Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 26

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.75 KB, 23 trang )

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Đức Tuân
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN 26
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 26.
Tên công ty : Công ty cổ phần 26- Bộ Quốc phòng
Tên giao dịch quốc tế : 26 JOIN STOCK COMPANY
Trụ sở công ty : Khu công nghiệp Sài Đồng, phường Phúc Đồng, quận
Long Biên, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04-8751460/1/2/3/4
Web : has.com.vn
Giấy phép kinh doanh số: 0103017307 do sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày
15/05/2007
Mã số thuế : 0100108818
Vốn điều lệ: 50 tỷ đồng
Số lượng CBCNV 950 người
Loại hình doanh nghiệp Công ty cổ phần
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Ngày 18/ 7/ 1978 Xưởng Quân dụng 26 Cục Quân nhu- Tổng cục hậu cần được thành
lập
Giai đoạn 1978- 1985 : đây là những năm đầu công ty mới được thành lập, là những
năm công ty vừa xây dựng , vừa sản xuất.
Giai đoạn 1986- 1995: giai đoạn mà nền kinh tế chuyển đổi, tư tưởng mới chưa hình
thành rõ nét, tư tưởng bao cấp còn bị chi phối nặng nề cộng với hàng loạt khó khăn cả về
vốn lẫn kỹ thuật nhưng nhờ biết vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, tích cực
học hỏi, tìm tòi, công ty đã chứng minh thực tế phát triển của mình phù hợp với xu thế
chung của đất nước.
Ngày 17/04/1996 đã kí quyết định số 472/QĐQP về việc thành lập công ty 26 trực
thuộc Tổng cụ hậu cần( cơ sở sát nhập xí nghiệp 26 và xí nghiệp 804).
Giai đoạn 1996- 2003 công ty tiếp tục củng cố, phát triển trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.


1
Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch 48A
1
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Đức Tuân
Tháng 06/2007 công ty chính thức chuyển sang mô hình công ty cổ phần. Công ty cổ
phần 26 là doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Tổng cục Hậu cần- bộ Quốc phòng.
Giai đoạn 2003- 2008 công ty đã đầu tư thêm được nhiều trang thiết bị mới, đáp ứng
yêu cầu phát triển sản xuất trong giai đoạn mới. Công ty đã hoàn thành xuất sắc các
nhiệm vụ khó khăn mà BQP giao cho. Nền kinh tế có nhiều biến động, đất nước hội
nhập sâu vào nền kinh tế chung, là những năm đầu công ty hoạt động theo mô hình công
ty cổ phần, công ty vẫn khẳng định được là một doanh nghiệp vững mạnh góp phần vào
thành tích chung của Ngành Hậu cần Quân đội.
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty.
2.1. Chức năng kinh doanh.
- Kinh doanh các mặt hàng dệt may, các sản phẩm từ da,cao su, nhựa kim khí, đồ
gỗ, bao bì và một số sản phẩm đặc thù khác như mũ, nhà bạt, cáng, võng, áo phao
các loại…
- Xuất nhập khẩu sản phẩm, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất của Công ty và các
sản phẩm do Công ty sản xuất ra.
- Cho thuê văn phòng.
- Kinh doanh, mua bán hàng tồn đọng, hàng thanh lý, các mặt hàng bảo hộ lao
động.
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty.
- Nghiên cứu, xây dựng, quy hoạch đầu tư, chiến lược phát triển, tổ chức bộ máy
sản xuất kinh doanh của công ty về ngành nghề, sản phẩm, thị trường, thiết bị -
công nghệ sản xuất, kế hoạch tổ chức kinh doanh dài hạn, ngắn hạn, tuân thủ các
quy định và phù hợp với định hướng quy hoạch của TCHC, BQP và pháp luật Nhà
nước, phù hợp với quy mô, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của của Công ty, đảm
bảo hiệu quả kinh tế trong sản xuất – kinh doanh (SXKD).

- Được trực tiếp kí kết các hợp đồng kinh tế, làm dịch vụ trong và ngoài nước.
Được phép thực hiện các loại hình kinh tế, hợp tác sản xuất với các tổ chức trong
và ngoài nước theo pháp luật của Nhà nước và quy định của BQP, Điều lệ công ty
Cổ phần.
2
Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch 48A
2
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Đức Tuân
- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản của Nhà nước và của các cổ đông. Bảo
toàn và phát triển vốn theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước và quy định của
BQP.
- Trực tiếp quản lý, thực hiện công tác giáo dục chính trị, tuyên truyền và hướng
dẫn cho cán bộ, Đảng viên, người lao động nắm vững đường lối của Đảng, Pháp
luật Nhà nước. Chỉ đạo hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong Công ty, phát
huy sức mạnh tổng hợp của toàn thể các thành viên trong Công ty, nhằm hoàn
thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
- Đảm bảo chăm lo đời sống cho CB, NV, NLĐ về vật chất cũng như tinh thân
theo đúng Luật Lao động , chế độ chính sách của Nhà nước, quy định của Quân
đội.
- Thực hiện đầy đủ các khoản thuế và các nghĩa vụ đóng góp khác theo quy định
Nhà nước và BQP.
- Bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn an ninh trật tự xã hội tại nơi công ty đóng
quân.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu,
kế hoạch tiếp nhận nguồn động viên quốc phòng. Tổ chức xây dựng đơn vị tự vệ;
kế hoạch chiến đấu bảo vệ đơn vị, phòng chống thiên tai, cháy nổ, sẵn sang nhận
và hoàn thành tốt các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất mà TCHC – BQP giao
cho.
3

Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch 48A
3
BAN KS
B. GIÁM ĐỐC
P. Tổ chức Hành chính
P. Kỹ thuật Công nghệ
P. K/hoạch SXKD P. Tài chính Kế toán
HĐQT
XN 26.1
XN Thương mại- D/ vụ
XN 26.3
XN 26.4
Tổ Hành chính
Tổ sửa chữaTổ Ch/bị
X. May Tổ nhựa
X. mũ
Ban TCSX- Kỹ thuật
Tổ Hành chính
Tổ sửa chữa Tổ Ch/ bị
X. Giầy da
X. Giầy vải
Ban TCSX- Kỹ thuật
Tổ Hành chính
Tổ sửa chữa
X. Nội địa
X. Xuất khẩu
Ban nghiệp vụ
Ban thị trường
Ban TCSX- Kỹ thuật
4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Đức Tuân
4
Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch 48A
4
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Đức Tuân
3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty, trừ
những vấn đề thuộc Đại hội cổ đông (ĐHCĐ)quyết định. Định hướng các chính
sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyền quyết định của ĐHCĐ qua việc
hoạch định chính sách, ra quyết định hành động cho từng thời điểm phù hợp với
tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
- Ban kiểm soát: Do ĐHCĐ bầu rat hay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động
kinh doanh quản trị và điều hành của công ty.
- Tổng giám đốc công ty: là người đại diện cho pháp nhân của công ty, là người
điều hành cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, BQP và
TCHC ( là cấp trên trực tiếp) và trước HĐQT về mọi hoạt động của công ty. Tổng
giám đốc công ty được quyết định mọi hoạt động của công ty theo quy định của
Nhà nước và của BQP, điều lệ công ty cổ phần, Nghị quyết của Đảng ủy, Nghị
quyết của Đại hội công nhân viên chức hàng năm.
- Các Phó Tổng Giám đốc công ty: là người được HĐQT và TGĐ công ty lựa
chọn để giúp TGĐ công ty, được TGĐ công ty ủy quyền hoặc phân công chịu
trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý, chuyên môn và chịu trách nhiệm trước
HĐQT, TGĐ công ty về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và các quyết định
của mình. Trong từng thời kỳ có thể được TGĐ công ty ủy nhiệm trực tiếp quyết
định các vấn đề khác không thuộc trách nhiệm dưới đây:
Các đồng chí Phó TGĐ có trách nhiệm thường xuyên tổ chức thanh tra, tổng
hợp báo cáo tình hình về các vấn đề mình được phân công trước TGĐ công ty.
Trong trường hợp TGĐ công ty đi vắng, TGĐ sẽ chỉ định Phó TGĐ thay thế

để điều hành và giải quyết các công việc của công ty.
- Phòng KHSX-KD: là cơ quan tham mưu tổng hợp cho TGĐ công ty về mọi
mặt trong đó chịu trách nhiệm trực tiếp về các mặt: công tác kế hoạch hóa, tổ chức
sản xuất, quản lý vật tư- hàng hóa, tổ chức lao động- tiền lương, chính sách đối với
người lao động.
- Phòng Kỹ thuật- Công nghệ: Là cơ quan tham mưu cho TGĐ công ty công tác
nghiên cứu quản lý khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm.
Nghiên cứu mẫu, chế thử sản phẩm mới, quản lý máy móc thiết bị, bồi dưỡng và
đào tạo công nhân kỹ thuật trong toàn công ty. Tổng hợp sáng kiến cải tiến áp dụng
khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất trong toàn công ty. Tham mưu các biện
5
Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch
48A
5
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Đức Tuân
pháp có tính chất kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo đảm an
toàn lao động, vệ sinh môi trường và một số lĩnh vực hoạt động khác.
- Phòng tài chính kế toán: là cơ quan tham mưu cho TGĐ công ty về các công
tác TC-KT, đảm bảo phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong toàn công ty, là cơ quan sử dụng chức năng giám đốc đồng tiền để kiểm tra
giám sát mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty.
Kế toán trưởng là người do HĐQT bầu ra, giúp TGĐ công ty chỉ đạo về công
tác hạch toán, kế toán trong toàn công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: là cơ quan tham mưu cho TGĐ về các mặt: tổ chức
lao động- tiền lương, chính sách đối với người lao động. Là cơ quan đảm nhiệm
công tác Đảng, công tác chính trị ở công ty. Cơ quan này thực hiện các mặt công tác
quản lý hành chính, văn thư bảo mật, bảo đảm an toàn trật tự nội vụ, công tác bảo
đảm hậu cần đời sống, công tác quản lý doanh trại đầu tư XDCB, quản lý phương
tiện vận tải, công tác phục vụ nơi làm việc của chỉ huy và khối cơ quan công ty.

Công ty có 4 xí nghiệp thành viên là:
- Xí nghiệp 26.1: Chuyên sxkd các sản phẩm ngành may, mũ, nhựa.
- Xí nghiệp 26.3: Chuyên sxkd các sản phẩm ngành giầy da, giầy vải.
- Xí nghiệp 26.4: Chuyên sxkd các sản phẩm ngành đồ gỗ, bao bì.
- Xí nghiệp TMDV: Chuyên kinh doanh các sản phẩm ngành hàng do công ty sản
xuất và các dịch vụ thương mại.
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
4.1. Đặc điểm về thị trường và sản phẩm của công ty.
Công ty cổ phần 26 là một trong những doanh nghiệp của Ngành Quân nhu, đơn vị
chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm phục vụ Quân đội, các sản phẩm phục vụ
dân sinh. Công ty xác định ưu tiên số một là hướng tới các khách hàng quân đội và
các cơ quan sử dụng đồng phục như: Bộ công an, Tổng cục thuế, Viện kiểm soát…
Từ đó mới mở rộng phát triển sản xuất kinh tế. Thị trường kinh doanh của công ty
6
Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch
48A
6
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Đức Tuân
vẫn còn hạn hẹp ở trong nước và một số ít mặt hàng là gia công xuất khẩu. Trong
điều kiện công ty mới chuyển sang hình thức cổ phần hóa, hoạt động kinh doanh của
công ty vướng phải nhiều khó khăn trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa công ty
cũng gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh như là công ty 20, 28, 32…và nhiều doanh
nghiệp hoạt động sản xuất gỗ, giày da, may mặc…Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là phải đa
dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm để các lĩnh vực có thể hỗ trợ lẫn nhau.
Hiện tại nhóm hàng phục vụ Quốc phòng chiếm tới gần 70% doanh thu của công ty.
Dưới đây là danh mục mặt hàng sản xuất của công ty năm 2008:
Bảng3: Chi tiết kế hoạch sản xuất năm 2008.
STT Sản phẩm Quốc phòng SL STT Sản phẩm kinh tế SL
1 Áo bạt gác 10.000 1 Áo phao các loại 30.000

2 Áo VNL K04 40.000 2
Bộ quần áo mưa các loại
20.000
3 Bạt bếp Hoàng Cầm 500 3 Bộ quần áo BHLĐ 150000
4 Bạt chia ăn 100 4
Quần áo chiến sỹ DQTV
30.000
5 Ba lô các loại 60.000 5 Dép nhựa kinh tế 120000
6 Dây lưng nhỏ 70.000 6 Giầy da kinh tế các loại 50.000
7 Dép nhựa nam, nữ 250000 7
Giầy vải kinh tế các loại
250000
8 Ghế nhựa + Lồng bàn 100000 8 Mũ cứng BHLĐ 20.000
7
Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch
48A
7
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Đức Tuân
9 Giầy da SQ các loại 200000 9 Mũ cứng DQTV 30.000
10 Giầy vải các loại 410000 10
Sản phẩm may tạp trang
300000
11 Mũ mềm các loại 150000 11
Sản phẩm may xuất khẩu
350000
12 Mũ cứng cuốn viền 225000 12 Giầy da xuất khẩu 10.000
13 Mũ kê pi các loại 70.000 13 Khuôn cửa các loại 9000
14 Nền cấp hiệu các loại 290000 14 Cánh cửa các loại 3000
15 Phù hiệu 325000 15 Sản phẩm mộc quy đổi 10.000

16 Túi lót ba lô 80.000 16
Bao bì Carton, PP các loại
110000
17 Tăng vinilon 45.000 17 Gỗ ghép xuất khẩu 1000
18
Sản phẩm mộc DA
B678
-
19 Nhà bạt 500
Nguồn: phòng Kế hoạch sản xuất kinh doanh
Hiện nay công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000, do vậy
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều phải tổ chức và quản lý một cách
khoa học, chặt chẽ.
Đặc điểm sản phẩm của công ty là nhu cầu ít biến động, công ty có thể dự đoán
trước dựa trên các đơn hàng, theo mức tiêu thụ năm trước và nghiên cứu tình hình thị
trường để điều chỉnh so với năm trước. Các sản phẩm của công ty đều thuộc những
ngành nghề truyền thống và công ty đã có kinh nghiệm lâu năm sản xuất các mặt
hàng này. Vì là các sản phẩm quân trang, quân dụng nên việc đảm bảo chất lượng bền
lâu là cực kỳ cao. Nhất là đối với các sản phẩm là đơn đặt hàng phục vụ quốc phòng
thì yêu cầu lại càng nghiêm ngặt khắt khe về mẫu mã, kích thước, màu sắc…đáp ứng
được các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và đảm bảo đúng tiến độ.
4.2. Đặc điểm về nguồn lực tài chính.
Bảng 4: Tình hình tài chính công ty cổ phần 26
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu
1- Tổng tài sản 174.777 100% 241.447 100% 256.488 100%
- Tài sản cố định 34.534 20% 32.667 14% 27.005 11%
8

Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch
48A
8
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Đức Tuân
- Tài sản lưu động 140.243 80.% 208.780 86% 229.483 89%
2-Tổng nguồn vốn 174.777 100% 241.447 100% 256.488 100%
- Nguồn vốn CSH 53.692 31% 54.764 23% 65.240 25%
- Tổng nợ phải trả 121.085 69% 186.683 77% 191.248 75%
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Căn cứ vào bảng tổng hợp ta có thể thấy:
- Về tổng tài sản: Giá trị tổng tài sản công ty tăng lên qua các năm ( tăng 47% từ
năm 2007- 2009), điều này cho thấy sản xuất kinh doanh của công ty đang được mở
rộng và tăng cường, tốc độ tăng cũng được tăng lên qua các năm ( 38,14% năm
2008 lên 6,23% năm 2009).
Trong đó:
Về mặt giá trị: Giá trị tài sản cố định giảm 21,8% từ năm 2007- 2009. Tài sản cố
định giảm là do công ty đang trong quá trình tiến hành cổ phần hóa , thực hiện
tinh giảm bộ máy và thanh lý bớt tài sản cố định, có đầu tư thêm máy móc thiết bị,
mở rộng quy mô nhưng chỉ chiếm phần nhỏ. Hơn nữa, theo thời gian giá trị tài
hao mòn của tài sản tăng. Đây là điều tất yếu trong quy trình sử dụng tài sản cố
định. Công ty cần có những biện pháp tăng cường đầu tư tài sản cố định mới để
tăng năng lực sản xuất, tạo thế mạnh cạnh tranh; giá trị tài sản lưu động (TSLĐ)
tăng gần 64%. Công ty thường xuyên đổi mới trang thiết bị máy móc, trang bị
những máy móc hiện đại để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Về mặt cơ cấu: TSLĐ chiếm đa số ( trên 80% tổng tài sản), điều này là hợp lý.
Đặc điểm sản xuất trong lĩnh vực đồ gỗ, da giày, may mặc là sản xuất hàng loạt,
sản phẩm có mẫu mã kiểu dáng khác nhau, chính vì vậy vòng quay vốn phải
nhanh.
Ta có thể nhìn rõ hơn sự thay đổi cơ cấu của tổng tài sản theo biểu đồ sau:

- Về tổng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn tăng lên một cách ổn định ( tăng 47% từ
năm 2007- 2009), làm tăng năng lực tài chính của công ty. Bên cạnh do kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh tốt, công ty đã chuyển sang hình thức công ty cổ phần.
Trong đó:
Về giá trị: Nguồn vốn tăng lên chủ yếu là do tổng nợ phải trả trong tổng nguồn
vốn tăng. Công ty đang tìm nhiều hướng phát triển mới, điều này đòi hỏi cần có
vốn đầu tư nhiều hơn, nên giá trị tổng nợ phải trả qua các năm tăng lên.
9
Sinh viên thực hiện: Đào Thị Lĩnh Lớp: kế hoạch
48A
9

×