
Theo một nghiên cứu của Basett và đồng nghiệp năm 2010 đã chỉ ra rằng phần lớn
các các KHHĐ cấp địa phương thực hiện trước năm 2010 tại Mỹ chỉ tập trung vào mảng
giảm thiểu. Vấn đề thích ứng với BĐKH cũng được đề cập trong nội dung nhưng rất hạn
chế [35]. Các kế hoạch này rất đa dạng. Có rất ít mô hình hay hướng dẫn về xây dựng

KHHĐ, rất ít chuẩn hóa trong phương pháp, và các khuyến nghị đưa ra cũng không có
nhiều tính mới. Mặc dù trong phần lớn các trường hợp, việc xây dựng KHHĐ đã thu hút
được sự tham gia của cộng đồng và góp phần nâng cao nhận thức, quá trình này có xu
hướng sa vào các thảo luận mang tính khoa học và kỹ thuật về tác động của BĐKH. Đây
được xem như một điểm yếu do sự tập trung vào các vấn đề kỹ thuật sẽ gây ra sự kém
hiệu quả giữa giải pháp đề xuất và tính khả thi của các giải pháp hoặc khó lồng ghép với
các quy trình, kế hoạch khác của địa phương.
Một nghiên cứu tương tự ở Anh cũng chỉ ra rằng, bất kể quy mô các thành phố dù
lớn hay nhỏ nhận ra tình trạng dễ bị tổn thương của họ trước BĐKH và sự cấp thiết cần
thực hiện các biện pháp thích ứng, các KHHĐ mà họ đưa ra lại nhấn mạnh vào giảm thiểu
hơn là thích ứng [45]. Một khảo sát gần đây đối với các thành phố là thành viên của ICLEI
(Chính quyền địa phương vì sự phát triển bền vững) chỉ ra rằng mặc dù nhiều thành phố
quan tâm đến tính dễ bị tổn thương với BĐKH, có rất ít thành phố đưa ra được báo cáo
đánh giá tính dễ bị tổn thương, cùng các biện pháp ứng phó [37]. Theo báo cáo của các
thành phố, có rất nhiều thách thức trở ngại bao gồm khó khăn trong tìm kiếm nguồn tài
chính, và khối lượng thời gian phải đầu tư cho việc lập kế hoạch và triển khai các giải
pháp thích ứng, cũng như khó khăn trong tạo dựng sự ủng hộ về mặt chính trị và cam kết
19


của chính quyền đối với vấn đề này trước các mục tiêu ưu tiên khác. Ở Việt Nam, việc
xây dựng KHHĐ ứng phó là yêu cầu bắt buộc của chính phủ và các địa phương được tài
trợ để xây dựng KHHĐ. Đây là trường hợp cá biệt so với các nước trên thế giới.
Một đánh giá khác tập trung riêng vào các hoạt động thích ứng, trong đó có kinh
nghiệm của Úc và Anh cũng như Mỹ trong giai đoạn 2000-2010, cũng đưa ra kết luận
tương tự: có rất ít trong số 57 KHHĐ ứng phó với BĐKH của địa phương có khả năng
đưa ra được các biện pháp thích ứng, mặc dù đây là các quốc gia có nền công nghiệp phát
triển và trình độ nghiên cứu về BĐKH hàng đầu [54]. Các KHHĐ thực tế hầu hết bao
gồm những dự đoán về BĐKH, tác động của BĐKH, và kế hoạch tuyên truyền, phổ biến
thông tin này tới các bên liên quan. Mặc dù rất nhiều kế hoạch đã đưa ra khuyến nghị cho

nội dung tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức, nhưng có rất ít đánh giá ban đầu
về khả năng thích ứng hoặc tính dễ bị tổn thương của các khu vực. Một số hạn chế khác
của các KHHĐ ban đầu này bao gồm sự thiếu chú ý đến yếu tố không chắc chắn trong
các dự đoán khí hậu và các yếu tố không liên quan đến khí hậu ảnh hưởng đến tính dễ bị
tổn thương, thiếu rõ ràng về các giả định và hạn chế trong phân tích, và hạn chế của các
thảo luận về tính khả thi hoặc nguồn tài chính cho việc triển khai các giải pháp thích ứng.
Những lỗ hổng và hạn chế của kinh nghiệm quốc tế là hoàn toàn dễ hiểu, vì thích ứng với
BĐKH là một mối quan tâm tương đối mới trong quá trình ra quyết định của chính quyền
địa phương. Theo mô tả của Füssel & Klein (2006), sự phát triển của các đánh giá về
BĐKH trong vòng 20 năm qua thể hiện ở việc nó đã chuyển từ bước chỉ tập trung vào tác
động của BĐKH, đến việc tập trung phân tích tính dễ bị tổn thương của tác động BĐKH,
và cuối cùng là đề ra các phương án để giảm nhẹ mức độ tổn thương đó [43].
Chủ đề cuối cùng này chính là mối quan tâm chính của tác giả khi đánh giá quá
trình xây dựng KHHĐ. Đối với các nước thu nhập thấp, các nhà tài trợ, chính phủ các
nước, và các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế thường đóng vai trò chủ chốt
trong việc thúc đẩy nỗ lực xây dựng KHHĐ ứng phó với biến khí hậu cấp địa phương
[59]. Có rất nhiều tài liệu hướng dẫn hay sổ tay dành cho đối tượng chính quyền địa
phương về việc lập KHHĐ ứng phó với BĐKH. Một số tài liệu này được xây dựng để sử
dụng ở một số địa phương cụ thể (như Anh, Canada, hoặc một số bang ở Mỹ hoặc Úc).
Một số tài liệu khác thì nhắm tới các thành phố hoặc chính quyền địa phương ở các nước
20


đang phát triển. Các tài liệu hướng dẫn này đưa ra nhiều định hướng và cung cấp các bài
học kinh nghiệm cho việc xây dựng KHHĐ tại địa phương. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là
liệu những hướng dẫn như vậy có áp dụng được trong điều kiện thực tế với các khó khăn
thách thức của chính quyền địa phương hay không. Do đó, bằng chứng về những kinh
nghiệm quý giá phần lớn dựa vào những gì chính quyền địa phương đã đạt được, chứ
không chỉ là kiến nghị của nhóm chuyên gia và tác giả các tài liệu hướng dẫn.
1.2. Những bài học điển hình của thế giới

Để có thêm thông tin so sánh kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình xây dựng
KHHĐ và làm rõ hơn các khuyến nghị phía cuối của Luận văn, tác giả tổng hợp các bài
học điển hình của thế giới thành 6 nhóm bài học, được miêu tả cụ thể sau đây :
1.2.1. Sử dụng hiệu quả cơ sở khoa học khí hậu và xác định tính không chắc
chắn
Chính quyền địa phương không có đủ nguồn lực kỹ thuật để thực hiện các phân
tích khoa học về dữ liệu khí hậu, vì vậy họ cần phải được cung cấp những dữ liệu phân
tích này để phục vụ cho quá trình xây dựng kế hoạch. Có rất nhiều ví dụ về các tổ chức
quốc tế đã tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách truy cập các số liệu và phân
tích khoa học về khí hậu dễ dàng và không tốn chi phí. Mô hình UKCIP (Chương trình
Thông tin khí hậu của Anh) là một mô hình mới và có tầm ảnh hưởng, đã phát triển một
loạt các kịch bản khí hậu cho khu vực và số liệu mô hình chi tiết hóa, cũng như nhiều
công cụ hỗ trợ việc lập kế hoạch ứng phó với khí hậu tại địa phương và hướng dẫn ứng
dụng, và sau đó công bố công khai thông qua các trang web cùng với các công cụ có
thể tải về.[38] Các ví dụ khác ở khu vực Bắc Mỹ bao gồm Chương trình Tác động Khí
hậu khu vực Thái Bình Dương (PCIC) đã hỗ trợ lập KHHĐ ở Vancouver và các thành
phố khác thuộc British Columbia; và Nhóm nghiên cứu về BĐKH thuộc Đại học
Washington đã hỗ trợ xây dựng KHHĐ ở Seattle. Các website này cung cấp thông tin
khí hậu cho các nhà hoạch định và cộng đồng [52]. Kiến thức chuyên môn là cần thiết
trong việc xử lý và diễn giải dữ liệu khí hậu, tuy nhiên điều này không có nghĩa là lập
KHHĐ khí hậu chủ yếu chỉ liên quan đến các vấn đề kỹ thuật. Cơ sở vững chắc về khoa
học khí hậu hỗ trợ việc đánh giá rủi ro và quyết định lập kế hoạch, nhưng những quyết
định này không thuộc phạm trù kỹ thuật, mà là những lựa chọn, đánh đổi và thiết lập
21


ưu tiên. Quyết định trong lập kế hoạch phụ thuộc vào mục tiêu và hướng ưu tiên–là
những vấn đề vốn mang bản chất chính trị.
1.2.2. Đánh giá rủi ro và xác định các nhóm dễ bị tổn thương
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy để xây dựng được một kế hoạch ứng phó hiệu quả

cần xác định được các nhóm, ngành và khu vực địa lý dễ bị tổn thương. Không phải tất
cả các nhóm đều bị ảnh hưởng theo cùng một cách hay cùng một mức độ, vì vậy điều
quan trọng là phải hiểu được từng khía cạnh dễ bị tổn thương của từng nhóm để đưa ra
ứng phó nhằm xây dựng khả năng thích ứng trước từng tác động cụ thể của BĐKH tới
những khu vực dễ bị tổn thương nhất. Việc đưa vào nội dung về đánh giá tính dễ bị tổn
thương có thể đảm bảo rằng KHHĐ ứng phó với BĐKH chỉ ra được nhu cầu của những
nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đồng thời hỗ trợ các mục tiêu kinh tế-xã hội lớn
hơn, chẳng hạn như xóa đói giảm nghèo, cải thiện nhà ở đô thị, dịch vụ cơ sở hạ tầng hiệu
quả hơn, và bảo tồn hệ sinh thái [43]. Tính dễ bị tổn thương thường được định nghĩa là
hàm của mức độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng. Tính dễ bị tổn thương
chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như vị trí, giàu nghèo, thu nhập, giới tính, sở hữu đất đai,
đăng ký nhân khẩu, và đôi khi là các yếu tố khác như tuổi tác, sức khỏe, dân tộc. Các yếu
tố này tác động đến mức độ tiếp cận của các nhóm xã hội với các cơ sở hạ tầng, đất đai,
hệ sinh thái, giúp bảo vệ họ trước các tác động của BĐKH. Ở cả hai nhóm nước có thu
nhập cao và thu nhập thấp, tính dễ bị tổn thương với BĐKH và sức khỏe cộng đồng có
quan hệ tương quan với tình trạng kinh tế xã hội [50].
Bằng cách kết hợp đánh giá tính dễ bị tổn thương và ưu tiên cho các cộng đồng dễ
bị tổn thương trong các KHHĐ, cách thức này sẽ giúp đảm bảo rằng KHHĐ ứng phó với
BĐKH đáp ứng nhu cầu của những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đồng thời hỗ
trợ các mục tiêu kinh tế-xã hội lớn hơn như xóa đói giảm nghèo, cải thiện nhà ở đô thị,
cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn, và bảo tồn hệ sinh thái.
1.2.3. Cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan
Chiến lược thích ứng với BĐKH liên quan đến hầu hết các lĩnh vực, với chi phí
và lợi ích khác nhau cho từng nhóm đối tượng khác nhau. Sự tham gia rộng rãi của các
bên liên quan trong xây dựng một KHHĐ sẽ cung cấp thông tin có giá trị về tác động,
22


rủi ro và khả năng ứng phó, giúp các nhà hoạch định xây dựng được một chiến lược tốt
hơn. Ngoài ra, sự tham gia của các bên liên quan góp phần tăng cường quá trình học hỏi

chia sẻ, đẩy mạnh cam kết của các tổ chức thực hiện, và tạo điều kiện thực hiện các
chiến lược đã chọn. Kiến thức chuyên sâu về khoa học khí hậu là cần thiết để đưa ra
giải thích cho các dự đoán khí hậu vốn mang tính bất định, và những thay đổi về tần
suất của các sự kiện cực đoan [55]. Tuy nhiên, các nhà khoa học khí hậu không đủ điều
kiện để xác định tính dễ bị tổn thương hoặc kiến nghị các pháp thích ứng. Công việc
này đòi hỏi phải có chuyên môn về nhiều lĩnh vực thực tiễn, cũng như kiến thức của địa
phương liên quan đến tác động của bão lụt tại các địa điểm cụ thể, hay tính khả thi của
biện pháp ứng phó cụ thể [56]. Vì vậy, để đánh giá được những thông tin đa dạng phục
vụ diễn giải dữ liệu khoa học và xác định tính dễ bị tổn thương, kinh nghiệm bài học
kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch chỉ ra cần có sự tham gia của cả những người
sở hữu kiến thức và người ứng dụng kiến thức trong công việc của mình. Và để xây
dựng được can thiệp phù hợp, ngoài lồng ghép với các dự án mới và kế hoạch phát triển
nhiều lĩnh vực khác nhau, các nhà hoạch định cũng cần tích hợp giữa kế hoạch ở đô thị
và các khu vực nông thôn xung quanh. Ngoài ra, từng nhóm lợi ích cũng có những quan
tâm khác nhau. Thực tế đã cho thấy sự tham gia của cộng đồng sẽ góp phần cải thiện
quá trình xây dựng kế hoạch, nhờ vận dụng được các kiến thức bản địa, xây dựng được
những chiến lược và giải pháp mới cho quy hoạch. Dự án nghiên cứu dựa vào cộng
đồng về nguyên nhân của trận lụt năm 2009 tại Quy Nhơn đã tiến hành phỏng vấn người
dân địa phương và chỉ ra rằng quá trình đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng gần đây
đã làm tăng sức tàn phá của trận lũ [41]. Những biện pháp thích ứng có lợi cho một số
nhóm dân cư (như san lấp vùng đất đầm lầy và vùng trũng thấp để nâng nền xây dựng
các công trình) có thể gây ra tác động tiêu cực đối với các nhóm dân cư khác (chẳng
hạn như những người hiện đang sinh sống ở các khu vực trũng thấp xung quanh). Nhiều
biện pháp thích ứng đã được người dân địa phương triển khai một cách độc lập và chưa
được sự ghi nhận của các cơ quan chức năng, nhưng cần được xem xét trong các quyết
định về quy hoạch. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là học hỏi từ kinh nghiệm và
thực hành của người dân địa phương. Đồng thời, người dân địa phương có thể hiểu thêm
về những thay đổi về rủi ro BĐKH mà họ phải đối mặt qua những bằng chứng khoa học
mới. Do vậy, một bài học kinh nghiệm về xây dựng KHHĐ ứng phó với BĐKH là cần
23



có sự tham gia của nhiều bên liên quan để có được thông tin tốt hơn và đưa ra những
quyết định công bằng hơn.
1.2.4. Cụ thể hóa những đánh giá rủi ro bằng thứ tự các khuyến nghị ưu tiên
trong kế hoạch hành động
Việc xác định các hành động thích ứng phụ thuộc vào rủi ro tương ứng với các tác
động khí hậu khác nhau. Một số phương pháp đánh giá rủi ro định tính hoặc định lượng
là cần thiết để so sánh các tác động này và sắp xếp ưu tiên cho các can thiệp thích ứng
được đề xuất. Đánh giá rủi ro cho biết về mức độ thiệt hại và phạm vi phân bố của
những tác động tiềm ẩn của BĐKH. Thông tin này rất có giá trị cho chính quyền địa
phương trong việc xác định ưu tiên cho các giải pháp thích ứng [44][46].
Định nghĩa rủi ro bao gồm tần suất xảy ra một hiện tượng với cường độ nhất định,
và những thiệt hại do hiện tượng này gây nên. Ví dụ, các cơn lũ nhỏ có thể xảy ra thường
xuyên nhưng gây ra ít thiệt hại. Mặc dù tần suất xảy ra cao (có thể là 0,5 tương đương
50% trong một năm bất kỳ) nhưng rủi ro do hiện tượng này gây ra lại thấp do nó gây ra
ít thiệt hại. Ngược lại, một sự kiện lụt hay bão với tần suất chỉ 1% có thể xếp vào nhóm
rủi ro cao nếu nó có khả năng gây ra thiệt hại hàng tỷ đô la. Mức độ rủi ro thay đổi
không những do tác động của BĐKH, làm thay đổi tần suất xảy ra các hiện tượng cực
đoan như mưa lớn hoặc bão nghiêm trọng, mà còn do những thay đổi của hình thái phát
triển đô thị, như tại những khu vực dễ chịu tác động của BĐKH nhưng lại nhiều công
trình xây dựng có giá trị cao. Điều này có nghĩa rằng ngay cả khi độ cao đê được nâng
lên theo sự gia tăng về khả năng xảy ra các trận lũ cực đoan, rủi ro có thể sẽ vẫn tăng
lên do gia tăng giá trị của khu vực phát triển đô thị phía sau. Đánh giá rủi ro phải ước
tính được cả hai yếu tố này: khả năng một hiện tượng có thể xảy ra trong tương lai, và
tổn thất do hiện tượng đó gây nên. Trường hợp hạn chế về dữ liệu, khả năng xảy ra thể
được ước tính dựa vào một thang phân loại định danh, gồm các mức thấp, trung bình
và cao. Một cách ước tính đơn giản khác là sử dụng tần suất xảy ra hiện tượng trong
quá khứ và điều chỉnh để dự đoán những thay đổi trong tương lai. Tuy nhiên, nếu có
được các dự đoán với độ tin cậy cao chi tiết hóa đến cấp vùng từ các mô hình khí hậu

toàn cầu, những kết quả này có thể được sử dụng trực tiếp để dự đoán giá trị của một số
tiêu chí khí hậu cực đoan [49].

24


Cũng giống như khả năng xảy ra, việc ước tính định lượng tác động của các hiện
tượng cực đoan là rất khó. Một cách lý tưởng, ước tính như vậy nên bao gồm các tổn
thất và thiệt hại trực tiếp về tài sản, cũng như các thiệt hại kinh tế do ngưng trệ sản xuất
(ví dụ: một nhà máy công nghiệp dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt nhưng
có thể phải ngừng sản xuất do mạng lưới giao thông bị thiệt hại). Tính toán thiệt hại còn
phải tính đến những chi phí của nhà nước như chi phí phục hồi, và bồi thường thiệt hại
về cơ sở hạ tầng hoặc bảo hiểm. Cuối cùng, còn có thể có các chi phí gián tiếp cho các
hộ gia đình do ảnh hưởng tới sức khỏe. Một vấn đề quan trọng khi ước tính rủi ro tương
lai là việc phát triển đô thị sẽ dẫn đến đầu tư bất động sản và cơ sở hạ tầng, vì vậy ước
tính thiệt hại của các hiện tượng tương tự trong tương lai có thể sẽ cao hơn so với thời
điểm hiện tại. Ngoài ra, các nhóm khác nhau sẽ phải đối mặt với các thiệt hại khác nhau,
và không phải tất cả đều có ghi chép chính thức. Nếu không có sự tham khảo ý kiến của
nhiều bên liên quan về các tác động của BĐKH và hệ quả của nó, một số thiệt hại có
thể sẽ không được tính đến trong các đánh giá rủi ro. Đây là nội dung mà phần lớn các
quốc gia đang phát triển không thể lượng hóa và gây ra rất nhiều hạn chế trong công tác
lập kế hoạch.
1.2.5. Xác định hành động thiết thực và ưu tiên cho việc thực hiện
Sau khi xác định được rủi ro và tiến hành so sánh, kinh nghiệm bài học kinh
nghiệm tiếp theo là xác định hành động thiết thực và có khả năng thực hiện để giải quyết
những rủi ro nêu trên. Một KHHĐ hiệu quả cần xác định được các hành động có khả
năng thực hiện. Điều này có nghĩa rằng cần phải xác định ưu tiên cho các hành động
thích ứng nhằm giúp các nhà hoạch định tập trung vào các giải pháp quan trọng nhất,
các cơ quan thực hiện phải tham gia xây dựng kế hoạch để nắm được vấn đề và cam kết
thực hiện; các phân tích cần tập trung vào các lĩnh vực mà chính quyền địa phương quản

lý trực tiếp; khuyến cáo nên tiếp cận từ các giải pháp đòi hỏi chi phí thấp hoặc không
hối tiếc để dễ thực hiện; và có nguồn tài chính sẵn sàng cho tất cả các đề xuất ưu tiên.
Một KHHĐ tốt sẽ đưa ra được cách triển khai các hành động được đề xuất. Vì vậy, giải
pháp thích ứng cần gắn với trách nhiệm của các ngành và các kế hoạch cần phải xác
định rõ ràng phần việc của từng cơ quan tham gia [59]. Để đảm bảo tính khả thi của
KHHĐ, kinh nghiệm quốc tế cho thấy các nhà hoạch định nên trực tiếp tham gia xây
dựng kế hoạch cùng các cơ quan thực hiện. Nếu trực tiếp tham gia vào quá trình xây
25


×