Tải bản đầy đủ (.doc) (162 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.85 KB, 162 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
ĐÀO ĐẮC NGHĨA
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP TỈNH Ở PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Hà Nội - 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
ĐÀO ĐẮC NGHĨA
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP TỈNH Ở PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Văn Bưu
Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Học viên Đào Đắc Nghĩa - Người thực hiện Luận văn này xin cam đoan:
Bản luận văn với những nội dung, số liệu sử dụng là công trình nghiên cứu,
sưu tầm, xử lý của cá nhân. Ngoài ra những thông tin, số liệu trích dẫn, dẫn
chứng được minh chứng rõ ràng trong Luận văn này, dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS.TS Mai Văn Bưu.
Một lần nữa, tác giả xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Học viên thực hiện Luận văn
Đào Đắc Nghĩa
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc
Học viện Chính trị khu vực I đã tạo điều kiện cho em trong suất quá trình học
tập; Cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn của Thầy cô giáo Khoa Quản lý kinh tế,
Khoa Đào tạo sau Đại học; Cảm ơn lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phú Thọ.


Đặc biệt em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PSG.TS Mai Văn Bưu, đã
giúp em trong quá trình hoàn thành Đề tài Luận văn. Bản thân em đã cố gắng
xong do năng lực, điều kiện còn hạn chế không tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy em rất mong nhận được những ý kiến góp ý của Thầy cô giáo, cơ quan
quản lý để em hoàn thiện hơn./.
Em xin trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH 7
1. 1. CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH 7
1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức cấp tỉnh 7
1.1.2. Đặc điểm cán bộ, công chức cấp tỉnh 12
1.1.3. Cơ cấu cán bộ, công chức cấp tỉnh 24
1.1.4. Vai trò cán bộ, công chức cấp tỉnh 30
1.2. CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH 32
1.2.1. Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh 32
1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh 33
1.3. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH 43
1.3.1. Khái niệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức 43
1.3.2. Vai trò nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh 44
1.3.3. Hoạt động nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh 45
1.3.3.1. Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức cấp tỉnh 45
1.3.3.2. Công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức cấp tỉnh 49
1.3.3.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh 50
1.3.3.4. Công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức cấp tỉnh 52
1.3.3.5. Công tác đãi ngộ cán bộ, công chức cấp tỉnh 55

1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH 55
1.4.1. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường bên trong 55
i
1.4.2. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài 58
1.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH CỦA MỘT SỐ TỈNH 60
1.5.1. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh của tỉnh Thanh Hóa 60
1.5.2. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh của tỉnh Bình Thuận 62
1.5.3. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh của tỉnh Ninh Bình 63
1.5.4. Bài học rút ra cho tỉnh Phú Thọ trong công tác nâng cao chất lượng cán
bộ, công chức cấp tỉnh ở Phú Thọ 65
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH Ở PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN
2006 -2013 70
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH PHÚ
THỌ 70
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 70
2.1.2. Đặc điểm về dân cư 71
2.1.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội 71
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP
TỈNH Ở PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2013 73
2.2.1. Theo tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ 77
2.2.2.

Theo tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp 78
2.2.3. Theo tiêu chí kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao 80
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH Ở PHÚ THỌ 85
2.3.1. Tuyển dụng cán bộ, công chức cấp tỉnh 85

2.3.2. Đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức cấp tỉnh 87
2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh 89
2.3.4. Đánh giá, khen thưởng và kỷ luật cán bộ, công chức cấp tỉnh 92
ii
2.3.5. Đãi ngộ cán bộ, công chức cấp tỉnh 94
2.4. ĐÁNH GIÁ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CẤP TỈNH Ở PHÚ THỌ 95
2.4.1. Đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh 95
2.4.1.1. Điểm mạnh 98
2.4.1.2. Điểm yếu 102
2.4.2. Đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở tỉnh
Phú Thọ 102
2.4.2.1. Điểm mạnh 102
2.4.2.2. Điểm yếu 105
2.4.2.3. Nguyên nhân 106
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH Ở PHÚ THỌ ĐẾN NĂM
2020 110
3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC CẤP TỈNH Ở PHÚ THỌ 110
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP TỈNH Ở PHÚ THỌ 114
3.2.1. Nhóm giải pháp về tuyển dụng 114
3.2.2. Nhóm giải pháp về đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức cấp tỉnh 118
3.2.3. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển cán bộ, công chức cấp tỉnh 121
3.2.4. Nhóm giải pháp về đánh giá, khen thưởng và kỷ luật cán bộ, công chức
cấp tỉnh 126
3.2.5. Nhóm giải pháp về đãi ngộ 127
3.2.6. Nhóm các giải pháp khác 131
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ,

CÔNG CHỨC CẤP TỈNH Ở PHÚ THỌ 139
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 143
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu cán bộ, công chức cấp tỉnh theo trình độ chuyên môn 77
Bảng 2.2: Cơ cấu cán bộ, công chức cấp tỉnh theo trình độ lý luận chính trị.78
Bảng 2.3: Cơ cấu cán bộ, công chức cấp tỉnh theo trình độ ngoại ngữ, tin học
và bồi dưỡng QLNN 79
Bảng 2.4: Tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của công chức cấp tỉnh
của tỉnh Phú Thọ 84
Bảng 2.5: Cơ cấu cán bộ, công chức cấp tỉnh ở tỉnh Phú Thọ theo công tác đề
bạt, bổ nhiệm 88
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Ủy ban nhân dân
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
v
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Hiệu lực của hệ thống chính trị nói chung và bộ máy Nhà nước nói
riêng, xét cho cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả hoạt
động của đội ngũ cán bộ, công chức công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước
và tổ chức Chính trị - Xã hội từ Trung ương đến cơ sở.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh
giá cao vai trò của cán bộ, Người coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc.
Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt
thì việc gì cũng xong”. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi

giành được chính quyền cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã luôn chăm lo
đến công tác cán bộ. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung
ương khoá VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước đã khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại
của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là
khâu then chốt trong xây dựng Đảng”. Nghị quyết chỉ rõ “Đất nước ta đang
bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH. Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề,
khó khăn phức tạp, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ
ngang tầm, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2010 - 2020 cũng đã nêu rõ mục tiêu: “xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”.
Trước yêu cầu, nhiệm vụ của giai đoạn mới, Nhà nước ta đã ban hành
Luật cán bộ, công chức năm 2008 thay thế pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998.
Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán
bộ, công chức cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể cấp tỉnh nói riêng đã có
1
bước phát triển về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công
chức vẫn còn bộc lộ những bất hợp lý về cơ cấu, bất cập về chất lượng trước
yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới.
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía bắc, là mảnh đất cội nguồn của
dân tộc Việt Nam. Trong những năm đổi mới vừa qua, tỉnh Phú Thọ đã có
nhiều thành tựu phát triển trên các lĩnh vực. Tuy vậy, sự phát triển của tỉnh
Phú Thọ chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, còn nhiều tồn tại, yếu
kém mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh nói riêng chưa
đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới.
Mục tiêu xây dựng, phát triển của tỉnh Phú Thọ là khai thác và sử dụng
có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển; xác định 3 khâu đột

phá quan trọng là đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt, đào tạo nguồn nhân lực và
phát triển du lịch để kinh tế phát triển nhanh, bền vững, sớm ra khỏi tỉnh
nghèo, tạo nền tảng đến năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp.
Là một cán bộ, công chức hiện đang làm công tác tại Tổ chức xây dựng
Đảng thuộc Tỉnh uỷ Phú Thọ. Trước những yêu cầu bức thiết của việc nâng
cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh và thực tế địa phương cần phải có
một đội ngũ cán bộ, công chức nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh
vững mạnh, có phẩm chất, năng lực, trình độ, phương pháp, phong cách, kỹ
năng công tác tốt, nhạy bén, năng động, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
thời kỳ mới nên tác giả chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ,
công chức cấp tỉnh ở Phú Thọ” làm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Do tầm quan trọng của vấn đề cán bộ, công chức cho đến nay đã có
nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có
thể đưa ra một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu liên quan đến đề
tài của luận văn này như sau:
2
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết về chiến lược cán bộ
thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước (Nghị quyết Trung ương 3, khóa VII;
Nghị quyết Trung ương 3, 7 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 6, khóa IX,
Nghị quyết Trung ương 9, khóa X);
- Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ, năm 1997), đề tài
cấp Bộ: Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức;
- GS.TS Nguyễn Phú Trọng, PGS.TS Trần Xuân Sầm (2003), đề tài nghiên
cứu khoa học, công nghệ cấp Nhà nước: Luận chứng khoa học cho việc nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước;
- Trần Văn Tuấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ “Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ
máy Nhà nước và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong tình hình hiện
nay”. Tạp chí Cộng sản, Số 22 (142) năm 2007; “Để nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức”. Tạp chí Cộng sản, Số 22 (166) năm 2008;

- Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ “Công tác cán bộ trong
tình hình mới”. Tạp chí Xây dựng Đảng, mục Lý luận - Thực tiễn - Kinh
nghiệm. Địa chỉ ; cập nhật ngày 05 tháng 6
năm 2008;
- “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”
của các tác giả PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm (2000).
- “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương ở Việt
Nam hiện nay” của tác giả PGS.TS Lê Minh Thông và PGS.TS Nguyễn Như
Phát (2002).
- “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở
ở Phú Thọ”, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
của tác giả Nguyễn Thị Hậu (2003).
- “Chất lượng công chức của Uỷ ban nhân dân cấp huyện ở thành phố
Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh của tác giả Trịnh Thị Dung (2008).
3
Các công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu nghiên cứu, tham khảo
có giá trị, mang tính lý luận và thực tiễn cao. Nhưng cho đến nay, chưa có đề
tài luận văn, luận án nào đi sâu nghiên cứu có hệ thống dưới góc độ một công
trình nghiên cứu khoa học về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh,
bao gồm cán bộ, công chức cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước
và các tổ chức Chính trị - Xã hội cấp tỉnh của tỉnh Phú Thọ. Đây là vấn đề cần
được tập trung nghiên cứu một cách cụ thể, thấu đáo nhằm góp phần đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay ở tỉnh Phú Thọ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
3.1. Mục đích
Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh
ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
3.2. Nhiệm vụ

- Xây dựng khung lý thuyết về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
cấp tỉnh
.
- Phân tích thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh
ở tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công
chức cấp tỉnh ở tỉnh Phú Thọ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu. Chất lượng và công tác nâng cao chất lượng cán
bộ, công chức cấp tỉnh ở Phú Thọ.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Chất lượng và các hoạt động nâng cao chất lượng cán bộ
công chức cấp tỉnh ở Phú Thọ.
Về không gian: Nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ.
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2006 - 2013, đề xuất các
giải pháp đến năm 2020.
4
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Khung lý luận nghiên cứu
5.2. Các bước nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu một số nội dung lý thuyết cơ bản về giải pháp
nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở Phú Thọ để xây dựng
khung lý thuyết về giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh
ở Phú Thọ. Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, mô hình hóa.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các số liệu thống kê về giải
pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở Phú Thọ và các dữ
liệu về giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở Phú Thọ.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp thống kê.
Bước 3: Đánh giá thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ,
công chức cấp tỉnh ở Phú Thọ. Đánh giá theo mục tiêu xây dựng đội ngũ và

theo nội dung hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh ở Phú
Thọ. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu theo nội dung giải pháp nâng cao
chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở Phú Thọ. Phân tích những nguyên
nhân cơ bản dẫn đến những điểm yếu trong giải pháp nâng cao chất lượng cán
bộ, công chức cấp tỉnh ở Phú Thọ. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là
phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, so sánh, phương pháp chuyên gia,
phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử…
5
Các yếu tố ảnh
hưởng
- Các yếu tố bên
trong:
- Các yếu tố bên
ngoài:
Nội dung
Tuyển dụng
Đề bạt, bổ nhiệm
Đào tạo, bồi dưỡng
Đánh giá, khen
thưởng, kỷ luật
Đãi ngộ
Mục tiêu
Chất lượng cán bộ,
công chức:
- Phẩm chất chính
trị
- Năng lực công
tác
Bước 4: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nội dung nâng cao chất
lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở Phú Thọ đến năm 2020 trên cơ sở lý luận,

phân tích thực trạng và dự báo về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp
tỉnh ở Phú Thọ. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp dự báo,
phương pháp chuyên gia và phương pháp phân tích hệ thống.
6. Các đóng góp của luận văn.
- Góp phần hoàn thiện khung lý luận về nâng cao chất lượng cán bộ,
công chức cấp tỉnh .
- Phân tích rõ điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân về chất lượng và
hoạt động nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở Phú Thọ.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh
ở Phú Thọ đến năm 2020.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
Luận văn gồm 3 chương.
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh
CHƯƠNG II: Phân tích thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, công
chức cấp tỉnh ở Phú Thọ giai đoạn 2006-2013
CHƯƠNG III: Định hướng và giải pháp nâng cao nâng cao chất lượng
cán bộ, công chức cấp tỉnh ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
6
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP TỈNH
1.1. CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH
1.1.1.Khái niệm cán bộ, công chức cấp tỉnh
*Khái niệm cán bộ:
Cán bộ khái niệm cán bộ thường được dùng ở các nước xã hội chủ
nghĩa. Việc nghiên cứu để làm rõ khái niệm này còn ít hoặc có đề cập tới thì ý
kiến giữa ở Việt Nam, trong cuốn Từ điển bách khoa chưa có từ “cán bộ”.
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1993 thì cán bộ có hai nghĩa: “1.
Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước"; "2.

Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với
người thường, không có chức vụ”. Với nghĩa thứ nhất, cán bộ không chỉ bao
gồm những người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà
nước mà trong cả hệ thống chính trị và cũng chỉ gồm những người có trình độ
được đào tạo. Số không có trình độ được đào tạo gọi là nhân viên. Với nghĩa
thứ hai, người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức trong
hệ thống chính trị là cán bộ. Đây chính là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý,
những người có chức vụ, để phân biệt với người không có chức vụ. Bộ phận
cán bộ này được hình thành thông qua việc bầu cử dân chủ hoặc đề bạt, bổ
nhiệm. Người cán bộ ở nước ta được đặt trong các mối quan hệ xác định; cán
bộ quan hệ với tổ chức và cơ chế, chính sách và cán bộ quan hệ với phong trào
cách mạng của quần chúng.
Trong một thời gian dài, ở nước ta quan niệm cán bộ có hai nghĩa sau:
- Người làm công tác, có nghiệp vụ chuyên môn trong một cơ quan,
một tổ chức của hệ thống chính trị, có trình độ đào tạo từ cao đẳng, đại học
trở lên.
7
- Người làm công tác có chức vụ, phân biệt với người bình thường
không có chức vụ trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống Chính trị.
Sắc lệnh số: 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà Ban hành Quy chế công chức, để phân biệt công chức với cán
bộ. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh nên trong thời gian này người ta
thường dùng khái niệm cán bộ để chỉ những người làm việc trong biên chế
nhà nước mà ít dùng khái niệm công chức.
Nghị định số 169/HĐBT ngày 25/5/1985 và Pháp lệnh cán bộ, công
chức năm 1998 được sửa đổi bổ sung năm 2003 không đưa ra giới hạn để
phân biệt cán bộ với công chức (như đã trình bày ở trên).
Khái niệm cán bộ và khái niệm công chức được quy định cụ thể và
phân biệt, giải thích rõ ràng tại Luật cán bộ, công chức ban hành năm 2008 có
hiệu lực từ 01/01/2010. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê

chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức Chính trị - Xã hội ở Trung
ương, ở Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp
tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp
huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo quy định này cán bộ là:
+ Công dân Việt Nam.
+ Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ.
+ Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Nghị định số: 06/2010/NĐ-
CP, có thể liệt kê những người là cán bộ gồm:
Ở Trung ương: Tổng Bí thư, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn
phòng Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trưởng các Ban
đảng Trung ương, Chủ tịch, Phó chủ tịch các Tổ chức Chính trị - Xã hội, Bộ
8
trưởng và tương đương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao.
Cấp tỉnh: Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND tỉnh,
Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch, Phó chủ tịch các tổ chức Chính trị-
Xã hội.
Cấp huyện: Bí thư, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch, Phó chủ tịch
HĐND huyện, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện. Những nơi thí điểm
không tổ chức HĐND thì Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND là công chức, không
phải là cán bộ (được bổ nhiệm, không phải do bầu cử).
Như vậy, mặc dù khái niệm cán bộ và khái niệm công chức đã được
phân biệt, song sự phân biệt này cũng không thật sự rõ ràng, cụ thể. Thực tế
để trở thành người cán bộ (do được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm), phần lớn
người đó đều phải trải qua thời gian làm công chức, nói đúng hơn là theo khái
niệm cán bộ của Luật cán bộ, công chức thì đa số cán bộ được trưởng thành
từ đội ngũ công chức.

* Khái niệm công chức:
Khái niệm công chức là được dùng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế
giới nhưng được hiểu không giống nhau, thậm chí trong phạm vi một quốc
gia quan niệm về công chức qua các thời kỳ cũng khác nhau. Ở đa số quốc gia
đã thực hiện chế độ công chức thì công chức được hiểu là những công dân
được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở
của Nhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước,
được xếp vào một ngạch và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Như thế
một người để trở thành người công chức cần phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Là công dân của nước đó;
- Được tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển;
- Giữ một công vụ thường xuyên;
9
- Làm việc trong một công sở;
- Lĩnh lương từ ngân sách Nhà nước.
Những người làm việc trong các cơ quan Nhà nước nhưng không đủ
các điều kiện nói trên là viên chức Nhà nước. Ở một số nước, công chức chỉ
giới hạn trong phạm vi hoạt động quản lý Nhà nước. Có những nước, ngoài
những người thực hiện trực tiếp các hoạt động quản lý Nhà nước, công chức
còn được áp dụng cho những người làm trong các cơ quan dịch vụ công ở
Việt Nam, khái niệm công chức lần đầu tiên được nêu ra trong Sắc lệnh số:
76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban
hành Quy chế công chức. Theo quy chế này, công chức được hiểu là những
công dân Việt Nam được chính quyền tuyển để giữ một chức vụ thường
xuyên trong các cơ quan của Chính Phủ, ở trong hay ngoài nước, trừ những
trường hợp riêng biệt do Chính Phủ quy định. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến
tranh nên Quy chế công chức theo sắc lệnh này không được thực hiện đầy đủ
và trong thực tế thời gian này người ta thường dùng khái niệm cán bộ để chỉ
những người làm việc trong biên chế nhà nước nói chung.
Khái niệm công chức được xác định lại theo Nghị định số: 169/HĐBT

ngày 25/5/1985. Nghị định này quy định cán bộ, công chức "là công dân Việt
Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một
công sở của Nhà nước ở trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài
nước đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp".
Ngày 26/02/1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh cán
bộ, công chức và được sửa đổi bổ sung năm 2003. Cán bộ, công chức quy
định tại Pháp lệnh là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, Pháp lệnh không đưa ra giới hạn để phân biệt
thế nào là cán bộ, thế nào là công chức, ai là cán bộ, ai là công chức.
Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh có nhiều văn bản của các cơ quan nhà
nước, trong đó có Nghị định số: 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 và Nghị
10
định số: 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý cán bộ trong các cơ quan Nhà nước.
Qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung, ngày 09/12/2008 Quốc hội ban hành
Luật cán bộ, công chức có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/01/2010 quy định cụ
thể hơn về công chức, phân biệt và giải thích rõ cán bộ và công chức. Là công
dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch chức danh trong cơ
quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước tổ chức Chính trị - Xã hội ở
Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức Chính
trị - Xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế
và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh
đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, những văn bản trước Luật cán bộ, công chức năm 2008
không định nghĩa công chức bằng việc nêu lên những đặc điểm mô tả thế nào

là công chức. Để xác định ai là công chức phải căn cứ vào sự liệt kê các đối
tượng công chức. Luật Cán bộ, công chức đã đưa ra khái niệm mô tả để xác
định cụ thể ai là công chức. Để hướng dẫn thi hành Luật cán bộ, công chức,
ngày 25/01/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số: 06/2010/NĐ-CP quy
định những người là công chức. Theo Nghị định này, căn cứ để xác định công
chức gồm: là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc
được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của
pháp luật, làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, của tổ
11
chức Chính trị - Xã hội, trong Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc
hội, Kiểm toán nhà nước, trong các Cơ quan Bộ và các tổ chức khác do Chính
Phủ, Thủ tướng Chính Phủ thành lập, trong cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp
huyện, trong hệ thống Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, trong cơ
quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, trong bộ máy lãnh
đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.
Công chức được phân loại theo ngạch được bổ nhiệm và theo vị trí
công tác gồm các loại công chức sau:
+ Công chức loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch
chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
+ Công chức loại B gồm những người được bổ nhiệm và ngạch chuyên
viên chính hoặc tương đương.
+ Công chức loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch
chuyên viên hoặc tương đương.
+ Công chức loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự
hoặc tương đương và ngạch nhân viên.
Theo vị trí công tác gồm có: Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
(chỉ huy, điều hành) và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (trực
tiếp thực thi công việc).
1.1.2. Đặc điểm cán bộ, công chức cấp tỉnh

Đặc điểm của cán bộ, công chức thể hiện ở vị trí công việc và chức
năng, nhiệm vụ được giao.
*Công chức Ủy ban nhân dân tỉnh: Theo Nghị định số: 13/NĐ-CP
ngày 04/02/2008 của Chính Phủ đã quy định thống nhất nhiệm vụ của các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh trên toàn quốc để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của UBND cấp tỉnh. Các sở và cơ quan tương đương sở (gọi
chung là sở) là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng
12
quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm
vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND cấp tỉnh và theo quy định của
pháp luật. Các sở chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác
của UBND cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên
môn nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên.
Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định chức năng, nhiệm
vụ của Chủ tịch UBND và Phó chủ tịch UBND cấp tỉnh. Theo Luật cán bộ,
công chức và Nghị định số: 06/2010/NĐ-CP, Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND
tỉnh là cán bộ.
Chủ tịch UBND tỉnh là người lãnh đạo và điều hành công việc của
UBND tỉnh, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình. Cùng với tập thể UBND tỉnh chịu trách nhiệm về hoạt động của
UBND trước HĐND cấp tỉnh và trước cơ quan nhà nước cấp trên.
Phó chủ tịch UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch
UBND tỉnh phân công và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Sở làm việc theo chế độ thủ trưởng, đứng đầu là Giám đốc sở. Giám
đốc sở chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và trước pháp
luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn
do mình phụ trách. Giám đốc sở ban hành Quy chế làm việc của cơ quan và
chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy định đó.
Phó giám đốc sở là người giúp Giám đốc sở chỉ đạo một số mặt công

tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở và trước pháp luật về nhiệm vụ
được phân công. Số lượng Phó giám đốc sở không quá 03 người (thành phố
Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh không quá 04 người).
Những người làm việc trong các cơ quan chuyên môn này, với những
chức trách và thẩm quyền cụ thể để giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng,
13
nhiệm vụ của mình. Vì vậy, căn cứ vào nhiệm vụ của từng cơ quan chuyên
môn mà mình đang làm việc, công chức UBND cấp tỉnh tham mưu, giúp
UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực, cụ thể:
1. Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh: Là cơ quan quyền lực Nhà nước
ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân
dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa
phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định những
chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây
dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an
ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa
phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Hội đồng nhân
dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng
cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát
việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: Có chức năng tham mưu tổng hợp,
giúp UBND tổ chức các hoạt động chung của UBND tỉnh; tham mưu, giúp
Chủ tịch UBND tỉnh và các Phó chủ tịch UBND tỉnh về chỉ đạo điều hành các
hoạt động chung của bộ máy hành chính ở địa phương; bảo đảm cung cấp
thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và
thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện
vật chất kỹ thuật cho hoạt động của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
3. Sở Nội vụ: Tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về nội vụ gồm: tổ chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành
chính sự nghiệp; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành
chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường,
14

×