Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Mối quan hệ của sự đa dạng trong hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.37 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



-----

-----

ĐINH VŨ THỤY VY

MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ ĐA DẠNG TRONG HỘI
ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



-----

-----

ĐINH VŨ THỤY VY


MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ ĐA DẠNG TRONG HỘI
ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ THÙY LINH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN

Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng học viên với
sự hướng dẫn và giúp đỡ của TS. Nguyễn Thị Thùy Linh.
Những số liệu thống kê lấy từ nguồn đáng tin cậy. Nội dung và kết quả nghiên
cứu của luận văn này chưa công bố trên bất cứ công trình nghiên cứu nào.

TP.HCM, ngày 26 tháng 10 năm 2016
Tác giả

Đinh Vũ Thụy Vy


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC ĐỒ THỊ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................................... 1
1.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................... 2
1.4. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................................. 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 3
1.6. Kết quả mong đợi..................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ SỰ ĐA DẠNG HỘI
ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG....................4
2.1. Cơ sở lý thuyết về tác động của đa dạng giới tính trong Hội đồng quản trị lên
hiệu quả hoạt động của Ngân hàng............................................................................................ 4
2.2. Cơ sở lý thuyết về tác động của đa dạng quốc tịch trong Hội đồng quản trị lên
hiệu quả hoạt động của Ngân hàng......................................................................................... 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................................................ 20
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................... 21
3.1. Mô tả số liệu thống kê của mẫu nghiên cứu................................................................ 21
3.2. Chỉ định mô hình và các biến........................................................................................... 22
3.2.1. Đo lường hiệu quả hoạt động của Ngân hàng bằng phương pháp biên
ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis)....................................................................... 22
3.2.1.1. Khái niệm................................................................................................................. 23
3.2.1.2. Mô hình..................................................................................................................... 24


3.2.1.3. Ứng dụng SFA để đo lường hiệu quả hoạt động Ngân hàng................25
3.2.2. Mô hình định lượng...................................................................................................... 26

3.2.3. Mô hình hồi quy bằng phương pháp Difference Generalized Method of
Moments (DGMM).................................................................................................................... 27
3.2.3.1. Các biến trong mô hình hồi quy....................................................................... 27
3.2.3.2. Mô hình Difference Generalized Method of Moments (DGMM)........31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................................................ 34
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐA
DẠNG HOÁ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
NHTM VIỆT NAM............................................................................................................................ 35
4.1. Thực trạng đa dạng hoá Hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt của các NHTM
Việt Nam........................................................................................................................................... 35
4.1.1. Đa dạng giới tính trong Hội đồng quản trị......................................................... 35
4.1.2. Đa dạng quốc tịch trong Hội đồng quản trị........................................................ 40
4.1.3. Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam.......................... 45
4.2. Kết quả kiểm định cho Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.............................. 52
4.2.1. Kết quả hàm hiệu quả chi phí và hiệu quả lợi nhuận sử dụng Phương pháp
biên ngẫu nhiên SFA................................................................................................................. 52
4.2.2. Kết quả hồi quy hiệu quả hoạt động ngân hàng theo đa dạng hoá HĐQT 54

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................................................ 61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN............................................................................................................... 62
5.1. Vấn đề giới tính...................................................................................................................... 62
5.2. Vấn đề quốc tịch.................................................................................................................... 63
5.3. Thảo luận thêm....................................................................................................................... 64
KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 48
PHỤ LỤC 1........................................................................................................................................... 57
PHỤ LỤC 2........................................................................................................................................... 59
PHỤ LỤC 3........................................................................................................................................... 67



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Activity Board
BankSize
BoardSize
DGMM
Duality
FOREIGNERS
HĐQT
Indep
Loans
NHTM
SFA
TNHH
WOMEN


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tóm tắt lý thuyết các nghiên cứu liên quan đến đa dạng giới tính và hiệu
quả hoạt động.......................................................................................................................................... 9
Bảng 2.2: Tóm tắt lý thuyết các nghiên cứu liên quan đến đa dạng quốc tịch và hiệu
quả hoạt động....................................................................................................................................... 17
Bảng 3.1: Mẫu của bài nghiên cứu phân phối theo năm..........................................22
Bảng 3.2: Mô tả các biến......................................................................................... 30
Bảng 3.3: Mô tả thống kê cho một số biến............................................................... 31
Bảng 4.1: Số lượng nữ trong HĐQT của 30 Ngân hàng tác giả xem xét trong giai
đoạn 2006-2015(người)........................................................................................... 36
Bảng 4.2: Thành viên nữ trong HĐQT là thành viên Ban quản lý hoặc thành viên
độc lập của các Ngân hàng tác giả xem xét trong giai đoạn 2006-2015(người).......38

Bảng 4.3: Số lượng thành viên nước ngoài trong HĐQT của 30 Ngân hàng tác giả
xem xét trong giai đoạn 2006-2015 (người)............................................................. 42
Bảng 4.4: Thành viên nước ngoài trong HĐQT là thành viên Ban quản lý hoặc
thành viên độc lập của các Ngân hàng tác giả xem xét trong giai đoạn 2006-2015
(người)..................................................................................................................... 44
Bảng 4.5: Tỷ lệ nợ xấu/Tổng tài sản của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam
giai đoạn 2007-2014 (tỷ VND)................................................................................ 48
Bảng 4.6: ROE trung bình ngành và nhóm Ngân hàng đại diện (%)........................51
Bảng 4.7: Mô hình đo lường hiệu quả chi phí và hiệu quả lợi nhuận của Ngân hàng
sử dụng Phương pháp biên ngẫu nhiên.................................................................... 52
Bảng 4.8 : Tương quan giữa các biến trong toàn mẫu.............................................. 55
Bảng 4.9: Mô hình hồi quy hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả chi phí của Ngân hàng
theo sự đa dạng hoá HĐQT...................................................................................... 57


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1: Tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT các NHTM giai đoạn 2008-2013(%). 35

Đồ thị 4.2: Tỷ lệ Ngân hàng thương mại không có thành viên nữ trong HĐQT giai
đoạn 2006-2015(%)................................................................................................. 40
Đồ thị 4.3: Tỷ lệ thành viên HĐQT mang quốc tịch nước ngoài trong các NHTM
Việt Nam giai đoạn 2008-2013(%).......................................................................... 41
Đồ thị 4.4: Tỷ lệ Ngân hàng thương mại không có thành viên mang quốc tịch nước
ngoài trong HĐQT giai đoạn 2006-1015(%)............................................................ 45
Đồ thị 4.5: Dư nợ tín dụng, tổng tiền gửi, tài sản thanh khoản và các tài sản khác
của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2013 (tỷ VND)......46
Đồ thị 4.6: Tín dụng/GDP và tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống Ngân hàng
thương mại Việt Nam giai đoạn 2001-2014 (tỷ VND)............................................. 47
Đồ thị 4.7: Tổng chi phí và lợi nhuận của các Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng

thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2013 (tỷ VND)............................................. 49
Đồ thị 4.8: Tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành và tăng trưởng GDP (%)..............50


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, các công ty cổ phần đa quốc gia xuất hiện
tại Việt Nam ngày càng nhiều, vấn đề đa dạng quốc tịch trong hội đồng quản trị
được chú trọng hơn. Điều này lý giải cho việc xuất hiện những cá nhân với quốc
tịch khác nhau trong hội đồng quản trị của những công ty này với mục đích tăng
hiệu quả hoạt động công ty. Thực tế thấy rõ, số lượng người mang quốc tịch nước
ngoài trong Hội đồng quản trị cũng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, đặc
biệt ở các Ngân hàng lớn như Vietinbank, Vietcombank, ACB là các Ngân hàng
được góp vốn bởi các tổ chức nước ngoài.
Bên cạnh đó, trong thời đại ngày nay, phái nữ đã tự khẳng định bản thân qua hiệu
quả công việc, vì thế vai trò của phái nữ được xem trọng. Các quốc gia cũng chú ý
đến vấn đề giới tính, luật pháp các nước bắt buộc có tối thiểu một tỉ lệ nữ nhất định
trong hội đồng quản trị. Do đó, sự đa dạng trong hội đồng quản trị càng thể hiện rõ
nét. Các ngân hàng ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng của thế giới.Trong
báo cáo thường niên của Ngân hàng, số lượng nữ trong hội đồng quản trị chiếm tỷ lệ
tương đối cao, khoảng 14% đến 18% vào giai đoạn 2006-2015 với mẫu nghiên cứu
gồm 30 Ngân hàng mà tác giả xem xét.
Trên thế giới, vần đề đa dạng giới tính và quốc tịch được quan tâm nghiên cứu
(Emma García-Meca et al., 2014). Ở Việt Nam, mặc dù có một số bài nghiên cứu
xem xét đa dạng giới tính là một trong các yếu tố của quản trị doanh nghiệp ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động nhưng không tâp trung nghiên cứu riêng về tính đa
dạng trong Hội đồng quản trị và chưa đi sâu vào một lĩnh vực cụ thể (Duc Vo and
Thuy Phan, 2014). Vì thế, tác giả đã tiến hành xem xét mối quan hệ của sự đa dạng

trong hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động ở lĩnh vực Ngân hàng. Khác với các
bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa đa dạng Hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt
động trên thế giới, bài nghiên cứu này đo lường hiệu quả hoạt động bằng phương
pháp phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis), không giống với việc


2

đo lường hiệu quả hoạt động của Ngân hàng vẫn thường thấy qua ROA, ROE,
Tobin Q.
Trước thực trạng và lý thuyết vừa đề cập, vấn đề đặt ra ở đây là: Với sự gia tăng
số lượng thành viên nữ và người mang quốc tịch nước ngoài (đa dạng hoá trong hội
đồng quản trị) có làm tăng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng hay không? Yếu tố
nào trong hai yếu tố trên có tác động đáng kể lên hiệu quả hoạt động ngân hàng?
Vì lẽ đó, tác giả chọn đề tài: “Mối quan hệ của sự đa dạng trong hội đồng quản trị
và hiệu quả hoạt động trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam” để giải thích cho
vấn đề trên.
1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tìm kiếm, thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính theo năm, báo cáo
thường niên, nghị quyết Đại hội cổ đông của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong
khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2015. Số liệu tập trung vào Bảng cân đối kế
toán, Kết quả hoạt động kinh doanh, cơ cấu hội đồng quản trị, số liệu các cuộc họp
hội đồng cổ đông của 30 ngân hàng thương mại Việt Nam (Phụ lục 1). Tác giả đưa
ra phạm vi nghiên cứu trên bởi vì nguồn số liệu của thời kì này có tính đồng bộ, đầy
đủ và có độ tin cậy cao.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của bài nghiên cứu tìm hiểu tác động của sự đa dạng trong hội đồng
quản trị (thông qua hai nhân tố là tỷ lệ thành viên mang quốc tịch nước ngoài đại
diện cho đa dạng hoá quốc tịch và tỷ lệ thành viên nữ đại diện đa dạng hoá giới
tính) lên hiệu quả hoạt động Ngân hàng.

1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Có hay không mối quan hệ giữa sự đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị và
hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại?


3

Có hay không mối quan hệ giữa sự đa dạng quốc tịch trong hội đồng quản trị và
hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại?
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ thực hiện hai bước:
Đầu tiên, tác giả đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua phương
pháp phân tích biên ngẫu nhiên-Stochastic Frontier Analysis (SFA).
Kế tiếp sẽ thực hiện hồi quy mô hình bằng phương pháp Difference Generalized
Method of Moments (khắc phục hiện tượng nội sinh, phương sai thay đổi, tự tương
quan trong mô hình) để thấy rõ có hay không tác động của sự đa dạng hội đồng
quản trị lên hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.6. Kết quả mong đợi
Về lý thuyết: Kiểm định được hiệu quả hoạt động Ngân hàng thương mại theo sự
đa dạng trong hội đồng quản trị (thông qua hai nhân tố là đa dạng hoá giới tính và
đa dạng hoá quốc tịch). Trong đó, hiệu quả hoạt động được xác định thông qua
phương pháp Stochastic Frontier Analysis (SFA).
Về thực nghiệm: thông qua kết quả mô hình kiểm định biết được rõ ràng mối
quan hệ cùng chiều hoặc nghịch chiều của đa dạng hoá giới tính, đa dạng hoá quốc
tịch trong HĐQT và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Việt Nam. Dựa theo kết quả
nghiên cứu đề xuất những kiến nghị thích hợp cho các ngân hàng trong hệ thống
Ngân hàng thương mại Việt Nam để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.


4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ SỰ ĐA DẠNG HỘI
ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

Theo cách lý giải thông thường, đa dạng hoá nghĩa là nhiều người mang những
đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, không có định nghĩa thống nhất về đa dạng hoá. Sự
đa dạng trong Hội đồng quản trị có thể cấu thành từ nhiều nhân tố khác nhau. Theo
truyền thống, chúng ta có thể xem xét các yếu tố như tuổi tác, giới tính, quốc tịch,
trình độ học vấn và chuyên môn của các thành viên tạo nên sự đa dạng trong Hội
đồng quản trị. Một số nghiên cứu cũng đề cập các yếu tố khác của sự đa dạng như
kinh nghiệm sống và thái độ, tính cách cá nhân. Mục đích đa dạng hoá Hội đồng
quản trị là mở rộng các đặc điểm và tính cách các thành viên trong Hội đồng quản
trị. Trong thực tế, để tối đa hoá giá trị của mình, doanh nghiệp nên lựa chọn cấu trúc
HĐQT phù hợp và có những đề xuất đúng đắn về đa dạng nhân học.


các nước trên thế giới như Mỹ, vấn đề dân tộc ngày càng được chú ý và tại

châu Âu, sự đa dạng quốc tịch trong Hội đồng quản trị có chiều hướng tăng lên
(Oxelheim and Randøy, 2003; Ruigrok et al.,2007). Thực tế tại Việt Nam, trong Hội
đồng quản trị các Ngân hàng thương mại, tỉ lệ nữ khá cao so với các nước trên thề
giới và tỉ lệ thành viên mang quốc tịch nước ngoài tăng lên đáng kể chỉ trong vòng
vài năm. Điều này thúc đầy tác giả nghiên cứu sự đa dạng thông qua hai nhân tố
chính là giới tính và quốc tịch (Emma García-Meca et al., 2014). Vì vậy, trong
chương 2 này, tác giả sẽ đưa ra cơ sở lý thuyết về tác động của đa dạng hoá giới tính
và đa dạng hoá quốc tịch trong Hội đồng quản trị lên hiệu quả hoạt động của Ngân
hàng.
2.1. Cơ sở lý thuyết về tác động của đa dạng giới tính trong Hội đồng quản trị
lên hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Theo lý thuyết về phong cách lãnh đạo giữa nam và nữ, tồn tại sự khác biệt ảnh

hưởng đến quản trị doanh nghiệp, nữ giới mang phong cách lãnh đạo tốt hơn so với
nam giới. Sự khác nhau trong các phong cách ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản trị
công ty, tạo ra những đặc trưng riêng biệt trong môi trường hoạt động của công ty


5

đó. Rất nhiều nghiên cứu đánh giá sự khác nhau giữa phong cách lãnh đạo giữa nam
và nữ trong độ tuổi từ 50 trở lên và nhận thấy rằng có sự khác nhau trong phong
cách lãnh đạo giữa hai nhóm này. Tuy nhiên, sự khác nhau này rất nhỏ, không thấy
rõ do sự phân công công việc chồng chéo giữa các lãnh đạo nam và nữ (Eagly,
2013). Những nhà nghiên cứu đặc biệt phân tích và trình bày một phong cách quản
trị khá hiệu quả là phong cách quản trị chuyển đổi (transformational style of
leadership) để có thể hiểu rõ mối quan hệ của các dạng hành vi (Avolio, 2010). Theo
đó, các nhà quản trị theo phong cách quản trị chuyển đổi thành công trong việc áp
dụng mô hình này để tạo cảm hứng, ươm mầm cho các mối quan hệ, cải thiện
những kỹ năng của nhân viên và thúc đẩy quá trình tư duy nhằm mục đích cải tiến
công việc. Những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nữ quản lý thường áp dụng phong
cách quản trị này nhiều hơn nam quản lý. Với những phong cách quản trị khác như
trường phái chuyển giao (transactional leadership) cũng được áp dụng bởi các nữ
quản lý để thúc đẩy các thành viên hoạt động tích cực và đưa ra phần thưởng thích
hợp dựa trên công sức bỏ ra. Một sự khác nhau nữa là nữ quản lý thường áp dụng
phong cách lãnh đạo dân chủ hơn nam quản lý (Merchant, 2012). Nam quản lý
thường áp dụng phong cách quản trị từ trên xuống dưới, mang tính chất chỉ huy và
kiểm soát, thường nghiêm khắc và hay đe doạ để đạt được hiệu quả. Mặc dù nữ
quản lý tương tác với cá nhân khác kém hơn so với nam quản lý nhưng vai trò của
nam giới có xu hướng giảm trong những năm gần đây, điều này được thể hiện qua
việc tăng cường sự hiện diện của phái nữ trong quản trị công ty (Eagly, 2013). Mở
rộng phân tích khác cho thấy rằng phụ nữ có thể kết hợp cả hành vi quản trị giữa
nam và nữ một cách tốt hơn (Eagly, 2013).

Thành viên nữ trong Hội đồng quản trị là một yếu tố của quản trị doanh nghiệp
ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Các thành viên nữ trong Hội đồng
quản trị phản ánh sự đa dạng trong hội đồng quản trị (Dutta and Bose, 2006). Ngoài
ra, có ba lý do khác nhau cho thấy tầm quan trọng của phụ nữ trong Hội đồng quản
trị. Thứ nhất, các thành viên nữ trong hội đồng quản trị thường có sự hiểu biết về
một thị trường nhiều hơn so với các thành viên nam. Như vậy, sự hiểu biết này sẽ


6

nâng cao chất lượng các quyết định của hội đồng quản trị. Thứ hai, các thành viên
nữ trong Hội đồng quản trị giúp nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong nhận thức
của cộng đồng và điều này sẽ góp phần tích cực vào hoạt động của doanh nghiệp
Thứ ba, các thành viên Hội đồng quản trị khác sẽ tăng cường sự hiểu biết về môi
trường kinh doanh khi nữ thành viên Hội đồng quản trị được bổ nhiệm. Hơn nữa, sự
xuất hiện của các nữ thành viên trong Hội đồng quản trị sẽ tạo điều kiện tích cực
giúpnhân viên nữ thăng tiến trong công việc. Do đó, hiệu quả hoạt động của một
công ty được cải thiện trực tiếp và gián tiếp khi xuất hiện các nữ thành viên Hội
đồng quản trị (Smith et al., 2006). Một số nghiên cứu trước cũng ủng hộ quan điểm
các nhà nữ quản lý có những kỹ năng pháp lý, nguồn nhân lực, giao tiếp và quan hệ
công chúng hơn kỹ năng về hoạt động và marketing, trái ngược hoàn toàn với nam
giới (Zelechowski and Bilimoria, 2004). Các nghiên cứu cũng mang đến ý kiến về
“giá trị của sự đa dạng”, cụ thể phụ nữ trong hội đồng quản trị sẽ đưa ra cái nhìn
nhiều chiều hơn trong ban lãnh đạo, giúp đỡ tốt hơn cho các cổ đông và nâng cao
chất lượng các cuộc thảo luận của ban lãnh đạo (Letendre, 2004) và minh bạch hơn
(Upadhyay and Zeng, 2014). Do hiện tượng “rào chắn vô hình” (quan niệm về giới
tính), phụ nữ thường phải cố gắng nhiều để chứng minh năng lực của mình để đạt
được vị trí trong hội đồng quản trị, ngụ ý rằng phụ nữ phải có khả năng và siêng
năng hơn trong vai trò lãnh đạo (Eagly and Carli, 2003). Qua đó phản ánh, tỷ lệ nữ
trong hội đồng quản trị ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của chính hội

đồng quản trị và thông qua đó tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tại một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng, trong các công ty tài chính nhỏ,
giám đốc nữ giúp tiết kiệm chi phí điều hành nhiều hơn (Chakrabarty và Bass,
2014) và cải thiện hiệu quả tài chính (Strømetal.,2014). Cũng nghiên cứu vấn đề này
tại các công ty Trung Quốc thấy rằng hiệu quả hoạt động của công ty có mối quan
hệ tích cực với sự đa dạng trong giới tính (Liu et al., 2014). Sự đa dạng trong hội
đồng quản trị liên quan đến việc giới tính ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt
động của ngân hàng cũng được quan tâm nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Emma
García-Meca et al. (2014) sử dụng dữ liệu của 159 ngân hàng ở 9 quốc gia


7

để cho thấy sự đa dạng trong hội đồng quản trị ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của ngân hàng (đo lường thông qua Tobin’s Q và ROA). Ở đây, sự đa dạng giới tính
trong hội đồng quản trị ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
Theo tác giả, các thành viên nữ sẽ cải thiện quản trị Ngân hàng và do đó làm tăng
lợi nhuận ngân hàng. Ảnh hưởng của giám đốc nữ cũng được kiểm tra thực nghiệm
trong rất nhiều nghiên cứu (e.g. Farrell and Hersch, 2005; Ahern and Dittmar, 2012;
Matsa and Miller, 2013; Goergen and Renneboog, 2014). Trong các nghiên cứu
chuyên sâu, Terjesen et al.(2009) xác nhận trong 400 tài liệu về chủ đề này nêu ra
rằng ảnh hưởng trực tiếp của phụ nữ lên hiệu quả hoạt động không xác định. Mặc
dù các nghiên cứu này mâu thuẫn, ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của giám đốc nữ
vẫn chưa được xác định, nhưng hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng sự đa dạng giới
tính có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả hoạt động ngân hàng. Chẳng hạn, Carter và
cộng sự (2003) tại US, Campbell và Mínguez-Vera (2008) tại Tây Ban Nha,
Hutchinson và cộng sự (2014) tại Australia đã nhấn mạnh mối quan hệ tích cực giữa
thành viên nữ với hiệu quả hoạt động, với hiệu quả được đo lường bằng Tobin’s
Q.Theo đó, các nghiên cứu đều đo lường hiệu quả hoạt động thông qua các chỉ số
quen thuộc như ROA, ROE và Tobin’s Q.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khác đã tìm ra được mối quan hệ tiêu cực và không có
hiệu lực giữa tỉ lệ phụ nữ trong hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động. Chẳng hạn,
có mối quan hệ nghịch biến giữa đa dạng trong giới tính và lợi nhuận gộp với mẫu
được lấy từ các công ty Đan Mạch, nhưng không có ý nghĩa thống kê trong mối
quan hệ giữa đa dạng trong giới tính và các biện pháp kế toán đo lường hiệu quả
hoạt động tài chính (Smith et al., 2006). Gần đây, Phatan và Faff (2013) cho thấy
rằng sự đa dạng giới tính cải thiện hiệu quả hoạt động ngân hàng trước khi ban hành
đạo luật Sarbanes-Oxley (1997-2002). Tuy nhiên, ảnh hưởng tích cực của giới tính
đã suy giảm trong giai đoạn sau khi ban hành đạo luật Sarbanes-Oxley (2003-2006)
và trong giai đoạn khủng hoảng (2007-2011).


8

Mặc dù vấn đề đa dạng hoá giới tính thể hiện cụ thể qua tỷ lệ thành viên nữ trong
HĐQT và hiệu quả hoạt động có những nghiên cứu theo chiều hướng tích cực, cũng
có nghiên cứu theo chiều hướng tiêu cực về mối quan hệ hai yếu tố này. Tuy nhiên,
theo các nghiên cứu tác giả đề cập ở phần trên nữ giới có phong cách lãnh đạo tích
cực. Không những vậy, sự xuất hiện của nữ trong Hội đồng quản trị cũng mang đến
cái nhìn nhiều chiều hơn trong việc ra quyết định và mang đến sự tin cậy cho các cổ
đông, khách hàng và nhà đầu tư. Đây là nguyên nhân khiến tác giả ủng hộ giả thuyết
đầu tiên:
H1: Tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng quản trị tác động cùng chiều đến hiệu
quả hoạt động Ngân hàng.


9
Bảng 2.1: Tóm tắt lý thuyết các nghiên cứu liên quan đến đa dạng giới tính và hiệu quả hoạt động.
Chủ đề


Tên bài nghiên cứu

Giới tính và công việc (Eagly, 2013).

Sự khác nhau
trong phong cách
lãnh đạo giữa
nam và nữ

Hệ thống sự phát triển về khả năng
lãnh đạo (Avolio, 2010).

Nam và nữ khác nhau như thế nào: S
khác nhau về giới tính trong phong

cách giao tiếp, chiến thuật gây ảnh
hưởng và phong cách lãnh đạo
(Merchant, 2012).


10
Nữ quản lý liệu có ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của công ty? Tầm quan trọng của thành viên nữ trong HĐQT. (Smith
et al, 2006)
Những động lực của Ban điều hành
(Letendre, 2004).
Thành viên nữ
trong Hội đồng
quản trị ảnh
hưởng tích cực

đến hiệu quả
hoạt động.

Đa dạng giới tính và quốc tịch trong

HĐQT và thông tin môi trường doanh

Mang đến ý kiến về “giá trị của sự đa dạng” của thành viên nữ
trong HĐQT.

nghiệp (Upadhyay và Zeng, 2014).
Lợi thế trong phong cách lãnh đạo
của nữ giới: giá trị của bằng chứng
thực nghiệm (Eagly và Carli, 2003).

Phụ nữ thường có khả năng và siêng năng hơn nam giới trong
vai trò lãnh đạo.

Quản trị doanh nghiệp trong các công
ty tài chính nhỏ: Cấu trúc HĐQT và
khả năng đối mặt với những “lỗ

hổng” chính sách (Chakrabarty và
Bass, 2014).

Trong các công ty tài chính nhỏ, nữ giám đốc giúp tiết kiệm chi
phí điều hành.


11

Thành viên nữ trong HĐQT có thể cải
thiện hiệu quả của các doanh nghiệp

Trung Quốc (Liu et al., 2014)

Tại các công ty Trung Quốc, hiệu quả hoạt động của công ty có
mối quan hệ tích cực với sự đa dạng giới tính.

Đa dạng HĐQT và ảnh hưởng của nó
lến hiệu quả hoạt động Ngân hàng
(Emma Garcia- Meca et al, 2015) xét
tại 159 ngân hàng tại 9 quốc gia.
Quản trị doanh nghiệp, đa dạng
HĐQT và giá trị công ty Mỹ (Carter
et al., 2003).

Đa dạng giới tính trong HĐQT và
hiệu quả doanh nghiệp Tây Ban Nha
(Campbell, 2008).
Thành viên nữ
Nữ quản lý liệu có ảnh hưởng đến
trong Hội đồng
hiệu quả hoạt động
quản trị ảnh
(Smith et al, 2006).
hưởng tiêu cực


12
đến hiệu quả hoạt Cấu trúc HĐQT trong Ngân hàng

động.

thực sự ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động (Phatan và Faff, 2013).


13

2.2. Cơ sở lý thuyết về tác động của đa dạng quốc tịch trong Hội đồng quản trị
lên hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Lý thuyết về nhà quản trị cao cấp là một phần quan trọng trong lý thuyết tổ chức.
Cuốn sách của Kotter (1982) và bài viết của Hambrick cùng Mason (1984) đã khởi
đầu cho những nghiên cứu về ảnh hưởng của nhà quản trị cao cấp lên tổ chức. Một
số nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng sự khác biệt trong hành vi của nhà quản lý có
mối liên hệ với đặc điểm cá nhân và bối cảnh của họ. Nghiên cứu về vấn đề này, lý
thuyết về quản lý cấp cao (Upper Echelon Theory) đã ra đời và nêu rõ rằng một tổ
chức chính là sự phản ánh của nhà quản trị cấp cao. Sau sự xuất hiện của hai nghiên
cứu này, hàng loạt bài nghiên cứu hàn lâm và lý thuyết ứng dụng đã ra đời.Trước
đây, nghiên cứu của Hambrick và Mason (1984) mang đến một ý nghĩa quan trọng
vì nó đưa ra một khung phương pháp phù hợp cho việc phân tích lý thuyết về quản
lý cấp cao. Một trong những đóng góp quan trọng cho lý thuyết này chính là bài
nghiên cứu của Finkelstein và Hambrick (1996). Tác giả phân biệt hai nhóm đặc
điểm cá nhân tạo thành một nhà quản trị cấp cao: yếu tố tâm lý và kinh nghiệm (bối
cảnh) có thể quan sát được. Nhóm thứ nhất cấu trúc rõ ràng nhưng khó đo lường.
Nhóm thứ hai dễ đo lường hơn nhưng có một nhược điểm là có thể tồn tại những
yếu tố tâm lý ẩn sau đặc điểm quan sát. Do đó, cả hai nhóm đặc điểm cá nhân cùng
được sử dụng trong mô hình nghiên cứu (Hambrick và Mason, 1984). Yếu tố quốc
tịch chỉ được đề cập như một hướng nghiên cứu trong tương lai và nó là một phần
của yếu tố kinh nghiệm có thể quan sát được. Sau này, các nghiên cứu đã áp dụng
mở rộng lý thuyết quản trị cấp cao. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vấn đề quốc tế hoá

phải được đưa thêm vào khung phương pháp ban đầu và là phần chủ đạo của mô
hình nghiên cứu (Carpenter, Sanders và Geletkanycz, 2004). Sự đa dạng quốc tịch
và luân chuyển nhân sự từ nước này sang nước khác trong một tập đoàn có thể đại
diện cho nhóm đặc điểm cá nhân là kinh nghiệm (bối cảnh) có thể quan sát được
của nhà quản trị cấp cao. Phân tích hai đặc tính này cho thấy nhà quản lý mang quốc
tịch nước ngoài có thể chuyển giao các kiến thức, nhận thức và phong cách quản trị
đến với đội ngũ nhân viên quản lý cấp cao. Những quản lý có kinh nghiệm làm việc


14

tại nước ngoài cũng có thể truyền bá những kiến thức, mô hình nhận thức hay những
đặc điểm tính cách cá nhân đặc trưng tại quốc gia nơi họ từng có thời gian sống và làm
việc. Theo đó, trong Ban giám đốc hoặc Hội đồng quản trị có sự xuất hiện của một cá
nhân mang quốc tịch nước ngoài hoặc cá nhân từng có thời gian sống và làm việc tại
nước ngoài do luân chuyển nhân sự trong nội bộ công tytương ứng với việc doanh
nghiệp trong nước đó sẽ có những nhận biết, kiến thức, cá nhân mang những phong
cách làm việc và nhiều giá trị mới. Lãnh đạo cao cấp thuộc một trong hai dạng trên sẽ
tạo thuận lợi, nâng cao hiệu quả hoạt động của ban lãnh đạo và hội đồng quản trị, đặc
biệt với các công ty đa quốc gia, giúp có cái nhìn chuyên sâu hơn tại các thị trường nơi
công ty này hoạt động. Trong nghiên cứu của mình về Thuyết quản lý cấp cao,
Carpenter và các cộng sự (2004) xác định được ba phần chính của mô hình đã được
phát triển dựa trên thực tế. Tác giả phân biệt thành ba nhóm (1) với mục đích: kiểm tra
xem ảnh hưởng trực tiếp của giám đốc lên thu nhập của doanh nghiệp, (2) với mục
đích: khám phá hệ thống quy trình và tương tác của các thành viên trong Ban giám đốc
và (3) nghiên cứu để đánh giác vai trò của bối cảnh đặc điểm quản lý ảnh hưởng lên
hiệu quả hoạt động và chiến lược kinh doanh của tổ chức. Qua các khía cạnh này, cho
thấy mối quan hệ của đặc điểm văn hoá đến sự hiểu biết của quản lý cấp cao các công
ty đa quốc gia hoặc các doanh nghiệp.


Quốc tịch của các thành viên Hội đồng quản trị là một trong những khía cạnh của
đa dạng hoá trong Hội đồng quản trị cần được xem xét. Sự đa dạng hoá quốc tịch
trong HĐQT có tác động tích cực đến hiệu quả doanh nghiệp. Trong quá trình toàn
cầu hoá, ban nhân sự cấp cao của doanh nghiệp cần các thành viên hội đồng quản trị
có trình độ chuyên môn và kiến thức cần thiết đối với thị trường nước ngoài, giúp
doanh nghiệp hoà nhập, thích nghi dễ dàng hơn môi trường kinh doanh của các
quốc gia trên thế giới, nơi doanh nghiệp có chi nhánh (Carpenter và các cộng sự,
2001). Các nghiên cứu cũng nói rằng những thành viên ngoại quốc có sự đóng góp
đáng kể đối với vấn đề tài chính. Họ cũng truyền đạt kinh nghiệm quản lý và hợp
tác kĩ thuật, từ đó tạo ra sự sáng tạo và cải tiến trong hoạt động của doanh nghiệp.
Các thành viên Hội đồng quản trị có quốc tịch khác nhau thường đưa ra những ý


15

tưởng khác nhau, kinh nghiệm và cách nhìn của họ cũng không giống nhau (Ezat và
El-Masry, 2008; Samaha và các đồng sự, 2012). Xa hơn, sự đa dạng Hội đồng quản
trị có thể hạn chế vấn đề bất cân xứng thông tin và chi phí đại diện, cải thiện tài
chính của các công ty nội địa bằng cách tăng số lượng các nhà đầu tư tiềm năng và
cơ hội tài chính, mở rộng dòng chảy kiến thức và công nghệ giữa các quốc gia
(Fogel và đồng sự, 2013). Việt Nam là quốc gia đang phát triển, thiếu kinh nghiệm,
chuyên môn về mặt tài chính, kĩ thuật, quản trị nên rất cần những chuyên gia về các
lĩnh vực này. Cũng vấn đề này, trong nghiên cứu của Carter và đồng sự (2003) tìm
thấy mối quan hệ có ý nghĩa tích cực giữa các thành viên Hội đồng quản trị là dân
tộc thiểu số với Tobin Q. Tương tự, với mẫu là các công ty có trụ sở chính tại
Norway và Sweden, nghiên cứu của Oxelheim và Randøy(2003) chứng tỏ có mối
quan hệ giữa giá trị của các công ty này và các thành viên Hội đồng quản trị không
phải là người Mỹ gốc Anh. Các nghiên cứu về vấn đề này cũng cho kết quả tương tự
trong trường hợp của Hàn Quốc (Choi và các đồng sự, 2007).
Tuy nhiên, các nghiên cứu về lý thuyết đa dạng hoá kết luận đa dạng hoá quốc

tịch có thể ảnh hưởng tiêu cực lên hiệu quả hoạt động ngân hàng. Sự đa dạng hoá
cũng dẫn đến nhiều hệ luỵ như làm chậm trễ quá trình ra quyết định, dễ gây hiểu
lầm và mâu thuẫn (Konrad và Kramer, 2006; Ruigrok và cộng sự, 2007). Những
thành viên mang quốc tịch nước ngoài trong Hội đồng quản trị ít được nắm quyền
trong tổ chức, bị phân biệt đối xử và hệ quả dẫn đến hàng loạt hành vi và thái độ
tiêu cực khác. Cùng quan điểm này, bài nghiên cứu của Westphal và Milton(2000)
nêu rõ sự đa dạng hoá quốc tịch có thể làm giảm sự gắn kết giữa các nhóm và là rào
cản đối với những cổ đông thiểu số trong quá trình ra quyết định. Theo Masulis và
các cộng sự (2012), thành viên Hội đồng quản trị có quốc tịch nước ngoài ít quen
thuộc với các quy tắc kế toán, luật pháp và quy định, tiêu chuẩn quản trị, phương
thức quản lý tại quốc gia nơi họ làm việc nên gây khó khăn trong việc đánh giá kết
quả quản trị và tạo ra thách thức trong quá trình ra quyết định quản trị. Kết quả
tương tự cũng được tìm thấy trong trường hợp của các công ty Mỹ có các thành viên
Hội đồng quản trị là người nước ngoài và lợi nhuận trên tổng tài sản thấp hơn,


16

đặc biệt là khi sự hiện diện của các thành viên này ngay tại quốc gia của họ không
mang nhiều ý nghĩa. Trong nghiên cứu về dân tộc học cũng cho thấy trong những
công việc có sự tham gia của các đối tượng mang quốc tịch khác nhau thường kết
quả thu được sẽ tiêu cực (Riordan, 2000). Một nguyên nhân khác không mong đợi
thể hiện ảnh hưởng tiêu cực của sự đa dạng hoá hội đồng quản trị lên hiệu quả hoạt
động Ngân hàng, hầu hết các thành viên Hội đồng quản trị là người đại diện cho các
cổ đông, những người có kinh nghiệm đầu tư khác nhau và những người chủ yếu
hướng tới hoạt động của thị trường chứng khoán để đo lường hiệu quả hoạt động. Vì
vậy, thành viên Hội đồng quản trị có quốc tịch nước ngoài đại diện cho các phần
vốn góp nước ngoài thường quan tâm nhiều đến việc bán chứng khoán của các
doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thay vì tập trung thời gian, công sức cho việc
định hướng quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp (Douma và cộng sự, 2006).

Việt Nam đang trên đà hội nhập cần có những kỹ năng quản lý và hợp tác kĩ
thuật, tạo ra sự sáng tạo để cải thiện tức thời trong lĩnh vực tài chính, quản trị Ngân
hàng. Công nghệ được mang đến bởi các nhà quản trị nước ngoài sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả hoạt động Ngân hàng. Không những vậy, sự đa dạng còn làm hạn
chế sự bất cân xứng thông tin và chi phí đại diện, từ đó tăng số lượng nhà đầu tư và
cải thiện tài chính của Ngân hàng. Việc tận dụng tối đa mọi cơ hội để khắc phục sự
hạn chế của mình là điều cần thiết và mang tính cấp bách, hợp với xu hướng phát
triển của thế giới.Vì vậy, tác giả ủng hộ giả thuyết:
H2: Tỷ lệ thành viên mang quốc tịch nước ngoài trong Hội đồng quản trị tác động
cùng chiều đến hiệu quả hoạt động Ngân hàng.


17
Bảng 2.2: Tóm tắt lý thuyết các nghiên cứu liên quan đến đa dạng quốc tịch và hiệu quả hoạt động.
Chủ đề

Tên bài nghi
Nhóm quản

nhập (Hambri

Chiến lược lã

ảnh hưởng c
Lý thuyết về nhà quản

(Finkelstein v

trị cao cấp


Kết hợp vốn

doanh nghiệp
nhượng nhân

gia và lương

Sanders và G

Kết hợp vốn
Sự đa dạng quốc tịch
trong HĐQT có tác
động tích cực đến hiệu
quả hoạt động.

doanh nghiệp
nhượng nhân

gia và lương p
al., 2001)

Ảnh hưởng củ

các báo cáo c


×