BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
LÊ NHẬT UYÊN
ðỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
TỔ CHỨC TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC DẠY NGHỀ
VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM NHỊ XUÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số : 60 34 05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THẮNG
HÀ NỘI - 2011
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan những tài liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn
gốc.
Tác giả
Lê Nhật Uyên
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn với ñề tài: “ðịnh hướng xây dựng phát triển
văn hóa tổ chức trong Trung tâm Giáo dục dạy nghề và Giải quyết việc làm
Nhị Xuân”: tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình của các Thầy Cô giáo và
các cô chú, anh chị tại Trung tâm GDDN & GQVL Nhị Xuân.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn
Thắng, người ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Quản trị Kinh doanh -Viện ñào tạo
sau ðại học, Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội, TS Bùi Bằng ðoàn và
TS. Nguyễn Thắng ñã cho phép tôi ñược ñổi tên ñề tài do gặp sự cố trong quá
trình thực hiện ñề tài cũ ñã ñăng ký sau thời gian bảo vệ ñề cương.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo ñã dạy tôi trong chuyên
ngành Quản trị kinh doanh tại trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã cho tôi
những kiến thức quý báu ñể tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng vô cùng cảm ơn Trung tâm Nhị Xuân, các phòng, ñơn vị trực
thuộc Trung tâm Nhị Xuân ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi thu thập
thông tin, tài liệu và tham gia ñóng góp ý kiến, trả lời bảng câu hỏi trong quá
trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi tỏ lòng biết ơn tới gia ñình, bạn bè ñã ñộng viên, giúp ñỡ
tôi trong quá trình thực hiện ñề tài.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011
Tác giả
Lê Nhật Uyên
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Trình bày tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu: 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: 4
3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lý luận về văn hoá tổ chức 5
2.1.1 Khái niệm tổ chức, văn hóa và văn hóa tổ chức 5
2.1.2 Khái niệm văn hoá và vai trò của văn hoá: 6
2.1.3 Khái niệm văn hoá tổ chức 13
2.1.4 Sứ mạng, tầm nhìn và giá trị văn hóa tổ chức 22
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự hình thành văn hóa tổ chức: 25
2.1.6 Các giai ñoạn của văn hóa tổ chức 30
2.2 Cơ sở thực tiễn 34
2.2.1 Thực trạng văn hóa tổ chức ở các ñơn vị, doanh nghiệp, cơ quan
Việt Nam hiện nay 34
2.2.2 Thành công của văn hoá tổ chức FPT IS– Bài học kinh nghiệm 36
3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
3 Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của trung tâm
GDDN& GQVL NHỊ XUÂN 41
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 41
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
iv
3.1.1 Nông trường Nhị Xuân – Tiền thân của Trung tâm Nhị Xuân
ngày nay:
41
3.1.2 Hoạt ñộng của Trung tâm GDDN & GQVL Nhị Xuân qua các
giai ñoạn: 42
3.2 Phương pháp nghiên cứu: 47
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: 47
3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 47
3.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu: 50
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
4.1 Thực trạng văn hóa tổ chức ở Trung tâm GDDN & GQVL Nhị
Xuân 51
4.1.1 Mục ñích của việc thành lập Trung tâm Nhị Xuân 51
4.1.2 Cơ sở hình thành 51
4.1.3 Cấu thành văn hóa Trung tâm Nhị Xuân: 53
4.1.4 Những ñặc trưng văn hóa Trung tâm Nhị Xuân: 114
4.2 ðánh giá văn hóa tổ chức Trung tâm Nhị Xuân 116
4.2.1 Những thành công mà văn hóa tổ chức ñã mang lại cho Trung
tâm Nhị Xuân: 116
4.2.2 Một số vấn ñề của văn hóa tổ chức Nhị Xuân: 119
4.3 Một số giải pháp nhằm ñịnh hướng xây dựng và phát triển văn
hóa tổ chức Trung tâm Nhị Xuân: 124
4.3.1 ðịnh hướng xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức ở Trung tâm
Nhị Xuân trong thời gian tới: 124
4.3.2 ðịnh hướng văn hóa tổ chức Trung tâm Nhị Xuân: 126
4.3.3 Giải pháp ñịnh hướng xây dựng nhằm phát triển văn hóa tổ chức
Trung tâm Nhị Xuân trong thời gian tới 128
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 156
5.1 Kết luận 156
5.2 Kiến nghị: 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
v
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
1. ANTT An ninh trật tự
2. ASEAN Association of Southeast Asian
Nations: Hiệp hội các Quốc gia ðông
Nam Á
3. CBNV-NLð Cán bộ nhân viên, người lao ñộng
4. CCIE Cisco Certified Internetwork Expert:
Chứng chỉ nghề công nghệ thông tin có
giá trị nhất thế giới
5. Chương trình “3 giảm” Chương trình “giảm tội phạm, ma túy,
mại dâm”
6. CMT8 Ngày Cách mạng tháng 8
7. CNTT Công nghệ thông tin
8. HIV/AIDS Acquired Immune Deficiency
Syndrome: Hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải
9. LHQ Liên Hiệp Quốc
10. Lực lượng TNXP Lực lượng Thanh niên xung phong
Thành phố Hồ Chí Minh
11. Phơi nhiễm HIV giai ñoạn ñầu khi bị nhiễm virus HIV
12. TTNX/Trung tâm Nhị Xuân Trung tâm Giáo dục dạy nghề
và Giải quyết việc làm Nhị Xuân
13. UNESCO United Nations Educational
Scientific and Cultural
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
vi
Organization: Tổ chức Giáo dục, Khoa
học
và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc.
14. Văn hóa FPT Financing Promoting Technology:
Văn hóa của Công ty ðầu tư và Phát
triển Công nghệ
15. WTO World Trade Organization: Tổ chức
thương mại thế giới
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
vii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
4.1 Kết quả thăm dò ý kiến về các biểu tượng/hành vi của tổ chức ở
cấp ñộ 1 ñối với câu hỏi lựa chọn phương án trả lời cho sẵn 65
4.2 Kết quả thăm dò ý kiến về các biểu tượng/hành vi của tổ chức ở
cấp ñộ 1 ñối với câu hỏi lựa chọn ñáp án là “Có” hoặc “Không” 66
4.3 Kết quả thăm dò ý kiến về các biểu tượng/hành vi của tổ chức ở
cấp ñộ 1 ñối với câu hỏi mở cho cá nhân tự trả lời 66
4.4 Kết quả ñánh giá các hệ thống chuẩn mực trong hoạt ñộng của
Trung tâm Nhị Xuân ở cấp ñộ 2 ñối với câu hỏi lựa chọn phương
án trả lời cho sẵn 91
4.5 Kết quả ñánh giá các hệ thống chuẩn mực trong hoạt ñộng của
Trung tâm Nhị Xuân ở cấp ñộ 2 ñối với câu hỏi lựa chọn ñáp án
“Có” hoặc “Không” 93
4.6 Kết quả ñánh giá các hệ thống chuẩn mực trong hoạt ñộng của
Trung tâm Nhị Xuân ở cấp ñộ 2 ñối với câu hỏi ðối với câu hỏi
mở cho cá nhân tự trả lời 94
4.7 Kết quả ñánh giá các giá trị văn hóa Trung tâm Nhị Xuân ở cấp
ñộ 3 ñối với câu hỏi lựa chọn phương án trả lời cho sẵn 104
4.8 Kết quả ñánh giá các giá trị văn hóa Trung tâm Nhị Xuân ở cấp
ñộ 3 ñối với câu hỏi lựa chọn ñáp án là "Có" hoặc "Không" 104
4.9 Kết quả ñánh giá các giá trị văn hóa Trung tâm Nhị Xuân ở cấp
ñộ 3 ñối với câu hỏi lựa chọn ñáp án là "Có" hoặc "Không" ñối
với câu hỏi mở cho cá nhân tự trả lời 105
4.10 Kết quả ñánh giá các giả ñịnh, niềm tin, triết lý về cuộc sống ở
cấp ñộ 4 ñối với câu hỏi lựa chọn phương án trả lời cho sẵn 110
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
viii
4.11 Kết quả ñánh giá các giả ñịnh, niềm tin, triết lý về cuộc sống ở
cấp ñộ 4 ñối với câu hỏi lựa chọn ñáp án “Có” hoặc “Không”
111
4.12 Kết quả ñánh giá các giả ñịnh, niềm tin, triết lý về cuộc sống ở
cấp ñộ 4 ñối với câu hỏi mở cho cá nhân tự trả lời 111
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
1
1. MỞ ðẦU
1.1. Trình bày tính cấp thiết của ñề tài
Như chúng ta ñã biết, ở ñâu có con người, ở ñó có văn hóa tồn tại, cũng
như mọi tổ chức ñều có văn hóa và những giá trị riêng của nó. Nhưng phần
lớn các tổ chức lại chưa ý thức về xây dựng một nền văn hóa nhất ñịnh của
mình; do ñó nó thường ñược tạo nên một cách vô thức, dựa trên tiêu chuẩn,
mục tiêu của người lãnh ñạo, những nhà sáng lập. Trung tâm Nhị Xuân cũng
nằm trong số những ñơn vị chưa thiết lập văn hóa tổ chức một cách có chủ
ñịnh. Chính vì thế việc ñiều chỉnh, ñịnh hướng phát triển văn hóa tổ chức
Trung tâm Nhị Xuân ñể khích lệ lòng trung thành và tinh thần làm việc tràn
ñầy nhiệt huyết của các nhân viên là vô cùng cần thiết. Mặt khác, nếu tinh
thần của văn hóa tổ chức ñược ñịnh hình và phát triển một cách nghiêm túc,
chuyên nghiệp thì có thể sống mãi với thời gian, ñồng hành cùng sự lớn lên
của ñơn vị.
Hiện nay, nhiều tổ chức mới ra ñời hội tụ những con người với những
nét văn hóa cá nhân riêng biệt; sự tiếp cận, giao thoa văn hóa giữa các vùng
miền với nhau trong quan hệ hợp tác làm ăn; sự liên doanh, liên kết giữa các
doanh nghiệp trong và ngoài nước và những tác ñộng của quốc tế (sự tuân thủ
các quy ñịnh của WTO, cạnh tranh mang tính toàn cầu), … ñã làm cho văn
hóa dân tộc Việt Nam ñang ñứng trước những thử thách và bị sàng lọc mạnh
mẽ trước yêu cầu hội nhập và ñổi mới.
Lúc này, cần tới sự ñịnh hướng, sự sáng tạo của các cá nhân, các tổ
chức ñể biến cải cái cũ, tinh tuyển cái mới cho văn hóa tổ chức và cũng là cho
văn hóa dân tộc. ðây là ñiều kiện tiên quyết cho những thay ñổi của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, việc ñịnh hướng phát triển văn hóa trong một tổ chức vẫn
còn là vấn ñề khá mới mẻ ñối với hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp Việt
Nam vì ña số các doanh nghiệp trong nước cho rằng việc ñầu tư phát triển văn
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
2
hóa cho một tổ chức mất khá nhiều thời gian mà hiệu quả của nó khó có thể
ñong ñếm ñược, nên nó không ñược các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam
quan tâm một cách ñúng ñắn. Và nếu cho rằng văn hoá có khả năng tạo nên
hay phá huỷ một quốc gia hay dân tộc, thì văn hóa tổ chức ñóng một vai trò
không nhỏ cho sự thành công cũng như thất bại hoàn toàn của một tổ chức
hay cơ quan nào ñó.
Một quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu không bảo tồn, gìn giữ
ñược nền văn hóa truyền thống của mình. Một gia ñình sẽ không thể ñầm ấm
sum vầy và ñóng góp tích cực cho xã hội nếu không có gia phong, gia giáo.
Cũng như vậy một tổ chức sẽ không thể có một sự nghiệp lâu dài, bền vững
nếu không có một nền văn hóa ñặc thù. Một nền văn hóa tích cực sẽ giúp thu
hút và gìn giữ nhân tài, gắn kết các thành viên trong một tổ chức, khơi dậy
niềm tin, niềm tự hào, là ñộng lực, sức mạnh tinh thần bên trong ñơn vị, giúp
tập hợp, phát huy ñược mọi nguồn lực, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng
nguồn lực con người ñơn lẻ, qua ñó góp phần vào sự phát triển bền vững của
một ñơn vị.
Do ñó, việc ñịnh hướng xây dựng và phát triển văn hoá tổ chức của một
cơ quan rất quan trọng, bởi ngoài việc góp phần làm cho ñơn vị ñó hình thành
nên bản sắc riêng, tạo nên hình ảnh ñẹp, toàn diện nó còn giúp cho sự phát
triển kinh tế-xã hội ñất nước ñược bền vững.
Trung tâm Giáo dục dạy nghề và Giải quyết việc làm Nhị Xuân không
phải là một doanh nghiệp hoạt ñộng kinh tế mà hoạt ñộng sản xuất, kinh
doanh dịch vụ của Trung tâm Nhị Xuân là phương tiện ñể phục vụ cho công
tác xã hội nhằm giải quyết một số vấn ñề an sinh ñô thị của thành phố. Chính
vì ñiều ñó nên việc ñịnh hướng xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức tại
Trung tâm Nhị Xuân ñể có thể thích ứng với từng nhiệm vụ trước những thay
ñổi, chuyển biến của từng bối cảnh lịch sử khác nhau là vô cùng cần thiết.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
3
Với mong muốn Trung tâm Giáo dục dạy nghề và Giải quyết việc làm
Nhị Xuân sẽ vận dụng ñược sức mạnh văn hóa tổ chức ñể ñạt ñược những
nhiệm vụ kinh tế xã hội mà Ủy ban nhân dân thành phố và Lực lượng TNXP
thành phố Hồ Chí Minh ñã tin tưởng giao cho và hy vọng ứng dụng ñược
những kiến thức ñã ñược học về ngành quản trị kinh doanh nên tác giả ñã
chọn ñề tài: “ðịnh hướng xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức tại Trung
tâm Giáo dục dạy nghề và Giải quyết việc làm Nhị Xuân”: ñể bảo vệ luận
văn thạc sỹ của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn ñề lý luận về văn hóa, văn
hóa tổ chức, các yếu tố ảnh hưởng ñến sự hình thành văn hóa tổ chức, ñánh giá
thực trạng văn hóa tổ chức của Trung tâm Giáo dục dạy nghề và Giải quyết
việc làm Nhị Xuân (viết tắt là Trung tâm Nhị Xuân). Từ ñó, tác giả ñề xuất
những giải pháp phát triển văn hóa tổ chức tại Trung tâm Nhị Xuân trong giai
ñoạn mới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan ñến văn hóa, văn
hóa tổ chức.
- Nghiên cứu thực trạng văn hóa tổ chức tại Trung tâm Nhị Xuân.
- ðề xuất giải pháp giúp ñịnh hướng xây dựng và phát triển văn hóa tổ
chức tại Trung tâm Nhị Xuân trong giai ñoạn mới.
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu:
ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là văn hóa tổ chức của Trung tâm
GDDN & GQVL Nhị Xuân.
Toàn bộ cán bộ chủ chốt của Trung tâm Nhị Xuân, các ñảng viên, Ban
chấp hành của các tổ chức ñoàn thể.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
4
Một số ñối tượng là người lao ñộng không là cán bộ quản lý nhưng có
quá trình làm việc lâu năm, có nhiều kinh nghiệm (thời gian công tác từ 10
năm trở lên). Tìm hiểu một số cán bộ nhân viên mới vào làm ñể nắm rõ thông
tin từ nhiều phía nhằm có cái nhìn toàn diện hơn trong việc nghiên cứu.
Một số thân nhân học viên, học viên là giáo dục viên ñồng ñẳng có
những hiểu biết nhất ñịnh, nhận xét khách quan về lĩnh vực văn hóa tổ chức
của ñơn vị.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Do Trung tâm GDDN&GQVL Nhị Xuân là ñơn vị ñặc
thù hoạt ñộng trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm cho
học viên và người sau cai nghiện nên việc thu thập thông tin chủ yếu tập trung
vào việc phân tích các yếu tố liên quan ñến công tác giáo dục với các ñặc tính
căn bản về văn hóa của một tổ chức.
- Về thời gian: Nghiên cứu văn hóa tổ chức tại Trung tâm GDDN &
GQVL Nhị Xuân từ tháng 10 năm 2010 ñến tháng 10 năm 2011.
- Về nội dung: ðề tài tập trung nghiên cứu những nội dung về văn hóa tổ
chức, các yếu tố ảnh hưởng ñến sự hình thành văn hóa tổ chức, thực trạng văn
hóa tổ chức Trung tâm GDDN&GQVL Nhị Xuân từ ñó ñề xuất những giải
pháp nhằm ñịnh hướng xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức trong Trung
tâm GDDN&GQVL Nhị Xuân trong giai ñoạn mới.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
5
3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận về văn hoá tổ chức
2.1.1. Khái niệm tổ chức, văn hóa và văn hóa tổ chức
2.1.1.1. Khái niệm tổ chức:
2.1.1.1.1. Khái niệm tổ chức:
Cách hiểu ñơn giản nhất là “tổ chức là một nhóm người làm việc
chung với nhau”. Hiểu rộng hơn thì “tổ chức là nhiều người tập hợp thành
một nhóm, ban, hội, ñoàn nhằm mục ñích ñiều hành hay quản lý một công
việc nào ñó”. Một tổ chức là một sự sắp ñặt mang tính chất xã hội nhằm theo
ñuổi những mục ñích tập thể, kiểm soát những thành quả làm ñược và tạo
nên một ranh giới giữa bản thân tổ chức ñó và môi trường chung quanh.
Theo ñịnh nghĩa của xã hội học thì tổ chức là hành ñộng có mục ñích,
có phối hợp, có kế hoạch của con người nhằm xây dựng một sản phẩm chung.
Sản phẩm chung này có thể là hữu hình hay không thể sờ mó ñược. Hành
ñộng này ñược thực hiện bởi những thành viên của tổ chức và ñược quy ñịnh
bởi các quy chế của tổ chức.
Một tổ chức ñược xác ñịnh bởi các yếu tố sau ñây:
•
Tư cách thành viên: ai thuộc tổ chức và ai không thuộc tổ chức?
•
Cách truyền thông, giao tiếp: giao tiếp những loại thông tin gì và giao
tiếp như thế nào?
•
Sự tự quản của tổ chức: tổ chức có quyền thực hiện những thay ñổi
nào?
•
ðiều lệ, tôn chỉ của tổ chức: cái gì ñã khiến cho tổ chức hành ñộng với
tư cách là một tập thể?
2.1.1.1.2. Phân loại tổ chức
Trong ñời sống xã hội có rất nhiều loại tổ chức
- Xét về mặt chính trị xã hội, có 03 loại tổ chức chính sau ñây:
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
6
+ Tổ chức Nhà nước
+ Tổ chức phi chính phủ
+ Tổ chức xã hội dân sự
- Xét theo mục ñích hoạt ñộng, phân chia các tổ chức thành 02 loại:
+ Tổ chức lợi nhuận
+ Tổ chức phi lợi nhuận
Luận văn sẽ phân tích văn hoá tổ chức mang nội hàm là “tổ chức Nhà
nước” vì Trung tâm Nhị Xuân là ñơn vị Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kinh tế
xã hội của thành phố giao cho.
2.1.2. Khái niệm văn hoá và vai trò của văn hoá:
2.1.2.1. Khái niệm văn hoá:
Tại phương Tây, văn hoá-culture (trong tiếng Anh, Pháp) hay kultur
(tiếng ðức)… ñều xuất xứ từ chữ Latinh cultus có nghĩa là khai hoang, trồng
trọt, trông nom cây lương thực; nói ngắn gọn là sự vun trồng. Sau ñó từ cultus
ñược mở rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng, giáo dục,
ñào tạo và phát triển mọi khả năng của con người.
Ở phương ðông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hoá bao hàm ý nghĩa: văn
là vẻ ñẹp của nhân tính, cái ñẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể ñạt ñược
bằng sự tu dưỡng của bản thân và cách thức cai trị ñúng ñắn của nhà cầm
quyền. Còn chữ hoá trong văn hoá là việc ñem cái văn (cái ñẹp, cái tốt, cái
ñúng) ñể cảm hoá, giáo dục và hiện thực hoá trong thực tiễn ñời sống. Vậy
văn hoá chính là nhân hoá hay nhân văn hoá. ðường lối văn trị hay ñức trị của
Khổng Tử là từ quan ñiểm cơ bản này về văn hóa (văn hóa là văn trị giáo hoá,
là giáo dục, cảm hoá bằng ñiển chương, lễ nhạc, không dùng hình phạt tàn
bạo và sự cưỡng bức).
Như vậy, văn hoá trong từ nguyên của cả Phương ðông và Phương Tây
ñều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hoá, vun trồng nhân cách con
người (bao gồm cá nhân, cộng ñồng và xã hội loài người), cũng có nghĩa là
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
7
làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt ñẹp hơn. Loài người là một bộ
phận của tự nhiên nhưng khác với các sinh vật khác, loài người có một
khoảng trời riêng, một thiên nhiên thứ hai do loài người tạo ra bằng lao ñộng
và tri thức - ñó chính là văn hoá.
Trong ñời sống tự nhiên và xã hội của loài người, văn hóa tồn tại dưới
nhiều dạng nhận thức khác nhau, việc xác ñịnh thuật ngữ văn hóa thật không
ñơn giản. Có rất nhiều ñịnh nghĩa khác nhau về văn hóa. Sở dĩ như vậy vì
khái niệm văn hóa ñược dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong xã hội với
nội hàm không giống nhau.
Từ năm 1952, hai nhà nhân học văn hóa người Mỹ là A. Kroeber và C.
Kluckhohn trong Tổng luận các quan ñiểm và ñịnh nghĩa văn hóa ñã thống kê
có hơn 150 ñịnh nghĩa khác nhau. Nhưng nhìn chung, số ñông học giả ñều
nhìn nhận văn hóa là tri thức, là lối sống, là lối ứng xử mà con người học tập
ñược trong suốt quá trình từ khi sinh ra cho ñến khi trưởng thành ñể trở thành
thành viên trong một xã hội, trong một tổ chức. Eduard Burnett Tylor, nhà xã
hội học về văn hóa của nước Anh cuối thế kỷ XIX ñịnh nghĩa một cách khá
tổng hợp: “Văn hóa là một chỉnh thể phức hợp bao gồm toàn bộ những tri
thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, ñạo ñức, luật pháp, phong tục, những khả năng
và tập quán khác nhau mà con người cần hướng ñến với tư cách là một thành
viên xã hội” (theo Tylor E. B. (2000), Primitive culture - Văn hóa nguyên
thủy. Nxb VH&TT, Hà Nội).
Tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học của Liên Hiệp Quốc (UNESCO)
ñưa ra một ñịnh nghĩa ñược nhiều quốc gia thừa nhận và ứng dụng: “Văn hóa
là tổng thể sống ñộng các hoạt ñộng sáng tạo trong quá khứ và hiện tại, …
hình thành một hệ thống các giá trị, truyền thống và thị hiếu. Văn hóa ñó xác
ñịnh ñặc trưng riêng của từng dân tộc” (theo Thông tin UNESCO, số tháng
1/1988).
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
8
Với quan niệm xem văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, khái niệm
văn hóa ñược mở rộng hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh ñã viết: “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục ñích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, ñạo ñức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh ñó tức là văn hóa. Văn
hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà loài người ñã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu ñời sống
và ñòi hỏi sinh tồn” (theo Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội,
2000, tập 3, trang 431).
2.1.2.2. Vai trò của văn hóa ñối với sự phát triển của xã hội
2.1.2.2.1.Văn hoá là mục tiêu của sự phát triển xã hội:
Có quan ñiểm cho rằng: Sự phát triển của các quốc gia chính là sự tăng
trưởng cao về mặt kinh tế. Quan ñiểm này có nguồn gốc từ lý luận “quyết
ñịnh luật kinh tế” cho rằng kinh tế quy ñịnh, quyết ñịnh mọi mặt của ñời sống
xã hội và vì vậy, phát triển kinh tế bằng mọi hình thức và với bất kỳ giá nào là
mục ñích tối cao của các quốc gia.
Thực tế cho thấy rằng việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bằng
mọi giá có những thành tựu là nhu cầu vật chất của dân cư ñược ñáp ứng, các
thành tựu về khoa học công nghệ ñã giúp con người thám hiểm ñược vũ trụ,
ñại dương…, nhưng kèm theo ñó là biết bao hậu quả nghiêm trọng ñe doạ
cuộc sống con người như ô nhiễm môi trường, thiên tai, bệnh tật…
ðể lập lại sự cân bằng giữa tự nhiên và con người, giữa tăng trưởng
kinh tế với ổn ñịnh và phát triển hài hoà trình ñộ phát triển của các quốc gia
không chỉ căn cứ vào sự tăng trưởng hay phát triển kinh tế của nó, mà thước
ño sự phát triển quốc gia căn cứ vào mức ñộ phát triển con người (HDI-
Human development index). ðó là một hệ thống gồm ba chỉ tiêu cơ bản: (1)
mức ñộ phát triển kinh tế ño bằng mức sống bình quân của người dân (GDP/
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
9
người); (2) Tiến bộ về y tế ño bằng tuổi thọ trung bình của người dân; (3)
trình ñộ hay tiến bộ về giáo dục căn cứ vào tỷ lệ người biết chữ và số năm ñi
học trung bình của người dân.
Như vậy, mục ñích hay mục tiêu cao cả nhất của các quốc gia phải là
sự phát triển con người toàn diện, là việc nâng cao chất lượng sống cho nhân
dân chứ không phải là mục tiêu phát triển kinh tế hay phát triển một số bộ
phận, một số mặt nào ñó của ñời sống xã hội. Và văn hoá theo nghĩa rộng
nhất, ñược sử dụng phổ biến, với tư cách là phương thức sống và sự phát triển
con người toàn diện, chính là mục tiêu tối thượng cho sự phát triển của các
quốc gia.
ðó cũng là những quan ñiểm của Liên Hiệp Quốc trong hơn hai thập kỷ
qua. Cựu tổng thư ký LHQ (J. Cuellar-1996) ñã khẳng ñịnh: “Dù văn hoá là
yếu tố quan trọng thúc ñẩy hoặc kìm hãm sự phát triển, nó không thể bị hạ
thấp thành một nhân tố tích cực hoặc tiêu cực ñối với sự phát triển kinh tế.
Trái lại văn hoá là mục ñích cuối cùng của sự phát triển ñầy ñủ, nghĩa là văn
hoá ñược coi là mục ñích phát triển con người một cách toàn diện”. Trong dịp
phát ñộng Thập kỷ Quốc tế phát triển văn hoá của Liên Hiệp Quốc (1988-
1997), ông Tổng Giám ñốc UNESCO ñã tuyên bố: “… Tóm lại, ñộng cơ và
mục ñích của sự phát triển phải ñược tìm trong văn hoá. Từng tổ chức, các ñịa
phương, mọi người, các nhà chức trách phải kịp thời nắm lấy bài học này”.
2.1.2.2.2.Văn hóa là ñộng lực của sự phát triển xã hội:
ðộng lực của sự phát triển là cái thúc ñẩy sự phát triển khi bản thân sự
phát triển ñó ñã có, ñã nảy sinh. Muốn biết những ñộng lực của sự phát triển
xã hội cần phải tìm ra những yếu tố gây nên, kích thích, thúc ñẩy sự hoạt ñộng
của con người và trước hết là của khối ñông người.
ðộng lực của sự phát triển xã hội hay của một quốc gia là một hệ thống
ñộng lực mà trong ñó văn hoá có vị trí trung tâm là cốt lõi của nó. Một số lý
do chính ñể văn hoá có vai trò tạo ra sự kích thích, thúc ñẩy và phát triển của
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
10
các quốc gia và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung như sau:
+ Thứ nhất: Văn hoá với hệ thống các thành tố của nó, bao gồm các giá
trị vật chất như máy móc, dây chuyền công nghệ, công trình kiến trúc, sản
phẩm hàng hoá và dịch vụ… và các giá trị tinh thần như các phát minh sáng
kiến, lối sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật âm thanh, lễ hội, sân
khấu tuồng chèo kịch, nghề thủ công ngôn ngữ, văn chương, nhiếp ảnh, ñiện
ảnh… chính là “kiểu” sống của một dân tộc nhất ñịnh; nó là lối sống ñặc thù và
rất ổn ñịnh của dân tộc ấy. Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñất
nước, nếu kiểu sống của dân tộc phù hợp với các yếu tố của văn minh (thường
có nguồn gốc ngoại sinh); phù hợp giữa hiện ñại và truyền thống thì văn hoá sẽ
cổ vũ, tăng cường cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Trái lại, khi truyền thống
không phù hợp và chống lại hiện ñại, khi ñó văn hoá sẽ trở thành lực lượng kìm
hãm quá trình công nghiệp hoá, hiện ñại hoá, kìm hãm sự phát triển.
+ Thứ hai: Văn hoá có thể trở thành một nguồn lực, sức mạnh tinh thần
vô hình nhưng vô cùng mạnh mẽ ñối với sự phát triển của xã hội. ðây là
nguồn lực tồn tại tiềm ẩn trong mỗi cá nhân cũng như cộng ñồng dân tộc.
Nhưng tại thời ñiểm ñặc biệt - khi xuất hiện nguy cơ ñối với sự tồn vong của
quốc gia dân tộc - nếu Nhà nước có một ý chí lớn và sự khôn ngoan biết ñánh
thức, khơi dậy và phát huy sức mạnh văn hóa thì sẽ tạo ra ñược một ñộng lực
rất mạnh mẽ thúc cả ñất nước ñi lên.
+ Thứ ba: Các loại hình văn hoá nghệ thuật, các sản phẩm văn hoá hữu
hình và vô hình nếu ñược khai thác và phát triển hợp lý sẽ tạo ra sự giàu có về
ñời sống vật chất và tinh thần của quốc gia, tạo ñộng lực phát triển xã hội.
2.1.2.2.3. Văn hoá là linh hồn và hệ ñiều tiết của sự phát triển:
Vai trò của các Nhà nước là lãnh ñạo và quản lý sự phát triển kinh
tế- xã hội của quốc gia. ðể thực hiện vai trò này, Nhà nước phải ñịnh ra
ñường lối, kế hoạch và chiến lược phát triển của quốc gia. Trong các công
việc và quá trình này, văn hoá ñóng vai trò là “tính quy ñịnh” của sự phát
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
11
triển, là nhân tố cơ bản mà Nhà nước cần phải dựa vào ñể tạo lập và vận
hành một mô hình phát triển, một kiểu phát triển quốc gia mà nó cho là tốt
nhất hay tối ưu nhất.
Nhân tố văn hóa có mặt trong mọi công tác, hoạt ñộng xã hội và thường
tác ñộng tới con người một cách gián tiếp, vô hình tạo ra các khuôn mẫu xã
hội. Do ñó, văn hoá ñóng vai trò ñiều tiết, dẫn ñắt sự phát triển thể hiện ở mọi
mặt của ñời sống xã hội: chính trị, hành chính Nhà nước, phát triển kinh tế,
giáo dục, ngoại giao…sự ñịnh hướng và tác ñộng của văn hoá sẽ mạnh mẽ
hơn, hiệu quả hơn nếu Nhà nước tổ chức nghiên cứu tìm ra hệ thống các giá
trị văn hoá của dân tộc và chính thức phát huy, phát triển bản sắc của dân tộc
trong mọi mặt và quá trình phát triển xã hội.
Như vậy, có hai quyền lực khác nhau cùng lãnh ñạo quá trình phát triển
xã hội:
+ Thứ nhất: Quyền lực chính trị của Nhà nước ñược tập trung trong sức
mạnh của pháp luật có tính cưỡng chế, trực tiếp, hiệu lực nhanh…
+ Thứ hai: Quyền lực của văn hoá dân tộc ñược tập trung trong một hệ
thống các giá trị, có tính tự giác, gián tiếp, truyền thống, hiệu lực của nó
thường chậm nhưng ñược duy trì lâu dài.
Trong thực tế, mối quan hệ giữa hai lực lượng lãnh ñạo - lực hướng dẫn
xã hội này thường diễn ra theo ba trường hợp chính sau ñây;
- - Thứ nhất: Với những nền chính trị phi nhân tính, tàn bạo; với những
sự lãnh ñạo bất hợp lý, thổi phồng, bóp méo và chà ñạp lên nền văn hóa dân
tộc, hoặc trái với các giá trị văn hoá phổ quát của loài người thì sự tồn tại của
Nhà nước ñó sẽ rất ngắn ngủi, nhưng ñồng thời, hậu quả và thảm kịch mà nó
gây ra cho xã hội thường hết sức to lớn và lâu dài. ðiển hình cho trường hợp
này là chế ñộ phát xít Hítle ở ðức, nhà nước của bọn Khơme ñỏ ở
Campuchia…
-
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
12
- - Thứ hai: Khi sự lãnh ñạo có thể hợp lý về mặt kinh tế hay chính trị
nhưng ñi ngược với văn hoá thì lợi ích mà xã hội thu ñược có thể không bù
ñắp ñược cho những thiệt hại về văn hoá - chính là về chất lượng sống và sự
phát triển của nhân dân. Ví dụ: Chính sách công nghiệp hoá, chính sách phát
triển kinh tế bằng mọi giá mà không chú trọng tới việc bảo vệ môi trường sinh
thái của một số Nhà nước Phương Tây ñã ñảm bảo ñược nhu cầu vật chất
trước mắt nhưng ô nhiễm môi trường càng ngày càng nghiêm trọng, các
truyền thống xã hội tốt ñẹp không duy trì, từ ñó sẽ dẫn ñến không ñạt ñược
các lợi ích lâu dài.
- - Thứ ba: Sự lãnh ñạo chính trị hoà hợp với nguồn lực văn hoá thì sẽ
tạo ra một văn hóa chính trị tốt ñẹp, sự phát triển kinh tế phù hợp với các giá
trị chân - thiện- mỹ của văn hóa. Trong trường hợp này văn hoá sẽ có vai trò
vừa là ñộng lực vừa là hệ ñiều tiết xã hội. Hiệu quả ñiều tiết xã hội của văn
hoá sẽ cao khi các giá trị văn hoá thấm sâu vào chính trị, khi sự lãnh ñạo của
Nhà nước không ñi chệch khỏi quỹ ñạo của văn hoá; nói cách khác, khi kiểu
lãnh ñạo của Nhà nước hoà hợp và cộng hưởng với kiểu sống và các giá trị
của nhân dân ñược kết tinh trong văn hoá.
Có thể nói, văn hóa ñóng vai trò ñiều tiết và dẫn dắt sự phát triển của toàn
xã hội, ñiều này ñược thể hiện ở mọi mặt của ñời sống như chính trị, hành chính
Nhà nước, phát triển kinh tế, giáo dục, ngoại giao… Do ñó, văn hoá thường tác
ñộng tới con người một cách gián tiếp thông qua các khuôn mẫu xã hội. ðồng
thời, sự ñịnh hướng và tác ñộng của văn hóa sẽ mạnh mẽ và ñạt hiệu quả cao
hơn nếu Nhà nước tổ chức nghiên cứu tìm ra các hệ thống giá trị của dân tộc,
chính thức phát huy các bản sắc dân tộc trong quá trình phát triển xã hội.
Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực “ñộc lập”, mà là một
tổng thể hài hòa bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan mật thiết, tạo nên
một chỉnh thể thống nhất thể hiện những giá trị vật chất và tinh thần của
một cộng ñồng người trong quá trình lâu dài ñể phát triển xã hội.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
13
2.1.3. Khái niệm văn hoá tổ chức
“Tổ chức tự nó có một chất lượng không thể quan sát ñược. Nó thể
hiện một phong cách, một tính cách, một cách thức nhất ñịnh nào ñó trong
việc giải quyết các vấn ñề, ñiều này có thể mạnh mẽ và mãnh liệt hơn rất
nhiều so với những mệnh lệnh của bất kỳ cá nhân hoặc bất kỳ một hệ thống
chính thức nào. ðể hiểu linh hồn của một tổ chức, ñòi hỏi chúng ta phải ñi
sâu, vượt qua các sơ ñồ tổ chức, các tài liệu về luật lệ của tổ chức, các quy
trình, … ñể tới một thế giới giới ngầm của văn hóa tổ chức” (Nguồn:
Kilmann, R. H. (April 1985), Corporate culture, Psychology Today, Tr. 63).
2.1.3.1. Cách tiếp cận khái niệm văn hóa tổ chức
Có 2 quan ñiểm trong việc tiếp cận khái niệm này. Cách tiếp cận khái
niệm có quan hệ mật thiết ñến việc nghiên cứu và ñịnh nghĩa văn hóa tổ chức.
- Cách tiếp cận cổ ñiển trong việc mô tả văn hóa tổ chức của Wilkins và
Patterson (1985): Phương pháp này dựa trên giả ñịnh làm thay ñổi các trạng thái
cân bằng nhưng không ổn ñịnh; Trạng thái cân bằng của văn hóa ñược xem là
trạng thái tự nhiên và mong ñợi của tổ chức. Như vậy, văn hóa tổ chức ñược diễn
ñạt như là một trạng thái riêng biệt, chịu ảnh hưởng bởi tác ñộng của môi
trường bên ngoài. Theo quan ñiểm này văn hóa tổ chức ñược cụ thể hóa và trở
thành 1 vấn ñề có thể ñược xem xét, phân tích, thay ñổi.
- Hệ quan ñiểm hiện ñại hơn cho rằng, một tổ chức luôn tồn tại ở
trạng thái không cân bằng. Với quan ñiểm này văn hóa của một tổ chức ñược
xem là một quá trình chứ không phải ñơn thuần là một trạng thái.
Các quan ñiểm quản trị hiện ñại ñề cập ñến xu hướng mới và nhấn mạnh cách
tiếp cận bản chất văn hóa tổ chức ñược xem xét thông qua “các kết quả ñạt
ñược trong thảo luận và thương lượng giữa các thành viên tổ chức” (theo
Richard Seel (2000), Culture and Complexity: New Insights on
Organisational chance, and Culture and Complexity - Organisations &
People, Vol. 7 No. 2, page 2-9 (www.new-paradigm.co.uk/culture-
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
14
complex.htm)). ðiểm chung nhất của các quan ñiểm này chính là nghiên cứu
văn hóa tổ chức thông qua việc “phân tích yếu tố tác ñộng từ bên ngoài kết
hợp với việc ñiều tra yếu tố bên trong tổ chức” (theo Richard Seel (2001),
Describing Culture: From Diagnosis to Inquiry).
Rõ ràng ñiểm khác biệt chủ yếu giữa 2 cách tiếp cận là: Mô hình cổ
ñiển khẳng ñịnh văn hóa tổ chức phụ thuộc bởi sự thay ñổi từ bên ngoài; trong
khi mô hình quản trị hiện ñại thì chú trọng cả hai (ñiều tra bên ngoài kết hợp
với ñặc trưng bên trong của tổ chức). Ngoài ra, các nghiên cứu theo xu hướng
hiện ñại còn chỉ ra mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức ñến việc thực hiện
nhiệm vụ và sự thành công của tổ chức.
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chọn cách tiếp cận khái niệm văn
hóa, văn hóa tổ chức là một quá trình với 2 góc ñộ bên ngoài và bên trong.
2.1.3.2. Khái niệm văn hóa tổ chức:
“Văn hóa tổ chức” là khái niệm tương ñối trừu tượng và khó hiểu.
Phần dưới ñây sẽ trình bày một số khái niệm tiêu biểu:
► Một số khái niệm tiêu biểu của các học giả phương tây
- Văn hóa của một tổ chức là cách tư duy và hành ñộng hàng ngày của
các thành viên. ðó là ñiều mà các thành viên phải học và ít nhiều phải tuân
theo ñể ñược chấp nhận trong tổ chức ñó. Văn hóa theo nghĩa này bao gồm
một loạt các hành vi ứng xử, cách thức ñiều hành, kỹ năng, kiến thức kỹ thuật,
quan ñiểm về kỷ luật, các thông lệ và thói quen quản lý, các mục tiêu của
những người liên quan, cách kinh doanh, cách trả lương, quan ñiểm về các
công việc, niềm tin vào tính dân chủ trong các buổi thảo luận và những quy
ước, ñiều cấm kỵ (theo Jaques, 1952).
- Nói ñến văn hóa của một tổ chức là nói ñến một hình thể duy nhất với
các tiêu chuẩn, giá trị, tín ngưỡng, cách ñối xử… ñược thể hiện qua việc các
thành viên liên kết với nhau ñể làm việc. Nét ñặc trưng của một tổ chức ñược
thể hiện ở lịch sử của nó với những ảnh hưởng của hệ thống và người sáng lập
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
15
trong việc xây dựng con người (theo Eldrige và Crombie, 1974).
- Văn hóa tổ chức có thể ñược mô tả như một tập hợp chung các niềm
tin, thông lệ, hệ thống giá trị, tiêu chuẩn hành vi ứng xử và cách kinh doanh
riêng của từng tổ chức. Những mặt trên sẽ quy ñịnh mô hình hoạt ñộng riêng
của tổ chức và cách ứng xử của các thành viên trong tổ chức ñó (theo
Tunstall, 1983).
- Trong một tổ chức, thuật ngữ "văn hóa" chỉ những giá trị niềm tin và
nguyên tắc bên trong tạo thành nền tảng của hệ thống quản lý của doanh
nghiệp, cũng như hàng loạt các thủ tục quản lý và hành vi ứng xử minh chứng
và củng cố cho những nguyên tắc cơ bản này (theo Denison, 1990).
- Văn hóa tổ chức tượng trưng cho một hệ thống ñộc lập bao gồm các
giá trị và cách ứng xử chung trong một cộng ñồng và có khuynh hướng ñược
duy trì trong một thời gian dài (theo Kotter và Heskett, 1992)…
Và còn rất nhiều khái niệm khác. Nhìn chung, có thể phân thành 2
nhóm:
Nhóm 1, nhóm các khái niệm cho rằng văn hóa tổ chức thể hiện tư duy,
hành ñộng, hành vi, chuẩn mực ứng xử chung của tổ chức (theo Jaques 1952,
Kotter và Heskett 1992).
Nhóm 2, nhóm các khái niệm ñề cập sâu hơn ñến các giá trị niềm tin,
nhận thức, quan ñiểm, … và xem ñây là giá trị nền tảng ñịnh hướng chung cho
mọi hoạt ñộng của tổ chức (theo Eldrige Crombie 1974, Denison 1990, Edgar
Schein 1985-1995).
Trong ñó, một trong những học giả nổi tiếng nhất về lĩnh vực này là
Edgar Schein cho rằng, cách hiểu tốt nhất về văn hóa tổ chức là một tập hợp
các khuynh hướng thiên về tâm lý (ông gọi ñó là "những giả ñịnh cơ bản”)
mà các thành viên của một tổ chức sở hữu, khiến họ suy nghĩ và hành ñộng
theo những cách cụ thể. Quan ñiểm này ñược nhiều người chấp nhận và có xu
hướng ngày càng phổ biến. Ông ñịnh nghĩa văn hóa tổ chức là: Một dạng của
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
16
những giả ñịnh cơ bản - ñược sáng tạo, khám phá, phát triển và tích lũy thông
qua giải quyết các vấn ñề mà tổ chức gặp phải trong quá trình thích ứng với
môi trường bên ngoài và hội nhập môi trường bên trong. Các giả ñịnh cơ
bản này ñã ñược xác nhận qua thời gian, vì thế, nó ñược truyền ñạt cho
những thành viên mới như là một cách thức ñúng ñắn ñể nhận thức, suy nghĩ
và ñịnh hướng giải quyết mọi vấn ñề (Edgar Schein (1992), Organizational
Culture and Leadership, Jossey-Bass: San Francisco, page 9)
► Khái niệm của các nhà nghiên cứu Việt Nam
Tùy theo ñối tượng tiếp cận, văn hóa tổ chức ñược gọi bằng một số tên
khác nhau như văn hóa quản lý, văn hóa tổ chức, văn hóa doanh nghiệp, văn
hóa chính trị - quản lý. Trong ñó, thuật ngữ văn hóa tổ chức ñược sử dụng
một cách phổ biến. Có nhiều cách ñịnh nghĩa khác nhau về văn hóa tổ chức,
có thể kể một vài quan niệm của các nhà nghiên cứu Việt Nam tiêu biểu:
Hai tác giả Nguyễn Văn ðáng và Vũ Xuân Hương ñưa ra khái niệm
“văn hóa chính trị - quản lý là những biểu tượng ý tưởng bao trùm quan trọng
nhất, có giá trị nhất của con người về các hiện tượng chính trị - xã hội, các
hiện tượng quản lý, ñiều phối và trong thực tiễn, nó ñược thể hiện thành
nguyên tắc sống, những quy tắc ứng xử chỉ ñạo những hành vi, phong cách
của con người với tư cách là chủ thể của chính quyền chính trị, của tổ chức,
ñơn vị nào ñó”. “Văn hóa chính trị - quản lý là sự thống nhất biện chứng các
mặt ñối lập của hiện tại cùng quá khứ, tương lai nhằm tăng cường năng lực
sáng tạo của con người.”
Trong quyển sách “ Quản trị nhân sự”, Th.S Nguyễn Hữu Thân ñịnh
nghĩa: Văn hóa của tổ chức hay bầu không khí văn hóa của công ty là một hệ
thống các giá trị, các lập luận, các niềm tin, và các chuẩn mực ñược chia sẻ,
nó thống nhất các thành viên của một tổ chức. ðặc tính của văn hóa trong
công ty/tổ chức thể hiện cụ thể qua các biểu tượng, các câu chuyện, các nghi
thức và nghi lễ. Các tổ chức thành công là các tổ chức nuôi dưỡng, khuyến