Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chữa bệnh từ gạo nếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.81 KB, 5 trang )

Chữa bệnh từ gạo nếp

Gạo nếp là loại lương thực quá quen thuộc với mọi người. Vào dịp lễ tết
không nhà nào không dùng gạo nếp: bánh chưng, bánh tét, nấu xôi, nấu chè, làm
các loại bánh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết gạo nếp còn có tác dụng chữa
bệnh như dưới đây.
Những ai không dùng nhiều gạo nếp?
Gạo nếp còn gọi là nọa mễ, đạo mề, giang mễ, nguyên mễ, là nhân của cây
lúa nếp. Thành phần chính gồm có: chất bột 75%, protein 6,7%, chất béo, canxi,
phospho, sắt, vitamin B1, PP, axit fumalic, axit butanedioic, cùng đường
saccarôzơ, mạch nha... 100g gạo nếp cho độ 347 kcal.

Theo y học cổ truyền, gạo nếp có tính ôn, vị ngọt, trung ích khí, ấm tỳ vị,
giải độc, trừ phiền, chữa chứng hay toát mồ hôi, tả, dạ dày, ruột hư hàn, hay đi
tiểu, tiểu về đêm nhiều. Với cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa suy
nhược cơ thể, tiêu chảy do tỳ vị hư nhược, viêm loét dạ dày, tá tràng...
Tuy nhiên do nó có tính ấm nên những người mang thể chất thiên nhiệt
hoặc đàm nhiệt, người đang có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, trướng bụng thì
không nên dùng. Ngoài ra, chất amilopectin - thành phần tạo độ dẻo của cơm nếp
lại gây khó tiêu, vì vậy không nên dùng nhiều gạo nếp cho trẻ nhỏ, người già,
người mới ốm dậy, người tỳ vị quá hư nhược. Nếu muốn ăn quá, thì tốt nhất là nấu
thành cháo.
Những cách vận dụng gạo nếp chữa bệnh
Dân gian hay dùng cơm nếp nóng để chườm chữa tắc tia sữa cho sản phụ;
hoặc lấy cơm nếp nguội giã nhuyễn, trộn với bột thuốc để bó gãy xương và bong
gân; dân gian còn dùng gạo nếp để chữa rối loạn bài tiết mồ hôi, tiểu đường, rối
loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, chứng buồn nôn ở phụ nữ có thai.
* Gạo nếp 30g tán thành bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, chế thêm 30g
mật ong, chia ăn vài lần trong ngày để dùng cho người mắc chứng vị âm hư với
biểu hiện: miệng khát muốn uống nhiều nước, ăn kém, hay nôn và buồn nôn.
Phương thuốc này còn có tác dụng lợi mật, giảm đau, dùng cho các trường hợp có


cơn đau quặn gan do giun chui lên đường mật.
* Mệt mỏi không có sức: Cho gạo vào bao tử heo nướng khô, giã ra làm
viên hoàn để ăn hằng ngày.
* Đi lỵ cấm khẩu: Một bát lúa nếp rang cho nổ trắng, bỏ vỏ trấu, trộn với
nước gừng rồi sao cho thành bột. Mỗi ngày ăn một thìa với nước canh. Ngày dùng
3 lần.
* Viêm dạ dày mãn tính, và loét dạ dày: Gạo nếp cho thêm táo tàu vừa đủ
đun thành cháo loãng mà ăn. Ngày 1 - 2 lần, có thêm ít nho khô vào cháo mà đun
chín để ăn.
* Thiếu máu do thiếu sắt: Gạo nếp 100g, đậu đen 30g, hồng táo 30g, đun
thành cháo. Mỗi ngày ăn 1 - 2 lần.
* Cơ thể suy nhược sau khi ốm dậy: Gạo nếp, hạt sen lượng vừa đủ, đem
đun thành cháo. Mỗi ngày ăn sáng và tối.
* Tiêu hóa kém, hay đi lỏng: Gạo nếp, hạt sen, khoai mài lượng vừa đủ.
Đun thành cháo mà ăn.
* Trẻ con hay nôn trớ sữa: Gạo nếp sao vàng đun nước cho uống.
* Đái tháo đường: Hoa gạo nếp (lúa nếp rang cho nổ trắng ra, bỏ vỏ) vỏ lụa
cây dâu (vỏ trắng) mỗi thứ 100g, sắc uống; hoặc gạo nếp 100g, đậu xanh 50g, nấu
cháo ăn.
* Thở không tốt, ho: Gạo nếp và đường phèn lượng vừa phải, đồ chín lên
ăn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×