Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ PHÁT TRIỂN (Dành cho sinh viên ngành kinh tế đầu tư)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.1 KB, 123 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
(Dành cho sinh viên ngành kinh tế đầu tư)
1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 3
Tăng trưởng và phát triển kinh tế 3
1.1. Các nước phát triển và các nước đang phát triển 3
1.4. Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế 19
1.3. Các chỉ tiêu phản ánh (đánh giá) tăng trưởng 22
1.4. Các chỉ tiêu phản ánh (đánh giá) phát triển 24
1.5. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế 27
CHƯƠNG 2 33
Các mô hình tăng trưởng kinh tế 33
2.1. Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế 33
2.2. Mô hình của K.Marx về tăng trưởng kinh tế 36
2.3. Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế 38
2.4. Mô hình Keynes về tăng trưởng kinh tế 39
2.5. Mô hình kinh tế hiện đại với tăng trưởng kinh tế 41
CHƯƠNG 3 45
Cơ cấu kinh tế và các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 45
3.1. Một số khái niệm 45
3.2. Lý thuyết phát triển theo giai đoạn của W.Rostow 50
3.3. Mô hình hai khu vực 53
CHƯƠNG 4 63
Phúc lợi con người cho phát triển kinh tế 63
4.1. Tăng trưởng kinh tế và mức độ đáp ứng phúc lợi cho con người trong phát triển kinh tế 63
4.2. Phát triển con người và phát triển kinh tế 68
4.3. Bất bình đẳng và phát triển kinh tế 71
4.4. Bất bình đẳng giới 80
4.5. Nghèo khổ ở các nước đang phát triển 83


4.6. Nghèo khổ của con người (nghèo khổ tổng hợp) 85
4.7. Đặc trưng của người nghèo và chiến lược xóa đói giảm nghèo 85
CHƯƠNG 5 88
Nguồn vốn với phát triển kinh tế 88
5.1. Vốn sản xuất và vốn đầu tư 88
5.2. Các yếu tố tác động đến cầu vốn đầu tư 89
Đầu tư, hiểu theo một khía cạnh khác, có thể coi là canh bạc với số tiền lớn, rõ ràng, để mong thu
lại nhiều hơn ở tương lai mà đầy may rủi. Độ rủi ro của đầu tư phụ thuộc rất lớn vào môi trường
đầu tư 90
Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố lồng ghép quy định lẫn nhau: số lượng và chất lượng cơ
sở hạ tầng; hệ thống luật, chính sách; trạng thái ổn định kinh tế vĩ mô, các quy định hành chính; mặt
bằng giáo dục văn hóa,…Trong quá trình tạo lập môi trường đầu tư, Chính phủ giữ vai trò quan
trọng, có tính trung tâm 90
Nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng, trước đây cầu đầu tư phụ thuộc rất lớn vào lãi suất,thuế, cơ
sở hạ tầng, giá cả các nhân tố, …Những nghiên cứu gần đây cho thấy, do toàn cầu hóa, hợp tác
hóa về kinh tế, nhiều yếu tố cần phải và có thể và phải đi nhanh tới các tiêu chuẩn và mặt bằng
chung. Trong điều kiện đó, cầu đầu tư ở mỗi quốc gia sẽ phụ thuộc vào những nhân tố đặc thù
nhất, hoặc có tác dụng liên kết, xâu chuỗi nhiều nhất. Người ta nêu lên một thứ tự ưu tiên như sau:
Tính rõ ràng, minh bạch của hệ thống luật, chính sách, thủ tục hành chính; tình trạng cơ sở hạ tầng;
tình trạng nguồn nhân lực và mặt bằng giáo dục, văn hóa,…Cuối cùng mới là độ ưu đãi trong thuế
khóa liên quan đến đầu tư 90
5.3. Các nguồn hình thành vốn đầu tư 90
CHƯƠNG 6 98
Lao động với phát triển kinh tế 98
6.1. Nhân lực với tăng trưởng và phát triển kinh tế 98
6.2. Đặc điểm thị trường lao động ở các nước đang phát triển 101
CHƯƠNG 7 106
Ngoại thương với tăng trưởng và phát triển kinh tế 106
7.1. Vai trò của ngoại thương trong tăng trưởng kinh tế 106
7.2. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô 110

7.3. Chiến lược thay thế hàng hóa nhập khẩu (chiến lược hướng nội) 115
2
CHƯƠNG 1
Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Số tiết: 04 tiết (Trong đó: 03 tiết lý thuyết; 01 tiết thảo luận)
*) Mục tiêu:
- Sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đánh giá được quá trình phát triển kinh tế trên cả 3 khía cạnh: Tăng trưởng kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các yếu tố xã hội.
- Biết cách sử dụng hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) của Việt Nam để lấy các
chỉ tiêu kinh tế sử dụng vào việc phân tích và đánh giá thực trạng tăng trưởng và phát
triển kinh tế của Việt Nam.
- Nắm được các nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế, vận dụng vào tìm
hiểu các nhân tố đang tác động tới quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
1.1. Các nước phát triển và các nước đang phát triển
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của thế giới thứ ba
Xét về mặt lịch sử, cho tới năm 1945, nhiều quốc gia Tây Âu, nhất là các nước
Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha vẫn còn kiểm soát những thuộc địa rộng lớn. Sau
chiến tranh thế giới II, các dân tộc bị thực dân cai trị đã không còn chịu sự đô hộ. Đầu
tiên, làn sóng giải phóng thuộc địa bùng nổ mạnh mẽ ở châu Á. Năm 1947, Gandhi đã
lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ giành độc lập từ tay người
Anh. Ở vùng Đông Nam Á, Indonexia giành độc lập năm 1947 sau cuộc đấu tranh vũ
trang chống lại thực dân Hà Lan. Sau thất bại Điện Biên Phủ ở Việt Nam, thực dân
Pháp phải rút khỏi Đông Dương. Sau châu Á, cao trào giải phóng thuộc địa lan sang
châu Phi. Năm 1954, các lực lượng đấu tranh đòi độc lập cho Angeria chuyển sang
đấu tranh vũ trang, đến năm 1962, Pháp phải ký hiệp định công nhận độc lập cho nước
này. Tiếp đó, tất cả các thuộc địa của Pháp ở châu Phi đều lần lượt được trao trả độc
lập, cùng theo đó là Công Gô (thuộc Bỉ), Nigeria (thuộc Anh), Angola và
Mazambique (thuộc Bồ Đào Nha).
Về mặt chính trị, với việc giải phóng thuộc địa, một nhân tố mới đã xuất hiện

trên sân khấu chính trị quốc tế: Thế giới thứ ba. Cách gọi này nhằm phân biệt với “thế
giới thứ nhất” là các nước có nền kinh tế phát triển, phần lớn là các nước ở Bắc Mỹ và
Tây Âu, “thế giới thứ hai” là các nước có nền kinh tế tương đối phát triển, tập trung ở
Đông Âu và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Các nước thuộc thế giới thứ ba phần
lớn nằm ở phía Nam của bán cầu vì thế được gọi là các quốc gia phía Nam.
Để tránh rơi vào khối này hoặc khối khác, nhiều quốc gia thuộc thế giới thứ ba
đã tìm cách liên kết với nhau, phủ nhận việc phân chia thế giới thành Đông – Tây.
Tháng 4/1953 tại Indonexia đã diễn ra hội nghị Bandung của các nhà lãnh đạo 24 quốc
gia châu á và châu Phi. Tại hội nghị này đã chủ trương trung lập, không liên kết,
3
những người tham gia cũng khẳng định mong muốn hình thành một nguyên tắc quốc
tế mới, giành ưu tiên cho các quốc gia nghèo, giúp các quốc gia này thoát khỏi tình
trạng chậm phát triển. Tinh thần của hội nghị Bandung đã thổi một luồng sinh khí mới
trong các quan hệ quốc tế. Nó vạch rõ khả năng phát triển theo con đường thứ ba:
Không phải hướng về Đông hoặc Tây mà về phương Nam nghèo đói.
Cho đến đầu những năm 60, từ thực tiễn phải đối đầu với các vấn đề tương tự
nhau, các quốc gia thuộc thế giới thứ ba ngày ành liên kết lại, họ đòi hỏi phải thay đổi
các quan hệ kinh tế toàn cầu. Ví dụ, để khuyến khích sản xuất trong nước, các quốc gia
này cần được quyền đánh thuế hoặc hạn chế một số mặt hàng nhập khẩu mà không sợ
sự trừng phạt từ các nước liên quan. Năm 1963 tại hội nghị nhóm 77 quốc gia thuộc
thế giới thứ ba đã yêu cầu Liên hợp quốc triệu tập hội nghị về thương mại thế giới. Họ
nhấn mạnh cần có những quan hệ thương mại công bằng hơn giữa những nước giàu có
ở phương Bắc với các nước nghèo ở phương Nam. Theo đó, năm 1964, lần đầu tiên đã
diễn ra hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển, với mục tiêu đưa thương
mại quốc tế thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia nghèo, yêu cầu các nước giàu phải
mở cửa thị trường cho hàng hóa các nước thế giới thứ ba và phải giúp các nước này
nâng cao năng lực sản xuất. Tiếp đó năm 1974, Liên Hợp Quốc đưa ra tuyên bố ủng
hộ việc xây dựng một “trật tự kinh tế quốc tế mới”, làm cơ sở thúc đẩy cuộc đối thoại
Bắc – Nam.
Về kinh tế, các nước thuộc thế giới thứ ba còn được gọi là các nước “đang phát

triển”. Khái niệm này bắt đầu xuất hiện vào những năm 1960, khi đó, các nước thuộc
thế giới thứ ba đều đứng trước sự cấp bách về giải quyết vấn đề phát triển kinh tế.
Khái niệm này cũng được dùng để phân biệt các nước giàu ở phía Bắc, được gọi là các
nước phát triển, đây là những nước đã có thời kỳ dài công nghiệp hóa và trở thành các
nước công nghiệp phát triển.
Bản thân các nước đang phát triển khi mới dành độc lập đều là các quốc gia có
trình độ phát triển kinh tế thấp kém, nền kinh tế què quặt, lạc hậu, phụ thuộc rất lớn
bởi nước ngoài. Tuy vậy, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, các nước đang
phát triển đã có sự phân hóa mạnh mẽ, một số nước đã tìm kiếm được con đường phát
triển đúng đắn cho đất nước mình và vượt lên hàng đầu giữa các nước đang phát triển
trở thành các nước công nghiệp mới (NICs). Một số nước khác do ưu đãi của thiên
nhiên đã có được những mỏ dầu lớn, tạo nguồn thu nhập lớn cho đất nước và trở thành
các nước có thu nhập bình quân đầu người cao hơn hẳn các nước đang phát triển khác,
hình thành nên một nhóm các nước, gọi là các nước thuộc tổ chức xuất khẩu dầu mỏ
(OPEC).
1.1.2. Phân chia các nước theo trình độ phát triển
Có nhiều góc độ khác nhau để phân chia hệ thống kinh tế thế giới.
4
+ Nếu phân loại theo thu nhập, căn cứ theo tiêu chí thu nhập bình quân đầu
người (GNI/người), ngân hàng thế giới (WB) chia thành 4 nhóm nước: các nước thu
nhập thấp (LIC0, các nước thu nhập trung bình thấp (LMC), các nước thu nhập trung
bình cao (UMC) và các nước thu nhập cao (HIC).
Ngưỡng GNI/người để phân loại được thay đổi theo từng năm theo xu hướng
tăng lên. Theo báo cáo phát triển thế giới năm 2010, các nước thu nhập thấp có
GNI/người là 935$ trở xuống, trung bình thấp từ 936 đến 3705$, trung bình cao từ
3706 đến 11.455$ và nhóm thu nhập cao từ 11.456$ trở lên.
Theo ngưỡng này, trong số 195 quốc gia và nền kinh tế tham gia xếp loại, có
khoảng 50 nước LIC trong đó phần lớn là các nước vùng châu phi Hạ Sahara (33
nước), 53 quốc gia thuộc LMC, 41 quốc gia UMC và 68 quốc gia và nền kinh tế HIC.
+ Nếu phân loại theo trình độ phát triển con người, dựa trên Chỉ số phát triển

con người (HDI), trong báo cáo phát triển con người 2011, liên hợp quốc (UN) đã chia
các nước trên thế giới thành 4 nhóm: Nhóm nước có HDI thấp (từ 0,47 trở xuống đến
0,14) và được coi là có trình độ phát triển con người thấp, nhóm nước có HDI trung
bình (từ 0,47 đến 0,669), được xếp vào nhóm có trình độ phát triển con người trung
bình, còn các nước có HDI cao (từ 9,669 đến 0,784) được gọi là có trình độ phát triển
con người rất cao.
Theo các ngưỡng trên, trong số 169 quốc gia trên thế giới tham gia xếp loại
HDI năm 2010 có 42 quốc gia có HDI rất cao, 43 quốc gia có HDI cao, 42 nước có
HDI trung bình và 42 quốc gia có HDI thấp.
5
Màu xanh: HDI > 0,8
Màu vàng: 0.5 < HDI < 0.8
Màu Đỏ: 0.35 < HDI < 0.5
Màu đen: HDI < 0.35
Tuy vậy, trình độ phát triển kinh tế của quốc gia không chỉ đo bằng thu nhập
bình quân đầu người (GNI/người), cũng không chỉ đo bằng trình độ phát triển con
người (HDI) mà nó phải đo lường theo những nội dung và tiêu chí tổng hợp hơn. Năm
2003, Liên hợp quốc đã quy định dựa vào ba tiêu chí để xác định trình độ phát triển
kinh tế của một quốc gia và một số tổ chức kinh tế quốc tế như Ngân hàng Thế giới
(WB) hay Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng chấp nhận cách phân loại này, ba
tiêu chí này là: thu nhập bình quân (tính theo GNI/người), cơ cấu kinh tế và tiêu chí
phát triển con người như dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Trong đó, hệ
thống kinh tế thế giới chia thành các nước phát triển và các nước đang phát triển (trong
số các nước đang phát triển có những nước chậm phát triển với 3 tiêu chí trên ở tình
trạng thấp kém nhất, một số nước nguyên là các nước đang phát triển nhưng có những
bước đột phá triên con đường phát triển, trở thành các nước có trình độ phát triển cao
hơn nhưng chưa đạt tới trình độ các nước phát triển, bao gồm các nước công nghiệp
mới NICs và các nước thuộc tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Xuất phát từ trình độ phát triển và những đặc trưng trong quá trình vận động,
Ngân hàng Thế giới (WB) đề nghị sắp xếp các nước trên thế giới thành 4 nhóm:

6
(1) Nhóm các nước công nghiệp phát triển – DCs: Có khoảng 40 nước bao gồm
nhóm bảy nước công nghiệp đứng đầu thế giới (thường gọi là nhóm G7 bao gồm Mỹ,
Nhật, Anh, Pháp, Đức, Italia và Canada) và các nước công nghiệp phát triển khác.
Những nước này nằm trong số những quốc gia có quy mô GNP lớn nhất thế
giới (trên 500 tỷ USD) và GNI/người cao nhất thế giới (trên 20.000 USD/người).
Riêng G7 chiếm tới 75% tổng giá trị công nghiệp toàn thế giới. Các nước công nghiệp
phát triển khác bao gồm phần lớn các nước Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu cùng với Úc và
Niudilan. Các nước này đều có GNI/người đạt trên 15.000 USD và có tỷ trọng công
nghiệp cao trong nền kinh tế. Đại bộ phận các nước nước đều tham gia vào tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế - OECD.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (tiếng Anh: Organization for Economic
Co-operation and Development; viết tắt: OECD) đó là một diễn đàn dành cho các
thành viên, hiện là chính phủ của 34 nước kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới
cũng như 70 nước không phải là thành viên, cùng nhau bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm
để giải quyết các vấn đề kinh tế cũng như các vấn đề chung khác. Hiện OECD có 34
thành viên, hầu hết trong số đó là các quốc gia có thu nhập cao.
(2) Các nước công nghiệp mới – NICs: Đây là những nước ngay từ thập kỷ 60,
trong đường lối phát triển kinh tế của mình đã biết tận dụng lợi thế so sánh của đất
nước qua từng thời kỳ để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Họ cũng tranh thủ được nguồn
vốn đầu tư và công nghệ của các nước phát triển để thực hiện công nghiệp hóa, đưa
đấy nước thoát khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu, tiến tới nền công nghiệp hiện đại.
Thu nhập bình quân đầu người của các nước này đạt khoảng trên 6.000 USD/người.
Theo WB có khoảng 11 nước NICs. Trong số những nước này, thế giới đặc biệt quan
tâm đến bốn nước NICs châu Á được mệnh danh là bốn con rồng. Những nước này đã
đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân 7 – 8% liên tục trong ba thập kỷ, có thời kỳ đạt
mức 11 – 12% và có mức thu nhập bình quân trên 10.000 USD/người, họ đã tạo ra
được những nền kinh tế đầu sức sống.
(3) Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC): Đây là những nước sau chiến tranh
thế giới thứ 2, vào giữa thập kỷ 60 bắt đầu phát hiện ra nguồn dầu mở lớn, họ đã tận

dụng sự ưu đãi này của thiên nhiên, tiến hành khai thác dầu mỏ xuất khẩu. Để bảo vệ
7
nguồn thu nhập từ dầu mỏ, chống lại xu hướng hạ giá dầu, các quốc gia này đã tập hợp
nhau lại trong tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Đặc biệt trong số này là các nước
Trung Đông: Ả rập Saudi, Cô-oét, Iran, Iraq, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Từ
năm 1973, các quốc gia này thường xuyên gặp nhau hàng năm để ấn định lượng dầu
mỏ xuất khẩu nhằm đảm bảo giá dầu mỏ có lợi cho họ. Nhờ vậy, từ năm 1973 đến
1980 giá dầu mỏ tăng được gấp 8 lần và các nước này đã thu được nguồn lợi rất lớn.
Một số quốc gia trở nên giàu có cũng muốn mau chóng phát triển công nghiệp, họ đã
dùng những đồng đô la kiếm được từ dầu mỏ và khí đốt để trang bị các nhà máy hiện
đại. Nhưng do thiếu các chuyên gia kỹ thuật, thiếu nguyên liệu và thiếu cả thị trường
tiêu thụ, các nhà máy này đã nhanh chóng xuống cấp. Do vậy, mặc dù có mức thu
nhập bình quân đầu người cao nhưng nhìn chung các quốc gia này có cơ cấu kinh tế
phát triển không cân đối và có sự bất bình đẳng lớn trong phân phối thu nhập
Bài đọc: Qatar – đất nước giàu sang và nhàn hạ nhất thế giới
Cuộc sống của người dân Qatar (thuộc bán đảo Ả Rập) hiện nay trở thành niềm mơ
ước của biết bao người dân xứ khác. Người dân sinh ra trên đất nước Qatar được khám
chữa bệnh, sử dụng điện, nước miễn phí và điều đặc biệt là không phải nộp thuế cho
chính phủ.
Qatar là một quốc gia tại Trung Đông, nằm trên bán đảo nhỏ Qatar thuộc phía Đông
Bắc của bán đảo Ả-rập. Phía Nam Qatar giáp Ả-rập Xê-út, các mặt khác giáp vịnh Ba
Tư. Qatar là nước mới chỉ giành được độc lập từ năm 1971.
World Cup 2022 sẽ được tổ chức tại Qatar. Chính phủ nước này dự tính sẽ chi 65 tỉ
USD để chuẩn bị cho sự kiện thể thao lớn nhất thế giới này.
Nhỏ bé về diện tích, ít ỏi về dân số nhưng Qatar hiện là đất nước đứng đầu bảng xếp
hạng mới nhất về “Quốc gia và khu vực giàu nhất trên thế giới” với GDP bình Quân
đầu người là hơn 90.000 USD/năm.
Trên bán đảo vùng vịnh này có 1,6 triệu người sinh sống và làm việc, nhưng người
nhập cư đã chiếm đến 80% dân số.
Doha – thủ đô của quốc gia Quatar là một ốc đảo xanh tươi giữa sa mạc. Dù nằm giữa

khí hậu sa mạc nóng và khô nhưng nhờ được chăm sóc chu đáo nên các công viên, bãi
cỏ luôn xanh ngát.
Doha có rất nhiều di tích cổ như bảo tàng, pháo đài, các đền thờ cổ kính thu hút du
khách. Nổi bật là Bảo tàng Quốc gia Qatar — được xây bằng đá phiến một màu vàng
trắng kiên cố như một pháo đài giữa sa mạc.
Người dân Quatar tự hào nói rằng, muốn biết sự giàu có của đất nước vùng vịnh này,
xin hãy vào Bảo tàng Quốc gia Qatar. Gần một nửa không gian phía sau của bảo tàng
được dành để xếp những chiếc ô tô cực kỳ sang trọng cùng các đồ vàng bạc, châu báu
khác.
8
Ở khu vực nhà giàu Vịnh Ngọc Trai với hàng trăm du thuyền đậu kín dưới bến. Trên
bờ là khu shopping chỉ toàn thương hiệu lớn như Hermes, Gucci, Versace, Christian
Dior…
Doha, cũng là một thiên đường mua sắm với những mặt hàng miễn thuế dạng trong
các trung tâm thương mại: City Center, Landmark, Hyatt Plaza, the Mall và the Royal
Plaza… Không chỉ có nhiều tiền, người dân Qatar cũng rất biết cách tiêu tiền. Nếu như
muốn mua một món đồ mà Qatar không có, họ lập tức đáp máy bay tới Dubai để mua.
Nếu như ở Dubai cũng không có thì họ có thể bay tới Châu Âu hoặc Mỹ để mua bằng
được.
Tuy phụ nữ ở Qatar bình đẳng hơn so với các nước Ả-rập khác, thể hiện qua việc được
tự lái xe. Nhưng họ vẫn phải đeo mạng che mặt, không được ngồi gần nam giới tại một
số nơi ở Doha.
Người dân nước này chưa bao giờ phải lo lắng về việc làm thế nào để kiếm sống. Vì
thế, mà người dân ở đây không cần thiết phải làm việc.
Nếu bạn được sinh ra tại Qatar và là người dân Qatar thì từ khi bạn sinh ra bạn sẽ
không mất một xu nào để khám bệnh ngay cả gas, điện, nước cũng do chính phủ do chi
trả, người dân không phải mất tiền.
Dầu mỏ là nguồn tài nguyên quý của đất nước Qatar và đem lại cho họ cuộc sống sung
túc.
(4) Các nước đang phát triển: Thuật ngữ đang phát triển được thể hiện để chỉ

xu thế đi lên của hầu hất các nước thuộc thế giới thứ ba – các nước có nền nông nghiệp
lạc hậu, hoặc các nước nông – công nghiệp đang từ sản xuất nhỏ tiến lên con đường
công nghiệp hóa.
Theo số liệu của Báo cáo phát triển con người, các nước đang phát triển, đó là
các nước có thu nhập thấp và trung bình, bao gồm khoảng 130 nước, có diện tích tự
nhiên chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích toàn thế giới, tương ứng tỷ lệ dân số chiếm trên
80%.
Trong số các nước đang phát triển, theo tiêu chí của UN, có một số nước nằm
trong tình trạng chậm phát triển (LDCs) đó là các nước có mức thu nhập thấp, nguồn
lực con người nghèo nàn (HDI thấp), nền kinh tế dễ bị tổn thương thể hiện ở sự lạc
hậu trong cơ cấu ngành kinh tế với sự chi phối cao của ngành nông nghiệp (chiếm 40
đến 60% trong GDP). Theo tiêu chí xác định của UN, hiện thế giới có 48 quốc gia kém
phát triển nhất.
Châu Á (9 nước): Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Lào,
Myanma, Nepal, Đông Timor, Yemen.
Châu Phi (33 nước): Angola, Benin, Burkina Faso, Burundi, Cộng hòa Trung
Phi, Chad, Comoros, Cộng hòa Dân chủ Congo, Djibouti, Guinea Xích đạo, Eritrea,
9
Ethiopia, Gambia, Guinée, Guinea-Bissau, Lesotho, Liberia, Madagascar, Malawi,
Mali, Mauritania, Mozambique, Niger, Rwanda, São Tomé và Príncipe, Senegal,
Sierra Leone, Somalia, Sudan, Togo, Uganda, Tanzania, Zambia
Châu Đại Dương (5 nước): Kiribati, Samoa, Quần đảo Solomon, Tuvalu,
Vanuatu
Châu Mỹ (1 nước): Haiti
Số liệu của Việt Nam, GNI/người đạt 1.170 USD/người năm 2010; HDI đạt
0,575.
1.2. Các đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển và sự cần thiết lựa chọn
con đường phát triển
1.2.1. Sự khác biệt giữa các nước đang phát triển
Mặc dù các nước đang phát triển có sự tương đồng nhất định về điều kiện lịch

sử, địa lý, chính trị và kinh tế, nhưng giữa các nước này cũng có sự khác biệt cơ bản,
tạo nên tính đa dạng cho các nước này. Những khác biệt này chi phối đến việc xác
định lợi thế của từng nước.
(1) Quy mô đất nước
Xem xét quy mô đất nước dưới góc độ diện tích hay dân số cũng được coi là
những yếu tố quan trọng, xác định tiềm năng của một nước. Trong khoảng 130 nước
đang phát triển, có những nước diện tích rộng lớn và đông dân cư như Trung Quốc, Ấn
Độ, Braxin. Ngược lại có những nước nhỏ cả vè diện tích và dân số như Brunei,
Maldives…Nước lớn thường có vị thế tài nguyên phong phú, thị trường tiềm năng.
Tuy vậy, nó cũng tạo ra những khó khăn về quản lý hành chính, về sự thống nhất quốc
gia trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, cũng như sự cân đối giữa các khu vực.
(2) Bối cảnh lịch sử
Nguồn gốc lịch sử khác nhau của các nước đang phát triển cũng tác động đến
xu thế khác nhau trong quá trình phát triển. Hầu hết các nước châu Á và châu Phi đều
có thời kỳ dài là thuộc địa của các nước tây Âu chủ yếu là Anh và Pháp, ngoài ra còn
Bồ Đào Nha, Bỉ và Tây Ban Nha. Cơ cấu kinh tế cũng như nền tảng giáo dục và xã hội
thông thường dựa vào mô hình của các nước đã cai trị họ trước đây, Ở châu Á, những
di sản khác nhau của thời kỳ thực dân cùng với những truyền thống văn hóa đa dạng
của các dân tộc bản địa đã kết hợp với nhau để tạo ra mô hình xã hội và thể chế hoàn
toàn khác nhau giữa các nước như Ấn Độ, Philipines, Lào, Indonesia. Những nước
châu Phi do dành độc lập muộn nên thường quan tâm đến việc củng cố các thể chế
chính trị, mặc dù khả năng đa dạng về địa lý và nhân khẩu nhưng những nước này đều
có thể chế kinh tế - xã hội và văn hóa tương đối giống nhau.
(3) Vai trò của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân
10
Ở hầu hết các nước đang phát triển đều song song tồn tại khu vực kinh tế nhà
nước và tư nhân. Tuy nhiên, xác định tầm quan trọng tương đối giữa hai khu vực này
tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế - chính trị của mỗi nước. Nhìn chung các nước châu
Mỹ La tinh và Đông Nam Á có khu vực kinh tế tư nhân lớn hon các nước nam Á và
Châu Phi. Ở những nước châu Phi với sự thiếu hụt trầm trọng về lao động có tay nghề

thì xu hướng chú trọng nhiều hơn đến hoạt động của khu vực nhà nước với hy vọng
rằng nguồn lao động có tay nghề sẽ được sử dụng hiệu quả trong các hoạt động kinh tế
xã hội. Tuy nhiên những thất bại về kinh tế và khó khăn về tài chính của những nước
như Kenia, Senegan, Zambia đã đặt ra những dấu hỏi về lập luận này. Các chính sách
kinh tế tất yếu có sự khác nhau giữa các nước có khu vực nhà nước và tư nhân có quy
mô khác nhau.
1.2.2. Đặc trưng của các nước đang phát triển
1.2.2.1. Hầu hết các nước đang phát triển là những nước có mức sống thấp
Ở các nước đang phát triển, mức sống nói chung đều rất thấp đối với đại đa số
dân chúng. Mức sống thấp biểu thị cả về lượng và chất dưới dạng thu nhập thấp, thiếu
nhà ở, sức khỏe kém, ít được học hành, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh cao và tuổi thọ
thấp.
Mức thu nhập thấp thể hiện rõ nhất ở mức thu nhập bình quân đầu người
(GNI/người). Theo Báo cáo phát triển thế giới 2010 của Ngân hàng thế giới, tỷ lệ thu
nhập tạo ra ở các nước đang phát triển chỉ chiếm 22% tổng thu nhập toàn thế giới. Thu
nhập bình quân đầu người của các nước đang phát triển đạt 2.337 USD, trong đó các
nước thu nhập thấp chỉ đạt bình quân 578 USD/người/năm, các nước thu nhập trung
bình đạt con số tương ứng là 2.872 USD/người/năm. Trong khi đó, mức thu nhập bình
quân đầu người trung bình toàn thế giới đạt 7.958 USD, các nước phát triển đạt tới
37.566 USD/người/năm. Các nhà kinh tế thế giới thường lấy mức 3.000
USD/người/năm (ngưỡng đạt thu nhập trung bình cao) làm mốc phản ánh khả năng
giải quyết được những nhu cầu cơ bản của con người, đạt được mức này phản ánh sự
biến đổi về chất trong hoạt động kinh tế và đời sống xã hội. Hiện nay còn khoảng 100
nước đang phát triển có mức thu nhập bình quân dưới 2.000 USD/người trong đó có
khoảng trên 50 nước có mức thu nhập bình quân dưới 1.000 USD/người. Điều này
phản ánh khả năng hạn chế của các nước đang phát triển trong việc giải quyết các nhu
cầu cơ bản của con người.
Bài đọc
OECD: Người Việt mất hơn 40 năm nữa để có thu nhập cao
Nhận định này được OECD đưa ra tại Diễn đàn Phát triển châu Á (ADF), lần đầu tiên

được tổ chức tại Hà Nội ngày 19/9/2014. Với chủ đề "Vượt qua bẫy thu nhập trung bình",
diễn đàn do Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản tổ chức tập trung thảo luận về những thách
11
thức mà một quốc gia gặp phải khi đạt ngưỡng thu nhập trung bình, nhưng không thể
vươn lên nấc thang cao hơn, thậm chí thụt lùi về tăng trưởng.
Phát biểu tại sự kiện này, Trưởng ban châu Á của OECD - Kensuke Tanake đưa ra một
bảng dự báo về thời gian dự tính để các nền kinh tế có thu nhập trung bình châu Á trở
thành nước phát triển. Trong đó, Việt Nam thuộc nhóm tốn nhiều thời gian nhất, với thời
gian lên hạng thu nhập cao vào năm 2058, trước Ấn Độ một năm.
Trong khi đó, các nước lân cận như Malaysia được dự báo sẽ vượt ngưỡng thu nhập trung
bình vào năm 2020, Trung Quốc năm 2026 và Thái Lan năm 2031.
Nói về hiện trạng phát triển, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bùi Quang Vinh nhấn
mạnh Việt Nam luôn xác định mình đang là một nước có thu nhập trung bình thấp. Đây là
kết quả của quá trình dài 30 năm và những động lực phát triển trước đây đã gần hết dư
địa. "Nếu không tìm ra phương thức tái cấu trúc thì chắc chắn Việt Nam sẽ đối diện bẫy
thu nhập trung bình và tăng trưởng chậm lại", Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh.
Ở quy mô rộng hơn, theo quan điểm của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), châu Á sẽ
đứng trước 2 kịch bản phát triển đến năm 2050. Kịch bản thứ nhất là GDP cao gấp 10 lần
năm 2010. Kịch bản thứ hai là toàn châu lục mắc kẹt vào cái bẫy nói trên.
Thu nhập bình quân đầu người của một số nền kinh tế châu Á hiện nay
Quốc gia
Dân số
(triệu)
GDP (tỷ
USD)
GDP đầu
người (USD)
Dự báo tăng
trưởng GDP
2014 (%)

Dự báo tăng
trưởng GDP
2015 (%)
Trung Quốc 1.360,8 9.181 6.747 7,5 7,4
Ấn Độ 1.243,3 1.871 1.505 5,5 6,3
Indonesia 248 870 3.510 5,7 6,0
Pakistan 182,6 239 1.308 3,4 3,9
Bangladesh 156,3 141 904 5,6 6,2
Philippines 97,5 272 2.790 6,4 6,7
Việt Nam 89,7 171 1.902 5,6 5,8
Thái Lan 68,2 387 5.674 2,9 4,5
Myanmar 64,9 56 869 7,8 7,8
Hàn Quốc 50,2 1.222 24.329 3,7 3,8
Nguồn: ADB
Theo Giáo sư Keun Lee từ Đại học Quốc gia Hàn Quốc, yếu tố có thể giúp các nước vươn
lên thoát bẫy thu nhập trung bình là con người và đổi mới sáng tạo. Ông đưa ra ví dụ của
Hàn Quốc, một quốc gia đã đạt mức thu nhập cao và tăng trưởng hàng năm vẫn tiếp tục đi
lên.
12
Thành công của Hàn Quốc đến khá muộn. Giữa những năm 1990, nước này vẫn trong quá
trình tình trạng nhập siêu triền miên, kéo dài từ chục năm trước đó. Đến cuối thập kỷ,
nước này mới bắt đầu đạt được thặng dư thương mại.
Tuy nhiên, sau một thời kỳ xúc tiến xuất khẩu, mở cửa kinh tế, nền kinh tế Hàn Quốc phát
triển tăng vọt. Một trong các bí quyết là đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực nghiên cứu và phát
triển (R&D). Lĩnh vực này nhận được sự hưởng ứng của Chính phủ như miễn thuế,
khuyến khích mở các phòng nghiên cứu. Nhờ đó, các công ty Hàn Quốc đã tạo ra được
nhiều sản phẩm công nghệ cao như chip bộ nhớ, điện thoại di động, tivi kỹ thuật số
Trong khi đó, ông Takehiko Nakao - Chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á đưa ra một
chương trình 8 điểm để giúp các quốc gia châu Á đạt được GDP tăng gấp 10 lần năm
2050 bao gồm ổn định chính trị và an ninh; ổn định kinh tế vĩ mô; đầu tư vào cơ sở hạ

tầng; đầu tư vào y tế giáo dục và con người; chính sách thương mại và đầu tư; quản trị tốt;
sự hòa nhập cho tất cả mọi người; chia sẻ tầm nhìn phát triển chung.
Nguồn: Vnexpress
1.2.2.2. Tỷ lệ tích lũy thấp
Điều hiển nhiên là để có nguồn vốn tích lũy cần phải hy sinh tiêu dùng. Nhưng
khó khăn là ở chỗ, đối với các nước đang phát triển, nhất là những nước có thu nhập
thấp, đã gần như chỉ có mức sống tối thiểu, vì vậy việc giảm tiêu dùng là rất khó khăn.
Ở các nước phát triển thường để dành từ 20% đến hơn hơn 30% thu nhập để tích lũy.
Trong khi đó ở các nước nông nghiệp chỉ có khả năng tiết kiệm trên 10% thu nhập,
nhưng phần lớn số tiết kiệm này lại phải dùng để cung cấp nhà ở và trang thiết bị cần
thiết khác cho số dân đang tăng lên. Do vậy càng hạn chế quy mô tiết kiệm cho tích
lũy phát triển kinh tế.
1.2.2.3. Trình độ kỹ thuật của sản xuất thấp
Ở các nước đang phát triển hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất
nhỏ, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu. Lịch sử phát
triển kinh tế cho thấy rằng, nền kinh tế không thể chuyển động đi lên nếu không có
công nghiệp phát triển. Sự ra đời của các phương thức sản xuất mới luôn đi đôi với
cách mạng công nghiệp. Các nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đều
có nguồn gốc từ tốc độ tăng của ngành công nghiệp. Trải qua giai đoạn phát triển công
nghiệp thay thế nhập khẩu, các nước đang phát triển tuy đã có được những ngành công
nghiệp mới, nhưng phần lớn vẫn là những ngành sản xuất với kỹ thuật cổ truyền, trình
độ kỹ thuật thấp, sản xuất sản phẩm thường ở dạng thô, sơ chế hoặc chế biến với chất
lượng thấp, trong khi các nước có nền kinh tế phát triển đã đạt tới trình độ công nghệ
tiên tiến với kỹ thuật sản xuất hiện đại, trình độ quản lý thành thạo, vượt xa trình độ
công nghệ của các nước đang phát triển từ 3 – 6 thập kỷ, khoảng cách công nghệ quá
13
lớn cũng làm cho các nước đang phát triển khó tận dụng được lợi thế của các nước đi
sau do quá trình phân công lao động quốc tế mới đưa lại.
1.2.2.4. Năng suất lao động thấp
Do sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, trình độ kỹ thuật thấp kém, tỷ lệ tích lũy

thấp, nên năng suất lao động thấp cũng là một đặc trưng của hầu hết các nước đang
phát triển. Theo số liệu tính toán từ các số liệu về GDP và lao động năm 2010, năng
suất lao động tính theo GDP/lao động của Mỹ lên tới 100.000 USD, Canada 87.000
USD, Singapore 72.000 USD, trong khi đó tại các nước đang phát triển các số liệu
tương ứng rất thấp, ví dụ như Trung Quốc chỉ là 3.500 USD, Thái Lan khoảng 5.600
USD, Việt Nam khoảng 2.000 USD. Trong một tài liệu nói về năng suất lao động của
nông nghiệp Việt Nam so với các nước trên thế giới thì năng suất lao động ngành nông
nghiệp của Việt Nam, Trung Quốc thấp hơn Mỹ 124 lần, Canada 100 lần, Australia 92
lần, New Zealand 94 lần.
Bài đọc: ADB: Kinh tế Việt Nam không sáng tạo bằng Lào
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence
Unit (EIU) vừa công bố báo cáo Chỉ số Năng suất Sáng tạo (CPI) của 22 nền kinh tế
châu Á, bổ sung Mỹ và Phần Lan (nhằm mục đích so sánh). Báo cáo này đo khả năng
sáng tạo của các nước - yếu tố quan trọng trong việc củng cố nền kinh tế phát triển dựa
trên tri thức.
Những năm gần đây, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á đã tăng trưởng khá tốt.
Trong đó, một số nước đầu tư mạnh vào sáng tạo và nghiên cứu - phát triển (R&D).
CPI sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách biết cách tăng cường sáng tạo và đột phá tại
châu Á.
Chỉ số này đo khả năng sáng tạo của các nền kinh tế dựa trên “Đầu vào” và “Đầu ra”.
Ở phương diện đầu vào, khả năng sáng tạo được tính theo 3 nhóm lớn: mức độ sáng
tạo, động cơ sáng tạo và độ thuận lợi của môi trường cho sáng tạo. “Đầu ra” được cân
nhắc trên cả các tiêu chí truyền thống, như số bằng sáng chế, và các tiêu chí nhằm tạo
ra tri thức.
CPI chỉ tập trung vào “hiệu suất”, đo cách thức các nền kinh tế chuyển yếu tố đầu vào
(kỹ năng, cơ sở vật chất) thành đầu ra (số bằng sáng chế, ấn bản khoa học). Theo đó,
Nhật Bản là nước đứng đầu khu vực châu Á, theo sau là Hàn Quốc và Đài Loan
(Trung Quốc). Dù chỉ xếp thứ 8 về đầu vào, nước này được đánh giá rất tốt về khả
năng tận dụng tài nguyên để chuyển thành đầu ra, như số bằng sáng chế trên đầu
người.

Trong bảng xếp hạng này, Việt Nam đứng thứ 16 trên 24 nước. Khả năng sáng tạo
được đánh giá chỉ ở mức trung bình, với cả “Đầu vào” và “Đầu ra” đứng ở nửa cuối
danh sách. Tính riêng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 6, sau Lào, Singapore,
14
Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Các tiêu chí cần ưu tiên cải thiện về “Đầu vào” của Việt Nam là lọt top 500 trường Đại
học, tốc độ phổ cập tài chính vi mô và khả năng trả nợ. ADB nhận xét Việt Nam còn
gặp nhiều thách thức trong việc cung cấp nhân lực, với 27,2 điểm trên 100. Dù hơn
90% dân số biết chữ, hệ thống trường lớp và chương trình học của Việt Nam được
đánh giá đã lỗi thời. Các kỹ năng của lao động trong ngành dịch vụ, IT và tài chính –
ngân hàng cũng còn thiếu. Bên cạnh đó, dù độ năng động của các công ty ở mức trung
bình, rủi ro về bất ổn trong nhân công cũng là mối lo với các doanh nghiệp.
Tương tự, tiêu chí “Đầu ra” cần cải thiện là số bằng sáng chế, các ấn bản khoa học và
sách, do vẫn ở mức trung bình so với mặt bằng chung. ADB cũng cho rằng Việt Nam
cần cải thiện chất lượng và phương hướng bậc giáo dục đại học.
Nguồn: Vnexpress
Ngoài ra các nước đang phát triển còn đối mặt với một thách thức nữa trong
quá trình phát triển đó là áp lực về dân số. Dân số những nước đang phát triển vốn đã
đông, sự bùng nổ về dân số ở những quốc gia này đã tạo ra một hạn chế lớn cho phát
triển kinh tế. Tỷ lệ gia tăng dân số thường ở mức cao hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đã
làm cho mức sống của nhân dân ngày cành giảm. Theo số liệu của Báo cáo phát triển
thế giới 2010, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân trong vòng 10 năm 2000 – 2010 của
thế giới là 1,2%, các nước phát triển chỉ là 0,7%, trong khi đó các nước đang phát triển
là 1,3%, các nước chậm phát triển 2,2%, vùng Châu Phi Hạ Sahara còn lên tới 2,5%.
Dân số tăng trưởng nhanh làm cho tốc độ tăng lao động lớn hơn tốc độ tăng trưởng
việc làm, điều đó dẫn đến hiện tượng thất nghiệp trở thành khá phổ biến ở các nước
đang phát triển và gánh nặng giải quyết việc làm luôn đặt lên vai Chính phủ của các
nước này.
Do tốc độ tăng trưởng dân số nhanh, ngoài việc phải vật lộn với mức thu nhập
thấp, nhiều người dân ở các nước đang phát triển còn thường xuyên phải đấu tranh

chống lại nạn suy dinh dưỡng, bệnh tật và sức khỏe kém. Theo Báo cáo phát triển con
người 2010, tuổi thọ bình quân toàn thế giới đạt 69,3 tuổi, các nước phát triển đã lên
tới con số 80 tuổi, Nhật Bản có tuổi thọ bình quân cao nhất thế giới là 83,4 tuổi. Trong
khi đó, tuổi thọ bình quân các nước đang phát triển chỉ là khoảng 60 tuổi, 50 nước
chậm phát triển (LDC) tuổi thọ trung bình đạt 57,7 tuổi. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh
dưới 1 tuổi trong số 1000 trẻ em được sinh ra ở các nước kém phát triển nhất vào
khoảng 118 so với 73 ở các nước đang phát triển khác và 12 ở các nước phát triển.
Cơ hội được học hành ở các nước đang phát triển cũng hạn chế. Việc cố gắng
tạo ra cơ hội giáo dục ở cấp tiểu học là nỗ lực lớn nhất của chính phủ các nước này.
Tuy vậy, mặc dù có những bước tiến đáng kể về động viên học sinh đến trường, nhưng
tỷ lệ đến trường hiện nay ở các nước đang phát triển còn thấp. Năm 2010, Báo cáo
15
phát triển con người đã thống kê hai con số về tỷ lệ đến trường, đó là tỷ lệ đến trường
bình quân của những người từ 25 tuổi trở lên và tỷ lệ đến trường kỳ vọng (tính cho
những trẻ em đang trong tuổi đi học), các con số này ở các nước đang phát triển chỉ
đạt 5,2 và 9,6; các nước chậm phát triển rất thấp chỉ đạt 3,7 và 8,0 so với mức trung
bình toàn thế giới là 7,4 và 12,3; các nước phát triển đạt tới 11,3 và 15,9.
Những đặc trưng nói trên đã tạo ra những rào những rào cản mang tính cố hữu
làm cản trở quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển của các nước đang phát triển,
những rào cản đó là sự hạn chế về vốn đầu tư, trình độ phát triển công nghệ, kỹ thuật
sản xuất và vốn nhân lực. Do đó, quá trình phát triển của các nước này bị phụ thuộc
nhiều bởi các nước phát triển trên nhiều phương diện.
Thứ nhất, đó là sự phụ thuộc bởi nguồn vốn đầu tư, các nước đang phát triển
trung bình chỉ bảo đảm lượng tích lũy nội địa trên GDP khoảng 10 – 20% trong khi đó
nhu cầu đầu tư lại rất cao, so với GDP lên tới 30 – 40%, vì thế để phát triển kinh tế,
các nước này hướng tới vay nợ nước ngoài và phụ thuộc nhiều vào nước chủ nợ.
Thứ hai, phụ thuộc bởi công nghệ kỹ thuật và lao động có trình độ cao nước
ngoài, các nước đang phát triển thường có trình độ công nghệ kỹ thuật thấp (khoảng
60% công nghệ ở mức thấp), khả năng nghiên cứu triển khai trong nước lại hạn chế do
thiếu vốn, năng lực, vì vậy thường phải sử dụng công nghệ và chuyên gia nước ngoài

thông qua các hình thức khác nhau như đầu tư trực tiếp, nhập khẩu, mua bán công
nghệ nước ngoài và phụ thuộc vào tốc độ và trình độ phát triển của khoa học công
nghệ của các nước phát triển.
Thứ ba, phụ thuộc bởi thị trường quốc tế, nhất là thị trường cung cấp hàng hóa
trung gian, các nước đang phát triển thường xuất khẩu sản phẩm thô, nhưng lại phải
nhập khẩu hàng hóa đầu vào của các quá trình sản xuất do họ không có khả năng sản
xuất ra các hàng hóa này.
Điều đó gây ra những hạn chế về tính hiệu quả cũng như tính chủ động trong
quá trình thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế.
1.2.3. Sự cần thiết lựa chọn con đường phát triển
Những đặc trưng trên đây chính là những trở ngại đối với sự phát triển, chúng
có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo ra vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ, làm cho
khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng gia tăng.
16
Hình 1.1: Vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ
Đứng trước tình hình này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có biện pháp để
phá vỡ vòng luẩn quẩn. Trong khi tìm kiếm con đường phát triển đã dẫn đến những xu
hướng khác nhau. Có những nước vẫn tiếp tục rơi vào tình trạng trì trệ, thậm chí phát
triển thụt lùi, xã hội rối ren, như một số nước châu Phi cận Sahara, hay một số nước
Nam Á. Có những nước đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá, đưa đất nước ra khỏi
vòng luẩn quẩn, nhưng rồi lại rơi vào những cuộc khủng khoảng với những vòng luẩn
quẩn mới như Philipines. Bên cạnh đó có những nước đã tạo được tốc độ phát triển
nhanh, rút ngắn khoảng cách thậm chí đuổi kịp các nước phát triển, đó là các nước
NICs Châu Á: Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc. Gần đây các nước Thái
Lan, Malaixia và Trung Quốc cũng đã chứng minh sự đúng đắn trong việc lựa chọn
đường lối phát triển. Vì vậy việc lựa chọn con đường đi hợp lý cho mỗi nước là điều
tất yếu phải đặt ra trong quá trình phát triển của quốc gia mình.
1.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn học
Kinh tế học truyền thống (vĩ mô và vi mô) nghiên cứu nguyên lý phát triển kinh
tế, trong đó nội dung chính là nghiên cứu cách thức phân bổ nguồn lực khan hiếm để

sản xuất hàng hóa và dịch vụ có hiệu quả cao nhất nhằm thoả mãn nhu cầu vô hạn của
con người làm sao với lượng nguồn lực nhất định. Nhìn chung cách đặt vấn đề trong
kinh tế học truyền thống là nền kinh tế phát triển với các thị trường hoàn hảo, chủ
quyền của người tiêu dùng, giá cả tự điều chỉnh, các quyết định dựa trên nền tảng lợi
ích biên cá nhân cũng như sản lượng cân bằng trong tất cả các sản phẩm và thị trường
tài nguyên. Nó thừa nhận tính hợp lý về kinh tế và một định hướng tư lợi, chủ nghĩa cá
nhân, duy vật hoàn toàn đối với việc ra các quyết định về kinh tế.
Kinh tế phát triển nghiên cứu trên một đối tượng khác hơn, đó là các nền kinh
tế đang phát triển. Trên cơ sở những đặc trưng khác biệt so với các nước phát triển,
17
Thu nhập thấp
Tỷ lệ tích lũy thấp
Trình độ kỹ thuật thấp
Năng suất thấp
vấn đề của Kinh tế phát triển là nghiên cứu nguyên lý để phát triển kinh tế trong điều
kiện kém phát triển.
Phấn đấu cho một xã hội phát triển, tức là phải nghĩ tới một xã hội trong đó mọi
người được ăn ngon, mặc đẹp, có khả năng chủ động trong việc tiếp cận các loại tài
sản, có những hoạt động vui chơi giải trí sang trọng, và được sống trong môi trường
trong sạch và lành mạnh. Hơn thế nữa, ý tưởng về một xã hội tốt đẹp còn đề cập đến
các quyền và sự tự do về mặt chính trị, về sự phát triển văn hóa, tri thức, sự bền vững
của gia đình…Một mức sống vật cahats cao và có thể được tiếp cận một cách công
bằng là điều kiện tiên quyết cho hầu hết các khía cạnh khác của sự tiến bộ.
Xuất phát từ lẽ đó, đối tượng nghiên cứu của Kinh tế phát triển không chỉ là
những vấn đề kinh tế như các môn Kinh tế học truyền thống, mà nó còn đề cập đến cả
hai khía cạnh kinh tế và xã hội. Về mặt kinh tế, nếu kinh tế học truyền thống chỉ đề
cập đến nguyên lý phát triển kinh tế chung, và có hướng thiên về phân tích một nền
kinh tế phát triển cao thì Kinh tế phát triển tập trung vào việc nghiên cứu quá trình làm
thế nào để nâng cao số và chất lượng cuộc sống vật chất của một quốc gia thông qua
việc duy trì một cách lâu dài tốc độ tăng trưởng thu nhập và thu nhập bình quân đầu

người một cách có hiệu quả cao trong điều kiện còn nhiều hạn chế về vốn đầu tư, lao
động có tay nghề cao, công nghệ lạc hậu và các điều kiện bất lợi khác.
Trong khi kinh tế học truyền thống không đặt vấn đề nghiên cứu các vấn đề xã
hội với các thành phần, dân cư khác nhau, khả năng tham gia của họ vào hoạt động
kinh tế cũng như ảnh hưởng của kinh tế đến sứ mệnh phát triển con người như thế nào,
thì các vấn đề này lại được đề cập trong Kinh tế phát triển. Câu hỏi đặt ra là làm thế
nào để kết quả của tăng trưởng mang lại những cải thiện nhanh chóng và có quy mô to
lớn trong mức sống của quảng đạt người dân, nhất là người nghèo đói, suy dinh
dưỡng, mù chữ.
Tóm lại, Kinh tế phát triển là một môn trong hệ thống các môn Kinh tế học, nó
nghiên cứu nguyên lý phát triển kinh tế trong các điều kiện kém phát triển, đó là quá
trình chuyển một nền kinh tế từ tình trạng trì trệ, lạc hậu, tăng trưởng thấp, tỷ lệ nghè
đói và mất công bằng xã hội cao sang một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, có
hiệu quả và với các tiêu chí xã hội ngày càng được cải thiện.
Mục tiêu, tôn chỉ của Kinh tế phát triển là cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn
quá trình phát triển kinh tế từ một xuất phát điểm thấp kém, giúp các nước đang phát
triển có thể vận dụng vào hoàn cảnh, đặc điểm riêng của mình trong từng giai đoạn
nhất định, tìm kiến được con đường phát triển hợp lý, cải thiện tình trạng chưa tiến bộ
của từng quốc gia.
Về phương pháp nghiên cứu, Kinh tế phát triển được thực hiện theo những
phương pháp chính sau đây:
18
(1) Phương pháp nghiên cứu thực chứng và chuẩn tắc của Kinh tế học: Việc
phân tích đánh giá vấn đề dựa trên những kết quả nghiên cứu thực nghiệm (thực
chứng) sẽ là cơ sở tốt cho việc nghiên cứu tìm ra và đề xuất các chính sách, mô hình
cũng như cách thức vận hành các hoạt động kinh tế - xã hội (chuẩn tắc) trong quá trình
hình thành các cơ sở khoa học và thực tiễn cho quá trình chuyển nền kinh tế từ tình
trạng thấp lên cao.
(2) Phương pháp phân tích so sánh: Để đánh giá một quá trình hay yếu tố phát
triển, cần phải dựa trên cơ sở so sánh toàn diện, bao gồm so sánh theo chuỗi thời gian

(gọi tắt là so sánh chuỗi) và so sánh với những đối tượng hay quá trình có liên quan
gọi là so sánh chéo.
1.4. Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.2.1.Tăng trưởng kinh tế
1.2.1.1. Khái niệm
Tăng trưởng là sự gia tăng sản lượng quốc gia trong một thời kỳ nhất định,
đồng thời là sự gia tăng các nhân tố sản xuất được sử dụng trong điều kiện trạng thái
kinh tế vĩ mô tương đối ổn định.
1.2.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng người ta sử dụng một hệ thống chỉ tiêu có tính chất
phối hợp và bổ sung cho nhau:
(1) Chỉ tiêu phản ánh quy mô và tốc độ tăng trưởng:
- Quy mô sản lượng quốc gia tăng thêm: ∆Y, Y là sản lượng quốc gia, người ta
thường lấy GDP hoặc GNP đề tính toán.
- Tốc độ tăng của sản lượng: g (Y) =

Y/Y
t
(%)
(2) Chỉ tiêu phản ánh quy mô và tốc độ các nhân tố sản xuất được sử dụng.
(3) Chỉ tiêu thu nhập bình quân /người-năm.
(4) Chỉ tiêu phản ánh tính ổn định kinh tế vĩ mô
1.2.2. Phát triển kinh tế
1.2.2.1. Khái niệm
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế, là quá trình
biến đổi nhiều mặt về kinh tế, xã hội và cấu trúc theo hướng tiến bộ.
Như vậy, phát triển bao gồm các nội dung cơ bản:
- Phát triển là một quá trình, bao gồm sự thay đổi số lượng và chất lượng kinh
tế, xã hội và cấu trúc.
- Phát triển bao hàm quá trình tăng trưởng tương đối ổn định, dần đi vào hiệu

quả.
- Nội hàm của phát triển là chuyển dịch mặt bằng kinh tế, xã hội và giai đoạn
kinh tế.
19
1.2.2.2. Đo lường phát triển kinh tế
Để đo lường phát triển người ta dùng hệ thống chỉ tiêu
Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập
bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng
của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và
thực hiện những mục tiêu khác của phát triển.
Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản
ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế trong một quốc gia. Để phân biệt các giai đoạn
phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người
ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được.
Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối
cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển
dịch cơ cấu kinh tế mà là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi
thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo
dục của quảng đại quần chúng nhân dân. Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về
chất xã hội của quá trình phát triển.
1.2.3. Phát triển kinh tế bền vững
Từ những năm 1970 - 1980, trong khi tăng trưởng kinh tế của nhiều nước đã đạt
được quy mô và tốc độ nhất định thì tình trạng suy kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi
trường xuất hiện ngày càng nhanh. Các vấn đề trên xuất hiện và chỉ có thể được giải
quyết ở phạm vi quốc gia, liên quốc gia và toàn cầu. Vấn đề phát triển bền vững trở
thành chương trình nghị sự của mỗi nước và cả thế giới.
Năm 1987, Ngân hàng Thế giới lần đầu tiên đưa ra khái niệm phát triển bền
vững: “Là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai,…”
Quan niệm trên đây của WB chỉ mới chú trọng đến sử dụng có hiệu quả tài

nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống trong quá trình phát triển.
Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững ở Johannesbug (Nam
Phi) năm 2002 đã định nghĩa: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp
chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: tăng trưởng kinh tế, cải
thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền
vững là tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai
thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng
môi trường sống…,
20
1.2.4. Lựa chọn đường lối phát triển dựa trên quan điểm tăng trưởng và phát triển
1.2.4.1. Quan điểm nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế
- Nội dung: Quan điểm này cho rằng tăng thu nhập là quan trọng nhất, nó như
đầu tầu kéo theo việc giải quyết vấn đề cơ cấu kinh tế và xã hội.
- Kết quả: Dựa theo quan điểm này nền kinh tế đã đạt được nhịp độ tăng trưởng
nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng lên.
Ví dụ: Những nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã đạt được nhịp độ tăng trưởng
nhanh nhờ vào việc khai thác và xuất khẩu dầu thô.
Thái Lan (70 – 80) cũng đạt được nhịp độ tăng trưởng nhanh nhờ vào việc khai
thác và phát triển du lịch.
- Hạn chế:
+ Sự tăng trưởng quá mức nhanh chóng vì những động cơ có lợi ích cục bộ
trước mắt đã đưa đến sự khai thác bừa bãi không chỉ ở phạm vu quốc gia mà còn trên
phạm vu quốc tế, khiến cho nguồn tài nguyên kiệt quệ và môi trường sinh thái bị hủy
hoại nặng nề. Nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của các nước chậm tiến và
các thế hệ sau.
+ Cùng với sự tăng trưởng quá mức là những bất bình đẳng về kinh tế và chính
trị xuất hiện, tạo ra những mâu thuẫn và xảy ra xung đột gay gắt:
 Xung đột giữa các khu vực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Nông
nghiệp không những chỉ giảm tỷ lệ tương đối mà còn bị thu hẹp cả không gian sản
xuất. Đất đai bị mất, bị thoái hóa, môi trường bị hủy hoại.

 Xung đột giữa các giai cấp chủ và thợ gắn với nạn thất nghiệp tràn lan.
 Xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; xảy ra mâu thuẫn về lợi ích
kinh tế - xã hội, do quá trình tăng trưởng không đều tạo nên.
+ Tăng trưởng kinh tế đưa lại những giá trị mới xong nó cũng phá hủy và hạ
thấp một số truyền thống tốt đẹp cần phải bảo tồn và phát huy như: nền giáo dục gia
đình, các giá trị tinh thần, đạo đức, thuần phong mỹ tục, các chuẩn mực của dân tộc.
Đồng thời với việc làm giàu bằng bất cứ giá nào thì các tội ác cũng phát triển: các
21
Mục tiêu kinh tế
Tăng trưởng cao, ổn định
Phát triển bền vững
Mục tiêu xã hội
Mục tiêu
môi trường
Bảo vệ, cải thiện
TNTN,
MT
-Cải thiện các điều
kiện xã hội,…
- Phát triển nhân
lực
Cải thiện môi
trường, bảo vệ
TNTN
băng đảng lũng đoạn, tệ nạn sản xuất hàng giả, buôn bán chất ma túy, gái mại dâm với
quy mô quốc tế…cũng gia tăng.
+ Sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng còn dẫn đến những diễn biến khó
lường trước, cả mặt tốt và không tốt. Do vậy đời sống kinh tế - xã hội thường đảo lộn,
mất ổn định, khó có thể lường trước được hậu quả.
Ví dụ: Thái Lan trong những năm 90 đã rơi vào tình trạng một nền kinh tế tăng

trưởng bong bóng do quá ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế.
1.2.4.2. Quan điểm nhấn mạnh vấn đề công bằng – xã hội
- Nội dung: Theo quan điểm này sự phát triển sản xuất được đầu tư dàn đều cho
các ngành, các vùng và sự phân phối được tiến hành theo nguyên tắc bình quân.
Những người lựa chọn quan điểm này đã hạn chế được sự bất bình đẳng trong xã hội.
Đại bộ phận dân cư đều được chăm sóc về văn hóa, giáo dục, y tế của nhà nước.
- Hạn chế: Nguồn lực hạn chế lại bị phân phối dàn trải nên không thể tạo ra
được tốc độ tăng trưởng cao và việc phân phối đồng đều cũng không tạo được động
lực thúc đẩy người lao động.
1.2.4.3. Quan điểm toàn diện trong phát triển kinh tế
- Nội dung: Đây là sự lựa chọn trung gian giữa hai quan điểm trên. Vừa nhấn
mạnh về lượng, vừa chú ý về chất lượng của sự phát triển. Theo quan điểm này tuy tốc
độ tăng trưởng có hạn chế nhưng các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết.
Việt Nam lựa chọn đường lối phát triển kinh tế dựa trên quan điểm kết hợp một
cách hài hóa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện công
bằng và tiến bộ xã hội. Cụ thể trong nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX, quan điểm
phát triển kinh tế trong chiến lược 10 năm là: “Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững,
tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.
1.3. Các chỉ tiêu phản ánh (đánh giá) tăng trưởng
1.3.1. Tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội
1.3.1.1. Khái niệm
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là toàn bộ giá trị của các hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng mà công dân của một nước tạo ra có thể thu nhập trong năm, không phân
biệt sản xuất được thực hiện trong nước hay ngoài nước.
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là toàn bộ giá trị của các hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng được tạo ra trong năm bằng các yếu tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc
gia.
1.3.1.2. Phạm vi tính
- GDP là thước đo sự tăng trưởng kinh tế do các hoạt động sản xuất trong phạm
vi lãnh thổ quốc gia tạo ra, không phân biệt sở hữu trong hay ngoài nước đối với kết

quả đó.
22
- GNP là thước đo sản lượng gia tăng mà dân cư của một nước thực sự thu nhập
được, không phân biệt sản xuất được thực hiện ở trong hay ngoài nước.
1.3.1.3. Phương pháp tính
a. Tổng sản phẩm quốc dân (GDP)
+ Tính theo luồng sản phẩm: GDP = C + I + G + NX
+ Tính theo luồng thu nhập hoặc chi phí: GDP = W + r + i + Π + A + Te
+ Tính theo giá trị gia tăng: GDP là tổng giá trị của hàng hoá và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra.
b. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài.
Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài: Các khoản thu nhập mà dân cư trong nước
tạo ra ở nước ngoài trừ đi các khoản thu nhập mà người nước ngoài tạo ra ở trong
nước.
GNPn đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ theo giá
hiện hành (giá cả của cùng thời kỳ đó).
GNPr đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ theo giá
cố định ở thời kỳ được lấy làm gốc.
Cầu nối giữa GNPn và GNPr là chỉ số giá cả, còn gọi là chỉ số lạm pháp tính theo
GNP (D).
%100
Pr
x
GN
GNPn
D =
1.3.2. Sản phẩm quốc dân thuần túy (NNP)
NNP = GNP – Dp
1.3.3. Thu nhập quốc dân (NI)

NI = NNP – Te
1.3.4. Thu nhập cá nhân (PI):
PI = NI - (thuế và bảo hiểm xã hội nộp cho Nhà nước + lợi nhuận không chia) + TR
1.3.5. Thu nhập khả dụng (thu nhập có thể sử dụng - DI)
DI = PI – (thuế thu nhập + các khoản thanh toán ngoài thuế) + TR.
Hoặc DI = NI -Td +TR
1.3.6. Thu nhập tính bình quân đầu người (GDP – GNP/Dân số)
- Thu nhập bình quân danh nghĩa: Đo lường thu nhập đã được điều chỉnh theo
sự biến động của dân số.
- GDP (GNP) bình quân thực tế là thu nhập bình quân được chuyển đổi sang USD
trên cơ sở
23
1.4. Các chỉ tiêu phản ánh (đánh giá) phát triển
1.4.1. Đánh giá cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế được hiểu là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể kinh tế,
thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các bộ
phận với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế -
xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Nếu các
thước đo tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về lượng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh
tế là thể hiện mặt chất kinh tế trong quá trình phát triển. Đánh giá sự phát triển kinh tế
cần xem xét một cách toàn diện các góc độ của cơ cấu kinh tế.
1.4.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế
Về lý thuyết, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện cả mặt lượng và định tính. Mặt định
lượng chính là quy mô và tỷ trọng chiếm về GDP, lao động, vốn của mỗi ngành trong
tổng thể kinh tế quốc dân. Mặt định tính thể hiện vị trí và tầm quan trọng của mỗi
ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân. Các nước đang phát triển có xuất phát điểm
thấp, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp của các nước này
thường chiếm từ 20 – 30% GDP. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỷ trọng thu
nhập từ nông nghiệp chỉ chiếm từ 1 – 7%.
Trong quá trình phát triển, cơ cấu ngành kinh tế của mỗi quốc gia đều có sự

chuyển đổi theo xu hướng chung là tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm đi, trong
khi đó tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên.
1.4.1.2. Cơ cấu vùng kinh tế
Sự phát triển kinh tế được thể hiện ở cơ cấu kinh tế theo góc độ thành thị và
nông thôn. Ở các nước đang phát triển, kinh tế nông thôn chiếm tỷ trọng rất cao. Trong
khi đó, các nước phát triển có hiện tượng đối ngược lại, dân số chủ yếu sống ở khu vực
thành thị.
Một xu hướng khá phổ biến của các nước đang phát triển là luôn có một dòng
di dân từ nông thôn ra thành thị. Đó là kết quả của cả “lực đẩy” từ khu vục nông thôn
bởi sự nghèo khổ cũng như sự thiếu thốn đất đai ngày càng nhiều và cả “lực hút” từ sự
hấp dẫn của khu vực thành thị. Dòng di dân ngày càng lớn đã tạo ra áp lực rất mạnh
đối với chính phủ các nước đang phát triển. Mặt khác, việc thực hiện các chính sách
công nghiệp hóa nông thôn, đô thị hóa, phát triển hệ thống công nghiệp, dịch vụ nông
thôn làm cho tỷ trọng kinh tế thành thị ở các nước đang phát triển ngày càng tăng lên,
tốc độ tăng dân số thành thị cao hơn so với tốc độ tăng trưởng dân số chung và đó
chính là xu thế hợp lý trong quá trình phát triển.
1.4.1.3. Cơ cấu thành phần kinh tế
Đây là dạng cơ cấu phản ánh tích chất xã hội học về tư liệu sản xuát và tài sản
của nền kinh tế. Xét về nguồn gốc thì có 2 loại hình sở hữu là sở hữu công cộng và sở
24
hữu tư nhân. Nhìn chung các nước phát triển và xu hướng ở các nước đang phát triển,
khu vực kinh tế tư nhân thường chiếm tỷ trọng cao và nền kinh tế phát triển theo con
đường tư nhân hóa.
Ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại 6 thành phần kinh tế là thành phần kinh tế
nhà nước, thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ, thành phần
kinh tế tư bản tư nhân, thành phần kinh tế tư bản nhà nước và thành phần kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế nói trên không có sự phân biệt về thái
độ đối xử, đều có môi trường và điều kiện phát triển như nhau, trong đó, kinh tế nhà
nước đóng vai trò chủ đạo.
1.4.1.4. Cơ cấu khu vực thể chế

Theo dạng cơ cấu này, nền kinh tế được phân chia trên cơ sở vai trò của các bộ
phận cấu thành trong sản xuất kinh doanh và qua đó đánh giá được vị trí của mỗi khu
vực trong vòng luân chuyển nền kinh tế và mối quan hệ giữa chúng trong quá trình
thực hiện sự phát triển nền kinh tế.
Các đơn vị thường trú trong nền kinh tế được phân chia thành 5 khu vực:
+ Khu vực chính phủ bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện bằng ngân
sách nhà nước. Mục tiêu hoạt động của khu vực này là bảo đảm các hoạt động công
cộng, tạo điều kiện bình đẳng cho các khu vực thể chế và thực hiện công bằng xã hội.
+ Khu vực tài chính hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường
tài chính.
+ Khu vực phi tài chính thực hiện chức năng sản xuát hàng hóa và dịch vụ trên
thị trường hàng hóa và dịch vụ.
+ Khu vực hộ gia đình hoạt động theo mục tiêu khác với các khu vực trên, chức
năng và hành vi của họ là tiêu dùng, tuy vậy họ cũng có thể tham gia vào các hoạt
động sản xuất dưới hình thức cung cấp sức lao động cho các doanh nghiệp hoặc tự sản
xuất dưới dạng các đơn vị sản xuất cá thể
+ Khu vực vô vị lợi phục vụ hộ gia đình với nguồn tài chính quyên góp tự
nguyện như các tổ chức từ thiện, cứu trợ, các tổ chức giúp đỡ người tàn tật…theo đuổi
mục tiêu phục vụ không vì lợi nhuận, cung cấp hàng hóa và dịch vụ thẳng cho các hộ
gia dình không lấy tiền hoặc lấy tiền với giá không có ý nghĩa kinh tế.
1.4.1.5. Cơ cấu tái sản xuất
Đây là cơ cấu kinh tế hiểu theo góc độ phân chia tổng thu nhập của nền kinh tế
theo tích lũy – tiêu dùng. Phần thu nhập dành cho tích lũy tăng lên và chiếm tỷ trọng
cao là điều kiện cung cấp vốn lớn cho quá trình tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế.
Tỷ trọng thu nhập dành cho tích lũy ngày càng cao chính là xu thế phù hợp trong quá
trình phát triển, tuy vậy việc gia tăng tỷ trọng thu nhập dành cho tích lũy tái đầu tư
25

×