ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LƢU VIỆT HÙNG
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƢỜNG TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LƢU VIỆT HÙNG
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƢỜNG TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số
: 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị
Hà Nội 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví
dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lƣu Việt Hùng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT
Bảo vệ môi trường
CHNH
Chất thải nguy hại
CTR
Chất thải rắn
CTRTT
Chất thải rắn thông thường
Nghị định 59/NĐ-CP Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm
2007 của Chính phủ Về quản lý chất thải rắn
PLRTN
Phân loại rác tại nguồn
PTBV
Phát triển bền vững
UBND
Uỷ ban nhân dân
MỤC LỤC
Chƣơng 1
1.1
1.2
1.3
Chƣơng 2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
Chƣơng 3
3.1
Lời nói đầu
Những vấn đề lý luận về pháp luật quản lý chất thải rắn
thông thƣờng
Các khái niệm: Chất thải, chất thải rắn thông thường, quản lý
chất thải rắn thông thường
Quan niệm và vai trò của pháp luật về quản lý chất thải rắn thông
thường
Các yếu tố tác động tới pháp luật quản lý chất thải rắn thông
thường
Thực trạng pháp luật quản lý chất thải rắn thông thƣờng
Các quy định đối với các chủ thể phát sinh chất thải rắn thông
thường
Các quy định về thu gom chất thải rắn thông thường
Các quy định về vận chuyển chất thải rắn thông thường
Các quy định đối về lưu giữ chất thải rắn thông thường
Các quy định về chủ thể xử lý chất thải rắn thông thường
Các quy định về cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động quản
lý chất thải rắn thông thường
Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp
luật về quản lý chất thải rắn thông thƣờng
Cơ sở để đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản lý chất
thải rắn thông thường
1
5
5
19
27
36
36
48
55
60
62
68
71
71
3.1
Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn thông
thường
85
3.2
Các giải pháp hoàn thiện cơ chế thực hiện pháp luật về quản lý
chất thải rắn thông thường
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
94
99
101
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam qua hơn 20 năm đổi mới
đã đạt được những thành công lớn nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều
vấn đề cần phải giải quyết, trong đó có vấn đề về môi trường sống. Kinh tế
càng phát triển thì vấn đề về môi trường càng đặt ra cấp bách. Môi trường là
vấn đề quan trọng không chỉ với một ngành, một nghề, không chỉ đối với
một quốc gia mà là vấn đề của toàn nhân loại. Hiện tượng nhiệt độ trái đất
ngày càng nóng lên, băng ở hai đầu cực đang tan dần, lỗ thủng tầng Ozon
ngày càng to ra….đang là mối lo ngại đối với sự tồn tại của loài người. Đã
qua rồi thời kỳ phát triển bằng mọi giá, mà phải gắn phát triển với bảo vệ
môi trường. Nguyên lý phát triển trong thời đại hiện nay là phát triển bền
vững.
Môi trường là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết
với mỗi con người và mỗi quốc gia. Nó là nền tảng của sự tồn tại và phát
triển bền vững của xã hội, bất cứ hoạt động gì của con người cũng diễn ra
trong môi trường và vì thế nó có những tác động nhất định tới môi trường.
Hiện nay, với sự bùng nổ dân số trên toàn cầu và tốc độ công nghiệp hóa cao
đã gây ra những tổn thất to lớn cho môi trường. Theo Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp, vì vậy
trong giai đoạn hiện nay cần phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nhưng cũng do vậy khi tốc độ phát triển ngày càng nhanh thì chất thải, chất
thải rắn thông thường ngày càng nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời
sống của con người. Xuất phát từ tầm quan trong của chất thải, nhất là chất
thải rắn thông thường, vấn để quản lý khai thác nó như thế nào để chất thải
trở thành nguồn tài nguyên phục vụ cho đời sống con người là vấn đề hết
1
sức cần thiết. Hiện nay, các hoạt động quản lý chất thải rắn thông thường
còn nhiều bất cập, các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn thông
thường còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ gây ra rất nhiều khó khăn cho các
chủ thể trong quá trính quản lý . Vì thế việc hoàn thiện pháp luật về quản lý
chất thải rắn thông thường là một nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
ở Việt Nam. Chính vì các nguyên nhân trên nên tôi quyết định lựa chọn đề
tài “Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thƣờng tại Việt Nam” làm
luật văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay đã có một số Luận án Tiến sĩ về quản lý chất thải:
Nguyễn Văn Phương, Pháp luật môi trường Việt Nam về nhập khẩu phế liệu
năm 2007; Vũ Thị Duyên Thuỷ, Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
năm 2009. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hoà Bình, Điều tra, đánh giá tình
hình quản lý chất thải rắn nguy hại của Việt Nam và đề xuất một số giải
pháp quản lý có hiệu quả năm 2004. Bên cạnh đó còn có khoá luận tốt
nghiệp của các sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội: Phạm Thị Liễu,
Đánh giá các quy định của pháp luật về quản lý chất thải năm 2008. Ngoài
ra các nhà khoa học đã có những bài viết đăng trên các tạp chí chuyên
ngành. Có thể kể đến một số bài viết như: Lê Kim Nguyệt, Một cơ chế phù
hợp cho quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam đăng trên Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp tháng 11 năm 2002; TS. Nguyễn Văn Phương, Khái niệm chất
thải và quy định về xuất nhập khẩu chất thải của Cộng hoà liên bang Đức
trong cuốn “Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” do nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật ấn hành năm 2008; TS. Nguyễn Văn Phương, Chất
thải và quy định quản lý chất thải, được đăng trên tạp chí Luật học Số 4 năm
2003; TS. Nguyễn Văn Phương, Một số vấn đề về khái niệm chất thải, được
2
đăng trên tạp chí Luật học Số 10 năm 2006… Nhưng những bài viết này mới
chỉ dừng lại ở việc đánh giá hay gợi mở một vài khía cạnh của pháp luật
quản lý chất thải nói chung, quản lý chất thải nguy hại nói riêng còn hầu như
không đi sâu nghiên cứu vần đề về quản lý chất thải rắn thông thường. Vì
vậy, với đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thƣờng tại Việt
Nam” tôi mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào
việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn
thông thường tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật
về quản lý chất thải nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản về chất thải
rắn thông thường; nghiên cứu nhu cầu điều chỉnh pháp luật, các yếu tố tác
động đối với hoạt động quản lý chất thải; phân tích, đánh giá thực tiễn thực
hiện pháp luật để tìm ra những sai sót, vướng mắc, những vấn đề phát sinh,
các vi pham pháp luật để từ đó phân tích nguyên nhân của tình trạng này; đề
xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện, cơ chế thực hiện pháp luật
về quản lý chất thải rắn thông thường.
* Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật về quản lý chất thải là một phạm trù nghiên cứu rộng, vì vậy
Luân văn không thể nghiên cứu hoạt động quản lý của tất cả các loại chất
thải hiện nay, cũng không đi sâu nghiên cứu các lĩnh vực chuyên môn của
3
quản lý chất thải mà chủ yếu đề cấp đến các vấn đề pháp lý liên quan đến
quản lý chất thải rắn thông thường.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề do đề tài đặt ra, người viết luận văn sử dụng
phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương
pháp khảo sát thực tiễn và đánh giá, phương pháp phân tích…
5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của Luận văn này có thể được sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về Luật học. Một số
kiến nghị của đề tài có giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây dựng và tổ
chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về quản lý chất
thải nói chung và pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường nói riêng.
6. Nội dung của luận văn:
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được chia làm 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật quản lý chất thải rắn
thông thường.
Chương 2: Thực trạng pháp luật quản lý chất thải rắn thông thường.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn
thông thường.
4
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƢỜNG
1.1. Các khái niệm: Chất thải, chất thải rắn thông thƣờng, quản lý
chất thải rắn thông thƣờng
1.1.1. Khái niệm chất thải
Theo cách hiểu thông thường, chất thải là những chất mà con người
bỏ đi, không tiếp tục sử dụng nữa. Khi bị thải bỏ, những chất này tồn tại
trong môi trường dưới những trạng thái nhất định và có thể gây ra rất nhiều
tác động bất lợi cho môi trường cũng như sức khoẻ con người. Chất thải,
CTRTT là vấn đề quan trọng trong cuộc sống ngày nay vì vậy chúng ta cần
phải nghiên cứu và tìm hiểu để từ đó biết cách để quản lý, phân loại, và tận
dụng, đồng thời cũng xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể khi không
tuân thủ quy trình xả, thải theo quy định của pháp luật.
Dưới giác độ ngữ nghĩa, chất thải được hiểu là những “chất” không
còn sử dụng được nữa bị con người “thải” ra trong các hoạt động khác nhau.
Chất thải được sản sinh trong các hoạt động khác nhau của con người thì
được gọi với những thuật ngữ khác nhau như: Chất thải rắn phát sinh trong
sinh hoạt thì gọi là rác thải; Chất thải phát sinh sau khi sử dụng nguyên liệu
trong quá trình sản xuất thì gọi là phế liệu; Chất thải phát sinh sau quá trình
sử dụng nước thì gọi là nước thải… [14, tr. 8].
Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa “Chất thải là
rác thải và những đồ vật bị bỏ đi nói chung”. Theo cách hiểu của khái niệm
này, chất thải bao gồm rác là những thứ vụn vặt bị vất bỏ vương vãi, làm bẩn
và đồ vật không có giá trị, không có tác dụng nên không giữ lại [14, tr.8].
5
Từ điển môi trường Anh - Việt và Việt – Anh định nghĩa “Chất thải
(waste) là bất kỳ chất gì, rắn, lỏng hoặc khí mà cơ thể hoặc hệ thống sinh ra
nó không còn sử dụng được nữa và cần có biện pháp thải bỏ” [15].
Khái niệm chất thải cũng được sử dụng trong pháp luật quốc tế về môi
trường, được đề cập tại Công ước Basel. Điều 2 khoản 1 Công ước Basel
định nghĩa: “Chất thải là chất hoặc các đồ vật mà người ta tiêu huỷ, có ý
định tiêu huỷ hoặc phải tiêu huỷ theo qui định của pháp luật quốc gia”. Theo
đó, yếu tố quyết định để xác định một vật chất hoặc một đồ vật đó có bị chủ
sở hữu “tiêu huỷ, có ý định tiêu huỷ hoặc phải tiêu huỷ” hay không [14, tr.
9].
Khái niệm chất thải còn được đề cập trong pháp luật của khối liên kết
chính trị - kinh tế. Liên minh Châu Âu (EU). Điều 1 Nghị định 259/93 của
EU về vận chuyển chất thải ngày 1/2/1993 có hiệu lực từ ngày 6/5/1994 định
nghĩa: “Chất thải có nghĩa là bất kỳ chất hoặc vật nào nằm trong danh mục
phân loại tại Phụ lục I mà người giữ chúng thải bỏ hoặc có ý định thải bỏ”.
Theo định nghĩa này, một vật chất sẽ là chất thải khi chủ sở hữu hoặc người
chiếm hữu hợp pháp vật chất đó không có ý định sử dụng hoặc không được
tiếp tục sử dụng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền [14, tr.
10].
Theo Điều 3 khoản 1 Luật khuyến khích kinh tế tuần hoàn và đảm bảo
xử lý các chất thải phù hợp với môi trường ngày 27/9/1994 được sửa đổi bổ
sung ngày 25/8/1998 của CHLB Đức: “Chất thải là tất cả các động sản thuộc
Phụ lục I của luật này mà chủ sở hữu từ bỏ, có ý muốn từ bỏ hoặc bắt buộc
phải từ bỏ. Những chất thải có khả năng tái chế được thì chủ sở hữu có nghĩa
vụ thực hiện các biện pháp tái chế. Trong trường hợp không tái chế được thì
chủ sở hữu có nghĩa vụ xử lý”. Theo định nghĩa này, chỉ có động sản mới có
6
thể trở thành chất thải, bất động sản không thể trở thành chất thải. Một động
sản có thể trở thành chất thải hay không phụ thuộc vào việc đánh giá động
sản đó có bị “từ bỏ” hoặc phải “từ bỏ” hay không [14, tr. 11].
Cả hai định nghĩa trên đều có một điểm chung là “vật chất được xác
định là chất thải khi nó nằm trong Phụ lục I của Luật”. Như vậy, cả hai luật
này đều quan tâm đến việc đưa vật chất nào và không đưa vật chất nào vào
trong Phụ lục của mình. Giả sử có những vật chất chưa được đưa vào Phụ
lục nhưng nó lại có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường khi chủ sở hữu
thải bỏ thì sẽ được xác định như thế nào, đây là hạn chế mà các nhà làm luật
cần phải bổ sung. Hơn nữa, điều này sẽ khó khi áp dụng vào Việt Nam bởi
chung ta chưa đảm bảo được yếu tố về mặt kỹ thuật, công nghệ khi xác định
các dạng vật chất nằm trong danh mục chất thải thuộc sở hữu của các chủ
thể khác nhau. Pháp luật Việt Nam có quy định khác so với hai văn bản pháp
luật trên, pháp luật Việt Nam đã liệt kê cụ thể các dạng vật chất phát sinh
trong các hoạt động của con người và tồn tại dưới các dang khác nhau: Khí,
lỏng, rắn…
Quan niệm về chất thải còn được xem xét trên khía cạnh kinh tế. Theo
quan điểm chung thì chất thải có thể hiểu là chất có thể gây ô nhiễm môi
trường; làm cho môi trường suy thoái, hoặc gây ra sự cố môi trường. Nguồn
gốc phát sinh ra chất thải là những gì mà chủ sở hữu chúng hiện tại không sử
dụng và thải bỏ. Tuy nhiên, việc chủ sở hữu hiện tại không muốn sử dụng và
thải bỏ có thể vì nhiều lý do khác nhau như công nghệ, sở thích, nhu
cầu.v.v.. Việc thải bỏ bao gồm từ thu gom, xử lý cho đến chôn lấp an toàn
chất thải đều có ý nghĩa là cá nhân hay xã hội phải bỏ ra một khoản chi phí
nhất định. Việc ít thải bỏ chất thải cũng có nghĩa là nguyên vật liệu, năng
lượng … được sử dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện ngày càng
7
khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, giá cả nguyên nhiên vật liệu ngày càng
cao thì lợi ích kinh tế của việc phòng ngừa, giảm thiểu chất thải lại càng
quan trọng. Điều đó cũng có nghĩa đối với chất thải, để quản lý tốt không chỉ
là thu gom, xử lý và chôn lấp an toàn mà cần xem xét cả đến lợi ích của nó,
và tuỳ từng loại chất thải có thể tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi cho mục
đích khác mà không phải tốn kinh phí cho việc thải bỏ [23]
Điều 2 khoản 2 Luật bảo vệ môi trường (BVMT) 1993 định nghĩa:
“Chất thải là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc
các hoạt động khác - chất thải có thể ở dạng khí, lỏng, rắn hoặc các dạng
khác”.
Điều 3 khoản 10 Luật BVMT 2005 định nghĩa: “Chất thải là vật chất
ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc các hoạt động khác”
Từ các định nghĩa và dựa vào các tiêu chí khác nhau ta có thể phân
loại chất thải thành các nhóm loại khác nhau:
+ Dựa vào dạng tồn tại của chất thải, chất thải tồn tại dưới dạng rắn
(chất thải rắn), lỏng (chất thải lỏng), khí (khí thải), nhiệt lượng, tiếng ồn…
+ Phụ thuộc vào sự độc hại của chất thải, chất thải bao gồm chất thải
độc hại nguy hiểm và chất thải thông thường.
+ Phụ thuộc vào nguồn sản sinh chất thải, chất thải được chia thành
chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế…
+ Phụ thuộc vào chu trình sản sinh ra chất thải, chất thải bao gồm
nguyên liệu thứ phẩm, phế liệu, vật liệu thứ phẩm, sản phẩm, đồ vật hư
hỏng hoặc quá hạn sử dụng [14, tr 15].
8
Thông qua các phân tích trên chúng ta thấy, vật chất là chất thải hay
không phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu của vật chất đó, trừ trường hợp
chất thải được sản sinh do đặc thù của chu trình hoạt động, được thải ra một
cách bị động không phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu cũng như các đối
tượng khác.
1.1.2. Khái niệm chất thải rắn thông thƣờng
Thuật ngữ chất thải rắn thông thường được sử dụng nhiều trên thực tế
và tại một số văn bản quy phạm pháp luật. Chương VIII, mục 3 Luật BVMT
2005 và Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn có nhiều điều, khoản đề cập đến đến thuật ngữ
CTRTT, nhưng chưa có văn bản nào trực tiếp định nghĩa CTRTT. Vậy
CTRTT là gì? Theo tôi, để nhận biết CTRTT cần dựa vào những dấu hiệu
đặc trưng sau:
Trước hết CTRTT phải là chất thải rắn (không phải là ở thể lỏng, thể
khí). Điều 3 khoản 2 Nghị định 59/NĐ–CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của
Chính phủ Về quản lý chất thải rắn định nghĩa: Chất thải rắn là chất thải ở
thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc các hoạt động khác.
Để xác định một chất là chất thải hay không, cần dựa vào ba tiêu chí
sau:
+ Chất thải tồn tại dưới dạng vật chất ở dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí
hoặc các dạng khác. Những yếu tố phi vật chất không thể được coi là chất
thải.
+ Vật chất đó bị chủ sở hữu thải bỏ hoặc bị buộc phải thải bỏ. Nói
cách khác, các dạng vật chất được coi là chất thải khi người chủ sở hữu hay
9
sử dụng chúng thải bỏ một cách chủ động theo ý chí của họ, hoặc phải thải
bỏ một cách bị động theo ý chí của Nhà nước, không sử dụng nó vào bất kỳ
mục đích nào khác.
+ Nguồn gốc phát sinh ra chất thải là từ các hoạt động của con người.
Đó là các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt
động khác [24, tr. 14]
Như vậy, vì CTRTT là một loại chất thải rắn vì vậy muốn xác định
một dạng vật chất có phải là CTRTT hay không cần dựa vào ba tiêu chí đã
được nêu.
Thứ hai, CTRTT không phải là chất nguy thải nguy hại.
Tại Điều 3 Luật BVMT 2005 quy định: Chất thải nguy hại là chất thải
chứa các chất độc hại, phóng xạ, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ
độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
Điều 3 khoản 3 Nghị định 59/NĐ – CP định nghĩa: Chất thải nguy hại
chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: Phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy
hại khác. Để phân loại và nhận biết chất thải nguy hại ta có thể xem trong
Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành danh mục chất thải rắn nguy hại. Theo Quy
chế quản lý chất thải nguy hại năm 1999: “Chất thải nguy hại là chất thải có
chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp
(dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây
nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi
trường và sức khoẻ con người”
10
Theo Điểm b mục 1 Thông tư 39/2008/TT- BTC ngày 19 tháng 5 năm
2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 174/2007/NĐCP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn: Chất thải rắn không có
tên trong Danh mục các chất thải rắn nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành là CTRTT.
Hay tại mục 2.3 Tiêu chuẩn Việt Nam về chất thải rắn không nguy hại
thì chất thải rắn không nguy hại là: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn
công nghiệp, không chứa hoặc chứa lượng rất nhỏ các chất hoặc hợp chất
gây nguy hại đến môi trường và sức khoẻ con người.
CTRTT không là chất thải nguy hại bởi CTRTT không mang những
đặc tính như: Dễ gây phản ứng, dễ cháy, dễ ăn mòn, dễ gây độc hại, có tính
phóng xạ…gây nguy hại nghiêm trong cho môi trường và sức khoẻ con
người.
Từ các phân tích trên, ở Việt Nam thuật ngữ CTRTT được định nghĩa
như sau: Chất thải rắn thông thường là một dạng vật chất ở thể rắn, không
phải là thể lỏng, thể khí, không phải là chất thải nguy hại và được thải ra từ
các hoạt động khác nhau của con người.
Như vậy, một vật chất được coi là CTRTT khi:
Là vật chất không phải là thể lỏng, thể khí;
Là chất được thải ra từ các hoạt động khác nhau của con người như:
Sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…;
Là chất không phải là chất thải rắn nguy hại.
Phân loại CTRTT:
11
Theo Điều 77 Luật BVMT 2005, CTRTT được phân thành hai nhóm
chính:
+ Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng;
+ Chất thải phải tiêu huỷ hoặc chôn lấp.
Điều 20 khoản 1 Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm
2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn: CTRTT từ tất cả các nguồn
thải khác nhau được phân loại theo hai nhóm chính:
+ Nhóm các chất có thể thu hồi để tái sử dụng, tái chế: Phế liệu thải ra
từ quá trình sản xuất; các thiết bị điện, điện tử dân dụng và công nghiệp; các
phương tiện giao thông; các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng đã hết
hạn sử dụng; bao bì bằng giấy, kim loại, thuỷ tinh, hoặc chất dẻo khác...;
+ Nhóm các chất thải cần xử lý, chôn lấp: Các chất thải hữu cơ (các
loại cây, lá cây, rau, thực phẩm, xác động vật,...); các sản phẩm tiêu dùng
chứa các hoá chất độc hại (pin, ắc quy, dầu mỡ bôi trơn,...); các loại chất thải
rắn khác không thể tái sử dụng.
Từ các phân tích trên ta nhận thấy mặc dù CTRTT không chứa các
chất nguy hại nhưng nếu cứ xả thải bừa bãi sẽ gây nguy hại đến môi trường
và sức khỏe của con người. Hơn nữa, CTRTT chủ yếu phát sinh từ các hoạt
động của con người mà nhận thức của cộng đông về công tác bảo vệ môi
trường và xử lí chất thải còn yếu kém. Người dân hầu như không nhận thức
được tác hại của rác thải và sự ảnh hưởng của rác thải với sức khỏe và môi
trường sống, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao. Người dân thường quan
niệm quản lí chất thải là công việc của nhà nước, pháp luật, chính vì vậy tình
trạng xả thác tràn lan bừa bãi còn phổ biến. Nếu cứ tiếp tục xả rác như hiện
nay thì phải sống chung với rác thải của chính mình.
12
1.1.3. Khái niệm quản lý chất thải rắn thông thƣờng
Theo Từ điển Tiếng Việt, quản lý được hiểu là việc “tổ chức và điều
khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [24, tr. 17]. Trong cuộc
sống hàng ngày, con người không chỉ tiêu thụ và sử dụng một số lượng lớn
các nguyên liệu, sản phẩm từ thiên nhiên, từ sản xuất để tồn tại và phát triển
đồng thời cũng vứt, thải lại cho thiên nhiên và môi trường sống các phế thải,
rác thải. Nền kinh tế - xã hội càng phát triển, dân số tại các vùng đô thị,
trung tâm công nghiệp càng tăng nhanh thì phế thải và rác thải càng nhiều và
ảnh hưởng trực tiếp trở lại đời sống của con người, làm cho môi trường bị ô
nhiễm, con người mắc bệnh tật, giảm sức khoẻ cộng đồng, đất đai bị biến
thành bãi rác, làm mất cảnh quan tại các khu đô thị. Trong lĩnh vực quản lý
chất thải, những hoạt động tổ chức và điều khiển của các cơ quan nhà nước
cũng như việc tổ chức quản lý chất thải của các tổ chức, cá nhân có liên
quan, nhằm giảm bớt những tác động xấu của chất thải đối với môi trường
và sức khỏe con người được hiểu là hoạt động quản lý chất thải. Đây là tổng
hợp các biện pháp, cách thức nhằm kiểm soát quá trình phát sinh, vận
chuyển, xử lý chất thải và những ảnh hưởng, tác động của chất thải đến môi
trường.
Đã từ lâu, ở các nước phát triển, nhà nước và cộng đồng đã đưa ra các
biện pháp xử lý rác thải, đưa vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; xây
dựng hệ thống cống ngầm thoát nước, quy định những nơi chôn rác sinh
hoạt, những quy chế, phương pháp thu gom, phân loại, tái chế và quản lý
rác. Chính vì vậy, những khu dân cư tập trung và cả đến tận thôn xóm vùng
nông thôn của các nước này đều có một cảnh quan đô thị, làng xóm sạch
đẹp, văn minh, con người khoẻ mạnh có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, đặc
biệt là vấn đề vứt rác và thu gom rác. Từ những kết quả thu gom phế liệu,
13
rác thải, con người nhận thấy họ có thể tái chế các nguyên liệu phế thải
thành các sản phẩm tiêu dùng mới vừa tiết kiệm bãi rác vừa tăng sản phẩm
xã hội. Từ cách thức thu gom, phân loại chất thải đã đem lại nhiều kết quả
cho cuộc sống của con người như: Môi trường sống không bị ô nhiễm, giảm
diện tích chôn rác, đem lại nguồn lợi kinh tế, thu nhập cho lao động xử lý
rác.
Để quản lý hiệu quả loại các loại chất thải (bao gồm cả CTRTT), trên
thế giới hiện có ba phương thức quản lý, với ba cách tiếp cận không giống
nhau. Đó là phương thức quản lý cuối đường ống sản xuất, phương thức
quản lý dọc theo đường ống sản xuất và phương thức quản lý nhấn mạnh
vào khâu tiêu dùng. Ưu điểm của quản lý chất thải cuối đường ống sản xuất
là thuận tiện, ít chi phí về tài chính và tiết kiệm thời gian, nhưng phương
thức này lại không tạo được sự chủ động trong phòng ngừa ô nhiễm môi
trường. Theo phương thức này, vấn đề quản lý chất thải chỉ đặt ra khi chất
thải đã phát sinh tại nguồn thải, nên hiệu quả quản lý tuỳ thuộc chủ yếu vào
công đoạn xử lý chất thải. Nếu công đoạn này không được thực hiện tốt thì
việc phòng ngừa và giảm thiểu những tác động tiêu cực của chất thải hầu
như không thực hiện được. Ngược lại, phương thức quản lý chất thải dọc
theo đường ống sản xuất lại khắc phục được hạn chế này. Nó đảm bảo chất
thải được kiểm soát tại từng công đoạn của quy trình sản xuất, nên nếu có
vấn đề phát sinh tại bất kỳ công đoạn nào cũng có thể được xử lý mà không
bị phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của riêng một công đoạn như phương
thức quản lý cuối đường ống. Cùng với hai phương thức này, hiện nay, một
số quốc gia, chủ yếu là các nước phát triển đã bắt đầu tiếp cận với phương
thức quản lý chất thải nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng. Phương thức này cho
phép các loại chất thải được quản lý trên cơ sở nâng cao nhận thức của
14
người tiêu dùng để khuyến khích họ lựa chọn những sản phẩm thân thiện với
môi trường, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới sản xuất các
sản phẩm đó để đáp ứng nhu cầu của thị trường [24, tr. 18].
Ở nước ta, theo thống kê hàng năm có: Hơn 15 triệu tấn rác, trong đó
rác sinh hoạt đô thị và nông thôn vào khoảng 12,8 triệu tấn, rác công nghiệp
khoảng 2,7 triệu tấn; rác y tế 2,1 vạn tấn, các chất độc hại trong công nghiệp
là 13 vạn tấn, trong nông nghiệp là 4,5 vạn tấn [22]. Như vậy, tại Việt Nam
nếu chúng ta thực hiện được việc quản lý, thu gom, phân loại và tái chế số
lượng chất thải khổng lồ này thì sẽ góp phần không nhỏ làm tăng ngân sách
nhà nước và tăng lượng sản phẩm xã hội. Nhưng để làm được việc này một
mặt chúng ta cần xây dựng cơ chế quản lý chất thải trong đó có CTRTT, một
mặt đưa ra những biện pháp nhằm phát huy tinh thần hợp tác của nhân dân.
Khái niệm về quản lý chất thải được định nghĩa đầu tiên tại Thông tư
số 1590/TTLT-BKHCN&MT ngày 17 tháng 10 năm 1997 của Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 199/TTg ngày 3
tháng 4 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong
quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp: Quản lý chất thải là
các hoạt động nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình từ khâu sản suất đến thu
gom, vận chuyển, xử lý (tái xử dụng, tái chế), tiêu huỷ (thiêu đốt, chôn
lấp…) chất thải và giám sát các địa điểm tiêu huỷ chất thải [16].
Ngoài ra trong một số văn bản khác như: Nghị định 175/NĐ-CP ngày
18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật BVMT 1993; Quyết định số
152/1999/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các
đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến 2020; Chỉ thị số 23/2005/CT- TTg
ngày 21 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác
quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và công nghiệp; Nghị định
15
80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật BVMT cũng đưa ra các định nghĩa về quản lý
chất thải rắn; Điều 3 Khoản 12 Luật BVMT 2005 nêu ra định nghĩa về quản
lý chất thải: Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển,
giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. Tại Điều 3
Khoản 1 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn có đưa ra
định nghĩa về hoạt động quản lý chất thải: Hoạt động quản lý chất thải rắn
bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý
chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử
dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nh/bhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những
tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.
Sau khi đã tìm hiểu các định nghĩa khác nhau về quản lý chất thải, ta
có thể đưa ra định nghĩa phù hợp về quản lý CTRTT như sau:
Quản lý chất thải rắn thông thường là một quá trình thực hiện liên
tục các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng,
tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn thông thường.
Qua khái niệm này ta thấy quản lý CTRTT hịên nay ở nước ta được
thể hiện ở các khía cạnh sau:
* Chủ thể thực hiện quản lý CTRTT.
Cũng giống như hoạt động quản lý chất thải nói chung, chất thải nguy
hại hay chất thải y tế nói riêng, quản lý CTRTT được thực hiện bởi hai nhóm
chủ thể là nhà nước và các tổ chức, cá nhân.
Nhà nước thực hiện quản lý CTRTT thông qua hoạt động của các cơ
quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Đây là hệ thống cơ quan được
tổ chức từ Trung ương đến địa phương, chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức
16
thực hiện và giám sát thực hiện các hoạt động quản lý CTRTT của các tổ
chức, cá nhân trong xã hội, nhằm đạt đến những mục tiêu mà Nhà nước đặt
ra. Hoạt động của hệ thống các cơ quan này giữ vai trò quan trọng quyết
định hiệu quả quản lý CTRTT trong thực tế. Không giống với các lĩnh vực
khác, các vấn đề về quản lý chất thải, trong đó có CTRTT thường dẫn đến sự
mâu thuẫn lợi ích giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; giữa lợi ích của
từng tổ chức, cá nhân với lợi ích chung của cộng đồng. Vì thế, khó có thể
trông chờ vào sự tự giải quyết của các bên mà cần có sự can thiệp mạnh mẽ
mang tính tổ chức quyền lực. Không chủ thể nào có thể đảm nhiệm được vai
trò này tốt hơn Nhà nước, với quyền lực và sức mạnh cưỡng chế của nó.
Cùng với Nhà nước, quản lý CTRTT còn được thực hiện bởi các tổ chức, cá
nhân trong xã hội. Đó là các chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, chủ
xử lý CTRTT; cộng đồng dân cư. Nhóm chủ thể này thực hiện quản lý
CTRTT thông qua việc áp dụng các biện pháp để giảm thiểu CTRTT, phân
loại, thu gom, xử lý, tái chế CTRTT, hay giám sát việc thực hiện quản lý
CTRTT của các chủ nguồn thải… Hiệu quả quản lý CTRTT cũng phụ thuộc
không nhỏ vào mức độ và khả năng thực hiện các hoạt động quản lý của
nhóm chủ thể này.
* Quản lý CTRTT có mục đích của nó.
Mục đích của quản lý chất thải nói chung và CTRTT nói riêng là
phòng ngừa nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng,
khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. Nếu vì những lý do khác nhau
mà tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra thì việc tiến hành các biện
pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, khôi phục lại môi trường đã bị ô nhiễm
cũng là mục đích của quản lý CTRTT.
* Nội dung của quản lý CTRTT.
17
Nội dung của quản lý CTRTT mà chủ thể thực hiện phải phù hợp với
từng giai đoạn cụ thể của quá trình quản lý. Có thể thực hiện việc quản lý từ
giai đoạn đầu tiên của hoạt động phát thải CTRTT là quản lý tại nguồn. Ở
giai đoạn này chủ thể quản lý phải nắm bắt toàn bộ các thông tin về CTRTT
như: Thông tin về số lượng nguồn phát sinh, lượng phát sinh, thành phần của
CTRTT phát sinh. Sau đó là giai đoạn thu gom, vận chuyển. Sau khi CTRTT
được phân loại, giảm thiểu tại nguồn sẽ được chuyển đến khu xử lý, đến
trạm trung chuyển hoặc đến nơi tạm giữ CTRTT. Đến giai đoạn cuối là xử lý
và tiêu huỷ CTRTT. Sau giai đoạn này một số CTRTT sau khi tái chế được
vận chuyển đến nơi sử dụng, phần còn lại sau khi xử lý được đem thiêu hoặc
chôn lấp.
Từ khái niệm trên ta thấy quản lý CTRTT có nhiều điểm khác so với
hoạt động quản lý chất thải nguy hại bởi:
* Hoạt động quản lý chất thải nguy hại cần phải có nguồn đầu tư, tập
trung nguồn lực, khoa học kỹ thuật và nguồn tài chính lớn để xử lý, loại bỏ
hoàn toàn các đặc tính nguy hại của chất thải nguy hại như: Dễ cháy, dễ nổ,
dễ lây nhiễm… để biến nó thành CTRTT.
* Quản lý CTNH từ các khâu phân loại, thu gom, bảo quản, vận
chuyển, xử lý, tiêu huỷ đều đòi hỏi nghiêm ngặt về công nghệ và kỹ thuật.
CTNH phải được xử lý tuỳ theo tính chất và thành phần của từng loại
CTNH. Không thể xử lý hoặc tiêu huỷ tất cả các loại CTNH phát sinh chỉ
bằng một công nghệ. CTNH có những đặc tính lý hoá hoặc sinh học đòi hỏi
phải có phương tiện vận chuyển và quy trình đặc biệt để xử lý nhằm tránh
những rủi ro đối với môi trường và sức khoẻ con người. Còn đối với CTRTT
sau khi phân loại tại nguồn, CTRTT được chứa đựng trong các túi với màu
sắc khác nhau sẽ được thu gom và vận chuyển đến nơi quy định. Quá trình
18
này không đòi hỏi những yêu cầu khắt khe như đối với quản lý chất thải
nguy hại.
* Đối với quản lý chất thải nguy hại đòi hỏi các chủ thể phải có một
trình độ chuyên môn nhất định để nhận biết, kiểm soát và xử lý. Đáp ứng
yêu cầu này là rất khó bởi không phải bất cứ Chủ nguồn thải nào cũng có đủ
trình độ để nhận biết chất thải nguy hại. Còn đối với CTRTT thì các chủ thể
có thể dễ dàng nhận biết. Chủ nguồn thải có thể nhận biết là làm thế nào để
loại bỏ vật chất do mình sở hữu không còn giá trị sử dụng; hay các cơ sở sản
xuất cũng có thể tự xử lý CTRTT.
Như vậy, từ sự phân tích trên ta có thể nhận biết sự khác nhau thực sự
rõ nét của hoạt động quản lý hai loại chất thải nguy hại và CTRTT hiện nay.
Từ việc nhận biết sự khác nhau này các chủ thể tự xác định trách nhiệm của
mình khi phát thải phải tuân theo các quy định để tránh các nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường và gây hại cho sức khoẻ con người.
1.2. Quan niệm và vai trò của pháp luật về quản lý chất thải rắn
thông thƣờng
1.2.1. Quan niệm pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thƣờng
So với các lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật môi trường là một lĩnh
vực khá mới mẻ trong hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Các
nhà luật học Australia, một trong những quốc gia tiên phong trong bảo vệ
môi trường bằng pháp luật đã đánh giá rằng, không dễ dàng định nghĩa
chính xác phạm vi của Luật môi trường như chúng ta có thể làm với Luật
hợp đồng hay luật về các vi phạm ngoài hợp đồng. Những lĩnh vực đó đã
được định hình vững chắc bởi kinh nghiệm và án lệ qua nhiều thế kỷ. Trong
lúc đó, luật môi trường, nói một cách khái quát nhất, vẫn còn trong thời kỳ
19
thơ ấu của nó, được nảy sinh chủ yếu bằng các hoạt động lập pháp của thế
kỷ XX hơn là thông qua quá trình xử lý các nguyên tắc pháp lý thường
xuyên được tôi luyện, gọt rũa trong các tòa án. Tuy nhiên, cũng có thể nhận
thấy luật môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy
phạm pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ xã hội nảy sinh trong quá
trình con người khai thác, sử dụng hay tác động đến một hoặc một vài yếu tố
khác nhau của môi trường, trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh,
nhằm bảo vệ một cách hiệu quả môi trường sống của con người. Theo cách
hiểu đó, hệ thống pháp luật môi trường được xây dựng và thực hiện không
chỉ nhằm bảo đảm sự trong lành của môi trường, bảo vệ các nguồn tài
nguyên thiên nhiên mà còn ngăn ngừa, hạn chế những ảnh hưởng xấu đến
sức khoẻ con người và môi trường từ các loại chất thải [24, tr 40].
Khái niệm "quản lý chất thải" được hiểu là tổng thể các hoạt động
gồm phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, xử lý, tiêu huỷ, thải loại
chất thải... Trong xã hội hiện đại, việc đề cao ý thức bảo vệ môi trường
(BMVT) và quản lý chất thải sao cho hợp lý, hiệu quả ngày càng được chú
trọng. Thay cho những quy định còn sơ sài về nội dung này trong luật
BVMT năm 1993, Luật BVMT năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2006)
được đánh giá là đã có những "bước tiến vượt bậc" trong vấn đề quản lý chất
thải [11].
Tại Điều 3 khoản 2 Luật BVMT 2005 định nghĩa: “Quản lý chất thải
là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế,
xử lý, tiêu huỷ, thải loại chất thải.”
Tại Điều 3 khoản 1 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP đưa ra định nghĩa
về hoạt động quản lý chất thải rắn: “Hoạt động quả lý chất thải rắn bao gồm
các hoạt động quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải
20