Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhân lực và cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.96 KB, 4 trang )

Nhân lực và cạnh tranh

Nhân lực luôn được xem là yếu tố và động lực tạo nên thành công của
doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có cơ sở hạ tầng + công nghệ hiện
đại, chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt nhưng nếu thiếu lực lượng lao động thì
doanh nghiệp khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh.
Có thể nói, chính con người tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp.
Trước nguy cơ tụt hậu về khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa, hơn
bao giờ hết, yếu tố nhân lực cần được các doanh nghiệp nhận thức một cách đúng
đắn và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn. Sự thiếu quan tâm hoặc quan tâm không
đúng mức vai trò nhân sự có thể dẫn đến tình trạng “hụt hơi” hay bị loại khỏi
“vòng chiến” một khi mức độ cạnh tranh tăng đột biến cả về chiều rộng lẫn chiều
sâu.
Xét cho cùng, nhân lực là tác nhân chính tạo ra vốn và tài sản vật chất, đề
xuất những ý tưởng mới đồng thời cũng đảm nhận vai trò chọn lựa và ứng dụng
các công nghệ tiên tiến và thực thi các chỉ tiêu kinh doanh nhằm nâng cao “vị thế”
của doanh nghiệp.
Trong nhiều trường hợp, vốn và công nghệ có thể huy động và thực hiện,
nhưng để xây dựng được một đội ngũ nhân sự nhiệt tình, tận tâm, có khả năng
thích hợp và năng lực làm việc có hiệu quả thì rất phức tạp và tốn kém hơn nhiều.
Vì thế, để có thể tồn tại, một công ty (bất luận dù lớn hay nhỏ) cần phải tập
trung tăng cường củng cố xây dựng, phát huy khả năng đáp ứng của nguồn nhân
lực qua tất cả các giai đoạn của chu kỳ sinh trưởng của doanh nghiệp.
Điều cần lưu ý là doanh nghiệp cần phải có một chính sách nhân lực cụ thể
để sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực khả hữu trong định hướng phát triển và
thực hiện chiến lược nền tảng của doanh nghiệp.
Huy động nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng của doanh nghiệp
trong việc thực hiện quản lý chất lượng toàn diện. Cơ sở để huy động con người là
thừa nhận và sử dụng nhân tố con người trong công việc, đặc biệt là tính sáng tạo
và tính xã hội.


Đó là việc đưa tính nhân bản vào công việc, con người trong tổ chức làm
việc trên cơ sở tôn trọng nhau, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, không
cần thúc giục, ra lệnh.

Từ đò, họ làm việc với tinh thần hăng say hơn, sẵn sàng vượt qua những trở
ngại khó khăn, phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình và có thể hoàn thành
nhiệm vụ một cách xuất sắc, vượt mong đợi.

Quan điểm về con người của Ishikawa được viết trong “What is Total
Quality Control”, xuất bản 1981 tại Tokyo như sau: “Đối với con người, cảm giác
tự tin, hoạt động sáng tạo độc lập theo những nguyên tắc tự nguyện và đóng góp
vào sự phát triển của xã hội là những điều cần thiết nhất. Tiền bạc, đó là thứ cơ
bản và cần có để sống trong xã hội song chưa đủ.

Theo một định nghĩa nào đó, đó là những mong muốn sơ đẳng, thế giới
ngày nay cho đó là những thứ kém giá trị. Sự thỏa mãn vì công việc mới là thứ
quan trọng hơn nhiều.

Đó là niềm vui hoàn thành, niềm vui chinh phục đạt được mục tiêu, niềm
vui khắc phục khó khăn. Một cá nhân sống như mọi người trong xã hội, như đại
diện một nhóm, một gia đình, một tập thể, một công ty, một thành phố, một thế
giới.

Bởi vậy, sự thừa nhận của xã hội đối với một cá nhân có tầm quan trọng
hàng đầu. Chính con người của một cộng đồng thân ái, gắn bó, luôn luôn mong
ước hoàn thiện đã đóng góp phần quan trọng đáng kể vào những thành tựu của
quản lý chất lượng toàn diện tại Nhật Bản.”

Khả năng của con người là không có giới hạn. Về bản chất, con người thích
điều khiển cả vũ trụ và có tiềm năng vô hạn để phát triển.


Sứ mệnh của con người là là giúp cho quá trình sản sinh và phát triển của
nhân loại bằng cách tìm ra những gì tinh túy nhất trong bản thân mình cũng như ở
những người khác và làm sao để sử dụng tối đa những phẩm chất này.

Khả năng tiềm ẩn đó của con người không thể hiện ra ngoài được chừng
nào con người chưa thực sự ở trong một môi trường thuận lợi.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×