Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững thông qua chứng chỉ rừng FSC trên địa bàn huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN TRỌNG HIỆP

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG THÔNG QUA CHỨNG CHỈ
RỪNG FSC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH
TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 885 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vi Thùy Linh

Thái Nguyên, năm 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Trọng Hiệp, xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu
do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Vi Thùy Linh, không
sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn
chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được


trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả

Nguyễn Trọng Hiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động
viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các
cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa, văn
phòng của Trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về
mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm
ơn sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn TS. Vi Thùy Linh.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các
cô chú, anh chị em và bạn bè, tôi xin chân thành cảm ơn. Thêm nữa, tôi cũng muốn
gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi
mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, tháng 07 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Hiệp


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................3
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................3
4. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ............................. 4
1.1.2. Vai trò của quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. ................................ 6
1.1.3. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng trên thế giới ............................ 10
1.1.4. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng tại Việt Nam và địa bàn nghiên
cứu ......................................................................................................................... 16
1.1.5. Phương pháp đánh giá quản lý rừng bền vững và giám sát thực hiện sau khi
được cấp CCR của FSC ........................................................................................ 25
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................28
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................... 28
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên chứng chỉ rừng FSC tại Việt Nam và địa bàn nghiên

cứu ........................................................................................................................................ 31
1.2.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................. 34
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 37
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 37
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................37
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................38
2.3.1. Phương pháp luận ....................................................................................... 38
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................41
3.1. Hiện trạng tài nguyên rừng của huyện Sơn Dương ........................................... 41
3.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và độ che phủ rừng của huyện Sơn Dương .... 41
3.1.2. Diện tích rừng phân theo chủ quản lý ......................................................... 43
3.1.3. Đánh giá của người dân về diễn biến diện tích và chất lượng rừng tại khu
vực nghiên cứu ...................................................................................................... 44
3.1.4. Đánh giá chung công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Sơn
Dương.................................................................................................................... 44
3.2. Thực trạng Quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC trên địa bàn
huyện Sơn Dương......................................................................................................46
3.2.1. Đặc điểm nhóm hộ nghiên cứu và tình hình thực hiện cấp CCR FSC tại
huyện Sơn Dương ................................................................................................. 46
3.2.2. Các bước thực hiện quản lý bảo vệ và cấp chứng chỉ rừng bền vững tại địa
bàn nghiên cứu: gồm 4 giai đoạn như sau ............................................................ 48
3.2.3. Kết quả thực hiện cấp chứng chỉ rừng FSC tại Sơn Dương ....................... 52

3.3. Phân tích thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
rừng bền vững và chứng chỉ rừng FSC .....................................................................56
3.3.1. Phân tích mối quan tâm của các bên liên quan đến công tác bảo vệ và phát
triển rừng ............................................................................................................... 57
3.3.2. Mức độ quan trọng của các bên liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển
rừng ....................................................................................................................... 57
3.3.3. Mức độ ưu tiên của các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng ...................... 59
3.3.4. Phân tích SWOT trong công tác quản lý rừng bền vững thông qua chứng
chỉ rừng trên địa bàn huyện Sơn Dương ...............................................................60
3.3.5. Những thuận lợi, khó khăn, kiến nghị trong công tác quản lý rừng bền
vững theo chứng chỉ rừng FSC tại huyện Sơn Dương .........................................62
3.4. Một số giải pháp cho công tác quản lý và phát triển rừng thông qua chứng chỉ
rừng ...........................................................................................................................63
3.4.1. Đề xuất, kiến nghị chuẩn bị cho đánh giá chính thức tại xã Cấp Tiến, Tú
Thịnh ..................................................................................................................... 63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v

3.4.2. Giải pháp cụ thể .......................................................................................... 65
KẾT LUẬN ...............................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................69
PHỤ LỤC ..................................................................................................................73
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVR


: Bảo vệ rừng

CCR

: Chứng chỉ rừng

CIFOR

: The Center for International Forestry Research (Trung tâm
Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế)

CoC

: Chain of Custody Certificate FSC (Chứng nhận chuỗi hành trình
sản phẩm)

FSC

: Forest Stewardship Council (Hội đồng quản lý rừng)

HĐND

: Hội đồng nhân dân

ITTO

: International Tropical Timber Organization
(Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế)

NN&PTNT


: Nông Nghiệp và phát triển nông thôn

PCCCR

: Phòng cháy chữa cháy rừng

PTNT

: Phát triển nông thôn

QLBVR

: Quản lý bảo vệ rừng

REDD +

: Reduced Emission from Deforestation and Forest Degradation (Giảm
phát thải từ mất rừng và suy thoái thoái rừng)

SWOT

: Strengths - Weaknesess - Opportunities - Threats
(Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức)

UBND

: Uỷ ban nhân dân

VENN


: Venn Diagram (Sơ đồ ven)

VNFF

: Viet Nam Forest Protection & Development Fund (Quỹ Bảo vệ
và Phát triển rừng Việt Nam)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng tài nguyên rừng huyện Sơn Dương.........................................41
Bảng 3.2. Tổng hợp độ che phủ rừng năm 2019 tại 3 xã nghiên cứu .......................42
Bảng 3.3. Diện tích rừng phân theo chủ quản lý năm 2019 ......................................43
Bảng 3.4. Đánh giá biến động tài nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu ....................44
Bảng 3.5. Đặc điểm nhóm hộ nghiên cứu .................................................................46
Bảng 3.6. Cơ cấu thu nhập bình quân của một hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu .....47
Bảng 3.7. Kết quả thực hiện rà soát nhóm hộ xã Cấp Tiến, Tú Thịnh .....................52
Bảng 3.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rừng và chứng chỉ rừng ......56
Bảng 3.9. Mối quan tâm của các bên liên quan đến công tác quản lý và phát triển rừng
...................................................................................................................................57
Bảng 3.10. Mức độ quan trọng của các bên liên quan đến công tác quản lý và phát
triển rừng ...................................................................................................................57
Bảng 3.11. Mức độ ưu tiên của các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng ..................59
Bảng 3.12. Phân tích SWOT .....................................................................................61


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là một thành phần quan trọng của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự
phát triển kinh tế - xã hội, sinh thái và môi trường. Việt Nam được đánh giá là một
trong 10 quốc gia có các hệ sinh thái rừng mang tính đa dạng sinh học quan trọng
nhất thế giới. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua nguồn tài nguyên rừng của Việt Nam
đã và đang suy giảm nghiêm trọng. Tỷ lệ che phủ rừng đã giảm từ 43,8% (14,3 triệu
ha) vào năm 1943 xuống còn 28,2% (9,3 triệu ha) vào năm 1995 (Nguyễn Xuân Cự,
Đỗ Đình Sâm, 2010). Chính phủ Việt Nam, thông qua các chương trình trồng rừng
như 327, 661... kết hợp với việc ban hành nhiều chính sách nhằm bảo vệ và phát triển
rừng và sự hỗ trợ về tài chính, phương pháp quản lý rừng từ cộng đồng quốc tế; tỷ lệ
che phủ rừng toàn quốc của Việt Nam năm 2018 đã tăng lên 41,65% (14.491.295 ha),
trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm 70,77% (10.255.525 ha), diện tích rừng trồng
chiếm 29,23% (4.235.770 ha) (Bộ NN&PTNT, 2019-b)..
Ngày 15/11/2017, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật
Lâm nghiệp gồm 12 chương, 108 điều. Điểm đối mới quan trọng nhất của Luật Lâm
nghiệp là việc coi lâm nghiệp là ngành kinh tế - xã hội liên kết theo chuỗi giá trị sản
phẩm lâm nghiệp, từ quản lý, bảo vệ, phát triển đến sử dụng rừng, chế biến và thương
mại lâm sản. Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh theo hướng liên kết theo chuỗi các
hoạt động lâm nghiệp nhằm tạo ra rừng, sản xuất và cung ứng lâm sản đáp ứng cho
nền kinh tế và đời sống xã hội, đảm bảo chế biến và xuất khẩu lâm sản có trách nhiệm.
Luật Lâm nghiệp năm 2017 và nhiều đề án, chính sách được nhà nước ban hành trong

những năm vừa qua là cơ sở quan trọng tạo hành lang pháp lý và thời cơ, cơ hội mới
cho ngành lâm nghiệp Việt Nam.
Trong vòng hơn chục năm qua (2007 - 2019), giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ
và lâm sản đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, tăng hơn 2,7 lần, từ 2,3 tỷ
USD năm 2007 lên 9,382 tỷ USD vào năm 2018, đưa ngành chế biến gỗ và lâm sản
trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm ngành hàng nông lâm thủy sản,
đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trên bình diện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

quốc tế, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đứng thứ 5 trên thế giới, đứng thứ 2
châu Á và lớn nhất Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ (Bộ NN&PTNT, 2019-a; Bộ
NN&PTNT, 2018). Trong giai đoạn này, Việt Nam đã đàm phán tham gia và ký kết
nhiều Hiệp định thương mại tự do song phương cũng như đa phương với các quốc
gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới (TP-TPP, EVFTA, VPA/FLEGT...);
Việc yêu cầu truy xuất nguồn gốc gỗ và lâm sản hợp pháp tuân thủ các tiêu chuẩn
quản lý rừng bền vững thông qua chứng chỉ rừng là một yêu cẩu tất yếu khi tham gia
thị trường thế giới.
Các hoạt động thí điểm cấp chứng chỉ rừng cho rừng trồng tại Việt Nam bắt
đầu từ năm 2005 (Lê Khắc Côi, (2009, 2018). Cho đến nay diện tích được cấp chứng
chỉ rừng tại Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn, đặc biệt chứng chỉ rừng cho nhóm hộ
càng hạn chế. Việc nhận được chứng chỉ rừng không phải là điều dễ dàng mà cần đáp
ứng được bộ tiêu chuẩn của tổ chức đánh giá, chứng chỉ rừng cũng không có giá trị
lâu dài mà có sự giám sát, đánh giá định kỳ. Rõ ràng việc giúp người dân tiếp cận để
tiến tới đạt chứng chỉ rừng cũng như đảm bảo giữ vững chứng chỉ rừng sau cấp phép
là vấn đề cần thiết hiện nay ở nước ta.

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, Theo kết quả
tổng điều tra nông - lâm - thủy sản năm 2016, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Tuyên
Quang là 586.790 ha; trong đó có 441.666 ha đất lâm nghiệp, chiếm 75,3% diện tích
đất tự nhiên (Bộ TNMT, 2017), Tuyên Quang có nhiều lợi thế trong phát triển kinh
tế lâm nghiệp. Để nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, từ năm 2016 trở lại đây, tỉnh
Tuyên Quang đã tăng cường công tác quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng
theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Hội đồng Quản lý rừng thế giới (chứng
chỉ rừng FSC) cho rừng trồng. Huyện Sơn Dương là một huyện của Tỉnh đã được thí
điểm hỗ trợ đăng kí xin cấp và nhận chứng chỉ rừng tại 3 xã Cấp Tiến, Tú Thịnh, Hợp
Thành (UBND huyện Sơn Dương, 2019); Thực tế cho thấy chứng chỉ rừng tại đây đã
mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên do hoạt động mới được thực hiện nên còn bộc lộ
một số những hạn chế, cụ thể: hộ được cấp CCR chưa nắm vững và hiểu hết về bộ
tiêu chí nên chưa thực hiện đúng yêu cầu nên thường bị bắt lỗi trong quá trình giám
sát, đánh giá sau khi được cấp chứng chỉ; hộ muốn tham gia thì thiếu thông tin dẫn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

tới việc triển khai trên diện rộng quản lý rừng bền vững thông qua cấp chứng chỉ rừng
và quá trình giám sát thực hiện sau khi được cấp chứng chỉ rừng còn nhiều khó khăn.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao Quản lý rừng bền vững thông
qua chứng chỉ rừng FSC trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được hiện trạng tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Sơn Dương;
- Phân tích thực trạng quản lý rừng và hoạt động cấp chứng chỉ rừng FSC cho
nhóm hộ tại 3 xã nghiên cứu;

- Đề xuất giải pháp trong quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng tại khu
vực nghiên cứu
3. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Xây dựng được cơ sở khoa học để có thể thực hiện và
duy trì được QLRBV và chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn của FSC cho nhóm hộ
nông dân.
Ý nghĩa thực tiễn:
Góp phần bổ sung các cơ sở khoa học cho quản lý rừng bền vững và chứng
chỉ rừng đối với nhóm hộ nông dân
4. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc nội dung luận văn bao gồm: ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến
nghị, tài liệu tham khảo, phần nội dung nghiên cứu gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
1.1.1.1. Khái niệm quản lý rừng bền vững
Trong thời gian gần đây, quản lý rừng bền vững đã trở thành một nguyên tắc
đối với quản lý kinh doanh rừng đồng thời cũng là một tiêu chuẩn mà quản lý kinh

doanh rừng phải đạt tới. Hiện tại có hai định nghĩa đang được sử dụng ở Việt Nam.
Theo ITTO (tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế), quản lý rừng bền vững là: Quá trình
quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu
quản lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên tục những sản
phẩm và dịch vụ mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và
năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối
với môi trường tự nhiên và xã hội.
Theo Tiến trình Hensinki, quản lý rừng bền vững là: sự quản lý rừng và đất
rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất,
khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong quá trình
thực hiện và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở
cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với hệ
sinh thái khác.
Các định nghĩa trên, nhìn chung tương đối dài dòng nhưng tựu trung lại có
mấy vấn đề chính sau:
Quản lý rừng ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề
ra (sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ...; phòng hộ môi trường,
bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt lở đất...; bảo tồn đa dạng sinh học,
bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái...).
Bảo đảm sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

Bền vững về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất,
hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì và phát triển diện
tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất rừng).

Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật
pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền
lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phương.
Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì được khả năng
phòng hộ môi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời không
gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác.
1.1.1.2 Khái niệm về chứng chỉ rừng
Theo ISO (1998) chứng chỉ là cấp giấy xác nhận một sản phẩm, một quá trình
hay một dịch vụ đã đáp ứng các yêu cầu nhất định. CCR có đối tượng chứng chỉ là
chất lượng QLR. Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng đều bao hàm hai nội
dung cơ bản là: đánh giá độc lập chất lượng QLR theo một bộ tiêu chuẩn quy định và
cấp giấy chứng chỉ có thời hạn.
Chứng chỉ rừng là sự xác nhận bằng giấy chứng chỉ rằng đơn vị quản lý rừng
được chứng chỉ đã đạt những tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững do tổ chức chứng
chỉ hoặc được uỷ quyền chứng chỉ quy định. Hay nói cách khác, chứng chỉ rừng là
quá trình đánh giá quản lý rừng để xác nhận rằng chủ rừng đã đạt các yêu cầu về
quản lý rừng bền vững.
Như vậy, có thể coi CCR là chứng chỉ ISO (ISO 9000, ISO 14000) đã được
thực hiện trong các ngành công nghiệp, lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ và các lĩnh vực
khác, nhưng điều mới lạ ở đây là áp dụng cho các doanh nghiệp quản lý kinh doanh
rừng và lâm sản. Một trong những động lực quan trọng của CCR là thâm nhập thị
trường tiêu thụ sản phẩm rừng đòi hỏi có chứng chỉ. Vì vậy, CCR thường gắn liền
với chứng chỉ chuỗi hành trình (CoC) - là xác nhận sản phẩm có nguồn gốc từ rừng
được chứng chỉ. Lợi ích của CCR thể hiện ở cả ba mặt kinh tế, môi trường và xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





6

- Về mặt kinh tế: Sản phẩm được chứng chỉ (được dán nhãn FSC) sẽ được
phép lưu thông trên mọi thị trường quốc tế, được hưởng giá cao hơn so với gỗ cùng
loại không có chứng chỉ.
- Về mặt môi trường: Bảo đảm cho mọi người tham gia vào thương mại lâm
sản có điều kiện đóng góp vào bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn ĐDSH, bảo vệ các
chức năng sinh thái, phòng hộ của rừng, ...
- Về mặt xã hội: Bảo đảm sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan đến
tài nguyên rừng trong việc sử dụng rừng. Các hoạt động lâm nghiệp tìm được sự đồng
thuận của các nhóm đối tượng khác nhau, hài hoà được lợi ích cá nhân, lợi ích cộng
đồng và lợi ích của quốc gia, quốc tế. Quyền của con người được tôn trọng.
Qua phân tích các khái niệm về QLRBV và CCR nhận thấy: CCR được sử
dụng như là một phương tiện để hướng tới kết quả cuối cùng là QLRBV và có trách
nhiệm hơn. Mặt khác nếu quá trình QLR chưa đạt được các tiêu chuẩn của QLRBV
thì sẽ không có CCR, hay nói cách khác QLRBV là điều kiện cần còn CCR là điều
kiện đủ. Chính vì vậy hai cụm từ này thường được gắn liền với nhau và có quan hệ
mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau. Hiện có hai lý do chính để công tác này
trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết đó là: Xu hướng mất rừng và suy thoái tài nguyên
rừng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển; Người tiêu dùng sản
phẩm rừng đòi hỏi các sản phẩm lưu thông trên thị trường phải được khai thác từ rừng
đã được quản lý bền vững.
1.1.2. Vai trò của quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
1.1.2.1. Vai trò của quản lý rừng bền vững
Quản lý rừng bền vững là một bộ phận của phát triển bền vững, nghĩa là sự
phát triển có hiệu quả về kinh tế, không gây tác hại đến môi trường sống (kể cả của
người và các loài sinh vật), và có đóng góp thiết thực cho giải quyết các vấn đề xã
hội cả cho hiện nay và mãi mãi về sau. Phát triển bền vững là một yêu cầu cấp bách
hiện nay của toàn thế giới, vì trong quá khứ và hiện tại sự phát triển không bền vững
đã và đang làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường

sống, đe dọa sự sống còn của chính con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

Hiện nay, trên phạm vi toàn thế giới cũng như từng quốc gia, quản lý rừng
không bền vững đã và đang là nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ngày một
giảm, năng suất chất lượng rừng ngày càng kém, nhiều loài cây rừng và động vật
hoang ngày càng ít hoặc tuỵệt chủng, môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng như lũ
lụt, khô hạn, xói mòn đất ngày một nhiều, đời sống của người dân, nhất là dân địa
phương, bị ảnh hưởng rất lớn. Ví dụ, đối với quản lý rừng trồng, nếu chọn loài cây
trồng không phù hợp có thể làm xói mòn đất, rừng bị sâu bệnh, năng suất kém, không
giải quyết tốt các vấn đề xã hội trong quản lý rừng sẽ dẫn đến khai thác trộm hoặc lấn
chiếm đất rừng, cường độ khai thác không hợp lý dẫn đến làm mất khả năng tái sinh của
rừng, v.v.
Những lý do cần thực hiện quản lý rừng bền vững vì:
a) Những nguyên nhân chủ quan:
Cần giữ vững và phát triển sản xuất lâm nghiệp lâu dài, tăng thu nhập từ rừng,
hiệu quả kinh tế cao là mong muốn của các hộ trồng rừng. Tuy nhiên, nghề trồng
rừng có rất nhiều khó khăn như các hộ gia đình nông thôn miền núi thường là nghèo,
thiếu vốn đầu tư và kỹ thuật, đất trồng rừng thường là loại xấu, đòi hỏi đầu tư cao,
cây rừng lại là cây lâu năm mới cho thu nhập, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn
định, môi trường xã hội phức tạp đòi hỏi chi phí bảo vệ cao, thiên tai dịch bệnh nhiều
v.v. Nhưng đối với các hộ chỉ có thể sống được bằng nghề trồng rừng thì không có
con đường nào khác ngoài việc phải duy trì và phát triển nghề trồng rừng để có thu
nhập cao, ổn định và có đủ nguồn lực tái đầu tư. Thực hiện tiêu chuẩn quản lý rừng
bền vững là điều kiện chủ yếu giúp chủ rừng đạt được mục tiêu này.

b) Những nguyên nhân khách quan:
Chủ rừng thực hiện quản lý rừng bền vững sẽ được cấp chứng chỉ nên được bán
sản phẩm ở các thị trường đòi hỏi có chứng chỉ và được giá cao hơn. Ở nhiều thị trường
quốc gia và quốc tế người ta từ chối mua các sản phẩm rừng không có chứng chỉ quản
lý rừng bền vững ngay cả khi bán với giá rẻ. Đây là “áp lực thị trường”, buộc các nhà
sản xuất gỗ phải thực hiện quản lý rừng bền vững nếu muốn tiếp tục sản xuất kinh
doanh. Mặc dù xu hướng này chỉ mới xuất hiện vào đầu những năm 1990, nhưng nay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

đã lan rộng ra nhiều khu vực rộng lớn, nhất là những thị trường tiêu thụ gỗ chủ yếu như
Tây Âu, Bắc Mỹ và các nước công nghiệp phát triển. Ví dụ, chính quyền nhiều thành
phố lớn ở Hà Lan, Đức, Hoa Kỳ có lệnh cấm sử dụng gỗ rừng nhiệt đới không có chứng
chỉ quản lý rừng bền vững trong những công trình xây dựng bằng vốn ngân sách. Đến
1990 quốc hội Australia ban hành luật hạn chế nhập khẩu gỗ từ những nước không
thực hiện quản lý rừng bền vững. Biện pháp cấm và tẩy chay thương mại và sử dụng
gỗ rừng nhiệt đới cũng thường xuyên được thảo luận ở Hội đồng gỗ nhiệt đới quốc tế
(ITTC) trong suốt những năm 1988-1992. Đến đầu những năm 2000 Nhóm G8 (các
nước giầu nhất) tuyên bố các chính phủ thành viên cam kết tìm biện pháp đáp ứng
những nhu cầu về gỗ và nguyên liệu giấy của mình chỉ từ những nguồn hợp pháp và
bền vững. Những cam kết này sau đó đã trở thành chính sách của Tổ chức thương mại
thế giới (WTO) và Liên minh Châu Âu (EU). Hiện nay ở nước ta các doanh nghiệp sản
xuất/xuất khẩu các sản phẩm gỗ hoặc có nguồn gốc từ gỗ, kể cả tre nứa, như giấy các
loại, vở học sinh v.v đang rất cần có chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC để có thể
vào được các thị trường như Tây Âu, Bắc Mỹ, và Nhật Bản, nhưng cả nước mới chỉ có
một liên doanh trồng rừng ở Quy Nhơn là Sojitz và Oji Paper, với diện tích 9.904 ha

rừng trồng keo và bạch đàn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC (tháng 4-2006).
Do áp lực thị trường sản phẩm gỗ có chứng chỉ FSC ngày một lớn, các doanh nghiệp
Việt Nam buộc phải nhập khẩu gỗ có chứng chỉ, vừa tốn rất nhiều ngoại tệ vừa rất bị
động (năm 2006 Việt Nam đã phải nhập 720 triệu USD gỗ chứng chỉ FSC).
Ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, mặc dù áp lực thị trường nội địa đối
với sản phẩm rừng chưa có hoặc còn rất yếu, nhưng các cơ quan quản lý nhà nước
hay các nhà tài trợ có thể đòi hỏi chủ rừng phải thực hiện quản lý rừng bền vững như
là điều kiện để được nhận những hình thức hỗ trợ khác nhau như cấp vốn đầu tư, hỗ
trợ kỹ thuật, cho phép khai thác, miễn giảm thuế, giúp đào tạo tập huấn v.v. Đây cũng
là những động lực quan trọng thúc đẩy thực hiện quản lý rừng bền vững.
1.1.2.2. Vai trò của chững chỉ rừng.
Chứng chỉ rừng là tên gọi ngắn gọn của việc cấp chứng chỉ xác nhận bằng văn
bản cho quá trình quản lý rừng bền vững theo một số tiêu chí và nguyên tắc nhất định
đã được quốc tế và Việt Nam công nhận. Chứng chỉ rừng có nhiều loại và nhiều cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

độ khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí của từng tổ chức. Các tổ chức cấp chứng chỉ rừng
là Tổ chức cấp chứng chỉ rừng liên châu Âu (PFEC), Hội đồng quản trị rừng thế giới
(FSC), Tổ chức cấp chứng chỉ rừng quốc gia Malaysia và Kethout, Hệ thống quản lý
môi trường ISO, Sáng kiến bền vững rừng Mỹ.
Bản chất của chứng chỉ rừng là quản lý rừng bền vững. Gỗ được khai thác từ
các diện tích rừng được cấp chứng chỉ không những tuân thủ các quy định có liên
quan đến tính pháp lý, mà còn tuân thủ các quy định có liên quan đến môi trường và
xã hội (ví dụ cần có những đánh giá về tác động môi trường, đa dạng sinh học). Vì
vậy, gỗ đạt chứng chỉ được chấp nhận và lưu thông rộng rãi tại các thị trường Bắc

Mỹ, châu Âu...
Chứng chỉ rừng có ý nghĩa quan trọng về kinh tế , xã hội và môi trường:
Về kinh tế, chứng chỉ rừng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng thu
nhập, thông qua đó, hoạt động quản lý rừng của chủ rừng (doanh nghiệp, nhóm hộ,…)
được công nhận và tin cậy; các chủ rừng được tiếp cận một cách chuyên nghiệp và
bền vững các thị trường tiềm năng trong và ngoài nước; đồng thời được tiếp cận tốt
hơn đến các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ (tài chính, kỹ thuật…).
Về xã hội, để được cấp chứng chỉ rừng, cộng đồng địa phương và các bên liên
quan phải tham gia vào tiến trình lập kế hoạch quản lý rừng bền vững, góp phần làm
giảm áp lực lên tài nguyên rừng. Chủ rừng nhận biết và tôn trọng các quyền truyền
thống của người dân bản địa đối với tài nguyên rừng và quyền của công nhân, từ đó
điều kiện lao động và đời sống được cải thiện. Trình độ nhận thức và năng lực của
nhân viên, công nhân và nông dân được nâng cao. Bên cạnh đó cũng nâng cao hình
ảnh của chủ rừng với xã hội.
Về môi trường, quản lý rừng bền vững sẽ bảo tồn được tính đa dạng sinh học
của rừng, nguồn nước, đất và các hệ sinh thái trong rừng; Duy trì được các chức năng
của hệ sinh thái và tính toàn vẹn, ổn định của rừng và đất rừng; Bảo vệ được các loài
động thực vật quý, hiếm đang bị đe dọa; Giảm thiểu được các tai họa của thiên nhiên;
Môi trường và điều kiện làm việc an toàn hơn; Cải thiện mối quan hệ hợp tác với các
tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

1.1.3. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng trên thế giới
1.1.3.1. Quản lý rừng bền vững
Các sản phẩm rừng, đặc biệt là gỗ tiêu thụ trên thị trường có thể được sản xuất

ra một cách an toàn đối với môi trường như không làm mất rừng hay suy giảm chất
lượng rừng, hoặc ngược lại một cách không an toàn sẽ gây tác động xấu đến môi
trường. Khái niệm thương mại và phát triển bền vững được hình thành trên cơ sở cho
rằng có thể sử dụng các biện pháp thương mại để kiểm soát một cách có hiệu quả các
tác hại về môi trường - phát triển một hệ thống thị trường chỉ chấp nhận tiêu thụ các
sản phẩm có chứng chỉ an toàn môi trường. Cuối những năm 1980 nhiều tổ chức phi
chính phủ vận động tẩy chay gỗ rừng nhiệt đới để giảm nhu cầu trên thị trường thế
giới. Sau đó chính quyền nhiều thành phố lớn ở Hà Lan, Đức, Hoa Kỳ cũng có lệnh
cấm sử dụng gỗ rừng nhiệt đới trong những công trình xây dựng bằng vốn ngân sách.
Đến 1990 Quốc hội Australia ban hành luật hạn chế nhập khẩu gỗ từ những nước
không thực hiện QLRBV. Biện pháp cấm và tẩy chay thương mại và sử dụng gỗ rừng
nhiệt đới cũng thường xuyên được thảo luận ở Hội đồng gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTC)
trong suốt những năm 1988-1992. Nhiều thị trường rộng lớn Châu Âu và Bắc Mỹ bắt
đầu thực hiện chính sách chỉ cho phép gỗ có chứng chỉ được tham gia. Đến đầu những
năm 2000 Nhóm G8 (các nước giàu nhất) tuyên bố các chính phủ thành viên cam kết
tìm biện pháp đáp ứng những nhu cầu về gỗ và nguyên liệu giấy của mình chỉ từ
những nguồn gỗ hợp pháp và được quản lý bền vững. Những cam kết này sau đó đã
trở thành chính sách của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Liên minh Châu Âu
(EU). Gần đây EU đã đề ra Kế hoạch hành động thi hành Luật lâm nghiệp, Quản trị
và Thương mại, trong đó công cụ thương mại được coi là chìa khoá để thực hiện cam
kết của các nước thành viên. Trên thị trường nảy sinh vấn đề: người tiêu dùng sản
phẩm rừng đòi hỏi sản phẩm mà họ mua phải có nguồn gốc từ rừng đã được quản lý
bền vững, người sản xuất muốn chứng minh rừng của mình đã được quản lý bền
vững.
Theo tài liệu Tài nguyên rừng toàn cầu của Liên Hợp Quốc năm 2010, diện
tích rừng của toàn thế giới có khoảng hơn 4 tỷ ha, trung bình 0,6 ha/người. Các nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





11

có diện tích rừng lớn nhất là Liên bang Nga, Braxin, Canada, Mỹ và Trung Quốc. Có
10 nước và vùng lãnh thổ không có rừng, 54 quốc gia có diện tích rừng chiếm tỷ lệ
nhỏ hơn 10% tổng diện lãnh thổ. Trong 10 năm gần đây, tỷ lệ mất rừng là khoảng 13
triệu ha mỗi năm, trong khi đó phần lớn diện tích rừng còn lại bị thoái hóa nghiêm
trọng cả về đa dạng sinh học và chức năng sinh thái. Nguyên nhân chủ yếu do con
người khai thác lâm sản quá mức và do chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng
sang đất sản xuất nông nghiệp nên diện tích rừng tự nhiên đã bị suy giảm nghiêm
trọng. Mặt khác “Con người luôn luôn mong muốn sử dụng tối đa tiềm năng của rừng
để phục vụ cho mình, lại muốn việc sử dụng tối đa đó ổn định lâu dài”. Do đó, vấn
đề mà toàn thế giới và từng quốc gia đều có sự quan tâm đặc biệt hiện nay là làm thế
nào để quản lý rừng cho tốt để đảm bảo bền vững việc cung cấp tối ưu cả ba mặt:
Kinh tế - Môi trường và Xã hội mà trong đó các giá trị môi trường của rừng đối với
con người là không thể thay thế.
Trước tình hình chặt phá và khai thác rừng bừa bãi, năm 1992 lần đầu tiên Tổ
chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) đề ra những tiêu chí cơ bản cho việc quản lý bền vững
cho rừng nhiệt đới và kêu gọi các tổ chức quốc tế tham gia. Hưởng ứng mạnh mẽ các
vấn đề quản lý rừng bền vững, ngay sau đó các hiệp hội về rừng đã ra đời, như:
- Hội tiêu chuẩn Canada (CSA) Năm 1993
- Hội đồng quản trị rừng (FSC) Năm 1994
- Sáng kiến lâm nghiệp bền vững (SFI) năm 1994
- Tổ chức nhãn sinh thái Indonesia (LEI) năm 1998
- Hội đồng chứng chỉ gỗ Malaysia (MTCC) năm 1998
- Chứng chỉ rừng Chi lê (Certfor Chile) năm 1999
- Chương trình phê duyệt chứng chỉ rừng (PEFC) năm 1999
Từ đó, phương thức QLRBV đã trở thành cao trào, được hầu hết các nước
nông nghiệp tiên tiến và hàng loạt các quốc gia đang phát triển có rừng cần QLBV,
tự nguyện tham gia. Đây là vấn đề nhận thức của các quốc gia nhằm làm sao bảo vệ

được rừng mà vẫn sử dụng tối đa các lợi ích từ rừng, nhận thức của chủ rừng về quyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12

xuất khẩu vào mọi thị trường thế giới và quyền bán lâm sản với giá cao. Vai trò của
rừng đối với cuộc sống của con người hiện tại được đánh giá và được thiết kế trong
rất nhiều chương trình, hiệp ước, công ước quốc tế (như CITES-1973, RAMSA-1998,
UNCED-1992, CBD-1994, UNFCCC-1994, UNCCD-1995).
Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhờ sáng kiến của những người sử dụng và
kinh doanh gỗ về việc chỉ buôn bán sử dụng gỗ có nguồn gốc từ các khu rừng đã được
QLBV, từ đó một loạt tổ chức QLBV (gọi tắt là tiến trình QLRBV) đã ra đời và có
phạm vi hoạt động khác nhau trên thế giới và đề xuất tiêu chuẩn QLRBV với nhiều
tiêu chí như sau:
- Tiêu chuẩn Montreal cho rừng tự nhiên ôn đới, gồm 7 tiêu chí;
- Tiêu chuẩn của ITTO cho rừng tự nhiên, gồm 7 tiêu chí;
- Tiêu chuẩn Pan-European cho rừng tự nhiên toàn châu Âu (tiến trình
Helsinki) gồm 6 tiêu chí;
- Sáng kiến gỗ Châu Phi cho rừng khô châu Phi;
- Tiêu chuẩn CIFOR cho rừng tự nhiên nói chung, gồm 8 tiêu chí;
- Tiêu chuẩn FSC cho mọi kiểu rừng toàn thế giới, gồm 10 nguyên tắc;
Trong số này, Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) và Chương trình phê
duyệt các quy trình chứng chỉ rừng (PEFC) là 2 tổ chức uy tín nhất và có phạm vi
rộng toàn thế giới.
Hội đồng quản trị rừng thế giới được thành lập năm 1993, bởi một nhóm gồm
130 thành viên khác nhau từ 25 quốc gia, bao gồm đại diện của các cơ quan môi
trường, các thương gia, các cộng đồng dân bản xứ, ngành công nghiệp và các cơ quan

cấp chứng chỉ. Đặc biệt, FSC áp dụng cả cho rừng tự nhiên và rừng trồng, rừng ôn
đới, nhiệt đới và mọi đối tượng khác. Chứng chỉ QLRBV của FSC đều được các thị
trường khắt khe trên thế giới như Bắc Mỹ, Tây Âu chấp nhận thông thương với giá
bán cao, do đó tuy các tiêu chí QLRBV của FSC cao và tỷ mỉ nhưng vẫn được nhiều
nước từ các nước đang phát triển đến các nước công nghiệp tiên tiến hưởng ứng tự
nguyện tham gia và đang trở thành phong trào QLRBV trong hội nhập quốc tế. Tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

chuẩn QLRBV của FSC có 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí. Đến năm 2018, đã có 36 bộ
tiêu chuẩn quốc gia hoặc vùng trên thế giới được FSC phê duyệt và áp dụng; 83 nước
được cấp chứng chỉ QLRBV với tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ là 183,106
triệu ha (Nguyễn Ngọc Lung, 2019).
Tại khu vực Đông Nam Á, xuất phát từ xu hướng mất rừng và bị thị trường
thế giới từ chối nếu gỗ không có chứng chỉ QLRBV, do vậy để bảo vệ và phát triển
diện tích rừng nên hợp tác lâm nghiệp trong khối ASEAN đã phát triển mạnh mẽ, thể
hiện trong giai đoạn từ 1995-2000 ASEAN đã hoàn thành dự thảo bộ tiêu chuẩn
QLRBV chung vào năm 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh và được phê duyệt tại Hội
nghị Bộ trưởng Nông - Lâm nghiệp Phnom-penk 2001. Song, do bộ tiêu chuẩn
QLRBV của ASEAN soạn thảo theo 7 tiêu chí của ITTO, nên gặp khó khăn khi xin
cấp chứng chỉ của tổ chức FSC. Tuy vậy, các nước có nền lâm nghiệp mạnh trong
ASEAN như: Indonesia (Kim ngạch xuất khẩu gỗ 5-5,5 tỷ USD/năm), Malaysia (4,75 tỷ USD/năm), sau đó đến Philippines, Thailand cũng đã được cấp chứng chỉ
QLRBV của FSC trong các năm từ 2002-2005, tuy rằng diện tích được cấp còn hạn
chế. Hiện nay Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu lâm sản năm 2018 đạt trên 9,3 tỷ
USD, cũng đang xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia FSC và đang trình FSC quốc tế phê
duyệt.

Chương trình phê duyệt chứng chỉ rừng (PEFC) là một tổ chức quốc tế phi
chính phủ, phi lợi nhuận thúc đẩy quản lý rừng bền vững qua chứng chỉ của bên thứ
ba độc lập . PEFC làm việc xuyên suốt toàn bộ chuỗi cung ứng lâm sản để thúc đẩy
việc thực hành tốt ở rừng và đảm bảo rằng gỗ và lâm sản ngoài gỗ được sản xuất phù
hợp với tiêu chuẩn cao về sinh thái, xã hội và môi trường. PEFC là một tổ chức bảo
trợ. Công việc của tổ chức này phê chuẩn các hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia được
xây dựng qua quá trình nhiều bên liên quan và phù hợp với các ưu tiên và điều kiện
của địa phương...
Với trên 30 hệ thống chứng chỉ quốc gia được thông qua và hơn 240 triệu ha
rừng được cấp chứng chỉ, PEFC là một hệ thống chứng chỉ rừng lớn nhất thế giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14

Các tiêu chí chuẩn thường xuyên được sửa đổi thông qua các quá trình liên
quan đến nhiều bên liên quan tham gia rút ra trên toàn cầu từ xã hội dân sự, kinh
doanh, chính phủ, lao động và các tổ chức nghiên cứu, phải kể đến kiến thức khoa
học mới, thay đổi xã hội, kỳ vọng phát triển và kết hợp thực hành tốt nhất mới nhất.
Ngoài ra, tại Indonesia, một tổ chức phi chính phủ (NGO) là "Viện sinh thái
Lambaga" (viết tắt là LEI) ra đời để hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật cho các chủ rừng
nâng cao năng lực QLRBV đến khi đạt chứng chỉ gỗ quốc tế. Malaysia thành lập tổ
chức NGO có tên "Hội đồng chứng chỉ gỗ quốc gia" (NTCC) nay đổi tên là "Hội đồng
chứng chỉ gỗ Malaysia" (MTCC) để đảm nhiệm chức năng hỗ trợ Chứng chỉ rừng
(CCR). Malaysia đang thử nghiệm đi theo 2 bước (chứng chỉ quốc gia và chứng chỉ
quốc tế). Chứng chỉ quốc gia không có giá trị trên thị trường thế giới, nhưng là một
mức đánh giá năng lực quản lý của chủ rừng đã đạt mức xấp xỉ để xin thẩm định quốc

tế. LEI và MTCC là tổ chức NGO nhưng do chính phủ tài trợ và có sự đóng góp của
các chủ rừng nên hoạt động rất mạnh và hiệu quả cao nhất trong các nước thuộc khối
ASEAN.
1.1.3.2. Chứng chỉ rừng
Chứng chỉ rừng là sự xác nhận bằng giấy chứng rằng đơn vị quản lý rừng được
chứng chỉ đã đạt được nhưng tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững do do tổ chức
chứng chỉ hoặc được ủy quyền cấp chứng chỉ quy định.
a) Chứng chỉ PEFC: thành lập tại Paris năm 1999 và có trụ sở chính tại Giơne-vơ, Thụy Sĩ; PEFC hoạt động thúc đẩy quản lý rừng bền vững thông qua việc
chứng nhận độc lập bởi bên thứ ba. Cho đến tháng 12/2017 diện tích rừng có chứng
chỉ PEFC trên toàn cầu là 313.485.220 ha; số chủ rừng được chứng nhận: 750.000;
số quốc gia có rừng được chứng chỉ PEFC, FM/CoC: 38; số chứng chỉ CoC: 11.484.
Rừng có chứng chỉ PEFC, FM tập trung nhiều nhất ở Bắc Mỹ, chiếm tới 63%
tổng diện tích rừng được chứng chỉ theo hệ thống này trên toàn cầu. Tiếp theo là Châu
Âu, chiếm 30%. Như vậy chỉ Châu Âu và Bắc Mỹ đã chiếm tới 93% tổng diện tích
rừng có chứng chỉ PEFC/FM. Các châu lục còn lại chỉ chiếm tổng cộng có 7%. Con
số này thể hiện một thực tế là các nước thuộc châu Á, châu Phi, Trung và Nam Mỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




15

có khoảng cách quá xa so với các quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ trong quản lý rừng
bền vững.
b) Chứng chỉ FSC: thành lập tại Toronto, Canada vào tháng 10 năm 1993,
với 130 thành viên từ 26 quốc gia và hiện có trụ sở chính tại Born, CHLB Đức. Năm
1994 các thành viên sáng lập phê duyệt các nguyên tắc và tiêu chí FSC cùng quy định
về hệ thống tổ chức FSC. Từ đó tới nay FSC đã trải qua quá trình phát triển mạnh mẽ
với hệ thống chứng chỉ quản lý rừng bền vững có uy tín trên thế giới. Cho đến tháng

3/2018 đã có 1.548 chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC được cấp với tổng diện
tích rừng được cấp chứng chỉ là 200.138.102 ha; trong đó châu Âu và Bắc Mỹ chiếm
trên 80%. Số quốc gia có rừng được cấp chứng chỉ FSC, FM/CoC là 85 quốc gia.
Chứng chỉ FM/CoC: Hệ thống FSC là hệ thống có nhiều chứng chỉ CoC nhất trên
thế giới, đến tháng 3/2018 số chứng chỉ CoC là 33.841; chiếm tới 72% tổng số chứng
chỉ CoC trên toàn cầu. Trong đó châu Âu chiếm 50%, Bắc Mỹ 22%, Châu Á 21%. Các
nước châu lục khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Đặc biệt là châu Phi chưa tới 1%.
Các Công ty SmartWood / Rainforest Allliance, SGS Forestry, GFA đã thực
hiện phần lớn việc đánh giá và cấp chứng chỉ rừng . Đây cũng chính là một trong
những tổ chức đảm nhiệm việc cấp FSC tại Việt Nam trong những năm qua.
Nhãn Logo FSC và nhãn dán trên sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng trên toàn
thế giới có thể nhận biết được các tổ chức hay sản phẩm ủng hộ chương trình quản lý
rừng có trách nhiệm. Có 02 loại chứng nhận FSC đang được các tổ chức chứng nhận
cung cấp là:
- Chứng chỉ Quản lý rừng (Forest Management Certificate, FSC-FM): yêu cầu
cho một khu rừng xác định phải tuân thủ các yêu cầu liên quan đến các tiêu chuẩn về
môi trường, xã hội và kinh tế.
- Chứng chỉ Chuỗi hành trình sản phẩm (Chain of Custody Certificate FSCCoC): yêu cầu các tổ chức chứng minh các sản phẩm gỗ được giao dịch từ các nguồn
gốc được chứng nhận, các sản phẩm này có thể được sử dụng nhãn FSC và dấu chứng
nhận của Tổ chức chứng nhận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




16

- Chứng chỉ Chuỗi hành trình sản phẩm FSC (Chain of Custody/Control Wood
Certificate , FSC-CoC/CW): Đánh giá nguồn gốc gỗ có kiểm soát FSC. Yêu cầu các
tổ chứcchứng minh các sản phẩm gỗ được giao dịch từ các nguồn gốc được chứng

nhận FSC và các nguồn gốc gỗ có kiểm soát FSC, các sản phẩm này có thể được sử
dụng nhãn FSC và dấu chứng nhận của Tổ chức chứng chỉ.
Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) là con đường mà nguyên liệu thô từ rừng
phải trải qua để đến với người tiêu dùng, bao gồm những giai đoạn liên tục của việc
chế biến, vận chuyển, sản xuất và phân phối. Là quá trình nhận dạng gỗ từ khu rừng
được chứng nhận cho tới khi sản phẩm được gắn nhãn. Mục đích của Chuỗi hành
trình sản phẩm là nhằm cung cấp các chứng cứ xác thực về việc sản phẩm gỗ được
chứng nhận đã sản xuất từ các nguồn nguyên liệu được chứng chỉ. Các tiêu chuẩn
FSC áp dụng cho chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm FSC- CoC hiện đang áp dụng,
như:
- FSC-STD-40-004 tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm của FSC áp dụng
cho nhà sản xuất;
- FSC-STD-40-005 tiêu chuẩn Gỗ có kiểm soát áp dụng cho các công ty CoC;
- FSC-STD-30-010 tiêu chuẩn Gỗ có kiểm soát áp dụng cho nhà quản lý rừng;
- FSC-STD-40-020 các yêu cầu về dán nhãn trên sản phẩm của FSC.
Tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế (ITTO) đã thừa nhận FSC “Gần như là chương
trình duy nhất về gắn nhãn hiệu và ủy quyền đối với lâm phẩm trên toàn thế giới”.
1.1.4. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng tại Việt Nam và địa bàn nghiên cứu
1.1.4.1. Sự ra đời của các chính sách QLRBV và chứng chỉ rừng FSC tại Việt Nam
Khái niệm “bền vững” được thế giới sử dụng từ những năm đầu thế kỷ 18 là
tiền đề cho QLRBV sau này, thì đến mãi cuối thế kỷ 20 Việt Nam mới dùng khái
niệm “điều chế rừng” để quản lý, kinh doanh lâm nghiệp. Đến nay, khái niệm này
vẫn được coi là công cụ truyền thống để quản lý rừng theo phương án điều chế thực
hiện theo những quy định trong Quyết định 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của Bộ
NN&PTNT về Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





17

Tháng 2/1998, Bộ NN&PTNT cùng 3 tổ chức quốc tế phát động một phong
trào QLRBV và CCR rộng rãi trong cả nước, thông qua hội thảo quốc gia ngày 1012/02/1998 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tổ Công tác Quốc gia về chứng chỉ FSC ở
Việt Nam (NWG) đã được thành lập gồm 12 thành viên thực hiện chương trình hành
động, đồng thời xây dựng tổ chức để hoạt động lâu dài trong hệ thống thành viên của
FSC nhằm thúc đẩy tiến trình QLRBV và CCR tại Việt Nam. Ban đầu NWG trực
thuộc Cục lâm nghiệp thuộc Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Từ năm 2001,
theo quy chế của FSC, NWG trở thành một tổ chức độc lập, phi chính phủ, phi lợi
nhuận thuộc Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (nay là Viện Quản lý rừng bền vững và
Chứng chỉ rừng).
Ở Việt Nam, công tác tuyên truyền về quản lý rừng bền vững bắt đầu được
tiến hành từ đầu năm 1998 chủ yếu do Tổ công tác quốc gia thực hiện với sự hỗ trợ
của các tổ chức như: Quỹ rừng nhiệt đới (TFT), Dự án cải cách hành chính (REFAS)
của GTZ, WWF Đông dương…Hình thức phổ cập về quản lý rừng bền vững rất
phong phú, gồm: hội nghị, hội thảo quốc gia, vùng, tỉnh; giảng dạy, tập huấn và phổ
cập kiến thức.
Việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng không bền vững, cũng như công
tác quản lý bảo vệ rừng kém hiệu quả trong những thập kỷ qua đã làm cho nước ta
mất đi hàng triệu ha rừng tự nhiên. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm giảm sút tính
ĐDSH, gia tăng hiệu ứng nhà kính, thoái hoá đất đai và biến đổi khí hậu - những hiện
tượng đang đe doạ sự tồn tại lâu dài của sự sống trên toàn hành tinh.
Ngoài các nguyên nhân mất rừng do sự gia tăng dân số, phá rừng lấy đất canh
tác nông nghiệp, khai thác lâm sản quá mức, cháy rừng, … rừng Việt Nam còn bị ảnh
hưởng bởi sự huỷ diệt trầm trọng của 2 cuộc chiến tranh kéo dài. Nếu như năm 1943
diện tích rừng còn khoảng 14,3 triệu ha, độ che phủ là 43%; đến năm 1990 chỉ còn
9,18 triệu ha, độ che phủ rừng 27,8% như vậy trong gần 50 năm qua diện tích rừng
đã bị mất hơn 5 triệu ha. Tuy nhiên từ năm 1993 trở lại đây, diện tích rừng đã tăng
lên liên tục nhờ trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên thông qua các chương trình, dự


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




18

án lớn như 327, 661. Tính đến cuối năm 2018, diện tích rừng toàn quốc là 14.491.295
ha, độ che phủ 41,65%; nhưng chất lượng rừng và tính ĐDSH lại suy giảm nghiêm trọng.
Phần lớn các chương trình, dự án quốc tế hỗ trợ ngành Lâm nghiệp Việt Nam
trong những năm gần đây đều hướng vào mục tiêu QLRBV. Những chương trình phát
triển lâm nghiệp lớn của Nhà nước như chương trình 327, 661, vv... đều xem QLRBV
là một trong những mục tiêu quan trọng. Lâm nghiệp đang trở thành ngành kinh tế
phát triển không chỉ nhờ vào khả năng cung cấp hàng hoá lâm sản mà còn nhờ vào
khả năng các hàng hoá và dịch vụ về môi trường đáp ứng yêu cầu trong nước và quốc
tế.
Quản lý và phát triển rừng bền vững là 1 trong 3 chương trình phát triển được
xác định trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020
với mục tiêu “Quản lý, phát triển và sử dụng rừng bền vững, có hiệu quả nhằm đáp
ứng về cơ bản nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào
tăng trưởng kinh tế quốc dân, ổn định xã hội, đặc biệt tại khu vực các dân tộc ít người
và miền núi, đồng thời bảo đảm vai trò phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung
cấp các dịch vụ môi trường, góp phần phát triển bền vững quốc gia”. Để thực hiện
mục tiêu này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ các
khó khăn, tạo cơ hội thuận lợi trong tiến trình đạt được mục tiêu Quản lý rừng bền
vững tại Việt Nam, cụ thể:
Ngày 03 tháng 11 năm 2014, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư
38/2014/TT-BNNPTNT về “Hướng dẫn phương án Quản lý rừng bền vững”. Các nội
dung chính của thông tư này bao gồm các hướng dẫn chi tiết về lập, thẩm định, phê
duyệt, kiểm tra, giám sát, thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng

chỉ rừng đối với rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Kèm
theo thông là 7 phụ lục trong đó quan trọng nhất là phụ lục 1 – Bộ nguyên tắc Quản
lý rừng bền vững của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở Bộ tiêu chuẩn của FSC với
151 chỉ số, 51 tiêu chí và 10 nguyên tắc Quản lý rừng bền vững.
Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT có thể xem là văn bản pháp quy đầu tiên đã
đưa ra các hướng dẫn các quy định tối thiểu cho một bản Phương án Quản lý rừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×