Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Lao xương chữa thế nào?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.4 KB, 4 trang )

Lao xương chữa thế nào?


Trực khuẩn lao trong xương.
Anh trai tôi năm nay 32 tuổi. Vừa qua, anh ấy thấy đau nhức xương sống
lưng và đi khám thì được bác sĩ cho biết anh bị mắc bệnh lao xương. Xin hỏi biểu
hiện sớm của bệnh là gì? Bệnh này có nguy hiểm không? Biện pháp điều trị như
thế nào?

Lao là một bệnh nhiễm khuẩn do một loại trực khuẩn có tên là
Mycobacterium tuberculosis gây ra. Lao xương là tình trạng viêm các khớp,
xương do lao trong đó viêm đốt sống - đĩa đệm do lao hay gặp nhất.

Trường hợp anh trai bạn đau cột sống thắt lưng có thể bị viêm đốt sống -
đĩa đệm do lao. Biểu hiện tại chỗ: thường bệnh nhân đau âm ỉ liên tục, đau tăng về
đêm. Ấn tại chỗ đau chói. Khi bị lâu có thể dẫn đến xẹp đốt sống gây gù nhọn.

Lao có thể dò mủ ra ngoài, chất mủ giống như bã đậu. Cũng có khi lao tạo
thành ổ áp-xe lạnh cạnh cột sống. Biểu hiện toàn thân: bệnh nhân sốt nhẹ về chiều,
vã mồ hôi, gầy sút, da xanh xao, ăn uống kém.

Lao xương khớp khá nguy hiểm vì một số biến chứng có thể gặp:

Biến chứng chèn ép thần kinh xung quanh do xẹp đốt sống, thoát vị đĩa
đệm, do áp-xe lạnh, do viêm màng nhện tủy.

Nếu chèn ép thần kinh ở vùng cột sống thắt lưng gây yếu liệt hai chân, rối
loạn cảm giác vùng hậu môn sinh dục, đại tiểu tiện không tự chủ.

Nếu chèn ép ở cột sống cổ có thể gây liệt tứ chi. Chèn ép vùng ngực gây
đau thần kinh liên sườn, rối loạn cảm giác, yếu liệt hai chân...



Trường hợp lao cột sống có áp-xe lạnh, khối áp-xe có thể vỡ vào trung thất
(là khu vực chứa các mạch máu, thần kinh quan trọng) gây hội chứng trung thất,
hoặc vỡ vào màng tim, màng phổi gây chèn ép tim, phổi cấp dẫn đến suy hô hấp,
trụy tim mạch.

Nếu áp-xe vỡ vào cơ thắt lưng chậu gây viêm cơ thắt lưng chậu - biểu hiện
bệnh nhân khó duỗi chân. Một đặc điểm của lao xương khớp là tiến triển thường
âm ỉ, chậm chạp, phát hiện muộn nên tỷ lệ biến chứng cao.

Khi phát hiện bệnh lao xương khớp cũng như các thể lao khác, đầu tiên
bệnh nhân phải được điều trị tại các cơ sở chuyên khoa lao vì bệnh nhân cần được
sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Trong trường hợp viêm đĩa đệm đốt sống do lao, ngoài thuốc điều trị toàn
thân theo phác đồ điều trị lao còn cần điều trị các biến chứng (nếu có) như: nẹp cố
định cột sống, phẫu thuật giải phóng chèn ép thần kinh, phẫu thuật tạo hình cột
sống làm vững cột sống; phẫu thuật lấy bỏ ổ áp-xe.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×