Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Mối quan hệ giữa hoạt động ngoài giờ lên lớp và kết quả PISA 2012 của học sinh Việt Nam: Luận văn ThS. Khoa học giáo dục: 60 14 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

Vũ Thị Hƣơng

MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
VÀ KẾT QUẢ THI PISA 2012 CỦA HỌC SINH VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

Vũ Thị Hƣơng

MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
VÀ KẾT QUẢ THI PISA 2012 CỦA HỌC SINH VIỆT NAM
Chuyên ngành: Đo lƣờng và Đánh giá trong giáo dục
(Mã số: 60140120)

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thành Nam

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN



Với tấ t cả sƣ̣ kiń h tro ̣ng của min
̀ h, cho phép tôi đƣơ ̣c bày tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c
tới TS . Trần Thành Nam, ngƣời đã tâ ̣n tình hƣớng dẫn tôi

hoàn thành luâ ̣n văn tố t

nghiê ̣p này.
Đồng thời, tôi cũng vô cùng cảm ơn quý thầy , cô giáo trong Viện Đảm bảo chất
lƣợng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bi ̣cho tôi nhƣ̃ng kiế n thƣ́c quý
báu trong suốt 3 năm ho ̣c vƣ̀a qua. Sự chỉ bảo nhiệt tình và những ý kiến đóng góp quý
báu của các thầy, cô đã giúp tôi thƣ̣c hiê ̣n luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p này.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè, anh chị em học viên và đặc biệt
là gia đình đã đã luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ hoàn
thành luận văn.
Do bản thân chƣa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu nên luận văn này
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận đƣợc góp ý, bổ sung ý kiến của
quý của thầy giáo, cô giáo và các bạn học viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả Luận văn

Vũ Thị Hƣơng

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Mối quan hệ giữa hoạt động ngoài giờ

lên lớp và kết quả PISA 2012 của học sinh Việt Nam” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu
của chính bản thân tôi và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu
nào của ngƣời khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc
các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm
nghiên cứu của cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều
đƣợc trích dẫn tƣờng minh, theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình.

Tác giả Luận văn

Vũ Thị Hƣơng

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 .....................................................................................................................6
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐÊ NGHIÊN CỨU ........................6
1.1. Các khái niệm của đề tài .......................................................................................6
1.1.1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) ..................................6
1.1.2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL).......................................................6
1.2. Các khái niệm liện quan đến đề tài .......................................................................7
1.2.1. Kết quả học tập...............................................................................................7
1.2.2. Đánh giá .........................................................................................................8
1.2.3. Đánh giá kết quả học tập ................................................................................8
1.2.4. Năng lực .........................................................................................................9

1.2.5. Đánh giá năng lực ..........................................................................................9
1.2.6. Đánh giá trên lớp học và đánh giá trên diện rộng ........................................10
1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................11
1.3.1. Các nghiên cứu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ............................11
1.3.2. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của hoạt động ngoài giờ lên lớp đến KQHT
................................................................................................................................15
1.4. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .................................................................22
1.4.1.. Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ..........................................22
1.4.2. Vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ........................................23
1.4.3. Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ .................................................24
1.4.4. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ ...............................................25
1.4.5. Nội dung hoạt dộng giáo dục ngoài giờ lên lớp ...........................................26
CHƢƠNG 2 ...................................................................................................................28
BỐI CẢNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................28
2.1. Chƣơng trình đánh giá HS quốc tế PISA ............................................................28


2.1.1. Giới thiệu chung Chƣơng trình đánh giá HS quốc tế_ PISA .......................28
2.1.2. Những đặc điểm chính của PISA .................................................................30
2.1.3. Các cấp độ đánh giá năng lực của PISA ......................................................31
2.2. Tổng thể và mẫu .................................................................................................36
2.2.1. Tổng thể .......................................................................................................37
2.2.2. Mẫu HS Việt Nam tham gia PISA 2012 ......................................................38
2.2.3. Mẫu nghiên cứu............................................................................................39
2.3. Mô tả về bảng hỏi và các biến nghiên cứu .........................................................39
2.3.1. Cấu trúc bảng hỏi ........................................................................................39
2.3.2. Các biến số về hoạt động ngoài giờ lên lớp .................................................42
2.3.3. Các biến số kết quả ......................................................................................45
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................46
2.4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu...............................................................................46

2.4.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu...........................................................................46
Chƣơng 3 .......................................................................................................................50
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ...............................................................................................50
3.1. Đặc điểm hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS Việt Nam qua PISA 2012 .........50
3.1.1. Đặc điểm thời gian học ngoài trƣờng các môn học của HS Việt Nam............50
3.1.2. Thời gian ngoài giờ học ở trƣờng theo các hình thức học tập .....................60
3.1.3. Các hoạt động đoàn thể, ngoại khóa ............................................................68
3.2. Mối quan hệ của các đặc điểm hoạt động ngoài giờ và kết quả PISA của HS
Việt Nam ....................................................................................................................73
3.2.1. Tƣơng quan của thời gian học thêm các môn ngoài giờ học ở trƣờng với kết
quả HS ....................................................................................................................73
3.3.2. Tƣơng quan của thời gian ngoài giờ học ở trƣờng phân theo hình thức học
tập với kết quả HS ..................................................................................................74
3.3.3. Kiểm định sự khác biệt về thành tích PISA của học sinh theo việc tổ chức
các hoạt động đoàn thể, ngoại khóa .......................................................................76
3.4. Ảnh hƣởng của các hoạt động ngoài giờ đến kết quả PISA của HS Việt Nam ..78


3.4.1. Ảnh hƣởng đến kết quả Toán học (Mô hình 1) ............................................79
3.4.2. Ảnh hƣởng đến kết quả Đọc hiểu (Mô hình 2) ............................................81
3.4.3. Ảnh hƣởng đến kết quả Khoa học (Mô hình 3) ...........................................84
KẾT LUẬN ...................................................................................................................87
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
VĂN...............................................................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................91
TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI ............................................................................................95


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sáu chu kỳ đã triển khai đánh giá của PISA .................................................29

Bảng 2.2. Các cấp độ năng lực Toán học trong PISA ...................................................32
Bảng 2.3. Các cấp độ năng lực Đọc hiểu trong PISA ...................................................33
Bảng 2.4. Các cấp độ năng lực Khoa học của PISA .....................................................35
Bảng 2.5. Kết quả PISA của HS Việt Nam phân theo Miền, Loại hình trƣờng và Vị trí
trƣờng đóng ...................................................................................................................36
Bảng 3.1. Tỷ lệ % HS các nƣớc OECD và HS VN tham gia học ngoài trƣờng các môn
học .................................................................................................................................51
Bảng 3.2. Thời gian học ngoài trƣờng phân theo giới tính HS .....................................52
Bảng 3.3. Thời gian học thêm các môn ngoài giờ học ở trƣờng phân theo vùng miền 54
Bảng 3.4. Thời gian học thêm các môn ngoài giờ học ở trƣờng phân theo vị trí trƣờng
đóng ...............................................................................................................................56
Bảng 3.5. Thời gian học thêm các môn ngoài giờ học ở trƣờng phân theo loại hình
trƣờng ............................................................................................................................58
Bảng 3.6. Kiểm định independent-t-test các hình thức học thêm ngoài nhà trƣờng theo
biến giới tính ..................................................................................................................65
Bảng 3.7. Kiểm định independent-t-test thời gian học thêm ngoài nhà trƣờng theo biến
loại hình trƣờng .............................................................................................................67
Bảng 3.8. Tỷ lệ trung bình các trƣờng học ở Việt Nam và các nƣớc OECD “Có” tổ
chức các hoạt động ngoại khóa......................................................................................68
Bảng 3.9. Tỷ lệ HS học ở trƣờng có tổ chức các hoạt đông đoàn thể, ngoại khóa phân
theo vùng miền ..............................................................................................................69
Bảng 3.10. Tỷ lệ HS học ở trƣờng có tổ chức các hoạt đông đoàn thể, ngoại khóa .....70
Bảng 3.11. Tỷ lệ % trƣờng có tổ chức các hoạt động đoàn thể, ngoại khóa phân theo
loại hình trƣờng .............................................................................................................72
Bảng 3.12. Tƣơng quan của thời gian học các môn ngoài giờ học ở trƣờng với ..........74
kết quả HS .....................................................................................................................74


Bảng 3.13. Tƣơng quan của các biến hình thức học tập thêm ngoài giờ học ở trƣờng
với kết quả PISA ............................................................................................................75

Hình 3.9. Thành tích Toán học theo các hoạt động đoàn thể, ngoại khóa ....................76
Bảng 3.15. Tóm tắt mô hình 1 .......................................................................................79
Bảng 3.16. Kết quả phân tích hồi quy mô hình 1 ..........................................................80
Bảng 3.17. Tóm tắt kết quả Mô hình 2 ..........................................................................82
Bảng 3.18. Kết quả mô hình 2 .......................................................................................83
Bảng 3.19. Bảng tóm tắt kết quả Mô hình 3 ..................................................................84
Bảng 3.20. Bảng kết quả hồi quy Mô hình 3 .................................................................85


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Qui trình Chọn mẫu phân tầng hai giai đoạn tại Việt Nam ...........................38
Hình 3.1. Tỷ lệ % HS các nƣớc OECD và HS VN tham gia học ngoài trƣờng các môn
học .................................................................................................................................51
Hình 3.2. Thời gian học trong trƣờng của HS Việt Nam, một số quốc gia Đông Á tham
gia PISA 2012 và trung bình chung các nƣớc OECD ...................................................59
Hình 3.3. Thời gian học ngoài trƣờng theo hình thức học tập của HS Việt Nam và HS
các nƣớc OECD .............................................................................................................60
Hình 3.4. Điểm trung bình thời gian học ngoài trƣờng học của học sinh Việt Nam chia
theo cách thức học .........................................................................................................62
Hình 3.5. Thời gian học ngoài trƣờng theo hình thức học tập phân theo giới tính HS ......64
Hình 3.6. Thời gian học ngoài trƣờng phân theo hình thức học tập theo vùng miền....65
Hình 3.7. Thời gian học ngoài trƣờng theo hình thức học tập phân theo vị trí trƣờng
đóng ...............................................................................................................................66
Hình 3.8. Thời gian học ngoài trƣờng phân theo hình thức học tập theo loại hình
trƣờng ............................................................................................................................67
Hình 3.10. Thành tích Đọc hiểu theo các hoạt động đoàn thể, ngoại khóa ...................77
Hình 3.11. Thành tích Khoa học theo các hoạt động đoàn thể, ngoại khóa ..................77



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PISA

Chƣơng trình đánh giá HS quốc tế

HS

HS

GDPT

Giáo dục phổ thông

HĐNGLL

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

HĐGDNGLL

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

HĐNK

Hoạt động ngoại khóa

NL

Năng lực

OECD


Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

KQHT

KQHT


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI - kỷ nguyên của nền văn minh trí tuệ, trong
đó năng lực của con ngƣời đƣợc coi là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Trong
nền văn minh đó, giáo dục cần phải tạo ra những con ngƣời không chỉ có kiến thức, kĩ
năng mà cần phải có năng lực chung và năng lực chuyên biệt phát triển. Để đào tạo những
con ngƣời nhƣ vậy, cần đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông (GDPT) nói
riêng theo định hƣớng phát triển năng lực.
Trong luật Giáo dục của Việt Nam, phần mục tiêu GDPT ghi rõ: “Mục tiêu
của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo,
hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa,…”.
Hiện nay, ở Việt Nam, vấn đề năng lực học sinh (HS) bậc phổ thông đặc biệt

là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tƣ
duy sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực phát triển bản thân… đƣợc coi là những
năng lực rất cần thiết cho ngƣời lao động trong xã hội Việt Nam mới. Nhiều đổi mới
đã đƣợc nghiên cứu và thực hiện trong ngành giáo dục nói chung và các môn học nói
riêng ở GDPT trong việc nâng cao năng lực cho HS.
Bằng chứng nghiên cứu đi trƣớc đã chứng minh, kết quả học tập (KQHT) của
HS chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ các yếu tố thuộc về tƣ chất, nhận thức của HS cũng
nhƣ cấu trúc, nội dung và tiến trình dạy học của ngƣời giáo viên trên lớp. Tuy vậy,
KQHT của HS còn bị ảnh hƣởng bởi cách thức mà các em sử dụng thời gian ngoài giờ
lên lớp. Thực tế cho thấy nghiên cứu về ảnh hƣởng của hoạt động ngoài giờ lên lớp
(HĐNGLL) đã bị bỏ mặc trong quá khứ lại đang đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên thế
giới quan tâm trong những năm gần đây (Scherer, 2001). Những nhà quản lý giáo dục
cũng đã nhận ra tầm quan trọng của HĐNGLL là cơ hội để cải thiện KQHT cũng nhƣ
thu hút HS vào những hoạt động phát triển năng lực toàn diện. Trong bối cảnh nền

1


giáo dục đang phải cạnh tranh rất lớn để đào tạo lực lƣợng lao động đáp ứng nhu cầu
của xã hội, những ngƣời hoạch định chính sách giáo dục giờ đây không chỉ quan tâm
đến những yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực và KQHT truyền thống mà còn quan tâm
đến những hoạt động khác ngoài nhà trƣờng. Tuy nhiên, họ đã gặp phải một khoảng
trống lý thuyết vì các nhà nghiên cứu đi trƣớc chƣa thể đƣa ra đƣợc một khung lý
thuyết tích hợp các yếu tố cả bên trong và bên ngoài nhà trƣờng ảnh hƣởng đến
KQHT.
Tham gia Chƣơng trình đánh giá HS quốc tế (PISA - Programme for
International Student Assessment) năm 2012 do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD-Organisation for Economic Co-operation andnevelopment) khởi xƣớng và chỉ
đạo, Việt Nam bƣớc đầu hội nhập xu hƣớng mới của quốc tế trong việc đánh giá NL HS.
Đặc biệt, PISA đƣa ra những góc nhìn về chính sách và thực tiễn giáo dục, giúp theo

dõi các xu hƣớng trong việc chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, năng lực của HS và các
biện pháp cải tiến để nâng cao chất lƣợng dạy và học. Trải qua 6 chu kỳ, nội dung thời
gian học trong và ngoài nhà trƣờng luôn đƣợc PISA quan tâm. Trong OECD (2006),
PISA – Chất lượng thời gian cho HS: Thời gian học trong và ngoài trường và OECD
(2011), Chất lượng thời gian cho HS: Thời gian học trong và ngoài trường, đều chú ý
đến việc nghiên cứu HS sử dụng thời gian học tập của mình nhƣ thế nào ở trong và
ngoài trƣờng học. Đồng thời, các báo cáo cũng nghiên cứu sự khác nhau trong và giữa
các quốc gia tham gia PISA để phân tích các nhóm HS trong một quốc gia và HS giữa
các quốc gia dành thời gian học nhƣ thế nào ở trong trƣờng và ngoài trƣờng. Tuy
nhiên, cho đến nay, chƣa có nghiên cứu nào về ảnh hƣởng của hoạt động ngoài giờ lên
lớp đến kết quả hoc tập của HS, cũng nhƣ mối quan hệ của hoạt động ngoài giờ lên lớp
đến kết quả PISA năm 2012 của HS Việt Nam.
Từ những lý do trên, đề tài “Mối quan hệ giữa hoạt động ngoài giờ lên lớp và
kết quả PISA 2012 của HS Việt Nam” là có cơ sở lý luận và tiềm năng để thực hiện.
Kết quả của nghiên cứu sẽ bổ sung vào khoảng trống lý thuyết đã phân tích.

2


2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm đến mục đích nghiên cứu, phân tích mối quan hệ
giữa hoạt động ngoài giờ lên lớp và kết quả thi PISA chu kỳ 2012 của HS Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- HĐNGLL của HS Việt Nam nhƣ thế nào qua PISA 2012?
- Có mối liên hệ giữa các HĐNGLL với kết quả của PISA 2012 của HS Việt
Nam không?
- Ảnh hƣởng của HĐNGLL đến kết quả thi PISA của HS Việt Nam nhƣ thế
nào?
4. Giả thuyết nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, Luận văn đƣa ra 03 giả thuyết nghiên cứu sau:

1)

HS Việt Nam có những đặc điểm khác biệt với các quốc gia OECD về
HĐNGLL;

2)

HĐNGLL của HS Việt Nam có những khác biệt theo giới tính, vùng
miền, vị trí trƣờng đóng, loại hình trƣờng;

3)

Có mối liên hệ có ý nghĩa giữa HĐNGLL và kết quả PISA 2012 của HS
Việt Nam.

5. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là HĐNGLL và mối quan hệ giữa HĐNGLL với kết quả
thi PISA 2012 của HS Việt Nam.
6. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài giới hạn ở việc phân tích các yếu tố về HĐNGLL đƣợc thể hiện trong bộ
dữ liệu PISA 2012 và mối quan hệ của nó với kết quả PISA 2012 của HS Việt Nam.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp hồi cứu tài liệu

3


Luận văn sử dụng các tài liệu lý luận và các kết quả nghiên cứu thực tiễn (bài
báo, tạp chí, luận văn, các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nƣớc) về các vấn đề có liên
quan đến đề tài. Các tƣ liệu này đƣợc nghiên cứu, phân tích, hệ thống hoá sử dụng

trong đề tài và sắp xếp thành thƣ mục tham khảo.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích số liệu thứ cấp, sử dụng hệ thống bảng
hỏi về các biến về hoạt động ngoài giờ lên lớp (out-of-school) của HS Việt Nam trong
kỳ thi PISA 2012 và sẽ sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích và đƣa ra đánh giá
về các yếu tố đến kết quả thi PISA của HS.
8. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là 4959 HS Việt Nam lứa tuổi 15 tham gia PISA 2012.
9. Khung lý thuyết của đề tài
Theo Nguyễn Thùy Thùy Trang (2011), trên thế giới có nhiều mô hình nghiên
cứu về các nhân tố tác động đến KQHTcủa HS.
Mô hình ứng dụng của Bratti và Staffolani xác định mối quan hệ giữa đặc điểm
sinh viên: thời gian tự học (Si), thời gian học ở lớp (ai,) năng lực bản thân (ei) với
KQHT(Gi)
Gi = G(Si,ai)ei
Mô hình của Checchi et al xác định mối quan hệ giữa đầu tƣ cho giáo dục của
cha mẹ: thu nhập gia đình (Yf), số tiền đầu tư cho giáo dục của người con (S), trí
thông minh của người con (A), mức độ cố gắng (E)) và KQHT của con cái.
P = P (A,E,S,Yf)
Mô hình ứng dụng của Dickie thể hiện sự tác động của đặc trƣng gia đình (F),
nguồn lực của nhà trường (S), đặc điểm người học (K) và năng lực cá nhân () đến
KQHTcủa HS.
A* = A*(F,S,K,)

4


Các mô hình trên có đối tƣợng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, các mô hình
này đều xoay quanh nghiên cứu mối quan hệ của các yếu tố về đặc điểm cá nhân HS,
thời gian tự học của HS, nguồn lực nhà trƣờng, đặc trƣng gia đình, v.v. và KQHT của

HS.
Căn cứ vào đối tƣợng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài và cơ sở dữ liệu
PISA 2012, chúng tôi xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài nhƣ sau:

HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
GIỜ
LÊN
LỚP
THEO
PISA
2012

Thời gian học thêm các
môn học ngoài giờ học ở
trƣờng
Thời gian học thêm ngoài
giờ học ở trƣờng theo hình
thức học tập

Kết quả
PISA 2012
của học sinh
Việt nam

Các hoạt động đoàn thể,
ngoại khóa ở trƣờng

Hình 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài

10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn có cấu trúc gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan và cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Bối cảnh và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu

5


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐÊ NGHIÊN CỨU

1.1. Các khái niệm của đề tài
1.1.1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL)
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đƣợc hiểu nhƣ sau:
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002) “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là
những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học của các môn học ở trên lớp. Hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy – học trên lớp, là con đường
gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của
HS”;
Theo Đặng Vũ Hoạt (1998) “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là việc tổ
chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của HS về khoa học-kĩ thuật, lao động
công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mĩ, thể dục
thể thao, vui chơi giải trí, .v.v. để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách (đạo
đức, năng lực, sở trường…);
Nhƣ vậy, HĐGDNGLL là hoạt động do nhà trƣờng tổ chức và quản lí với sự
tham gia của các lực lƣợng xã hội. Nó đƣợc tiến hành tiếp nối hoặc xen kẽ hoạt động
dạy – học trong nhà trƣờng hoặc trong phạm vi cộng đồng. Hoạt động này diễn ra
trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá
trình này đƣợc thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.

1.1.2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL)
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu nhƣ Valentine, Cooper và DuBois
(2010) thì HĐNGLL đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn, gồm tất cả các hoạt động mà học
sinh tham gia ngoài giờ học ở nhà trƣờng. Các tác giả phân thành 6 nhóm hoạt động:
(i) Làm bài tập về nhà;
(ii) Làm việc có thu nhập;
(iii) Tham gia các hoạt động ngoại khóa;
(iv) Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có cấu trúc;
(v)

Các hoạt động phi cấu trúc với gia đình, bạn bè, ngƣời yêu;

(vi) thời gian ngủ.

6


Theo cách phân loại này, các nghiên cứu đi trƣớc đã chứng minh đƣợc sự tƣơng
quan của từng yếu tố đối với thành tích học tập.
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm HĐNGLL với nội hàm bao gồm
cả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (hoạt động ngoài giờ học ở trƣờng có sự
quản lý, tổ chức của nhà trƣờng, xã hội) và các hoạt động khác của HS ngoài trƣờng
học. Tuy nhiên, do sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu thứ cấp nên tác giả không thể
triển khai hết tất cả các khía cạnh của HDGDNGLL và HĐNGLL nhƣ theo phân loại
trên. Chúng tôi chỉ sử dụng các nhóm biến số có sẵn trong bộ dữ liệu PISA 2012 sẽ
đƣợc trình bày trong chƣơng 2.
1.2. Các khái niệm liện quan đến đề tài
1.2.1. Kết quả học tập
Kết quả học tập của HS thƣờng dùng các từ tiếng Anh nhƣ “Achievement;
Result; Learning Outcome”. Trong đó, “Achievement” có nghĩa là kết quả, thành tựu;

sự đạt đƣợc, sự hoàn thành; “Result” có nghĩa là kết quả; “Learning Outcome” là
KQHT. Các từ này thƣờng đƣợc dùng thay khi nói về KQHT là “Learning Outcome”.
Theo tác giả Nguyễn Lan Phƣơng (2011), để hiểu đúng khái niệm kết quả học tập
trƣớc hết cần phân biệt mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục. Mục đích giáo dục là
“cái đích tổng thể, cuối cùng và là ý định của nhà giáo dục”, tức là trả lời câu hỏi “để
làm gì”. Ví dụ, giáo dục Việt Nam là nhằm “đào tạo con ngƣời phát triển toàn diện, có
đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng
lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Luật
Giáo dục, 2005). Còn mục tiêu giáo dục là “cái đích ở các giai đoạn riêng biệt mà
ngƣời học phải đạt đƣợc trên con ngƣời tiếp cận dần đến cái đích tổng thể”, tức là trả
lời cho câu hỏi “làm gì”. Kết quả học tập đƣợc coi nhƣ là thành công của ngƣời học
thể hiện cụ thể ở những điều học sinh biết và làm đƣợc so với mục tiêu học tập. Kêt
quả học tâp, mục đích, mục tiêu học tập có các đặc điểm tƣơng đồng. Tuy nhiên, kết
quả học tập liên quan tới thành tích ngƣời học (biết những gì, hiểu nhƣ thế nào và làm
đƣợc, vận dụng đến đâu).
Theo Thông tƣ quy định về Đánh giá định kỳ quốc gia KQHT của HS trong các
cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành đã đƣa ra quan

7


niệm về KQHT nhƣ sau: "Kết quả học tập" là mức độ đạt đƣợc của HS về kiến thức,
kỹ năng, năng lực so với mục tiêu đƣợc quy định trong chƣơng trình giáo dục phổ
thông".
1.2.2. Đánh giá
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Nhƣ Ý, đánh giá là nhận xét, bình phẩm
về giá trị.
Theo Từ điển Cambridge, Đánh giá là phân xử hoặc quyết định về khối lƣợng giá
trị hoặc sự quan trọng của cái gì đó cụ thể hoặc sự phán quyết, hay quyết định về việc

gì đó đã đƣợc thực hiện; hoặc Đánh giá là một ý kiến hay phán xét về ai đó/ cái gì đó
sau khi đã đƣợc suy xét cẩn thận.
Theo tác giả Trần Bá Hoành, Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định,
phán đoán về kết quả của công viêc, sự vào sự phân tích những mục tiêu, tiêu chuẩn đã
đề ra, nhằm đề xuất những quyết định để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao
chất lƣợng, hiệu quả công việc.
Tổng hợp các nội hàm chính từ những định nghĩa trên thì đánh giá là “Quá trình
thu thập thông tin, phân tích, xử lý thông tin để tìm ra các chỉ số về lƣợng, giá trị hoặc
sự quan trọng của nó trong sự so sánh với các mục đích, mục tiêu đã đặt ra từ trƣớc, từ
đó đƣa ra các ý kiến, phán xét, khuyến nghị nhằm giúp cải thiện, nâng cao chất lƣợng
công việc”.
1.2.3. Đánh giá kết quả học tập
Theo Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc (1996), "Đánh giá KQHT là quá trình
thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của HS, về
tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sƣ
phạm của giáo viên và nhà trƣờng, cho bản thân HS để họ học tập ngày một tiến bộ
hơn". Theo đó, có thể thấy, đánh giá KQHT gồm 3 giai đoạn chính:
(i) Thu thập thông tin phải thực hiện một cách có hệ thống, đúng phƣơng pháp;
(ii) Thông tin cần đƣợc xử lý và phân tích đúng phƣơng pháp, kỹ thuật để giải
thích hợp lý, khoa học hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lƣợng
giáo dục;

8


(iii) Các ý kiến nhận xét, đánh giá phải gắn chặt với mục tiêu giáo dục, đƣa ra các
hiện trạng, nâng cao chất lƣợng giáo dục
1.2.4. Năng lực
Có nhiều khái niệm khác nhau về năng lực:
Theo quan niệm trong chƣơng trình giáo dục phổ thông của Quebec - Canada,

“năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái
độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp
của hoạt động trong bối cảnh nhất định”.
Theo John Erpenbeck (1998) trong Nguyễn Công Khanh (2014) năng lực đƣợc
xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc nhƣ là các khả năng, hình
thành qua trải nghiệm/củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực hóa qua ý chí.
Theo Weinert (2001) trong Nguyễn Công Khanh (2014), năng lực là các khả
năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học đƣợc… để giải quyết các
vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành
động, động cơ, ý chí và trách nệt về thành tích các lĩnh vực PISA 2012 của
học sinh Việt Nam theo đặc điểm có/không tổ chức các hoạt động đoàn thể, ngoại
khóa của trường.
Nếu hệ số sig ≤ 0,05 (với mức ý nghĩa 95%) thì bác bỏ giả thuyết Ho, tức có có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả PISA 2012 của HS theo các hoạt động
đoàn thể, ngoại khóa của trƣờng.. Nếu Sig > 0,05 thì chấp nhận giả thuyết Ho.
Kết quả phân tích (xem phụ lục 3) cho thấy:
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (sig < 0.01) về thành tích Toán học theo tất
cả các hoạt động đoàn thể, ngoại khóa của trƣờng. Học sinh có thành tích Toán học
cao hơn khi học ở trƣờng có tổ chức các hoạt động đoàn thể, ngoại khóa, ngoại trừ
trƣờng có Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn HS có thành tích trung bình thấp hơn.
Xem hình 3.9.

Hình 3.9. Thành tích Toán học theo các hoạt động đoàn thể, ngoại khóa
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (sig < 0.01) về thành tích Đọc hiểu theo hầu
hết các hoạt động đoàn thể, ngoại khóa của trƣờng, ngoại trừ Đội thể thao hoặc các hoạt

76


động thể thao, Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn. Học sinh có thành tích Đọc hiểu cao


hơn khi học ở trƣờng có tổ chức các hoạt động đoàn thể. Cũng giống nhƣ lĩnh vực
Toán học, HS học ở trƣờng có Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn HS có thành tích trung
bình thấp hơn. Xem hình.

Hình 3.10. Thành tích Đọc hiểu theo các hoạt động đoàn thể, ngoại khóa
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (sig < 0.01) về thành tích Khoa học ở tất cả
các hoạt động đoàn thể, ngoại khóa của trƣờng. Học sinh có thành tích Khoa học cao
hơn khi học ở trƣờng có tổ chức các hoạt động đoàn thể. Tuy nhiên, chênh lệch về
thành tích Khoa học của HS ở trƣờng có tổ chức các hoạt động đoàn thể ngoại khóa
với trƣờng không tổ chức các hoạt động này không lớn nhƣ hai lĩnh vực Toán và Đọc
hiểu.

Hình 3.11. Thành tích Khoa học theo các hoạt động đoàn thể, ngoại khóa
Tóm lại: HS học ở trƣờng có tổ chức các hoạt động đoàn thể, ngoại khóa có
thành tích Toán, Đọc hiểu, Khoa học cao hơn. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

77


Qua phân tích tƣơng quan giữa thời gian học ngoài trƣờng và thành tích PISA,
kiểm định khác biệt thành tích PISA theo các hoạt động đoàn thể, ngoại khóa bƣớc
đầu có thể khẳng định: HS dành nhiều thời gian học ngoài trƣờng càng nhiều thì có xu
hƣớng có thành tích PISA càng cao, HS học ở trƣờng có tổ chức các hoạt động đoàn
thể, ngoại khóa có thành tích PISA cao hơn. Mối quan hệ của các hoạt động ngày với
thành tích PISA sẽ đƣợc làm rõ trong Phần 3.4.
3.4. Ảnh hƣởng của các hoạt động ngoài giờ đến kết quả PISA của HS Việt Nam
Để xác định, đo lƣờng và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố về hoạt
động ngoài giờ lên lớp tới kết quả PISA 2012 của HS, phƣơng pháp hồi quy tuyến tính
đa biến đƣợc sử dụng ở phần này.

Trong đó,
- Biến phụ thuộc lần lƣợt là kết quả Toán, Đọc hiểu, Khoa học của học sinh qua PISA
2012;
- Biến độc lập là:
 Thời gian học thêm các môn ngoài trường: Thời gian học thêm Toán, thời gian
học thêm Ngữ văn, thời gian học thêm Khoa học, thời gian học thêm môn Khác;
 Thời gian học thêm theo hình thức học tập: Tham dự các lớp học thêm và do
cha mẹ thanh toán học phí; Học với cha mẹ hoặc thành viên khác trong gia đình; Ôn
tập lại nội dung bài học ở trƣờng bằng máy tính (ví dụ nhƣ học từ vựng với phần mềm
luyện tập);
 Trường có tổ chức các hoạt động đoàn thể, ngoại khóa: Ban nhạc, dàn đồng
ca hoặc giao hƣởng; Đóng kịch hoặc biểu diễn âm nhạc tại trƣờng; Soạn thảo an-bum
lƣu niệm năm, báo hoặc tạp chí của trƣờng; Hoạt động tình nguyện hoặc hoạt động
nhân đạo, ví dụ: mùa hè xanh; Câu lạc bộ Toán học; Các cuộc thi Toán học, ví dụ: thi
HS giỏi toán thành phố; Câu lạc bộ cờ vua; Câu lạc bộ về máy tính/công nghệ thông
tin và truyền thong; Câu lạc bộ hoặc hoạt động nghệ thuật;Đội thể thao hoặc các hoạt
động thể thao; Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn ví dụ: Ngày Quốc khánh, Ngày giỗ
tổ.
Kết quả phân tích các mô hình hồi quy, Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của
mô hình; Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy (Giả định liên hệ
tuyến tính, Giả định phƣơng sai của sai số không đổi, Giả định phân phối chuẩn của
phần dƣ, Giả định phân phối chuẩn của phần dƣ, Giả định tính độc lập của sai số (không
có sự tƣơng tác giữa các phần dƣ), Giả định không có tƣơng quan giữa các biến độc lập (Đo

78


lƣờng đa cộng tuyến)), kiểm định hệ số hồi quy riêng phần bằng không bị bác bỏ cho thấy tất cả
các điều kiện đƣợc đảm bảo, tức việc sử dụng mô hình hồi quy để lý giải các kết quả là đủ cơ
sở. Dƣới đây trình bày các kết quả phân tích.

3.4.1. Ảnh hưởng đến kết quả Toán học (Mô hình 1)
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phƣơng pháp Stepwwise trên phần mềm
SPSS 20.0 và thu đƣợc các bảng kết quả hồi quy ở bảng 3.15.
Bảng 3.15. Tóm tắt mô hình 1
2

Mô hình

R

R

14

.604n

.365

R2

Sai số chuẩn

hiệu chỉnh của ƣớc lƣợng
.361

Durbin-Watson

66.6904709

1.445


Mức độ phù hợp của mô hình đƣợc đánh giá bằng hệ số R2 điều chỉnh. Kết quả
Bảng 3.15 cho giá trị R2 hiệu chỉnh = 0.361 (giá trị này cho biết các yếu tố hoạt ngoài
lên lớp giải thích đƣợc khoảng 36,1%% sự biến thiên của điểm kết quả Toán học).
Kết quả ở Bảng 3.16 trình bày các yếu tố có ảnh hƣởng đến thánh tích Toán học
của HS Việt Nam (sig < 0.05)
Theo kết quả bảng 3.16, các yếu tố có ảnh hƣởng đến kết quả Toán của HS
trong Mô hình 1 là: Thời gian học thêm môn Khoa học, Thời gian học thêm môn
Toán, Câu lạc bộ Toán học, Học với gia sƣ (bất kể có phải trả tiền hay không), Ôn tập
lại nội dung bài học ở trƣờng bằng máy tính, Ban nhạc, dàn đồng ca hoặc giao hƣởng,
Học với cha mẹ hoặc thành viên khác trong gia đình, Soạn thảo an-bum lƣu niệm năm,
báo hoặc tạp chí của trƣờng, Hoạt động tình nguyện hoặc hoạt động nhân đạo, ví dụ
mùa hè xanh, Câu lạc bộ cờ vua, Câu lạc bộ về máy tính/công nghệ thông tin và truyền
thông.
Trong đó, các yếu tố có ảnh hƣởng lớn (hệ số chuẩn hóa > 0.1) là Làm bài tập
do giáo viên giao (kết quả Toán của HS tăng 3,442 điểm nếu HS dành nhiều thời gian
làm bài tập do giáo viên giao tăng một đơn vị); thời gian học thêm môn Khoa học,
môn Toán (kết quả Toán của HS tăng khoảng trên 10 điểm nếu HS dành nhiều thời
gian học thêm môn này nhiều hơn một đơn vị); tham gia câu lạc bộ Toán học (kết quả
Toán của HS tăng 23,687 điểm nếu tăng một đơn vị của yếu tố này).

79


Bảng 3.16. Kết quả phân tích hồi quy mô hình 1
Hệ số chƣa
chuẩn hóa

Hệ số đã
chuẩn hóa


Thống kê cộng
tuyến

Yếu tố

t
B

Beta

440.199

5.163

Bài tập hoặc nghiên
cứu do giáo viên giao
cho

3.442

.256

Thời gian học thêm
môn Khoa học

14.838

Hằng số


Sig.

Beta

Độ
chấp
nhận

VIF

85.257

0.000

.251

13.443

.000

.875

1.142

1.447

.226

10.252


.000

.630

1.588

Thời gian học thêm
-18.455
môn Ngữ văn

1.459

-.251

-12.649

.000

.772

1.295

Thời gian học thêm
môn Toán

10.682

1.513

.165


7.060

.000

.560

1.786

Câu lạc bộ Toán học

23.687

3.635

.126

6.516

.000

.814

1.229

Học với gia sƣ (bất kể
có phải trả tiền hay
không)

-3.442


.565

-.113

-6.097

.000

.891

1.123

Ôn tập lại nội dung
bài học ở trƣờng bằng
13 máy tính

2.173

.360

.125

6.038

.000

.717

1.395


Ban nhạc, dàn đồng
ca hoặc giao hƣởng

19.187

3.954

.089

4.853

.000

.915

1.093

Học với cha mẹ hoặc
thành viên khác trong
gia đình

-2.045

.524

-.073

-3.901


.000

.876

1.142

Soạn thảo an-bum
lƣu niệm năm, báo
hoặc tạp chí của
trƣờng

10.492

3.052

.063

3.437

.001

.912

1.097

Hoạt
động
tình
nguyện hoặc hoạt
động nhân đạo, ví dụ

mùa hè xanh

11.729

4.137

.053

2.835

.005

.875

1.143

Câu lạc bộ cờ vua

10.850

3.840

.053

2.825

.005

.853


1.172

Câu lạc bộ về máy
tính/công nghệ thông
tin và truyền thông

9.233

4.546

.041

2.031

.042

.763

1.311

a. Biến phụ thuộc: PV1MATH Plausible value 1 in mathematics

80


Cũng theo Bảng 3.16, các yếu tố ảnh hƣởng tiêu cực đến kết quả Toán là Học
với gia sư (bất kể có phải trả tiền hay không) (kết quả Toán của HS giảm – 3,442 điểm
nếu HS dành nhiều thời gian học thêm môn này nhiều hơn một đơn vị); Thời gian học
thêm Ngữ văn (kết quả Toán của HS giảm -18,455 điểm nếu HS dành nhiều thời gian
học thêm môn Ngữ văn nhiều hơn một đơn vị).

Căn cứ theo Hệ số chuẩn hóa (Beta) có thể xác định mức độ tác động của các
yếu tố căn cứ vào trị tuyệt đối của giá trị Beta. Có thế thấy, theo mức độ tác động giảm
dần, các yếu tố sau tác động mạnh đến kết quả Toán của HS Việt Nam: Thời gian làm
bài tập hoặc nghiên cứu do giáo viên giao cho, Thời gian học thêm môn Ngữ văn,
Thời gian học thêm môn Khoa học, Thời gian học thêm môn Toán, Trƣờng có Câu lạc
bộ Toán học, Thời gian Ôn tập lại nội dung bài học ở trƣờng bằng máy tính, Thời gian
Học với gia sƣ (bất kể có phải trả tiền hay không) …
Theo Bảng 3.7, có thể thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố thời gian học ngoài
giờ với kết quả Toán học bằng phƣơng trình sau:
Kết quả Toán học = 440,199 + 3.442* Bài tập hoặc nghiên cứu do giáo viên giao cho
+ 14.838* Thời gian học thêm môn Khoa học - 18.455* Thời gian học thêm môn Ngữ
văn + 10.682* Thời gian học thêm môn Toán + 23.687* Câu lạc bộ Toán học - 3.442*
Học với gia sƣ (bất kể có phải trả tiền hay không) + 2.173* Ôn tập lại nội dung bài
học ở trƣờng bằng máy tính + 19.187* Ban nhạc, dàn đồng ca hoặc giao hƣởng 2.045* Học với cha mẹ hoặc thành viên khác trong gia đình + 10.492* Soạn thảo anbum lƣu niệm năm, báo hoặc tạp chí của trƣờng + 11.729* Hoạt động tình nguyện
hoặc hoạt động nhân đạo, ví dụ mùa hè xanh + 10.850* Câu lạc bộ cờ vua + 9.233*
Câu lạc bộ về máy tính/công nghệ thông tin và truyền thông
3.4.2. Ảnh hưởng đến kết quả Đọc hiểu (Mô hình 2)
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phƣơng pháp Stepwwise (đƣa cùng lúc
tất cả các biến vào phân tích) trên phần mềm SPSS và thu đƣợc các bảng kết quả hồi
quy ở bảng 3.17, Bảng 3.18.

81


×