Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu thực trạng đa dạng sinh học và biến động hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định giai đoạn 2005 2015 nhằm đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------

VŨ SINH KHIÊU

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC
VÀ BIẾN ĐỘNG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2005-2015
NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------

VŨ SINH KHIÊU

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC
VÀ BIẾN ĐỘNG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2005-2015
NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Văn Thụy

2. TS. Lê Xuân Tuấn

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Qua hai năm học tập và nghiên cứu tại Trường đại học Khoa học tự nhiên –
Đại học quốc gia Hà Nội, cùng với sự hướng dẫn khoa học tận tình của các thầy, cô
và sự động viên giúp đỡ của gia đình, đồng nghiệp, đến nay đề tài Luận văn thạc sĩ:
“Nghiên cứu thực trạng đa dạng sinh học và biến động hệ sinh thái rừng ngập
mặn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2005-2015 nhằm đề xuất giải
pháp quản lý và sử dụng bền vững” đã được tác giả hoàn thành theo đúng thời
gian quy định.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Văn Thụy và
TS. Lê Xuân Tuấn đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả
cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi Trường - Trường Đại
học Khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội, đã giảng dạy, truyền đạt kinh
nghiệm và kiến thức khoa học tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn UBND, Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên
và môi trường, Phòng Nông nghiệp, Chi cục kiểm lâm huyện Nghĩa Hưng, chính
quyền địa phương các xã trong huyện, người dân địa phương khu vực nghiên cứu…
đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu điều tra, thu thập số liệu, tài
liệu và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Viện Nghiên cứu biển và
hải đảo - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, nơi tác giả đang công tác; Phòng đào
tạo sau đại học - Trường Đại học khoa học tự nhiên; Gia đình và bạn bè đã động

viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn đúng thời hạn.
Do hạn chế về thời gian, kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế của bản
thân tác giả, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được ý kiến đóng góp và trao đổi chân thành giúp tác giả hoàn thiện hơn kết quả
nghiên cứu của đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

HỌC VIÊN

năm 2015


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 : Bản đồ hành chính huyện Nghĩa Hưng ....................................................13
Hình 1. 3 Nuôi ngao tại vùng bãi triều Nông trường Rạng Đông, Nghĩa Hưng .......35
Hình 1.4. Bãi biển du lịch tại xã Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa Hưng, 2015 .................37
Hình 2.1. Bản đồ nền địa hình bãi bồi cửa sông ven biển huyện ..............................46
Nghĩa Hưng, Nam Định ............................................................................................46
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ ..............................................................48
Hình 3.1 : Rừng trang thuần loài và hỗn hợp trang, bần chua xen kẽ.......................52
Hình 3.2: Ảnh vệ tinh Landsat 5 ngày 11-05-2005...................................................63
Hình 3.3: Ảnh vệ tinh Landsat 8 ngày 10-07-2015...................................................64
Hình 3.4. Bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn huyện Nghĩa Hưng, ............................67
tỉnh Nam Định năm 2005 ..........................................................................................67
Hình 3.5. Bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn huyện Nghĩa Hưng, ............................68
tỉnh Nam Định năm 2015 ..........................................................................................68
Hình 3.6. Chú giải bản đồ hiện trạng RNM huyện Nghĩa Hưng, Nam Định ...........69

Hình 3.7: Phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi trồng thủy sản ....................................71
Hình 3.8: Hiện trạng RNM ngoài đê quốc gia thuộc huyện Nghĩa Hưng - 2015 .....72
Hình 3.9: Nỗ lực khôi phục diện tích RNM tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định ......74
Hình 3.10. Mô hình ao tôm sinh thái ........................................................................82


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Kết quả của các phong trào quai đê lấn biển ............................................14
Bảng 1.2. Diện tích các loại bãi ngập triều ven biển huyện Nghĩa Hưng .................16
Bảng 1.3. Độ dốc bề mặt bãi bồi và sườn bờ ngầm khu vực ven biểnhuyện Nghĩa Hưng ..........17
Bảng 1.4: Thống kê dân số, mật độ dân số theo các xã, thị trấn huyện Nghĩa Hưng, 2014 ........23
Bảng 1.5: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế tại huyện Nghĩa Hưng giai
đoạn 2010 - 2014 .......................................................................................................24
Bảng 1.6: Tổng kết kết quả thực hiện phát triển kinh tế xã hội năm 2014 ...............26
Bảng 1.7: Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản theo giá hiện hành và cơ cấu các
ngành trong nền kinh tế giai đoạn từ 2005 - 2014 ....................................................28
Bảng 1.8. Giá trị sản phẩm trồng trọt và NTTS trên 1 đơn vị diện tích đất theo giá
hiện hành giai đoạn 2005 – 2014 ..............................................................................30
Bảng 1.9: Kết quả sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2005 – 2014................................32
Bảng 1.10. Sản lượng thủy sản chủ yếu giai đoạn 2005 - 2014 ................................33
Bảng 1.11: Lao động, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản và phương tiện khai
thác hải sản chủ yếu tại huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 2005 - 2014 .........................34
Bảng 3.1: Đa dạng loài sinh vật vùng bãi bồi ven biển huyện Nghĩa Hưng, Nam Định .......50
Bảng 3.2. Cấu trúc thành phần chính loài TVN vùng bãi bồi ven biển huyện Nghĩa
Hưng, Nam Định .......................................................................................................51
Bảng 3.3. Đa dạng sinh học của TVNM vùng bãi bồi ven biển huyện Nghĩa Hưng,
Nam Định ..................................................................................................................51
Bảng 3.4. Cấu trúc thành phần loài ĐVN vùng cửa sông Ninh Cơ và Sông Đáy ....53
Bảng 3.5. Cấu trúc thành phần loài động vật đáy vùng ven biển Nghĩa Hưng .........54
Bảng 3.6. Cấu trúc thành phần loài bộ mười chân (Decapoda) ................................54

Bảng 3.7. Cấu trúc thành phần loài lớp thân mềm hai vỏ (Trai biển) .......................56
Bảng 3.8. Cấu trúc thành phần loài cá vùng bãi bồi, ven biển huyện Nghĩa Hưng,
Nam Định ..................................................................................................................57
Bảng 3.9. Cấu trúc thành phần loài chim ở vùng bãi bồi ven biển huyện Nghĩa
Hưng, Nam Định .......................................................................................................59
Bảng 3.10. Loài quý hiếm cần được khai thác hợp lý và bảo vệ .............................61


Bảng 3.11. Dữ liệu ảnh vệ tinh thu thập ...................................................................63
Bảng 3.13: Biến động diện tích rừng ngập mặn trên huyện Nghĩa Hưng giai đoạn
2005 – 2015 ...............................................................................................................69
Bảng 3.14 : Kết quả của các phong trào quai đê lấn biển .........................................70
Bảng 3.15. Diện tích rừng trồng từ năm 1990 đến 1998..........................................73
Bảng 3.16. Diện tích RNM trồng với sự hỗ trợ của Hội Đan Mạch ........................73


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng sinh học hệ sinh thái đất ngập nước và
bãi bồi ven biển trên Thế giới và Việt Nam................................................................... 4
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng sinh học đất ngập nước trên Thế giới 4
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng sinh học đất ngập nước ở Việt Nam.. 5
1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS đánh
giá biến động RNM.......................................................................................................... 9
1.2 Vị trí địa lý và lịch sử hình thành khu vực nghiên cứu ...................................... 12
1.2.1.Vị trí địa lý ............................................................................................... 12
1.2.2. Lịch sử hình thành lục địa khu vực nghiên cứu ...................................... 13
1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................................... 15
1.3.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo và địa chất ................................................. 15

1.3.2. Đặc điểm khí hậu .................................................................................... 19
1.3.3. Đặc điểm thủy, hải văn ........................................................................... 21
1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội............................................................................................ 23
1.4.1. Dân số, lao động ..................................................................................... 23
1.4.2. Hiện trạng kinh tế xã hội ........................................................................ 26
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 40
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 40
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 40
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 40
2.2.1. Phương pháp kế thừa, thu thập tài liệu, tổng hợp thông tin, dữ liệu ..... 40
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ............................................... 40
2.2.3. Phương pháp phân tích dựa trên hệ thông tin địa lý (GIS) và viễn thám44
2.2.4. Phương pháp chuyên gia ........................................................................ 48
2.2.5. Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin, xử lý số liệu ..... 49


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 50
3.1. Đa dạng sinh học khu vực nghiên cứu ....................................................... 50
3.1.1 Đa dạng loài khu vực bãi bồi ven biển huyện Nghĩa Hưng, Nam Định .. 50
3.1.2. Đa dạng sinh học thực vật ...................................................................... 50
3.1.3. Đa dạng sinh học động vật ..................................................................... 53
3.1.4. Đa dạng cá.............................................................................................. 56
3.1.5. Đa dạng các loài chim ............................................................................ 59
3.1.6. Các nhóm động vật khác ........................................................................ 60
3.1.7. Thành phần các loài quý hiếm khu vực nghiên cứu ............................... 61
3.2. Phân tích, đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn tại huyện Nghĩa
Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2005 – 2015 .............................................................. 62
3.2.1. Tư liệu nghiên cứu xây dựng bản đồ hiện trạng RNM ........................... 63
3.2.2. Kết quả xây dựng bản đồ hiện trạng các hệ sinh thái khu vực ven biển 65

3.2.3. Phân tích, đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn huyện Nghĩa
Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2005 – 2015 .................................................. 69
3.3. Một số định hướng quản lý, khai thác tài nguyên phục vụ phát triển bền
vững khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định ................................... 78
3.3.1. Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý, kiện toàn các tổ
chức quản lý tại khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng ..................................... 78
3.3.2. Phát triển các sinh kế bền vững khu vực ven biển ................................ 80
3.3.3. Quan trắc và bảo vệ môi trường ............................................................ 85
3.3.4.Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng hợp lý tài
nguyên biển huyện Nghĩa Hưng ....................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 90
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 93


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ đầy đủ

Nghĩa Tiếng Việt

BĐKH

Biến đổi khí hậu

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐNN


Đất ngập nước

ĐVN

Động vật nổi

Geographic
GIS

Information

System

Hệ thống thông tin địa lý

HST

Hệ sinh thái

HSTRNM

Hệ sinh thái rừng ngập mặn
International

IUCN

Union

for


the

Conservation of Nature and
Natural resources.

Hội bảo tồn thiên nhiên thế
giới

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

PTBV

Phát triển bền vững

RNM

Rừng ngập mặn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TTBQ

Tăng trưởng bình quân

TVN


Thực vật nổi

TVNM

Thực vật ngập mặn

UBND

Uỷ ban nhân dân

VQG

Vườn quốc gia


MỞ ĐẦU
Khu vực đất ngập nước và bãi bồi ven biển là khu vực có chức năng sinh thái
và giá trị kinh tế rất quan trọng như: bảo vệ đa dạng sinh học, chức năng phòng hộ,
bảo vệ bờ biển khỏi xói lở, bảo vệ các thảm cỏ biển và rạn san hô ngoài biển ven
bờ, là nơi sinh nở và cư trú của nhiều loài thủy hải sản, nơi cung cấp thực phẩm và
duy trì đời sống sinh vật biển, địa điểm du lịch sinh thái tiềm năng, bảo vệ các vùng
đất khai hoang lấn biển, lưu giữ phù sa và thanh lọc các chất ô nhiễm từ lục địa
mang ra….Đặc biệt, rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng giúp giảm thiểu các
tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến vùng bờ biển, bảo vệ đa dạng
sinh học vùng ven biển.
Huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định là một trong những vùng có diện tích đất
ngập nước cửa sông ven biển quan trọng của Việt Nam. Rừng ngập mặn nói riêng
và khu vực đất ngập nước vùng ven biển Nghĩa Hưng nói chung có giá trị nhiều mặt
trong phát triển kinh tế, bảo tồn đa dạng sinh học. Nghĩa Hưng đã từng được đánh

giá là khu đất ngập nước có tầm quan trọng thứ hai ở vùng đồng bằng Bắc bộ, được
đề xuất là khu Ramsa vào năm 1996. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát năm 2006 của
tổ chức BirdLife, vùng đất ngập nước Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đã bị suy thoái
nghiêm trọng, hầu hết các giá trị của khu vực đã không còn và hệ sinh thái rừng
ngập mặn đứng trước nguy cơ bị xoá sổ do khai thác quá mức tài nguyên thiên
nhiên.
Thời gian gần đây, việc quản lý, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng ngập
mặn tại huyện Nghĩa Hưng đã nhận được sự quan tâm của Chính phủ và chính
quyền địa phương. Khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng được xây dựng là vùng
đệm của khu bảo tồn thiên nhiên châu thổ Sông Hồng. Các dự án, chương trình
nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực đã được cụ thể hóa tại các đề
án, dự án như: “Đề án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển giai đoạn
2008 -2015” của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 405/TTg ngày
16 tháng 3 năm 2009 và gần đây, tại Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22 tháng 1
năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án bảo vệ và phát triển
rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 – 2020”, gồm các dự án

1


thực hiện tại huyện Nghĩa Hưng như: (1) Dự án “Phục hồi tài nguyên hệ sinh thái bị
suy thoái vùng ven biển tỉnh Nam Định” đã được phê duyệt theo Quyết định số
1631/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh Nam Định thuộc
“Danh mục các dự án trồng rừng ven biển bằng nguồn vốn ứng phó với biến đổi khí
hậu”. Dự án thực hiện tại khu vực đất ngập nước và bãi bồi ven biển huyện Nghĩa
Hưng; (2) “Dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển tỉnh Nam Định giai
đoạn 2015 – 2020” thuộc Danh mục các dự án trồng rừng ven biển bằng nguồn vốn
ứng phó với biến đổi khí hậu, dự án được xây dựng mới và dự kiến triển khai thực
hiện giai đoạn 2015 – 2020. Ngoài ra, tại khu vực còn đang thực hiện các dự án do
các tổ chức trong nước, quốc tế khác thực hiện nhằm nỗ lực khôi phục hệ sinh thái

rừng ngập mặn và đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, để phục hồi
hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng sinh học cần thời gian dài và để kết quả của
các dự án có ý nghĩa thiết thực đối với cộng đồng người dân ven biển cần có các
biện pháp quản lý, khai thác sử dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn hợp lý.
Kinh tế khu vực ven biển và sinh kế cộng đồng người dân ven biển phụ
thuộc chặt chẽ vào chất lượng môi trường và tài nguyên vùng bờ. Người dân ven
biển có sinh kế trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc chủ yếu vào nguồn sản vật của biển
và ven biển. Do vậy, cồng đồng người dân phải là chủ thể chứ không chỉ là khách
thể như trong thực tế quản lý hiện nay và họ phải tham gia quản lý môi trường biển
là một đòi hỏi thực tiễn. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trình quản
lý, bảo vệ các hệ sinh thái, tài nguyên và môi trường biển hiện nay còn rất thụ động
chưa thường xuyên và thiếu bền vững. Nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học và
các tài nguyên biển tại khu vực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp quản lý và sử
dụng tài nguyên sẽ góp phần đưa ra giải pháp nhằm hỗ trợ, khai thác sử dụng hợp lý
tài nguyên biển trong phát triển kinh tế, đồng thời quản lý, bảo tồn và phục hồi đa
dạng sinh học khu vực nghiên cứu, tạo ra giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững cho
cộng đồng cư dân ven biển...
Từ những lý do trên, việc thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu thực trạng đa dạng
sinh học và biến động hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam
Định giai đoạn 2005-2015 nhằm đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững”

2


là một vấn đề cấp thiết, góp phần vào việc phục hồi hệ sinh thái RNM nói riêng và
đa dạng sinh học nói chung tại khu vực, giúp quản lý và sử dụng có hiệu quả, bền
vững tài nguyên tại khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu đa dạng sinh học khu vực nghiên
cứu và thành lập bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn năm 2005 và 2015, phân tích

đánh giá biến động diện tích RNM giai đoạn 2005 – 2015, hiện trạng khai thác sử
dụng tài nguyên khu vực nghiên cứu nhằm đề xuất các biện pháp quản lý, sử dụng
có hiệu quả, bền vững tài nguyên tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định.
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá tính đa dạng sinh học khu vực nghiên cứu. Hiện trạng
khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên tại khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng,
Nam Định.
Xây dựng bản đồ diện tích rừng ngập mặn và bản đồ biến động diện tích
rừng tại khu vực nghiên cứu. Phân tích, đánh giá biến động diện tích RNM khu vực
nghiên cứu trong thời gian đoạn 2005 – 2015.
Hiện trạng khai thác, sử dụng, quản lý tài nguyên biển khu vực nghiên cứu.
Các vấn đề về khai thác, quản lý tài nguyên, môi trường khu vực nghiên cứu. Đề
xuất các định hướng quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên biển, góp phần quản lý,
sử dụng tài nguyên có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và các
vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, tạo các sinh kế bền vững cho
người dân địa phương...góp phần thực hiện phát triển bền vững tại khu vực bãi bồi,
ven biển huyện Nghĩa Hưng, Nam Định.

3


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng sinh học hệ sinh thái đất ngập nước và
bãi bồi ven biển trên Thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng sinh học đất ngập nước trên Thế giới
Hoạt động nghiên cứu về ĐNN và khu vực bãi bồi ven biển được bắt đầu từ
các nhà nghiên cứu về ĐNN ở phương Tây. Những nghiên cứu ban đầu này tập trung
chủ yếu vào các vấn đề: Động lực của đới ven bờ và cổ thực vật nhằm cung cấp dữ
liệu về tiến trình phát triển và thay đổi của cảnh quan, văn hoá các vùng ĐNN, các
quần xã thực vật tại các đầm lầy hay khuynh hướng nghiên cứu sinh thái tổng hợp kết

hợp với các hoạt động bảo vệ thiên nhiên và động vật hoang dã.
Ngay từ năm 1950, các hoạt động nghiên cứu tập trung chủ yếu về quần xã
thực vật tại các đầm lầy, địa hình - địa mạo, thuỷ - hải văn, nghiên cứu động lực của
đới ven bờ. Tiếp đến là các nghiên cứu về cổ thực vật nhằm giải thích sự thay đổi của
chế độ khí hậu và mực nước biển trong quá khứ.
Từ những năm 1970 trở lại đây cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật và
tài liệu thực nghiệm đã giúp các nhà nghiên cứu theo dõi sự thay đổi của các vùng
ĐNN, từ đó có những hiểu biết cụ thể hơn về sự biến đổi các vùng ĐNN.
Oreeson và cộng sự , 1979 (trích theo Dugan, P.J. (ed.) (1990)) [33] đã thống kê
84% tổng số các trích dẫn là của các công trình nghiên cứu trong thập kỷ 70, 14% của
các công trình thập kỷ 60 và chỉ có 2% là trích dẫn từ các công trình trước năm 1960.
Khu vực Châu Á và Đông Nam Á là nơi có diện tích ĐNN lớn của thế giới.
Do mật độ dân cư cao (chiếm 60% số dân toàn thế giới) các cộng đồng dân cư nơi
đây phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên ĐNN. Vì thế, việc nghiên cứu và bảo tồn các
vùng ĐNN có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các quốc gia trong khu vực, số các
nước ký công ước Ramsar ngày càng tăng. Công tác nghiên cứu ĐNN trên thế giới
trong những năm qua đã nhận được sự ủng hộ của nhiều tổ chức quốc tế như Hiệp hội
bảo tồn thiên nhiên thế giới (The World Conservation Union - IUCN), Chương trình
môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF), các
tổ chức phi chính phủ (NGO). Trong đó quan trọng nhất là vai trò của IUCN vì đây là

4


tổ chức trực tiếp hỗ trợ về tài chính và là cơ quan phối hợp kết nối với các hoạt động
với các tổ chức khác trong việc bảo vệ và nghiên cứu ĐNN trên Thế giới [5].
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng sinh học đất ngập nước ở Việt Nam
ĐNN ở Việt Nam khá đa dạng và phong phú về các kiểu hình với diện phân
bố rộng khắp, trải dài từ Bắc vào Nam và có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử
dựng nước, giữ nước của dân tộc. Do vậy, ĐNN ở Việt Nam đã và đang thu hút

được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau như:
Khoa học tự nhiên, kinh tế - xã hội, pháp luật,... Các công trình nghiên cứu ĐNN ở
Việt Nam tương đối phong phú, đề cập đến nhiều vấn đề bức xúc như: Kiểm kê,
phân loại, phân tích chức năng, giá trị của các hợp phần cấu thành của các vùng
ĐNN, hoặc nghiên cứu tổng hợp một vùng, một đối tượng cụ thể.
Một trong số những dự án đầu tiên có liên quan đến ĐNN ở Việt Nam là “Dự
án sông Mê Kông và đồng bằng sông Cửu Long” của Uỷ ban sông Mê Kông (1957)
do chính phủ 4 nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam thành lập. Dự án này đã
tiến hành điều tra về thuỷ văn sông Mê Kông, kinh tế - xã hội, địa chất, khoáng sản
và tiềm năng nông nghiệp vùng hạ lưu sông Mê Kông. Cũng trong dự án này công tác
điều tra về động vật hoang dã của lưu vực sông Mê Kông được tiến hành, từ đó đưa
ra những kiến nghị về hệ thống khu bảo tồn.
Tiếp theo là một loạt các đề tài, dự án, chương trình điều tra tổng hợp cũng
như nghiên cứu các hợp phần của ĐNN từ những năm 1980 cho đến nay. Trong
chương trình điều tra cơ bản tài nguyên thiên nhiên toàn quốc, một chương trình cấp
nhà nước do Uỷ ban khoa học kỹ thuật Nhà nước chủ trì 1984 - 1986 đã bước đầu đề
xuất tới việc bảo vệ thiên nhiên những vùng đất ngập nước
Năm 1989, Việt Nam tham gia công ước Ramsar, đây cũng là thời điểm chính
thức hình thành những nội dung cương yếu về hoạt động khoa học và bảo tồn thiên
nhiên cho lĩnh vực đất ngập nước ở nước ta, do Vụ Điều tra Cơ bản (tiền thân của
Cục Môi trường, nay là Cục Bảo vệ Môi trường) thuộc Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật
Nhà nước (sau là Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nay là Bộ Tài nguyên và
Môi trường) chủ trì. Trên cơ sở các văn bản Công ước, các tài liệu khoa học trong
nước và quốc tế về những vấn đề có liên quan đến đất ngập nước đã được tổ chức tập

5


hợp lại, xác định những nội dung chuyên đề và xúc tiến hoạt động “nghiên cứu về đất
ngập nước” một cách chính thức ở Việt Nam.

Những nghiên cứu tiếp theo gồm đề tài KT 03 - 02 về đầm phá do Nguyễn
Chu Hồi chủ nhiệm, KT 03 - 01 (chương trình 48B) về động lực bãi bồi, tiềm năng
nguồn lợi ven biển miền Bắc Việt Nam do Trần Đức Thạnh, Nguyễn Đức Cự và Phí
Kim Trung tiến hành.
Về kiểm kê và phân tích các chức năng, giá trị của ĐNN có các công trình của
Lê Diên Dực, Vũ Văn Dũng và Nguyễn Hữu Thắng. Trong công trình nghiên cứu của
Lê Diên Dực (1989), đã kiểm kê và công bố 32 vùng ĐNN quan trọng, cần được bảo
vệ của nước ta. Trong các nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch các
Khu bảo tồn ĐNN ở Việt Nam, Vũ Văn Dũng và Nguyễn Hữu Thắng đã thống kê
tương đối đầy đủ các kiểu ĐNN là ao hồ (tự nhiên và nhân tạo), đầm phá cần quy
hoạch thành các khu bảo tồn. Sau đó là hàng loạt các công trình kiểm kê và phân loại
ĐNN của Nguyễn Hoàng Trí (1995), Phan Nguyên Hồng (1989 - 1998), Nguyễn Chu
Hồi (1995), Mai Trọng Nhuận, Đào Mạnh Tiến và cộng sự (1992 - 2003), những
công trình này đã làm rõ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của nghiên cứu ĐNN, đánh
giá tổng quan các loại hình ĐNN, tiềm năng, tình hình quản lý, sử dụng, các áp lực,
mối đe doạ, chiến lược bảo vệ và phát triển bền vững ĐNN trên toàn lãnh thổ Việt
Nam [8, 12, 17, 18].
Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu về tài nguyên sinh thái và đa dạng
sinh học các vùng ĐNN của Vũ Trung Tạng (1994), Mai Đình Yên (1993), Đặng
Ngọc Thanh (1995 - 2000). Những công trình này đã thống kê, phân loại được
nhiều quần xã sinh vật và quan trọng là tìm hiểu được nhiều thành phần, nguồn gốc
và phân bố của chúng, trong đó đã nêu bật chức năng của vùng ĐNN như là bãi đẻ,
vùng di cư quan trọng của một số quần thể có ý nghĩa quốc gia và xuyên quốc gia.
Chương trình 64A (1982 - 1985) nghiên cứu hậu quả chiến tranh hoá học của Mỹ
lên rừng ngập mặn tỉnh Minh Hải (GS.TS. Phan Nguyên Hồng chủ nhiệm) đã
nghiên cứu sự biến đổi của thảm thực vật RNM cũng như các giá trị thoái hoá của
đất do rừng bị huỷ diệt bởi các chất diệt cỏ và chất làm rụng lá cây, trên cơ sở đó đề
xuất biện pháp phục hồi RNM. Chương trình 64B (1986 - 1990) nghiên cứu hậu quả

6



lâu dài của chiến tranh hoá học lên con người và thiên nhiên, từ đó tìm biện pháp
khắc phục.
Chương trình khoa học bảo vệ đất ngập nước toàn cầu do WWF và IUCN
đồng chủ trì và hỗ trợ thực hiện năm 1985 - 1987 đã có ảnh hưởng tới sự khởi động
nhận thức về lĩnh vực đất ngập nước ở nước ta. Cơ quan quản lý và chỉ đạo cấp Nhà
nước trong các chương trình nghiên cứu về ĐNN là Cục Bảo vệ môi trường thuộc Bộ
Tài nguyên và Môi trường đã thực sự tạo nên những định hướng và giải pháp phát
triển nghiên cứu, chương trình hành động quản lý và bảo vệ những vùng đất ngập
nước của Việt Nam.
Năm 1989, nhiều văn bản quy phạm pháp lý liên quan về đất ngập nước ra
đời. Đặc biệt Nghị định của Chính phủ số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 về bảo
tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước là văn bản có giá trị pháp lý cao
nhất hiện nay và đầu tiên riêng cho đất ngập nước.
Năm 1992, Nguyễn Xuân Dục và cộng sự tiến hành nghiên cứu về những
đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên và nguồn lợi sinh vật của hệ sinh thái vùng
triều miền Bắc Việt Nam.
Năm 1993, Pham Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản đã tiến hành nghiên cứu
về khu hệ thú tại VQG Xuân Thủy, khi đó đã ghi nhận được 17 loài [34].
Năm 1995, Nguyễn Xuân Dục đã tiến hành nghiên cứu về Động vật đáy vùng
cửa sông ven biển Hà Nam Ninh.
Năm 1997, 1999, Nguyễn Văn Cư tiến hành nghiên cứu vê tình hình Khai
thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường các bãi bồi ven biển sửa sông
tỉnh Thái Bình (1997); và điều tra cơ bản tài nguyên môi trường nhằm khai thác, sử
dụng hợp lý đất hoang hoá các bãi bồi ven biển cửa sông Việt Nam (1999). Cũng
trong năm 1999, Ngô Xuân Quýnh và cộng sự đã nghiên cứu về các loài cá, thực vật
nổi, động vật nổi và động vật đáy ở Khu Ramsar Xuân Thuỷ.
Viễn thám và GIS cũng được đưa vào sử dụng như một công cụ cho việc
quản lý, kiểm kê và nghiên cứu biến động các vùng đất ngập nước. Bằng các công

nghệ này việc thành lập các bản đồ hiện trạng, biến động ĐNN cũng trở nên dễ
dàng hơn. Một hướng nghiên cứu thu hút được nhiều nhà khoa học là quản lý và sử

7


dụng, bảo vệ ĐNN trên cơ sở phân tích điều kiện tự nhiên, đặc trưng sinh thái khu
vực nhằm đưa ra các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này [5].
Năm 2001, Cục Môi trường (nay thuộc Cục Bảo vệ Môi trường) đã đề xuất
68 khu ĐNN có giá trị ĐDSH và môi trường. Năm 2002 – 2004, hợp phần ĐNN
của dự án “Ngăn chặn các xu hướng suy thoái môi trường Biển Đông và Vịnh Thái
Lan” do Mai trọng Nhân chủ trì, đã lập hồ sơ 10 khu ven biển có giá trị cao (Theo
công ước Ramsar).
Năm 2003, Việt Nam xây dựng các chương trình nghiên cứu, quản lý và bảo
tồn ĐNN như: “Chương trình bảo tồn đất ngập nước quốc gia”; Nghị định
109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN; “Chiến lược quản
lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010” (số 192/2003/QĐ-TTg),
v.v...
Năm 2004, Phan Nguyên Hồng (2004) trong báo cáo về lịch sử nghiên cứu
ĐNN Việt Nam đã thống kê hơn 500 nghiên cứu về khí tượng thủy văn, địa chất, địa
mạo, ĐDSH, hệ cửa sông ven biển, hệ đầm phá, HST RNM, HST rạn san hô, thảm cỏ
biển. Các nghiên cứu này đã góp phần đóng góp vào bộ tư liệu nghiên cứu về ĐNN
ven biển Việt Nam [20].
Năm 2005, Cục Bảo vệ Môi trường đã báo cáo về nghiên cứu: “Tổng quan
hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar”
Năm 2006, Cục Bảo vệ Môi trường đã báo cáo về nghiên cứu: “Chương trình
bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nước sông Mê Kông: Hệ thống phân loại
Đất ngập nước Việt Nam” do tác giả Hoàng Văn Thắng, Lê Diên Dực thực hiện.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã và đang triển khai rất nhiều hoạt động điều
tra, giáo dục, kiểm kê, giám sát, đánh giá và xây dựng các công cụ và kỹ thuật khác

nhau liên quan đến ĐNN tại hệ thống các VQG, KBT có vùng đất ĐNN do nhiều
tác giả và tổ chức khác tiến hành nghiên cứu, nhằm những định hướng chiến lược
về bảo tồn, sử dụng, quản lý và phát triển bền vững các vùng ĐNN trong tương lai.
Những nghiên cứu trên là định hướng quan trọng cho nghiên cứu của đề tài
về khu vực đất ngập nước và bãi bồi cửa sông ven biển tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh
Nam Định.

8


1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS đánh giá
biến động RNM
Vào những năm 60 thuật ngữ “viễn thám” đầu tiên đã được đề cập tới tại Mỹ,
tuy nhiên, kỷ nguyên sử dụng viễn thám để quan sát và nghiên cứu trái đất coi như
bắt đầu từ những năm 1972 với việc phóng thành công tàu Landsat 1. Cho đến nay
với hơn 30 năm tổn tại và phát triển, viễn thám đã trở thành một công cụ hiện đại
vừa mang tính phụ trợ, vừa mang tính canh tranh trong công nghệ quan sát Trái đất.
Khả năng ứng dụng dữ liệu viễn thám trong thành lập các bản đồ thực vật cũng
ngày được cải thiện và theo đó dữ liệu viễn thám đang có xu hướng trở thành nguồn
dữ liệu chủ đạo cho việc thành lập các bản đồ lớp phủ thực vật.
Ảnh vệ tinh đóng vai trò quan trọng trong việc lập bản đồ RNM trên các
vùng địa lý rộng lớn. Đã có trên 40 công trình nghiên cứu tại 16 quốc gia sử dụng
độ phân giải của ảnh viễn thám để thành lập bản đồ RNM. Sử dụng các bộ cảm
khác nhau, với số lượng và phương pháp khác nhau được áp dụng tại các vị trí của
các điểm nghiên cứu. Dữ liệu thường dùng là các ảnh Landsat và ảnh Spot. Ngoài
ra, dữ liệu từ Landsat MSS, Landsat – 7ETM+, các vệ tinh cảm biến từ xa của Ấn
Độ (IRS) 1C/1D Liss III, và vệ tinh ASTER đã được các nhà khoa học sử dụng.
Ảnh có độ phân giải từ 15 đến 30m cung cấp thông tin trên bề mặt với quy mô khu
vực và phục vụ cho nhiều ứng dụng. Khoảng ba thập kỷ qua, các nhà khoa học đã
phát hiện và ứng dụng dữ liệu vệ tinh rất hiệu quả cho việc phát hiện và giám sát

biến động. Đây là công cụ , biện pháp mạnh mẽ để giám sát các xu hướng trong các
hệ sinh thái RNM. Cho phép đánh giá xu hướng thay đổi trogn thời gian dài cũng
như xác định các thay đổi đột ngột do thiên nhiên hoặc con người gây ra (Sóng
thần, chuyển đổi rừng sang nuôi tôm…).
Nghiên cứu của ASchbacher và cộng sự (1927) đã đánh giá tình trạng sinh
thái của RNM theo độ tuổi, mật độ, và các loài trong vịnh Phangnga, Thái Lan.
Trong một môi trường tương tự, Thu và Populus (1991) đã đánh giá sự thay đổi của
RNM ở tỉnh Trà Vinh và đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam từ năm 1965 đến
năm 2001. Rasolofoharinoro và cộng sự (1977) là người đầu tiên đã làm các bản đồ
đánh giá hệ sinh thái ngập mặn ở Vịnh Mahajamba, Madagascar dựa trên ảnh vệ
tinh SPOT. Gang và Agatsiva (1942) sử dụng thành công giải thích trực quan cho
ảnh Spot XS ở Mida Creek, Kenya để lập bản đồ và trạng thái RNM, trong khi
Wang và cộng sự (1998) đã sử dụng ảnh Landsat TM 1990 và 2000 Landsat –
7ETM+ xác định được những thay đổi trong khu vực phân bố và tổng diện tích

9


RNM dọc theo bờ biển Tanzania. Concheda và cộng sự đã lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất trong hệ sinh thái ngập mặn ở Casamance, Senegal bằng các ảnh Spot XS
từ năm 1986 và năm 2006.
Mật độ RNM bị ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên, cũng như con người, như
nuôi trồng thủy sản và mật độ xuất hiện. Tong và cộng sự (1992) đã đánh giá tác
động của nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản trên các hệ sinh thái ngập mặn ở đồng bằng
sông Cửu Long bằng cách sử dụng ảnh Spot từ năm 1995 – 2001. Họ đã xác định
năm lớp cảnh quan sinh thái khác nhau. Nghiên cứu của Sirikhlchayanon và cộng sự
(1987) đã đánh giá tác động của sóng thần năm 2004 về thảm thực vật RNM tại
vịnh Phangnga, Thái Lan liên quan tới chức năng RNM như rào cản sóng. Một số
dữ liệu từ ảnh vệ tinh Landsat – 7ETM cung cấp dữ liệu trước khi tác động sóng
thần, trong khi dữ liệu ảnh Landsat TM cung cấp dữ liệu tương tự sau khi chịu tác

động của sóng thần. Họ đã đề xuất cách tiếp cận “cung cấp một phương tiện đáng
tin cậy hơn và chính xác hơn phương pháp thông thường để đánh giá các mô hình
không gian của các khu vực bị tàn phá thông qua đặc điểm đất khác nhau dọc theo
bờ biển”. Theo các nhà điều tra, một vành đai RNM với 1000 – 1500m song song
với bờ biển sẽ là tối ưu để làm suy yếu tác động tàn phá của sóng thần trong khu
vực nội địa.
Olwig và cộng sự đã đánh giá vai trò quan trọng của việc bảo vệ thảm thực
vật thân gỗ ven biển chống lại sóng thần ngày 24/12/2004 dựa trên ảnh IKONOS và
Quickbird chụp tại Tamil Nadu , Ấn Độ. Dahdouh – Guebas và cộng sự đã tính toán
các tổ hợp hình ảnh khác nhau và biến đổi, sau đó sử dụng các thuật toán phân loại
không kiểm định, có kiểm định. Kết quả so sánh với kết quả số hóa được giải đoán
bằng mắt, kết hợp với thông tin thực địa, phương pháp này cho phép phân loại tốt
nhất tập hợp các loài ngập mặn và có thể phân biệt được giữa 2 loài trong cùng một
chi (Rhizophora apiculata và R.Mucronata) trong Pambala, Sri lanka.
Một số nghiên cứu điều tra đã được tiến hành để kiểm tra và mô tả các hiệu
ứng và các mối quan hệ giữa các tán RNM, kiểu rừng và các phản ứng tán xạ ngược
của hệ thống SAR, minh họa bằng các NASA/JPL không khí hệ thống ở tần số khác
nhau và chế độ phân cực. Mougin (1963) , Proisy (1972, 1973) và cộng sự thực hiện
về cơ chế chi phối giữa các vệ tinh và cơ cấu tán RNM, nghiên cứu tập trung vào
vùng RNM ở Guiana thuộc Pháp và bao gồm các phép đo thí nghiệm, mô hình mô
phỏng.

10


Tại Việt Nam, một kết quả thành công trong phục hồi và tình trạng tái trồng
rừng trên các khu vực bị suy thoái đã được giám sát bởi Selvam và cộng sự (1981).
Nghiên cứu sử dụng ảnh Landsat TM và vệ tinh viễn thám IRS 1D Liss III của Ấn
Độ . Seto và Fragkias (1982) trình bày một phương pháp để theo dõi có hệ thống
trong bối cảnh của công ước Ramsa về đất ngập nước. Họ đã phân tích một loạt ảnh

đa thời gian Landsat MSS và TM của đồng bằng sông Hồng, Việt Nam từ năm
1975 – 2002, tính toán mức độ ngập mặn, mật độ, mức độ nuôi trồng thủy sản và
phân mảng cảnh quan, đánh giá điều kiện đất như một hàm theo thời gian. Dựa trên
kết quả đặc tính phân loại, nghiên cứu đã chỉ ra kích thước thửa, mật độ, … chỉ ra
rằng công ước Ramsa không thể giảm phát triển nuôi trồng thủy sản nhưng tổng số
diện tích RNM vẫn không thay đổi, đó là do những nỗ lực trồng rừng mang lại.
Phan Phú Bồng (1989) và Phan Nguyên Hồng (1993) cũng đã sử dụng tư liệu
viễn thám để nghiên cứu về RNM nhưng mới dừng lại ở mưc độ tính diện tích và vị
trí phân bố RNM bằng phương pháp giải đoán bằng mắt.
Trong chương trình kiểm kê rừng toàn quốc năm 2002, công nghệ GIS và
Viễn thám đã được cục Kiểm lâm phối hợp với Viện điều tra quy hoạch rừng ứng
dụng khá thành công. Toàn bộ các ảnh vệ tinh LandSat ETM với độ che phủ toàn
lãnh thổ Việt Nam, khoảng thời gian chụp cuối năm 2001 và trong năm 2002 đã
được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn mua để phục vụ cho công tác này và
kết quả là một bộ bản đổ hiện trạng rừng 2002, bản đổ về sự thay đổi diện tích rừng
1998-2002 cùng các số liệu thống kê rừng, đất trống năm 2002 đã được xây dựng và
được Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn thẩm định phê duyệt vào tháng
7/2003.
Tại Kiên Giang, tác giả Nguyễn Đình Dương đã kết hợp với sở khoa học
công nghệ và môi trường nghiên cứu lớp phủ bề mặt tại Kiên Giang giai đoạn 19791992 bằng kỹ thuật Viễn thám và GIS. Kết quả đã cho thấy nhiều biến động không
nhũng về diện tích và phân bố đất thổ cư, đất lúa và cả rừng tràm U Minh Thượng khu vực đang được chính quyền địa phương tập chung nhiều nỗ lực trong việc bảo
vệ và phát triển. Các biến động 2 thời kỳ cho thấy nhiều diện tích rừng tràm
giàu(1979) đã được chuyển thành rừng tràm trung bình, đất lúa, đất thổ cư .Dựa trên
những biến động xác định từ tư liệu Viễn thám và GIS, tác giả đã đánh giá những
mặt tích cực cũng như tiêu cực của quá trình phát triển và kiến nghị với UBND tỉnh
Kiên Giang một số biện pháp nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế trong sự bền vững
của môi trường.

11



Năm 2007 – 2008, Viện Địa lý – Viện Khoa học Việt Nam đã chủ trì đề tài
“Đánh giá biến động diện tích RNM ven bờ biển bằng công nghệ viễn thám và hệ
thông tin địa lý” do TS. Trương Thị Hòa Bình làm chủ nhiệm. Nhóm nghiên cứu đã
sử dụng ảnh Spot đa thời gian để đánh giá biến động RNM ở Cần Giờ, sử dụng chỉ
số đất - thực vật – nước để tiến hành phân loại và đánh giá biến động qua các thời
kỳ.
Có thể thấy, rất nhiều nghiên cứu về thành lập bản đồ RNM dựa trên ảnh
viễn thám đã công bố trong hơn hai thập kỷ qua. Các ảnh viễn thám có thể chia
thành: ảnh hàng không, ảnh quang học có độ phân giải trung bình, phân giải cao,
siêu phổ, và ảnh radar. Việc lựa chọn phụ thuộc vào mục đích điều tra, tỷ lệ bản đồ,
mực độ phân loại đạt yêu cầu, mức đảm bảo về thời gian, vùng địa lý…
Qua một số nghiên cứu nổi bật kể trên chúng ta có thể thấy rằng, trong những
năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ viễn thám trong việc thành lập bản đổ hiện
trạng sử dụng đất cũng như hiện trạng lớp phủ đã được nhà nước quan tâm và ứng
dụng tương đối rộng rãi trong các ngành quản lý tài nguyên, trong công tác quản lý
đất đai cũng như các công trình nghiên cứu khoa học, chính điều này đã góp phần
không nhỏ cho việc bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên đất đai tại
các vùng nghiên cứu.
1.2 Vị trí địa lý và lịch sử hình thành khu vực nghiên cứu
1.2.1.Vị trí địa lý
Huyện Nghĩa Hưng là huyện ven biển nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nam
Định, có toạ độ địa lý từ 19055' đến 20019'20'' vĩ độ Bắc và từ 106004' đến 106011'
kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội về phía đông nam 150km, cách thành phố Nam
Định về phía nam 60km, cách trung tâm huyện Nghĩa Hưng về phía nam gần 30km.
Trên bản đồ khu vực nghiên cứu có các địa danh: Rạng Đông, Nghĩa Phúc, Nam
Điền (trong đê Quốc gia) đất công huyện Nghĩa Hưng (ngoài đê Quốc gia).
- Phía Bắc giáp huyện Nam Trực và huyện Ý Yên ;
- Phía Đông giáp huyện Hải Hậu và huyện Trực Ninh ;
- Phía Tây giáp huyện Kim Sơn và huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình ;

- Phía Nam giáp biển Đông ;
Đất đai Huyện Nghĩa Hưng chủ yếu là đất phù sa do hệ thống sông Hồng bồi
lắng tạo thành, huyện có diện tích tự nhiên 25.412,94 ha với địa hình bằng phẳng,
nghiêng thoải từ Bắc xuống Nam. Chiều ngang của huyện chỗ hẹp nhất rộng hơn

12


500m, chỗ rộng nhất khoảng 16 km. Huyện Nghĩa Hưng có 22 đơn vị hành chính
cấp xã và 03 đơn vị hành chính cấp huyện. Trên địa bàn huyện có 2 tuyến đường
tỉnh lộ đi qua.

Hình 1.1 : Bản đồ hành chính huyện Nghĩa Hưng
(Nguồn : UBND huyện Nghĩa Hưng,2015)
1.2.2. Lịch sử hình thành lục địa khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu là vùng đất ven biển thuộc huyện Nghĩa Hưng, tỉnh
Nam Định, Huyện lỵ Nghĩa Hưng đặt tại thị trấn Liễu Đề từ năm 1987. Hiện nay,
huyện Nghĩa Hưng bao gồm 25 đơn vị hành chính (3 thị trấn và 22 xã) gồm: Thị
trấn Liễu Đề, thị trấn Rạng Đông, Thị trấn Quỹ nhất,các xã Hoàng Nam, Nam Điền,
Nghĩa Bình, Nghĩa Châu, Nghĩa Đồng, Nghĩa Hải, Nghĩa Hoà, Nghĩa Hồng, Nghĩa
Hùng, Nghĩa Lạc, Nghĩa Lâm, Nghĩa Lợi, Nghĩa Minh, Nghĩa Phong, Nghĩa Phú,

13


Nghĩa Phúc, Nghĩa Sơn, Nghĩa Tân, Nghĩa Thái, Nghĩa Thành, Nghĩa Thắng, Nghĩa
Thịnh, Nghĩa Trung.
Vùng bãi ven biển Nghĩa Hưng có tốc độ bồi tụ cao xét trong vùng đồng
bằng Bắc bộ. Toàn bộ khu vực điều tra nghiên cứu, bao gồm cả vùng đất liền trong
đê quốc gia và vùng ngoài đê quốc gia, đều được hình thành sau các hoạt động quai

đê lấn biển.
Vùng trong đê: Năm 1930 đắp đê Cồn Vành, thành lập các xã: Nghĩa Bình
(450 ha), Nghĩa Thắng (828 ha), Nghĩa Lợi (524 ha), Nghĩa Hải (1.406 ha).
Năm 1958, nhân dân địa phương cùng bộ đội Trung đoàn 269 quai đê lấn
biển thành lập Nông trường Rạng Đông, nay là thị trấn Rạng Đông (khoảng 1.400
ha). Năm 1965, việc quai đê lấn biển khu vực phía đông nông trường Rạng Đông và
phía Nam Cồn Vinh giáp cửa biển sông Ninh Cơ được tiến hành với diện tích
300ha. Trên cơ sở đó, ngày 27-2-1965, xã Nghĩa Phúc được thành lập (260ha). Năm
1976, tiếp tục đợt quai đê lấn biển và sau đó xã Nam Điền được thành lập (27-31978), diện tích 720ha. Năm 1986, quai đê hình thành vùng Đông Nam Điền
(560ha), hiện đang nuôi trồng thuỷ sản tại khu vực.
Bảng 1.1: Kết quả của các phong trào quai đê lấn biển
TT Thời gian diễn Khu vực quai đê

Diện tích (ha)

ra
1

1930-1931

Cồn Vành (từ Thiên Bình, Ngọc Lâm)

184

2

1960

Quai đê thành lập thị trấn Rạng Đông


1350

3

1964

Khu vực xã Nghĩa Phúc

200

4

1978

Xã Nam Điền, tại Tây Nam Điền

560

5

1982

Tại Đông Nam Điền

650

6

2003


Quai đê Cồn Xanh

820

Tổng cộng

3764
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Nghĩa Hưng, 2015)

Từ năm 2003 đến nay huyện tổ chức quai đê khu vực Cồn Xanh với diện tích
khoảng 820ha. Đến nay đã hoàn thành và đang tiến hành xây dựng, kiên cố hóa đê biển.

14


Đến nay các xã: Nghĩa Bình, Nghĩa Thắng, Nghĩa Hải đã cơ bản ổn định do
đó vùng nghiên cứu chỉ tập trung vào khu vực các xã Nam Điền, thị trấn Rạng
Đông, một phần xã Nghĩa Phúc; còn lại chủ yếu tập trung vào vùng Đông Nam
Điền và vùng ngoài đê ngăn mặn.
- Vùng ngoài đê: Có hình dạng một tam giác, đáy ở phía bắc, đỉnh lệch về
tây nam.
+ Phía đông giáp cửa Ninh Cơ, do dòng chảy của sông Ninh Cơ ngày càng
áp sát chân đê nên khu vực này đê kè luôn bị sạt lở.
+ Phía tây giáp cửa sông Đáy, vùng này luôn được bồi tụ, tuy tốc độ bồi lắng
giảm nhiều từ khi có đập thuỷ điện trên thượng nguồn các sông qua huyện.
1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.3.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo và địa chất
Vùng cửa sông ven biển huyện Nghĩa Hưng có dạng đồng bằng châu thổ
tương đối điển hình (nằm rìa delta sông Hồng). Địa hình nói chung bằng phẳng, đơn
điệu với một số loại địa hình khác nhau. Độ cao của đồng bằng có xu hướng

nghiêng dần từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.
Đoạn bờ biển thuộc huyện Nghĩa Hưng thuộc loại bờ biển bồi tụ. Quá trình
bồi tụ mang nét đặc trưng đã tạo nên xu hướng lục địa lấn ra biển trung bình khoảng
53 m/năm, qua đó hình thành nên một hệ sinh thái ĐNN ven biển tiêu biểu ở cửa
sông lớn phía Bắc Việt Nam. Thời gian gần đây, sau khi hoàn thành xây dựng thủy
điện sông Đà thì quá trình bồi tụ giảm dần so với trước đây.
Đặc điểm hình thái
Phía bắc bãi bồi ven biển Nghĩa Hưng là đê ngăn mặn, bãi bồi được phát
triển, mở rộng chủ yếu dựa vào bờ trái sông Đáy ở phía tây và phía nam; phía đông
và đông nam là bờ cát nổi cao, nhân dân gọi là Cồn Mờ, Cồn Trời che chắn sóng
cho tích tụ nổi cao của bãi phía trong. Bãi bồi có hình dạng của một tam giác, đáy ở
phía bắc, đỉnh lệch về phía tây nam. Kích thước bãi chỗ rộng nhất trên 14 km ở phía
bắc sát đê ngăn mặn, rộng trung bình 5 km ở khoảng giữa bãi rồi thu hẹp dần đến
cửa Đáy còn 1,5km, sau vót nhọn nhanh chóng về phía tây nam. Chiều dài bãi từ
xóm 10 xã Nam Điền đến Cồn Trời khoảng 10km. Tổng diện tích vùng này
4.950ha, trong đó bãi triều có độ cao từ 1,9m so với 0m hải đồ, có diện tích

15


2.420ha, mặt bãi có phủ thực vật như rừng ngập mặn, cỏ, lăn, lác, sậy, bãi triều thấp
có độ cao mặt bãi từ 1,9m xuống 0m hải đồ, diện tích khoảng 1.650 ha, phần còn lại
là lạch triều và bãi cát biển.
Qua khảo sát, nghiên cứu cho thấy bề mặt bãi nghiêng thoải dần từ tây bắc
xuống đông nam và nghiêng thoải dần từ bắc xuống nam. Độ dốc của bãi tăng dần
từ bãi bồi cao xuống bãi bồi thấp và sườn bờ.
Bảng 1.2. Diện tích các loại bãi ngập triều ven biển huyện Nghĩa Hưng
TT Loại bãi
I


Đặc điểm và cấu tạo bãi

Bãi triều cao

Diện tích
(Ha)

Tích tụ cát bột, không phủ thực vật ngập 47.0
mặn

II

III

Bãi triều thấp

Bãi

cát

Tích bùn bột, không phủ thực vật ngập mặn

228.7

Đê cát biển, không phủ thực vật ngập mặn

185.6

Tích tụ cát bột, phủ thực vật ngập mặn thưa


335.3

Tích tụ bùn bột, phủ thực vật ngập mặn thưa

395.9

Tích tụ bùn bột, phủ thực vật ngập mặn dày

148.5

Đầm nuôi thuỷ sản

737.3

Đê cát biển có phủ phi lao

259.6

Bãi bồi cao ven sông

82.1

Phụ tổng:

2.420

Tích tụ cát nhỏ

262.4


Tích tụ cát bột

1363.2

Bãi bồi thấp ven sông

24.7

Phụ tổng:

1650.3

ngập Bãi cát biển

123.0

triều
IV

Lạch triều

Lạch triều

228.8

16


×