Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Phát triển văn hóa tổ chức ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên: Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 01 14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
*****

TRẦN NINH NAM

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỔ CHỨC
Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN HUYỆN ĐIỆN
BIÊN TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI, NĂM 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
*****

TRẦN NINH NAM

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỔ CHỨC
Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN HUYỆN ĐIỆN BIÊN
TỈNH ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh



HÀ NỘI, NĂM 2015
ii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
của tập thể, cá nhân.
Trước hết tôi xin gửi những lời biết ơn chân thành nhất tới các thầy giáo,
cô giáo trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện
cho tơi theo học khóa học thạc sĩ Quản lí giáo dục. Đồng thời, tơi cũng xin gửi
lời cảm ơn đến các nhà khoa học đã chỉ dạy, cung cấp tài liệu, đóng góp ý kiến
trong suốt q trình tơi học tập và hồn thành luận văn của mình.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ tình cảm kính trọng và biết ơn vô cùng sâu sắc
tới cô giáo hướng dẫn - PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh, người đã động viên,
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu để
hồn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn gia đình, các bạn đồng nghiệp, đồng môn cao
học QLGD đã tạo điều kiện và giúp đỡ, động viên tơi trong q trình học tập,
hồn thành luận văn.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của Hội đồng
khoa học, quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp để luận văn có thể hồn
chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Tác giả

Trần Ninh Nam


i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CB, GV, NV

Cán bộ, giáo viên, nhân viên

CBQL

Cán bộ quản lý

ĐTB

Điểm trung bình



Giám đốc

HS, HV

Học sinh, học viên

NT

Nhà trƣờng


SL

Số lƣợng

TT GDTX

Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên

TT

Trung tâm

VHTC

Văn hóa tổ chức

VHNT

Văn hóa nhà trƣờng

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG SỐ .................................................................................. vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................... viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .............................................................. 4
5. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 4
6. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 4
7. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
8. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 6
10. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỔ CHỨC
TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN ...................................... 7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 7
1.1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài ............................................................. 7
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nƣớc ............................................................. 9
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài.......................................................... 13
1.2.1. Văn hóa tổ chức..................................................................................... 13
1.2.2. Văn hố nhà trƣờng ............................................................................... 15
1.2.3. Khái niệm phát triển văn hóa tổ chức ................................................... 23
1.3. Một số vấn đề lý luận về phát triển văn hóa tổ chức ở Trung tâm GDTX
......................................................................................................................... 26
1.3.1. Đặc điểm của Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên ................................ 26
iii


1.3.2. Vai trị của văn hóa tổ chức trong Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên 27
1.3.3. Nội dung phát triển văn hoá tổ chức ở Trung tâm Giáo dục thƣờng
xuyên ............................................................................................................... 29
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 42
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỔ CHỨC TẠI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN HUYỆN ĐIỆN BIÊN ...... 44

2.1. Khái quát về Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên Huyện Điện Biên, Tỉnh
Điện Biên......................................................................................................... 44
2.2. Thực trạng văn hóa tổ chức và phát triển văn hóa tổ chức của Trung tâm
Giáo dục thƣờng xuyên huyện Điện Biên ....................................................... 45
2.2.1.Tổ chức nghiên cứu thực trạng .............................................................. 45
2.2.2. Thực trạng văn hóa tổ chức của TTGDTX huyện Điện Biên ............... 47
2.2.3. Thực trạng phát triển văn hóa tổ chức của Trung tâm Giáo dục thƣờng
xuyên huyện Điện Biên ................................................................................... 60
2.3. Đánh giá chung về thực trạng .................................................................. 76
2.3.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 76
2.3.2. Điểm yếu ............................................................................................... 76
2.3.3.Nguyên nhân của thực trạng. ................................................................. 77
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 78
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỔ CHỨC TẠI TRUNG
TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN
BIÊN................................................................................................................ 80
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................ 80
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ......................................................... 80
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển .................................... 81
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm TTGDTX cấp huyện 82
3.2. Các biện pháp phát triển văn hóa tổ chức tại Trung tâm Giáo dục thƣờng
xuyên huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. ........................................................ 83

iv


3.2.1. Định hình hệ thống giá trị cốt lõi của tổ chức, Nâng cao nhận thức về
về giá trị cốt lõi cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên của TT
......................................................................................................................... 83
3.2.2. Xây dựng hình ảnh Ngƣời lãnh đạo - nhân vật điển hình đại diên cho

giá trị của tổ chức ............................................................................................ 86
3.2.3. Quản lý sự thay đổi, xây dựng và chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn của trung
tâm nâng cao hiệu quả giáo dục ...................................................................... 87
3.2.4. Xây dựng Quy chế văn hoá tổ chức theo mơ hình văn hóa tổ chức tích
cực làm nền tảng cho sự phát triển bền vững.................................................. 90
3.2.5. Tổ chức sự kiện nghi lễ củng cố những giá trị cốt lõi, tạo động lực phát
triển văn hoá tổ chức của trung tâm ................................................................ 91
3.3. Mối quan hệ của các biện pháp ................................................................ 93
3.4. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất ......................... 94
3.4.1. Các bƣớc khảo sát ................................................................................. 94
3.4.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp.............. 96
Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................... 99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 100
1. Kết luận ..................................................................................................... 100
2. Khuyến nghị .............................................................................................. 101
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ............................................................ 101
2.2. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên ................................................. 101
2.3. Đối với TTGDTX huyện Điện Biên ...................................................... 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 102
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC BẢNG SỐ
Bảng 2.1: Quy mô khối Bổ túc THPT ............................................................ 44
Bảng 2.2: Quy mô liên kết đào tạo, THCN tại TT .......................................... 44
Bảng 2.3: Các lớp bồi dƣỡng, chứng chỉ ........................................................ 45
Bảng 2.4: Mức độ biểu hiện của sứ mệnh trong VHTC của TTGDTX huyện
Điện Biên......................................................................................................... 48

Bảng 2.5: Mức độ biểu hiện của tầm nhìn trong VHTC của TTGDTX huyện
Điện Biên......................................................................................................... 49
Bảng 2.6: Mức độ biểu hiện của bầu khơng khí TT trong VHTC của
TTGDTX huyện Điện Biên............................................................................. 50
Bảng 2.7: Mức độ biểu hiện của các giá trị văn hóa chính thống trong VHTC
của TTGDTX huyện Điện Biên ...................................................................... 51
Bảng 2.8: Mức độ biểu hiện của sự hợp tác trong VHTC của TTGDTX huyện
Điện Biên......................................................................................................... 53
Bảng 2.9: Mức độ biểu hiện của tính hợp thức và nhất quán trong hành vi của
các thành viên trong TTGDTX huyện Điện Biên ........................................... 55
Bảng 2.10: Mức độ biểu hiện của môi trƣờng sƣ phạm trong VHTC của TT
GDTX huyện Điện Biên.................................................................................. 56
Bảng 2.11: Tƣơng quan giữa các yếu tố biểu hiện của VHTC của TT GDTX
huyện Điện Biên ............................................................................................. 59
Bảng 2.12: Thực trạng nội dung phát triển và áp dụng các chuẩn mực văn hóa
trong tổ chức TTGDTX .................................................................................. 61
Bảng 2.13: Thực trạng nội dung đánh giá các điều kiện thực hiện và thực tế
VHTC của TT GDTX .................................................................................... 63
Bảng 2.14: Thực trạng nội dung Xây dựng mơi trƣờng văn hóa trong TT .... 64
Bảng 2.15: Thực trạng nội dung tổ chức các lễ kỉ niệm ................................. 66
Bảng 2.16: Thực trạng nội dung xây dựng hồ sơ VHTC ................................ 67
Bảng 2.17: Thực trạng nội dung đánh giá VHTT ........................................... 68
vi


Bảng 2.18: Thực trạng nội dung Xây dựng tính chuyên nghiệp của các thành
viên của tổ chức............................................................................................... 69
Bảng 2.19: Thực trạng nội dung phát triển phong cách làm việc của các thành
viên trong trung tâm ........................................................................................ 71
Bảng 2.20: Thực trạng nội dung xây dựng bầu khơng khí tổ chức của Trung

tâm ................................................................................................................... 72
Bảng 2.21: Tƣơng quan giữa các nội dung xây dựng VHTC của TT GDTX
huyện Điện Biên .............................................................................................. 73
Bảng 3.1: Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển VHTC
tại TT GDTX huyện Điện Biên....................................................................... 96
Bảng 3.2: Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp phát triển VHTC tại
TT GDTX huyện Điện Biên............................................................................ 97

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mức độ biểu hiện các yếu tố của VHTC .................................... 60
Biểu đồ 2.2: Tƣơng quan giữa mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các nội
dung xây dựng VHTT ..................................................................................... 75
Hình 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp xây dựng VHNT ......................... 94

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quản lý xã hội, nhà trƣờng thƣờng đƣợc xem là một dạng cụ thể
của tổ chức. Đó là tổ chức có tính chất tƣơng đối phức tạp, vừa có các quan
hệ hoạt động nghề nghiệp và vừa có quan hệ và hoạt động chính trị - xã hội.
Trên cả hai phƣơng diện này, quản lý trƣờng học mang đậm yếu tố văn hóa.
Cho dù đó là văn hóa chun mơn (văn hóa giảng dạy, văn hóa học tập, văn
hóa quản lý, ...) hay văn hóa kinh doanh, giải trí, nghệ thuật - thẩm mỹ, ... thì
nhà quản lý vẫn có khuynh hƣớng sử dụng mơi trƣờng văn hóa này để tạo lập
và cải thiện, nâng cao hiệu quả của nhà trƣờng.

Trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu hóa diễn ra trên phạm vi tồn thế
giới, văn hóa đƣợc xem là nguồn sức mạnh nội tại của mỗi một quốc gia và
hẹp hơn là của mỗi một tổ chức, giúp tổ chức phát triển bền vững và có năng
lực cạnh tranh cao. Văn hóa tổ chức là một trong những nội dung đƣợc nghiên
cứu nhiều trên thế giới từ nửa sau thế kỉ XX trở lại đây. Văn hoá tổ chức
đƣợc hiểu là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả
năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ chức
một bản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời
gian (Michel Amiel, Prancis Bonnet, Joseph Jacobs - 1993).
Nhà trƣờng là một loại hình tổ chức đặc thù mang tính chất hành chính
- sƣ phạm. Vì vậy, các nghiên cứu về quản lí nhà trƣờng hồn tồn có thể kế
thừa những thành tựu nghiên cứu về quản lí tổ chức để có thể điều chỉnh và
vận dụng một cách phù hợp. Văn hoá tổ chức của một nhà trường là hệ thống
niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong q
trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa
nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó
tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm. Quản lí văn hóa tổ chức của

1


nhà trƣờng là một trong những nội dung lớn của quản lí nhà trƣờng hiện nay.
Văn hóa tổ chức tích cực đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất
lƣợng đào tạo, đồng thời tạo nên những nét đặc trƣng riêng biệt góp phần làm
nên sức mạnh, vị thế của nhà trƣờng. Một nhà trƣờng chất lƣợng phải là một
tổ chức có văn hóa cao. Vì thế, một số cơng trình nghiên cứu về văn hóa nhà
trƣờng đã chỉ ra rằng: “Văn hóa vừa là mục tiêu mà nhà trƣờng hƣớng tới và
vừa là công cụ để quản lý nhà trƣờng”.
Đổi mới quản lý giáo dục là khâu quyết định trong đổi mới giáo dục
hiện nay. Đại hội Đảng CSVN lần thứ X vẫn tiếp tục khẳng định tiến hành đổi

mới giáo dục theo hƣớng xã hội hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa. [13] Nền
tảng của tất cả những thành cơng ở đây là văn hóa nhà trƣờng, xét cụ thể, là
văn hóa chung của nền giáo dục quốc dân. Điều này một lần nữa đƣợc khẳng
định trong Điều 5 của Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 là: Nội dung giáo
dục phải đảm bảo tính cơ bản, ... kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp bản
sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ...
Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên là cơ sở giáo dục thƣờng xuyên của
hệ thống giáo dục quốc dân. Văn hóa của trung tâm giáo dục thƣờng xun
thực chất cũng chính là văn hóa nhà trƣờng, tuy nhiên vẫn mang những nét
đặc trƣng riêng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của trung tâm.
Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa tổ chức của trung tâm giáo dục thƣờng
xuyên có nhiều triển vọng để phát triển nhƣng cũng đứng trƣớc những thách
thức to lớn. Điều này địi hỏi cán bộ quản lí - lãnh đạo trung tâm giáo dục
thƣờng xuyên phải quan tâm đặc biệt đến xây dựng văn hóa tổ chức, xây dựng
một văn hóa tổ chức mạnh làm nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Trung tâm GDTX huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, đƣợc thành lập từ
năm 2002, là một cơ sở đào tạo có uy tín của ngành GD tỉnh Điện Biên và
huyện Điện Biên, là điểm đến của nhiều thế hệ học viên. Nhiều năm qua nhà

2


trƣờng luôn ý thức và phấn đấu không ngừng cho một mục tiêu chất lƣợng
đào tạo, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có đủ phẩm chất chính trị, có chun
mơn vững vàng, có khả năng hội nhập. Tuy nhiên, trƣớc tình hình mới, trƣớc
yêu cầu đổi mới GD dạy học, Trung tâm GDTX huyện Điện Biên, tỉnh Điện
Biên đang từng bƣớc phấn đấu phát triển. Một trong những nhiệm vụ hàng
đầu là xây dựng một môi trƣờng XH lành mạnh. Chính vì thế, tơi chọn đề tài:
Văn hóa tổ chức ở trung tâm giáo dục thƣờng xuyên có những đặc điểm
gì, đƣợc biểu hiện nhƣ thế nào? Yêu cầu đối với xây dựng văn hóa tổ chức

hiện nay ra sao? Thực trạng xây dựng văn hóa tổ chức ở Trung tâm giáo dục
thƣờng xuyên Điện Biên hiện nay nhƣ thế nào, đã đáp ứng đƣợc cầu của thời
kì hội nhập hay chƣa? Làm thế nào để xây dựng văn hóa tổ chức của trung
tâm thực sự hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn hiện nay? Trong bối
cảnh đã phân tích nhƣ trên cùng với việc nhận thức ý nghĩa quan trọng của
văn hóa trƣờng học trong quản lý nhà trƣờng nên tác giả chọn đề tài nghiên
cứu: “Phát triển văn hoá tổ chức ở Trung tâm GDTX huyện Điện Biên,
Tỉnh Điện Biên” để nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực trạng văn hóa tổ
chức ở Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên Điện Biên, trên cơ sở đó đề xuất
một hệ thống biện pháp phát triển văn hóa tổ chức mang tính khả thi, phù hợp
với thực tế ở Trung tâm GDTX huyện Điện Biên, góp phần nâng cao hiệu quả
quản lí và chất lƣợng giáo dục đào tạo của trung tâm .
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận về Phát triển văn hoá tổ chức tại Trung tâm
GDTX cấp huyện.
- Khảo sát đánh giá thực trạng môi trƣờng văn hoá tổ chức và phát triển
văn hoá tổ chức tại Trung tâm GDTX huyện Điện Biên hiện nay.

3


- Đề xuất các biện pháp phát triển văn hóa tổ chức của Trung tâm
GDTX huyện Điện Biên trong giai đoạn hiện nay, khảo sát tính cần thiết và
tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Phát triển văn hóa tổ chức tại Trung tâm GDTX.
4.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp phát triển văn hóa tổ chức tại Trung tâm GDTX huyện Điện
Biên trong giai đoạn phát triển hiện nay.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Căn cứ lý luận nào cho phát triển văn hóa tổ chức tại Trung tâm GDTX
- Thực trạng văn hóa tổ chức và quản lí văn hóa tổ chức tại Trung tâm
GDTX huyện Điện Biên hiện nay nhƣ thế nào?
- Biện pháp nào có thể sử dụng để phát triển có hiệu quả văn hóa tổ
chức tại Trung tâm GDTX huyện Điện Biên?
6. Giả thuyết khoa học
Văn tổ chức là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả nhà
trƣờng. Nếu nghiên cứu và đề xuất đƣợc các biện pháp phát triển văn hóa tổ
chức phù hợp với lý luận khoa học QLGD về VHNT, phù hợp với các điều
kiện thực tế của Trung tâm GDTX huyện Điện Biên, khi áp dụng vào công tác
quản lí sẽ góp phần xây dựng một mơi trƣờng làm việc và học tập tích cực
cho CBGV và HV, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của Trung tâm
GDTX huyện Điện Biên trong giai đoạn phát triển hiện nay.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những biện pháp phát triển văn hóa
tổ chức tại Trung tâm GDTX huyện Điện Biên trong điều kiện phát triển của
nhà trƣờng trong giai đoạn hiện tại.
4


- Văn hóa có nhiều biểu hiện khác nhau nhƣng tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu một số biểu hiện cơ bản: Sứ mệnh, tầm nhìn, bầu khơng khí nhà
trƣờng, các giá trị văn hóa chính thống, sự hợp tác của các thành viên trong
nhà trƣờng, tính hợp thức và nhất quán hành vi của các thành viên trong nhà
trƣờng, môi trƣờng sƣ phạm của nhà trƣờng.
- Các số liệu thống kê đƣợc sử dụng trong luận văn là số liệu từ năm
2010 đến năm 2015.

8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp các nhóm phƣơng pháp nghiên cứu sau:
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tiếp cận, phân tích lịch sử, nghiên cứu so sánh, phân tích logic những
quan niệm, lí thuyết, ... khái qt hóa lí luận, các cơng trình nghiên cứu có
liên quan đến đề tài và thực tế hoạt động quản lý văn hóa tổ chức tại Trung
tâm GDTX.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng phiếu điều tra để khảo sát các thành viên của Trung tâm Giáo
dục thƣờng xuyên huyện Điện Biên về văn hóa tổ chức của nhà trƣờng.
8.2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Bao gồm nghiên cứu hồ sơ, trao đổi với lãnh đạo nhà trƣờng để thu
thập các thông tin phục vụ cho nghiên cứu.
8.2.3. Phương pháp quan sát.
Ghi chép các hoạt động của Trung tâm thông qua các biên bản ghi chép
của cơ quan và qua quan sát thực tế.
8.2.3. Phương pháp phỏng vấn

5


Tổ chức phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo, cán bộ giáo viên về tính cần
thiết, vai trị của VHTC tại trung tâm.
8.3. Phương pháp thống kê toán học
- Phƣơng pháp thống kê toán học: xử lý bằng phần mềm PDF,
Wenderm
- Chủ yếu là thu thập, xử lý các dữ liệu, tìm hiểu thực trạng (nhƣ điều
tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, quan sát, xin ý kiến chuyên gia, tổng kết kinh
nghiệm)

9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9.1. Ý nghĩa lý luận
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý văn hóa tổ chức ở
Trung tâm GDTX huyện.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Những biện pháp do tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn làm cơ sở khoa
học cho các nhà quản lý và BGĐ Trung tâm và các đơn vị có điều kiện tƣơng
tự phát triển văn hóa tổ chức.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và các phụ lục, luận văn dự kiến đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề phát triển văn hóa tổ chức.
Chương 2: Thực trạng cơng tác phát triển văn hoá tổ chức tại Trung
tâm GDTX huyện Điện Biên.
Chương 3: Biện pháp phát triển văn hóa tổ chức tại Trung tâm
GDTX huyện Điện Biên trong giai đoạn hiện tại.

6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
TỔ CHỨC TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Một số cơng trình nghiên cứu về quản lý nhà trƣờng theo tiếp cận văn
hố nhà trƣờng ở nƣớc ngồi với nhiều quan niệm khác nhau: có thể quản lý
nhà trƣờng dựa vào xây dựng văn hóa hợp tác, dựa vào năng lực văn hố
trong nhà trƣờng, về bầu khơng khí nhà trƣờng, về văn hố mạnh trong tổ
chức, v.v... Nhìn chung, qua các nghiên cứu về văn hóa nhà trƣờng có thể

thấy rằng: Các quan niệm về quản lý nhà trƣờng theo tiếp cận văn hố nhà
trƣờng phổ thơng hết sức phong phú và chƣa thật sự đồng nhất.
Dƣới góc độ VHTC, tác giả Schein, E.H đã nghiên cứu một cách chi
tiết về VHTC, các cấp độ cũng nhƣ biểu hiện của VHTC, sự hình thành và
phát triển của văn hóa trong các loại hình tổ chức khác nhau. Đồng thời, nhà
nghiên cứu cũng phân tích cụ thể vai trị lãnh đạo trong xây dựng, thay đổi
nhằm phát triển, cải thiện văn hóa của tổ chức. Theo Edgar H. VHTC bao
gồm 3 cấp độ: 1) Những quá trình và cấu trúc hữu hình (Artifacts), 2) Hệ
thống giá trị đƣợc tuyên bố (Espoused values); 3) Những quan niệm chung
(Basic underlying assumption) [25].
Một tác giả khác cũng có nhiều đóng góp trong nghiên cứu VHTC là
Geert Hofstede. Tác giả đƣa ra các chiều đo VHTC, trên cơ sở đó phân tích sự
khác nhau giữa văn hóa của các tổ chức, các quốc gia. Năm chiều đo kích
thƣớc văn hóa Geert Hofstede đƣa ra bao gồm: khoảng cách quyền lực
(Power distance); chủ nghĩa cá nhân (Individulism); nam tính hay nữ tính
(Masculinity); sự khơng chắc chắn (Uncertainty Avoidance); định hƣớng dài
hạn (Long-teem Orientation). Những nghiên cứu của ông cho đến nay vẫn là

7


vấn đề đƣợc quan tâm tranh luận, đồng thời có những nghiên cứu trực tuyến
sử dụng năm chiều đo kích thƣớc văn hóa để đánh giá văn hóa của các quốc
gia trên toàn cầu [22].
Hai tác giả Cameron & Quinn nghiên cứu và đƣa ra công cụ đánh giá
VHTC. Công cụ đánh giá VHTC (OCAI) là một phƣơng tiện khảo sát đƣợc
nhiều nhà lãnh đạo sử dụng để tạo ra một hồ sơ VHTC nói chung. Cơng cụ
này đánh giá sáu chiều kích của VHTC, dựa trên bộ khung lý thuyết về việc
các tổ chức vận hành nhƣ thế nào và văn hóa của các tổ chức ấy đặt nền tảng
trên những giá trị gì. Bộ cơng cụ này xác định cả VHTC hiện hành lẫn VHTC

mà ngƣời ta mong muốn có đƣợc trong tƣơng lai. Bộ khung lý thuyết này có
thể đƣợc dùng nhƣ một cách để chẩn đốn và đề xƣớng những thay đổi bƣớc
đầu trong VHTC mà các tổ chức tạo ra trên bƣớc đƣờng phát triển của họ, khi
họ phải đƣơng đầu với áp lực của mơi trƣờng bên ngồi [18].
Một số tác giả đã nghiên cứu về văn hóa hợp tác trong tổ chức nhà
trường tại một số trƣờng phổ thông của quận Dacle (bang Florida), Chicago và
San Diego. Các tác giả nhƣ: Rosenholtz (1989), Fullan và Hargreaves (1991),
Lortie (1975), Aston và Web (1986), Fullan và Hargreaves (1991), Stein (1998),
Lambert (1998), Fullan (2001), Dufour& Eaker (1998), Susan Jonson (1990),
Hord (1998) và Levine (1990),... tiếp tục phát triển nghiên cứu theo hƣớng này
nhằm đƣa ra các biện pháp nhằm phát huy sự nỗ lực của giáo viên và các nhà
quản lý để phát triển một văn hố NT có tính hợp tác, chun nghiệp.
Văn hóa nhà trường có sự hợp tác là những chuẩn mực, niềm tin, giá
trị và các giả định sẽ củng cố và hỗ trợ tính chun nghiệp cao, làm việc theo
nhóm và trao đổi về các vấn đề.[69]
Cịn một nhóm tác giả khác nhƣ Cross, Bazon, Dennis và Isaac (1989);
Issaac và Benjamin (1991); Davis (1997) lại đề cập đến xây dựng năng lực
văn hóa trong nhà trường. Năng lực văn hố đƣợc coi là toàn bộ các hành vi,

8


quan điểm và hành động đồng dạng trong cùng một hệ thống, tổ chức, hay
giữa các nhà chuyên môn và giúp cho hệ thống, tổ chức hay nhóm nghề
nghiệp đó hoạt động một cách có hiệu quả trong một mơi trƣờng đa văn hoá.
(Cross và các đồng sự, 1989; Issaac và Benjamin, 1991). Nghiên cứu của họ
đã chỉ ra các thành phần của năng lực văn hóa; q trình hình thành năng lực
văn hóa và việc vận hành năng lực văn hoá trong các bối cảnh NT.
Nghiên cứu về xây dựng văn hóa mạnh (strong culture) trong một tổ
chức biết học hỏi (Learning Oganization) có các tác giả Ron Brandt (2003),

Gladys Vivian Martoo (2006), Kelly, Luke và Green (2008)….
Tổ chức biết học hỏi là một tổ chức mà trong đó mọi thành viên đƣợc
huy động lơi cuốn vào việc tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề, vào việc
làm cho tổ chức có khả năng thực hiện cách làm mới, để biến đổi, phát triển
và cải tiến liên tục nhằm đẩy nhanh khả năng tăng trƣởng của tổ chức, khiến
tổ chức có thể đạt đƣợc mục tiêu của mình một cách tốt đẹp nhất.[36]
Họ đã phân tích những đặc điểm cơ bản của NT nhƣ một tổ chức biết
học hỏi, cách thức để xây dựng lại NT thành một tổ chức biết học hỏi.
Nghiên cứu về xây dựng không khí NT lành mạnh và hiệu quả, các tác
giả Pace và Stern,1958; Halpin và Croft, 1963; Denison, 1996; Hoy, 1997…
đã chỉ ra khn khổ và khái niệm về khơng khí tổ chức trong NT; nhận diện
các loại hình khơng khí học đƣờng cơ bản và đánh giá khơng khí NT và xác
định rõ VHNT và bầu khơng khí NT có những điểm đồng nhất nhƣng VHNT
đƣợc thể hiện sâu hơn so với bầu khơng khí NT.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Thuật ngữ VHTC,VHNT là khái niệm mới xuất hiện trong mấy năm
gần đây và đƣợc đề cập ngày một nhiều trong các diễn đàn cũng nhƣ các hội
thảo. Nhƣng thực ra bản chất và nội dung của VHNT đã đƣợc các nhà trƣờng
ở Việt Nam từ xa xƣa xây dựng và trở thành các truyền thống quý báu của

9


dân tộc ta nhƣ: “Tơn sƣ trọng đạo”, “Kính thầy yêu bạn”, “Nhất tự vi sƣ, bán
tự vi sƣ”,... Trong quá trình xây dựng và phát triển, VHNT biểu hiện ngay
trong mọi phƣơng diện QL, trong các hoạt động dạy học cũng nhƣ trong mọi
hành vi ứng xử của các thành viên trong NT tạo nên sự khác biệt, các dấu ấn
riêng của nhà trƣờng.
VHTC cũng đã đƣợc nghiên cứu nhiều ở Việt Nam, tuy nhiên không
phải là một nội dung độc lập mà chỉ là một nội dung nhỏ trong các nghiên cứu

về khoa học tổ chức.
Các tác giả Nguyễn Văn Dung, Phan Đình Quyền, Lê Việt Hƣng trong
cuốn VHTC và lãnh đạo (2010) đã đề cập về khái niệm VHTC và thể hiện
quan hệ của văn hoá tổ chức với lãnh đạo, qua đó giải thích các hiện tƣợng
trong tổ chức, và giúp các nhà lãnh đạo có hƣớng vận dụng để tạo ra tổ chức
hiệu quả hơn. Các tác giả cũng phân tích văn hóa làm sáng tỏ sự phát sinh
năng động các tiểu nhóm trong các tổ chức, chỉ ra các công nghệ mới tƣơng
tác với tổ chức thế nào[5].
Ở Việt Nam hiện nay một số các nghiên cứu về VHNT đƣợc đề cập
theo các xu hƣớng sau:
Quản lý NT theo tiếp cận VHNT : các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc,
Phạm Thành Nghị, Lê Tiến Hùng, Phạm Quang Huân, Phan Thị Hoa Hƣơng,
Lê Hiển Dƣơng, Trần Quốc Thành, … tập trung vào phân tích những quan
niệm của các tác giả nƣớc ngoài về VHNT và đƣa ra một số giải pháp cho các
NT phổ thông hiện nay ở Việt Nam ở các vấn đề nhƣ vai trò của ngƣời quản
lý trong việc kiến thiết và phát triển mơi trƣờng văn hóa lành mạnh và hiệu
quả; vai trò của VHNT trong việc giúp NT đạt đƣợc mục tiêu trong thời kỳ
hội nhập thơng qua việc hình thành khả năng tƣ duy chiến lƣợc của NT; quản
lý sự phát triển VHNT chính là tác động để tạo ra sự dịch chuyển các cấp độ
của VHNT v.v..

10


Tất cả những quan niệm này mới chỉ dừng ở việc mơ tả mà chƣa phân
tích sâu vào bản chất của VHNT, chƣa xác định đƣợc nếu thay đổi bất cứ một
tiêu chí nào của VHNT thì sẽ thay đổi chính NT hiện có từ hệ thống giá trị,
những hành vi và những cái đang diễn ra trong NT.
Quản lý NT theo tiếp cận hệ thống giá trị văn hóa của NT của tác giả
Phạm Minh Hạc nhấn mạnh đến việc xây dựng VHNT (hay cịn gọi là văn

hóa học đƣờng) bằng giáo dục giá trị đƣợc thể hiện qua ba mặt của VHNT: cơ
sở vật chất, môi trƣờng giáo dục và giao tiếp ứng xử. Xây dựng một hệ giá trị
trong NT để mọi thành viên đồng thuận lấy đó làm mục tiêu đạo đức xã hội,
giá trị nhân cách hay chúng ta còn gọi là dạy ngƣời bên cạnh dạy chữ và dạy
nghề [7,8].
Quản lý nhà trường thông qua xây dựng văn hóa học đường theo quan
niệm của tác giả Vũ Dũng thì văn hóa học đƣờng đƣợc đánh giá qua mối quan
hệ ứng xử của các thành viên trong NT và môi trƣờng sƣ phạm của NT.
1) Hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia hoạt động đào tạo trong
NT, là lối sống văn minh trong trƣờng học. Văn hóa học đƣờng nhƣ là một sự
ứng xử thể hiện ở: ứng xử của ngƣời dạy và học; ứng xử giữa ngƣời lãnh đạo
và giáo viên; ứng xử giữa các đồng nghiệp.
2) Xây dựng một môi trƣờng sống văn minh, lịch sự. Nó thể hiện ở chỗ:
- NT phải là môi trƣờng sống trong lành, sạch sẽ và khơng có tiếng ồn.
- Mơi trƣờng mang yếu tố thẩm mỹ không chỉ thể hiện qua cách ăn mặc
của thầy cơ, của học sinh mà cịn qua hình thức của ngơi trƣờng, các phịng
học, logo, biểu ngữ, khn viên NT...
Quản lý NT theo mơ hình văn hóa “trường học thân thiện, học sinh tích
cực” của nhóm tác giả nhƣ: Phạm Văn Khanh, Lê Ngọc Việt, … lại phân tích
mơ hình văn hóa học đƣờng dƣới góc độ của mơ hình trƣờng học thân thiện,
học sinh tích cực do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

11


Nhìn chung, những quan niệm, định nghĩa đƣợc các tác giả đƣa ra còn
chƣa hệ thống và chƣa đi sâu vào bản chất thực sự của VHNT. Hiện nay đang
có một số cách hiểu về VHTC trong vấn đề của quản lý NT nhƣ sau:
Một là đồng nghĩa văn hóa với các hoạt động cơ bản, bề nổi của giao
tiếp nhƣ: nghe, nói, đọc, viết. Cịn có bề sâu của nó là ứng xử, là cách thức

nhìn nhận, những quan điểm về cuộc sống, công việc và thời gian.
Hai là coi văn hóa là sự đã rồi và khơng thể, không cách nào thay đổi.
Ba là quan niệm VHNT là thứ quá trừu tƣợng để bàn và ƣu tiên cho
những thứ thực dụng hơn.
Bốn là coi văn hóa là sản phẩm từ bên ngồi và nếu muốn áp dụng thì
NT chỉ cần áp dụng một mơ hình nào đó đƣợc coi là thành cơng để đƣa vào tổ
chức của mình.
Năm là hiện nay các NT đều khơng có VHNT và bây giờ đang phải xây
dựng. Đây là một hạn chế trong quá trình phát triển VHNT. Vì trên quan điểm
đúng đắn nhất thì quản lý NT trên quan điểm tiếp cận văn hóa chính là việc
xem văn hóa nhƣ là một cơng cụ để quản lý mà ở trong đó văn hóa nhƣ “một
cái cây” đã có sẵn ổn định lâu đời chỉ có điều nhà quản lý tiếp tục vun trồng
cho “cái cây” phát triển tốt hơn.
Theo tác giả Lê Thị Ngọc Thúy thì lại nhấn mạnh đến các loại hình văn
hóa trong NT nhƣ: văn hóa quản lý, văn hóa giảng dạy và văn hóa học tập
trong NT tạo nên các thể hiện sinh động của VHTC NT. Đồng thời có đề xuất
Bộ tiêu chí đánh giá VHNT tiểu học và đƣợc xem nhƣ là vừa là công cụ và
vừa là mục để NT hƣớng tới xây dựng tổ chức có văn hóa cao [16].
Qua những nghiên cứu kể trên có thể thấy, VHTC, VHNT là một nội
dung quan trọng trong cơng tác quản lí và lãnh đạo. VHTC có ảnh hƣởng
quyết định đến chất lƣợng của NT. Tuy nhiên, các nghiên cứu hoặc mới mang
tính chất chung chung, hoặc mới dừng lại ở một số cấp học, bậc học cụ thể.

12


VHTC của TT GDTX chƣa có nghiên cứu nào để cập đến. Vì vậy, việc xây
dựng VHTC cần đƣợc tiếp tục quan tâm nghiên cứu.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Văn hóa tổ chức

* Khái niệm Văn hóa tổ chức:
Khi bàn về văn hóa tổ chức việc trƣớc tiên khơng thể khơng nói tới là
vấn đề về văn hóa. Đã có rất nhều các quan điểm khác nhau về văn hóa nhƣng
trong phạm vi tiếp cận vấn đề này sẽ lựa chọn định nghĩa của UNESCO: “Văn
hoá là tổng thể sống động những sáng tạo (của cá nhân và cộng đồng) trong
quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ
thống giá trị, truyền thống, thị hiếu - những đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
Định nghĩa này có tƣ tƣởng đồng nhất với quan điểm của Hồ Chí Minh
về văn hóa nhƣ sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, lồi
ngƣời sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về
ăn, ở, mặc và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng
với biểu hiện của nó mà lồi ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn ”
Định nghĩa VHTC đƣợc đƣa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu. Theo Eldrige
và Crombie “Nói đến văn hố của một tổ chức là nói đến một hình thể duy nhất
với các tiêu chuẩn, giá trị, tín ngưỡng, cách đối xử… được thể hiện qua việc
các thành viên liên kết với nhau để làm việc. Nét đặc biệt của một tổ chức cụ
thể nào đó được thể hiện ở lịch sử của nó với những ảnh hưởng của hệ thống
cũ, lãnh đạo cũ trong việc xây dựng con người. Điều này được chứng tỏ ở sự
khác nhau giữa việc đi theo thói quen và luật lệ, hệ tư tưởng cũ và mới, cũng
như những sự lựa chọn chiến lược của toàn tổ chức” (1974) [21].

13


Tác giả Louis định nghĩa “VHTC là một tập hợp những quan niệm
chung của một nhóm người. Những quan niệm này phần lớn được các thành
viên hiểu ngầm với nhau và chỉ thích hợp cho tổ chức của riêng họ. Các quan

niệm này sẽ dược truyền cho các thành viên mới” (1980) [24].
Theo Schein, một tác giả có nhiều nghiên cứu quan trọng về VHTC thì
"Văn hố" là một hình thức của các giá thiết cơ bản - đƣợc phát minh, khám
phá, phát triển bởi một nhóm khi họ học cách đối phó với các vấn đề liên
quan đến việc thích nghi với bên ngồi và hội nhập với bên trong - đã phát
huy tác dụng và đƣợc coi nhƣ có hiệu lực và do đó đƣợc truyền đạt cho các
thành viên mới noi theo (1985) [25].
* Các thành tố của VHTC:
Theo mơ hình của VHTC mà Edgar H. Schein đƣa ra, VHTC bao gồm
3 tầng bậc:
- Tầng thứ nhất: Những yếu tố hữu hình - có thể quan sát đƣợc;
- Tầng thứ hai: Những giá trị đƣợc thể hiện, bao gồm niềm tin, thái độ,
cách ứng xử;
- Tầng thứ ba: Những giả thiết cơ bản - bao gồm những yếu tố liên
quan đến môi trƣờng xung quanh, thực tế của tổ chức, đến hoạt động và mối
quan hệ giữa con ngƣời trong tổ chức [25].
Bàn về các yếu tố cấu thành của VHTC, trong tác phẩm Hành vi tổ
chức (organizational behavior ) do Nguyễn Hữu Lam biên soạn đã xác định 6
điểm quan trọn- Tính hợp thức của hành vi: Khi các thành viên trong tổ chức
tƣơng tác với nhau, họ sử dụng cùng một ngôn ngữ, khái niệm.

- Các chuẩn mực của hành vi: Tuy không rõ ràng song nó tạo ra sự ràng
buộc đối với các thành viên, những ai mới đến cần tuân thủ để có thể đƣợc
chấp nhận.

14


- Các giá trị chính thống: là các giá trị mà tổ chức mong đợi ở các thành
viên, nó đƣợc thông báo công khai những nguyên tắc, những giá trị mà tổ

chức và từng thành viên cố gắng đạt tới.
- Các triết lý tổ chức: Những triết lý này chỉ dẫn hoạt động của tổ chức
và các thành viên của nó.
- Những luật lệ: Những nguyên tắc chặt chẽ liên quan đến việc chấp
nhận mình là thành viên của tổ chức.
- Bầu khơng khí của tổ chức: Tổng thể những cảm giác đƣợc tạo ra từ
những điều kiện làm việc, những cách cƣ xử và hợp tác.
- Những kỹ năng thành công: Những năng lực và khả năng đặc biệt của
các thành viên trong tổ chức biểu hiện qua việc thực hiện thắng lợi các công
việc cụ thể.
Sau khi nghiên cứu các định nghĩa về VHTC, chúng tôi sử dụng định
nghĩa của Edgar H. Schein (1992) làm khái niệm công cụ cho đề tài nghiên
cứu: Văn hóa tổ chức bao gồm những nhu cầu văn hóa, ngơn ngữ chung, khái
niệm đƣợc chia sẻ, những ranh giới tổ chức đƣợc xác định, các phƣơng pháp
để lựa chọn thành viên tổ chức, phƣơng pháp phân bổ quyền lực, sức mạnh, vị
trí và các nguồn lực, các chuẩn mực để giải quyết những mối quan hệ tình
cảm giữa các cá nhân với nhau, các tiêu chí để thƣởng phạt, các cách thức để
đối mặt với những sự việc không dự báo trƣớc đƣợc và có tính căng thẳng.
Văn hố tổ chức là hệ thống những giá trị, niềm tin được chia sẻ, phát triển
trong một tổ chức và định hướng hành vi của các thành viên [25].
1.2.2. Văn hoá nhà trường
* Khái niệm văn hóa nhà trường
Văn hóa nhà trƣờng là một dạng của văn hóa tổ chức. Vì vậy cũng
giống nhƣ những tổ chức khác thì văn hóa nhà trƣờng khơng chỉ mang những

15


×