Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

ANH và vấn đề BREXIT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.06 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ

TIỂU LUẬN

VẤN ĐỀ BREXIT
Giảng viên phụ trách: TS Lê Phụng Hoàng
Học phần: Quan hệ Quốc tế ở Châu Âu từ sau chiến tranh Thế giới
thứ Hai cho đến nay
Lớp sinh viên: Lớp ca chiều thứ 5_Giai đoạn 1

Thông tin sinh viên:
Họ tên: Trịnh Trung Tính
MSSV: 43.01.608.147
Lớp: Quốc tế học K43A

Ngành: Quốc tế học

ĐT: 0853984014
Email:

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 05 năm 2019


MỞ ĐẦU
Cũng như nhiều châu lục khác trên thế giới, châu Âu có một quan hệ quốc
tế sôi nổi và đang dạng với nhiều vấn đề nóng đã và đang diễn ra ở hiện tại. Và
vấn đề Brexit luôn là một vấn đề nổi cộm, là một điểm nóng không kém phần
hấp dẫn thu hút sự quan tâm của dư luận châu Âu nói riêng và quốc tế nói
chung. Đã có nhiều tranh luận sôi nổi xoay quanh vấn đề này. Và cho đến thời
điểm hiện tại, đây là một vấn đề được cập nhật hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần.


Và hàng triệu công dân Anh vẫn đang hồi hộp theo dõi khoảnh khắc chia tay
lịch sử của mình với đại gia đình châu Âu (EU). Với mong muốn nghiên cứu
kỹ việc Anh có rời khỏi EU được hay không, phân tích kịch bản Anh rời khỏi
EU và những tác động của việc này đối với nước Anh, đối với EU, đối với toàn
cầu,đối với Việt Nam; đưa ra một số nhận xét, đánh giá cá nhân về việc Thủ
tướng Anh Theresa May tuyên bố từ chức mới đây, về nguyên nhân trì hoãn
vấn đề Brexit, về tiến trình Brexit kéo dài và phức tạp, về sự bất ổn và chia rẽ
của nội bộ chính giới Anh cũng như dân chúng Anh,... tôi chọn đề tài “Vấn đề
Brexit” làm đề tài nghiên cứu. Do đề tài hiện đang khá “nóng” thu hút sự quan
tâm của dư luận trên khắp thế giới và mang tính cập nhật nên tác giả chỉ trình
bày quan điểm cá nhân, góc nhìn và góc tiếp cận riêng của mình về vấn đề
Brexit thông qua những tài liệu mới nhất đã nghiên cứu và kiến thức đã tích lũy
của bản thân. Hy vọng đề tài sẽ đóng góp được một phần kiến thức cho những
ai quan tâm đến đời sống chính trị ở Anh cũng như quan hệ quốc tế ở châu Âu
trong những năm đầu thế kỷ XXI.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 ĐÔI NÉT VỀ QUAN HỆ GIỮA ANH VÀ EU VÀ NGUYÊN
NHÂN DẪN ĐẾN VẤN ĐỀ BREXIT
1. Đôi nét về Liên minh châu Âu (EU)
Liên minh châu Âu (Tiếng Anh: European Union) hay còn gọi là Liên hiệp
châu Âu là một khối liên minh chính trị và liên minh kinh tế gồm có 28 nước
châu Âu: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxambua, Anh, Iceland, Đan Mạch,
Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan, Sec, Hungary,

2


Ba Lan, Xlovakia, Xlovenia, Litva, Latvia, Estonia, Manta, Síp, Rumani,
Bungary, Croatia.
Hiệp ước (Lisbon) (2009) đã sửa đổi nội dung của 2 hiệp định chủ chốt là

Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu - TEC (Hiệp ước Rôma 1957) và Hiệp
ước Mattrich về Liên minh châu Âu - TEU (1992). Những thay đổi quan trọng
nhất của Hiệp ước Lisbon gồm1:
 Cải tổ cơ chế vận hành của EU theo hướng “dân chủ, minh bạch và hiệu
quả hơn”, xoá bỏ cơ cấu 3 trụ cột của EU, phân định rõ ràng và cụ thể thẩm
quyền của EU trên các lĩnh vực chính sách.
 Hiệp ước Lisbon lần đầu tiên trao cho EU tư cách pháp nhân “thay thế và
thừa kế tư cách pháp nhân của Cộng đồng châu Âu”. Ngoài ra, EU lập ra
hai chức danh mới là Chủ tịch Hội đồng châu Âu (thay cho Chủ tịch luân
phiên của các nước thành viên) và Đại diện cấp cao của EU về Chính sách
Đối ngoại và An ninh (đồng thời là Phó Chủ tịch EC).
Về lịch sử hình thành, Mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành của EU là bản
”Tuyên bố Schuman” ngày 09.05.1950 (Ngày châu Âu) với đề nghị đặt toàn bộ
nền sản xuất gang thép của Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực chung,
một tổ chức mở cửa để các nước châu Âu khác cùng tham gia. Năm 1951, Hiệp
ước thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC) (tổ chức tiền thân của EU)
được ký kết với sự tham gia của Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lucxambua
nhằm thống nhất việc sản xuất và phân phối hai sản phẩm chính là thép và than
trên toàn lãnh thổ châu Âu. Sau hơn 60 năm hình thành và phát triển, EU được
xây dựng từng bước với mức độ liên kết giữa các thành viên ngày càng mở
rộng và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Cùng với phát triển về chiều sâu, EU cũng
trải qua nhiều đợt mở rộng, kết nạp nhiều thành viên mới.
Về cơ cấu tổ chức, EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù. EU có 08
định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị viện châu
1 Bộ Ngoại giao Việt Nam,(2016), “Thông tin cơ bản về Liên minh châu Âu”.

cập ngày
3-.05.2019, lúc 8:47]

3



Âu, Uỷ ban châu Âu, Tòa án Công lý châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu
Âu, Cơ quan Đối ngoại châu Âu và Tòa kiểm toán châu Âu.
Về mặt đối ngoại, ngày 28.06.2016, EU công bố chiến lược toàn cầu với
tiêu đề: “Tầm nhìn chung, hành động chung: một châu Âu hùng mạnh hơn”.
Chiến lược xác định 05 ưu tiên:
 “Đảm bảo an ninh của Liên minh, ứng phó hiệu quả với chủ nghĩa khủng
bố, các mối đe dọa hỗn hợp (hybrid threats), bất ổn kinh tế, biến đổi khí
hậu, an ninh năng lượng;
 Hỗ trợ, củng cố thể chế nhà nước và xã hội tại các khu vực giáp ranh châu
Âu;


Tiếp cận một cách tổng thể để giải quyết khủng hoảng và xung đột;

 Thúc đẩy các cơ chế hợp tác liên khu vực;
 Thúc đẩy một trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế và chủ nghĩa đa
phương với Liên hợp quốc là trung tâm.”
Về chính sách, EU sẽ2:
 Tăng cường vai trò an ninh của EU: hướng tới xây dựng “cộng đồng an
ninh” thông qua gia tăng liên kết phòng thủ trong EU và với NATO.
 Thúc đẩy trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế, chủ nghĩa đa phương
thông qua cải tổ Liên hợp quốc; thiết lập luật chơi của kinh tế thế giới bằng
các FTA thế hệ mới với các đối tác chủ chốt; đóng góp tích cực hơn vào an
ninh hàng hải toàn cầu, phổ biến và thúc đẩy UNCLOS; hợp tác với Liên
hợp quốc, NATO, các đối tác chiến lược và ASEAN để thúc đẩy “chủ nghĩa
đa phương hàng hải”.



Với châu Á: EU đánh giá “hòa bình và ổn định tại châu Á là điều kiện tiên
quyết cho thịnh vượng của châu Âu”; cam kết thúc đẩy hợp tác kinh tế và
“tăng cường vai trò an ninh” tại khu vực, “đóng góp thiết thực hơn vào an
ninh châu Á”. Tại Đông Á và Đông Nam Á, EU “ủng hộ cấu trúc an ninh

2 Bộ Ngoại giao Việt Nam,(2016), “Thông tin cơ bản về Liên minh châu Âu”.

cập ngày
3-.05.2019, lúc 8:56]

4


do ASEAN dẫn dắt”, tăng cường hợp tác an ninh với Nhật Bản, Hàn Quốc,
Indonexia và các nước khác, thúc đẩy đàm phán Hiệp định Thương mại tự
do (FTA) với các đối tác chiến lược như Nhật Bản, Ấn Độ và các nước
ASEAN, tiến tới đàm phán FTA giữa hai khu vực EU và ASEAN.

2. Anh gia nhập EU
Mối quan hệ giữa Anh và EU là một mối quan hệ phức tạp và gặp nhiều
sóng gió. Tiến trình Anh gia nhập EU cũng thể hiện rõ điều này.
Sau khi nhận thấy Pháp và Đức có sự phục hồi kinh tế nhanh chóng sau
chiến tranh thế giới thứ Hai và hình thành được một liên minh mạnh mẽ, các
nhà lãnh đạo Anh đã thay đổi suy nghĩ của mình về việc gia nhập EEC (Cộng
đồng Kinh tế châu Âu). Nước này đã nộp đơn tham gia EEC vào năm 1961,
nhưng đã bị bác bỏ hai lần bởi Tổng thống Pháp Charles de Gaulle vào năm
1963 và 1967. (Vì Anh đã 2 lần sỉ diện từ chối tham gia Cộng đồng than thép
châu Âu năm 1951 và Cộng đồng Kinh tế châu Âu năm 1957. Lúc này, Anh còn
tin rằng sức mạnh và vị thế của Anh vẫn đủ lớn để tự phát triển mà không cần
tới sự giúp đỡ từ những tổ chức châu Âu3.)

Đến năm 1973, Anh chính thức trở thành thành viên của cộng đồng EEC.
Nhưng chỉ 2 năm sau, nhiều người dân Anh đã đòi rời khỏi EEC, và do vậy,
một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức vào năm 1975 nhằm giải quyết vấn
đề này. Sau cuộc trưng cầu dân ý, nước Anh vẫn quyết định ở lại EEC nhờ 67%
dân số ủng hộ việc này.
Năm 1992, sự kiện “Ngày thứ 4 đen tối” xảy ra và đánh dấu thời điểm tồi
tệ nhất trong mối quan hệ giữa Anh và Châu Âu. Sau khi không thể bảo vệ
được đồng Bảng Anh khỏi các cuộc tấn công đầu cơ liên tục, Bộ trưởng bộ Tài
chính Anh Norman Lamont đã phải chính thức thông báo nước Anh rút khỏi Cơ
chế tỉ giá hối đoái (Exchange Rate Mechanism) của châu Âu vào ngày
3 Cẩm Bình, (2016), “Anh và EU - Mối quan hệ không bền chặt”, đăng ngày 03.07.2016, lúc 4:55.

cập ngày 30.05.2019]

5


16.09.1992. Cũng trong năm 1992, châu Âu xúc tiến quá trình hợp nhất chính
trị và nước Anh đã quyết định đứng ngoài cuộc.
Năm 1995, Anh lại từ chối tham gia Hiệp ước Schengen về tự do đi lại giữa
các nước châu Âu cũng như không sử dụng đồng tiền chung euro. Năm 2011,
Anh từ chối ký Hiệp ước về Tài khóa và Ngân sách do EU đưa ra nhằm khắc
phục những vấn đề tài chính mà nước này gặp phải trong cuộc khủng hoảng tài
chính- tiền tệ 2008-2009.
Và ngày 23.6.2016, quan hệ Anh - EU tan vỡ hẵn khi cuộc trưng cầu ý dân
đã cho kết quả gần 52% cử tri Anh chọn ra đi (Brexit). Anh sẽ chính thức rời
khỏi khối sau khi kết thúc đàm phán với EU.

3. Quan hệ hợp tác về kinh tế giữa Anh và EU
EU là đối tác thương mại lớn nhất của nước Anh, chiếm tới 44% sản lượng

xuất khẩu và 53% sản lượng nhập khẩu của nước này trong năm 2015 4. Về vấn
đề việc làm, hơn 3 triệu việc làm tại Anh có liên quan tới hoạt động xuất khẩu
sang EU. Ngoài ra, đối với Anh, Liên minh Châu Âu cũng đóng vai trò là một
nhà đầu tư lớn. Năm 2014, các nước trong EU đã đóng góp 496 tỉ Bảng –
tương đương với 48% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Anh.
Ngược lại, Anh Quốc cũng có vai trò quan trọng trong EU, khi nước này
đóng góp khoảng 8,5 tỉ Bảng Anh vào Ngân sách EU (năm 2015), chiếm tới
12,57% tổng ngân sách của tổ chức này, chỉ đứng sau Pháp và Đức.
Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng khoản đóng góp hằng năm của Anh
cho EU là một gánh nặng đối với quốc gia này. Họ cũng tin rằng những đạo
luật khắt khe của EU làm quốc gia này tiêu tốn hàng tỉ bảng Anh mỗi năm. Cụ
thể, một nghiên cứu của Open Europe đã ước tính rằng top 10 đạo luật “gây
phiền hà” nhất của EU làm Anh hằng năm tiêu tốn 33,3 tỉ Bảng.
4. Brexit và nguyên nhân dẫn đến vấn đề Brexit
4.1 Brexit là gì
4 Hồng Linh, (2017), “Sơ lược về Brexit”, Thông tin pháp luật dân sự, đăng ngày 09.08.2017.

cập ngày 30.05.2019, lúc 9:11]

6


Brexit là một cụm từ được ghép từ hai từ: “Britain” chỉ nước Anh và “exit”
chỉ hành động rời khỏi EU. Vào ngày 23.06.2016, công dân Vương quốc Anh
(Anh) đã bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Vào ngày 29.03.2017,
Vương quốc Anh chính thức thông báo cho Hội đồng Châu Âu về ý định rời
khỏi EU bằng cách kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon5.6
4.2 Nguyên nhân dẫn đến vấn đề Brexit
Anh đề xuất tách khỏi Liên minh châu Âu (EU) Brexit sau 45 năm chung
sống (1973-2018). Đây là lời chia tay chưa từng có trong lịch sử hình thành và

phát triển của EU. Trong suốt 60 năm hình thành và phát triển (1957 - 2017),
EU chỉ kết nạp thành viên mới và chưa từng chứng kiến cuộc “ly hôn” nào.
Báo Điện tử Vox (Mỹ) phân tích, Anh rời khỏi EU bởi 5 lý do căn bản sau7:
Một là, EU đe dọa chủ quyền của Anh: Đây là lập luận phổ biến nhất
trong số những người có trí thức ở Anh, nổi bật nhất là 2 chính trị gia Đảng
Bảo thủ Thị trưởng London Boris Johnson và Bộ trưởng Tư pháp Michael
Gove. Trong vài thập kỷ qua, một loạt hiệp ước EU bị xem là đã chuyển lượng
lớn quyền lực từ các nước thành viên sang cơ quan trung ương của EU ở
Brussels (Bỉ). Nhiều quy định của EU như về cạnh tranh, nông nghiệp, bản
quyền và luật sáng chế đã lấn át luật của các quốc gia thành viên.
Những người phản đối EU cho rằng, cơ quan hành pháp của EU là Ủy ban
châu Âu (EC), không đại diện trực tiếp cho các cử tri ở Anh hay ở các nước
5 Eropean Union, United Kingdom_Overview

/>cập ngày 28.05.2019, lúc 16:06]
6 Với tham vọng thúc đẩy nhanh quá trình nhất thể hóa khu vực, EU đã ký kết bản Hiệp ước Lisbon

ngày 13.12.2007 và có hiệu lực từ ngày 01.12.2009. Hiệp ước Lisbon được ban hành nhằm tái cấu trúc
EU, trong đó có nhiều điều khoản, đặc biệt Điều 50 quy định, các thành viên trong EU có thể tự mình
quyết định rời khỏi EU. Chỉ có nước thành viên có ý định rời khỏi EU mới có quyền quyết định thời
điểm ra tuyên bố chính thức. Sau khi nhận được đơn, Chủ tịch Hội đồng châu Âu sẽ thông báo cho 27
nước thành viên, tiến hành họp bàn, 2 tháng sau sẽ chính thức tổ chức đàm phán giữa EU và thành viên
có ý định rời khỏi EU làm đơn xin ra khỏi EU.
7 Đinh Công Hoàng, (2019), “ Cuộc ly hôn lịch sử Anh - EU: Nguyên nhân, hậu quả và hệ lụy?”, Thời

báo Tài chính, đăng ngày 05.02.2019, lúc 21:00.
cập ngày 28.05.2019, lúc 19:03]

7



thành viên khác. Các nhà lãnh đạo Anh có một số ảnh hưởng trong việc lựa
chọn các thành viên của EC 5 năm một lần. Tuy nhiên, không ai trong số các
thành viên của EC có trách nhiệm với Chính phủ Anh hoặc đại diện cho người
Anh tại Nghị viện châu Âu.
Hai là, Anh bị nhiều quy định của EU “bóp nghẹt”: Những người phản
đối EU như ông Johnson cho rằng, các quy định của EU ngày càng ngặt nghèo,
chặt chẽ, thậm chí là khó khả thi và gây phản cảm khi thực thi. Ví dụ như:
Không được tái chế túi trà, trẻ em dưới 8 tuổi không được thổi bóng bay hay
những hạn chế về công suất của máy hút bụi,... “Những quy định của EU khiến
nền kinh tế Anh bị mất tới 600 triệu bảng Anh (khoảng 880 triệu USD) mỗi
tuần”, ông Gove lập luận.
Ba là, đồng Euro là một thảm họa:Cách đây 10 năm, khó có thể tìm thấy
hơn 20 người ủng hộ rời EU, trong thời điểm này tại sao người Anh lại quyết
liệt ủng hộ Brexit như vậy? Câu trả lời có nhiều nhưng tựu chung là do cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã làm suy yếu nền kinh
tế thế giới, trong đó, các nước áp dụng đồng tiền chung châu Âu (đồng Euro) bị
ảnh hưởng nhiều hơn cả; Tỷ lệ thất nghiệp tăng trên 20% ở nhiều nước như Hy
Lạp và Tây Ban Nha. Điều này đã gây ra một cuộc khủng hoảng nợ công
khổng lồ và đã tác động đến nền kinh tế và đời sống của người dân Anh. Hơn 7
năm sau khi cuộc khủng hoảng nợ công bùng phát, Tây Ban Nha và Hy Lạp
đang lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, đồng
Euro là thủ phạm chính gây ra tình trạng trên. Mặc dù Anh không sử dụng đồng
EU nhưng những hậu quả khủng khiếp về kinh tế mà đồng euro mang lại khiến
cho Anh phải chọn việc rời EU.
Bốn là, làn sóng người nhập cư vào sinh sống ở EU tác động tiêu cực
đến nước Anh: EU có quy định cho phép công dân các nước di chuyển tự do
giữa các nước thuộc EU. Khu vực đồng tiền chung châu Âu gặp khó khăn về
kinh tế, công nhân từ các nước EU khác như: Ireland, Italia và Lithuania đã đổ
về nước Anh tìm việc làm. Những người ủng hộ Anh rời EU khẳng định:


8


Những người nhập cư đến nước Anh đã cạnh tranh việc làm, làm giảm việc
làm, tiền lương của người dân địa phương, thậm chí là đã đặt gánh nặng lên các
dịch vụ công của nước này. Anh chỉ có thể kiểm soát tình trạng nhập cư một
khi nước này rời khỏi Liên minh châu Âu, vì quyền tự do đi lại đồng nghĩa với
việc các công dân EU có quyền tự do sinh sống và làm việc ở Anh.
Năm là, EU yêu cầu đóng góp hàng năm: EU không được thu thuế trực
tiếp nhưng liên minh này yêu cầu hàng năm các nước thành viên đóng góp một
khoản tiền cho ngân sách trung ương của EU. Hiện tại, Anh đóng góp khoảng
13 tỷ bảng Anh (bằng khoảng 19 tỷ USD) mỗi năm, tương đương khoảng 300
USD/người/năm. Mặc dù, phần lớn số tiền này được chi tiêu cho các dịch vụ ở
Anh nhưng những người ủng hộ Brexit vẫn muốn nước Anh giữ lại tiền ở nước
mình và Quốc hội Anh là bên quyết định cách thức chi tiêu số tiền đó, thay vì
EU.
Ngoài ra thì còn có một số nguyên nhân khác như:
 Về vấn đề thương mại, những người ủng hộ Anh rời EU chô rằng mối quan
hệ của Anh với EU đang ngăn cản nước này tập trung vào các thị trường
mới nổi như: Trung Quốc và Ấn Độ. Rút khỏi EU sẽ cho phép Anh đa dạng
hóa các mối quan hệ thương mại của mình. Thêm vào đó, các doanh nghiệp
Anh sẽ không còn phải tuân theo các quy định ngặt nghèo của EU.
 Về vấn đề tài chính, bên ủng hộ Anh rời EU tin rằng tình trạng tháo chạy
vốn sẽ không thể xảy ra. London vẫn sẽ là trung tâm tài chính hàng đầu
ngoài châu Âu và các ngân hàng vẫn sẽ đặt trụ sở tại Anh vì lợi ích thuế.
 Về vấn đề luật pháp, rất nhiều bộ luật ở Anh được tạo nên bởi các nhà lập
pháp tại Brussels và quyết định của Tòa án Công lý châu Âu (European
Court of Justice). Điều này đã hạn chế quyền tự chủ của các tòa án nước
Anh.

 Về giáo dục và nghiên cứu, chỉ 3% tổng chi phí cho R&D của Anh là do
EU hỗ trợ. Một khi rời khỏi EU, Anh có thể dùng khoản phí thành viên
9


hàng năm phải đóng góp cho EU để đầu tư hỗ trợ các dự án giáo dục và
khóa học khác.
 Về du lịch và sinh sống ở nước ngoài, không có bằng chứng thuyết phục
nào cho thấy rời EU sẽ khiến việc du lịch châu Âu của người Anh trở nên
khó khăn hơn. Bên cạnh đó, các đạo luật quốc tế hiện hành sẽ bảo vệ
những người Anh đang sống và làm việc ở các nước khác thuộc EU.
 Về môi trường và năng lượng, các quy định về môi trường của EU có thể là
những gánh nặng với các doanh nghiệp Anh và khiến chi phí năng lượng
tăng cao. Kể cả khi Anh rời khỏi EU, các nước châu Âu khác vẫn sẽ muốn
bán điện cho Anh. Hơn nữa, khác với nhiều nước thành viên EU, phần lớn
nguồn dầu khí của Anh đến từ Na- uy chứ không phải Nga.
 Về quốc phòng và an ninh, Anh sẽ sớm bị yêu cầu đóng góp lược lượng
cho quân đội EU và điều này sẽ làm suy giảm lực lượng quân đội độc lập
của Anh. Sau khi rời EU, Anh vẫn có thể hợp tác với các nước châu Âu
khác để chống khủng bố, giống như nước Mỹ vậy.
 Về vấn đề tự chủ, Nghị Viện Anh đã không còn tự chủ kể từ khi Anh gia
nhập EU. Với việc EU đang hướng tới “một liên minh với mức độ thống
nhất ngày càng cao” và sự hội nhập kinh tế nhiều hơn sau cuộc khủng
hoảng đồng euro, nước Anh tốt nhất nên rời EU trước khi các cam kết với
tổ chức này trở nên chặt chẽ và nhiều ràng buộc hơn.

Tiểu kết
Như vậy, ngay từ đầu quan hệ giữa Anh và EU đã không được mấy tốt đẹp
dựa trên thành kiến của 2 bên dành cho nhau cũng như việc công dân Anh chỉ
ra những thiệt hại to lớn của Anh khi Anh là thành viên của EU. Trong bối cảnh

mâu thuẫn lợi ích của người dân Anh tăng cao, ngày 23.6.2016, cuộc trung cầu
dân ý Anh được khởi xướng và kết quả là Anh sẵn sàng rút khỏi EU với tỷ lệ
phiếu Brexit là 52%.

10


Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề Brexit nhưng tựu chung lại là 5
nguyên nhân cơ bản như đã nói ở trên.
Sự kiện ngày 23.6.2016 đã khởi động tiến trình Brexit và cho tới nay tiến
trình này vẫn đang diễn ra rất phức tạp, căng thẳng và bế tắc. Liên tục từ ngày
23.6 cho đến này đã có gần hàng trăm cuộc họp của nội các Anh cũng như giữa
nội các Anh với EU nhưng vấn đề Brexit vẫn chưa được giải quyết êm đẹp bởi
nhiều lý do. Trong đó có mâu thuẫn giữa việc Anh chọn Brexit mà không cần
bất kỳ thỏa thuận nào nhưng EU thì yêu cầu phải có, nhất là việc Anh phải
thanh toán những khoảng nợ Anh còn tồn đọng trong khối (ước tính 60 tỷ Bảng
Anh). Và vấn đề biên giới miền Bắc Ireland, nguy cơ nước này chống Anh
thống nhất với quốc gia láng giềng - Cộng hòa Ireland (Vấn đề Bắc Ireland8 là
vấn đề sống còn với Anh ). Chính 2 điều này là điểm mấu chốt làm cho tiến
trình Brexit diễn ra căng thẳng, dài dòng và phức tạp.
Mặt khác cũng có thể lập luận rằng: Khi được kết nạp vào EU, các nước đã
phải chờ đến 10, 15, thậm chí 20 năm mới được xét duyệt và phê chuẩn là
thành viên chính thức của EU nhưng khi xin ra khỏi EU, thời gian đàm phán
chỉ có 2 năm, như vậy là quá ngắn với một “cuộc chia ly”. Vì vậy, 2 bên đã
phải đàm phán kéo dài thêm thời gian quá độ 21 tháng (từ 1/4/2019 –
31/12/2020), cùng bàn thảo và đạt được sự đồng thuận cho tất cả các vấn đề
trong tương lai.

CHƯƠNG 2 TIẾN TRÌNH BREXIT VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
2.1 Tóm tắt diễn biến của vấn đề Brexit

STT Thời gian
1
23.06.2016

Sự kiện
Anh trưng cầu dân ý về việc đi hay ở lại EU và kết quả

8 Quan hệ giữa các quốc gia trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland biến hóa theo thời gian.

Xứ Wales được hợp nhất vào Vương quốc Anh (England) theo các Đạo luật Liên Minh vào năm 1536
và 1543. Một hiệp định giữa Anh và Scotland có kết quả là một Vương quốc Anh (Great Britain) thống
nhất vào năm 1707, đến năm 1801 thì Vương quốc này hợp nhất với Vương quốc Ireland để hình
thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland. Năm 1922, 5/6 lãnh thổ Ireland ly khai khỏi Vương quốc
Liên hiệp, để lại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland như hiện nay.

11


2
3
4
5
6

29.03.2017

là 51.9% người dân quyết định rời khỏi EU.
Anh kích hoạt Điều 50, chính thức khởi động tiến trình

Tháng 6.2017

19.03.2018

đàm phán Brexit với EU.
Các cuộc đàm phán Brexit chính thức bắt đầu.
EU và Anh đạt được thỏa thuận bước ngoặt về Brexit

20.06.2018

với giai đoạn chuyển giao kéo dài gần 2 năm
Dự luật Brexit của Chính phủ Anh được Quốc hội Anh

26.06.2018

thông qua.
Dự luật Brexit được Nữ hoàng Anh Elizaberth II phê
chuẩn, chính thức trở thành luật, mở đường cho Anh

7
8
9
10
11
12
13

13.11.2018

rời EU.
Các nhà đàm phán Anh và EU đạt được dự thảo thỏa


14.11.2018

thuận về Brexit.
Quốc hội Anh thông qua dự thảo thỏa thuận với EU về

25.11.2018

Brexit.
27 nước thành viên EU thông qua các điều khoản của

Trước 25.12.2018
15.01.2019
12.03.2019
29.03.2019

thỏa thuận Brexit với Anh.
Nghị viện Anh bỏ phiếu về thỏa thuận sơ bộ Brexit.
Hạ viện Anh bác bỏ thỏa thuận sơ bộ Brexit lần 1
Hạ viện Anh bác bỏ thỏa thuận sơ bộ Brexit lần 2
Anh dự kiến rời EU, bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp.
Nhưng Hạ viện Anh lại bác bỏ thỏa thuận sơ bộ Brexit

14

lần 3. Brexit đi vào bế tắc.
EU chấp thuận cho Anh rút khỏi khối với điều kiện

22.05.2019

Quốc hội thông qua dự thảo thỏa thuận chung của thủ

14

tướng.
Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố chính thức từ

24.05.2019

chức. Tiến trình Brexit và những nổ lực của bà May
15

trong gần 3 năm bị thất bại. Brexit bị bỏ ngỏ.
Kết thúc giai đoạn chuyển tiếp Brexit.

31.12.2020

2.2 Thỏa thuận sơ bộ về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (14.11.2018)
Sau cuộc họp kéo dài 5 giờ ở phố Downing ngày 14.11.2018, Thủ tướng
Anh Theresa May đã dành được sự ủng hộ của nội các (vốn đã chia rẽ sâu sắc)
với bản dự thảo thỏa thuận Anh rời khỏi Brexit.
12


Theo bà Theresa May, các bộ trưởng trong Chính phủ của Bà đã có một
“quyết định tập thể” đồng thuận thông qua thỏa thuận Brexit sơ bộ mới đạt
được ở Brussels (Bỉ). Các nhà lãnh đạo EU cũng đã bày tỏ những cảm xúc đặc
biệt sau Hội nghị thượng đỉnh ngày 25.11.2018. Chỉ trong vòng nửa giờ, 27
nhà lãnh đạo các nước thành viên EU đã đồng ý phê chuẩn bản hiệp ước dày
585 trang, bao gồm 185 điều khoản, 3 nghị định thư và rất nhiều phụ lục về
việc nước Anh rời khỏi EU. Chặng đường tiếp theo là Chính phủ Anh phải đệ
trình văn kiện dày 585 trang lên Hạ viện Anh phê chuẩn, khả năng sẽ diễn ra

cuộc bỏ phiếu cũng không kém phần khốc liệt ở Hạ viện Anh vào tháng
12.2018.9
Thỏa thuận đạt được sau 2 năm đàm phán căng thẳng giữa Anh và Liên
minh châu Âu. Dù vẫn còn nhiều rào cản cho tới khi 2 bên đạt được thỏa thuận
cuối cùng nhưng đây được xem là tín hiệu tích cực để các bên tiếp tục có
những động thái tiếp theo.
Nếu Hạ viện Anh thông qua, coi như nước Anh đã hoàn thành xong thủ tục
Brexit, rút khỏi EU. Còn về phía EU, nghị viện 27 nước thành viên cần phải
phê chuẩn, sau đó Nghị viện châu Âu phải bỏ phiếu thông qua. Nếu thuận lợi
thì coi như các thủ tục của cả hai bên Anh và EU đã hoàn tất việc Anh chính
thức rút khỏi EU.
Nội dung của thỏa thuận :
 “Một giải pháp hỗ trợ sẽ được nêu ra trong thỏa thuận Brexit và sẽ được áp
dụng “cho tới khi các bên tìm được một giải pháp thay thế”
 Anh được phép thông qua các thỏa thuận thương mại mới trong giai đoạn
chuyển tiếp nhưng các thỏa thuận sẽ chỉ có hiệu lực sau ngày 31.12.2020.

9 Báo mới, (2019), “Cuộc ly hôn lịch sử Anh - EU: Nguyên nhân, hậu quả và hệ lụy?”, đăng ngày

05.02.2019, lúc 21:00.
/>cập ngày 31.05.2019, lúc 10:24]

13


 Anh sẽ tiếp tục tuân thủ đầy đủ các quy tắc thương mại của EU trong giai
đoạn chuyển giao.
 Đặt mục tiêu đạt được thỏa thuận sơ bộ về giai đoạn chuyển tiếp vào tháng
12.2018.
 Giai đoạn chuyển tiếp sẽ tính từ ngày Anh rời khỏi EU vào ngày

29.03.2019 và kết thúc vào ngày 31.12.2020.
 Trong giai đoạn chuyển tiếp, Anh sẽ không tham gia vào các tiến trình
hoạch định chính sách của EU nhưng vẫn sẽ được hưởng đầy đủ các quyền
lợi của nước thành viên và được tiếp cận thị trường chung châu Âu cũng
như liên minh hải quân.”
Có thể nói, việc đạt được thỏa thuận sơ bộ Brexit này là một tín hiệu rất
đáng mừng cho cả Anh và EU. Nó mở ra một viễn cảnh tươi sáng hơn, mở ra
một triển vọng lạc quan hơn về việc Brexit được giải quyết nhanh chóng và
suông sẻ. Thỏa thuận là kết tinh của bao nỗ lực và tâm huyết của bà May gói
trọn trong nó suốt hơn 2 năm ròng.
 Thỏa thuận Brexit bị bác bỏ lần 1 (15.01.2019)
Ngày 15.01.2019, Quốc hội Anh bác bỏ thỏa thuận Brexit của thủ tướng
Theresa May với tỷ lệ phiếu áp đảo.
Hạ viện Anh đã bỏ 432 phiếu chống và 202 phiếu thuận đối với kế hoạch
mà bà May phải mất gần 2 năm để đàm phán với EU. Đây không chỉ là thất bại
lớn nhất mà Chính phủ của bà May vấp phải kể từ khi lên cầm quyền, mà còn
là cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ phản đối lớn nhất trong hơn 1 thế kỷ qua tại Quốc hội
Anh10. Với kết quả này, kế hoạch Brexit của bà May coi như thất bại. Không
những thế, bà còn phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với
Chính phủ bà.
 Thỏa thuận Brexit bị bác bỏ lần 2 (12.03.2019)
10 An Huy, (2019), “Quốc hội Anh gạt phăng thỏa thuận Brexit của thủ tướng May”, Báo Vneconomy,

đăng ngày 16.01.2019, lúc 11:02.
cập ngày 30.05.2019, lúc 22:03]

14


Trong cuộc bỏ phiếu ngày 12.03.2019, Hạ viện Anh đã phủ quyết dự thảo

thỏa thuận Brexit sửa đổi. Đây là lần thứ hai Thủ tướng May thất bại trong việc
thuyết phục các nghị sĩ ủng hộ thỏa thuận Brexit, với hy vọng bảo đảm tiến
trình Anh rời EU không gây ra hỗn loạn hay xáo trộn ngoài mong muốn. Trước
đó 2 tháng, Hạ viện Anh cũng đã bác bỏ thoả thuận Brexit, với cách biệt giữa
phiếu chống và phiếu thuận tới 230 phiếu11.
Lý do chính nhiều nghị sĩ không ủng hộ thỏa thuận là vì lo ngại về điều
khoản “kế hoạch chốt chặn cuối”, nhằm bảo đảm tránh việc dựng lên đường
biên giới cứng giữa Cộng hòa Ireland và vùng lãnh thổ Bắc Ireland (thuộc Anh)
hậu Brexit, sẽ ràng buộc London trong liên minh thuế quan của EU vô thời hạn.
Phản ứng trước kết quả bỏ phiếu tại Hạ viện Anh, Trưởng đoàn đàm phán
Brexit của EU Michel Barnier cho hay, EU đã làm tất cả những gì có thể nhằm
giúp thỏa thuận Brexit được thông qua. Theo nhà đàm phán của EU, bế tắc
hiện nay chỉ có thể được giải quyết bởi nội bộ Anh và việc chuẩn bị cho kịch
bản Brexit không thỏa thuận giờ đây trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối
với EU.
 Thỏa thuận Brexit bị bác bỏ lần 3 (29.03.2019)
Anh dự kiến rời EU vào ngày 12.04.2019 song Thủ tướng May buộc phải
tìm kiếm thêm thời gian sau khi thỏa thuận Brexit mà bà thương lượng với EU
đã bị Quốc hội Anh bác bỏ lần thứ 3 liên tiếp vào ngày 29.03.2019.
Với 344 phiếu chống và 286 phiếu thuận, thỏa thuận đề xuất để Anh rời EU
(Brexit) của Thủ tướng Anh Theresa May bị bác bỏ lần thứ 3, sau 2 lần bỏ
phiếu trước vào tháng 1 và đầu tháng 3 này 12. Thỏa thuận bị bác bỏ tiếp tục làm

11 Ngọc Khánh, (2019), “Tiến trình Brexit: Tiếp tục bế tắc”, Thời báo Tài chính, đăng ngày

14.03.2019, lúc 14:30.
cập ngày
30.05.2019, lúc 14:35]
12 Bình An, (2019), “Brexit lần 3 bị bác bỏ, Thủ tướng Anh thất vọng”, Báo tuổi trẻ, đăng ngày


30.03.2019, lúc 06:10.

15


tăng khả năng xảy ra cuộc hỗn loạn chính trị ở Anh và làm cho con đường phía
trước của Brexit vẫn mù mịt.
Việc bác bỏ Brexit cũng làm tăng khả năng trì hoãn kéo dài quá trình này
hoặc khả năng Anh rời EU không có thỏa thuận vào hạn chót 12.04.2019 nếu
nước này không tìm ra được lối thoát. Bà May nói rằng kết quả bỏ phiếu ngày
29.03 là “vấn đề lấy làm tiếc sâu sắc” và cho biết bà sợ “Anh sẽ chạm những
giới hạn của quá trình thông qua thỏa thuận Brexit ở Hạ viện”.Trong khi đó,
lãnh đạo Công đảng đối lập Anh Jeremy Corbyn phản ứng bằng việc kêu gọi bà
May từ chức và tổ chức tổng tuyển cử13.
Ngay sau thất bại của bà May ngày 29.03, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu
(EC) Donald Tusk đã thông báo các lãnh đạo EU sẽ tổ chức cuộc họp khẩn vào
ngày 10.04 để thảo luận về việc nước Anh rời khối - chỉ 2 ngày trước hạn chót
Anh rời khỏi EU14.
 Thủ tướng Theresa May từ chức (24.05.2019): Tiến trình Brexit thất
bại
Bà May tuyên bố: “Tôi sẽ từ chức đảng Bảo Thủ và Liên minh vào ngày
07.06 tới”, đồng thời nói rằng bà làm điều này vì “lợi ích quốc gia” 15.Theo bà
May, Anh cần một vị thủ tướng mới để dẫn dắt tiến trình Brexit. Bà May từ
chức vì những nổ lực cho vấn đề Brexit của bà không được ghi nhận, bà không
/>
cập

ngày 30.05.2019, lúc 22:33]
13 Bình An, (2019), “Brexit lần 3 bị bác bỏ, Thủ tướng Anh thất vọng”, Báo tuổi trẻ, đăng ngày


30.03.2019, lúc 06:10.
cập
ngày 30.05.2019, lúc 22: 35]
14 Báo mới, (2019), “Brexit lần 3 bị bác bỏ: Thủ tướng May thất vọng, EU họp khẩn”, đăng ngày
29.03.2019, lúc 23:22.
/>cập ngày 31.05.2019, lúc 10:52]
15 Cao Lực, (2019), “Thủ tướng Anh tuyên bố từ chức”, Báo Người lao động, đăng ngày 24.05.2019,

lúc 17:04.
cập
ngày 30.05.2019, lúc 17:11.]

16


thể đoàn kết nội bộ đảng Bảo Thủ và thuyết phục phe đối lập chấp nhận thỏa
thuận Brexit. Bà đã lực bất đồng tâm trước quan điểm cứng rắn của các nghị
sỹ. Bà đã thể hiện sự tiếc nuối vì không thể tiếp tục giải quyết toàn vẹn vấn đề
Brexit đến giờ phút cuối cùng. Bà chia sẻ rằng: “Tôi đã làm hết sức có thể để
biến Anh trở thành đất nước dân chủ, phục vụ toàn thể người dân. Tôi cũng cố
gắng thuyết phục các nghị sĩ ủng hộ thỏa thuận Brexit nhưng thật đáng buồn
khi họ từ chối. Brexit thất bại để lại trong tôi những sự tiếc nuối vô hạn,…”16
Khi bà May làm thủ tướng, bà đã đặt ra 2 mục tiêu chính cho bản thân và
cả hai mục tiêu đều liên quan hàn gắn chia rẽ quốc gia. Mục tiêu thứ nhất là
hành động nhiều hơn để giúp các gia đình lao động bình thường sống tốt. Mục
tiêu thứ hai là thực hiện tiến trình Brexit. Tuy nhiên, mục tiêu thứ hai đã ngốn
phần lớn thời gian, sức lực của bà May và cuối cùng đã mang cho bà cái kết
buồn.
Những nguyên nhân chủ quan khác cũng buộc bà May phải lựa chọn con
đường từ chức đó là: Thỏa thuận mà bà đàm phán bị phản đối bởi cả hai phe:

Liên minh những người muốn Anh càng gần gũi EU càng tốt và những người
muốn tách khỏi EU một cách gọn gàng nhất có thể. Từng nói sẽ không bao giờ
đề nghị EU gia hạn hạn chót theo Điều 50 nhưng bà May đã buộc phải làm
điều đó 2 lần. Từng nói việc tổ chức bầu cử Nghị viện châu Âu là điều không
thể chấp nhận được, nhưng bà May đã buộc phải chấp nhận vì khi Anh chưa
rời được EU thì theo nghĩa vụ, Anh vẫn phải tham gia với tư cách thành viên
EU. Những điều này đã làm lung lay uy tín, danh dự và trọng lượng tiếng nói
của bà rất lớn.
Động thái nỗ lực cuối cùng của bà là đàm phán với Công đảng đối lập để
thống nhất quan điểm chung – điều mà lẽ ra bà phải làm ngay từ đầu tiến trình
Brexit. Tuy nhiên, cuộc đàm phán đổ bể khi đảng Bảo thủ thì giận dữ còn phe
16 Nguyễn Thái, (2019), “Thủ tướng Anh Theresa May nghẹn ngào khóc tuyên bố từ chức”, đăng ngày

24.05.2019, lúc 16:54.
cập ngày 30.05.2019. lúc 17:49]

17


đối lập thì không tin bà có thể thực hiện những gì đã cam kết. Bà May đã ở
trong tình thế chỉ có hai lựa chọn và cả hai đều dẫn tới một điểm đến:17 Bà có
thể đưa đề xuất Brexit mới ra bỏ phiếu ở Hạ viện, gần như chắc chắn đề xuất sẽ
lại bị bác bỏ và bà sẽ buộc phải từ chức. Nếu không đưa ra đề xuất mới tức là
thừa nhận mình hoàn toàn không có khả năng giải quyết vấn đề Brexit và cũng
phải từ chức.
 Kết quả cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) (27.05.2019)
Từ ngày 23 đến 26.05.2019, người dân liên minh các nước thành viên châu
Âu đã bỏ phiếu để chọn ra đại diện của mình tại Nghị viện châu Âu18.
Người châu Âu sáng ngày 27.05.2019 đã đón nhận một bầu không khí
chính trị mới sau khi cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) chấm dứt sự thống

trị của các đảng trung hữu và trung tả chính ở Liên minh châu Âu.
Điểm đặc biệt đáng chú ý là tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu lần này cao nhất trong
vòng 20 năm qua, chiếm 51% khắp 28 quốc gia thành viên EU. 19 Mối lo ngại
của người dân châu Âu bỏ vào thùng phiếu là tình trạng người nhập cư và
những lo ngại về vấn đề an ninh. Cử tri tăng cường sự ủng hộ dành cho các
đảng phái tự do, Đảng Xanh, Liên minh tiến bộ xã hội và dân chủ (S&D), và
những người theo chủ nghĩa dân tộc cũng như các phe phái cực hữu. Các đảng
có các thủ lĩnh như ông Matteo Salvini - người theo chủ nghĩa dân túy ở Ý và
17 TRUNG TÂM WTO, (2019), “Thủ tướng Anh từ chức, nước Anh và Brexit sẽ đi về đâu?”, đăng

ngày 24.05.2019.
cập ngày 30.05.2019, lúc 20:21]
18 Nghị viện châu Âu là cơ quan lập pháp của EU, gồm 751 thành viên do cử tri EU bầu 5 năm một

lần. Nghị viện gồm 8 nhóm dựa trên các mối liên kết chính trị và ý thức hệ sẽ đại diện cho lợi ích của
công dân các nước thành viên. Một trong những vai trò lập pháp chính của nghị viện là xem xét và
thông qua các luật do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất. Nghị viện cũng chịu trách nhiệm bầu chủ tịch EC
và phê duyệt ngân sách EU.
19 Huyền Lê, (2019), “Cử tri 28 nước bầu Nghị viện châu Âu”, Báo VNEXPRESS, đăng ngày

27.05.2019, lúc 14:32.
/>31.05.2019, lúc 10:14]

18

cập

ngày



bà Marine Le Pen, thủ lĩnh phe cực hữu ở Pháp, cùng thắng lớn ở EP. Trong khi
đó, ở Anh, Đảng Brexit mới thành lập giành chiến thắng to lớn khi người dân
muốn trừng phạt Đảng Bảo thủ cầm quyền và Công Đảng đối lập vì sự thất bại
đáng xấu hổ của họ trong việc giải quyết chuyện rời khỏi EU của đất nước bị
chia rẽ này.20
Điều này đã cho thấy người dân châu Âu đã mất niềm tin và bất tín nhiệm
đối với 2 dòng chính Đảng truyền thống của châu Âu xuống mấy mươi năm
qua bởi sự chia rẽ nội bộ của họ cũng như không có khả năng giải quyết các
vấn đề cấp thiết của người dân châu Âu. Thay vào đó, họ đặt niềm tin và quyền
lợi của họ vào những chính đảng thiểu số cực hữu, các đảng phái tự do tiến bộ.
Đây là lần đầu tiên trong vòng 40 năm phe trung hữu và trung tả không
giành được đa số ghế tại EP - với sự sụt giảm các đảng chính thống và tình
trạng phân mảnh gia tăng. Nhiều công dân quay lưng lại với Đảng Xã hội trung
tả và Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) trung hữu - mà một trong những nhân vật
chủ chốt của đảng này là Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chứng kiến đảng
của bà thua cuộc.
Như vậy, kết quả cuộc bầu cử cũng phần nào thể hiện mong muốn tháo gỡ
sự bế tắc của vấn đề Brexit và cử tri Anh đang nổ lực tìm kiếm một sự giải
quyết đáng tin cậy hơn là những rắc rối mà Đảng Bảo Thủ và Công đảng Anh
mang lại. Kết quả bầu cử cũng phán ánh nguyện vọng và mong muốn của
người dân Anh là ổn định tình hình chính trị, chấm dứt tình trạng chia rẽ nội
bộ, đảm bảo an ninh cũng như nhanh chóng giải quyết vấn đề Brexit để lấy lại
danh dự cho Anh.

20 Lục San, (2019), “EU chia rẽ thêm sau bầu cử”, Báo Người lao động, đăng ngày 31.05.2019, lúc

9:54.
cập ngày 31.05.2019, lúc
9:55]


19


2.2 Tiến trình Brexit và một số nội dung đàm phán nổi bậc của vấn đề
Brexit
Các cuộc đàm phán về việc nước Anh rời khỏi EU đã chính thức được khởi
động từ ngày 19.06.2017. Theo tôi, cho đến nay, các cuộc đàm phán được tiến
hành qua 3 giai đoạn sau:
 Giai đoạn 1 (bắt đầu từ ngày 19.06.2017 và kết thúc trong tháng
12.2017): Trong giai đoạn này diễn ra khoảng 6 cuộc đàm phán, 2 bên đã
xác định xong các nguyên tắc cho việc nước Anh rời khỏi EU.
 Giai đoạn 2 (bắt đầu từ tháng 01.2018 đến ngày 29.03.2019): Trong giai
đoạn này, 2 bên tập trung đàm phán về các nội dung có liên quan đến các
quan hệ chính trị, kinh tế (thương mại, đầu tư, tài chính…) và các lĩnh vực
khác. Ngày 24.11.2018, hai bên (Anh và EU) đã đạt được các thỏa thuận để
bắt đầu tiến trình phê chuẩn của các Hội đồng và Nghị viện hai bên. Việc
phê chuẩn này dự kiến sẽ được hoàn thành trước ngày 29.03.2019, thời hạn
mà Anh chính thức rời khỏi EU.
Trong quá trình đàm phán giai đoạn từ ngày 19.06.2017 đến ngày
29.03.2019, nhiều nội dung quan trọng đã được đưa ra tranh luận, cụ thể
như:
 Vấn đề xác định biên giới cứng hoặc mềm ở Bắc Iceland. Tiếp đến là việc
nước Anh phải đền bù cho EU khoảng từ 50 - 60 tỷ Euro. Đó là các khoản
tiền mà nước Anh phải có nghĩa vụ đóng góp hàng năm cho EU, bao gồm
tiền thuế, tiền trả lương cho 1 triệu công dân Anh hiện đang sinh sống ở
EU,…

20



 Các khung khổ pháp lý, điều khoản, luật pháp, hiệp ước, hiệp định, trách
nhiệm nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên sau khi Anh rời khỏi EU, cụ thể là
xem xét lại khoảng 12.000 văn bản mà hai bên đã thỏa thuận ký kết.
 Việc nước Anh có tiếp tục tham gia hay xin ra khỏi thị trường chung châu
Âu về Hiệp định thuế quan của EU, những nội dung có liên quan đến
thương mại, đầu tư, dịch vụ, tài chính,…
 Về các nội dung trong hợp tác an ninh, quân sự, quốc phòng, chống khủng
bố, nhập cư,…
Giai đoạn 3: Từ ngày 29.03.2019 đến ngày 24.05.2019: Brexit bị phủ quyết lần
3 bởi Hạ viện Anh. Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố từ chức. Brexit chính
thức đi đến thất bại sau tiến trình gần 3 năm dài đàm phán. Brexit bị bỏ ngỏ và
trở thành một vấn đề nan giải, đau đầu cho nội các của tân thủ tướng mới sắp
được

bầu

vào

tháng

6

tới.

2.2 Các kịch bản có khả năng xảy ra
 Hoãn Brexit
Đây chỉ là một bước lùi tạm thời để Anh có thêm thời gian chuẩn bị cho
việc khởi động tiếp tiến trình Brexit. Kịch bản này chắc không còn hiệu quả khi
Anh đã gia hạn quá nhiều.
Ngày 22.05.2019, EU chấp thuận cho Anh rút khỏi khối với điều kiện Quốc

hội thông qua dự thảo thỏa thuận chung của thủ tướng nhưng rồi 2 ngày sau đó
bà May đã tuyên bố từ chức vào ngày 07.06 sắp tới trước sự ngỡ ngàng của
EU21. Brexit kể từ đây chấm dứt và khủng hoảng tiếp. Tình hình chính trị Anh
lại bất ổn và lộn xộn. Khả năng xin thêm thời gian hoãn Brexit theo dự đoán thì
đây sẽ là lần gia hạn cuối cùng mà EU dành cho Anh (cuối tháng 10 sắp tới).
Dù muốn hay không thì Brexit vẫn được tiến hành, Anh vẫn phải rời EU.
21 Huyền Lê, (2019), “EU chấp thuận cho Anh hoãn Brexit”, Báo VNEXPRESS, đăng ngày

22.03.2019, lúc 07:29.
/>30.05.2019, lúc 22:20]

21

cập

ngày


 Kịch bản Anh rời khỏi EU mà không có một thỏa thuận nào - Có khả
năng xảy ra cao nhất
Như đã nói ở trên, hôm 14.03.2019, Anh và EU đã đạt được thỏa thuận sơ
bộ về vấn đề Brexit. Nhưng Hạ Viện Anh đã thẳng thừng bác bỏ dù rằng chỉ
còn 15 ngày (ngày 29.03.2019 Anh phải rời khỏi EU). Tất cả nỗ lực của bà
May và EU đã bị sụp đổ, Brexit đi vào bế tắc lần nữa. Điều này vẽ ra một cảnh
chắc chắn về việc Anh rút khỏi EU (Brexit) mà không có bất kỳ một thỏa thuận
nào. Chính điều này đã làm cho đại diện đàm phán của EU đánh giá rằng, bế
tắc hiện nay chỉ có thể được giải quyết bởi nội bộ Anh và việc chuẩn bị cho
kịch bản Brexit không thỏa thuận giờ đây trở nên quan trọng hơn bao giờ hết
đối với EU22. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas cũng nhận định, Anh
đang tiến gần hơn đến việc ra khỏi EU mà không có thỏa thuận và cả hai bên

nên tập trung vào việc xác định mối quan hệ tương lai sau Brexit.
Như vậy, Hạ Viện Anh có quyền lực rất lớn và những động thái của họ đã
cho cả Anh và EU có cái nhìn chắc chắn về triển vọng Anh rời khỏi EU mà
không có bất kỳ một thỏa thuận nào.
Nếu không chuẩn bị nhiều cho một kịch bản Brexit ra đi không có thỏa
thuận nào, hậu quả có thể sẽ rối loạn 23. Các quy tắc của EU và WTO sẽ yêu cầu
kiểm tra hải quan và áp đặt thuế quan đối với thương mại song phương, điều
này sẽ gây ra những hàng dài chờ đợi tại Dover và phá vỡ các chuỗi cung ứng
tức thời (JIT), cũng như áp đặt kiểm soát biên giới ở Ireland. Anh sẽ phải rời
các cơ quan quản lý của EU về các lĩnh vực như an toàn hàng không, dược
phẩm, vật liệu hạt nhân, thanh tra thực phẩm và xe hơi, và sẽ không có thời
gian để thiết lập các cơ quan quản lý mới của riêng mình. Điều đó có nghĩa là
máy bay có thể không được phép bay và đồng vị phóng xạ để điều trị ung thư
22

Ngọc Khánh, (2019), “Tiến trình Brexit: Tiếp tục bế tắc”, Thời báo Tài chính, đăng ngày

14.03.2019, lúc 14:30.
cập ngày
30.05.2019, lúc 15:19]
23 Lê Hồng Hiệp, (2018), “Điều gì sẽ xảy ra nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào?”, Tạp chí

Nghiên cứu Quốc tế, đăng ngày 13.09.2018.
cập
ngày 28.05.2019, lúc 21:59]

22


có thể sẽ không được nhập khẩu, trong khi nhập khẩu thực phẩm và xuất khẩu

xe hơi cũng có thể bị gián đoạn.
2.3 Kịch bản Anh rời Brexit có thỏa thuận (lấy phần thỏa thuận 14.11.2018
dán xuống)
Tiểu kết
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN
3.1 Đánh giá
 Như vậy khả năng Anh rời khỏi EU mà không có bất kỳ thỏa thuận nào là
kịch bản chắc chắn xảy ra nhất trong thời gian tới. Sau 2 lần trải qua rất
nhiều khó khăn để có được tiếng nói chung, cả một quá trình đàm phán lâu
dài giữa 2 bên, nhưng cuối cùng, công sức của bà May và EU cũng “công
cốc” bởi quyết định bác bỏ cứng rắn của Hạ Viện. Brexit lại đi vào bế tắc
một lần nữa. Anh và EU lại đau đầu tìm hướng giải quyết thêm một lần
nữa. Thời hạn Brexit lại được gia hạn thêm ít nhất 6 tháng để thương thảo
một lần nữa. Nhưng một điều chắc chắn rằng, cả 2 bên (Anh và EU) đều
muốn chọn một giải pháp đơn giản không phiền phức, đó là: Brexit không
có thỏa thuận. Như vậy, vấn đề Brexit sẽ chốt ở đây, không còn sóng gió,
không còn phức tạp vì công dân Anh cũng như dư luận thế giới đủ để cảm
thấy mệt mỏi cho một quyết định Brexit tưởng chừng như đơn giản nhưng
đã kéo dài gần 2 năm qua.
 Cho đến thời điểm mới nhất hiện tại (24.05.2019), Thủ tướng Anh Theresa
May đã từ chức đánh dấu tiến trình Brexit và những nổ lực giải quyết vấn
đề Brexit trong hơn 2 năm qua (kể từ ngày 23.06.2016) đã đi đến thất bại.
Vấn đề tiếp tục giải quyết vấn đề Brexit là câu chuyện sẽ được viết tiếp bởi
tân thủ tướng Anh được bầu vào đầu tuần tới (03.06.2019).
 Giữa lúc bối cảnh chính trị Anh có nhiều bất ổn như vậy thì theo tôi, vấn đề
Brexit trong thời gian tới vẫn được thảo luận tiếp tục chứ không bỏ dỡ giữa
chừng vì nó đã được đàm phán, được nổ lực giải quyết trong suốt hơn 2
năm qua. Bất kỳ một sự hủy bỏ nào cũng đều gây ảnh hưởng xấu đến vị thế
23



và tiếng nói của Anh và EU trên trường quốc tế. Đó không chỉ là một vấn
đề chính trị đơn thuần, mà nó còn là danh dự, là bộ mặt của Anh và EU.
Tân thủ tướng mới phải tiếp tục nhận trách nhiệm giải quyết vấn đề Brexit
và xem đó như là việc làm đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình.
 Việc bà May từ chức cũng không làm thay đổi tình hình chính trị rối ren ở
Anh lúc này. Trong tuần tới, cuộc chạy đua vào ghế nóng mà bà May để lại
là tâm điểm của sự chú ý bên cạnh vấn đề Brexit. Ít nhất 20 nhân vật đã
bày tỏ ý định ngồi vào ghế nóng của nữ thủ tướng. Khi bà May tuyên bố từ
chức, các nhân vật lãnh đạo có vẻ chỉ quan tâm đến chức thủ tướng và tung
hô vận động tranh cử bằng những lời hứa đẹp đẽ và có cánh như: Sẽ giải
quyết ổn thỏa vấn đề Brexit, Brexit nhanh và ngay,…Thậm chí, cựu Ngoại
trưởng Anh Boris Johnson, ứng cử viên tiềm năng nhất để làm Thủ tướng
Anh nói: “Chúng ta sẽ rời EU vào ngày 31.10, dù có thỏa thuận hay
không”.24 Nhưng đó chỉ là những lời hứa suông. Còn việc thực hiện được
hay không lại là cả một thách thức lớn. Người ta sẽ cảm thấy ngao ngán với
một Nghị viện Anh cứng rắn, bảo thủ và đầy chia rẽ. Nếu tân thủ tướng
không thực hiện được lời hứa của mình thì người dân Anh một lần nữa lại
vỡ mộng bởi chủ nghĩa dân túy.
 Bà May đã có những tính toán sai kể từ khi lên nhậm chức. Mặc dù là
người ủng hộ Anh ở lại EU nhưng bà đã cương quyết làm đúng nguyên tắc
của cuộc trưng cầu dân ý hồi 23.06.2016: “Brexit là Brexit”. Tuy nhiên, nỗ
lực của bà đã bị ngăn chặn bởi chính những thành viên đảng Bảo thủ theo
đường lối cứng rắn đối với vấn đề Brexit. Họ không ủng hộ Thủ tướng
May với lý do là thỏa thuận mà bà đàm phán có quá nhiều nhượng bộ với
EU25. Cuộc phá hoại của họ đã thành công. Vị trí của bà May đã bị lung lay
một cách có hệ thống khi bà bị đẩy vào tình thế mắc một loạt sai lầm lẽ ra
24 Bizlive, (2019), “Thủ tướng Anh từ chức, nước Anh và Brexit sẽ đi về đâu?”, TRUNG TÂM WTO,

đăng ngày 24.05.2019.

cập ngày 30.05.2019, lúc 20:39]
25 Bizlive, (2019), “Thủ tướng Anh từ chức, nước Anh và Brexit sẽ đi về đâu?”, TRUNG TÂM WTO,
đăng ngày 24.05.2019.

24


có thể tránh khỏi. Trong lúc khủng hoảng rối bời, bà lại không thể thuyết
phục mọi người rằng mình đang đi đúng hướng.
 Nếu vấn đề Brexit tiếp tục được đàm phán thì khả năng có 2 kịch bản sẽ
xảy ra: Hoặc Anh rời EU có thỏa thuận hoặc Anh rời EU mà không có bất
kỳ một thỏa thuận nào. Nhưng kịch bản thứ 2 có khả năng xảy ra rất cao.
Vì như những gì chúng ta đã thấy, những nổ lực không ngừng nghỉ và dồn
hết tâm huyết để đạt đến một thỏa thuận chung cho vấn đề Brexit đã không
được Hạ viện Anh chấp nhận, thậm chí họ còn nhẫn tâm 3 lần bác bỏ thỏa
thuận mà bà May đã đệ trình lên Nghị viện. Điều này rõ ràng là một sự xúc
phạm quá lớn cá nhân đến bà May và làm cho bà bất lực tuyệt vọng phải
tuyên bố từ chức trong những giọt nước mắt của sự nuối tiếc. Những giọt
nước mắt này đã chứng minh được những nỗ lực và sự trung thành, tận tụy
của bà May vì lợi ích sống còn của nước Anh như thế nào. Bà từ chức để
những chính trị gia “cầm cân nảy mực” trong Nghị viện Anh có thể tìm ra
một minh tinh sáng giá kế nhiệm bà May và giải quyết vấn đề Brexit theo ý
muốn chủ quan của cá nhân họ. Chắc chắn tân thủ tướng mới của Anh cũng
sẽ nếm trải những trái đắng, những giọt nước mắt chua cay, những sự bế
tắc và bất lực mà bà May đã từng trải bởi lập trường cứng rắn bảo thủ của
Hạ viện. Và vấn đề Brexit sẽ lại tiếp tục trì hoãn không biết đến bao giờ
mới có thể nhanh chóng giải quyết. Nếu Anh không tự mình giải quyết vấn
đề Brexit được thì EU sẽ chọn phương án Brexit không thỏa thuận, lúc đó
nước Anh sẽ bị thiệt hại nặng nề về nhiều mặt bởi những toan tính của các
nghị sỹ. Họ đã tỏ ra quá tính toán, quá nghi ngờ về những thỏa thuận của bà

May và EU đạt được. Nhưng một điều họ không biết là họ chỉ đặt lợi ích
của người Anh và nước Anh lên hàng đầu, còn EU thì sao? Cái gì cũng phải
có sự công bằng. Hễ bất kỳ một điều khoản nào không có lợi cho Anh là họ
đều bác bỏ như cách họ đã làm với bà May. Phải chăng họ đã quá ích kỷ và
quá thượng tôn dân tộc!
cập ngày 30.05.2019, lúc 20:25]

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×