Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động - thương binh và xã hội ở cấp xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ THU HẰNG

Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách
công tác lao động - thương binh và xã hội ở cấp xã

luËn v¨n th¹c sÜ LUẬT

Hµ néi - 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ THU HẰNG

Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách
công tác lao động - thương binh và xã hội ở cấp xã
Mã số

: 6.01.01

luËn v¨n th¹c sÜ LUẬT

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hồng Thái

Hµ néi - 2005



Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƢƠNG I
CƠ SỞ CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ
XÃ HỘI Ở CẤP XÃ
I. CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG CÔNG TÁC
LAO ĐỘNG- THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
1. PHÂN CHIA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH LÃNH THỔ VÀ ĐẶC ĐIỂM
CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ ............................................................................
11
1.1. PHÂN CHIA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH .................................................. 11
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ ........................................ 13
2. VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC LAO
ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ............................................................. 14
2.1. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH
LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ................................................ 14
2.1.1.

GIAI ĐOẠN TRƢỚC NĂM 1987 ................................................ 14

2.1.1.1.

GIAI ĐOẠN TỪ 1945-1954 ............................................................. 15

2.1.1.2.

GIAI ĐOẠN TỪ 1954-1965 ............................................................. 15


2.1.1.3.

GIAI ĐOẠN TỪ 1955-1964 ............................................................. 16

2.1.1.4.

GIAI ĐOẠN TỪ 1965-1975 ............................................................. 18

2.1.2.

GIAI ĐOẠN 1976-1986 ................................................................. 19

2.1.3.

GIAI ĐOẠN 1987 ĐẾN NAY ........................................................ 22

2.1.3.1.

NHỮNG THÀNH TỰU ................................................................... 23

Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII

1


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã

2.1.3.2.


ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ........................................................ 25

3. CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Ở CẤP XÃ .. 26
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
VÀ VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC
LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Ở CẤP XÃ
1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ
HỘI TẠI CÁC XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN .................................................... 27
1.1. THÀNH THỊ ............................................................................................. 29
1.2. KHU VỰC NÔNG THÔN ....................................................................... 30
1.3. KHU VỰC MIỀN NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG XA ................................. 30
2. VAI TRÒ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC LAO
ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Ở CẤP XÃ ......................................... 32
3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHỤ
TRÁCH CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Ở CẤP
XÃ 36
3.1. CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
NGƢỜI CÓ CÔNG ......................................................................................... 36
3.2. CÔNG TÁC LAO ĐỘNG ........................................................................ 37

CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHỤ TRÁCH
CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Ở CẤP XÃ
I. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHỤ
TRÁCH CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CẤP XÃ
1. GIAI ĐOẠN TRƢỚC NĂM 2003 .............................................................. 40
2. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2003 TRỞ LẠI ĐÂY............................................ 43

Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII


2


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã

II. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHỤ TRÁCH
CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CẤP XÃ
1. CỞ SỞ ĐÁNH GIÁ ...................................................................................... 45
2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHỤ TRÁCH
CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Ở XÃ, PHƢỜNG,
THỊ TRẤN ........................................................................................................... 48
2.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG ................................................................................ 48
2.2. ĐÁNH GIÁ DỰA TRÊN CÁC TIÊU CHÍ CỤ THỂ ............................ 52
2.2.1.

TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN ........................................................ 53

2.2.2.

TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ............................................ 58

2.2.3.

KIẾN THỨC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC ............ 59

2.2.4.

TRÌNH ĐỘ TIN HỌC ................................................................... 61

2.3. NGUYÊN NHÂN ...................................................................................... 63


CHƢƠNG III
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC LAO
ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Ở CẤP XÃ
I. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN
PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BAN HÀNH TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC LAO ĐỘNGTHƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CẤP XÃ........................................................... 68
2. NỘI DUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÔNG CHỨC CHUYÊN
MÔN PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ
HỘI CẤP XÃ ....................................................................................................... 72
2.1. CHỨC TRÁCH......................................................................................... 74
2.2. NHIỆM VỤ CỤ THỂ ............................................................................... 74
Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII

3


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã

2.3. HIỂU BIẾT ............................................................................................... 75
2.4. YÊU CẦU VỀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ, PHẨM
CHẤT ............................................................................................................... 75
2.4.1.

TRÌNH ĐỘ ...................................................................................... 75

2.4.2.


PHẨM CHẤT ................................................................................. 76

3. BAN HÀNH TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÔNG CHỨC CHUYÊN
MÔN PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ
HỘI Ở CẤP XÃ................................................................................................... 76
II. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. CÁC VĂN BẢN ĐÃ BAN HÀNH .............................................................. 77
2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 78
III. NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG
VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ
XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG ĐIỀU
KIỆN HIỆN NAY
1. NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CƠ QUAN, THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ
79
2. SỰ PHỐI HỢP GIỮA CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ................................ 81
IV. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG
1. ĐÁNH GIÁ CHUNG ................................................................................... 82
2. GIẢI PHÁP ................................................................................................... 85
V. CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Ở
CẤP XÃ

KẾT LUẬN
Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII

4


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã


MỘT SỐ MÔ HÌNH MẪU VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC
LAO ĐỘNG - THƢƠNG BÌNH VÀ XÃ HỘI Ở XÃ, PHƢỜNG, THỊ
TRẤN
I. MÔ HÌNH 1
1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC LĐTB - XH Ở XÃ ...................... 97
1.1. ĐỒNG BẰNG............................................................................................ 97
1.2. MIỀN NÚI ................................................................................................. 98
2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI Ở PHƢỜNG, THỊ TRẤN. ......................................................... 101
II. MÔ HÌNH 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII

5


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xướng và lãnh đạo đã trải qua hơn 15 năm kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI (1986) của Đảng. Sự nghiệp cải cách nền hành chính Nhà nước được
đánh dấu bằng Nghị quyết Trung ương 8 khóa VII (1995) cũng nằm trong tiến
trình của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Một trong ba nội dung quan
trọng của nền cải cách hành chính Nhà nước là xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức Nhà nước có phẩm chất chính trị vững vàng, đủ năng lực trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, ngang tầm để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cách mạng

trong giai đoạn hiện nay-giai đoạn công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Đổi
mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở tất cả các cấp, trong tất
cả các lĩnh vực là một nhu cầu tất yếu.
Việc ra đời Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 đã đánh dấu bước phát
triển trong việc quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu
đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước. Thực hiện Pháp lệnh việc xây dựng chế
độ công chức, công vụ đã từng bước đi vào nền nếp. Pháp lệnh đã đặt cơ sở pháp
lý cho việc phân định cán bộ, nhân viên làm việc trong các cơ quan hành chính
Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội với công nhân viên làm việc
trong các xí nghiệp, công trường, nông trường, nhà máy quốc doanh. Đó là nội
dung quan trọng tách quản lý hành chính Nhà nước với quản lý doanh nghiệp.
Cùng với việc thực hiện các chủ trương, chính sách theo đường lối đổi mới của
Đảng và Nhà nước, Pháp lệnh cán bộ,công chức và các văn bản hướng dẫn thi
hành đã tạo ra bước chuyển biến rất cơ bản trong việc xây dựng chế độ công
chức, công vụ của nước ta.

Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII

6


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được qua thực tiễn tổ chức thực
hiện Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 đã bộc lộ một số vấn đề bức xúc cần
thiết được sửa đổi. Đó là trong hệ thống hành chính nhà nước bốn cấp, số cán bộ
cấp xã, phường, thị trấn chưa được đưa vào phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương, chế độ, chính sách đối
với cán bộ cấp xã nhưng chưa toàn diện và ổn định, chưa động viên tinh thần nỗ
lực công tác và đề cao trách nhiệm của cán bộ cấp xã. Đây là những cán bộ, ở địa

bàn trực tiếp với dân, cần phải quan tâm xây dựng, kiện toàn và nâng cao chất lượng. Mặc dù các cơ quan, các cấp chính quyền tỉnh, huyện đã quan tâm trong
việc xây dựng, củng cố tổ chức, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ nhưng chưa
có cách nhìn tổng thể, toàn diện về cả hệ thống chính trị ở cấp xã như Nghị quyết
Trung ương V khóa IX đã đề ra. Vì vậy, rất cần thiết phải đưa vào nội dung của
văn bản pháp luật điều chỉnh đội ngũ cán bộ cấp xã, đảm bảo cơ sở pháp lý cho
công tác xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ cơ sở.
Sau một thời gian dài xem xét, ngày 21/4/2003 Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội đã thảo luận và biểu quyết thông qua Dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một
số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức. Với Pháp lệnh mới này, đội ngũ công
chức xã, phường, thị trấn chính thức được công nhận và được cụ thể hóa trong
Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 và Nghị định số 121/2003/NĐCP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức và chế độ chính sách
đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn. Việc thừa nhận về mặt pháp lý
đội ngũ công chức cấp xã là một bước tiến đáng kể trong quá trình xây dựng đội
ngũ công chức trong cả nước, tạo đà phát triển cho chính quyền cấp xã, cấp cơ sở
nhỏ nhất và cũng quan trọng nhất trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên, mặc dù mới ban hành và áp dụng vào thực tiễn nhưng những
quy định pháp lý về công chức cấp xã đã thể hiện một số mặt chưc thực sự phù
hợp với sự phát triển và đòi hỏi của thực tiễn. Đó là quy định ghép hai mảng lĩnh
vực văn hóa và lao động-thương binh và xã hội thành một nhiệm vụ do chức
Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII

7


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã

danh công chức văn hóa-xã hội đảm nhận. Ngành lao động-thương binh và xã hội
bao gồm nhiều nhiệm vụ trong đó có ba mảng công tác chính, đó là: công tác lao
động, công tác người có công, công tác bảo trợ xã hội và phòng chống tệ nạn xã
hội. Đây là ba mảng công tác có nội dung phức tạp, phong phú, có vai trò quan

trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Với vai trò cũng như nội
dung nặng nề như thế phải có một chức danh công chức chuyên môn chuyên
trách thực hiện công tác này bên cạnh một cán bộ lao động-thương binh và xã hội
không chuyên trách mới có thể thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nhiệm vụ được
giao.
Từ các vấn đề về lý luận và thực tiễn nêu trên việc nghiên cứu thực trạng
việc thực hiện công tác lao động-thương binh và xã hội cũng như chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội cấp xã
nhằm đề ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức phụ
trách công tác lao động-thương binh và xã hội cấp xã là yêu cầu cấp thiết của
công tác cán bộ hiện nay.
Với lý do này tôi đã chọn “Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ
trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, các vấn đề xoay xung quanh đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã cũng đã được nhiều ngời quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu về đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương
binh và xã hội ở xã, phường, thị trấn là một vấn đề khá mới mẻ, nó mới chỉ được
đề cập ở một số khía cạnh, như: tiêu chuẩn hóa, chính sách, chế độ đãi ngộ…
3. Mục đích của bản luận văn này là góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý
luận, đối chứng với thực tiễn về đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác lao
động- thương binh xã hội ở cấp xã từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện
Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII

8


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã


các quy định của pháp luật hành chính về cán bộ, công chức phụ trách công tác
lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã.
Xuất phát từ việc nghiên cứu tầm quan trọng của công tác lao động-thương
binh và xã hội đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, thực trạng triển khai cũng như
thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và
xã hội cấp xã để từ đó thấy rõ việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức là cần thiết và cấp bách.
Bản luận văn đã nêu một cách khá toàn diện bức tranh thể hiện sự tương
xứng giữa thực trạng công tác lao động-thương binh và xã hội với đội ngũ cán
bộ, công chức trên cơ sở những số liệu thống kê khá chi tiết và đầy đủ. Qua đó để
đưa ra kiến nghị phải có một chức danh công chức chuyên môn chuyên trách
công tác lao động-thương binh và xã hội ở xã, phường, thị trấn và đưa ra mô hình
mẫu trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức tương xứng với nhiệm vụ cũng
như quy mô và phạm vi địa bàn phụ trách. Bản luận văn cũng đưa ra được những
tiêu chuẩn nhất định để trên cơ sở đó đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã.
4. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã
hội có thể được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng trong bản luận văn
này tôi chỉ nghiên cứu dưới góc độ pháp lý.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận Mác lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về công tác lao động-thương binh và xã hội, để nghiên cứu đề tài này, luận văn
sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm:

Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII

9



Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã

Chương I: Cơ sở của việc nâng cao năng lực của cán bộ, công chức phụ
trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã
Chương II: Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác lao
động-thương binh và xã hội ở cấp xã
Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã
Với thời gian nghiên cứu có hạn, nguồn tài liệu không nhiều nên luận văn
này không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của tất cả các thầy cô giáo và các bạn.
Hà Nội, ngày 15 tháng10 năm 2005

Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII

10


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã

CHƢƠNG I
CƠ SỞ CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC LAO ĐỘNG-THƢƠNG BINH VÀ XÃ
HỘI Ở CẤP XÃ
I.

CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG CÔNG
TÁC LAO ĐỘNG- THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI


1. Phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ và đặc điểm của chính quyền cấp

1.1. Phân chia đơn vị hành chính
Phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị (cấp) hành chính lãnh thổ là
dấu hiệu đầu tiên, quan trọng nhất của bất cứ nhà nước nào nhằm mục đích thiết
lập trên đó hệ thống các cơ quan chính quyền nhà nước phục vụ cho mục đích cai
trị của lực lượng nắm trong tay quyền lực nhà nước. Cách thức phân chia thành
các cấp đơn vị hành chính ở các nước khác nhau không đồng nhất mà tuỳ thuộc
vào đặc điểm về dân cư, truyền thống lịch sử, dân tộc của mỗi nước. Ở các quốc
gia tư sản, thông thường hệ thống đơn vị hành chính - lãnh thổ được bố trí hai
hoặc ba cấp: tỉnh - công xã (xã) hoặc tỉnh - huyện - công xã (xã). Lãnh đạo dựa
trên nguyên tắc quan hệ trực thuộc trên dưới. Trong hệ thống đó, xã (công xã)
được xác định là cấp chính quyền cơ sở.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ thuộc Pháp, lãnh thổ quốc gia được chia làm 3
kỳ, kỳ chia thành tỉnh, tỉnh chia thành phủ - huyện, huyện chia thành tổng và cuối
cùng là xã. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ
cộng hoà được thành lập, chính quyền thuộc về tay nhân dân lao động. Nhà nước
ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề
thiết lập hệ thống bộ máy chính quyền nhân dân.

Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII

11


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã

Theo quy định tại Hiến pháp năm 1946, nước ta chia thành ba bộ, bộ chia
thành tỉnh, tỉnh chia thành huyện, huyện chia thành các xã. Ngoài ra còn có các

thành phố, thị xã. Tại cấp tỉnh, thành phố, thị xã và xã có hội đồng nhân dân và
uỷ ban hành chính. ở cấp bộ và huyện chỉ có uỷ ban hành chính do hội đồng nhân
dân cấp dưới bầu ra.
Theo Hiến pháp năm 1959, nước ta chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố
trực thuộc trung ương. Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã.
Huyện chia ra xã, thị trấn. Thành phố trực thuộc trung ương chia thành khu phố.
Ở tất cả các cấp hành chính lãnh thổ trên đều có hội đồng nhân dân và uỷ ban
hành chính.
Theo Hiến pháp năm 1980, lãnh thổ nước ta chia thành bốn cấp. Bao gồm:
 Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương
đương.
 Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã.
 Thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã.
Huyện chia thành xã, thị trấn.
 Thành phố thuộc tỉnh, quận, thị xã chia thành phường, xã.
Ở tất cả các đơn vị hành chính đều thành lập hội đồng nhân dân và uỷ ban
nhân dân.
Hiến pháp năm 1992 sau đó là Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung
năm 2003 vẫn giữ nguyên cách phân chia theo các đơn vị hành chính lãnh thổ và
cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền các cấp như Hiến pháp năm 1980.
Như vậy, từ khi ra đời đến nay nhà nước ta đều lấy xã, phường, thị trấn
(cấp xã) làm đơn vị hành chính lãnh thổ nhỏ nhất và chính quyền cấp xã được coi
là chính quyền cơ sở.

Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII

12


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã


Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải thay đổi vai trò của
nhà nước nói chung và chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là chính quyền
cấp xã trong quản lý, điều hành nền kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh mở rộng dân
chủ, chính quyền cấp xã là cấp có điều kiện gần dân, sát dân nhất, phải giải quyết
trực tiếp nhiều vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu và lợi ích
chính đáng của nhân dân, trên cơ sở tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Mặt khác, để phù
hợp với xu thế chung của các nước trên thế giới hiện đang chuyển từ nền hành
chính truyền thống sang nền hành chính phát triển với đặc trưng phân quyền rộng
rãi và mạnh mẽ, chính quyền cấp xã phải được đảm bảo hơn nữa quyền tự quyết,
tự chịu trách nhiệm đối với các công việc của mình theo luật định. Chính quyền
xã, phường, thị trấn là nơi trực tiếp tổ chức việc thi hành pháp luật, các chính
sách của nhà nước, của Chính phủ. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải
được chú trọng cả về số lượng lẫn chất lượng mới có thể đảm bảo thực hiện tốt
nhiệm vụ trên thực tế.
1.2. Đặc điểm của chính quyền cấp xã
Xã, phường, thị trấn là đơn vị cấp hành chính nhỏ nhất trong hệ thống
chính quyền bốn cấp ở nước ta. Hiện nay, tính đến 9/6/2005 tổng số xã, phường,
thị trấn trong toàn quốc là 10.831 trong đó có 9045 xã, 1197 phường, 589 thị trấn
(theo số liệu của Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ). Chính quyền cấp xã là
cơ sở của chính quyền nhà nước ở nông thôn. Chính quyền cấp xã, mà đại diện là
cán bộ công chức cấp xã, hàng ngày sống và làm việc, quan hệ trực tiếp với nhân
dân. Những người làm việc trong bộ máy chính quyền cấp xã thường có quan hệ
họ hàng, làng xóm gắn bó với nhân dân.
Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, giải quyết công việc, nhu cầu của nhân
dân, một mặt những cán bộ cấp xã phải theo đúng chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, mặt khác phải sát thực tế địa phương, sao cho vừa đảm bảo pháp
Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII


13


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã

chế xã hội chủ nghĩa vừa giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Đây là đòi
hỏi rất cao đối với phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức ở xã, phường, thị
trấn.
Chính quyền cấp xã có vị trí cực kỳ quan trọng trong hệ thống chính quyền
nhà nước bốn cấp. Đây là khâu nối liền nhà nước với nhân dân. Chính quyền cấp
xã bảo đảm thực hiện mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ
thị của các cấp chính quyền cấp trên; thực hiện sự quản lý nhà nước về mọi mặt
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn xã, phường,
thị trấn.
Vì vậy, sự vững mạnh và hoạt động có hiệu quả, hiệu lực của chính quyền
cấp xã, cơ sở của hệ thống chính quyền nhà nước, là đảm bảo quan trọng cho
hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, là điều kiện tiên quyết bảo đảm,
phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân, mở rộng dân chủ ở cơ sở, xây dựng
chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị. Vấn đề đặt ra là đội ngũ cán bộ,
công chức ở cấp xã phải có nhận thức mới, có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu
cầu công tác quản lý nhà nước trên địa bàn cấp xã. Đồng thời các cấp lãnh đạo
phải chú trọng vào việc xây dựng, nâng cao chất lượnng đội ngũ cán bộ, công
chức ở cấp xã.
2. Vai trò của chính quyền cấp xã đối với công tác lao động-thƣơng binh và
xã hội
2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của ngành lao động-thƣơng
binh và xã hội
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1987
Ngay từ những ngày đầu sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công,

Đảng-Bác Hồ và Chính phủ đã đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác lao
động-thương binh và xã hội. Công tác lao động-thương binh và xã hội là một
trong những lĩnh vực của đời sống xã hội, có những nét đặc trưng cơ bản: tổng
hợp chính trị-kinh tế-xã hội-quốc phòng-an ninh; trực tiếp phục vụ hàng triệu
Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII

14


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã

người và gia đình có công với Cách mạng và Tổ quốc, hàng chục triệu người lao
động và hàng triệu người thuộc các đối tượng xã hội, khó khăn, yếu thế. Sự vận
động và phát triển của công tác lao động-thương binh và xã hội qua từng thời kỳ
đã trực tiếp tác động tới sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế, trật tự an toàn xã
hội, góp phần thực hiện cương lĩnh, chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước.
2.1.1.1. Giai đoạn từ 1945-1954
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Đảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt
Nam: độc lập, thống nhất, nhân dân lao động làm chủ. Từ đó tạo những tiền đề
cần thiết, từng bước đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Ngay từ những ngày đầu, công tác lao động-thương binh và xã hội đã được coi
trọng và đặc biệt chú ý, được giao cho những Bộ đầu tiên trong chính quyền cách
mạng non trẻ. Công tác lao động-thương binh và xã hội do bốn Bộ đảm nhận: Bộ
Lao động, Bộ Cứu tế xã hội, Bộ Xã hội, Bộ Thương binh-Cựu binh. Những chính
sách đầu tiên về lao động-việc làm, khuyến khích tăng gia sản xuất, bảo vệ quyền
lợi người lao động; chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ đã được
ban hành và đi vào cuộc sống.
2.1.1.2. Giai đoạn từ 1954-1965
Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào thời kỳ tổng phản

công để giành thắng lợi, nhiệm vụ huy động tối đa sức người, sức của cho kháng
chiến trở thành nhiệm vụ trọng tâm. Chính phủ đã giao cho Bộ Lao động công
tác tổng động viên nhân lực. Để việc triển khai có hiệu quả, Bộ Lao động đã giao
nhiệm vụ cho các cán bộ, công chức ở cấp cơ sở. Trong chín năm kháng chiến
chống thực dân Pháp, ngành lao động đã góp phần quan trọng vào phong trào thi
đua ái quốc. Các chính sách lao động thời kỳ này đã tập trung huy động sức dân,
vừa kháng chiến vừa xây dựng đất nước. Bên cạnh đó mặc dù thời kỳ này cách
mạng nước ta gặp muôn vàn khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc” nhưng Đảng và
Chính phủ đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực thương binh liệt sỹ. Cuộc kháng chiến
Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII

15


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã

chống Pháp đi vào thời kỳ ác liệt. Số người bị thương và hy sinh tăng lên. Để giải
quyết các vấn đề liên quan đến thương binh liệt sỹ, để đảm bảo quyền lợi cho các
đối tượng này, tháng 2/1947 Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 20/SL ban hành chế
độ lương hưu thương tật đối với thương binh, chế độ tiền tuất đối với gia đình tử
sĩ; quy định tiêu chuẩn để xác nhận thương binh, tử sĩ. Đây là văn bản pháp lý
đầu tiên quy định chế độ ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ. Tiếp đó
trong các năm 1948-1951, Chính phủ đã ban hành những văn bản hướng dẫn thực
hiện Sắc lệnh này. Tháng 7/1951 Hồ Chủ tịch phát động phong trào “đón thương
binh về làng”. Trong thư gửi Bộ trưởng Bộ Thương binh-Cựu binh, Bác viết
“…Anh em thương binh đã hy sinh một phần xương máu để giữ gìn Tổ quốc, bảo
vệ đồng bào, đã tận trung với nước, tận hiếu với dân…Song với những người con
trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng…Mỗi
xã phải tuỳ theo sự cố gắng và khả năng chung mà đón một số anh em thương
binh…”. Từ đó, việc đón thương binh về địa phương được xúc tiến mạnh mẽ.

2.1.1.3. Giai đoạn từ 1955-1964
Đây là giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Vì vậy, lĩnh vực
lao động-thương binh và xã hội có rất nhiều nhiệm vụ cấp bách cần phải thực
hiện. Giai đoạn này, trong Chính phủ có bốn Bộ thực hiện các nhiệm vụ về lao
động-thương binh và xã hội: Bộ Lao động, Bộ thương binh-Cựu binh, Bộ Nội vụ,
Bộ Cứu tế xã hội.
Công tác lao động-thương binh và xã hội bao gồm rất nhiều công việc cần
giải quyết. Giai đoạn này, lĩnh vực lao động có điều kiện được xem xét, giải
quyết nhằm thực hiện Kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế-văn hoá
(1958-1960), kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Ngay từ những năm đầu
của thập kỷ 60, hệ thống chính sách, chế độ và cơ chế quản lý lao động đã được
ban hành tương đối đồng bộ, từ chính sách tuyển dụng, cho thôi việc, chính sách
tiền lương, kỷ luật lao động, tăng cường trách nhiệm vật chất của người lao động
với tài sản xã hội chủ nghĩa… đến chính sách bảo hộ, an toàn lao động, bảo hiểm
Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII

16


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã

xã hội. Những công cụ quản lý này đã thực sự tạo tiền đề triển khai tốt nhiệm vụ
quản lý xã hội trước mắt và cho những năm tiếp theo.
Lĩnh vực thương binh-liệt sỹ với nhiệm vụ trọng tâm vừa là giải quyết
những tồn đọng của thời kỳ kháng chiến chống Pháp, sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp với nhiệm vụ khôi phục, phát triển sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh,
hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân chủ nhân dân, tiến hành cải tạo, xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; vừa phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
ở miền Nam. Một khối lượng công tác lớn đã hoàn thành, đó là xác nhận và giải
quyết quyền lợi cho quân nhân, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị

thương, hy sinh trong kháng chiến; củng cố các cơ sở nuôi dưỡng thương binh
nặng, sắp xếp việc làm cho thương binh, thực thi chính sách ưu đãi giúp thương
binh, gia đình liệt sỹ ổn định cuộc sống. Hàng loạt chính sách đối với thương
binh, liệt sỹ được sửa đổi, bổ sung gọi chung là chính sách thương binh, liệt sỹ
thời kỳ kháng chiến chống Pháp, như:
 Chế độ phụ cấp thương tật 6 hạng thay thế chế độ hương hưu thương
tật.
 Điều lệ ưu đãi thương binh, bệnh binh, dân quân du kích, thanh niên
xung phong; điều lệ ưu đãi gia đình liệt sỹ.
 Chế độ tiền tuất cho gia đình liệt sỹ, kể cả liệt sỹ dân, chính, đảng;
quy định việc cất bốc, quy tập mộ liệt sỹ; xây dựng nghĩa trang liệt
sỹ.
 Chế độ bệnh binh cho quân nhân tình nguyện.
Có thể nói, trong thời kỳ này chính sách thương binh, liệt sỹ đã được bổ
sung, hoàn chỉnh một cách cơ bản; góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách
nhất đối với thương binh, liệt sỹ. Khi Điều lệ bảo hiểm xã hội ra đời, Chính phủ
ban hành Điều lệ tạm thời về đãi ngộ quân nhân, dân quân tự vệ ốm đau, bị
thương, bị chết. Theo đó là chế độ trợ cấp thương tật tám hạng đối với thương
Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII

17


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã

binh và chế độ tiền tuất đối với gia đình liệt sỹ, gọi chung là chính sách thương
binh, liệt sỹ thời kỳ chống Mỹ.
Giai đoạn này công tác cán bộ, đặc biệt đội ngũ cán bộ ở cấp cơ sở, được
chú trọng và phát triển. Các Bộ tích cực xây dựng và kiện toàn bộ máy từ Trung
ương đến địa phương, đi đôi với việc giáo dục, bồi dưỡng cán bộ và mạnh dạn đề

bạt cán bộ có năng lực phụ trách những công việc mới. Tuy nhiên, do đất nước
chưa thống nhất nên đội ngũ cán bộ phụ trách công tác lao động-thương binh và
xã hội ở cấp cơ sở chưa có sự phát triển đồng đều cả về số lượng lẫn chất lượng.
2.1.1.4. Giai đoạn từ 1965-1975
Đây là giai đoạn cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược. Đó
là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
Nhiệm vụ trọng tâm của công tác lao động-thương binh và xã hội là triển khai có
hiệu quả các chính sách về lao động, thương binh-liệt sỹ, bảo trợ xã hội. Giai
đoạn này, công tác lao động-thương binh và xã hội do hai Bộ và một cơ quan
đảm nhận: Bộ Lao động, Bộ Nội vụ, Uỷ ban điều tra tội ác chiến tranh của đế
quốc Mỹ tại Việt Nam.
Năm 1967, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về phân công lại lao động xã hội và
Hội đồng chính phủ ra Nghị quyết về tăng cường quản lý lao động xã hội, bảo
đảm sản xuất tốt và chiến đấu thắng lợi. Các Nghị quyết này đã thể hiện quan
điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực lao động là phải coi quản lý
lao động là khâu cơ bản nhất, chính cốt nhất trong toàn bộ công tác quản lý kinh
tế-xã hội; phải có quan điểm toàn diện khi giải quyết các vấn đề lao động (kinh
tế, chính trị, xã hội); phải có chuyển biến cách mạng sâu sắc đối với công tác
quản lý lao động trong điều kiện thực hiện nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu.
Đặc biệt phải thấy hết ý nghĩa cách mạng và cấp bách của vấn đề tiết kiệm lao
động và đẩy mạnh tốc độ tăng năng suất lao động, kể cả trong thời chiến. Quán
triệt quan điểm đó, hàng loạt chính sách lao động đã được ban hành, như: chính
sách phân phối, chính sách tiền lương. Trong điều kiện nam giới được động viên
Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII

18


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã


nhập ngũ, ở hậu phương còn lại chủ yếu là lao động nữ, để khuyến khích, bồi
dưỡng sử dụng hợp lý cán bộ, lao động nữ, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra
Nghị quyết về cán bộ nữ và lao động nữ. Chính phủ ra Nghị quyết “về tăng
cường lực lượng lao động nữ trong các cơ quan, xí nghiệp nhà nước”. Chính sách
lao động nữ đã phát huy tác dụng tích cực, động viên chị em hăng hái công tác,
tăng gia sản xuất và phục vụ chiến đấu, vừa đảm đang việc nước vừa giỏi việc
nhà. Đó là các văn bản pháp lý đầu tiên quan trọng và toàn diện về chính sách lao
động nữ ở nước ta mà nhiều nội dung vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
Trong thời kỳ này, công tác thương binh và xã hội được đặt lên một tầm
cao mới. Tháng 4/1965, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá III Hồ Chủ tịch tuyên bố
“Dù Mỹ đưa mấy chục vạn binh sĩ Mỹ và lại kéo thêm quân đội các nước chư
hầu vào cuộc chiến tranh tội ác này thì quân và dân ta cũng quyết tâm đánh thắng
chúng”. Thực hiện quyết tâm chiến lược đó, công tác thương binh liệt sỹ được
Đảng và Nhà nước xác định là một vấn đề chính trị, một vấn đề tư tưởg, một vấn
đề chính trị, một vấn đề tư tưởng, một vấn đề tình cảm, một vấn đề xã hội, một
trong những vấn đề lớn của nước ta. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị những người
được hưởng trợ cấp, những gia đình liệt sỹ, những thương binh, những người
được hưởng quyền lợi tương tự thì được cấp tại nhà, tận tay, định kỳ, đủ số.
Phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ được nhân rộng tại
các địa phương với các hoạt động cụ thể thiết thực.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các chính sách, chế độ đối với
thươg binh, liệt sỹ chưa có điều kiện ban hành ở miền Nam. Mặc dù vậy, các địa
phương, các đơn vị miền Nam đã rất cố gắng giải quyết những vấn đề cấp bách.
Đã có nhiều tấm gương hy sinh cao cả của nhân dân trong việc nuôi giấu, bảo vệ
thương binh và giữ gìn phần mộ liệt sỹ.
2.1.2. Giai đoạn 1976-1986
Đây là giai đoạn đất nước thống nhất, cả nước tiến hành xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Công tác lao động-thương binh và xã hội có bước phát triển vượt
Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII


19


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã

bậc cả về phạm vi, lượng và chất. Giai đoạn này công tác lao động-thương binh
và xã hội do hai Bộ và một cơ quan đảm nhận, gồm: Bộ Lao động, Bộ Thương
binh và Xã hội, Uỷ ban Điều tra tội ác chiến tranh xâm lược.
Sau ngày đất nước thống nhất, công tác quản lý lao động được mở rộng
trong toàn quốc, trong đó tập trung giải quyết các vấn đề lao động ở miền Nam,
động viên lực lượng cả nước tham gia hàn gắn vết thương chiến tranh, từng bước
cải thiện đời sống của người lao động. Trên lĩnh vực lao động xã hội, hậu quả
chiến tranh rất nặng nề. Ở miền Nam, hàng triệu người thất nghiệp, hàng trăm cô
gái mại dâm cần cải tạo và giải quyết việc làm. ở miền Bắc , hầu hết các khu
công nghiệp trọng điểm, hệ thống cầu cống, đường giao thông… bị tàn phá. Vì
vậy, công tác lao động-thương binh và xã hội ở các cấp rất nặng nề. Trước tình
hình đó, ngành lao động đã tập trung tham mưu về chính sách, giải pháp, giải
quyết, sắp xếp việc làm cho người lao động thất nghiệp ở các đô thị miền Nam,
giúp nhiều người chuyển về quê cũ làm ăn; ổn định việc làm, đời sống cho số cán
bộ tập kết từ miền Bắc trở về; sắp xếp việc làm cho bộ đội, thanh niên xung
phong xuất ngũ; động viên lực lượng lao động cả nước tham gia khôi phục cơ sở
hạ tầng.
Thực hiện chủ trương phân bố lại dân cư, nhiều chính sách được ban hành,
như chính sách điều động lao động và dân cư vùng đồng bằng sông Hồng đi khai
hoang và xây dựng các vùng kinh tế mới ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng
bằng sông Cửu Long. Hàng triệu đồng bào đã hăng hái đi khai hoang, xây dựng
các vùng kinh tế mới, khai thác tiềm năng mọi miền đất nước.
Vào đầu những năm 80, chủ trương đưa lao động Việt Nam đi làm việc có
thời hạn ở nước ngoài đã được triển khai mạnh mẽ. Hội đồng Chính phủ ra Nghị
quyết về việc đưa công nhân và cán bộ đi bồi dưỡng nâng cao tay nghề và làm

việc có thời hạn tại các nước xã hội chủ nghĩa. Chủ trương đúng đắn và kịp thời
đã đáp ứng một phần yêu cầu lao động của các nước anh em, giải quyết việc làm
cho một bộ phận thanh niên, đồng thời đào tạo được một đội ngũ lao động có tay
Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII

20


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã

nghề, có việc làm (khoảng 20 vạn người) đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước sau
này.
Một vấn đề rất quan trọng trong thời kỳ này là đã thực hiện các cơ chế,
chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp quốc doanh, ổn định
đời sống của người hưởng lương.
Để thực hiện công tác thương binh xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã
ra chỉ thị xác định yêu cầu và nhiệm vụ của công tác thương binh xã hội ở miền
Nam, tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm là tổ chức công tác xác nhận
thương binh liệt sỹ; thống nhất chính sách, chế độ giữa hai miền; quy tập mộ liệt
sỹ.
Miền Nam do chiến tranh kéo dài hơn 30 năm, nhiều thế hệ cán bộ, chiến
sĩ và nhân dân đã hy sinh xương máu của mình cho nền độc lập, tự do của Tổ
quốc. Để công tác xác nhận đảm bảo chính xác và nhanh chóng, Chính phủ ban
hành Nghị định quy định tiêu chuẩn xác nhận và giải quyết chế độ đối với cán bộ,
chiến sĩ đã bị thương và hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến.
Miền Bắc đã tập trung giải quyết một số vấn đề nổi cộm về chính sách
thương binh liệt sỹ do lịch sử để lại.
Trong những năm 80, khi nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ
lạm phát cao, Nhà nước đã kịp thời điều chỉnh chế độ trợ cấp cho thương binh và
gia đình liệt sỹ nhằm đảm bảo đời sống các đối tượng chính sách. Năm 1985,

cùng với việc cải tiến chế độ tiền lương, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị
định sửa đổi một số chế độ về thương binh, xã hội; thống nhất các chế độ giữa
các thời kỳ.
Để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ phụ trách công tác lao
động-thương binh và xã hội ở các cấp được chú trọng phát triển cả về số lượng và
chất lượng. Ở cấp xã, một số nơi có cán bộ chuyên trách còn lại đa số có cán bộ
kiêm nhiệm công tác lao động-thương binh và xã hội.
Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII

21


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã

2.1.3. Giai đoạn 1987 đến nay
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về đổi mới cơ
chế quản lý, tinh giảm và nâng cao hiệu lực quản lý bộ máy Nhà nước, hợp nhất
Bộ Lao động và Bộ Thương inh và Xã hội thành Bộ Lao động-Thương binh và
Xã hội. Kể từ khi thực hiện hợp nhất hai Bộ cho đến nay, được sự chỉ đạo kịp
thời của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện của các cơ quan chức
năng, tổ chức, bộ máy của Bộ, của ngành ngày càng hoàn thiện, có hệ thống từ
Trung ương đến các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã. Đội ngũ cán
bộ của ngành được kiện toàn, năng lực trình độ có sự chuyển biến rõ nét đáp ứng
các nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao cho.
Ngành lao động-thương binh và xã hội được xác định là ngành kinh tế - xã
hội tích hợp: Bộ, ngành vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vừa tổ chức
các hoạt động sự nghiệp. Từ khi hợp nhất Bộ, ngành tháng 2/1987 đến nay đã 4
lần kiện toàn sắp xếp lại tổ chức bộ máy. Hệ thống tổ chức của Bộ từng bước
được thực hiện. Trước tình hình phát triển của đất nước nhiệm vụ của Bộ, ngành
ngày càng được mở rộng, đồng thời cũng ngày càng phức tạp. Đến nay, ngành

lao động-thương binh và xã hội bao gồm 20 mảng công việc trọng yếu sau:
 Lao động - việc làm
 Dạy nghề
 Tiền lương - tiền công
 Lao động nữ - lao động đặc thù
 Xuất khẩu lao động- chuyên gia
 Bảo hộ lao động, điều kiện lao động, an toàn lao động
 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
 Công trình dự án nhỏ
 Công trình quốc gia giải quyết việc làm
Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII

22


Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội ở cấp xã

 Thương binh, bệnh binh, liệt sĩ, gia đình liệt sỹ, người có công với
cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng
 Nghĩa trang, bia mộ, nhà bia tưởng niệm
 Bảo hiểm xã hội
 Cứu trợ xã hội, cứu trợ đột xuất
 Xoá đói giảm nghèo
 Bảo trợ nạn nhân chiến tranh
 Phòng, chống tệ nạn xã hội
 Chỉnh hình và phục hồi chức năng cho thương binh và người tàn tật
 Thanh tra lao động, giải quyết tranh chấp lao động, trọng tài lao
động
 Bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra lao động
Kế thừa và phát huy những thành tựu đó đạt được trong 40 năm (19451985) xây dựng và phát triển, đến nay ngành lao động-thương binh và xã hội đã

đạt được nhiều thành tựu quan trọng và cơ bản.
2.1.3.1. Những thành tựu
Trong lĩnh vực lao động đã thay đổi cơ bản nhận thức và xác lập phương
thức mới về giải quyết việc làm của toàn xã hội. Cùng với nhịp độ tăng trưởng
kinh tế, kiềm chế lạm phát, hàng năm đã tạo được việc làm tăng thêm cho 1,2-1,3
triệu lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đã giảm từ 9-10% vào những năm
đầu của thập niên 90 xuống còn 5,8-6,8% vào những năm 1996-1998; khoảng
trên dưới 7% vào năm 1999, năm 2000 do tác động của khủng khoảng kinh tế và
thiên tai liên tiếp. Thời gian lao động ở nông thôn đã được sử dụng ngày một
tăng (1996: 60%; 1997: 65%; 1998: 70%; 1999: 72%; 2000: 75%). Lao động qua
đào tạo cũng tăng lên liên tục (1996: 15,2%; 1997: 16,4%; 1998: 17,6%; 1999:
19,1%; 2000: 22%). Việc thực hiện Bộ luật lao động và các cơ chế, chính sách về
Trần Thị Thu Hằng – Cao học khóa VIII

23


×