Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về cấp giấy phép lao động nước ngoài : Chuyên ngành Luật Quốc tế : 60 38 01 08

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.61 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN TỬ KHUÊ

HOµN THIÖN C¸C QUY §ÞNH
CñA PH¸P LUËT VIÖT NAM
VÒ CÊP GIÊY PHÐP LAO §éNG N¦íC NGOµI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN TỬ KHUÊ

HOµN THIÖN C¸C QUY §ÞNH
CñA PH¸P LUËT VIÖT NAM
VÒ CÊP GIÊY PHÐP LAO §éNG N¦íC NGOµI

Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số

: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Lan Nguyên



Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Tử Khuê


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLLĐ :

Bộ luật lao động

GPLĐ:

Giấy phép Lao động

NLĐ :


Ngƣời lao động

LĐNN

Lao động nƣớc ngoài

BLĐTBXH:

Bộ Lao động thƣơng binh và Xã hội


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CẤP GIẤY
PHÉP LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC
GIA .................................................................................................................... 7
1.1. Lao động nƣớc ngoài và chế định pháp luật cấp giấy phép lao động ngoài
tại Việt Nam ...................................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm về lao động nƣớc ngoài và giấy phép lao động của ngƣời
nƣớc ngoài. ........................................................................................................ 7
1.1.2. Các dạng giấy phép lao động của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam ............ 9
1.1.3. Vai trò của cấp giấy phép Lao động nƣớc ngoài: ................................. 10
1.1.4. Lƣợc sử của chế định pháp luật sử dụng lao động nƣớc ngoài có liên
quan đến cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam ........................... 12
1.2. Pháp luật quy định về cấp phép lao động của một số quốc gia. .............. 17
Chƣơng 2: NỘI DUNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ
THỰC TIỄN ÁP QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY PHÉP LAO
ĐỘNG NƢỚC NGOÀI ................................................................................... 20
2.1. Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về cấp giấy phép cho

ngƣời lao động nƣớc ngoài.............................................................................. 20
2.1.1. Đối tƣợng áp dụng................................................................................. 20
2.1.2. Đối tƣợng ngƣời lao động nƣớc ngoài không phải cấp giấy phép lao
động ................................................................................................................. 22
2.1.3. Xác định công việc đƣợc sử dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài ........... 28
2.1.4. Điều kiện cấp giấy phép lao động ......................................................... 30
2.1.5 Quy định trƣờng hợp không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng
ngƣời lao động nƣớc ngoài.............................................................................. 33
2.1.7 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động ................................................... 35


2.1.8. Cấp lại giấy phép lao động .................................................................... 45
2.2. Thực tiễn áp dụng các qui định pháp luật về cấp giấy phép cho ngƣời lao
động nƣớc ngoài .............................................................................................. 49
2.2.1. Một số kết quả đạt đƣợc ........................................................................ 49
2.2.2. Những hạn chế bất cập về cấp giấy phép cho ngƣời lao động nƣớc
ngoài ................................................................................................................ 51
2.2.3. Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập của pháp luật cấp giấy phép
cho ngƣời lao động nƣớc ngoài ....................................................................... 64
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG NƢỚC
NGOÀI ............................................................................................................ 69
3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về cấp giấy phép cho ngƣời
lao động nƣớc ngoài. ....................................................................................... 69
3.2.Một số kiến nghị cụ thể ............................................................................. 74
3.2.1. Kiến nghị về mặt pháp lý (các quy định pháp luật về giấy phép lao động
nƣớc ngoài)...................................................................................................... 74
3.2.2. Kiến nghị nhằm tăng cƣờng hiệu quả thực thi pháp luật về cấp giấy
phép lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam ......................................................... 78
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 84


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu là xu thế khách quan, di cƣ
quốc tế là vấn đề của nhiều quốc gia. Hiện nay nhà nƣớc đang thực hiện các
chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nhân nƣớc ngoài đầu tƣ
vào Việt Nam, làm cho môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh tại nƣớc ta không
ngừng phát triển. Kéo theo đó là sự phát triển của việc ứng khoa học công
nghệ vào sản xuất, kinh doanh và đòi hỏi tất yếu là cần nguồn lao động có tay
nghề cao, đã đƣợc đào tạo chuyên môn để điều hành, vận hành. Khi lao động
Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đó thì việc di chuyển chất xám từ nƣớc
ngoài vào trong nƣớc để phục vụ nền kinh tế là điều cần thiết. Việc số lao
động nƣớc ngoài tăng mạnh trong khi thủ tục pháp lý bị buông lỏng đã bộc lộ
sự bất cập trong việc quản lý lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam, đặc biệt Giấy
phép lao động là công cụ quản lý hữu hiệu ngƣời lao động nƣớc ngoài, là căn
cứ để trục xuất ngƣời lao động không có giấy phép. Vì vẫn còn tình trạng rất
nhiều lao động không có giấy phép đang ở Việt Nam. Không chỉ lao động cao
cấp và kỹ thuật vào Việt Nam mà lao động phổ thông các nƣớc cũng bắt đầu
đến Việt Nam để hành nghề, cho dù đến thời điểm này chúng ta chƣa cho
phép lao động phổ thông nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam.
Gần đây, báo chí trong nƣớc liên tục phản ánh về tình trạng lao động
nƣớc ngoài làm việc bất hợp pháp tại Việt Nam. Thực tế này đặt ra nhiều câu
hỏi về năng lực quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng về việc sử dụng
lao động nƣớc ngoài trong các tổ chức, doanh nghiệp.
Vấn đề lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam, bên cạnh nhiều tác động tích
cực thì cũng có những tác đô ̣ng tiêu cƣ̣c đế n thi ̣trƣờng lao đô ̣ng Viê ̣t Nam, áp
lực cạnh tranh, đến các vấn đề xã hội, an ninh trâ ̣t tƣ̣ cũng nhƣ vấ n đề ô nhiễm
môi trƣờng tƣ̀ công nghê ̣ bẩ n, chấ t thải…Đặc biệt với việc hình thành cộng


1


đồng kinh tế chung Asean vào 31/12/2015, hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dƣơng (TPP) đàm phán thành công sẽ tạo điều kiện cho ngƣời lao động nƣớc
ngoài làm việc tại Việt Nam càng tăng mạnh. TPP không những sẽ tạo ra
hàng triệu việc làm mới cho công nhân 12 nƣớc mà sẽ còn khuyến khích việc
quan tâm tới các vấn đề về môi trƣờng cũng nhƣ lao động, điều giúp cho thoả
thuận khung này mang tính lâu dài cho nhiều thế hệ tƣơng lai. Luật lao động
năm 2012 và nghị định 11/2016/NĐ-CP ra đời thay thế nghị định cũ. Do đƣợc
nghiên cứu và thảo luận sâu rộng và đúc rút từ quá trình thực hiện lâu dài của
Luật lao động 2012 và nghị định 102/2013/NĐ-CP, nghị định mới năm 2016
hứa hẹn sẽ mang lại những điều kiện thuận lợi trong việc cấp giấy phép lao
động cho ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên thực tế luôn
luôn đa dạng và biến đổi từng ngày nên cần đƣợc kiểm nghiệm trên thực tế
trong một thời gian mới có thể phát hiện những vƣớng mắc bất cập phát sinh
và kể những bất cập còn tồn tại từ nghị định 102/2013/NĐ-CP về cấp giấy
phép lao động nƣớc ngoài đến nghị định 11/2016/NĐ-CP chƣa đƣợc sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện các quy định của pháp luật
Việt Nam về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài” nhằm đánh giá thực trạng
cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài ở Việt Nam, tìm ra những bất cập về việc
cấp giấy phép động nƣớc ngoài để từ đó đƣa ra những kiến nghị nhằm góp
phần hoàn thiện các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng đƣợc hiệu quả
hơn. Với nhận thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên còn
nhiều thiếu sót, em rất mong nhận những góp ý và giúp đỡ của các thày cô.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về cấp giấy phép lao
động nƣớc ngoài là một đề tài khá mới mẻ trên cả bình diện lý luận và thực

tiễn. Đã có một vài công trình và bài báo đề cập về vấn đề này:

2


- Luận văn thạc sỹ luật học (2011), “ pháp luật về sử dụng lao động
nƣớc ngoài tại Việt Nam”, học viên Trần Thu Hiền, chuyên ngành Luật Kinh
tế, Khoa Luật, ĐHQGHN.
- Luận văn thạc sỹ luật học (2014), “Hoàn thiện pháp luật về quyền của
ngƣời lao động di trú ở Việt Nam”, học viên Bùi Thị Hòa, chuyên ngành
Pháp luật về quyền con ngƣời, Khoa Luật, ĐHQGHN.
- Luận văn thạc sỹ luật học (2015), “Pháp luật về sử dụng lao động
nƣớc ngoài tại Việt Nam”, học viên Trần Thu Hiền, chuyên ngành Luật Kinh
tế, Khoa Luật, ĐHQGHN.
- Luận văn thạc sỹ luật học (2015), “ Hoàn thiện pháp luật về quản lý
lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam”, học viên Phạm Thị Hƣơng Giang, chuyên
ngành Luật Kinh tế, Khoa Luật, ĐHQGHN.
Ngoài ra, còn một số bài báo cũng đề cập đến lao động nƣớc ngoài tại
Việt Nam nhƣ Cao Nhất Linh (2009), “Về giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc
ngoài ở Việt Nam”, Nhà nƣớc và Pháp luật -Viện Nhà nƣớc và Pháp luật (02),
tr. 26 - 29, 34 và ngoài ra một số bài báo trên Internet nêu ra một vấn đề mang
tính tản mạn chƣa khái quát thành một hệ thống.
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu, một số tạp chí và bài báo, chủ
yếu tiếp cận vấn đề từ khía cạnh xã hội mà chƣa quan tâm nhiều đến khía
cạnh pháp lý hoặc chỉ nêu chung chung một vấn đề quản lý lao động nƣớc
ngoài tại Việt Nam. Do vậy, có thể nói rằng, đề tài " Hoàn thiện các quy
định của pháp luật Việt Nam về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài " là
công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, việc nghiên cứu có hệ thống vấn
đề này mang tính thời sự cao. Với kết quả đạt đƣợc, luận văn hy vọng là tài
liệu tham khảo hữu ích cho những ngƣời làm công tác nghiên cứu, học tập,

thực thi pháp luật, những ngƣời muốn tìm hiểu về cấp giấy phép lao động
nƣớc ngoài tại Việt Nam.

3


3. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề pháp lý liên quan
đến cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam. Phạm vi
nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các quy định của pháp luật hiện tại của
Việt Nam liên quan đến việc cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài làm việc tại
Việt Nam. Cụ thể, luận văn nghiên cứu về các quy định mới của pháp luật
hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng pháp luật về cấp giấy
phép lao động nƣớc ngoài, tác giả đƣa ra một số giải pháp và khuyến nghị cụ
thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về cấp giấy phép
lao động nƣớc ngoài.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài:
Luận văn đƣợc trình bày dựa trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác
– Lenin về nhà nƣớc và pháp luật và những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về
phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN trong thời kỳ đổi mới.
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, luận văn sử dụng kết hợp các
phƣơng pháp nghiên cứu khoa học khác nhau bao gồm: phƣơng pháp duy vật
biện chứng, phƣơng pháp duy vật lịch sử, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp,
phƣơng pháp so sánh đối chiếu…để giải quyết vấn đề khoa học của luận văn.
và kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoà
Trong luận văn thạc sĩ tác giả sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Phân tích và làm sáng tỏ các quy định về các quy pháp luật và thực tiễn
áp dụng các quy định pháp luật về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài tại Việt
Nam, đặc biệt những quy định đƣợc bổ sung trong nghị định mới năm 2016.

- Đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả thực thi các quy pháp luật về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài tại
Việt Nam.

4


5. Dự kiến những kết quả nghiên cứu mới của luận văn:
Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ tác giả sẽ phân tích, so sánh,
đánh giá một các tổng quát về thực trạng và những hạn chế các quy định pháp
luật Việt Nam hiện hành về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài, phân tích
nhƣng điểm mới và chỉ ra những điểm còn chƣa hợp lý từ đó đƣa ra phƣơng
hƣớng hoàn thiện trong thời gian tới. Phù hợp với tình hình thực tế, là một
trong những cách thức quan trọng góp phần quản lý ngƣời lao động nƣớc
ngoài vào làm việc tại Việt Nam. So sánh để thấy rõ những điểm tiến bộ của
nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nƣớc ngoài làm
việc tại Việt Nam (gọi tắt là nghị định 11/2016/NĐ-CP) so với nghị định
102/2013/NĐ-CP đặc biệt tập trung vào vấn đề liên quan đến các quy định
pháp luật về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài. Từ đó rút ra đƣợc những bài
học áp dụng thực tế hiện nay, có thể góp phần hoàn thiện thông tƣ hƣớng dẫn
nghị định 11/2016/NĐ-CP trong năm 2016.
- Đề tài đƣợc lựa chọn mang tính cập nhật, có tính thời sự cao, đặc biệt
khi Việt Nam là thành viên của khối cộng đồng ASEAN thành lập 31/12/2015
và tham gia Hiệp định Hợp tác kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng
(TPP) gồm 12 quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam, đã kết thúc đàm
phán đang hoàn thiện quá trình phê chuẩn.

5



6. Cơ cấu của luận văn
Ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, lời nói đầu, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo luận văn đƣợc kết cấu 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan pháp luật Việt Nam về cấp giấy phép lao động
nƣớc ngoài và pháp luật của một số quốc gia.
Chƣơng 2: Nội dung quy định của pháp luật Việt Nam và Thực tiễn áp
dụng quy định pháp luật về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài.
Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài.

6


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CẤP
GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT CỦA MỘT
SỐ QUỐC GIA
1.1. Lao động nƣớc ngoài và chế định pháp luật cấp giấy phép lao động
ngoài tại Việt Nam
1.1.1. Khái niệm về lao động nước ngoài và giấy phép lao động của người
nước ngoài.
* Khái niệm quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài
Khoản 6 điều 2 BLLĐ năm 2012 định nghĩa: “Quan hệ lao động là quan
hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mƣớn, sử dụng lao động, trả lƣơng giữa
ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động”. Bộ luật này không có định nghĩa
về quan hệ lao động có yếu tố nƣớc ngoài.
Tuy vậy, căn cứ điều 1 và Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005, thì có thể
hiểu: “Quan hệ lao động có yếu tố nƣớc ngoài là quan hệ lao động có ít nhất
một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, ngƣời
Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài hoặc là các quan hệ lao động giữa các bên

tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhƣng căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ lao động đó theo pháp luật nƣớc ngoài, phát sinh tại nƣớc
ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nƣớc ngoài”.
Nhƣ vậy, các yếu tố nƣớc ngoài trong quan hệ lao động có yếu tố nƣớc
ngoài bao gồm:
- Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp nƣớc ngoài tại
Việt Nam, trong khu công nghiệp, khu kinh tế và khu chế xuất, trong các cơ
quan, tổ chức nƣớc ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam hoặc làm việc cho cá
nhân là công dân nƣớc ngoài tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam
và đƣợc pháp luật bảo vệ (Khoản 2 điều 68 BLLĐ năm 2012).
- Lao động là công dân nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định
của pháp luật lao động Việt Nam hoặc theo thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam

7


và các đối tác nƣớc ngoài liên quan.
Quan hệ lao động có yếu tố nƣớc ngoài còn có thể là quan hệ lao động
của công dân Việt Nam đi là việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng [22, 405-406]
Nhƣ vậy, yếu tố nƣớc ngoài trong pháp luật lao động thể hiện ở quốc tịch
của ngƣời lao động khác với "quốc tịch” của ngƣời sử dụng lao động hoặc
quốc gia mà họ đang làm việc.
* Khái niệm ngƣời lao động nƣớc ngoài
Công ƣớc quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những ngƣời lao động di trú
và các thành viên của gia đình họ (đƣợc thông qua theo Nghị quyết
A/RES/45/158 ngày 18/12/1990 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc), khoản 1
Điều 2 Công ƣớc quy định: Ngƣời lao động nƣớc ngoài cũng có thể giải thích
bằng thuật ngữ “ngƣời lao động di trú” để chỉ một ngƣời đã, đang và sẽ làm một
công việc có hƣởng lƣơng tại một quốc gia mà ngƣời đó không phải là công dân.
Theo Công ƣớc về Lao động di trú (số 97) Công ƣớc về ngƣời lao động

di trú (xét lại năm 1949) của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) (ngày có hiệu
lực: 22/1/1952) tại Điều 11 quy định theo mục đích của Công ƣớc này, từ “lao
động di trú” là chỉ một ngƣời di trú từ một nƣớc này sang một nƣớc khác
nhằm làm thuê cho ngƣời khác; Thuật ngữ “ngƣời di trú vì việc làm” đƣợc
hiểu là một ngƣời di cƣ từ một quốc gia này tới quốc gia khác để tìm kiếm
việc làm, bao gồm bất kỳ ngƣời nào đƣợc tuyển dụng một cách lâu dài nhƣ là
một ngƣời di trú vì việc làm. Công ƣớc này không áp dụng với những ngƣời
lao động qua lại ở các vùng biên giới; những nghệ sỹ và ngƣời có chuyên
môn hành nghề tự do đến làm việc ở nƣớc khác trong thời gian ngắn; các thủy
thủ. Theo Công ƣớc số 143 (1975) về lao động di cƣ (Công ƣớc về di trú
trong những điều kiện bị lạm dụng và về xúc tiến bình đẳng cơ may và đối xử
đối với ngƣời lao động di trú), thuật ngữ “ngƣời lao động di trú” có nghĩa là
ngƣời di cƣ hoặc đã di cƣ từ một nƣớc này sang một nƣớc khác vì mục đích
đƣợc tuyển dụng lao động chứ không phải tự lực lao động, và bao gồm cả

8


những ngƣời đƣợc chính thức tuyển làm lao động di trú. Hai Công ƣớc 97 và
143 của ILO điều chỉnh ngƣời lao động nƣớc này đi làm việc ở một nƣớc
khác. Pháp luật lao động của Việt Nam không gộp chung trong một khái niệm
“ngƣời lao động di trú” mà tách riêng quy định về ngƣời Việt Nam đi làm
việc ở nƣớc ngoài và về ngƣời nƣớc ngoài làm việc ở Việt Nam.
Theo nghị định 11/2016/NĐ-CP, lao động nƣớc ngoài là công dân nƣớc
ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động và các hình
thức khác. Dựa trên việc phân tích các quy định trong Công ƣớc Quốc tế về
bảo vệ quyền của tất cả ngƣời lao động di trú và thành viên gia đình họ năm
1990, lao động nƣớc ngoài đƣợc hiểu là ngƣời lao động không có quốc tịch ở
nƣớc sở tại.
Nghị định 11/2016/NĐ-CP tại Điều 3 định nghĩa: “Người lao động nước

ngoài là người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, tình nguyện viên, chuyên
gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành và lao động kỹ thuật”.
* Khái niệm của giấy phép lao động nƣớc ngoài
Định nghĩa theo ngĩa hẹp: Giấy phép lao động theo quy định là loại giấy
tờ pháp lý căn cứ theo Bộ luật lao động của Việt Nam cho phép ngƣời nƣớc
ngoài đến Việt Nam làm việc, lâu dài và hợp pháp.
Định nghĩa theo nghĩa rộng:
Giấy phép lao động của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam hay còn gọi là Giấy
phép lao động nƣớc ngoài là một loại giấy phép, chứng nhận do cơ quan nhà
nƣớc hoặc cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp cho một ngƣời nƣớc ngoài
cụ thể cho phép ngƣời đó đƣợc lao động hợp pháp với một ngành nghề và thời
gian nhất định tại Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
1.1.2. Các dạng giấy phép lao động của người nước ngoài tại Việt Nam
Giấy phép lao động gồm 3 dạng:
- Cấp mới giấy phép lao động (Theo quy định pháp luật và khoản 8 điều
10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP):

9


+ Ngƣời lao động chƣa từng có giấy phép lao động.
+ Ngƣời lao động đã có giấy phép lao động còn hiệu lực, làm việc cho
ngƣời sử dụng lao động khác, cùng vị trí công việc.
+ Ngƣời lao động đã có giấy phép lao động còn hiệu lực, làm việc cho
ngƣời sử dụng lao động cũ, khác vị trí công việc.
+ Ngƣời lao động có giấy phép lao động hết hiệu lực, muốn tiếp tục làm
việc cùng vị trí.
+ Ngƣời lao động có giấy phép lao động đƣợc cấp trƣớc ngày 1/4/2016
thời điểm Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nƣớc

ngoài làm việc tại Việt Nam (có hiệu lực ngày 01/4/2016).
- Cấp lại giấy phép lao động (điều 13 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP):
+ Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội
dung ghi trong giấy phép lao động, trừ các trƣờng hợp đặc biệt.
+ Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 5 ngày nhƣng không quá 45 ngày.
- Không thuộc diện cấp giấy phép lao động: Theo Điều 7 của Nghị định
số 11/2016/NĐ-CP, có rất nhiều trƣờng hợp đƣợc miễn cấp giấy phép lao
động, nhƣng yêu cầu ngƣời lao động nƣớc ngoài phải làm thủ tục xác nhận
với Sở LĐ-TB&XH.
1.1.3. Vai trò của cấp giấy phép Lao động nước ngoài:
- Giấy phép lao động đƣợc xem là điều kiện pháp lý cơ bản mà ngƣời
lao động nƣớc ngoài phải có nếu muốn làm việc hợp pháp và lâu dài tại
Việt Nam.
- Là căn cứ để gải quyết vấn đề lao động “chui"- lao động bất hợp pháp,
là một trong những biện pháp quan trọng trong việc quản lý lao động nƣớc
ngoài tại Việt Nam.
Đối với tất cả các trƣờng hợp ngƣời lao động nƣớc ngoài vào Việt Nam
làm việc theo hợp đồng lao động thì bắt buộc phải có giấy phép lao động, phải

10


xuất trình giấy phép lao động khi làm thủ tục liên quan đến xuất, nhập cảnh
và khi có yêu cầu, không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất. Ngƣời sử
dụng lao động chịu trách nhiệm về điều kiện giấy phép, nếu bị phát hiện sử
dụng công dân nƣớc ngoài làm việc cho mình không có giấy phép lao động sẽ
bị xử lý.
Vấn đề lao động nƣớc ngoài không phép tràn lan đã và đang là vấn đề
nhức nhối của Bộ LĐTBXH, cũng nhƣ các bộ, ngành có liên quan từ nhiều
năm nay. Lực lƣợng lao động "chui" này không chỉ gây mất trật tự an ninh xã

hội, mà còn cạnh tranh không lành mạnh với lao động Việt Nam.
Theo Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2012 tại Điều 171 quy định:
+ Ngƣời lao động là công dân nƣớc ngoài phải xuất trình giấy phép lao
động khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh và xuất trình
theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
+ Công dân nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép
lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
+. Ngƣời sử dụng lao động sử dụng công dân nƣớc ngoài mà không
có giấy phép lao động làm việc cho mình thì bị xử lý theo quy định của
pháp luật.
- Đảm bảo cho quyền lợi hợp pháp của ngƣời lao động trong nƣớc và an
ninh trật tự xã hội.
Đối với cả ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động nƣớc ngoài thì
việc tiến hành các thủ tục để đƣợc cấp Giấy phép lao động cho ngƣời lao
động nƣớc ngoài là hành vi tuân thủ pháp luật và là cơ sở pháp lý để bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng cho mình. vì ở nƣớc ta chƣa cấp giấy phép cho
lao động phổ thông nƣớc ngoài nhƣng nhiều lao động “chui” cũng chỉ có trình
độ tƣơng đƣơng lao động trong nƣớc sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh không cần
thiết với lao động trong nƣớc.

11


Ngoài ra có thể hạn chế tội phạm lừa đảo lao động, nạn buôn ngƣời núp
bóng lao động di trú... cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động di trú,
đặc biệt trong không gian Cộng đồng ASEAN vừa thành lập mà Việt Nam
nƣớc thành viên.
- Tận dụng nguồn lực chất xám, lao động chất lƣợng cao của lao động
nƣớc ngoài.
Nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập, việc đẩy nhanh quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nƣớc nhà bằng việc ứng dụng khoa học công nghệ để
phát triển đất nƣớc, mục tiêu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc
công nghiệp nên rất cần lao động động tay nghề cao, trình độ kỹ thuật cao
trong khi lao động Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đó thì việc di
chuyển chất xám từ nƣớc ngoài vào trong nƣớc để phục vụ nền kinh tế là điều
cần thiết.
- Đảm bảo quyền lợi của ngƣời sử dụng lao động
Theo quy định của pháp luật Việt Nam (BLLĐ 2012 và Nghị định
11/2016-NĐ-CP) thì ngƣời nƣớc ngoài muốn lao động hợp pháp ở Việt Nam
phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép lao động. Doanh nghiệp, tổ chức sử
dụng lao động nƣớc ngoài phải có trách nhiệm xin cấp giấy phép lao động cho
ngƣời nƣớc ngoài (gồm thủ tục cấp mới giấy phép lao động và thủ tục cấp lại
giấy phép lao động), lúc đó các khoản chi lƣơng cho ngƣời nƣớc ngoài mới
đƣợc đƣa vào chi phí hợp lý cho đơn vị sử dụng lao động...
1.1.4. Lược sử của chế định pháp luật sử dụng lao động nước ngoài có
liên quan đến cấp giấy phép lao động nước ngoài tại Việt Nam
* Giai đoạn trƣớc khi có Bộ luật lao động
Trong giai đoạn này, với sự hợp tác trên tinh thần giúp đỡ các tổ chức
kinh tế Việt Nam cũng nhƣ nền kinh tế Việt Nam sau chiến tranh, nhiều
chuyên gia nƣớc ngoài đã đến Việt Nam làm việc chủ yếu trong các xí nghiệp

12


quốc doanh và xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Sau khi Luật Đầu tƣ nƣớc
ngoài tại Việt Nam năm 1987 ra đời, Nghị định 233-HĐBT ngày 22/06/1990
của Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Quy chế Lao động đối với các xí nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và Thông tƣ 19-LĐTBXH/TT ngày 31/12/1990 hƣớng
dẫn thi hành Quy chế Lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất về việc sử dụng lao động nƣớc ngoài tại

Việt Nam.
* Giai đoạn sau khi Bộ luật Lao động được ban hành
- Giai đoạn từ 1994 đến 2001:
Bộ luật có quy mô, điều chỉnh nhiều vấn đề của lĩnh vực lao động nhƣng
các quy định dành cho lao động nƣớc ngoài lại rất khiêm tốn, trong một mục
chung dành cho "lao động cho tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài tại Việt Nam,
ngƣời nƣớc ngoài lao động tại Việt Nam, lao động ở nƣớc ngoài" (Mục V Chƣơng XI - Bộ luật Lao động năm 1994) và rải rác từ Điều 131 đến Điều
133 và Điều 184. Hƣớng dẫn Bộ luật Lao động về lĩnh vực này có hai văn bản
là Nghị định 58/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ về cấp Giấy phép lao
động cho ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt
Nam và Thông tƣ 09/LĐTBXH-TT ngày 18/03/1997 của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội hƣớng dẫn thực hiện việc cấp Giấy phép lao động cho
ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam; Nghị
định 169/1999/NĐ-CP ngày 03/12/1999 sửa đổi, bổ sung một 08/2000/TTBLĐTB&XH ngày 29/03/2000 thay thế Thông tƣ 09/LĐTBXH-TT.
- Giai đoạn từ 2002 đến 2006:
Năm 2002, Bộ luật Lao động đƣợc sửa đổi, bổ sung, mặc dù chỉ sửa đổi,
bổ sung hai điều nhƣng với những nội dung rất quan trọng. Đó là quy định về
tỉ lệ lao động nƣớc ngoài mà các doanh nghiệp, tổ chức đƣợc phép tuyển
dụng, thời hạn của Giấy phép lao động, các trƣờng hợp phải xin cấp Giấy

13


phép lao động và các đối tƣợng đƣợc phép sử dụng lao động nƣớc ngoài tại
Việt Nam. Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định 105/2003/NĐ-CP
ngày 17/09/2003 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ
luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam
thay thế Nghị định 58/CP và Nghị định 196/1999/NĐ-CP. Tiếp sau đó, Bộ
Lao động - Thƣơng binh và Xã hội ban hành Thông tƣ 04/2004/TTBLĐTBXH ngày 10/03/2004 hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
105/2003/NĐ-CP ngày 17/09/2003 về tuyển dụng và quản lý lao động nƣớc
ngoài tại Việt Nam thay thế Thông tƣ 09/LĐTBXH-TT và Thông tƣ

08/2000/TTBLĐTBXH. Hai văn bản này điều chỉnh các vấn đề về tuyển dụng
và quản lý lao độngnƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam chứ không chỉ về việc
cấp Giấy phép lao động nhƣ các văn bản trƣớc đây.
- Giai đoạn từ 2007 đến 2011:
Từ ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức
Thƣơng mại thế giới (WTO). Theo thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật
Việt Nam, tất cả các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO phải đƣợc ƣu
tiên áp dụng so với pháp luật quốc gia. Theo cam kết WTO, nhiều đối tƣợng
là ngƣời lao động nƣớc ngoài chƣa đƣợc pháp luật lao động trƣớc đó điều
chỉnh. Khắc phục thiếu sót đó, Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008
quy định về tuyển dụng và quản lý số điều của Nghị định 58/CP về cấp Giấy
phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở
Việt Nam và Thông tƣ ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam và Thông tƣ
08/2008/TTBLĐTBXH ngày 10/06/2008 hƣớng dẫn thi hành một số điều của
Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 của Chính phủ quy định về tuyển
dụng và quản lý ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam đƣợc ban hành.
- Giai đoạn từ 2012 đến nay
Ngày 05/9/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2013/NĐ-CP
quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nƣớc

14


ngoài làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Nghị định số 102/2013/NĐCP). Bộ luật Lao động năm 2012 và Nghị định số 102/2013/NĐ-CP đã kịp
thời điều chỉnh quan hệ lao động với ngƣời lao động nƣớc ngoài, tạo điều
kiện thuận lợi để doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tuyển dụng ngƣời lao động
nƣớc ngoài, đồng thời giúp cho công tác quản lý ngƣời lao động nƣớc ngoài
đƣợc chặt chẽ hơn. Chính phủ cũng ban hành một loạt các nghị quyết, nghị
định quan trọng: Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 08/7/2014 Phiên họp Chính
phủ thƣờng kỳ tháng 6/2014 trong đó quy định điều kiện đối với lao động là

ngƣời nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam; Nghị định số 95/2013/NĐ-CP
ngày 22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động,
bảo hiểm xã hội, đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm; Nghị định số
88/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015 sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2013/NĐ-CP;
Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/09/2012 quy định về hợp tác, đầu tƣ
của nƣớc ngoài trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày
22/9/2014 về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là ngƣời Việt
Nam ở nƣớc ngoài và chuyên gia nƣớc ngoài tham gia hoạt động khoa học và
công nghệ tại Việt Nam; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu...
Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội ban hành Thông tƣ số 03/2014/TTBLĐTBXH ngày 20/1/2014 hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
102/2013/NĐ-CP. Các Bộ, ngành liên quan cũng đã ra các văn bản hƣớng dẫn
tạo thành khung pháp lý đồng bộ về vấn đề này: Thông tƣ liên tịch số
01/2012/TTLT/BCA-BNG ngày 03/01/2012 sửa đổi, bổ sung Thông tƣ liên
tịch số 04/2002/TTLT/BCA-BNG ngày 29/01/2002 và Thông tƣ liên tịch số
05/2009/TTLT/BCA-BNG ngày 12/5/2009 trong lĩnh vực xuất nhập cảnh;
Thông tƣ liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP
ngày 10/05/2012 về hƣớng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi,
cung cấp thông tin lý lịch tƣ pháp; Thông tƣ 02/2012/TT-BCA ngày

15


05/01/2013 về việc ban hành, hƣớng dẫn sử dụng và quản lý các loại mẫu
giấy tờ liên quan đến công tác quản lý xuất, nhập cảnh; Thông tƣ số
25/2013/TT-BCA ngày 12/06/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 2 của Thông tƣ số
02/2012/TT-BCA; Thông tƣ 04/2015/TT-BCA ngày 5/1/2015 quy định mẫu
giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh xuất cảnh, cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài
tại Việt Nam; Thông tƣ số 31/2015/TT-BCA ngày 6/7/2015 hƣớng dẫn một
số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh,

giải quyết thƣờng trú cho ngƣời nƣớc ngoài vào Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện Nghị định số 102/2013/NĐ-CP và Thông tƣ số
3/2014/TT-BLĐTBXH thì thực tiễn có phát sinh một số vấn đề pháp lý: Có
một số quy định bất hợp lý, khó thực hiện hoặc gây vƣớng mắc, một số thủ
tục hành chính cần phải cải cách và rút gọn hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi
cho các bên; ngƣợc lại, cần bổ sung một số quy định để quản lý ngƣời lao
động nƣớc ngoài chặt chẽ hơn. [41]
Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện
tử; Ngày 3/2/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy
định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động nƣớc
ngoài làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Nghị định số 11/2016/NĐ-CP)
thay thế cho Nghị định số 102/2013/NĐ-CP. Nghị định số 11/2016/NĐ-CP có
hiệu lực từ ngày 1/4/2016; ngày 25/10/2016 BLĐTBXH ban hành Thông tƣ
40/2016/TT-BLĐTBXH hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
11/2016/NĐ-CP về lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam; Thông tƣ 35
ngày 28/12/2016 của Bộ công thƣơng Quy định việc xác định ngƣời lao động
nƣớc ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mƣời một
ngành dịch vụ trong biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam với tổ chức
thƣơng mại thế giới không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Các văn bản
pháp luật vừa ban hành với những điểm mới quan trọng trong việc điều chỉnh

16


ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam trong đó có nhiều điểm mới
về cấp giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam.
1.2. Pháp luật quy định về cấp phép lao động của một số quốc gia.
Việc tiếp nhận lao động nƣớc ngoài đến nƣớc mình làm việc đƣợc các
nƣớc điều tiết chặt chẽ. Việc các nƣớc tƣ bản phát triển ngày càng hạn chế lao
động nƣớc ngoài đến nƣớc họ tìm kiếm việc làm và chính vì vậy mà trình tự

thủ tục cấp phép cho lao động nƣớc ngoài càng trở nên nghiêm ngặt hơn..[22,
tr 408-409].
* Cộng hòa Pháp
Bộ luật Lao động của Pháp có riêng một phần về "lao động nƣớc ngoài
và việc bảo vệ lợi ích của lao động trong nƣớc". Theo điều 341-2 để đƣợc
thuê làm việc tại Pháp, ngoài hộ chiếu, thị thực và các giấy tờ tùy thân khác,
ngƣời nƣớc ngoài cần phải xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền cuả Pháp
hợp đồng lao động, đƣợc cơ quan hành chính phê duyệt hoặc cấp giấy phép
lao động và chứng nhận y tế. Phần này của Bộ luật lao động Pháp còn quy
định: Việc bảo vệ quyền của ngƣời nƣớc ngoài khi đƣợc thuê làm việc trái với
quy định của pháp luật; thủ tục xử phạt đối với những ngƣời thuê lao động vi
phạm quy định về thuê ngƣời nƣớc ngoài; nghiêm cấm thu của ngƣời nƣớc
ngoài các khoản lệ phí phi pháp vì lợi ích của ngƣời thuê lao động. Tất cả các
hoạt động liên quan đến việc thuê và tuyển dụng lao động nƣớc ngoài đến
Pháp làm việc hay việc làm thủ tục cho bất kỳ ngƣời nƣớc nào ra nƣớc ngoài
làm việc do cục nhập cƣ quốc gia quản lý.[22, tr 408-409]
* Cộng hòa nhân dân Bungari và Cộng hòa dân chủ Đức
Các quy định pháp luật về sử dụng lao động Việt Nam của hai nƣớc này quy
định rất cụ thể về điều kiện tuyển chọn; Các giấy tờ cần thiết khi đến làm việc; Hình
thức lao động; Quyền lợi và nghĩa vụ và Quản lý lao động tại các đơn vị sản xuất.
* Malaixia

17


Từ tháng 2 năm 2002, Chính phủ Malaixia thực hiện chính sách mới về
việc tiếp nhận lao động nƣớc ngoài. Theo đó, việc tuyển dụng lao động nƣớc
ngoài phải dựa trên các Hiệp định cấp Chính phủ giữa hai nƣớc về cung ứng
và tiếp nhận lao động. Trong đó, mỗi Hiệp định sẽ có những thỏa thuận cụ thể
về quyền, nghĩa vụ của ngƣời lao động nhƣng thời hạn lao động theo hợp

đồng lao động tối đa là 3 năm và đƣợc gia hạn 2 năm đối với lao động phổ
thông và 3 năm đối với lao động chuyên môn
* Hàn Quốc
Năm 2003, Hàn Quốc ban hành Luật Cấp phép cho ngƣời lao động nƣớc
ngoài, trong đó quy định cụ thể về đối tƣợng áp dụng, cơ quan quản lý, kế
hoạch tuyển dụng, quy trình tuyển dụng, thời hạn làm việc, quyền và nghĩa vụ
của ngƣời lao động nƣớc ngoài khi làm việc tại Hàn Quốc.
* Đài Loan
Lao động nƣớc ngoài tại nƣớc này chịu sự điều chỉnh của Luật Tiêu
chuẩn lao động Đài Loan. Ngoài các quyền, nghĩa vụ cơ bản của ngƣời lao
động nƣớc ngoài, văn bản này còn quy định cụ thể về việc khám sức khỏe
định kỳ, việc cấp Giấy phép lao động và Thẻ cƣ trú và nghĩa vụ nộp thuế của
ngƣời lao động nƣớc ngoài.[26]
Trên cơ sở việc tìm hiểu pháp luật của một số quốc gia nêu trên có thể
đánh giá một cách chung nhất, có thể nhận thấy:
Thứ nhất, pháp luật việt Nam cần có văn bản pháp luật quốc gia về việc
cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài một thống nhất đồng thời ký Hiệp định về
việc cấp giấy phép lao động với các nƣớc.
Thứ hai, pháp luật Việt Nam cần có chế định riêng quy định cụ thể trong
Bộ Luật Lao động hoặc tách ra thành đạo luật riêng về cấp giấy phép lao động
nƣớc ngoài.
Có thể thấy pháp luật Việt Nam chƣa có văn bản pháp luật nào có định
nghĩa chung về cấp giấy phép lao động nƣớc ngoài, quy định về cấp giấy
phép lao động nằm trong văn bản luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm

18


1987, tiếp theo là Bộ luật lao động sửa đổi và các văn bản pháp luật có liên
quan, mới nhất trong Bộ luật Lao động năm 2012 và nghị định 11/2016/NĐCP . Vai trò của việc cấp giấy phép Lao động không chỉ quan trọng với Việt

Nam, mà còn quan trọng với bất kỳ quốc gia nào trong việc quản lý lao động.
Với việc tham khảo pháp luật về cấp giấy phép lao động của một số quốc gia
và việc thực thi pháp luật về cấp giấy phép LĐNN của nƣớc ta hiện nay, sẽ
giúp cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về vấn đề này của Việt
Nam trong thời gian tới sát với thực tiễn hơn.

19


×