Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phương qua thực tiễn ở tỉnh Bắc Ninh : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.24 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---------o0o----------

MAI VĂN DUẨN

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở ĐỊA PHƯƠNG
QUA THỰC TIỄN Ở TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI-2011

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---------o0o----------

MAI VĂN DUẨN

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở ĐỊA PHƯƠNG
QUA THỰC TIỄN Ở TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp
luật
Mã số


: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Nho Thìn

HÀ NỘI-2011

2


MỤC LỤC

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ..................................... 1
TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở ĐỊA PHƢƠNG ........................ 1
QUA THỰC TIỄN Ở TỈNH BẮC NINH ....................................... 1
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ..................................... 2
TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở ĐỊA PHƢƠNG ........................ 2
QUA THỰC TIỄN Ở TỈNH BẮC NINH ....................................... 2
Chƣơng 1
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TẠI CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở ĐỊA PHƢƠNG
1.1 Khái quát sự hình thành, phát triển của pháp luật về khiếnại hành
chính ở nƣớc ta........................................................................................13
1.2. Quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa
phƣơng.....................................................................................................24
1.2.1. Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta hiện nay........24
1.2.2. Quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa
phương...................................................................................................30

1.3. Hạn chế và bất cập trong các quy định của pháp luật về giải

quyết khiếu nại hành chín....................................................................38
1.3.1. Một số vướng mắc và hạn chế trong quy định của Luật Khiếu nại, tố
cáo và Nghị định 136 /2006 /NĐ-CP ngày 14.11.2006 của
Chính phủ...............................................................................................38
1.3.2. Bất cập giữa Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Thanh tra...............50
1.3.3. Bất cập trong cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính.................51

3


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
Ở TỈNH BẮC NINH (UBND TỈNH)..................................................54

2.1. Tình hình khiếu nại hành chính ở tỉnh Bắc Ninh trong những
năm gần đây ............................................................................. 54
2.2. Thực tiễn giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở tỉnh Bắc
Ninh (UBND tỉnh)..................................................................................58
2.2.1. Tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư..................................58
2.2.2. Thụ lý đơn và giao Thủ trưởng cơ quan chuyên môn xác minh, kết
luận, đề xuất biện pháp giải quyết khiếu nại............................................62

2.2.3. Thẩm tra, xác minh, kết luận và đề xuất biện pháp giải quyết
khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan tham mưu………………………66
2.2.4. Giải quyết “khiếu nại” Báo cáo kết luận của Thủ trưởng cơ
quan tham mưu……………………………………………………….66
2.2.5. Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại……………………67
2.2.6. Thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
................................................................................................. 68
2.3. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình giải quyết khiếu nại và

nguyên nhân ............................................................................. 72
2.3.1. Hạn chế trong phiên tiếp công dân của Chủ tịch UBND tỉnh 72
2.3.2. Hạn chế trong việc tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh đề xuất
giải quyết khiếu nại .................................................................... 73

4


2.3.3. Việc xác minh, kết luận nội dung khiếu nại không đảm bảo về
quy trình ................................................................................... 81
2.3.4. Hạn chế trong tổ chức đối thoại..................................................84

2.3.5. Thời gian giải quyết khiếu nại còn bị kéo dài…………………85
2.3.6. Hạn chế trong tổ chức đối thoại..................................................86
2.3.7. Việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thiếu dứt
điểm.......................................................................................................94
2.3.8. Một số hạn chế khác.....................................................................94
Chƣơng 3
ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở ĐỊA PHƢƠNG
.................................................................................................................99
3.1. Yêu cầu đặt ra đòi hỏi phải đổi mới, hoàn thiện quy trình giải
quyếkhiếu

nại

tại




quan

hành

chính



địa

phƣơng......................................................................................................99
3.1.1. Đảm bảo quyền khiếu nại của công dân......................................99
3.1.2. Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của quy trình giải quyết khiếu nại hành
chính ......................................................................................................100
3.1.3. Đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và chịu trách nhiệm của
cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại của công dân..............103
3.1.4. Đảm bảo tính cụ thể, phù hợp, thống nhất và thuận tiện cho người
khiếu nại, người giải quyết khiếu nại........................................................104

5


3.1.5. Đảm bảo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì
dân; yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước .................................107
3.1.6. Quy trình giải quyết khiếu nại hành chính cần đảm bảo tính độc lập,
khách quan...........................................................................................108
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ
quan hành chính ở địa phƣơng...........................................................109
3.2.1. Tổng rà soát các quy định của pháp luật liên quan tới khiếu nại và
quy trình giải quyết khiếu nại.................................................................109

Chƣơng 3
ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở ĐỊA PHƢƠNG
3.1. Yêu cầu đặt ra đòi hỏi phải đổi mới, hoàn thiện quy trình giải quyết
khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phƣơng.....................................112
3.1.1. Đảm bảo quyền khiếu nại của công dân......................................112
KẾT LUẬN...........................................................................................133
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................138

6


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chế độ dân chủ nhân dân ở nước ta, khiếu nại, tố cáo được coi là một
trong những biện pháp để thực hiện quyền làm chủ của người dân thông qua việc
tham gia xây dựng nhà nước, xây dựng chính quyền và quản lý nhà nước, đồng
thời cũng là một trong những công cụ quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình khi quyền và lợi ích hợp pháp đó bị xậm hại. Vì vậy, việc giải
quyết các khiếu nại hành chính luôn là vấn đề được Nhà nước ta quan tâm. Trong
các bản Hiến pháp, khiếu nại, tố cáo được xác định là một trong những quyền cơ
bản của công dân và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm, nghĩa vụ
của các cơ quan nhà nước.
Trên cơ sở các bản Hiến pháp, nhiều văn bản pháp luật, trong đó đáng kể
nhất là Pháp lệnh quy định việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân năm 1981; Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991; Luật Khiếu
nại, tố cáo năm 1998; Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố
cáo năm 2004; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm
2005; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996; Pháp lệnh

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính năm 2006; Luật Tố tụng Hành chính năm 2010 được ban hành. Từ việc
quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tiếp nhận và giải
quyết khiếu nại của công đến việc nghiên cứu, thiết lập cơ chế giải quyết khiếu
kiện đã tạo ra cơ sở pháp lý để quyền khiếu kiện của người dân ngày càng được
đảm bảo thực hiện, quá trình giải quyết ngày càng công khai, dân chủ và khách
quan.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến việc giải quyết
khiếu nại chưa đạt hiệu quả cao, trong đó cần nhấn mạnh là: sự không nhất quán,
đồng bộ của pháp luật, mà cụ thể giữa Luật Khiếu nại, tố cáo với các luật chuyên
ngành; việc hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo vẫn còn hạn chế, chưa được chi
tiết cụ thể; đây là một lĩnh vực “nhạy cảm”, người giải quyết khiếu nại của công
dân không ai khác chính là người bị kiện, người có những quyết định, hành vi bị
cho là vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; cơ chế hiện hành

đang áp dụng để giải quyết khiếu nại chưa có hiệu quả cao; đặc biệt chúng ta
chưa có quy trình giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính.
Từ những nguyên nhân trên đã dẫn tới tình trạng việc áp dụng pháp luật
không thống nhất, tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm trong quá trình giải quyết khiếu nại
của cơ quan hành chính. Sự e ngại, tránh đụng chạm đến các cơ quan nhà nước,
Thủ trưởng đơn vị cấp trên; sự nể nang, thiếu kiên quyết đối với cơ quan và Thủ
trưởng cơ quan cấp dưới. Cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, cơ quan nhà nước
trong việc giải quyết khiếu nại còn có sự né tránh, đùn đẩy, lòng vòng qua nhiều
công đoạn; cơ chế giải quyết khiếu nại của người dân qua con đường Toà án còn
hạn chế, mới mẻ đối với người dân và hiệu quả chưa cao, vì thế, phần lớn công
dân đã lựa chọn khiếu nại qua con đường hành chính.
Thực tế đó đã đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn là làm thế nào để
công tác giải quyết khiếu nại của người dân đạt hiệu quả cao nhất? Theo quan
điểm cá nhân, bên cạnh việc nghiên cứu để thiết lập hệ thống tài phán hoặc Toà
án Hành chính độc lập, phù hợp với thực tiễn nước ta từ Trung ương xuống địa

phương thì một trong những việc cần làm ngay để nâng cao hiệu quả công tác
giải quyết khiếu nại của công dân là phải quy định rõ và công khai quy trình giải
quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính nhà nước. Để góp phần làm rõ những vấn
đề đặt ra trên đây trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng công tác giải quyết
khiếu nại tại cơ quan hành chính, tôi chọn đề tài “Quy trình giải quyết khiếu
nại tại cơ quan hành chính ở địa phƣơng qua thực tiễn ở tỉnh Bắc Ninh” làm
Luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo ở Bắc Ninh nói riêng
và của cả nước nói chung ngày một gia tăng và có chiều hướng phức tạp. Vì thế,
vấn đề về khiếu nại, tố cáo được nhiều nhà nghiên cứu về khoa pháp lý và hoạt
động thực tiễn ở nước ta quan tâm. Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến
đề tài “Quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phương qua
thực tiễn ở tỉnh Bắc Ninh”, tôi thấy có một số công trình, bài viết nghiên cứu
như:
Luận án Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Hạnh: “Hoàn thiện thủ tục pháp lý về
giải quyết khiếu nại của công dân”, năm 2005; Luận án Tiến sỹ Luật học của


Ngô Mạnh Toan: “Hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong điều kiện xây
dựng Nhà nước pháp quyền”, năm 2007.
Bài viết “Xây dựng quy trình giải quyết khiếu nại hành chính” của Đinh
Văn Minh, Tạp chí Thanh tra, số 1, năm 2005.
Tình hình nghiên cứu trên cho thấy, các công trình khoa học, các bài viết
đã đề cập đến vấn đề lý luận, thực tiễn và yêu cầu đổi mới, hoàn thiện quy định
về thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính. Tuy nhiên, các công trình trên chưa
nghiên cứu một cách chuyên biệt, cụ thể về những bất cập, vướng mắc và những
hạn chế từ lý luận và đặc biệt là từ thực tiễn thực hiện các quy định, yêu cầu về
quy trình giải quyết khiếu nại hành chính. Chưa thực sự xem xét giải quyết khiếu
nại từ góc độ của người giải quyết khiếu nại và người khiếu nại; người giám sát,

đôn đốc việc giải quyết khiếu nại. Đề tài “Quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ
quan hành chính ở địa phương qua thực tiễn ở tỉnh Bắc Ninh” là công trình đầu
tiên nghiên cứu chuyên biệt về những bất cập, vướng mắc và hạn chế trong quá
trình giải quyết khiếu nại, từ thực tiễn giải quyết khiếu nại tại UBND tỉnh Bắc
Ninh. Công trình đầu tiên đưa ra mô hình giải quyết khiếu nại để quy trình giải
quyết khiếu nại được độc lập, khách quan, nhanh chóng, hiệu quả, vừa đảm bảo
tính kế thừa, vừa đảm bảo tính đổi mới.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Luận văn trên cơ sở khái quát các lý luận về quy trình giải quyết khiếu nại
hành chính tập trung đánh giá và làm rõ những hạn chế, nguyên nhân của những
hạn chế đó trong quá trình giải quyết khiếu nại tại UBND tỉnh Bắc Ninh. Từ lý
luận và thực tiễn đã nghiên cứu, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới,
hoàn thiện quy trình giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính địa phương ở
nước ta.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là quy trình giải quyết khiếu nại
tại cơ quan hành chính ở địa phương. Cụ thể chỉ tập trung nghiên cứu công tác
giải quyết khiếu nại hành chính tại UBND tỉnh Bắc Ninh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ
nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật.

Trên cơ sở phương pháp luận trên, đề tài này sử dụng các phương pháp
nhận thức khoa học cụ thể như: Phương pháp trừu tượng khoa học; Phương pháp
so sánh; Phương pháp tổng hợp, thống kê; Phương pháp phân tích, đánh giá…
6. Những đóng góp và ý nghĩa của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu tìm ra những bất cập, thiếu sót trong các
quy định của pháp luật về khiếu nại nói chung và trình tự, thủ tục giải quyết
khiếu nại hành chính nói riêng trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, từ đó
đưa ra chính tại cơ quan hành chính ở địa phương phù hợp với tình hình thực tiễn

ở nước ta hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại
hành chính, đảm bảo tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
Với các giải pháp đổi mới và hoàn thiện quy trình giải quyết khiếu nại đưa
ra trong đề tài sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa lý luận khoa học Luật Hành chính
và cung cấp những thông tin có giá trị cho các cơ quan chức năng trong quá trình
nghiên cứu, đổi mới quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở
nước ta. Cụ thể, cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn giúp cho UBND
tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh có những biện pháp
nhằm chấn chỉnh lại công tác giải quyết khiếu nại; đồng thời ban hành các văn
bản cần thiết để chỉ đạo, hướng dẫn việc giải quyết khiếu nại nói chung và tố
cáo, tranh chấp nói riêng đối với các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh.
7. Kết cấu của của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần
nội dụng gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa
phương
Chƣơng 2. Thực trạng giải quyết khiếu nại hành chính ở tỉnh Bắc Ninh
(UBND tỉnh)
Chƣơng 3. Đổi mới và hoàn thiện quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ
quan hành chính ở địa phương.


Chƣơng 1
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TẠI CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở ĐỊA PHƢƠNG

Trong chương này, tác giả trình bày khái quát sự hình thành và phát triển
của pháp luật về khiếu nại hành chính ở nước ta; quy trình giải quyết khiếu nại
tại cơ quan hành chính ở địa phương; một số điểm hạn chế và bất cập trong các
quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính.

1.1. Khái quát sự hình thành, phát triển của pháp luật về khiếu nại
hành chính ở nƣớc ta
Mục này, tác chỉ ra rằng Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của
công dân. Và giải quyết khiếu nại của công dân là một vấn đề được Nhà nước ta
đặc biệt quan tâm. Cùng với sự phát triển của nhà nước, sự hoàn thiện của các
bản hiến pháp và các quy định của pháp luật nói chung thì những quy định về
khiếu nại và giải quyết khiếu cũng ngày càng được hoàn chỉnh hơn.
Sự hình thành và phát triển của pháp luật về khiếu nại của công dân được
thể hiện ở sự ghi nhận và ngày càng mở rộng quyền khiếu nại của công dân
trong các bản hiến pháp, các văn bản pháp luật. Cụ thể là Hiến pháp năm 1959;
Hiến pháp năm 1980; Hiến pháp năm 1992; Pháp lệnh quy định việc xét và giải
quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981; Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo
năm 1991; Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và các Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Khiếu nại, tố cáo. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về
khiếu nại còn được thể hiện trong việc quy định quyền khiếu nại đi đôi với trách
nhiệm giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước; ở việc quy định ngày càng rõ
hơn trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại và hình thành nên cơ chế giải quyết
khiếu nại.
1.2. Quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa
phƣơng
Mục này, tác giả trình bày 02 nội dung: cơ chế và quy trình giải quyết khiếu
nại hành chính.
1.2.1. Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta hiện nay

Phần này, tác giả đề cập đến cách thức giải quyết khiếu nại của công dân tại
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Cách thức đó là một vụ khiếu kiện
hành chính có thể trải qua hai giai đoạn: Giải quyết theo cấp hành chính (tiền tố
tụng hành chính) và giai đoạn tố tụng trước Toà Hành chính.
Ở giai đoạn giải quyết theo cấp hành chính, cơ quan hành chính nhà nước
nhận được các khiếu nại của tổ chức, công dân sẽ tự xem xét, kiểm tra lại các

căn cứ ra quyết định hành chính bị khiếu nại. Cơ quan hành chính có thể huỷ bỏ
hoặc thay đổi quyết định hành chính đó.
Theo các quy định pháp luật hiện hành về khiếu nại, tác giả đưa ra 02 đặc
điểm về cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta:
1.2.1.1. Lựa chọn có giới hạn cơ quan giải quyết (hay con đường giải
quyết) khiếu nại của công dân, tổ chức khi phát sinh khiếu nại
Pháp luật khiếu nại, tố cáo quy định công dân có quyền lựa chọn con đường
giải quyết khiếu nại của mình bằng cơ quan hành chính hoặc con đường Tòa án
nhân dân. Nếu công dân lựa chọn con đường hành chính thì vụ việc khiếu nại
được giải quyết bằng quyết định giải quyết khiếu nại. Nếu công dân lựa chọn
con đường giải quyết là Tòa án nhân dân thì việc giải quyết khiếu kiện của công
dân được thực hiện theo quy định về thủ tục giải quyết vụ án hành chính (tố tụng
hành chính). Tuy nhiên, sự lựa chọn con đường giải quyết khiếu kiện của công
dân không phải lúc nào và trường hợp nào cũng được thực hiện mà nó bị giới
hạn.
Sự giới hạn của người khiếu nại thể hiện ở hai điểm: Một là, người khiếu
nại bắt buộc phải khiếu nại với chính người có quyết định hành chính, hoặc cơ
quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại cho rằng
quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là vi phạm đến quyền và lợi ích
hợp pháp của mình. Hai là, sau khi có quyết định giải quyết lần khiếu nại của
người có quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi
hành chính bị khiếu nại thì công dân có sự lựa chọn con đường giải quyết khiếu
nại lên cấp trên trực tiếp hoặc khiếu kiện ra toà. Nhưng việc lựa chọn khiếu nại
lên cấp trên trực tiếp không được áp dụng trong mọi trường hợp mà chỉ được
thực hiện đối với quyết định giải quyết của Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan
ngang Sở, Chủ tịch UBND cấp huyện trở xuống và một số trường hợp của Chủ
tịch UBND cấp tỉnh. Đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Bộ


trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (một

số trường hợp) thì người khiếu nại chỉ có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại
Toà án nhân dân cấp tỉnh mà không có quyền tiếp tục khiếu nại lên cơ quan hành
chính cao hơn. Khi công dân lựa chọn việc giải quyết bằng con đường Toà án
nhân dân thì trước khi khiếu kiện, công dân cần phải xem xét trường hợp của
mình khiếu kiện có thuộc đối tượng tòa án thụ lý giải quyết của Toà án nhân dân
hay không.
1.2.1.2. Cách thức giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính

giao Thủ trưởng cơ quan, cá nhân khác nhau làm công tác tham mưu, đề xuất
giải quyết khiếu nại.
1.2.2. Quy trình giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương
Phần này, tác giả trình bày 02 nội dung: Nhận thức về giải quyết khiếu nại
hành chính, quy trình giải quyết khiếu nại hành chính; và một số điểm hạn chế,
bất cập trong các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính.

* Số lần giải quyết một vụ việc khiếu nại ở cơ quan hành chính nhà nước

1.2.2.1. Nhận thức về giải quyết khiếu nại và quy trình giải quyết khiếu
nại hành chính

Việc khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phương (Chủ tịch UBND cấp
xã, cấp huyện; Trưởng các phòng, ban thuộc UBND cấp huyện, thuộc Sở, ngành,
Giám đốc các Sở và tương đương) chỉ được giải quyết tối đa 2 lần.

Giải quyết khiếu nại hành chính cho đến nay còn nhiều quan niệm khác
nhau, với các nội dung khác nhau:

Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch
UBND cấp tỉnh có thể được giải quyết tối đa từ 1 đến 2 lần. Nếu căn cứ vào

Điều 25 Luật Khiếu nại, tố cáo thì được giải quyết 2 lần, còn nếu căn cứ vào
Điều 39 của Luật này thì chỉ được giải quyết 01 lần. Có nghĩa là tuỳ thuộc vào
nội dung quản lý nhà nước của quyết định hành chính, hành vi hành bị khiếu nại
của Chủ tịch UBND cấp tỉnh thì việc khiếu nại đó có thể được giải quyết tối đa
là 1 hoặc 2 lần.

- Thanh tra Chính phủ cho rằng “Giải quyết khiếu nại hành chính là toàn
bộ công việc của cơ quan nhà nước phải làm từ khi có đơn khiếu nại đến khi kết
thúc thi hành quyết định giải quyết của cấp có thẩm quyền”

Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ
trưởng cơ quan thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; của Thủ
trưởng cơ quan cơ quan thuộc Chính phủ, căn cứ vào Điều 26 Luật Khiếu nại, tố
cáo thì được giải quyết tối đa 2 lần. Khiếu nại đối quyết định hành chính, hành vi
hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, căn cứ vào Điều 26
Luật Khiếu nại, tố cáo thì được giải quyết tối đa 1 lần.
* Tại cơ quan hành chính nhà nước, khiếu nại được giải quyết theo
hình thức chỉ đạo và tham mưu, đề xuất.
Trong cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta, pháp luật quy
định trách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc về người đứng đầu. Nhưng trên thực
tế, trong quá trình giải quyết khiếu nại, người đứng đầu rất ít khi tham gia vào
việc giải quyết mà tùy thuộc vào mỗi công đoạn trong quá trình giải quyết lại

- Theo Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 thì giải quyết khiếu nại là “việc
xác minh, kết luận và ra quyết định của người giải quyết khiếu nại”;

Với các nội dung của giải quyết khiếu khác nhau thì việc xác định thời
điểm của quy trình giải quyết cũng khác nhau. Công việc giải quyết khiếu nại
được xác định từ đâu đến đâu thì có quy trình giải quyết tương ứng. Căn cứ vào
Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, tác giả đi đến

kết luận về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính như sau: Qui trình giải
quyết khiếu nại hành chính là một quá trình mà các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phải thực hiện các công việc, công đoạn theo một trình tự, thủ tục và
trong một khoảng thời gian nhất định kể từ khi tiếp nhận, thụ lý đơn đến khi ra
quyết định và thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại; trách nhiệm phối hợp
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quyền và nghĩa vụ của người khiếu
nại, người bị khiếu nại trong quá trình đó.
1.2.2.2. Trình tự, thủ tục các công đoạn, công việc mà các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phải làm khi giải quyết một vụ việc khiếu nại.
Phần này, tác giả trình bày các công đoạn, công việc mà cơ quan nhà
nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải làm trong quá trình giải
quyết khiếu nại. Cụ thể: Thụ lý đơn và giao cho cá nhân, Chánh thanh tra hoặc


Thủ trưởng cơ quan chuyên môn (sau đây gọi là Thủ trưởng cơ quan tham mưu)
tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp giải quyết khiếu nại; ban
hành quyết định giải quyết khiếu nại; thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại
đã có hiệu lực pháp luật.
1.3. Hạn chế và bất cập trong các quy định của pháp luật về giải quyết
khiếu nại hành chính
Mục này, tác giả nêu và phân tích một số vướng mắc, hạn chế trong quy
định của Luật khiếu nại, tố cáo và Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14.11. 2006
của Chính phủ cũng như bất cập giữa Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Thanh tra
trong việc quy định về thời hạn khiếu nại và thời hạn thanh tra; bất cập trong cơ
chế giải quyết khiếu nại hành chính. Cụ thể:
1.3.1. Một số vướng mắc và hạn chế trong quy định của Luật khiếu nại,
tố cáo và Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14.11.2006 của Chính phủ
Xuất phát từ thực tiễn, để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra cho công tác
giải quyết trong tình hình mới của đất nước, Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã
qua hai lần sửa đổi, bổ sung năm 2004 và năm 2005 nhưng đến nay vẫn còn tồn

tại một số những vướng mắc, hạn chế nhất định cần được tiếp nghiên cứu, hoàn
thiện như về: việc uỷ quyền khiếu nại; đơn khiếu nại; thụ lý đơn; khiếu nại đông
người; thời hạn giải quyết khiếu nại; thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành
chính nhà nước và hành vi hành chính của cơ quan đó; giao Thủ trưởng cơ quan,
đơn vị, cá nhân tham mưu giải quyết khiếu nại; đối thoại; nội dung quyết định
giải quyết khiếu nại lần hai; việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có
hiệu lực pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các trường hợp đã có quyết định
giải quyết khiếu nại lần hai; giải quyết những phát sinh trong quá trình giải quyết
khiếu nại thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
1.3.2. Bất cập giữa Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Thanh tra
Bất cập giữa Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Thanh tra là thời hạn thanh tra
(trong giải quyết khiếu khiếu nại chính là thời gian xác minh, kết luận nội dung
khiếu nại) và thời hạn khiếu nại; tiêu chí để tính thời gian thanh tra, thời gian
giải quyết khiếu nại.
1.3.3. Bất cập trong cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính

Phần này, tác giả chỉ ra những bất cập trong cơ chế giải quyết theo cấp
hành chính mà thẩm quyền giải quyết hoàn toàn thuộc về Thủ trưởng cơ quan
quản lý nhà nước. Những bất cập đó là:
+ Quy trình giải quyết rất rườm rà, qua nhiều công đoạn, nhiều cơ quan
khác nhau dẫn đến việc giải quyết kéo dài, không đảm bảo về thời gian, tiến độ;
+ Một quyết định bị khiếu nại liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều
cơ quan, thậm chí nhiều ngành, nhiều cấp, người dân khó có thể xác định được
cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của mình.
+ Pháp luật chưa có những quy định chi tiết và thực thi nghiêm chỉnh đối
với những hành vi cố tình trì hoãn việc giải quyết, giải quyết không đúng trình
tự, thủ tục và thể thức; không đảm bảo thời hạn của người giải quyết khiếu nại,
người được giao nhiệm vụ xác minh, tham mưu giải quyết khiếu nại dẫn đến tạo
nên sức ì của các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong quá trình giải quyết
khiếu nại, làm ảnh hưởng đến uy tín và niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước.

+ Trong nhiều vụ việc, ngay trong quá trình thu thập hồ sơ tài liệu, nghiên
cứu sơ bộ có thể khẳng định tính đúng sai về nội dung khiếu nại. Trong những
trường hợp như vậy, người giải quyết khiếu nại có thể ban hành quyết định giải
quyết ngay mà không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình
giải quyết một cách vô ích. Hơn thế nữa, mỗi cấp, mỗi ngành trong bộ máy nhà
nước tổ chức khác nhau, nên việc giải quyết khiếu nại cũng khác nhau, nhất là
đối với cấp xã, hay các phòng thuộc UBND cấp huyện, các phòng thuộc Sở,
ngành và tương đương.


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
Ở TỈNH BẮC NINH (UBND TỈNH)

Trong chương này, tác giả trình bày ba nội dung: tình hình khiếu nại ở tỉnh
Bắc Ninh trong những năm gần đây; thực tiễn giải quyết khiếu nại hành chính ở
tỉnh Bắc Ninh (UBND tỉnh); những tồn tại, hạn chế trong quá trình giải quyết
khiếu nại và nguyên nhân.
2.1. Tình hình khiếu nại ở tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây
Mục này, tác giả nêu khái quát tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh
Bắc Ninh; những nguyên nhân dẫn đến khiếu nại của công dân; dẫn chứng một
vài số liệu về tình hình tiếp dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại của công dân năm
2005 đến năm 2010; Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và các biện pháp cụ thể của
Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh để giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công
dân; và kết quả công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính trên địa
bàn tỉnh.
2.2. Thực tiễn giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở tỉnh Bắc
Ninh (UBND tỉnh)
Mục này, tác giả trình bày về thực trạng quá trình giải quyết khiếu nại tại
UBND tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể:

2.2.1. Tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư
2.2.1.1. Tiếp công dân của Chủ tịch UBND tỉnh
Tại UBND tỉnh Bắc Ninh, tổ chức thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại theo cơ chế một cửa (Văn phòng tiếp công dân) đi vào hoạt động có nề nếp,
giúp người khiếu nại thuận lợi hơn rất nhiều trong việc thực hiện quyền khiếu
nại của mình. Thêm vào đó, việc chỉ đạo cụ thể của Chủ tịch UBND tỉnh tại các
buổi tiếp công dân định kỳ có ấn định thời gian báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để
trả lời công dân đã tạo điều kiện cho các bộ phận thực hiện một cách có trách
nhiệm hơn, các cơ quan tham mưu cho việc giải quyết khiếu nại cũng đã chịu
xức ép về mặt thời gian trong việc xác minh, làm rõ nội dung khiếu nại.
2.2.1.2. Tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại

Việc xử tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại cũng được thực hiện theo cơ chế
một cửa. Đơn thư của công dân từ các nguồn chuyển đến được tập trung tại Văn
phòng tiếp công dân tỉnh phân loại, nghiên cứu, xử lý và đề xuất. Một số đơn
không qua Văn phòng Tiếp công dân được chuyên viên phụ trách (chuyên viên
Nội chính Văn phòng UBND tỉnh hoặc chuyên viên thuộc khối khác) xử lý,
tham mưu.
2.2.2. Thụ lý đơn và giao Thủ trưởng cơ quan chuyên môn xác minh, kết
luận, đề xuất biện pháp giải quyết khiếu nại
Khi Văn phòng Tiếp công dân tỉnh trực thuộc Thanh tra tỉnh thì công việc
tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh giao Thủ trưởng cơ quan tham mưu giải
quyết khiếu nại do chuyên viên Nội chính Văn phòng UBND tỉnh thực hiện sau
khi xem xét đề xuất của Văn phòng tiếp công dân-Thanh tra tỉnh. Khi Văn
phòng Tiếp công dân tỉnh được chuyển sang trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh,
việc tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Thủ trưởng cơ quan tham mưu giải
quyết khiếu nại do cả chuyên viên Nội chính và chuyên viên Văn phòng Tiếp
công dân thực hiện, trong một số trường hợp thì Văn phòng tiếp công dân trước
khi tham mưu phải thông qua chuyên viên Nội chính.
Do không có quy định về việc phân công trách nhiệm cụ thể nên việc tham

mưu giao cho Thủ trưởng cơ quan tham mưu giải quyết thường theo kinh
nghiệm. Thông thường, Thủ trưởng Sở - Ngành tham mưu cho UBND tỉnh lĩnh
vực nào thì giao cho Thủ trưởng Sở - Ngành đó tham mưu giải quyết khiếu nại.
Trong nhiều trường hợp, nếu khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
của Chủ tịch UBND cấp huyện thì chuyên viên xử lý đơn sẽ tham mưu giao cho
Thủ trưởng Sở, ngành chuyên môn chủ trì, phối hợp với Chủ tịch UBND huyện,
thị xã, thành phố đã giải quyết khiếu nại khiếu nại lần đầu tham mưu
2.2.3. Tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận và đề xuất biện pháp giải
quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan tham mưu
Khi nhận được chỉ đạo giao việc tham mưu giải quyết khiếu nại, Thủ
trưởng cơ quan được giao việc sẽ giao cho cán bộ thụ lý nghiên cứu nội dung
đơn; quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại
bị khiếu nại; các chứng cứ do người khiếu nại, người bị khiếu nại và người có
liên quan cung cấp lập báo cáo đề xuất giao cho Trưởng phòng nghiệp vụ
chuyên môn liên quan (đối với Thanh tra tỉnh); Chánh thanh tra Sở, hoặc Trưởng


các phòng chuyên môn tiến hành thẩm tra, xác minh và báo cáo kết quả thẩm tra,
xác minh, kết luận, kiến nghị biện pháp giải quyết khiếu nại.
Tuỳ tính chất vụ việc, Thủ trưởng cơ quan được giao tham mưu có thể tiến
hành thành lập Đoàn thanh tra, Tổ xác minh hoặc giao cho thanh tra viên (gọi tắt
là người xác minh) tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại của công dân
theo quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra. Kết thúc các thao tác nghiệp vụ,
người xác minh báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh, đồng thời dự thảo báo cáo
kết luận nội dung trình Chánh Thanh tra, Giám đốc Sở xem xét, ký văn bản,
chuyển giao Văn phòng phát hành báo cáo. Báo cáo tổng hợp kết quả thẩm tra,
xác minh, kết luận và đề xuất biện pháp giải quyết của Chánh Thanh tra, Giám
đốc Sở tham mưu được gửi cho UBND tỉnh, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND
tỉnh, các cơ quan có liên quan và công dân.
2.2.4. Giải quyết “khiếu nại” Báo cáo kết luận của Thủ trưởng cơ quan

tham mưu.
Đây là công đoạn hoàn toàn không có trong quy trình giải quyết khiếu nại,
nhưng nó lại tồn tại trong quá trình giải quyết khiếu nại ở UBND tỉnh Bắc Ninh.
Nó được coi là một công đoạn để cơ quan tham mưu xem xét và khẳng định lại
một lẫn nữa, nhằm đảm tính đúng đắn, khách quan nhưng thực sự là một công
đoạn thừa và không đúng, khiến thời hạn giải quyết khiếu nại của công dân thêm
kéo dài, phức tạp
2.2.5. Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại
Chuyên viên Nội chính Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm kiểm tra và
rà soát hồ sơ giải quyết của Thủ trưởng cơ quan tham mưu để dự thảo quyết định
giải quyết khiếu nại thông qua Chánh Văn phòng UBND tỉnh, trình Chủ tịch
hoặc Phó Chủ tịch phụ trách ký.
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra, xem xét tình tiết nêu
trong dự thảo quyết định, việc áp dụng đúng các quy định của pháp luật hiện
hành, kèm theo phiếu trình của chuyên viên, thông qua Chánh Văn phòng ký
duyệt để ban hành quyết định. Đối với những vụ việc có tính phức tạp hoặc các
tình tiết, đề xuất trong báo cáo không thống nhất, chuyên viên Nội chính có thể
đề xuất Chủ tich, Phó Chủ tịch phụ trách triệu tập cuộc họp để thống nhất
phương án giải quyết trước khi ký quyết định giải quyết.

2.2.6. Thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
UBND tỉnh Bắc Ninh chưa có quy định cụ thể việc triển khai thực hiện
quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành. Thông thường Chánh Thanh
tra tỉnh chịu trách nhiệm chung là theo dõi, kiểm tra, đôn đốc UBND cấp huyện
và các cơ quan, đơn vị có liên quan về việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu
nại đã có hiệu lực pháp luật; đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh áp dụng các biện pháp
xử lý theo thẩm quyền đối với những người có trách nhiệm nhưng cố ý trì hoãn
hoặc không tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp
luật.
Trên thực tế, cơ quan chuyên môn nào tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh giải

quyết khiếu nại thì cơ quan đó có trách nhiệm đôn đốc UBND cấp địa phương
thực hiện. Trong những trường hợp này, cơ quan được giao trách nhiệm đôn đốc
sẽ được ghi cụ thể trong quyết định giải quyết khiếu nại hoặc văn bản chỉ đạo
của Chủ tịch UBND tỉnh.
2.3. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình giải quyết khiếu nại và
nguyên nhân
Phần này, tác giả nêu một số hạn chế trong trong quá trình giải quyết khiếu
nại của công dân, đó là:
2.3.1. Hạn chế trong công tác tiếp công dân của Chủ tịch UBND tỉnh
Số lượt vụ việc được tiếp tại buổi tiếp công dân còn ít trong tổng số người
đến Văn phòng Tiếp công dân đề nghị được gặp Chủ tịch UBND tỉnh. Nguyên
nhân là do thời gian tiếp chưa thực sự được đảm bảo; công tác rà soát, phân loại
của Văn phòng Tiếp công dân thực hiện chưa đúng với quy định của luật; việc
đồng ý hoặc từ chối cho công dân vào phòng tiếp nhiều khi còn mang tính chủ
quan, không có tiêu chí cụ thể. Điều này dẫn đến việc công dân đến Văn phòng
Tiếp công dân khiếu kiện, phản ảnh thì rất đông nhưng số người được vào phòng
tiếp thì rất ít. Mặt khác, do số người đến Văn phòng Tiếp công dân chủ yếu là
những vụ vượt cấp, trùng lắp, khiếu kiện kéo dài, giải quyết không dứt điểm nên
cũng khó được Chủ tich UBND tỉnh tiếp.
Việc tiếp công dân còn mang nặng tính hình thức, sự chỉ đạo của Đại biểu
tiếp công dân chưa thực sự xát xao, dứt điểm; chất lượng và hiểu quả tiếp công
dân chưa cao. Nguyên nhân do: Công tác chuẩn bị cho buổi tiếp dân của Chủ


tịch UBND tỉnh chưa được kỹ lưỡng, cẩn thận. Tại các buổi tiếp dân của người
đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ tham mưu giúp việc nhiều khi chưa chuẩn bị
hồ sơ một cách chu đáo; Chất lượng tham mưu của cán bộ, chuyên viên cho Chủ
tịch UBND tỉnh tại phiên tiếp công dân còn hạn chế, chưa đi vào chiều sâu.
Sự quan tâm của người giải quyết khiếu nại chưa nhiều; hiệu lực, hiệu quả
của chỉ đạo thấp, thiếu dứt điểm.

2.3.2. Hạn chế trong việc tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh giao cho
Thủ trưởng cơ quan chuyên môn xác minh, kết luận đề xuất giải quyết

2.3.5. Thời gian giải quyết khiếu nại còn bị kéo dài
Tại UBND tỉnh Bắc Ninh, việc tính thời hạn giải quyết được tính từ thời
điểm Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Văn bản chỉ đạo, giao việc cho Thủ trưởng
cơ quan chuyên môn tham mưu giải quyết. Thời gian giải quyết khiếu nại
thường kéo dài gấp nhiều lần so với quy định.
2.3.6. Việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trong nhiều trường
hợp còn chưa đúng thể thức

Trong việc tham cho Chủ tịch UBND tỉnh cho Thủ trưởng cơ quan chuyên
môn xác minh, kết luận đề xuất giải quyết khiếu nại, chuyên viên làm công tác
tham mưu còn có một hạn chế sau: Lúng túng khi xác định thẩm quyền giải
quyết; Có sự nhầm lẫn trong việc xác định chủ thể được giao nhiệm vụ tham
mưu, đề xuất; Giao cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn xác minh, kết luận đề
xuất giải quyết không đúng; Nội dung giao việc còn tuỳ tiện; Trình tự, thủ tục
tiếp nhận đơn, đề xuất và trình Văn bản giao việc của Chủ tịch UBND tỉnh cho
Thủ trưởng cơ quan chuyên môn lòng vòng, không thống nhất.

Việc ban hành văn bản giải quyết không dưới dạng “Quyết định” vẫn còn
khá nhiều. Việc sử dụng các biểu mẫu chưa được các cơ quan nhà nước của Bắc
Ninh áp dụng một cách triệt để. Nhiều quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ
tịch UBND tỉnh vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi theo quy định tại Điều 38
và Điều 45 Luật Khiếu nại, tố cáo cũng như các biểu mẫu của Thanh tra Chính
phủ. Việc hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện ra
Toà án nhân dân trong nhiều trường hợp không được đề cập trong quyết định,
đặc biệt là quyết định giải quyết khiếu nại lần 2, hoặc nếu có thì ghi còn chung
chung và không đúng.


2.3.3. Việc xác minh, kết luận nội dung khiếu nại không đảm về quy
trình

2.3.7. Việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiêu lực thiếu
dứt điểm.

Một số cơ quan chuyên môn, khi tiến hành xác minh kết luận nội dung
khiếu nại không thực hiện đúng các bước như đã quy định.

Qua thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo cho thấy, một số trường hợp
khiếu nại mặc dù đã được các cơ quan nhà nước giải quyết đúng pháp luật, thấu
lý đạt tình; khiếu nại đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn hành quyết
định cuối cùng hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 đã có hiệu lực pháp
luật nhưng vẫn không được thi hành nghiêm chỉnh hoặc chậm thi hành, thi hành
không dứt điểm. Đặc biệt là những quyết định giải quyết khiếu nại mà người
khiếu nại khiếu nại có cơ sở. Thực tế này xuất phát từ những nguyên nhân sau:

2.3.4. Tổ chức đối thoại
Ở Bắc Ninh, rất ít những vụ việc khiếu nại mà Chủ tịch UBND tỉnh gặp gỡ,
đối thoại với người khiếu nại. Việc tổ chức và gặp gỡ, đối thoại thường do Thủ
trưởng cơ quan tham mưu hay Trưởng đoàn thanh tra, người tiến hành xác minh
thực hiện.
Nguyên nhân là do số vụ việc khiếu nại rất nhiều, việc bố trí Phó chủ tịch
chuyên giải quyết khiếu nại ra để tổ chức đối thoại là rất khó. Do vậy, nếu thực
hiện theo quy định thì việc đối thoại chỉ trở thành hình thức, và không thể thực
hiện được. Vì muốn đối thoại tốt, người chủ trì đối thoại phải nghiên cứu rất kỹ
hồ sơ, có nhiều vụ việc khi giao cho cán bộ thụ lý song do vụ việc rất phức tạp
nên chỉ có người thụ lý mới nắm rõ tường tận vấn đề, nên ngay cả Thủ trưởng cơ
quan tham mưu cũng không nắm rõ được vụ việc đó.


- Từ nội dung quyết định ghi một cách chung chung, không rõ ràng, chưa
chính xác;
- Từ nội dung giải quyết không có tính khả thi;
- Hướng dẫn công dân không cụ thể (như đã nêu ở trên) dẫn đến công dân
khiếu kiện vượt cấp lên cơ quan Trung ương, cơ quan Trung ương lại chuyển về
Bắc Ninh. Căn cứ vào công văn của cơ quan Trung ương, công dân gây sức ép
đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết theo chỉ đạo của cấp trên. Vì thế, việc


triển khai thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật gặp
nhiều khó khăn, trỏ ngại.
2.3.8. Một số hạn chế khác
Ngoài các nguyên nhân cơ bản nêu trên, công tác giải quyết khiếu nại tại
UBND tỉnh Bắc Ninh còn có những hạn chế khác như:
- Vẫn còn tình trạng giải quyết khiếu nại tập thể:
- Giải quyết khiếu nại mà nội dung không liên quan đến người khiếu nại;
- Giải quyết khiếu nại và giải quyết tố cáo trong cùng một vụ việc;
- Không phân biệt rõ giữa giải quyết khiếu nại và giải quyết tranh chấp về
đất đai;
- Lúng túng trong việc gải quyết khiếu nại khi có sự thay đổi về địa giới
hành chính quản lý;
- Giải quyết khiếu nại khi đã có giải quyết khiếu nại lần hai;
- Giải quyết khiếu nại trong quá trình thực hiện quyết định giải quyết khiếu
nại đã có hiệu lực.

Chƣơng 3
ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở ĐỊA PHƢƠNG

Chương này, tác giả nghiên cứu hai vấn đề: yêu cầu và giải pháp đổi mới,

hoàn thiện quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phương.
3.1. Yêu cầu đặt ra đòi hỏi phải đổi mới, hoàn thiện quy trình giải
quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng
Mục này, tác giả cho rằng việc đổi mới, hoàn thiện quy trình giải quyết
khiếu nại tại cơ quan hành nhà nước ở địa phương xuất phát từ các yêu cầu sau:
3.1.1. Đảm bảo quyền khiếu nại của công dân
Tác giả cho rằng hoàn thiện quy trình giải quyết khiếu nại sẽ đảm bảo tốt
hơn quyền khiếu nại của công dân cũng như quyền kiểm tra, giám sát trong quá
trình cơ quan nhà nước thực hiện việc giải quyết khiếu nại đó.
3.1.2. Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của quy trình giải quyết khiếu nại
Tác giả chỉ ra rằng tính hiệu lực, hiệu quả của quy trình giải quyết khiếu nại
thực chưa cao. Việc giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính nhà nước mới
chỉ mang tính nghiệp vụ chưa phải là bắt buộc pháp lý. Do vậy, đòi hỏi nhà nước
cần có những quy định cụ thể về việc giải quyết khiếu nại hành chính. Và để quy
trình giải quyết khiếu nại có tính hiệu lực, hiệu quả cao thì quy trình giải quyết
khiếu nại cần được quy định thành một Văn bản pháp luật cụ thể (Luật của Quốc
hội hoặc Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội).
3.1.3. Đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và chịu trách nhiệm
của cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại của công dân.
Công khai, minh bạch các thủ tục giải quyết khiếu nại của công dân thể
hiện quyền tiếp cận, quyền được biết và quyền giám sát các công việc mà cơ
quan nhà nước thực hiện trong quá trình giải quyết khiếu nại theo quy định. Khi
phát hiện ra những việc mà cơ quan nhà nước thực hiện không đúng thì công dân
có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu người đó
phải chấm dứt hành vi sai phạm hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.


Tác giả cho rằng càng công khai, minh bạch các thủ tục giải quyết khiếu nại
thì tính tự chịu trách nhiệm của cá nhân, cơ quan nhà nước càng cao, việc giải
quyết khiếu nại càng khách quan, đúng pháp luật hơn.

3.1.4. Đảm bảo tính cụ thể, phù hợp, thống nhất và thuận tiện cho người
khiếu nại, người giải quyết khiếu nại
Quy trình giải quyết khiếu nại hành chính phải quy định rõ được những
công đoạn, công việc mà người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại bắt buộc
phải làm?, thời gian thực hiện tối đa cho phép của từng công đoạn, công việc
cũng như cho cả quy trình. Quy trình giải quyết khiếu nại phải có sự phù hợp với
từng cấp cơ quan nhà nước, và việc áp dụng quy trình đó phải thống nhất trong
tất cả các cơ quan nhà nước. Quy trình giải quyết khiếu nại phải được diễn đạt
một cách rõ ràng, phổ thông để mọi cơ quan cơ quan nhà nước, mọi công dân
đều có thể hiểu và thực hiện giống nhau.
3.1.5. Đảm bảo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân,
vì dân; yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước
Quy trình giải quyết khiếu nại được xây dựng theo hướng: Lấy quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân làm trọng tâm để từ đó có những quy định bảo vệ; cắt
bỏ những khâu trung gian, tăng cường việc tiếp xúc trực tiếp giữa người khiếu
nại và người giải quyết khiếu nại một cách công khai, dân chủ; phân cấp rành
mạch về quyền và trách nhiệm cửa từng bộ phân và giữa các bộ phận, cơ quan
trong quá trình giải quyết; gắn trách nhiệm cụ thể đối với hành vi thực hiện
không đúng trình tự, thủ tục, thể thức và thời hạn; xử lý đối với cá nhân thiếu
trách nhiệm hoặc né tránh trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại của công
dân.
3.1.6. Quy trình giải quyết khiếu nại cần đảm bảo tính độc lập, khách
quan.

cường việc tiếp xúc trực tiếp giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại thông
qua hoạt động tiếp công dân, đối thoại; Mở rộng hơn nữa các quyền của công
dân trong quá trình giải quyết khiếu nại và đảm bảo để công dân thực hiện các
quyền đó; Đổi mới mô hình, tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại.
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giải quyết khiếu nại tại
cơ quan hành chính ở địa phƣơng

Mục này, tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy trình giải quyết khiếu
nại tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Cụ thể là:
3.2.1. Tổng rà soát các quy định của pháp luật liên quan tới khiếu nại và
quy trình giải quyết khiếu nại
Để hoàn thiện các quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu
nại đòi hỏi phải tiến hành rà soát, hệ thống các quy định để xác định thực trạng,
tìm ra những mâu thuẫn, những khiếm khuyết từ đó định hướng việc sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp, hiệu quả.
3.2.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về khiếu nại và quy trình
giải quyết khiếu nại
Hoàn thiện quy định của pháp luật về khiếu nại và quy trình trình giải quyết
khiếu nại làm một là một yêu cầu khách quan trong điều kiện nước ta hiện nay.
Hoàn thiện quy định của pháp luật về khiếu nại và quy trình trình giải quyết
khiếu nại đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng thành 2 Luật riêng, độc lập: Luật
Khiếu nại và Luật Giải quyết khiếu nại, đồng thời ban hành các văn bản hướng
dẫn cụ thể.
3.2.1.1. Ban hành Luật Khiếu nại hành chính

Việc đảm bảo tính độc lập trong việc giải quyết khiếu nại là một đòi hỏi
trong Nhà nước pháp quyền, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Ban hành Luật Khiếu nại hành chính để phân biệt khiếu nại hành chính với
khiếu nại tư pháp; khiếu nại thuộc các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức
xã hội tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và
các đơn vi khác trong hệ thống chính trị và cơ quan nhà nước.

Để đảm bảo tính độc lập trong việc giải quyết khiếu nại của cơ quan hành
chính nhà nước cần phải dần hoàn thiện những nội dung sau trong quy trình giải
quyết. Đó là: Mở rộng quyền uỷ quyền của người khiếu nại; Mở rộng quyền của
Luật sư trong việc gia giải quyết khiếu nại với vai trò là người đại diện; Tăng


Luật Khiếu nại hành chính được xây dựng trên cơ sở tách Luật Khiếu nại,
tố cáo năm 1998 và khắc phục những bất cập, vướng mắc (như đã được trình bày
tại Mục 1.3, Chương I), đồng thời hoàn thiện quy định về thẩm quyền giải quyết
khiếu nại; quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại; người bị khiếu nại; người giải


quyết khiếu nại; vai trò của Luật sư trong việc tham gia giải quyết khiếu nại;
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trong việc phối hợp giải
quyết khiếu nại; giám sát việc giải quyết khiếu nại; trách nhiệm và việc xử lý vi
phạm của người giải quyết khiếu nại và người có quyết định hành chính, hành vi
hành chính vi phạm pháp luật.
Luật Khiếu nại hành chính nên thừa nhận và đảm bảo việc khiếu nại của
công dân được giải quyết theo hai cấp hành chính. Luật Khiếu nại hành chính
cũng nên thừa nhận quyền khởi kiện ra Toà Hành chính của công dân ngay từ
khi có quyết định hành chính, hành vi hành chính mà công dân cho rằng quyết
định hành chính, hành vi hành chính đó là trái luật và sau các lần giải quyết
khiếu nại lần một, lần hai của cơ quan hành chính.
3.2.1.2. Ban hành Luật Giải quyết khiếu nại hành chính
Luật Giải quyết khiếu nại quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại
từ việc tiếp nhận, thụ lý đơn đến việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại
và lưu trữ hồ sơ giải quyết khiếu nại, đảm những yêu cầu đặt ra (đã được trình
bày tại Mục 3.1, Chương 3); đồng thời chỉ rõ những công việc, công đoạn mang
tính bắt buộc mà người giải quyết khiếu nại phải thực hiện và thời gian tối đa
cho phép phải hoàn thành đối với công đoạn, công việc đó; quy định chi tiết thủ
tục, nội dung, yêu cầu khi thực hiện đối thoại giữa người khiếu nại và người bị
khiếu nại, cơ quan giải quyết khiếu nại; quy định về trình tự, thủ tục và trách
nhiệm của cá nhân, cơ quan nhà nước trong việc thực thi quyết định giải quyết
khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Ngoài ra, Luật Giải quyết khiếu nại còn quy định cụ thể đối với các công

việc phải làm trong từng công đoạn của từng cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại
3.2.1.3. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật để hướng dẫn
về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính
Để Luật Khiếu nại hành chính và Luật Giải quyết khiếu nại hành chính
được thực thi một cách thống nhất, Nhà nước cần phải ban hành các văn bản
dưới Luật để hướng dẫn đối với từng vần đế, nội dung cụ thể
3.2.3. Đổi mới mô hình tổ chức cơ quan hành chính nhà nước giải quyết
khiếu nại, đảm bảo việc thực thi quy trình giải quyết khiếu nại

*Giai đoạn đầu: Phát triển Phòng Tiếp công dân trực thuộc Văn phòng
UBND tỉnh lên thành cơ quan ngang Sở (ở cấp tỉnh) trực thuộc UBND cấp tỉnh.
Ở huyện thành lập cơ quan ngang Phòng (ở UBND cấp huyện). Ở cấp xã có cán
bộ chuyên trách.
Nếu xây dựng được mô hình tổ chức cơ quan giải quyết khiếu nại như trên
sẽ có những ưu điểm sau: Tạo sự thông suốt, khép kín các công việc, công đoạn
của quy trình giải quyết khiếu nại của cá nhân, cơ quan có trách nhiệm giải quyết
khiếu nại, từ đó cắt bớt được các khâu trung gian, rút ngắn thời gian trong toàn
bộ quy trình giải quyết; Thống nhất cho công tác chỉ đạo từ trên xuống dưới, gắn
và đề cao trách nhiệm của cá nhân phụ trách từng khâu, từng việc và cho cả quá
trình; Khắc phục được tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, dây dưa, kéo dài
trong quá trình giải quyết; Gắn kết, tạo sự gần gũi giữa người giải quyết khiếu
nại và người khiếu nại; Xây dựng và tạo tính chuyên nghiệp cho chuyên viên
làm công tác giải quyết khiếu nại cũng như tạo cho cơ quan giải quyết khiếu nại
có một chức năng nhiệm vụ chuyên biệt; Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quy
trình giải quyết khiếu nại.
*Giai đoạn 2: Về cơ bản mô hình cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính
giai đoạn 2 này sẽ giống với mô hình giai đoạn 1. Điểm khác duy nhất và căn
bản là các Ban Giải quyết khiếu nại trước đây với tư cách là cơ quan tham mưu
cho người đứng đầu của UBND các cấp trong việc giải quyết khiếu nại, nay

được chuyển sang với tư cách là cơ quan giải quyết khiếu nại trực tiếp. Chuyển
từ trực thuộc ngang (Chủ tịch UBND các cấp) sang trực thuộc dọc, trực thuộc
Thủ tướng Chính phủ.
Mô hình giải quyết khiếu nại giai đoạn 2 hoàn toàn dứt bỏ sự phụ thuộc của
cơ quan giải quyết khiếu nại đối với người có hành vi, quyết định hành chính bị
khiếu nại; đảm bảo tính độc lập, khách quan trong quá trình xem xét, giải quyết
khiếu nại.


KẾT LUẬN

Nghiên cứu quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính nhà nước
địa phương từ thực tiễn giải quyết khiếu nại ở Bắc Ninh, Luận văn đi đến những
kết luận sau đây:
1. Quy định của pháp luật khiếu nại tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực
hiện quyền khiếu nại của mình thông qua hai con đường hoặc khiếu kiện ra tòa,
hoặc khiếu nại tại cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, trước khi khởi kiện
vụ án hành chính tại tòa, người khiếu nại phải khiếu nại với cá nhân, cơ quan
hành chính nhà nước đã ban hành quyết định hành chính, có hành vi hành chính
bị khiếu nại đó. Nếu công dân lựa chọn việc giải quyết khiếu nại tại cơ quan
hành chính thì việc giải quyết khiếu nại sẽ được giải quyết theo một quy trình
riêng;
2. Quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính nhà nước là các
công đoạn, công việc mà cơ quan nhà nước phải làm theo một trình tư, thủ tục
để giải quyết một vụ việc khiếu nại cụ thể. Quy trình giải quyết khiếu nại đó hết
sức rườm rà, phức tạp nhưng lại chưa được thể chế hóa thành những quy định
pháp luật mang tính bắt buộc, vì thế nó chưa được các cơ quan nhà nước, cá
nhân có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện một cách nghiêm túc để
giải quyết khiếu nại;
3. Nghiên cứu quy trình giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà

nước địa phương qua thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại ở UBND tỉnh Bắc
Ninh cho thấy: Hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính trong những
năm qua của các tổ chức thanh tra nhà nước chưa cao; thường chậm về tiến độ;
chưa đúng về trình tự thủ tục; giải quyết chưa hết nội dung hoặc chưa thấu
đáo,có biểu hiện vòng vo, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết; chưa thực hiện
nghiêm túc chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh gây khó khăn cho người đi khiếu
kiện. Kinh nghiệm, năng lực của cán bộ thanh tra làm công tác tham mưu, đề
xuất trong giải quyết khiếu nại còn nhiều bất cập. Ở một số cơ quan chức năng
khi tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại nghiên cứu đơn chưa kỹ, xử lý chậm,
chuyển đơn vòng vo hoặc chuyển đơn mang tính đùn đẩy, chậm trễ khi giải
quyết. Nhiều cơ quan chức năng chưa coi trọng tổ chức đối thoại với người
khiếu nại để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, có giải pháp giải quyết

dứt điểm. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của người có trách nhiệm giải quyết
khiếu nại chưa thực sự xát xao. Hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo không cao do phần
lớn các văn bản được ký dưới hình thức thừa lệnh. Việc hiện quyết định giải
quyết khiếu nại, quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra đã có hiệu lực pháp
luật còn nhiều hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng
các cấp, các ngành trong việc thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo chưa được
quan tâm đúng mức; công tác hướng dẫn nghiệp vụ tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo của cấp trên đối với cấp dưới chưa kịp thời thường xuyên; sự
phối kết hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ…
4. Những bất cập và hạn chế trong quy định của pháp luật về khiếu nại cũng
như trong việc thực hiện quy trình giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính
nhà nước được rút ra từ thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại ở UBND tỉnh Bắc
Ninh là những đòi hỏi và yêu cầu phải xây dựng hoàn thiện quy trình giải quyết
khiếu nại. Phải rà soát các văn bản pháp luật quy định về khiếu nại để loại bỏ
những bất cập, mâu thuẫn trong các quy định đó. Nhà nước cần ban hành Luật
Khiếu nại hành chính, Luật Giải quyết khiếu nại hành chính, tạo cơ sở pháp lý
để công dân thực hiện đầy đủ quyền khiếu nại của mình; tạo cơ sở để các cơ

quan nhà nước, cán bộ trong cơ quan nhà nước thực hiện việc giải quyết khiếu
nại một cách độc lập, nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, cần phải đổi mới mô
hình tổ chức cơ quan hành chính nhà nước giải quyết khiếu nại, đảm bảo việc
thực thi quy trình giải quyết khiếu nại.


Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF
Merger! To remove this page, please
register your program!
Go to Purchase Now>>

AnyBizSoft

PDF Merger
 Merge multiple PDF files into one
 Select page range of PDF to merge

 Select specific page(s) to merge
 Extract page(s) from different PDF
files and merge into one


Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Splitter.
A watermark is added at the end of each output PDF file.

To remove the watermark, you need to purchase the software from

/>



×