Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học truyện cổ tích lớp 10 trung học phổ thông : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN NGỌC HỒI

VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TỰ SỰ HỌC VÀO DẠY HỌC TRUYỆN CỔ
TÍCH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2013

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN NGỌC HỒI

VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TỰ SỰ HỌC VÀO DẠY HỌC TRUYỆN CỔ
TÍCH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

CHUYÊN NGHÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Khánh Thành


HÀ NỘI – 2013
ii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn của tôi được hoàn thành tại Trường Đại học Giáo Dục - Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Với tình cảm chân thành tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng tới
Ban giám hiệu cùng các thầy cô và các cán bộ phòng – ban Trường Đại học
Giáo Dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn chân
thành tới thầy giáo PGS.TS Trần Khánh Thành đã định hướng giúp tôi suốt
quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên
trường THPT Ý Yên và trường THPT Tống Văn Trân đã tạo điều kiện giúp
đỡ cho tác giả trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tận tình giúp
đỡ động viên tác giả hoàn thành khóa học và luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song chắc chắn luận văn vẫn còn nhiều
thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến, bổ sung từ
các thầy cô và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này.
Trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, Ngày 30 tháng 11 năm 2013
Học viên
Nguyễn Ngọc Hồi

iii


GV


DANH TỪ VIẾT TẮT
Giáo viên

HS

Học sinh

NXB

Nhà xuất bản

THPT

Trung học phổ thông

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................i
DANH TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................iv
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH
TỪ GÓC ĐỘ TỰ SỰ HỌC .................................................................................... 15
1.1.

Thi pháp học và tự sự học......................................................................................... 15

1.1.1. Thi pháp học .................................................................................................15

1.1.2. Tự sự học ......................................................................................................16
1.2. Truyện cổ tích, một mô hình tự sự đặc thù ................................................................... 17
1.2.1. Truyện cổ tích ..................................................................................................17
1.2.2. Truyện cổ tích thần kỳ .....................................................................................17
1.2.3. Truyện cổ tích sinh hoạt (hay truyện cổ tích thế sự) .......................................18
1.2.4. Truyện cổ tích loài vật.....................................................................................18
1.3. Các truyện cổ tích được chọn trong chương trình ngữ văn lớp 6, lớp 10................... 18
1.3.1. Các truyện đã và đang được chọn để dạy và học ............................................18
1.3.2. Đặc điểm chung của các truyện cổ tích được tuyển chọn để dạy trong trường
THPT .........................................................................................................................19
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1. ........................................................................................ 31
CHƢƠNG 2 DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH TỪ GÓC ĐỘ TỰ SỰ HỌC ...... 33
2.1.

Thực trạng của việc dạy và học truyện cổ tích trong nhà trường hiện nay. ......... 33

2.1.1. Thực trạng của việc giảng dạy văn học dân gian ...........................................33
2.1.2. Thực trạng của việc học tập Truyện cổ tích của học sinh .............................35
2.2. Một số đặc trưng thể loại của tác phẩm tự sự dân gian ................................................ 36
2.2.1. Kết cấu cốt truyện ...........................................................................................36
2.2.2. Thế giới nhân vật.............................................................................................38
2.2.3. Thời gian và Không gian nghê ̣ thuật...............................................................39
2.3. Vận dụng tự sự học vào dạy và học truyện cổ tích trong chương trình ngữ văn lớp 6
và lớp 10. .................................................................................................................................. 41
2.3.1. Cách nắm bắt kết cấu cốt truyện của một số truyện cổ tích trong sach giáo
khoa ngữ văn lớp 6 và lớp 10 ....................................................................................41
v


2.3.2. Cách phân tích đánh giá nhân vật trong các truyên cổ tích đã và đang học .48

2.3.3. Cách nhập vai nhân vật để kê lại truyện cổ tích đã học một cách sáng tạo ...52
2.3.4. Cách phân tích ngôn ngữ giọng điệu trong các truyện cổ tích .......................54
2.3.5. Cách phân tích điểm nhìn trần thuật trong truyện cổ tích. ............................58
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 62
CHƢƠNG 3 GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .. 63
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm............................................................................... 63
3.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm .................................................................... 63
3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm..................................................................64
3.2.2. Thời gian thực nghiệm ....................................................................................64
3.3. Quy trình thực nghiệm..................................................................................................... 64
3.3.1. Nội dung thực nghiệm .....................................................................................64
3.3.2. Cách thưc tiến hành ........................................................................................65
3.3.3. Thiết kế thể nghiệm .........................................................................................65
3.3.4. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 90

vi


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Sự phát triển kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia, dân tộc trong bối
cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu
hóa tạo ra những cơ hội nhưng cũng đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối
với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động. Giáo dục đứng trước một
thử thách là tri thức của loài người tăng ngày càng nhanh nhưng cũng đồng
thời lạc hậu rất nhanh. Mặt khác thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng
cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt,
tính trách nhiệm, năng lực công tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề

phức hợp trong tình huống thay đổi. Từ những đòi hỏi trên, giáo dục cần phải
đổi mới để đáp ứng được những yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế, xã hội
và thị trường lao động.
Trong thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI, rất nhiều lí thuyết
học tập mới đã ra đời để đáp ứng sự đổi mới của giáo dục. Các lí thuyết học
tập đều tìm cách giải thích cơ chế của việc học tập, làm cơ sở để tổ chức và
thực hiện tối ưu quá trình học tập của HS. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế tri thức, hơn bao giờ hết đổi mới giáo dục trở thành vấn đề cấp thiết
đặt ra cho tất cả các ngành học, cấp học thuộc hệ thống giáo dục phổ thông
nước ta trong những năm đầu của thế kỉ XXI.
Đổi mới giáo dục đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản
của quá trình dạy học như: mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương tiện
dạy học, môi trường dạy học, kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, sự đổi mới nội
dung và phương pháp dạy học chỉ thực sự có ý nghĩa và mang tính khả thi khi
được tiến hành đồng bộ với việc đổi mới các hình thức dạy học. Nói cách
khác, phải tạo ra được các hình thức tổ chức dạy học phong phú có đủ khả
năng để thể hiện và chuyển tải nội dung và phương pháp.
1.2. Là một thể loại của văn học dân gian có tính đặc thù, truyện cổ tích đã có
được vị trí đáng kể trong chương trình môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
1


Trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, trường trung học cơ sở và lớp 10 trường
trung học phổ thông, một số truyện tiêu biểu của người Kinh thuộc thể loại
này như: Thạch Sanh, Sọ Dừa, Sự tích trầu cau, Từ Thức, Chử Đồng Tử, Tấm
Cám,… được tuyển chọn để dạy và học. Tìm hiểu giá trị của thể loại truyện cổ
tích nói chung và các tác phẩm được tuyển chọn nói riêng, giới nghiên cứu
văn học dân gian ở nước ta đã đưa ra những cách tiếp cận từ các góc độ, trên
nhiều bình diện (thực tế đó sẽ được làm rõ trong phần “Lịch sử vấn đề” ở luận
văn này). Ngay cả những người đang trực tiếp đứng trên bục giảng, trong đó

có chúng tôi, cách phân tích truyện cổ tích sao cho phù hợp với mục đích, đối
tượng và gắn với đặc trưng thể loại cũng là đòi hỏi cấp thiết, cần có thêm lời
giải đáp.
1.3. Trong số các truyện được tuyển chọn trong sách giáo khoa Ngữ văn ở
trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đã kể tới ở trên, có những
truyện đã và đang gây ra sự tranh luận khá sôi nổi giữa các nhà nghiên cứu
về đặc trưng thể loại cũng như sự nhìn nhận, đánh giá về nhân cách của một
vài nhân vật. Đó là truyện Chử Đồng Tử, Sự tích trầu cau và nhất là nhân
vật cô Tấm trong truyện Tấm Cám. Những ý kiến tranh luận xung quanh các
truyện cụ thể ấy đã đặt các giáo viên vào tình huống có vấn đề khi phân tích,
lý giải một số truyện cổ tích ở cả hai cấp học. Phải chăng những cách hiểu
ngược chiều của các nhà nghiên cứu về một số truyện cổ tích đã được tuyển
chọn để dạy và học có nguyên nhân từ phương pháp dạy học thể loại này?
Việc vận dụng lý thuyết tự sự học và thi pháp thể loại vào việc dạy học
truyện cổ tích để góp phần giải quyết những băn khoăn, vướng mắc của nhiều
người, mà trước hết là của các em học sinh lớp 6 và lớp 10 khi đến với các
truyện đang gây tranh cãi và cần có lời lý giải thỏa đáng, có sức thuyết phục là
việc làm bổ ích và thiết thực.
Với những lý do như vậy, chúng tôi chọn vấn đề “Vận dụng lý thuyết
tự sự học vào dạy học truyện cổ tích ở lớp 10 trung học phổ thông” để làm
đề tài luận văn cao học.
2


2. Lịch sử vấn đề
Cùng với việc nghiên cứu truyện cổ tích như là một thể loại phổ biến
nhất, tiêu biểu nhất, có nhiều vấn đề đáng quan tâm nhất trong loại hình tự sự
dân gian, các nhà Folklore học trong và ngoài nước ta đã và đang đưa ra
những phương pháp phân tích thể loại này trong các cuốn giáo trình, các
chuyên luận, các sách chuyên khảo, các tài liệu hướng dẫn giảng dạy, bồi

dưỡng giáo viên thường xuyên và nhiều bài báo được lần lượt công bố từ
trước tới nay. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ điểm qua một số công trình
được nhiều người chú ý đã tập trung trình bày trực tiếp hoặc gián tiếp phương
pháp phân tích truyện cổ tích nói chung và các truyện cổ tích được tuyển chọn
trong chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở và
trung học phổ thông nói riêng.
2.1. Một số công trình nghiên cứu đề cập phương pháp phân tích truyện cổ
tích nói chung
Hầu hết các nhà cổ tích học có tên tuổi ở nước ta như Nguyễn Đổng
Chi, Đinh Gia Khánh, Cao Huy Đỉnh, Chu Xuân Diên, Hoàng Tiến Tựu, Lê
Chí Quế, Nguyễn Xuân Đức,… đều thống nhất cho rằng muốn làm sáng tỏ
đặc trưng thể loại truyện cổ tích thì phải sử dụng triệt để phương pháp so sánh
(bao gồm so sánh loại hình và so sánh lịch sử). Phương pháp này được vận
dụng trong cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Đinh Gia Khánh (chủ
biên), Chu Xuân Diên, Vũ Quang Nhơn (biên soạn). Bằng phương pháp so
sánh, các tác giả của cuốn sách đó đã làm nổi bật những đặc điểm cơ bản của
truyện cổ tích trên phương diện cấu trúc và phân biệt nó với một số thể loại
khác như thần thoại, truyện cười và truyện ngụ ngôn (trong cuốn giáo trình
này, các soạn giả không thừa nhận truyền thuyết là một thể loại của loại hình
tự sự dân gian). So sánh truyện cổ tích với thể loại ra đời trước nó, các tác giả
cho rằng: “Thần thoại hấp dẫn chúng ta bằng những hình tượng mĩ lệ và táo
bạo vì nội dung chất phác nhưng kỳ vĩ của sự tích. Truyện cổ tích lôi cuốn
chúng ta vào những nỗi niềm vui khổ, vào không khí đấu tranh chống cường
3


quyền của những con người bị áp bức. Hai thể loại, hai tính chất, hai cách tác
động đến ý thức thẩm mĩ…” [26, 296].
Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, khi viết về thể loại
truyện cổ tích, tác giả Hoàng Tiến Tựu cũng vận dụng chủ yếu phương pháp

so sánh để “phân biệt truyện cổ tích với các loại truyện dân gian khác” và làm
sáng tỏ đặc điểm của ba tiểu loại trong thể loại này. Theo tác giả: “Ở truyện
cổ tích thần kỳ, cái thần kỳ phải giữ vai trò chủ yếu trong việc tham gia giải
quyết các xung đột, mâu thuẫn trong truyện, còn cổ tích sinh hoạt thì ngược
lại, các yếu tố thần kỳ chỉ giữ vai trò thứ yếu và nhiều khi chỉ là “cái đường
viền” của truyện” [51, 49].
Như vậy, trong cả hai cuốn Giáo trình văn học dân gian đã dẫn, các
soạn giả không trực tiếp trình bày phương pháp phân tích truyện cổ tích
nhưng người đọc vẫn nhận ra được phương pháp so sánh đã được vận dụng từ
đầu đến cuối ở phần giới thuyết chung về thể loại. Cũng có một vài cuốn giáo
trình, các tập bài giảng, các tác giả trực tiếp nêu ra phương pháp nghiên cứu,
học tập truyện cổ tích bằng những yêu cầu, những câu hỏi khá cụ thể. Chẳng
hạn trong cuốn Giáo trình văn học dân gian (dùng cho hệ đào tạo từ xa) do
Phạm Thu Yến (chủ biên), Lê Trường Phát, Nguyễn Bình Hà (đồng biên
soạn), ở bài “Truyện cổ tích”, các soạn giả đã dành hẳn một mục để trình bày
“phương pháp phân tích truyện cổ tích” [55, 88]. Trong mục này, có sáu vấn
đề cụ thể được nêu ra: 1. Dựa vào các đặc trưng của văn học dân gian và đặc
trưng thể loại truyện cổ tích để phân tích; 2. Đặt truyện và các chi tiết của
truyện vào kiểu truyện, môtíp chung của truyện cổ tích để cảm nhận và phân
tích; 3. Triệt để khai thác các yếu tố nghệ thuật (công thức nghệ thuật), yếu tố
kỳ ảo, cấu trúc tác phẩm…) để làm nổi bật nội dung và ý nghĩa truyện. Đặc
biệt làm rõ quan niệm nghệ thuật về con người trong đó; 4. Tìm hiểu các dấu
ấn văn hóa, các lớp lịch sử của tác phẩm để xem xét tác phẩm từ nhiều góc độ
khác nhau, trong quá trình phát triển của nó; 5. Không nên quan tâm nhiều
đến lời kể, chủ yếu là khai thác cốt truyện và môtíp cổ tích; 6. Có thể phân
tích một số truyện cổ tích tiêu biểu: Chử Đồng Tử, Sự tích trầu cau, Thạch
4


Sanh [55, 88]. Trong tập bài giảng Văn học dân gian Việt Nam, tác giả Hoàng

Minh Đạo và Nguyễn Thị Thanh Trâm cũng dành hẳn một mục để trình bày
“phương pháp phân tích truyện cổ tích” [9, 52].
Về chuyên luận, có một số cuốn đáng lưu ý bởi vì trong đó các tác giả
đã có sự quan tâm đáng kể đến phương pháp phân tích truyện cổ tích. Trước
hết, đó là cuốn Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện
Tấm Cám của Đinh Gia Khánh. Cuốn sách này đã sưu tập được hàng chục dị
bản về kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam, đã hệ thống hóa được các kiểu
truyện mang số 510 theo hệ thống A - T của thế giới và đã có phần tiểu luận
gần 100 trang theo phương pháp loại hình. Nhìn chung, tác giả đã đứng từ góc
độ của người nghiên cứu văn học để nghiên cứu văn học dân gian, nhưng lại
biết chú ý khai thác những tài liệu của các ngành khoa học xã hội khác như
dân tộc học, lịch sử tôn giáo… để tạo nên cách tiếp cận liên ngành đối với thể
loại truyện cổ tích. Đánh giá về phương pháp tiếp cận của Đinh Gia Khánh
trong chuyên luận nổi tiếng đó, Chu Xuân Diên đã viết: “…Về phương diện
trên đây, công trình nghiên cứu của Đinh Gia Khánh đã góp phần đưa việc
nghiên cứu Folklore ở Việt Nam vào quỹ đạo chung của truyền thống so sánh
trong Folklore học thế giới” [25, 105].
Trong chuyên luận Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, tác
giả Cao Huy Đỉnh đã tái hiện quá trình phát triển của lịch sử dân tộc ta qua
việc đối chiếu so sánh một số truyện cổ tích như: Trầu cau, Nàng Tô Thị, Tấm
Cám, Cây khế, Sọ Dừa, Vọ chàng Trương. Sự đối chiếu đó được trình bày
trong chương ba của cuốn sách với tiêu đề: “Tinh thần phê phán xã hội và lý
tưởng dân chủ - nhân đạo trong truyện cổ và các thể tài khác nhau ở giai đoạn
đầu của chế độ phong kiến” [11, 183].
Đáng kể nhất là cuốn sách với tiêu đề Văn hóa dân gian mấy vấn đề
phương pháp luận và nghiên cứu thể loại của Chu Xuân Diên. Cuốn sách này
là sự tập hợp có hệ thống các bài nghiên cứu của tác giả đã công bố trong các
tạp chí chuyên ngành trong các kỷ yếu hội thảo khoa học… Trong đó có ba
bài liên quan trực tiếp tới phương pháp phân tích truyện cổ tích nói chung và
5



một số truyện trong chương trình môn văn ở trường phổ thông nói riêng. Đó
là các bài: Về phương pháp so sánh trong khoa học nghiên cứu văn học dân
gian, Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học và Về cái chết của mẹ con
người dì ghẻ trong truyện “Tấm Cám”.
Trong bài Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, Chu Xuân Diên
đã xem xét, đánh giá một cách công phu cách tiếp cận truyện cổ tích của các
nhà cổ tích học nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam như V. Taprốp (Nga),
S.Thompson (Ấn Độ), Hirokoo Ikeda (Nhật Bản) và Nguyễn Đổng Chi, Đinh
Gia Khánh, Cao Huy Đỉnh… (Việt Nam). Ở bài viết này, tác giả đánh giá một
cách thỏa đáng cách phân tích truyện cổ tích của Đinh Gia Khánh và Nguyễn
Đổng Chi với thái độ khen chê đúng mức: “Đứng về mặt phương pháp, công
trình nghiên cứu của Đinh Gia Khánh có khuynh hướng sử dụng nhiều những
nguyên tắc của khoa học nghiên cứu, khoa học thành văn. Còn trong công
trình của Nguyễn Đổng Chi, phương pháp sử học đã nhiều khi làm tác giả xa
rời bản chất của truyện cổ tích, nhất là về mối quan hệ của truyện cổ tích với
thực tại” [5, 374]. Riêng bài Về cái chết của mẹ con người dì ghẻ trong truyện
“Tấm Cám” là bài có liên quan trực tiếp tới một truyện cổ tích được tuyển
chọn trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 trước đây và Ngữ văn 10 hiện hành,
chúng tôi sẽ đề cập các phần sau trong luận văn này. Các bài viết trong công
trình của Chu Xuân Diên không dừng lại ở phương pháp phân tích truyện cổ
tích mà còn nêu lên được những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận, đúng
như tiêu đề của cuốn sách đó. Đây là công trình quan trọng và bổ ích cho
những ai quan tâm tới việc nhiệm vụ, giảng dạy truyện cổ tích.
Trước chuyên luận của Chu Xuân Diên, nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn
Đắc cho xuất bản cuốn Truyện kể dân gian đọc bằng TYPE và MOTIF. Nội
dung cuốn sách này tập trung trình bày hướng phân tích truyện kể dân gian
mà chủ yếu là truyện cổ tích bằng phương pháp đối sánh TYPE và MOTIF.
Trong đó đáng chú ý nhất là mục “Đọc lại truyện Tấm Cám ở Đông Nam Á”

[10; 163 - 198]. Trong mục này, tác giả đề cập năm vấn đề: “Từ truyện
Kajong và Halek của người Chăm đến TYPE truyện Tấm Cám ở Đông Nam
6


Á; Mối giao lưu và tương tác văn hóa giữa các dân tộc ở Đông Nam Á qua
TYPE truyện kể Tấm Cám, những biến đổi của truyện Tấm Cám Việt Nam;
truyện Tấm Cám và sự đánh tráo thân phận con người và kể lại truyện này của
thế kỷ XIX” [10]. Đó là những gợi ý cần thiết giúp chúng ta có sự nhìn nhận
và đánh giá đúng giá trị truyện Tấm Cám - một truyện cổ tích đang gây nhiều
tranh cãi trong giới nghiên cứu ở nước ta.
Cùng hướng phân tích truyện cổ tích bằng việc vận dụng kết quả
nghiên cứu của các nhà cổ tích học ở nước ngoài với Nguyễn Tấn Đắc, còn có
công trình Truyện cổ tích thần kỳ Việt đọc theo hình thái học của truyện cổ
tích của V. Tapropp của Đỗ Bình Trị. Công trình này dành phần đầu để nói
cách đọc - hiểu các tác phẩm văn chương đang được áp dụng hiện nay ở
trường phổ thông nước ta. Tiếp đó tác giả đi sâu trình bày cách đọc - hiểu
truyện cổ tích theo mô hình của V. Tapropp. Đặc biệt, tác giả đã trình bày tỉ
mỉ phương pháp này qua việc đọc - hiểu các truyện cụ thể như Tấm Cám,
Thạch Sanh, Kêu một việc được ba việc, Người lấy cóc. Đây là nguồn tư liệu
bổ ích và thiết thực góp phần giúp cho người dạy và người học truyện cổ tích
ở trường phổ thông hiểu rõ hơn về truyện cổ tích nói chung và những truyện
đã kể có liên quan tới chương trình, sách giáo khoa nói riêng.
Trong một số bài báo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, Nguyễn
Xuân Lạc đề xuất hướng “phân tích truyện cổ tích theo tinh thần Foklore học”.
Tăng Kim Ngân chú trọng cách tiếp cận theo đặc trưng thể loại với bài Vấn đề
nghiên cứu nghệ thuật của truyện cổ tích Việt Nam dưới góc độ thể loại;
Nguyễn Xuân Kính quan tâm tới phương pháp tiếp cận truyện cổ tích từ góc
độ thi pháp học với bài Thi pháp văn học và việc nghiên cứu thi pháp văn học,
nghệ thuật dân gian,…

Như vậy, trong việc tiếp cận truyện cổ tích nói chung ở nước ta từ
trước tới nay đã hình thành và phát triển khá nhiều xu hướng. Trong đó nổi
bật vẫn là cách tiếp cận bằng phương pháp so sánh loại hình; từ góc độ
phương pháp học, Folkore học và theo đặc trưng thể loại. Các cách tiếp cận
7


đó đều có những ưu điểm và nhược điểm, những ưu thế và hạn chế như Chu
Xuân Diên đã chỉ ra.
2.2. Một số công trình đề cập phương pháp phân tích truyện cổ tích trong
sách giáo khoa Ngữ văn ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông
Những công trình thuộc loại này bao gồm các cuốn sách, các tài liệu
bồi dưỡng giáo viên thường xuyên, hướng dẫn giảng dạy và các bài báo…
Các hướng phân tích truyện cổ tích trong sách giáo khoa môn Ngữ văn ở
trường phổ thông thường có sự thay đổi qua mỗi lần thay sách.
Trong cuốn Giảng văn văn học dân gian, Nguyễn Xuân Lạc đề xuất
cách phân tích bộ phận văn học này nói chung, truyện cổ tích nói riêng theo
quan điểm thi pháp học. Tác giả viết: “Theo quan điểm này, chúng ta sẽ
hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn học dân gian theo
phương pháp hệ thống, ở ba cấp độ sau đây:
- Cấp độ tác phẩm - hệ thống dị bản
- Cấp độ tác phẩm - hệ thống môtíp
- Cấp độ tác phẩm - hệ thống văn hóa dân gian [28, 129].
Cách phân tích này đã và đang được nhiều người đồng tình, vận dụng
bởi vì nó “đảm bảo tính khoa học” trong việc nhìn nhận, đánh giá các tác
phẩm văn học dân gian, trong đó có truyện cổ tích. Sau đó, việc vận dụng
thành tựu nhiệm vụ truyện cổ tích của V. Ja. Propp vào việc tiếp cận truyện cổ
tích thần kỳ Việt Nam của Đỗ Bình Trị đã được trình bày ở trên thực chất
cũng là sự tiếp nối hướng tiếp cận mà Nguyễn Xuân Lạc đã đề xuất.
Trong cuốn Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, Nxb Khoa học Xã

hội, 2003, tác giả Nguyễn Xuân Đức đã dành hẳn một phần để viết về Văn
học dân gian trong nhà trường (phần thứ ba, từ 233 - 283). Theo tác giả:
“Cần có một cách tiếp cận thích hợp đối với văn học dân gian” [12, 283] và
“đến với những nguyên lý văn học từ văn học dân gian” [12, 291]. Trong
phần thứ nhất của cuốn sách này, có tới sáu bài trong đó tác giả chuyên bàn
về truyện cổ tích mà chủ yếu là các truyện được tuyển chọn trong sách giáo
khoa trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Chẳng hạn như các bài:
8


Vấn đề trường cổ tích (64 - 78), Cổ tích và nhại cổ tích (57 - 64), Tấm trong
truyện Tấm Cám (108 - 117) v.v… Tất cả các bài trong phần này đều đặt
truyện cổ tích dưới ánh sáng của thi pháp học để xem xét. Đây là tài liệu
tham khảo bổ ích cho các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy truyện cổ tích
trong nhà trường. Gần đây nhất, Nguyễn Xuân Đức công bố tiếp cuốn sách
có tiêu đề Thi pháp truyện cổ tích thần kỳ người Việt. Cuốn sách này có thể
xem là sự bổ sung, hoàn chỉnh cách tiếp cận truyện cổ tích từ góc độ thi
pháp học đã được tác giả đề cập đến trong cuốn Những vấn đề thi pháp học
dân gian.
Đặc biệt trong cuốn Phương pháp dạy học văn, tập 1, Phan Trọng Luận
(chủ biên), Trương Dĩnh, các soạn giả đã dành một mục để trình bày “con
đường tiếp cận và cắt nghĩa tác phẩm văn chương trong nhà trường” [30, 169
- 192]. Ở mục này, đáng chú ý nhất phần nói tới “các phương pháp thường
dùng” (192) bao gồm: “đọc diễn cảm”, “so sánh trong phân tích văn học”,
“phân tích nêu vấn đề”, “gợi mở” và “giảng bình”. Theo các tác giả, cách
phân tích truyện cổ tích trong sách giáo khoa cũng nằm trong quỹ đạo chung
của những phương pháp thường dùng đó. Cuốn sách do Phan Trọng Luận
(chủ biên) tuy nói về phương pháp dạy học văn nói chung theo tinh thần đổi
mới nhưng đã có những phần dành riêng cho việc dạy học văn học dân gian
với mục: “Mô hình thiết kế thể nghiệm” [30, 307]. Ở mục “Phụ lục 1”, tác giả

đề xuất việc “giảng dạy văn học dân gian theo thể loại”, trong đó có thể loại
truyện cổ tích và đã lấy bài viết của Nguyễn Xuân Lạc (đã dẫn ở trên) để
chứng minh. Cuốn sách của Phan Trọng Luận và Trương Dĩnh là công trình
có liên quan trực tiếp tới phương pháp phân tích truyện cổ tích trong sách giáo
khoa môn văn ở trường phổ thông, là những gợi ý thiết thực giúp chúng tôi
triển khai luận văn này, nhất là phần “Phương pháp dạy học cụ thể một số thể
loại văn học dân gian ở trường trung học phổ thông”. Trong mục này, thể loại
truyện cổ tích được trình bày từ trang 347 - 362. Trong truyện cổ tích có bốn
truyện được đề cập là Thạch Sanh, Sọ Dừa, Tấm Cám và Cây tre trăm đốt. Cả
9


bốn truyện đó hiện đang được dạy ở trường trung học cơ sở và trung học phổ
thông.
Về phương pháp giảng bình, có hai cuốn sách cần lưu ý. Đó là cuốn Bình
giảng truyện dân gian của Hoàng Tiến Tựu và cuốn Phân tích, bình giảng tác
phẩm văn học 10, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Lê Trường Phát, Lã Nhâm
Thìn… Trong cả hai cuốn sách, các tác giả đã phân tích một số truyện cổ tích
được tuyển chọn trong sách giáo khoa môn Văn ở trường phổ thông bằng sự
cảm nhận với phương pháp giảng bình (chỉ xoáy vào một số điểm đặc sắc
trong từng truyện chứ không phân tích toàn bộ truyện đó).
Trong tập Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ 3
(2004 - 2007) phần Ngữ văn (lưu hành nội bộ) do Viện Nghiên cứu Sư phạm
Hà Nội ấn hành năm 2006, ở “Chuyên đề 1” với tiêu đề Đổi mới nội dung và
phương pháp nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường
(tr.1 - 42), bà Phạm Thu Yến cũng nhấn mạnh phương pháp tiếp cận văn học
dân gian từ góc độ thi pháp thể loại, phương pháp nghiên cứu theo típ và
môtíp (trong truyện cổ); phương pháp tiếp cận theo chức năng và theo bối
cảnh diễn xướng. Đến chương 2, tác giả chuyên đề có đề cập hướng tiếp cận
truyện cổ tích trong chương trình Ngữ văn với các định hướng đã được trình

bày trong chương 1 và lấy truyện Chử Đồng Tử và truyện Làm theo lời vợ
dặn để minh họa cho các hướng tiếp cận đó. Tập tài liệu bồi dưỡng thường
xuyên này một lần nữa khẳng định phương pháp tiếp cận các tác phẩm văn
học dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng theo đặc trưng thể loại như
trong công trình Phương pháp dạy học văn của Phan Trọng Luận và Trương
Dĩnh đã từng đề cập.
Còn trong hai cuốn Ngữ văn 6 và Ngữ văn 10, sách giáo viên hiện hành,
phương pháp phân tích truyện cổ tích nói riêng và văn học nói chung là bằng
con đường đọc - hiểu, thay cho hình thức giảng văn trước đây. Con đường
này tập trung sự chú ý vào vai trò tiếp nhận tác phẩm văn học của học sinh,
coi trọng việc đọc trong việc phân tích chúng. Đặc biệt trong những năm gần
đây, các nhà biên soạn chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn lại đưa
10


cách phân tích văn chương, trong đó có truyện cổ tích bằng phương pháp tích
hợp (có người gọi là quan điểm tích hợp). Ở cuốn Ngữ văn 6, sách giáo viên,
Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), các soạn giả đã dành hẳn phần đầu để nói về
phương pháp tích hợp như là “khâu đột phá” đối với việc phân tích tác phẩm
văn chương trong nhà trường. Đó là các mục: “Tên gọi môn học và quan điểm
tích hợp” (tr.5), “Vấn đề phương pháp” (tr.11). Đồng tình với hướng tiếp cận
mới này, trong bài viết có tiêu đề: Dạy truyện dân gian trong chương trình
Ngữ văn ở trường phổ thông theo phương pháp tích hợp in trong cuốn Một số
vấn đề dạy - học văn học dân gian trong nhà trường, Nxb Nghệ An, 2010, tác
giả Hoàng Minh Đạo đã vận dụng phương pháp đó để tiếp cận một số truyện
như Chử Đồng Tử, Tấm Cám, Thạch Sanh… Phương pháp tích hợp chú ý tới
bề dày văn hóa trong những tác phẩm văn học có giá trị (tích hợp theo trục
dọc).
Ở trường trung học phổ thông, truyện cổ tích được học không nhiều như
trung học cơ sở nhưng các nhà biên soạn chương trình và sách giáo khoa ở cả

hai hệ cơ bản và nâng cao đều chú ý phương pháp phân tích thể loại này.
Trong hai cuốn Ngữ văn 10, tập 1, sách giáo viên (cơ bản) do Phan Trọng
Luận (tổng chủ biên) và Ngữ văn 10, tập 1, sách giáo viên (nâng cao) do Trần
Đình Sử (tổng chủ biên), các soạn giả đều lưu ý phương pháp phân tích các
truyện cổ tích được tuyển chọn là theo đặc trưng thể loại và theo quan điểm
thi pháp học. Đối với truyện Tấm Cám, sách nâng cao lưu ý: a) Truyện cổ tích
thường lấy mâu thuẫn gia đình để thể hiện mâu thuẫn xã hội. Mâu thuẫn giữa
Tấm và mẹ con Cám thực chất là mâu thuẫn giữa lao động và bóc lột, thật thà
và gian trá, thiện và ác trong xã hội. Khi giảng, giáo viên cần lưu ý cho học
sinh điều đó; b) Nhân vật của truyện cổ tích thường mang tính đại diện, tiêu
biểu cho một loại người, một tầng lớp trong xã hội… Vì vậy, khi phân tích
cần tránh suy diễn về thái độ, tình cảm, cảm xúc của nhân vật [44, 97]. Còn
trong sách cơ bản, các soạn giả cũng lưu ý: “Trong quá trình phân tích tác
phẩm, giáo viên cần dẫn dắt học sinh theo sự phát triển của mâu thuẫn giữa
Tấm và mẹ con Cám, nghĩa là phải theo sát tiến trình phát triển của cốt
11


truyện…, không sa vào yếu tố từ ngữ khác vì sẽ vi phạm nguyên tắc chung
đối với việc phân tích các tác phẩm tự sự dân gian. Cần lưu ý: Với học sinh
trung học phổ thông, không nên dùng khái niệm môtíp mà chỉ nên dùng từ chi
tiết hoặc sự kiện [32, 89 - 90]. Đó vừa là những định hướng vừa là những lời
khuyên khá cụ thể đối với người thầy giáo khi dạy truyện Tấm Cám nói riêng
và truyện cổ tích nói chung. Tuy nhiên, lời khuyên trong “sách cơ bản” về
việc không nên dùng khái niệm môtíp có lẽ cần xem lại, lý do vì sao chúng tôi
sẽ nói rõ ở chương hai của luận văn này.
Tóm lại, điểm qua một số công trình nghiên cứu và hướng dẫn giảng dạy
truyện cổ tích ở nước ta từ trước đến nay, chúng ta đã có thể thấy rõ: phương
pháp phân tích thể loại này đã và đang được giới nghiên cứu quan tâm và đã
thu được những kết quả đáng kể. Trong đó nổi lên là cách phân tích bằng

phương pháp so sánh (chủ yếu là so sánh loại hình), tác phẩm truyện cổ tích
từ góc độ thi pháp học, văn hóa học, theo đặc trưng thể loại và phân tích liên
ngành (phương pháp tổng hợp). Đối với phương pháp dạy và học truyện cổ
tích trên tiến trình đổi mới, truyện cổ tích trong nhà trường trung học cơ sở và
trung học phổ thông được phân tích từ những phương pháp truyền thống ở
thời kỳ đầu (bằng kinh nghiệm phân tích như các tác phẩm văn học viết) đến
phương pháp hiện đại: thi pháp học, tích hợp, theo đặc trưng thể loại và kể cả
việc vận dụng các phương pháp tiếp cận tiên tiến của nước ngoài vào việc
phân tích các truyện của Việt Nam (như cách làm của Đỗ Bình Trị). Tất cả
các cách tiếp cận đó không loại trừ lẫn nhau mà luôn bổ sung cho nhau để cho
việc chiếm lĩnh đối tượng là truyện cổ tích ngày càng trở thành một lĩnh vực
khoa học.
Tiếp thu thành tựu của những người đi trước, trong luận văn này, chúng
tôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu một số cách phân tích truyện cổ tích gắn với việc
dạy và học thể loại đó qua các truyện được tuyển chọn trong sách giáo khoa
Ngữ văn ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

12


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu và vận dụng lý thuyết của tác phẩm tự sự vào dạy truyện cổ
tích. Đồng thời đi sâu xem xét hướng phân tích truyện cổ tích trong nhà
trường (THCS và THPT) nhằm làm sáng tỏ đặc trưng thể loại và góp phần
giải quyết những băn khoăn, vướng mắc đối với một số vấn đề đang gây tranh
cãi.
Soạn một số giáo án thể nghiệm dựa trên cơ sở lý thuyết đã được trình bày
trước đó.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Gồm các truyện cổ tích của người Kinh đã và đang được đưa vào giảng
dạy trong chương trình môn văn học ở THCS và THPT (kể cả chương trình
phân ban và chưa phân ban), trọng tâm là những truyện đang có sự gay cấn
trong cách phân tích như: Tấm Cám, Chử Đồng Tử, Sự tích trầu cau…
Tập trung xem xét cách phân tích truyện cổ tích nói chung, các truyện
được tuyển chọn thuộc thể loại này nói riêng trong sách giáo khoa và sách
giáo viên Ngữ văn 6 và Ngữ văn 10 qua các lần thay sách.
4. Mục đích và nhiệm vụ
4.1.Mục đích
- Vận dụng lý thuyết tự sự học, đặc điểm người kể chuyện, kể chuyện theo
ngôi kể vào việc dạy học truyện cổ tích ở THPT.
- Từ hướng tiếp cận trên để tăng cường tính sáng tạo của học sinh, mở
mang tưởng tượng, rèn cho học sinh khả năng sáng tạo tác phẩm với cách
nhìn thời hiện tại.
4.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan lại những vấn đề chung của tự sự học
- Đề xuất cách dạy học phát huy tính sáng tạo trong đọc hiểu các tác phẩm
truyện cổ tích
- Rèn luyện kỹ năng viết văn theo kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo cho học
sinh
13


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thống kê phân loại: dùng để hệ thống hóa cách phân tích truyện cổ
tích đã và đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, nhất là trong việc dạy học
thể loại này ở trường phổ thông.
So sánh: chủ yếu là so sánh loại hình để làm sáng tỏ đặc trưng thể loại
và những chỗ khác biệt trong cách phân tích truyện cổ tích.
Phân tích, tổng hợp: áp dụng khi đi vào các tác phẩm cụ thể.

Phương pháp điều tra sư phạm, sử dụng sỗ liệu toán học để điều tra
việc học và dạy truyện cổ tích.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc dạy học truyện cổ tích từ góc độ tự
sự học
Chương 2: Dạy học truyện cổ tích từ góc độ tự sự học
Chương 3: Giáo án thể nghiệm và thực nghiệm sư phạm

14


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH
TỪ GÓC ĐỘ TỰ SỰ HỌC
1.1.

Thi pháp học và tự sự học

1.1.1. Thi pháp học
Thi pháp học là một lĩnh vực nghiên cứu có ảnh hưởng lớn trong
nghành nghiên cứu văn học thế kỷ XX, tuy có cội nguồn xa xưa nhưng đã
được cải tạo triệt để, mang nội dung mới, rất đa dạng về quan niệm, phương
pháp, đồng thời tự nó cũng biến đổi nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử.
Thuật ngữ Thi pháp học có nguồn gốc từ tiếng HiLap “Poietike”, chỉ
một lĩnh vực tri thức về các quy tắc chuyên nghành sang tác nghệ thuật, phân
loại về thể loại nghệ thuật, thể hiện tập trung trong công trình Peotica của
Aristore (384- 322), mặc dù trước ông đã có nhiều người đề xuất. Aristore kết
hợp tư tưởng mua vui và nhận thức khi nhìn nhận bản chất nghệ thuật, từ đó

ông lần lượt xem xét các thể lọa bi kịch, sử thi, cấu trúc cho đến ngôn từ. Ông
kết hợp lý thuyết với thực hành phân tích nghệ thuật cụ thể. Nhưng qua hàng
nghìn năm tồn tại và phát triển, thi pháp học nhiều lần được hiểu khác nhau,
khi thì thu hẹp vào loại hình thi ca, vào thi luật, phép làm thơ, biến thành quy
phạm, giáo điều, khi thì mở rộng chỉ toàn bộ nghệ thuật….
Từ rất nhiều các định nghĩa khác nhau của các nhà nghiên cứu, ta thấy
thi pháp học chủ yếu là một lĩnh vực nghiên cứu về đặc trưng, tổ chức, các
phương thưc, phương tiện, nguyên tắc làm nên giá trị thẩm mỹ của văn học
trong tính chỉnh thể của văn bản. Đó là lĩnh vực nghiên cứu quy luật nội tại
của tác phẩm, cấu tạo và phong cách, nó phân biệt với các lĩnh vưc nghiên
cứu khác. Thi pháp thực chất là hệ thống ngôn ngữ (ký hiệu) nghệ thuật mang
tính mở. Thi pháp học bao gồm các bộ phận lí thuyết, miêu tả và lịch sử, gồm
cả phong cách học và ngày nay bao gồm cả tự sự học, tu từ học mỗi bộ phân
có đối tượng riêng, nhưng đều không ra ngoài phạm vi nói trên…..
15


1.1.2. Tự sự học
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tự sự là phương thức tái hiện đời sống
trong toàn bộ tính khách quan của nó. Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có côt
truyện, gắn với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ
nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình và kịch.
Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa
rộng nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan, nói cách
khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm
một cách đọc. Tên gọi Tự sự học – Narratology, Narratologie, là do nhà
nghiên cứu gốc Pháp Bungari T.Todorov đề xuất năm 1969, trong sách Ngữ
pháp “ Câu chuyện mười ngày ”, làm cho ngành nghiên cứu tự sự trước nay
có được một cái tên chính thức và trở thành một khoa học nghiên cứu có tính
độc lập vì nội hàm văn hóa của nó.

Theo như Jonathan Culler ( 1998): “ Tự sự là phương thức chủ yếu để
con người hiểu biết sự vật ” muốn hiểu về sự vật nào thì con người ta kể và sự
vật đó. Bản chất của tự sự ngày nay được hiểu là một sự truyền đạt thông tin,
là quá trình phát ra đơn phương trong quá trình giao tiếp, văn bản tự sự là
cụm thông tin được phát ra, và tự sự có thể thực hiện bằng nhiều phương thức,
con đường. Trong văn học, tự sự có trong thơ, thơ trữ tình, trong kịch, chứ
không chỉ là trong truyện ngắn, tiểu thuyết,… Trong các hình thức tự sự, chỉ
có tự sự văn học là phúc tạp nhất, làm thành đối tượng chủ yếu của tự sự học.
Lí thuyết tự sự học hiện đại lần đầu cho người ta thấy sự phức tạp của cấu
trúc tự sự . Tác giả không bao giờ hiện diện trong tiểu thuyết như một người
kể, người phát ngôn, mà chỉ xuất hiện như là một tác giả hàm ẩn, một cái Tôi
thứ hai của nhà văn, với tư cách là người mang hệ thống quan niệm và giá trị
trong tác phẩm. Tác giả thực sự xuất hiện chỉ như người ghi, người sao lục lời
kể. Người trần thuật là kẻ được sáng tạo ra để mang lời kể. Và hành vi trần
thuật là hành vi của người trần thuật đó mà sản phẩm là văn bản tự sự.

16


1.2. Truyện cổ tích, một mô hình tự sự đặc thù
1.2.1. Truyện cổ tích
Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, truyện cổ tích là “một thể loại
truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyên thủy nhưng chủ yếu phát triển
trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh và lý giải những
vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn
màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu là gia
đình phụ quyền), có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt”. [18, 311].
Khái niệm truyện cổ tích có nội dung rất rộng, bao gồm nhiều loại
truyện khác nhau về đề tài, về đặc điểm nghệ thuật,… Có thể phân truyện cổ
tích thành ba loại chính: truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt và

truyện cổ tích loài vật
Do cả ba tiểu loại được nói tới trong định nghĩa trên đều có các truyện
được tuyển chọn trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 và Ngữ văn 10 hiện hành,
cho nên theo chúng tôi cần có sự nắm bắt ban đầu về đặc điểm của ba tiểu loại
này trong thể loại truyện cổ tích.
1.2.2. Truyện cổ tích thần kỳ
Truyện cổ tích thần kỳ là bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của thể
loại cổ tích. Ở loại truyện này, nhân vật chính vẫn là con người trong thực tại,
nhưng các lực lượng thần kỳ, siêu nhiên có một vai trò rất quan trọng. Hầu
như mọi xung đột trong thực tại giữa người với người đều bế tắc, không thể
giải quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kỳ (như truyện: Tấm Cám, Thạch Sanh,
Sọ Dừa, Chử Đồng Tử…).
Trong truyện cổ tích thần kỳ, các nhân vật thường bao gồm ba loại
chính: nhân vật chính diện hay phe thiện (như Thạch Sanh, Công chúa, hoàng
tử, Chử Đồng Tử, Sọ Dừa, vợ Sọ Dừa…), nhân vật phản diện hay phe ác (như
Lý Thông, Cám, mẹ Cám…) và các nhân vật thần kỳ hoặc vật báu có tác dụng
kỳ diệu (như Tiên, Bụt, rắn thần, chim thần, đàn thần, niêu cơm thần, chiếc
gậy thần…).
17


1.2.3. Truyện cổ tích sinh hoạt (hay truyện cổ tích thế sự)
Truyện cổ tích sinh hoạt là những truyện cổ tích không có hoặc rất ít
yếu tố thần kỳ, ở đây các mâu thuẫn, xung đột xã hội giữa người với người
được giải quyết một cách hiện thực, không cần đến những yếu tố siêu nhiên.
Những yếu tố thần kỳ nếu có cũng không giữ vai trò quan trọng và nhiều khi
chỉ là đường viền cho câu chuyện thêm vẻ ly kỳ, hấp dẫn mà thôi (như
truyện: Vợ chàng Trương, Sự tích chim hít cô, Sự tích con muỗi, Cây tre
trăm đốt…).
1.2.4. Truyện cổ tích loài vật

Truyện cổ tích loài vật là truyện cổ tích lấy các loài vật (phần lớn là
động vật làm đối tượng phản ánh, tường thuật và lý giải chủ yếu). Loại truyện
này ở thời kỳ cổ xưa hầu hết các dân tộc đều có. Ở đây các loài vật được nhân
cách hóa một cách hồn nhiên trong trí tưởng tượng của nhân dân thời cổ. Ở
Việt Nam, do những truyện cổ tích loài vật không được sưu tầm và ghi chép
sớm nên tính chất cổ xưa, hồn nhiên, chất phác của chúng không còn nguyên
vẹn, nhiều truyện cổ tích loài vật đã biến tướng trở thành truyện ngụ ngôn (Ví
dụ: Sự tích con công và con quạ, Vì sao trâu không có hàm răng trên…).
1.3. Các truyện cổ tích đƣợc chọn trong chƣơng trình ngữ văn lớp 6, lớp 10.
1.3.1. Các truyện đã và đang được chọn để dạy và học
Trong sách giáo khoa môn Văn (hiện nay là Ngữ văn) ở trường trung
học cơ sở, các truyện cổ tích được đưa vào có sự thay đổi qua mỗi lần thay
sách. Các truyện đã được tuyển chọn để dạy và học bao gồm: Sự tích trầu cau,
Cây tre trăm đốt, Cây khế, Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa, Chàng ngốc, Trí
khôn của tao đây…Còn trong sách Ngữ văn 6 hiện hành chỉ còn các truyện:
Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh (người Kinh) và hai truyện cổ tích
của nước ngoài: Cây bút thần (Trung Quốc) và Ông lão đánh cá và con cá
vàng (Nga).
Trong sách giáo khoa môn Văn (nay là Ngữ văn) ở trường trung học
phổ thông (lớp 10), trước đây, thể loại truyện cổ tích được chọn giảng khá
18


nhiều nhưng nay chỉ còn lại rất ít. Ở sách Văn cũ (chương trình chỉnh lý
hợp nhất) có các truyện: Sự tích trầu cau, sau đó được thay bằng truyện: Sự
tích cây nêu ngày tết, Từ Thức lấy vợ tiên, Sự tích núi Vọng Phu, Làm theo
lời vợ dặn… Trong sách Văn 10 hiện hành (chương trình phân ban) chỉ còn
lại hai truyện Tấm Cám và Chử Đồng Tử. Trong chương trình nâng cao,
truyện Tấm Cám được dùng để đọc - hiểu, còn truyện Chử Đồng Tử thuộc
phần đọc thêm.

Ngoài những truyện cụ thể đã và đang được đưa vào sách giáo khoa để
dạy và học, còn có phần giới thiệu khái quát về văn học dân gian, trong đó
nêu định nghĩa truyện cổ tích và các tiểu loại của nó. Đây là cơ sở ban đầu để
giúp người dạy và học hiểu đúng đặc trưng thể loại. Sách giáo viên Ngữ văn
10, tập 1, yêu cầu: “Biết cách đọc và hiểu một truyện cổ tích thần kỳ, nhận
biết được một số truyện cổ tích thần kỳ qua đặc trưng thể loại” [31, 89].
1.3.2. Đặc điểm chung của các truyện cổ tích được tuyển chọn để dạy trong
trường THPT
Nhìn chung, tất cả các truyện cổ tích đã và đang được tuyển chọn trong
sách giáo khoa môn Văn ở trường phổ thông hai cấp (cơ sở và trung học) đều
là những truyện tiêu biểu cho thể loại này và được lưu hành phổ biến rộng rãi
trong nhân dân. Các truyện đó thuộc một trong ba tiểu loại của truyện cổ tích
và chiếm tỷ lệ nhiều nhất là truyện cổ tích thần kỳ. Cụ thể như sau:
- Tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ gồm các truyện: Sọ Dừa, Thạch
Sanh, Chử Đồng Tử, Từ Thức lấy vợ tiên, Sự tích cây nêu ngày tết, Tấm
Cám, Cây khế…
- Tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt có các truyện: Sự tích trầu cau, Em
bé thông minh, Anh chàng Ngốc, Làm theo lời vợ dặn, Sự tích núi Vọng Phu.
- Tiểu loại truyện cổ tích loài vật: Trí khôn của tao đây.
Tỷ lệ truyện được tuyển chọn như vậy, theo chúng tôi là khá hợp lý,
bởi vì: như đã trình bày ở phần giới thuyết khái niệm và phân loại truyện cổ
tích, tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ vẫn là tiểu loại chiếm số lượng nhiều
nhất, có nhiều truyện hay nhất và mang đầy đủ nhất các đặc trưng của thể
19


×