Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN DẦU KHÍ PHÚ MỸ (PV OIL PHÚ MỸ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.06 KB, 16 trang )

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN
DẦU KHÍ PHÚ MỸ (PV OIL PHÚ MỸ)
Chương 2: Giới thiệu về công ty
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của PV Oil Phú Mỹ
2.1.1. Lịch sử hình thành
Ngày 31/12/1999, Hội đồng quản trị Tổng công ty dầu khí Việt Nam ra quyết định
số 5058/QĐ-HĐQT về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến
Condensate tại xã Phước hòa – Tân thành – Bà rịa vũng tàu. Ngày 01/12/2010 nhà máy
chuyển đổi thành Công ty cổ phần sản xuất và chế biến dầu khí Phú Mỹ gọi tắt là PV Oil
Phú Mỹ.
Sau khi thiết kế được phê duyệt, Nhà máy bắt đầu được triển khai xây dựng từ
tháng 03 năm 2000 theo hình thức Hợp đồng trọn gói EPCC bằng phương thức đấu thầu
quốc tế. Nhà thầu chịu trách nhiệm toàn bộ từ khâu thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt và
chạy thử. Chủ đầu tư phối hợp cùng Tư vấn và Kiểm định kiểm tra giám sát và phê duyệt
các công việc của Nhà thầu theo yêu cầu chất lượng và tiến độ đã đặt ra. Sau 3 năm xây
dựng Nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7/2004.
2.1.2. Trụ sở
Nhà máy chế biến Condesate là đơn vị trực thuộc Công ty chế biến và kinh doanh
các sản phẩm dầu mỏ nay là Tổng Công ty Dầu Việt Nam, được thành lập theo quyết định
số 1250/QĐ-DKVN ngày 06/6/2008 của Hội đồng quản trị Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia
Việt Nam.Vị trí đặt tại KCN Cái Mép - Tân thành - Bà rịa vũng tàu.
2.1.3. Nguồn vốn chủ sở hữu
Nhà máy được đầu tư xây dựng với tổng nguồn vốn đầu tư là 16,700 triệu USD,
trong đó Tổng công ty dầu khí Việt Nam nay là Tập đoàn dầu khí việt nam đầu tư 20%, còn
lại 80% là vốn vay ngân hàng. Theo tính toán của Nhà máy thì thời gian hoàn vốn đầu tư
của Nhà máy là 6 năm với tỷ lệ hoàn vốn là 15,2% và hiện giá thuần là 3,15 triệu USD.
Nhà máy sẽ đem lại lợi ích cho Nhà nước khoảng 40 triệu USD/năm, làm tăng thêm doanh
thu của ngành dầu khí khoảng 120 triệu USD/năm, trong đó lợi nhuận bình quân hàng năm
khoảng 1,2 triệu USD.
2.1.4. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh


Khi đi vào hoạt động, lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Nhà máy là chế biến
condensate nặng thành thành phẩm xăng có chỉ số RON 83, dầu DO. Theo kế hoạch, sản
lượng tối đa hàng năm của Nhà máy khoảng 340.000 tấn xăng A83 và 28.600 tấn dầu DO.
Đây là những điều kiện tốt để giúp cho Nhà máy có thể xâm nhập và thị trường phân phối
các sản phẩm xăng dầu trong nước và tạo thế chủ động cho việc tiêu thụ các sản phẩm khai
SVTH: Lê Quang Vinh Trang 2 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
Chương 2: Giới thiệu về công ty
thác của ngành dầu khí như: condensate Bạch Hổ, condensate Nam Côn Sơn, condensate
Rồng Đôi và các sản phẩm của Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất (Quảng ngãi) ngày nay,
từ đó sẽ tiến tới xuất khẩu, đưa sản phẩm của ngành ra thị trường ngoài nước.
Sản phẩm của nhà may được xuất qua hệ thống cầu cảng PV-GAS và xe ô tô để
chuyển tới các đơn vị khác .
2.1.5. Quy mô sản xuẩt, quy trình công nghệ
Nhà máy được xây dựng trong một khu vực có diện tích khoảng 5 ha, có các tuyến
đường chính phân chia nhà máy thành nhiều khu vực với mục đích sử dụng khác nhau.
Nhà máy áp dụng công nghệ chưng cất qua tháp chưng cất, pha trộn trên đường ống
và trên bồn bể để chế biến condensate ra xăng. Condensate nguyên liệu được ổn định tại
tháp chưng cất để cắt bỏ phần khí nhẹ và phần cặn nặng có điểm sôi lớn hơn 210
0
C để cho
ra condensate ổn định và dầu DO, sau đó, condensate ổn định được trộn với các chế phẩm
pha xăng có chỉ số Octance cao (Reformate, MBTE, TEL…) ra xăng thành phẩm.
Nhà máy được thiết kế và xây dựng, lắp đặt với các cụm thiết bị chính như sau:
- Cụm tháp chưng cất ổn định condensate.
- Hệ thống trộn
- Hệ thống bồn bể chứa.
- Hệ thống điều khiển.
- Hệ thống xuất sản phẩm.
- Hệ thống thông tin liên lạc.
- Các thiết bị phụ trợ khác.

Đây là một trong những công trình đầu tiên thực hiện việc chế biến hạ nguồn của
ngành dầu khí Việt nam. Việc chế biến Condensate sẽ làm cho ngành dầu khí có thêm
những sản phẩm mới mang nhãn hiệu PetroVietnam như xăng và các dung môi hữu cơ
khác dùng trong công nghiệp.
2.2. Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý của PV Oil Phú Mỹ
2.2.1. Nhiệm vụ
Nhà máy có nhiệm vụ chính sau:
- Quản lý, vận hành, bảo dưỡng Nhà máy chế biến Condensate.
- Tổ chức và thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh các sản
phẩm dầu mỏ.
SVTH: Lê Quang Vinh Trang 3 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
Chương 2: Giới thiệu về công ty
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam ủy
quyền
2.2.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của PV Oil Phú Mỹ
Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của Nhà máy gồm 01 Giám đốc và
03 Phó giám đốc phụ trách kinh doanh, kỹ thuật và xây dựng:
 Giám đốc:
+ Giám đốc Nhà máy là người trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Nhà máy
đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam về tất cả
các hoạt động này.
 Các phó giám đốc
+ 01 Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mặt kỹ thuật, vận hành bảo
dưỡng Nhà máy, trực tiếp gíam sát việc sản xuất sản phẩm.
+ 01 Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mặt kinh doanh.
+ 01 Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mặt xây dựng và đầu tư các
dự án.
Các phòng ban trực thuộc Nhà máy gồm: phòng Tổ chức-Hành chính, phòng Tài
chính- Kế toán, phòng Kỹ thuật công nghệ, phòng điều hành sản xuất, đội bảo vệ an toàn
phòng chống cháy nổ.

Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY
ĐỘI BẢO VỆ AN TOÀN
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TÓAN
PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
PHÒNG ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT
PHÓ GIÁM ĐỐC DỰ ÁN
PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT
SVTH: Lê Quang Vinh Trang 4 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
Chương 2: Giới thiệu về công ty
Bộ máy quản trị của Công ty phát huy được tính thống nhất trong chỉ đạo, điều
hành vì có thể phân định rõ ràng các chức năng và trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi bộ
phận, không có sự trùng chéo, kết hợp với ưu điểm của hình thức tổ chức theo chức năng
là tập trung khả năng chuyên môn hoá, hơn nữa, theo kiểu tổ chức trên cho phép Công ty
quản lý đồng thời dài hạn bằng các chức năng và ngắn hạn bằng các quyết định thừa hành.
Những ưu điểm trên đều là yếu tố rất quan trọng đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh
trong ngành nhiều bộ phận sản xuất và đòi hỏi sự chuyên môn hoá cao. Tuy nhiên, hình
thức tổ chức bộ máy quản trị theo kiểu này không thể tránh khỏi sự phức tạp trong các mối
quan hệ.
 Phòng tổ chức hành chính (TC-HC)
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ và quản lý hành chính.
- Mua sắm trang thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, tài sản của Nhà máy.
- Quản lý hồ sơ lý lịch CBCNV toàn Nhà máy, giải quyết chế độ tuyển dụng, sa
thải, bổ nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, khen thưởng...khi có quyết định của Giám Đốc Nhà
máy.
- Tham mưu cho Giám đốc Nhà máy về bộ máy quản lý - sản xuất - kinh doanh và
bố trí nhân sự phù hợp yêu cầu phát triển của Nhà máy. Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách
hành chính và con dấu Nhà máy. Thực hiện công tác lưu trữ tài liệu mật theo quy chế sử

dụng và bảo mật tài liệu.
- Quản lý lao động tiền lương, theo dõi, thực hiện các chế độ lao động, tiền lương.
- Thực hiện công tác quản lý đời sống, quản lý nhà ở, điện nước, mọi tài sản của
Nhà máy.
- Đảm bảo điều kiện làm việc, đi lại, ăn ở cho cán bộ công nhân viên.
- Giải quyết các thủ tục pháp lý về họat động Nhà máy.
- Lập và thực hiện kế họach về lao động tiền lương, tham gia lập và thực hiện kế
hoạch đầu tư xây dựng và kế hoạch đào tạo.
- Lập, theo dõi và tổng hợp việc thực hiện kế hoạch của Nhà máy hàng tuần, tháng,
quí, năm.
 Phòng tài chính kế toán (TCKT)
- Quản lý tài sản của Nhà máy theo quy định Nhà nước Nhà máy ban hành.
- Lập kế họach tiếp nhận vốn và sữ dụng vốn đầu tư từ Nhà máy.
SVTH: Lê Quang Vinh Trang 5 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung
Chương 2: Giới thiệu về công ty
- Thực hiện việc quản lý tài chính, hạch toán kế toán theo chế độ, chính sách của
Nhà nước.
- Tổng hợp và lập báo cáo thực hiện kế họach tài chính của Nhà máy
- Thu xếp tài chính cho các dự án, đề tài.
- Lập trình kế hoạch, báo cáo tài chính định kỳ và đột xuất của Nhà máy, Kiểm tra
phân tích họat động tài chính, tham gia công tác kiểm kê nguồn vốn, vật tư, tài sản… đề
xuất các biện pháp sử dụng có hiệu quả.
- Xây dựng phân bổ quỹ tiền lương, chi phí quản lý cho Nhà máy và các đơn vị trực
thuộc.
- Tham gia soạn thảo, đàm phán, thực hiện các hợp đồng kinh tế của Nhà máy.
 Phòng kỹ thuật công nghệ (KT-CN)
- Chịu trách nhiệm về vấn đề kỹ thuật Nhà máy. Lập hồ sơ kiểm tra, theo dõi, giám
sát kỹ thuật, đôn đốc thi công các khỏan mục công trình khi được phê duyệt bảo dưỡng,
sửa chữa, khắc phục.
- Thực hiện công việc giám sát kỹ thuật tại Nhà máy theo thiết kế và các quy phạm

hiện hành.
- Chỉ đạo việc lập và xem xét các quy trình vận hành và tham mưu cho lãnh đạo phê
duyệt quy trình chạy thử, quy trình vận hành và kế họach chuẩn bị vận hành.
- Chủ trì lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng, đầu mối tổng hợp, kiểm tra và giám sát các
công trình đầu tư xây dựng cơ bản.
- Phân tích nguyên nhân, đề xuất biện pháp thích hợp cho các sự cố kỹ thuật.
- Phân tích và đề xuất các phương án kỹ thuật mang lại hiệu quả tối ưu cho sản xuất
kinh doanh.
- Chủ trì tổng hợp và lập kế họach mua sắm hàng năm cho Nhà máy. Quản lý xuất,
nhập kho vật tư, thiết bị…
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các hạng mục công trình, hệ thống bồn bể, công
nghệ máy móc, thiết bị bao gồm:
+ Hệ thống bồn chứa và đường ống công nghệ.
+ Hệ thống thiết bị cứu hỏa
+ Các hệ thống máy móc, thiết bị của Nhà máy.
+ Hệ thống nhà văn phòng, phòng trực bảo vệ.
+ Báo cáo công việc tới Giám đốc.
SVTH: Lê Quang Vinh Trang 6 GVHD: ThS. Phạm Thị Kim Dung

×