Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.15 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRỊNH THU HẢI

XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT
NAM

luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc

Hµ néi - 2006


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRỊNH THU HẢI

XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT
NAM
Chuyên ngành : Luật Dân sự
Mã số

: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Anh


Hµ néi - 2006


MC LC
Trang
Danh mc cỏc ch vit tt

i

Danh mc cỏc thut ng ting Anh

ii

M U

1. Lý do la chn ti

4

2. Tỡnh hỡnh nghiờn cu cú liờn quan n ti

5

3. Mc ớch, nhim v nghiờn cu ca ti

6

4. Phm vi nghiờn cu ca ti

7


5. Phng phỏp nghiờn cu ca ti

7

6. í nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

7

7. Kết cấu của luận văn

8

Ch-ơng I: Khái quát chung về quyền sở hữu công nghiệp và xác lập quyền
sở hữu công nghiệp
1.1. Khái quát chung về quyền sở hữu công nghiệp

9

1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp

9

1.1.2. Đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp

12

1.1.3. í nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

15


1.1.4. Sơ l-ợc lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp và hoạt động xác lập quyền sở hữu công
nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam.

17

1.2. Khái quát chung về xác lập quyền sở hữu công nghiệp
1.2.1.

Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp

23
23

1.2.2. Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp

27

1.2.3. Cơ quan xác lập quyền sở hữu công nghiệp

28

1.2.4. Xu h-ớng phát triển của hệ thống xác lập quyền sở hữu công nghiệp

30

1.3. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo các điều -ớc quốc tế và theo quy

33


1


định pháp luật của một số n-ớc trên thế giới.
1.3.1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo các điều -ớc quốc tế

33

1.3.1.1. Các Điều -ớc quốc tế Việt Nam đã tham gia

33

1.3.1.2. Các Điều -ớc quốc tế Việt Nam ch-a tham gia

43

1.3.2. Hệ thống xác lập quyền sở hữu công nghiệp của của một số n-ớc
trên thế giới

47

Ch-ơng II: Hệ thống xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của
pháp luật Việt Nam thực trạng và những vấn đề đặt ra
2.1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo nguyên tắc tự động

51

2.1.1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh


51

2.1.2. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý

53

2.1.3. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với Tên th-ơng mại

55

2.1.4. Xác lập quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở
hữu công nghiệp

56

2.2. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo nguyên tắc đăng ký bảo hộ tại cơ
quan nhà n-ớc có thẩm quyền

57

2.2.1. Đối t-ợng sở hữu công nghiệp và các tiêu chuẩn bảo hộ

58

2.2.2. Quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp

61

2.2.3. Thực hiện quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp


64

2.2.4. Xác định ngày nộp đơn hợp lệ

65

2.2.5. Đơn và xét nghiệm đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

66

2.2.6. Cấp/từ chối cấp Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

73

2.2.7. Khiếu nại, phản đối liên quan đến cấp Văn bằng bảo hộ

74

Ch-ơng III: Thực trạng hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở Việt
Nam và ph-ơng h-ớng hoàn thiện
3.1. Thực trạng xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam

76

3.2. Mt s kin ngh nhm hon thin h thng phỏp lut Vit Nam v xỏc
lp quyn SHCN

83

2



3.2.1. Nhóm kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống xác lập quyền
sở hữu công nghiệp

83

3.2.2. Nhóm kiến nghị cụ thể về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu công

88

nghiệp
KẾT LUẬN

93

DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

96

PHỤ LỤC

98

3



MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam từ 2001-2010 đã vạch rõ một trong
những mục tiêu cơ bản trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống phát luật Việt Nam là
“chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và
bảo đảm thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA,
APEC, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, tiến tới gia nhập WTO…”.
Trong bối cảnh nhu cầu hội nhập đang trở thành một vấn đề mang tính tất yếu
khách quan, kinh tế tri thức chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế toàn cầu, vấn
đề bảo hộ SHTT đã trở thành yếu tố không thể bỏ qua và ngày càng khẳng định vai trò
quan trọng của nó. SHTT được đề cập đến trong tất cả mọi mặt của đời sống: kinh tế,
thương mại, khoa học - công nghệ, văn hoá - nghệ thuật…Vấn đề bảo hộ quyền SHTT
xuất hiện trong hầu hết các Hiệp định thương mại song phương, đa phương; nó được coi
là một trong những yếu tố nhằm khuyến khích, thúc đẩy đầu tư sáng tạo trí tuệ, góp phần
phát triển nền kinh tế quốc gia.
Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế,
bên cạnh việc tham gia các hoạt động về SHTT của các tổ chức khu vực và quốc tế (như
ASEAN, APEC…), Việt Nam đã đàm phán ký kết với nước ngoài các Hiệp định có nội
dung liên quan đến SHTT như: Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA), Hiệp định về
hợp tác SHTT giữa Việt Nam- Thuỵ Sĩ…đồng thời đã nỗ lực, gấp rút chuẩn bị các điều
kiện cần thiết trong đó có một nội dung trọng yếu là hoàn thiện hệ thống pháp luật về
SHTT và cơ chế bảo hộ SHTT để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Để trở thành thành viên của WTO, một nhiệm vụ rất quan trọng của Việt Nam là
phải đáp ứng đầy đủ và hiệu quả các yêu cầu quy định trong Hiệp định về các khía cạnh
thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Ngoài ra, Việt Nam cũng cần
phải hoàn thiện hệ thống pháp luật SHTT của mình để phù hợp với các Hiệp định, Hiệp

4



ước song phương và đa phương mà Việt Nam sẽ tham gia trong thời gian tới.
Vào thời điểm nộp đơn gia nhập WTO (1995), hệ thống pháp luật SHTT của Việt
Nam bị đánh giá là còn nhiều điểm “chưa phù hợp và thiếu hụt lớn so với TRIPS” và
“chưa phải là một hệ thống đầy đủ và hiệu quả” [2]. Để cải thiện tình hình này và cũng
nhằm bảo đảm thi hành các nghĩa vụ quốc tế, Việt Nam đã xây dựng một Chương trình
hành động về SHTT khá cụ thể và nhất quán nhằm hoàn thiện cơ chế bảo hộ SHTT. Với
những nỗ lực to lớn trong việc thực hiện Chương trình hành động về SHTT, cho tới nay
có thể nói rằng về cơ bản các mục tiêu quan trọng nhất đã đạt được làm cho hệ thống
pháp luật SHTT của Việt Nam có những bước tiến đáng kể. Một trong những kết quả
đáng nói nhất là Luật SHTT đã được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 19/11/2005 tại kỳ
họp thứ 8 và sẽ có hiệu lực ngày 1/7/2006.
Trong cơ chế bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng việc xác
lập quyền là điều kiện tiên quyết. Để được Nhà nước bảo hộ, trước hết quyền phải được
thừa nhận. Quyền SHCN có thể được xác lập một cách tự động hoặc trên cơ sở đăng ký
bảo hộ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục luật định. Là một nội
dung thuộc cơ chế bảo hộ SHTT, vấn đề xác lập quyền SHCN của Việt Nam hiện nay
cũng đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện theo hướng hài hoà hoá với các yêu
cầu của TRIPS và các Hiệp định, Hiệp ước, Công ước quốc tế khác mà Việt Nam đã hoặc
đang dự định ký kết, tham gia.
Là một học viên chuyên ngành Luật Dân sự, hiện đang công tác tại Cục SHTT - cơ
quan có chức năng xác lập quyền SHCN, học viên lựa chọn đề tài “Xác lập quyền sở hữu
trí tuệ theo quy định của pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của
mình với mong muốn tìm hiểu, đánh giá về cơ chế, hệ thống xác lập quyền SHCN trên cơ
sở phân tích các quy định của pháp luật về SHTT quốc tế trong tương quan so sánh với
pháp luật Việt Nam, từ đó nêu và phân tích những bất cập, hạn chế trong quy định pháp
luật Việt Nam về vấn đề này và đưa ra những định hướng, đề xuất nhằm hoàn thiện cơ
chế, hệ thống xác lập quyền SHCN.

5



2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của vấn đề, cho đến nay, có thể nói đã có khá nhiều
công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước; nhiều hội thảo, lớp
tập huấn quy mô quốc gia và quốc tế về cơ chế, hệ thống xác lập quyền SHCN đã được tổ
chức và thực hiện, ví dụ: đề tài nghiên cứu khoa học QG 01.10 về “Những vấn đề lý luận
và thực tiễn hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam về bảo hộ SHTT trong xu thế hội nhập
quốc tế và khu vực” do Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện; cuốn "Bảo hộ
quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" do Viện Khoa học
Pháp lý - Bộ tư pháp ấn hành năm 2004; Luận văn cao học “Quyền ưu tiến đối với việc
đăng ký SHCN tại Việt Nam” của Thạc sỹ Lê Mai Thanh (1999); các đề án nghiên cứu
cấp Nhà nước, cấp Bộ về xác lập quyền SHCN do Cục SHTT chủ trì thực hiện; ngoài ra,
còn có các dự án quốc tế nghiên cứu về hệ thống xác lập quyền của các nước trong các
khu vực: ASEAN, APEC, EU. Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu khoa học
nào dưới dạng luật văn thạc sỹ đi sâu phân tích về hệ thống xác lập quyền SHCN theo quy
định của pháp luật Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Xác lập quyền SHCN theo
quy định của pháp luật Việt Nam - thực trạng và một số giải pháp” không bị trùng lặp với
các công trình đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
a. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về SHCN và hệ thống xác lập
quyền SHCN cùng với việc phân tích luật thực định và thực trạng của hoạt động xác lập
quyền SHCN ở Việt Nam, tác giả đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ
chế và hệ thống xác lập quyền SHCN ở Việt Nam từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động xác
lập quyền.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

6



- Làm rõ những vấn đề lý luận về SHCN và xác lập quyền SHCN;
- Tìm hiểu các nguyên tắc và hệ thống xác lập quyền SHCN theo quy định tại các
Điều ước quốc tế và quy định pháp luật của một số nước trên thế giới;
- Phân tích hệ thống xác lập quyền SHCN theo quy định của pháp luật Việt Nam từ
đó đặt ra những vấn đề, nội dung bất cập cần được khắc phục, sửa đổi, bổ sung;
- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Việt
Nam về xác lập quyền SHCN.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề
lý luận liên quan đến hệ thống xác lập quyền SHCN và pháp luật thực định của Việt Nam,
của một số nước trên thế giới cũng như quy định của các Điều ước quốc tế về xác lập
quyền SHCN cùng với việc đánh giá thực trạng xác lập quyền SHCN ở Việt Nam từ đó
đưa ra những lập luận nhằm hoàn thiện vấn đề nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng cơ sở phương pháp luận là triết học
Mác - Lê Nin với phương pháp nghiên cứu truyền thống đó là phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử: đi từ những nội dung có tính lý luận đến những vấn đề thực tiễn.
Từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề nghiên cứu.
Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trong
quá trình thực hiện đề tài đó là phương pháp phân tích, hệ thống hoá, so sánh, thống kê,
tổng hợp…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về xác lập quyền SHCN;

7



- Làm rõ tiến trình phát triển của pháp luật về bảo hộ quyền SHCN và xác lập quyền
SHCN trên thế giới và ở Việt Nam qua đó làm sáng tỏ tính kế thừa và phát triển của các
quy định pháp luật về vấn đề này;
- Phân tích, đánh giá về hệ thống xác lập quyền SHCN theo quy định của các Điều
ước quốc tế và của một số nước trên thế giới;
- Đưa ra một bức tranh toàn cảnh về thực trạng hoạt động xác lập quyền SHCN theo
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên
nhân của vấn đề đồng thời đánh giá, so sánh các quy định mới trong Luật SHTT về các
vấn đề liên quan đến xác lập quyền SHCN;
- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xác lập
quyền SHCN và những kiến nghị đề xuất cụ thể về trình tự, thủ tục xác lập quyền SHCN .
7. Kết cấu của luận văn
Tên luận văn là “Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật
Việt nam”
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục văn bản pháp luật, danh mục tài liệu
tham khảo và phần phụ lục, luận văn được cơ cấu thành ba chương:
Chương I: Khái quát chung về quyền sở hữu công nghiệp và xác lập quyền sở hữu
công nghiệp.
Chương II: Hệ thống xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp
luật Việt Nam - thực trạng và những vấn đề đặt ra.
Chương III:

Thực trạng hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam
và phương hướng hoàn thiện.

8


9



NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN VĂN
Chƣơng I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN SHCN VÀ XÁC LẬP QUYỀN SHCN
1.1. Khái quát chung về quyền SHCN
Mục này đề cập đến các vấn đề khái quát về quyền SHCN: khái niệm, đặc điểm, ý
nghĩa quyền SHCN trên cơ sở phân tích các quan điểm, trường phái về vấn đề này dưới
những góc độ khác nhau nhằm làm rõ nội dung vấn đề; so sánh làm rõ sự khác biệt giữa
quyền SHCN với quyền tác giả, quyền SHCN với quyền sở hữu đối với các loại tài sản
hữu hình. Từ đó, tác giả đưa ra khái niệm quyền SHCN dưới giác độ pháp lý:
- Theo nghĩa khách quan, quyền SHCN là một chế định pháp luật bao gồm tổng thể
các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo
dựng, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các đối tượng SHCN được Nhà nước bảo hộ.
- Theo nghĩa chủ quan, quyền SHCN là các quyền dân sự cụ thể của các chủ sở hữu
trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các đối tượng SHCN.
Trong phần này, tác giả cũng phân tích sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của
pháp luật về bảo hộ quyền SHCN và hoạt động xác lập quyền SHCN trên thế giới và ở
Việt Nam nhằm làm rõ tiến trình phát triển của pháp luật về bảo hộ SHCN cũng như sự
phát triển trong cơ chế, nguyên tắc xác lập quyền SHCN.
1.2. Khái quát chung về xác lập quyền SHCN
Mục này phân tích các vấn đề khái quát chung về xác lập quyền SHCN: khái niệm,
đặc điểm, ý nghĩa; so sánh giữa xác lập quyền SHCN với xác lập quyền đối với tài sản
hữu hình và đối với quyền tác giả; đồng thời giới hạn nội dung nghiên cứu chủ yếu là các
vấn đề liên quan đến xác lập quyền SHCN theo nguyên tắc đăng ký bảo hộ tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.

10


- Theo nghĩa khách quan, đăng ký xác lập quyền được hiểu là các thủ tục pháp lý do

pháp luật quy định mà các chủ thể phải tiến hành nhằm chính thức ghi nhận sự bảo hộ từ
phía Nhà nước quyền sở hữu của mình đối với đối tượng SHCN cụ thể.
- Theo nghĩa chủ quan, đăng ký xác lập quyền là hành vi của các chủ thể thực hiện
các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhằm đạt được sự công nhận từ phía nhà
nước quyền sở hữu của họ đối với đối tượng SHCN và hệ quả theo sau là sự bảo hộ của
nhà nước đối với đối tượng đó.
Trong phần này, tác giả cũng phân tích những vấn đề cơ bản mang tính lý luận về
căn cứ xác lập quyền SHCN, cơ quan xác lập quyền SHCN và xu hướng phát triển của hệ
thống xác lập quyền SHCN
1.3 Hệ thống xác lập quyền SHCN theo các Điều ƣớc quốc tế và theo quy định
của pháp luật một số nƣớc trên thế giới
Phần này, tác giả tập trung phân tích về cơ chế, nguyên tắc và các nội dung cơ bản
liên quan đến xác lập quyền SHCN theo các Điều ước quốc tế về SHCN và theo quy định
pháp luật của một số nước trên thế giới nhằm đối chiếu, so sánh với hệ thống xác lập
quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa tham gia, bên cạnh việc phân tích
các nội dung về xác lập quyền SHCN theo quy định của Điều ước, tác giả nêu ra một số
điều kiện thuận lợi, khó khăn của Việt Nam khi tham gia Điều ước và kế hoạch, lộ trình
dự kiến của Việt Nam trong việc chính thức gia nhập Điều ước.

11


Chƣơng II
HỆ THỐNG XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1. Xác lập quyền SHCN theo nguyên tắc tự động
Mục này phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về xác lập quyền
SHCN theo nguyên tắc tự động. Nguyên tắc xác lập quyền SHCN này được áp dụng đối
với: bí mật kinh doanh, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và quyền chống cạnh tranh không

lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.
Trên cơ sở phân tích các quy định hiện hành, tác giả chỉ ra những nội dung mâu
thuẫn, bất cập trên thực tế, so sánh với các quy định mới của Luật SHTT về vấn đề liên
quan nhằm làm rõ thực trạng hệ thống xác lập quyền SHCN đối với các đối tượng này
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.2 Xác lập quyền SHCN theo nguyên tắc đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền
Mục này phân tích hệ thống xác lập quyền SHCN theo nguyên tắc đăng ký với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và quy trình, trình tự tiến hành các thủ tục đăng ký xác lập
quyền SHCN theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích các quy định hiện hành, tác giả chỉ ra những nội dung mâu
thuẫn, bất cập trên thực tế, so sánh với các quy định mới của Luật SHTT về vấn đề liên
quan nhằm làm rõ thực trạng hệ thống xác lập quyền SHCN đối với các đối tượng này.
Để làm rõ về hệ thống xác lập quyền SHCN theo nguyên tắc đăng ký bảo hộ, các
vấn đề sau được tác giả đi sâu phân tích:
- Đối tượng SHCN và các tiêu chuẩn bảo hộ: tiêu chuẩn bảo hộ đối với một số đối tượng
chưa được quy định cụ thể, rõ ràng; một số đối tượng loại trừ được quy định chưa hợp lý.
- Quyền nộp đơn đăng ký SHCN: Quy định về quyền nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa

12


lý chưa hợp lý.
- Thực hiện quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ SHCN: Một số quy định về đại diện sở
hữu công nghiêp chưa phù hợp và bất cập với thực tế, kìm hãm sự phát triển của hoạt
động này, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động xác lập quyền SHCN nói chung.
- Đơn và xét nghiệm đơn đăng ký quyền SHCN: Các quy định về đơn và tài liệu
kèm theo đơn còn phức tạp, một số yêu cầu không cần thiết, gây khó khăn cho người nộp
đơn. Cơ chế xét nghiệm đơn cần được rút gọn hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
xác lập quyền SHCN.

- Quyết định cấp/từ chối cấp Văn bằng bảo hộ quyền SHCN: thiếu các quy định về
căn cứ từ chối cấp Văn bằng bảo hộ; thiếu các quy định cụ thể về yêu cầu, điều kiện gia
hạn, rút ngắn thời hạn xét nghiệm đơn.
- Khiếu nại, phản đối liên quan đến việc cấp Văn bằng bảo hộ quyền SHCN: Cơ
chế khiếu nại, phản đối quyết định của cơ quan xác lập quyền còn chưa phù hợp ảnh
hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các chủ thể liên quan.

13


Chƣơng III
THỰC TRẠNG XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN
3.1. Thực trạng xác lập quyền SHCN ở Việt Nam
Phần này tác giả nêu và phân tích thực trạng xác lập quyền sở hữu công nghiệp tại
Cục Sở hữu công nghiệp thông qua tình hình hoạt động liên quan đến xác lập quyền
SHCN của Cục Sở hữu công nghiệp và số liệu thống kê tình hình nộp đơn đăng ký bảo hộ
SHCN cũng như số lương văn bằng bảo hộ được cấp. Nội dung này được đánh giá dưới
hai khía cạnh: khía cạnh tích cực và những hạn chế.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về xác lập
quyền SHCN
Phần này tác giả đưa ra hai nhóm kiến nghị với 12 kiến nghị cụ thể nhằm góp phần
hoàn thiện các quy định pháp luật về xác lập quyền SHCN:
3.2.1. Nhóm kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống xác lập
quyền SHCN
Kiến nghị 1: Tiếp tục xây dựng và ban hành các quy định bổ sung, hướng dẫn, cụ
thể hoá các quy phạm pháp luật về SHTT trong đó, các quy định về xác lập quyền SHCN
cần được quy định theo nguyên tắc minh bạch và cụ thể
Kiến nghị 2: Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo hộ SHTT nói chung và xác lập
quyền nói riêng nhằm tận dụng và tranh thủ kinh nghiệm, sự trợ giúp của các nước đặc

biệt là các nước phát triển về kỹ thuật, kinh nghiệm, trình độ quản lý… nhằm bổ sung cho
hệ thống xác lập quyền SHCN của nước ta.
Kiến nghị 3: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về SHTT nói chung và
xác lập quyền SHTT nói riêng nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề này.
Kiến nghị 4: Cơ quan xác lập quyền và các cơ quan quản lý nhà nước về SHCN cần
phải có sự chuyên môn hoá, rành mạch về chức năng, nhiệm vụ trong đó đặc biệt chú

14


trọng đến việc chuyên môn hoá chức năng xác lập quyền.
Kiến nghị 5: Cần thành lập một tổ chức độc lập hoặc một đơn vị chuyên môn trực
thuộc cơ quan SHTT quốc gia chuyên nghiên cứu những vấn đề mang tính chiến lược để
phát triển hệ thống SHCN nói chung và hệ thống xác lập quyền SHCN nói riêng.
Kiến nghị 6: Hoạt động đăng ký xác lập quyền SHCN của cơ quan SHTT quốc gia
cần phải được tiến hành dưới hình thức cung cấp dịch vụ công; từng bước xoá bỏ quan
niệm coi việc đăng ký xác lập quyền SHCN là một thủ tục mang tính mệnh lệnh hành
chính theo cơ chế xin-cho.
Kiến nghị 7: Sửa đổi, bổ sung một số quy định về đại diện SHCN theo hướng giảm
bớt yêu cầu nhằm tạo cơ chế khuyến khích sự phát triển hoạt động này, góp phần tăng
cường hiệu quả hoạt động xác lập quyền SHCN.
3.2.2. Nhóm kiến nghị cụ thể về trình tự, thủ tục xác lập quyền SHCN
Kiến nghị 8: Các vấn đề liên quan đến trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền SHCN
cần phải được hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu cho phù hợp với trình độ, nhận thức của công
chúng nói chung.
Kiến nghị 9: Xây dựng và ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể, chi tiết
về trình tự, thủ tục xử lý các loại đơn quốc tế: đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thoả ước
và Nghị định thư Madrid, đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT.
Kiến nghị 10: Đối với nhãn hiệu, cần từng bước thay đổi phương thức xét nghiệm
nội dung đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ theo hướng giảm áp lực cho xét nghiệm viên,

tăng trách nhiệm cho chủ sở hữu đồng thời đảm bảo tính khách quan trong các quyết định
cấp Văn bằng bảo hộ.
Kiến nghị 11: Đối với chỉ dẫn địa lý, không nên quy định quyền đăng ký chỉ dẫn địa
lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.

15


Kiến nghị 12: Đối với sáng chế, cần sửa đổi quy định về các đối tượng bị loại trừ
không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.

16


KẾT LUẬN
Bảo hộ quyền SHCN không chỉ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chủ sở hữu, bảo vệ
quyền lợi chính đáng của cộng đồng mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động
sáng tạo, đổi mới, cải tiến kỹ thuật, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể
thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài. Cũng như các quốc gia
đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, vấn đề bảo hộ quyền SHCN đã trở
thành mối quan tâm mang tính định hướng, chiến lược của Việt Nam trong quá trình xây
dựng nền kinh tế dựa trên tri thức. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong
thời gian qua nhà nước ta đã có những chính sách, chiến lược nhằm phát triển hệ thống
pháp luật và cơ chế bảo hộ SHCN. Tuy nhiên, hiện chúng ta vẫn đang trong giai đoạn
từng bước hoàn thiện.
Thế kỷ 21 được đánh giá là thế kỷ của tri thức sáng tạo và công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra nhu cầu khẳng định vị thế cạnh
tranh của doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế quốc gia nói chung. Chính vì vậy,
xác lập, bảo hộ và phát triển giá trị quyền SHCN đang trở thành một vấn đề mang tính
thời sự và được quan tâm chú trọng hơn bao giờ hết.

Các đối tượng SHCN ngày nay không chỉ đơn thuần là tài sản thuộc quyền sở hữu,
sử dụng, định đoạt của riêng chủ sở hữu mà còn có khả năng tác động lớn tới lợi ích và sự
phát triển chung của toàn xã hội. Hành vi xâm phạm quyền SHTT không chỉ làm thiệt hại
cho chủ sở hữu mà còn gây thiệt hại cho hàng hoạt các nhà sản xuất, người tiêu dùng và
cho nền kinh tế. Việc xác lập, thực thi và bảo hộ quyền SHTT một cách thoả đáng hay
không sẽ có tác động lớn đến việc thúc đẩy hay hạn chế sáng tạo trong nghiên cúu khoa
học kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh. Như vậy, để việc bảo hộ SHTT có hiệu quả thì rõ ràng
chúng ta phải xây dựng một hệ thống pháp luật về SHTT đầy đủ, chặt chẽ và hoàn thiện
từ khâu xác lập quyền sở hữu cho đến cơ chế thực thi và các biện pháp chế tài nhằm bảo
vệ các quyền đã được xác lập.

17


Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài này mong góp phần hoàn thiện các
quy định pháp luật về xác lập quyền SHCN, từ đó nâng cao tính hiệu quả của hệ thống
SHCN quốc gia, đáp ứng nhu cầu của quá trình hội nhập và những đòi hỏi của tình hình
mới.

18



×