Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Tác động của độ mở thương mại và độ mở tài chính đến phát triển tài chính ở một số quốc gia đang phát triển tại khu vực châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.8 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------

NGUYỄN THỊ DUYÊN

TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI
VÀ ĐỘ MỞ TÀI CHÍNH ĐẾN PHÁT TRIỂN
TÀI CHÍNH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐANG
PHÁT TRIỂN TẠI KHU VỰC CHÂU Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------

NGUYỄN THỊ DUYÊN

TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI VÀ
ĐỘ MỞ TÀI CHÍNH ĐẾN PHÁT TRIỂN TÀI
CHÍNH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐANG PHÁT
TRIỂN TẠI KHU VỰC CHÂU Á
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS. TS. TRẦN NGỌC THƠ

Tp.Hồ Chí Minh - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Tác động của độ mở thương mại và độ mở tài
chính đến phát triển tài chính ở một số quốc gia đang phát triển tại khu vực Châu
Á” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung trích
dẫn đều có ghi nguồn gốc và các kết quả được trình bày trong luận văn chưa được công
bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận
nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội Đồng.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2016


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT.................................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.............................................................................................. 2
1.1. Lý do lựa chọn đề tài........................................................................................................................ 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.................................................................................................... 4

1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................................... 4
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể........................................................................................................... 4
1.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................ 4
1.4. Ý nghĩa của đề tài.............................................................................................................................. 5
1.5. Bố cục của Luận văn........................................................................................................................ 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI VÀ ĐỘ MỞ TÀI
CHÍNH TÁC ĐỘNG LÊN PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH Ở CÁC QUỐC GIA..........8
2.1. Cơ sở lý luận khoa học.................................................................................................................... 8
2.1.1 Lý thuyết về phát triển tài chính................................................................................................ 8
2.1.1.1 Định nghĩa phát triển tài chính............................................................................................... 8


2.1.1.2 Các thước đo phát triển tài chính ........................................................................
2.1.2

Lý thuyết về độ mở thương mại ..............................................

2.1.2.1 Định nghĩa về độ mở thương mại .....................................................................
2.1.2.2 Thước đo độ mở thương mại .............................................................................
2.1.3

Lý thuyết về độ mở tài chính ..................................................

2.1.3.1 Định nghĩa về độ mở tài chính ..........................................................................
2.1.3.2 Các thước đo độ mở tài chính ...........................................................................
2.2.
2.2.1

Kết quả các nghiên cứu thực nghiệm .....................................................


Các nghiên cứu thực nghiệm về độ mở thương mại và độ mở

2.2.2
Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của độ mở thươn
chính lên phát triển tài chính .........................................................................................
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................
3.1.

Tình hình phát triển tài chính khu vực Châu Á từ năm 1991- 2015 .......

3.2.

Mô hình thực nghiệm ............................................................................

3.2.1

Mô hình thực nghiệm ..............................................................

3.2.2

Ưu điểm phương pháp nghiên cứu trên dữ liệu bảng .............

3.3.

Dữ liệu và mẫu quan sát ........................................................................

3.3.1

Đo lường phát triển tài chính ..................................................


3.3.2

Đo lường độ mở thương mại và độ mở tài chính ....................

3.3.3

Biến kiểm soát ........................................................................

3.3.4

Nguồn dữ liệu .........................................................................

3.3.5

Sự phù hợp của kích thước mẫu .............................................

3.4.

Phương pháp ước lượng .........................................................................


3.4.1 Kiểm định các trường hợp khuyết tật của mô hình do vi phạm các giả định ......
3.4.2 Phương pháp hồi quy GMM ................................................................................
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ..................................
4.1.

Phân tích thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình ..........................

4.2.


Kiểm định sự tương quan các biến trong mô hình và đa cộng tuyến ....

4.2.1 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến Pearson ...........................
4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình ..............................................................
4.3.

Kiểm định sự lựa chọn mô hình Pooled và mô hình dữ liệu bảng FEM

4.4.

Kiểm định sự lựa chọn mô hình Pooled và mô hình dữ liệu bảng REM

4.5.

Kiểm định sự lựa chọn mô hình FEM và mô hình dữ liệu bảng REM ...

4.6.
Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư trên dữ liệu bảng
(2000) ............................................................................................................................

4.7.
Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư trên dữ liệu bảng – Woo
(2002) và Drukker (2003) .............................................................................................
4.8.

Phân tích kết quả hồi quy .......................................................................

4.9.
Những thành phần khác biệt giữa các quốc gia trong mối quan hệ giữ

thương mại và độ mở tài chính ảnh hưởng đến phát triển tài chính .............................
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ..........................................................................................
5.1.

Kết luận ..................................................................................................

5.2.

Gợi ý chính sách ....................................................................................

5.3.

Hạn chế của đề tài .................................................................................

5.4.

Hướng mở rộng đề tài ...........................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt

Tên gọi đầy đủ

ADB


Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển Châu Á
Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông

ASEAN

Nam Á
Tỷ số tiền gửi ngân hàng cho khoản tín dụng nội địa so với tiền gửi

BANK

ngân hàng cộng tín dụng nội địa của ngân hàng trung ương

enroll

tỷ lệ nhập học tương ứng

FD

Financial Development - Phát triển tài chính

FDI

Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FEM

Fixed effect model - mô hình tác động cố định

FO


Financial Openness - độ mở tài chính

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
Generalized Methods of Moments- Mô hình dữ liệu bảng động tuyến

GMM

tính

gov

Chi tiêu của chính phủ

ILO

International Labour Organization - Tổ chức lao động quốc tế

IMF

International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế

LLY

Tỷ lệ giữa nợ thanh khoản với GDP
Tỷ lệ các khoản tín dụng cho khu vực tư nhân phi tài chính so với tổng

PRIVATE


mức tín dụng nội địa
Tỷ lệ các khoản cho vay đối với khu vực tư nhân phi tài chính so với

PRIVY

GDP

REM

Random effects model - mô hình tác động ngẫu nhiên

rgdp

Tổng sản phẩm quốc nội thực (GDP thực)

TO

Trade Openness - Độ mở thương mại


WB
DEPT
FIR
SAV
PRV

Work Bank - Ngân hàng Thế Giới
Tổng dư nợ trong hệ thống tài chính/ GDP
Tổng số tiền cho vay và tiền gửi trong hệ thống tài chính/GDP


Tổng số tiền tiết kiệm hộ gia đình / GDP
Tín dụng tư nhân / Tổng tín dụng


DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 3.1: Tổng hợp các biến dùng trong mô hình thực nghiệm............................................ 23
Bảng 3.2: Danh sách các nước trong mẫu nghiên cứu............................................................... 26
Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình........................................................... 42
Bảng 4.2: Ma trận tương quan tuyến tính đơn giữa các cặp biến.......................................... 45
Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai đối của
mô hình........................................................................................................................................................ 46
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định lựa chọn Pooled và FEM............................................................ 47
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định lựa chọn Pooled và REM........................................................... 47
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định lựa chọn FEM và REM............................................................... 48
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi của các mô hình........................................ 49
Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra tự tương quan của các mô hình................................................... 50
Bảng 4.9: Kết quả biến phụ thuộc DEPT........................................................................................ 54
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc FIR................................................ 57
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc SAV............................................... 58
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc PRV.............................................. 60
Bảng 4.13: Thành phần khác biệt trong mối quan hệ giữa TO - DEPT..............................62
Bảng 4.14: Thành phần khác biệt trong mối quan hệ giữa TO - DEPT..............................63

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Biểu thị tăng trưởng của khu vực Châu Á từ năm 1995-2015 ...................... 20



1

TÓM TẮT
Trong bài nghiên cứu này, tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để điều tra tác
động của độ mở thương mại và độ mở tài chính đối với các chỉ số khác nhau của phát
triển tài chính. Nghĩa là độ mở thương mại có ảnh hưởng đến sự phát triển tài chính và
độ mở tài chính có tác động lên sự phát triển tài chính hay không? Trên cơ sở thực
nghiệm ở một số quốc gia đang phát triển trong khu vực Châu Á, bài nghiên cứu sử
dụng mô hình ước lượng hồi quy tuyến tính (Linear regression) trên nền tảng các kiểm
định GMM (Generalized Methods of Moments- mô hình dữ liệu bảng động tuyến tính)
được gợi ý từ Arellano và Bond 1991 từ đó sẽ khắc phục được những yếu điểm của mô
hình Pooled, FEM hay REM còn tồn đọng. Nguồn dữ liệu của bài nghiên cứu sẽ sử
dụng một bộ dữ liệu bảng (Panel data) từ 15 quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á
trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2015, với kỳ quan sát tính theo năm. Bài nghiên
cứu rút ra được các phát hiện quan trọng sau đây:
Thứ nhất, khi đánh giá tác động của độ mở thương mại đối với phát triển tài
chính, kết quả cho thấy độ mở thương mại tác động tiêu cực đến kích thước của phát
triển tài chính. Nhưng ngược lại, độ mở thương mại lại tác động tích cực lên hiệu quả
của phát triển tài chính.
Thứ hai, khi đánh giá tác động của độ mở tài chính đối với phát triển tài chính,
kết quả cho thấy độ mở tài chính tác động tiêu cực đến kích thước của phát triển tài
chính.
Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy thực sự có sự tác động của độ mở thương mại và
độ mở tài chính đến phát triển tài chính ở một số quốc gia đang phát triển tại khu vực
Châu Á. Và điều này phù hợp với các nghiên cứu trước, do đó bài nghiên cứu đã góp
phần quan trọng trong việc giải thích các mối liên hệ của độ mở lên phát triển tài chính.
Từ khóa: Độ mở thương mại, độ mở tài chính, phát triển tài chính


2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do lựa chọn đề tài:
Chúng ta đang sống trong thời đại đầy bất ổn và nhiều thay đổi lớn lao. Cũng như bất
cứ nơi nào khác trên thế giới, điều này rất dễ nhận thấy ở khu vực Châu Á–Thái Bình
dương, ngôi nhà của một nửa nhân loại. Chỉ riêng số lượng lựa chọn phát triển trong
khu vực rộng lớn này sẽ có ảnh hưởng tới tương lai của mọi người khắp nơi trên thế
giới. Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương với nền kinh tế năng động và nguồn nhân lực
rộng lớn. Các quốc gia đã và đang cải thiện chất lượng cuộc sống con người, đặc biệt ở
những nơi có cơ cấu dân số với lợi thế nổi trội – cụ thể là có tỷ trọng dân số phụ thuộc
người già và trẻ em thấp và tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao góp phần tạo
động lực cho phát triển. Đặc biệt là các quốc gia đang phát triển ở khu vực Châu Á - là
khu vực có những thành tựu phát triển nổi bật, với tỷ lệ tăng trưởng sản lượng đáng kể
mặc dù có sự gián đoạn bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998, các thành tựu
đó có thể được xem là một phép màu “kinh tế”.
Các quốc gia đang phát triển ở khu vực Châu Á có mức độ phát triển kinh tế khác
nhau, nhưng có một điểm chung là tiềm năng tăng trưởng đều còn rất cao. Khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương tập trung nhiều nền kinh tế lớn về sản xuất và thương mại,
khu vực này đang tìm kiếm mức độ giá trị sâu hơn trong sản xuất và nắm bắt tỷ trọng
lớn hơn về giá trị của nền thương mại toàn cầu. Các quốc gia đang phát triển tại đây là
một trong những khu vực có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất thế giới, là
một khu vực tham gia đáng kể vào dòng chảy thương mại toàn cầu và cũng là khu vực
có sự tăng trưởng vượt bậc về thu nhập bình quân đầu người so với các khu vực còn lại
trên thế giới.
Có thể nói tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia là do nhiều yếu tố tác động, và chúng ta
không thể phủ nhận một thực tế rằng các rào cản trong quá khứ để mở cửa thương


3


mại quốc tế và thiếu sự mở cửa tài chính cũng như phát triển tài chính là một trong
những yếu tố nổi bật khiến cho nền kinh tế của các nước này kém phát triển. Sau khi
thay đổi chính sách, bao gồm mở cửa thương mại, mở cửa tài chính và những nổ lực
hội nhập vào thị trường thế giới, nhiều nước trong khu vực Châu Á đã cho thấy những
sự tiến bộ về kinh tế. Tuy nhiên các thông tin gần đây đều cho thấy triển vọng kinh tế
của khu vực Châu Á đang yếu đi khiến ngân hàng phát triển Á Châu (ADB) chỉ đưa ra
mức dự báo tăng trưởng đối với các nền kinh tế đang phát triển là 5,6% do diễn biến
chính trị phức tạp tại một số quốc gia cũng như nhu cầu nhập khẩu từ ngoài khu vực
giảm. Vậy có hay không sự phát triển của độ mở thương mại quốc tế và độ mở tài
chính sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tài chính cho các quốc gia đang phát triển tại
khu cực Châu Á? Câu hỏi này sẽ được giải quyết bởi bài nghiên cứu thực nghiệm này.

Có ý kiến cho rằng mức độ phát triển tài chính và mức độ mở cửa thương mại quốc tế
là một trong những biến số quan trọng nhất cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế liên quan
chặt chẽ với hiệu suất tăng trưởng của các quốc gia (Beck, 2002, Sachs và Warner,
1995). Các lý thuyết tăng trưởng nội sinh được trình bày bởi Greenwood và Jovanovic
(1990) cũng nhấn mạnh rằng sự phát triển tài chính là một yếu tố quan trọng trong việc
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, mô hình lý thuyết của Blackburn và Hung (1998)
cũng dự đoán cả hai phát triển tài chính và tự do hóa thương mại quốc tế sẽ thúc đẩy
tăng trưởng nền kinh tế.
Như vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là những yếu tố nào sẽ tác động trực tiếp đến sự phát
triển tài chính của một quốc gia ?. Liệu độ mở thương mại có giữ vai trò quan trọng
góp phần thúc đẩy sự phát triển tài chính?. Liệu độ mở tài chính có ảnh hưởng tích cực
đến sự phát triển tài chính hay không?. Để làm rõ hơn về vấn đề này, tác giả đã chọn đề
tài nghiên cứu “Tác động của độ mở thương mại và độ mở tài chính đến phát


4

triển tài chính ở một số quốc gia đang phát triển tại khu vực Châu Á” để làm luận

văn thạc sĩ của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Bài nghiên cứu này nhằm mục tiêu kiểm định xem liệu độ mở thương mại quốc
tế và độ mở tài chính có vai trò trong quá trình phát triển tài chính ở một số quốc gia
đang phát triển khu vực Châu Á hay không, và nếu có tác động thì sẽ tác động như thế
nào và mức độ tác động đối với từng quốc gia đang phát triển trong khu vực Châu Á ra
sao.
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể
Từ đúc kết và tổng hợp các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về các yếu tố
thúc đẩy sự phát triển tài chính và các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về ảnh
hưởng của độ mở thương mại và độ mở tài chính đến phát triển tài chính. Bài nghiên
cứu làm rõ các câu hỏi sau:
Một là, kiểm định độ mở thương mại có ảnh hưởng đến sự phát triển tài chính ở
một số quốc gia đang phát triển tại khu vực Châu Á hay không?
Hai là, kiểm định độ mở tài chính có ảnh hưởng đến sự phát triển tài chính ở
một số quốc gia đang phát triển tại khu vực Châu Á hay không?
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu dùng dữ liệu được thu thập từ năm 1991 đến năm 2015 để tạo ra
bộ dữ liệu bảng (Panel data). Dữ liệu được thu thập và tổng hợp từ bộ dữ liệu về các
chỉ số kinh tế vĩ mô của các tổ chức Ngân hàng Thế Giới (WB-Work Bank) và quỹ tiền
tệ quốc tế ( IMF).


5

Bài nghiên cứu tiến hành kiểm định việc lựa chọn mô hình ước lượng hồi quy.
Trước tiên áp dụng mô hình Pooled, mô hình tác động cố định (Fixed effect model FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effects model - REM) trên nền tảng
kiểm định Hausman (Kiểm định Hausman test dùng để lựa chọn sự phù hợp với dữ liệu
giữa mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM để đo lường

tác động giữa các quan hệ). Sau đó tiếp tục tiến hành phân tích hồi quy dữ liệu bảng
bằng phương pháp khác như GMM để kiểm tra đối chiếu giữa các mô hình. Việc sử
dụng mô hình ước lượng GMM (Generalized method of moments) sẽ khắc phục những
yếu điểm của mô hình Pooled, FEM hay REM còn tồn đọng. Việc tiến hành kiểm định
các mô hình trong bài nghiên cứu và các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu sẽ
được mô tả rõ hơn trong chương 3.
Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 12 để thực hiện định lượng phục vụ
cho việc kiểm định các yếu tố đo lường độ mở thương mại và độ mở tài chính ảnh
hưởng như thế nào đến phát triển tài chính của các quốc gia đang phát triển tại khu vực
Châu Á.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
Đối với sự phát triển tài chính, trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu nhiều
bằng chứng thực nghiệm cho thấy độ mở thương mại và độ mở tài chính thực sự có ảnh
hưởng đến phát triển tài chính. Tuy nhiên, ở các quốc gia đang phát triển tại khu vực
Châu Á hiện nay, vấn đề này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các nhà
nghiên cứu cũng như chính bản thân của các quốc gia. Đề tài đưa ra bằng chứng khách
quan khoa học góp phần giúp ích cho các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia
có thể đưa ra những giải pháp tối ưu cho nền kinh tế trước những biến động kinh tế thế
giới. Ngoài ra kết quả bài nghiên cứu này còn có ý nghĩa quan trọng đối với quản lý rủi
ro, phân bổ ngân sách và tích cực trong việc dự đoán biến động của nền kinh tế một số
quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa.


6

1.5 Bố cục của Luận văn
Nội dung chính của luận văn bao gồm 5 chương, được trình bày cụ thể theo trình tự
sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài.
Trong chương này, tác giả sẽ làm rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,

các vấn đề cần nghiên cứu đồng thời giới thiệu tổng quan về phương pháp nghiên cứu
và ý nghĩa khi thực hiện đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận khoa học và các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về
độ mở thương mại và độ mở tài chính tác động lên phát triển tài chính ở các quốc
gia.
Trong chương này, tác giả sẽ tổng hợp cơ sở lý luận khoa học, những nghiên cứu thực
nghiệm trên thế giới về các yếu tố tác động đến phát triển tài chính của các quốc gia
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Nội dung chính củ a chương này tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, giải
thích các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình, mô tả các đặc điểm của mô
hình thực nghiệm, các giả định đặt ra để kiểm định và nguồn dữ liệu để thực hiện
nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trong chương này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về độ mở thương
mại và độ mở tài chính ảnh hưởng như thế nào đến phát triển tài chính tại 15 quốc gia
đang phát triển khu vực Châu Á. Trên cơ sở đó tác giả lại tiếp tục kiểm định mức độ
ảnh hưởng ra sao, tác động như thế nào; đồng thời thảo luận các kết quả thực nghiệm
nhận được.


7

Chương 5: Kết luận.
Ở chương này, tác giả tổng kết lại các vấn đề nghiên cứu, kết luận lại kết quả thực
nghiệm từ mô hình nghiên cứu, nêu lên những hạn chế của đề tài và hướng mở rộng đề
tài.


8


CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI VÀ ĐỘ
MỞ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG LÊN PHÁT TRIỀN TÀI CHÍNH Ở
CÁC QUỐC GIA
2.1. Cơ sở lý luận khoa học
2.1.1 Lý thuyết về phát triển tài chính
2.1.1.1 Định nghĩa phát triển tài chính:
Phát triển tài chính là một hiện tượng phản ánh việc cung cấp một cấu trúc thượng tầng
tài chính giúp nâng cao cả hoạt động sản xuất và vận hành nền kinh tế một cách trôi
chảy. Phát triển tài chính cung cấp nguồn vốn cần thiết, định giá giá trị kinh tế của các
nguồn lực đang được giao dịch và hỗ trợ tiến trình thực hiện chính sách công. Việc
cung ứng vốn dưới hình thức tín dụng, kiểm soát lãi suất thị trường,… là sự phản ánh
của phát triển tài chính trong một quốc gia nhằm mục đích để đạt được tăng trưởng
kinh tế. (Omotola Awojobi, 2013)
2.1.1.2 Các thước đo phát triển tài chính
Một số cách đo lường phát triển tài chính đã được đề xuất và được sử dụng trong các
nghiên cứu hiện có như: tỷ lệ nợ thanh khoản của hệ thống tài chính so với GDP
(Levine và cộng sự 2000), tỷ lệ tiền gửi so với GDP (Rajan và Zingales, 2003), tỷ lệ tín
dụng khu vực tư nhân so với GDP (Levine và cộng sự 2000) và tỷ lệ vốn hóa thị trường
chứng khoán so với GDP (Rajan và Zingales 2003,…Baltagi và cộng sự 2009). Theo
định nghĩa, các biện pháp này có thể được phân loại thành các phép đo kích thước (ví
dụ: tổng nợ phải trả) và hiệu quả (ví dụ: tín dụng tư nhân) của phát triển tài chính.


9

Phát triển tài chính được thể hiện qua sự phát triển của hệ thống tài chính. Sự phát triển
các thể chế tài chính như ngân hàng, thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, công ty
bảo hiểm và quỹ hưu trí là cần thiết để hỗ trợ đầu tư vốn cố định, tăng khả năng doanh

nghiệp tiếp cận vốn lưu động chi tiêu lương và đầu vào sản xuất, tạo cơ chế dàn trải rủi
ro và đảm bảo rằng nền kinh tế có đủ thanh khoản hoàn thành những giao dịch cần
thiết. Những thể chế này tập hợp vốn từ người tiết kiệm và chuyển sang cho bên vay,
qui trình này gọi là trung gian (tài chính).
Phát triển tài chính theo chiều sâu có nghĩa là tích lũy các tài sản tài chính nhanh
hơn tích lũy các tài sản phi tài chính (Kitchen, 1995). Một hệ thống tài chính phát triển
đầy đủ thường bao gồm nhiều loại tổ chức, công cụ và thị trường tài chính khác nhau
như chúng ta thường thấy tại các nước công nghiệp phát triển ở phương Tây. Tất nhiên,
đây không phải là một hệ thống mang tính chất tĩnh, mà ngược lại, là hệ thống thay đổi
liên tục với sự ra đời của các loại tổ chức và công cụ tài chính mới. Phát triển tài chính
thể hiện qua các chỉ tiêu như sự gia tăng khối lượng tài sản tài chính, lưu lượng di
chuyển vốn, sự phát triển của các tổ chức tài chính, sự vững chắc của cơ sở hạ tầng tài
chính, và tín dụng cho khu vực tư nhân.
Ngoài ra còn có rất nhiều thước đo khác để đo lường mức độ phát triển tài chính
như:
-

Tỷ lệ của tín dụng cho khu vực tư nhân so với tổng tín dụng.

- Độ sâu tài chính [M2(M3)/GDP]: Cho biết quy mô của khu vực trung gian tài chính
so với nền kinh tế.
-

Số lượng vốn hóa của thị trường tài chính.

-

Biên lãi suất (interest margin).

-


Vai trò tương đối của các ngân hàng thương mại so với ngân hàng trung ương.

Chỉ số tự do hóa khu vực tài chính, ngân hàng (Freedom in Banking and
Finance
index) …


10

Trên thực tế các nhà nghiên cứu đã sử dụng các thước đo trên một cách linh hoạt phù
hợp với điều kiện nghiên cứu của mình. Trong nghiên cứu của Goldsmith (1969) đã sử
dụng thước đo mức độ phát triển tài chính là tỷ lệ tài sản của trung gian tài chính so với
GDP, ngụ ý rằng sự phát triển của hệ thống tài chính thì tỷ lệ thuận với sự phân bổ và
chất lượng của các dịch vụ tài chính.
Phát triển từ nghiên cứu của Goldsmith (1969) thì hai nhà kinh tế là King và Levine
(1993) đã đưa ra bốn thước đo phát triển tài chính bao gồm:
LLY: Tỷ lệ giữa nợ thanh khoản với GDP. Nợ thanh khoản là thước đo khái quát cung
tiền (M3) bao gồm tiền mặt, tài khoản ngân hàng và tài khoản ở các tổ chức tài chính
phi ngân hàng. Khi số liệu M3 không có sẵn thì tác giả sử dụng số liệu M2 hẹp hơn
trong đó không tính đến tài khoản tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn, cổ phần trong các quỹ
đầu tư và thương phiếu (nợ doanh nghiệp ngắn hạn), mục đích để đo lường độ sâu tài
chính.
BANK: Tỷ số tiền gửi ngân hàng cho khoản tín dụng nội địa so với tiền gửi ngân hàng
cộng tín dụng nội địa của ngân hàng trung ương. Mục đích để đánh giá tầm quan trọng
vai trò của các tổ chức tài chính.
PRIVATE: Tỷ lệ các khoản tín dụng cho khu vực tư nhân phi tài chính so với tổng mức
tín dụng nội địa, đo lường phạm vi tín dụng được chuyển đến khu vực tư nhân. PRIVY:
Tỷ lệ các khoản cho vay đối với khu vực tư nhân phi tài chính so với GDP, đo lường
mức độ của các dịch vụ tài chính.

Ngoài ra tác giả Jinzhang và cộng sự (2012) cũng dựa trên các thước đo cơ bản để đưa
ra các thước đo mức độ phát triển tài chính ở Trung Quốc như sau:
(1) Credit là tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trong hệ thống tài chính (các tổ chức ngân hàng
và tổ chức tài chính phi ngân hàng) so với GDP, có thể đo độ sâu tổng thể của trung
gian tài chính.
(2) Deposit là tỷ lệ tổng tiền gửi trong hệ thống tài chính so với GDP, có thể đo độ lớn
tổng thể của các trung gian tài chính


11

(3) Savings là tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình gửi vào hệ thống tài chính so với GDP, xem
như là một công cụ quan trọng của phát triển tài chính Trung Quốc trong việc huy động
tiết kiệm hộ gia đình.
(4) Loan over appro là tỷ lệ đầu tư tài sản cố định được tài trợ bởi các khoản vay trong
nước liên quan đến tài trợ bởi ngân sách nhà nước. Đầu tư tài sản cố định từ các nguồn
khác nhau bao gồm cả các khoản vay trong nước, chiếm dụng ngân sách nhà nước, đầu
tư nước ngoài và tự gây quỹ. Trong số các nguồn, các khoản vay được coi là hiệu quả
hơn so với tài trợ ngân sách nhà nước về phân bổ vốn.
(5) Corporate là tỷ lệ tiền gửi doanh nghiệp / Tổng số dư tiền gửi của khách hàng trong
hệ thống tài chính. Đo lường phát triển tài chính của Trung Quốc thông qua việc cung
cấp các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp.
Tóm lại các thước đo mức độ phát triển tài chính rất đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện
của mỗi quốc gia chúng ta có thể lựa chọn các thước đo khác nhau.
2.1.2 Lý thuyết về độ mở thương mại
2.1.2.1 Định nghĩa về độ mở thương mại
Để tính toán mức độ mở cửa thương mại, bài nghiên cứu sử dụng độ mở thương mại
(trade openness) tính bằng tỷ lệ xuất nhập khẩu chia cho GDP để tính toán vai trò và
tầm ảnh hưởng của thương mại tới tổng sản phẩm quốc nội, bên cạnh đó còn xác định
độ mở nhanh hay chậm. Chính vì lẽ đó, trong nghiên cứu của mình tác giả đưa ra khái

niệm về độ mở thương mại theo quan điểm có nội hàm hẹp hơn như sau: Độ mở
thương mại có nghĩa là mức độ mà tại đó các quốc gia hay các nền kinh tế cho phép
kinh doanh hoặc thương mại với các quốc gia hay nền kinh tế khác.
2.1.2.2 Thước đo độ mở thương mại
Có nhiều chỉ tiêu đo lường sự phát triển thương mại quốc tế của một quốc gia. Tuy
nhiên, chỉ tiêu quan trọng và thường được sử dụng nhất là độ mở thương mại của nền


12

kinh tế (Trade Openness). Chỉ tiêu độ mở thương mại được tính bằng cách lấy giá trị
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (Export and Import) của một thời kỳ chia cho giá trị
của tổng sản phẩm trong nước cũng trong thời kỳ đó:
Openness = (Export + Import)/GDP
Nếu căn cứ vào chỉ tiêu định lượng thì một nền kinh tế có tỷ trọng xuất khẩu so với
GDP dưới 5% là độ mở rất thấp. Từ 5% đến 10% là thấp, từ 11% đến 15% là quốc gia
có độ mở trung bình, từ 16% đến 20% là các quốc gia có độ mở khá cao. Từ trên 20%
là nhóm các quốc gia có độ mở cao. (Hoàng Xuân Bình, 2011)
2.1.3 Lý thuyết về độ mở tài chính
2.1.3.1 Định nghĩa về độ mở tài chính
Độ mở tài chính được thể hiện qua sự tự do hóa khu vực tài chính. Tự do hóa khu vực
tài chính đề cập đến việc loại bỏ hoặc nới lỏng các quy định được áp đặt bởi chính phủ
các nước đối với khu vực tài chính trong nước. Tuy nhiên, định nghĩa này có vẻ là quá
hẹp trong việc giải thích các khái niệm về tự do hóa khu vực tài chính.
Kaminsky và Scmukler (2003) đưa ra định nghĩa rộng hơn, theo đó, tự do hóa tài chính
bao gồm việc bãi bỏ quy định của tài khoản vốn đầu tư nước ngoài, khu vực tài chính
trong nước và thị trường chứng khoán. Từ định nghĩa này Kaminsky và Scmukler
(2003) hàm ý rằng tự do hóa tài chính chỉ xảy ra khi có ít nhất hai trong ba khu vực
được tự do hóa hoàn toàn và một phần ba tự do hóa một phần.
Mckinnon và Shaw (1973) xem tự do hóa thị trường tài chính như việc gỡ bỏ các quy

định, kiểm soát của chính phủ trên thị trường tài chính. Điều này hàm ý không chỉ có
khu vực công được tham gia, mà còn có sự góp mặt của khu vực tư nhân và các nhà
đầu tư nước ngoài trên thị trường tài chính, đồng thời các chủ thể tham gia đều được
đối xử bình đẳng trên thị trường.


13

Johnston và Sundarajan (1999) xem tự do hóa tài chính như tập hợp các hoạt động cải
cách và biện pháp chính sách đã được nới lỏng quản lý để chuyển đổi hệ thống tài
chính và cấu trúc hướng đến hệ thống thị trường tự do trong khuôn khổ pháp lý phù
hợp.
(Chandraskhar, 2004) cho rằng tự do hóa tài chính đề cập đến các biện pháp hướng vào
việc giảm kiểm soát về cơ cấu tổ chức, các công cụ và hoạt động của các thành viên
trong từng phân đoạn khác nhau của khu vực tài chính. Những biện pháp này có thể
liên quan đến các quy định nội bộ hay bên ngoài.
Từ các định nghĩa trên, có thể thấy tự do hóa tài chính tập trung vào việc loại bỏ kiểm
soát để hạn chế hoạt động tài chính và cho phép các lực lượng thị trường (tương tác
giữa các lực lượng cung và cầu) tạo nên cơ chế giá dịch vụ tài chính.
Để tính toán mức độ mở cửa tài chính, bài nghiên cứu sử dụng độ mở tài chính
(financial openness) tính bằng tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI so với GDP để tính
toán mức độ đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng sản phẩm quốc nội, bên cạnh đó
còn để xác định độ mở cao hay thấp. Chính vì lẽ đó, trong nghiên cứu của mình tác giả
đưa ra khái niệm về độ mở tài chính theo quan điểm có nội hàm hẹp hơn như sau: Độ
mở tài chính là mức độ kiểm soát các giao dịch được bãi bỏ, tài khoản vốn và tài chính
cho phép các nguồn lực tài chính vào và ra. Các rào cản gia nhập vào thị trường nội địa
của các định chế tài chính nước ngoài cũng được bãi bỏ và các tổ chức này được tự do
tiếp cận các hoạt động thị trường và các dịch vụ tài chính.
2.1.3.2 Các thước đo độ mở tài chính
Các thước đo về độ mở tài chính (FO) thường ít phức tạp hơn độ mở thương mại.

Trong các bài nghiên cứu trước đã có hai thước đo độ mở tài chính được sử dụng. Biện
pháp đo lường thực tế được phát triển bởi Lane và Milesi – Ferretti (2007), và được
định nghĩa là khối lượng các tài sản và các khoản nợ từ nước ngoài của một quốc gia so


14

với GDP. Trong đó, khối lượng các tài sản của các quốc gia được tính bởi danh mục cổ
phiếu nắm giữ, đo lường số cổ phần sở hữu của các công ty và các quỹ tương hỗ, bằng
cách sử dụng ba nguồn chính cho các danh mục tài sản vốn: định giá cổ phiếu, ước tính
về danh mục đầu tư tài sản vốn từ nước ngoài tại Hoa Kỳ và số vốn chủ sở hữu cổ phần
của Hoa Kỳ ở nước ngoài. Bên cạnh đó các khoản nợ từ nước ngoài của một quốc gia
được Lane và Milesi – Ferretti(2007) đo lường bằng chứng khoán nợ cộng với các
khoản vay ngân hàng, các khoản tiền gửi và các công cụ nợ khác.
Biện pháp đo lường chính thống được đề xuất bởi Chinn và Ito (2006) được xây dựng
từ các biến giả để hệ thống hóa các hạn chế về giao dịch tài chính xuyên biên giới.
Chinn và Ito (2006) đã đo lường độ mở tài chính bằng hai bộ chỉ số đó là: chỉ số tự do
hóa tài chính và chỉ số tự do hóa dòng vốn. Trong đó, chỉ số tự do hóa tài chính = (tổng
tài sản nợ quốc gia)/GDP và chỉ số tự do hóa dòng vốn được đo bằng bốn biến giả về
giới hạn giao dịch vốn: bốn biến giả nhị phân (k1, k2, k3, k4) được báo cáo trong báo
cáo thường niên của IMF về thỏa thuận trao đổi và hạn chế giao dịch, k1là biến cho
thấy sự hiện diện của nhiều tỷ giá hối đoái, k2 là biến chỉ ra những hạn chế về giao
dịch tài khoản vãng lai, k3 là biến chỉ ra những hạn chế về giao dịch tài khoản vốn, k4
là biến chỉ ra các yêu cầu hàng đầu về số tiền thu xuất khẩu.
Mỗi biện pháp đo lường về độ mở tài chính đều có những điểm mạnh và điểm yếu của
nó. Với biện pháp đo lường thực tế thì ít nhạy cảm với vấn đề nội sinh hơn là biện pháp
chính thống, còn biện pháp đo lường chính thống lại có căn cứ tốt hơn về mặt lý thuyết
( Baltagi và cộng sự 2009 đã thảo luận toàn diện về vấn đề này).
Vì vậy thật là khó khăn để xác định biện pháp đo lường độ mở tài chính, người ta có
thể sử dụng cả hai biện pháp đo lường trên để phân tích vấn đề độ mở tài chính, nếu

các dữ liệu cho cả hai biện pháp có sẵn. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ áp dụng
biện pháp đo lường thực tế vì sự sẵn có của các dữ liệu. Các biến được xây dựng như:


15

tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI so với GDP ở một số quốc gia đang phát triển tại
khu vực Châu Á.
2.2. Kết quả các nghiên cứu thực nghiệm
2.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về độ mở thương mại và độ mở tài chính
Các lý thuyết kinh tế hiện đại cho rằng toàn cầu hóa hay hội nhập về tài chính sẽ đưa
dòng vốn từ các quốc gia giàu đến các quốc gia nghèo, bởi vì tỷ suất sinh lợi kỳ vọng ở
các quốc gia nghèo thường cao hơn. Các dòng vốn hướng đến các quốc gia nghèo được
kỳ vọng sẽ gia tăng hoạt động đầu tư, tác động đến việc du nhập các kỹ năng quản trị
và ý kiến của chuyên gia về cơ cấu tổ chức, giúp gia tăng sự phát triển của thị trường
tài chính và gia tăng áp lực kỷ luật lên chính sách vĩ mô. Còn mở cửa thương mại là
một kênh quan trọng mà thông qua đó hàng hóa và dịch vụ di chuyển xuyên quốc gia,
giảm chi phí vận chuyển, giúp gia tăng khối lượng trao đổi góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế cho quốc gia.
Về mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính:
Haggard và Maxfield (1993) nhận thấy mở cửa thương mại là điều kiện tiên quyết để
loại bỏ kiểm soát vốn. Theo Aizenman và Noy (2004), độ mở tài chính và độ mở
thương mại có mối quan hệ hai chiều, mặc dù độ mở tài chính có xu hướng dẫn tới mở
cửa thương mại hơn so với các hướng khác. Tornell và cộng sự (2004) giải thích tự do
hóa tài chính thường theo sau là tự do hóa thương mại.
Do và Levchenko (2007) cho rằng phát triển tài chính là nội sinh và được quyết định
bởi nhu cầu tài chính bên ngoài. Tự do hóa thương mại hiệu quả sẽ làm tăng nhu cầu về
tài chính nước ngoài thông qua chuyên môn hóa, đổi mới, chuyển giao công nghệ dẫn
đến phát triển tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của độ mở thương mại và độ mở

tài chính lên phát triển tài chính


16

Hầu hết các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trước đều nêu bật sự quan trọng giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế (Levine 1997, Beck và cộng sự 2000,
Goodhart 2004, Dutor và Grechyna 2015). Các bài nghiên cứu về lĩnh vực này kiểm tra
các nguồn gốc của sự phát triển tài chính dựa trên quan điểm tự do hóa tài chính
(McKinnon 1973), hệ thống pháp luật (Laporta và cộng sự.1998), sở hữu nhà nước
trong các ngân hàng (Andrianova và cộng sự 2008), và sự ổn định chính trị (Girma và
Shortland 2008).
Các bài nghiên cứu về sự phát triển tài chính gần đây tuy không nhiều nhưng họ đều
tập trung dựa trên độ mở. Các tài liệu liên quan đã tập trung chủ yếu vào mối quan hệ
hai biến giữa độ mở thương mại và phát triển tài chính (Beck 2002, Do và Levchenko
2004, Braun và Raddatz 2005, Mishkin 2009), độ mở tài chính và phát triển tài chính
(Levine 2001, Chinn và Ito 2006), độ mở tài chính và độ mở thương mại (Aizenman và
Noy 2009). Các nghiên cứu này đã tìm ra được xu hướng tích cực giữa độ mở và phát
triển tài chính, và mối quan hệ giữa độ mở thương mại và độ mở tài chính của các nền
kinh tế phát triển và đang phát triển.
Dong-Hyeon Kim và cộng sự (2010) đã nghiên cứu thực nghiệm về tác động của độ
mở thương mại đến phát triển tài chính, bài nghiên cứu đã được xem xét trải rộng trên
88 quốc gia từ năm 1960 đến năm 2005 và kết quả đã cho thấy có một mối quan hệ tích
cực giữa độ mở thương mại và phát triển tài chính trong dài hạn, tuy nhiên cũng cùng
tồn tại mối quan hệ tiêu cực trong ngắn hạn giữa độ mở thương mại và phát triển tài
chính.
Tuy nhiên Rajan và Zingales (2003) đã phát hiện rằng nếu dựa trên xem xét của các
mối quan hệ hai biến có thể sẽ là không đầy đủ và thậm chí gây nhiểu nhầm. Rajan và
Zingales đã đề nghị một mối quan hệ ba biến quan trọng giữa độ mở thương mại, độ
mở tài chính và phát triển tài chính. Đặc biệt họ thiết lập nếu mở cửa thương mại mà

không có độ mở chính là không dẫn đến sự phát triển tài chính, và bài nghiên cứu của


×