Tải bản đầy đủ (.docx) (183 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 183 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung trong luận văn này là
do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Phạm Xuân Lan.
Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên
công trình.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do tôi tự thực hiện,
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.

Ký tên

Trương Thị Xuân Đào


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
́́

́

̃

́

DANH MUCC̣ KY HIÊU,C̣ CHƯ VIÊT TĂT


DANH MUCC̣ BẢNG
DANH MUCC̣
HÌNH VE
́
́́

TOM TĂT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU………………………………………..1
1.1.

Lý do chọn đề tài...................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4

1.4.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 4

1.5.

Kết cấu của đề tài..................................................................................................5

́


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYÊT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU…………………..7
2.1.
Các khái niêṃ trong mô hình nghiên cứu.............................................................7
2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng.................................. 13

2.3.

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu...................................................................... 22

́

́

CHƯƠNG 3: THIÊT KÊ NGHIÊN CỨU………………………………………………30
3.1.
Quy trình nghiên cứu.......................................................................................... 30
3.2.

Nghiên cứu sơ bộ................................................................................................31

3.2.1. Thảo luận tay đôi............................................................................................31
3.2.2. Thảo luận nhóm..............................................................................................32
3.3.

Phát triển và điều chỉnh thang đo các khái niêṃ nghiên cứu..............................33

3.4.


Nghiên cứu định lượng....................................................................................... 36

3.4.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu.................................................................................36
3.4.2. Thiết kế bảng câu hỏi......................................................................................36
3.4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................37
3.4.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu.........................................................37


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….43
4.1.

Mẫu nghiên cứu.................................................................................................. 43

4.2.

Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua phân tích Cronbach’s Alpha................45

4.3.

Đánh giá giá trị thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA..............49

4.4.

Phân tích nhân tố khẳng định CFA..................................................................... 53

4.4.1.Phân tích nhân tố khẳng định CFA cho các khái niệm trong mô hình nghiên
cứu……………………………………………………………………………………………...53
4.4.2. Phân tích CFA cho mô hình tới hạn................................................................57
4.5.


Kiểm định mô hình nghiên cứu.......................................................................... 62

4.5.1. Kiểm định mô hình lý thuyết chính thức.........................................................62
4.5.2. Kiểm định giả thuyết.......................................................................................63
4.6.

So sánh sự khác biệt về quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới theo các

đặc điểm cá nhân……..................................................................................................... 64
4.6.1. So sánh sự khác biệt về quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới theo
“Ngân sách” dự chi cho đám cưới và “Loại hình nhà hàng”....................................64
4.6.2. So sánh sự khác biệt về quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới theo
các biến nhân khẩu học...............................................................................................67
CHƯƠNG 5: HÀM Ý VÀ KẾT LUẬN………………………………………………….79

5.1.

Tóm tắt kết quảchinh́ vàthảo luân.......................................................................79

5.2.

Hàm ý về lý thuyết..............................................................................................84

5.3.

Hạn chế của đề tài...............................................................................................85

5.4.

Hướng nghiên cứu trong tương lai......................................................................85


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA: Phân tích phương sai (Analysis of Variance).
CFA: Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis).
CFI: Comparative fit index
EFA: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis).
F & B: Food and Beverage
GFI: Goodness of fit index
GTPB: Giá trị phân biệt
KS: Khách sạn
MC: Master of Ceremonies
PT: Phổ thông
RMSEA: Root mean square error approximation
SEM: Kiểm định mô hình cấu trúc phương trình tuyến tính (Structural Equation
Modeling).
THPT: Trung học phổ thông
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
VP: Văn phòng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thang đo Chất lượng thức ăn..............................................................................33
Bảng 3.2. Thang đo Chất lượng dịch vụ.............................................................................. 33
Bảng 3.3. Thang đo Bầu không khí nhà hàng......................................................................34
Bảng 3.4. Thang đo Vị trí/ địa điểm.................................................................................... 34
Bảng 3.5. Thang đo Giá cả...................................................................................................34

Bảng 3.6. Thang đo Nhóm tham khảo................................................................................. 35
Bảng 3.7. Thang đo Cảm xúc tích cực.................................................................................35
Bảng 3.8. Quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới.................................................35
Bảng 4.1. Tóm tắt thống kê mô tả mẫu................................................................................45
Bảng 4.2. Tóm tắt kiểm định độ tin cậy thang đo................................................................48
Bảng 4.3. Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập.......................................................50
Bảng 4.4. Kết quả phân tích EFA cho khái niệm “Cảm xúc tích cực”................................ 51
Bảng 4.5. Kết quả phân tích EFA cho khái niệm “Quyết định lựa chọn”............................52
Bảng 4.6. Kết quảkiểm đinḥ giátri phân biêṭgiữa các biến..................................................60
Bảng 4.7. Tóm tắt kết quảkiểm đinḥ thang đo.....................................................................61
Bảng 4.8. Kết quảkiểm đinḥ mối quan hê ̣nhân quảgiữa các khái niêṃ nghiên cứu trong mô
hinh̀ (Chuẩn hóa)..................................................................................................................63
Bảng 4.9. Hiệu quả tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp giữa các khái niệm trong mô
hình nghiên cứu....................................................................................................................63
Bảng 4.10. Sư ̣khác biêṭcác chỉtiêu tương thich́ bất biến vàkhảbiến của nhóm Ngân sách
dự chi cho đám cưới.............................................................................................................66
Bảng 4.11. Sư ̣khác biêṭcác chỉtiêu tương thich́ bất biến vàkhảbiến của nhóm Loại hình
nhà hàng...............................................................................................................................66
Bảng 4.12. Kiểm định sự khác biệt về giới tính.................................................................. 68
Bảng 4.13. Kiểm định sự đồng nhất phương sai giữa các nhóm tuổi..................................69
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định ANOVA giữa các nhóm tuổi...............................................69
Bảng 4.15. Kết quả kiểm định hậu ANOVA giữa các nhóm tuổi........................................ 70
Bảng 4.16. Kiểm định sự đồng nhất phương sai giữa các nhóm theo trình độ học vấn......70
Bảng 4.17. Kết quả kiểm định ANOVA giữa các nhóm theo trình độ học vấn...................71
Bảng 4.18. Kết quả kiểm định hậu ANOVA giữa các nhóm theo trình độ học vấn.............72
Bảng 4.19. Kiểm định phương sai đồng nhất giữa các nhóm theo thu nhập.......................73


Bảng 4.20. Kết quả kiểm định ANOVA giữa các nhóm theo thu nhập................................73
Bảng 4.21. Kiểm định phương sai đồng nhất giữa các nhóm theo nghề nghiệp.................74

Bảng 4.22. Kết quả kiểm định ANOVA giữa các nhóm theo nghề nghiệp..........................74
Bảng 4.23. Kết quả kiểm định hậu ANOVA giữa các nhóm theo nghề nghiệp...................75


DANH MỤC HÌNH VE
Hình 2.1. Mô hình hành vi người tiêu dùng (Philip Kotler, 2001) ........................................
Hình 2.2. Mô hình “Chất lượng cảm nhận, cảm xúc và ý định hành vi” của Jang và Namkung
(2008). .................................................................................................................................. 15
Hình 2.3. Mô hình “Quyết định lựa chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới” của Lau và Hui (2010)
.............................................................................................................................................

Hình 2.4. Mô hình 1 của Prayag và cộng sự (2015)
Hình 2.5. Mô hình 2 của Prayag và cộng sự (2015)
Hình 2.6. Mô hình 3 của Prayag và cộng sự (2015)
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................

Hình 4.1. Kết quả CFA (Chuẩn hóa) cho thang đo “Bầu không khí nhà hàng” ..................
Hình 4.2. Kết quả CFA (Chuẩn hóa) cho thang đo “Nhóm tham khảo” .............................
Hình 4.3. Kết quả CFA (Chuẩn hóa) cho thang đo “Chất lượng thức ăn” ..........................
Hình 4.4. Kết quả CFA (Chuẩn hóa) cho thang đo “Vị trí/ địa điểm” ................................
Hình 4.5. Kết quả CFA (Chuẩn hóa) cho thang đo “Chất lượng dịch vụ” ..........................
Hình 4.6. Kết quả CFA cho mô hình tới hạn .......................................................................
Hình 4.7. Kết qua SEM cho mô hinh ly thuyết (Chuẩn hoa) ...............................................
̉̉


TÓM TẮT

Muc ̣ tiêu của nghiên cứu này lànghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết

định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; điều
chỉnh, kiểm đinḥ các thang đo và mô hinh̀ lýthuyết biểu diễn mối quan hê ̣giữa các
yếu tố ảnh hưởng vàquyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới của khách hàng.
Dưạ vào các kết quảnghiên cứu trước đây vềquyết định lựa chọn nhà hàng kết
hơp ̣ với thảo luân tay đôi vàthảo luân nhóm vềcác yếu tốảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới, nghiên cứu đưa ra mô hinh̀ đo lường các yếu tố
tác đông ̣ đến quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới.
Phương pháp nghiên cứu sử dung ̣ đểkiểm đinḥ mô hinh̀ đo lường vàmô hinh̀
lýthuyết gồm 2 bước chinh:́ nghiên cứu sơ bô v ̣ ànghiên cứu chinh́ thức. Nghiên cứu
sơ bô ̣gồm nghiên cứu đinḥ tinh́ thưc ̣ hiên thông qua thảo luân tay đôi với 6 người,
thảo luân nhóm với 7 người. Nghiên cứu chính thức đươc ̣ thưc ̣ hiên bằng phương
pháp đinḥ lương, ̣ thông qua phỏng vấn trưc ̣ tiếp với mẫu cókich́ thước n = 405,
dùng đểkhẳng đinḥ laịđô ̣tin câỵ vàgiátri c ̣ủa các thang đo, kiểm đinḥ mô hinh̀
lýthuyết bằng phương pháp phân tich́ cấu trúc tuyến tính.
Mô hinh̀ nghiên cứu đềnghi ̣gồm 8 thang đo: (1) Chất lượng thức ăn, (2) Chất
lượng dịch vụ, (3) Bầu không khí nhà hàng, (4) Vị trí/ địa điểm, (5) Giá cả, (6)
Nhóm tham khảo, (7) Cảm xúc tích cực, (8) Quyết định lựa chọn. Sau khi kiểm đinḥ
chinh́ thức, các thang đo đều được giữ nguyên như đề xuất ban đầu.
Nghiên cứu sửdung ̣ phân tich́ nhân tốkhẳng đinḥ CFA đểkhẳng đinḥ laịđô t ̣ in
câỵ vàgiátri c ̣ ủa các thang đo. Kết quảkiểm đinḥ mô hình đo lường cho thấy các
thang đo đều đaṭđươc ̣ đô ̣tin câỵ vàgiátri c ̣ ho phép. Nghiên cứu tiếp tuc ̣ kiểm đinḥ
mô hinh̀ lýthuyết bằng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tinh́ SEM. Kết quả
kiểm đinḥ SEM cũng cho thấy mô hinh̀ lýthuyết làphùhơp ̣ với thông tin thi trượ̀ng.
Cả7 giảthuyết đều đươc ̣ chấp nhân: ̣ H1a: Chất lượng thức ăn có ảnh hưởng tích cực
đến quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới; H1b: Chất lượng thức ăn có ảnh


hưởng tích cực đến cảm xúc tích cực; H2a: Chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng tích cực
đến quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới; H2b: Chất lượng dịch vụ có ảnh


hưởng tích cực đến cảm xúc tích cực; H3a: Bầu không khí nhà hàng có ảnh hưởng
tích cực đến quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới; H3b: Bầu không khí nhà
hàng có ảnh hưởng tích cực đến cảm xúc tích cực; H4: Vị trí/ địa điểm có ảnh hưởng
tích cực đến quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới; H5: Giá cả có ảnh hưởng

tích cực đến quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới; H6: Nhóm tham khảo
có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới; H7: Cảm
xúc tích cực có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc
cưới.
Kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa
chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới với các nhóm biến nhân khẩu học khác nhau (ví dụ:
Tuổi tác, thu nhập, trình độ học vấn,…).
Cuối cùng, các kết quảnghiên cứu góp phần vào các nghiên cứu thực tiễn giúp
các nhàquản trị nhà hàng biết đươc ̣ các yếu tốảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
nhà hàng tổ chức tiệc cưới của khách hàng. Nghiên cứu này cũng làcơ sởcho các
nghiên cứu tiếp theo trong linhh̃ vưc ̣ này.


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Chương 1 giới thiệu về đề tài nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng, phạm vi,
phương pháp, ý nghĩa và kết cấu của đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới trên địa bàn Tp. HCM.

1.1. Lý do chọn đề tài
Dù ở quốc gia nào, lễ cưới là một chuyện hệ trọng của đời người. Tùy thuộc vào
phong tục tập quán mà lễ cưới của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia có sự khác nhau. Ở
Việt Nam, các cụ xưa có câu: " Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà " là ba việc lớn của đời
người. Vì vậy, dù ở thời đại nào, lễ cưới hỏi luôn là một trong những nét đẹp văn hóa,

mang đậm bản sắc truyền thống của người Việt Nam. Tiệc chiêu đãi là một phần quan
trọng của lễ cưới trong nhiều nền văn hóa (Lau và Hiu, 2010). Buổi tiệc chiêu đãi là sự
kiện cá nhân giữa họ hàng và khách mời, thường được tổ chức sau lễ gia tiên hay kí
giấy đăng ký kết hôn tại phòng đăng ký (Choi, 2002).
Các khoản chi tiêu xa hoa cho tiệc chiêu đãi đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng
lợi nhuận tổng thể của bộ phận ẩm thực (F&B) của khách sạn (Adler và Chien, 2004).
Marsan (2000) chỉ ra rằng, gần 70 % doanh thu kinh doanh ẩm thực của khách sạn ở Mỹ
là từ các buổi tiệc và 50% lợi nhuận thu được từ doanh thu này là từ tiệc cưới.

Theo khảo sát của Công ty M.I.N.H Hospitality Consulting, tại Thành phố Hồ
Chí Minh hiện có khoảng 120 - 150 trung tâm tổ chức hội nghị, tiệc cưới (không tính
khách sạn). Tuy cạnh tranh gay gắt, nhưng các nhà đầu tư vẫn không ngừng mở rộng
quy mô hoạt động. Ví dụ ở phân khúc trung và cao cấp, ngoài White Place, Diamond
Place và các khách sạn 4 - 5 sao, gần đây đã xuất hiện thêm 3 trung tâm Adora của
Đông Phương Group. Ðây là những trung tâm tiệc cưới nhắm vào nhóm đối tượng có
nhu cầu cao hơn so với hệ thống nhà hàng Đông Phương trước đó. Với mức chi tiêu
cho một tiệc cưới hiện vào khoảng 100 triệu đồng, tính bình quân, mỗi trung tâm cũng
đạt doanh thu gần 100 tỷ đồng/ năm với lợi nhuận ở mức 20 - 30%.


2

Năm 2014, Hiệp hội Các nhà tư vấn tổ chức tiệc cưới (ABC) tại Việt Nam đã tiến
hành khảo sát tại 4 thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ về dịch vụ
cưới. Trong đó, phần nhà hàng, tiệc cưới chiếm 50%; 30% chi phí cho wedding studio
(áo cưới, album, trang điểm); 15% nữ trang, quà tặng và 5% cho du lịch. Kết quả, chỉ
riêng 4 thành phố lớn nói trên thì mỗi năm có 2 triệu đám cưới. Chỉ với 20% trong số
những cặp này tổ chức cưới bài bản, sẽ có 520.000 đám cưới/ năm. Mỗi cặp làm đám
cưới chi trung bình 80 triệu đồng, thì tổng mức chi đã lên đến 2 tỷ USD, phần còn lại
(80%) sẽ góp thêm khoản 3 tỷ USD. Như vậy, tổng doanh thu cho thị trường này ước

tính hơn 5 tỷ USD.
Trong 2 năm trở lại đây, người Việt có xu hướng chi tiêu càng mạnh tay vào dịch
vụ cưới hỏi. Do tình hình kinh tế trong nước ổn định và mức thu nhập trung bình cũng
tăng lên, nên sẽ có nhiều khách hàng sẵn sàng bỏ ra lượng tiền tương xứng để có đám
cưới “để đời”. Mặt khác, cơ cấu dân số trẻ của Việt Nam cũng là một yếu tố hấp dẫn
các nhà đầu tư tham gia vào dịch vụ công nghệ cưới.
Dù sôi động, nhưng thị trường kinh doanh tiệc cưới vẫn chứng kiến những nhà
đầu tư rời bỏ cuộc chơi. Giữa năm 2015, nhà hàng Sinh Đôi, trung tâm tiệc cưới
chuyên nghiệp đầu tiên xuất hiện tại TP.HCM, đã đóng cửa sau 18 năm hoạt động. Bên
cạnh đó, một số nhà hàng vừa ra đời ít lâu nhưng cũng phải rút lui.
Mặc dù là thị trường có nhiều tiềm năng nhưng vẫn có rất ít nghiên cứu trên thế
giới nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc
cưới. Trong đó có nghiên cứu của Lau và Hui (2010) nhằm khám phá các yếu tố nào
tác động đến quyết định lựa chọn nơi tổ chức tiệc cưới của các cặp đôi ở Hongkong,
Napompech (2014) đã kiểm tra các yếu tố tác động như thế nào đến quyết định lựa
chọn nơi tổ chức tiệc cưới của các cặp đôi Thái Lan. Tại thị trường Việt Nam, nói
chung hay thị trường Tp.HCM, nói riêng thì vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào
được thực hiện.
Muốn phát triển thị trường nhà hàng tiệc cưới một cách bền vững, tăng cường lợi thế
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau, đồng thời tìm kiếm lợi nhuận và thị phần


3

từ thị trường đầy tiềm năng này, cần đi sâu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự
lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới để có thể đầu tư phát triển phù hợp với nhu cầu
của từng phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng tới.
Vì các lý do trên, tác giả quyết định nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là giải quyết các vấn đề liên quan đến các yếu tố
tác động đến quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh. Cụ thể, mục tiêu chính trong việc nghiên cứu đề tài này là:
(1) Xác định các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc
cưới trên địa bàn Tp. HCM.
(2) Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định lựa chọn nhà
hàng tổ chức tiệc cưới trên địa bàn Tp. HCM.
(3) So sánh sự khác biệt về quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới
theo các đặc điểm cá nhân.
(4) Đề xuất một số hàm ý quản trị giúp cho các nhà quản lý nhà hàng có các
chiến lược, chính sách kinh doanh thích hợp để thu hút khách hàng.
Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu
được đặt ra là:
(1) Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới
trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
(2) Mức độ tác động của từng yếu tố đến quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức
tiệc cưới ra sao?


4

(3) Các nhà hàng tổ chức tiệc cưới cần quan tâm cải thiện những yếu tố nào để
tăng mức độ lựa chọn của khách hàng đối với nhà hàng của mình?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng
tổ chức tiệc cưới trên địa bàn Tp. HCM”
Phạm vi nghiên cứu: “ Các nhà hàng tổ chức tiệc cưới trên địa bàn Tp. HCM”
Đối tượng khảo sát: “Những đối tượng đã kết hôn trên địa bàn Tp. HCM”

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nguồn số liệu sử dụng:
Nguồn thứ cấp: Các thông tin và dữ liệu thống kê từ internet. Nguồn này đươc ̣
dùng đểphân tích khái quát chung về lĩnh vực kinh doanh tiệc cưới cũng như tiềm năng
phát triển của nó.
Nguồn sơ cấp: Được thu thập từ các bảng câu hỏi khảo sát những người được
phỏng vấn tại TP.HCM. Đây là nguồn dùng để đo lường các yếu tố tác động đến quyết
định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới.
Phương pháp thực hiện: Nghiên cứu sử dụng chủ yếu hai phương pháp nghiên
cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính: Dựa vào các cơ sở lý thuyết và tổng quan về các nghiên
cứu trong và ngoài nước để đưa ra mô hình đề xuất và các giả thuyết liên quan. Cũng
bằng phương pháp này tiến hành xây dựng thang đo.
Nghiên cứu định lượng: Tiến hành khảo sát, phân tích số liệu thực tế để kiểm
định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.


5

Phương pháp xử lý:
Trong đề tài có sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 23.0 và Amos 20.0:
Các thống kê mô tả, độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố
khám phá (EFA), phân tích yếu tố khẳng định (CFA), kiểm định mô hình cấu trúc
phương trình tuyến tính (SEM), kiểm định đa nhóm, kiểm định T-test, ANOVA.
1.5. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Giới thiệu về lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, phương pháp thưc ̣ hiên và kết cấu nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sởlýthuyết vàmô hinh̀ nghiên cứu
Chương này sẽ giới thiệu về các cơ sở lý thuyết của đề tài về quyết định lựa

chọn, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra mô hình
nghiên cứu đề xuất.
Chương 3: Thiết kếnghiên cứu
Nêu rõ phương pháp nghiên cứu được sử dụng để điều chỉnh và đánh giá các
thang đo đo lường, các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các
giả thuyết đề ra.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Tổng kết kết quả kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đưa
ra của mô hình.
Chương 5: Hàm ývàkết luận
Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu đã đạt được, hàm ý và các giới hạn của đề
tài.


6

Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu, lý do nghiên cứu được
thực hiện cũng như mục tiêu mà nghiên cứu cần đạt được. Bên cạnh đó, chương này
cũng nêu lên được đối tượng, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa của nghiên cứu, kết
cấu của luận văn. Cơ sở lý thuyết, một số nghiên cứu trước đây và mô hình nghiên cứu
sẽ được trình bày trong chương 2.


7

́

CHƯƠNG 2: CƠ SỞLÝTHUYÊT VÀMÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Nội dung chương 2 bao gồm các cơ sở lý thuyết phục vụ cho đề tài như các khái

niệm có liên quan đến nhà hàng tổ chức tiệc cưới, hành vi người tiêu dùng, quy trình
ra quyết định, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng,…
Ngoài ra, chương 2 còn đưa ra các mô hình đã được nghiên cứu và sử dụng trên
thế giới từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài về các yếu tố chính tác động đến
quyết định lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới trên địa bàn Tp. HCM.
2.1. Các khái niêṃ trong mô hình nghiên cứu.
2.1.1. Khái niệm nhà hàng và nhà hàng tổ chức tiệc cưới
Theo thông tư số 18/1999/TT-BTM ngày 19/05/1999 của Bộ Thương mại về việc
hướng dẫn điều kiện kinh doanh nhà hàng ăn uống, quán ăn uống bình dân thì nhà
hàng được định nghĩa như sau: “Nhà hàng ăn uống là những cơ sở chế biến và bán
các sản phẩm ăn uống có chất lượng cao, có cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương
thức phục vụ tốt, đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng” (Nguyễn Văn
Mạnh và Đồng Thị Lan Hương, 2013)
Nhà hàng tổ chức tiệc cưới là loại nhà hàng kinh doanh các dịch vụ cưới hay nói
cách khác đó là những nhà hàng tổ chức kinh doanh tiệc cưới cho khách hàng dựa trên
năng lực của mình.
2.1.2. Khái niệm về hành vi người tiêu dùng
Theo Bennett D.B (1988), hành vi tiêu dùng là sự tương tác năng động của các
yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con
người thay đổi cuộc sống của họ.
Schiffman (1994) cho rằng, thuật ngữ hành vi tiêu dùng ngụ ý đến những hành vi
mà người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, sử dụng, đánh giá và vứt bỏ sản
phẩm hay dịch vụ mà họ mong chờ sẽ đáp ứng được nhu cầu của họ.
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng sẽ giúp cho các doanh
nghiệp hiểu và dự đoán được hành vi mua sắm của người tiêu dùng, họ sẽ hiểu được


8

người tiêu dùng sẽ mua gì, tại sao mua, khi nào mua, mua ở đâu, mua như thế nào, bao

lâu sẽ mua, sử dụng như thế nào và vứt bỏ ra sao (Brent, 1975).
Theo Philip Kotler (2001), nghiên cứu về hành vi tiêu dùng là khá phức tạp, bởi
vì có nhiều biến tham gia và xu hướng của chúng là tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau.
Các tác nhân marketing và các tác nhân của môi trường đi vào ý thức của người mua.
Những đặc điểm và quá trình quyết định của người mua dẫn đến những quyết định
mua sắm nhất định.
Mặc dù không có một mô hình chuẩn nào có thể giải thích hết tất cả các khía
cạnh về hành vi tiêu dùng, nhưng hầu hết các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng đều chỉ
ra rằng, hành vi của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài
(environment factors) và các nhân tố cá nhân (individual factors) (Islamoglu, 2006).
Tâm lý
khách hàng

Nhân tố
Marketing
Thương
hiệu Giá cả
Chiêu thị
Phân phối

Nhân tố phi

Marketing
Kinh tế
Kỹ thuật
Chính trị
Văn hóa

Động cơ
Nhận thức

Kiến thức
Năng lực

Tính cách
khách hàng

Quy trình
quyết định
mua hàng

Quyết định
mua

Nhận biết nhu

Chọn sản
phẩm
Chọn thương
hiệu
Chọn nhà
phân phối

cầu
Tìm kiếm
thông tin
Đánh giá các
lựa chọn
Mua và tiêu
dùng
Đánh giá sau

mua

Số lượng mua
Thời gian mua
Phương thức
thanh toán

Văn hóa
Xã hội
Cá nhân

Hình 2.1. Mô hình hành vi người tiêu dùng (Philip Kotler, 2001)
Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng được xem là nội dung quan trọng nhất của
Marketing. Những hiểu biết về hành vi tiêu dùng sẽ giúp trả lời các câu hỏi: Ai là khách


9

hàng? Khách hàng mua gì? Tại sao khách hàng mua sản phẩm đó? Họ mua như thế
nào? Họ mua khi nào? Họ mua ở đâu?...
Hình 2.1 cho thấy hành vi người tiêu dùng là toàn bộ hành động bộc lộ ra trong
quá trình trao đổi sản phẩm. Quá trình này sẽ diễn ra trước, trong và sau khi mua.
Doanh nghiệp nào thật sự hiểu được người tiêu dùng sẽ phản ánh ra sao trước những
thay đổi về tính năng và giá cả sản phẩm thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế cạnh tranh.
Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố của thị trường với phản
hồi của người mua.
2.1.3. Người tiêu dùng và sản phẩm dịch vụ
Các nhà cung cấp dịch vụ cần phải hiểu làm thế nào người tiêu dùng lựa chọn và
đánh giá sản phẩm của mình (Zeithaml, 1981). Người tiêu dùng không thể chọn và
đánh giá các sản phẩm dịch vụ như cách đánh giá hàng hóa vật chất vì các dịch vụ có

tính đặc thù và chất lượng trải nghiệm cao. Do đó, người tiêu dùng cảm thấy khó khăn
hơn để đánh giá sản phẩm dịch vụ so với hàng hóa vật chất. Một số nghiên cứu (Ví dụ:
Kotler và cộng sự, 1998; Zeithaml, 1981) cho rằng, các yếu tố chính làm cho các sản
phẩm dịch vụ khác với hàng hóa vật chất là: tính vô hình, tính không đồng nhất, tính
không thể tách rời, tính không thể lưu trữ, và thiếu tính sở hữu.
Tính vô hình
Chất lượng vô hình của dịch vụ là dịch vụ tạo thành hiệu quả mà thường thì
khách hàng không thể nhìn thấy, cảm thấy, nếm, hay chạm vào như hàng hóa vật chất
(Zeithaml, 1981). Rammaniya (1998) khẳng định rằng, khi đưa ra quyết định lựa chọn
nhà hàng, người tiêu dùng sử dụng cả yếu tố hữu hình và vô hình. Các yếu tố vô hình
chủ yếu như: chất lượng thức ăn, chất lượng dịch vụ và giá trị so với tiền bỏ ra (Auty,
1992; Soriano, 2002). Các đặc tính vô hình của dịch vụ làm cho việc đánh giá các yếu
tố thực tế trước khi mua gặp khó khăn. Theo đó, những khách hàng quen của nhà hàng
thường dựa vào các yếu tố hữu hình như: cơ sở vật chất của nhà hàng, trang trí và bầu
không khí để hướng dẫn họ trong các kỳ vọng về các nhà hàng (Bitner, 1990; Wall và
Berry, 2007).


10

Tính không đồng nhất
Sản phẩm dịch vụ có tính thay đổi cao. Hiệu suất của một dịch vụ cụ thể có thể
khác nhau giữa các nhà cung cấp dịch vụ, nhân viên phục vụ, người tiêu dùng, và cuộc
gặp gỡ dịch vụ (Zeithaml và Bitner, 2003). Tính không đồng nhất của các dịch vụ làm
khó khăn cho người tiêu dùng trong việc định hình các tiêu chí quyết định đối với một
nhà cung cấp dịch vụ hoặc từ một nhà cung cấp dịch vụ khác (S. Burton, 1990). Mặt
khác, những nhà điều hành nhà hàng thường phải đối mặt với thách thức trong việc
duy trì mức độ hiệu suất phù hợp về chất lượng thức ăn và chất lượng phục vụ
(Cadotte và Turgeon, 1988). Ví dụ, một cô phục vụ bàn nhà hàng có thể cung cấp một
dịch vụ tuyệt vời nhưng lại nhận được một phản hồi tiêu cực của một thực khách do

chất tượng thức ăn không đạt. Cô phục vụ sau đó có thể cảm thấy bị áp lực và sẽ cung
cấp một dịch vụ kém chất lượng sau đó (Kotler và cộng sự, 1998).
Tính không thể tách rời
Hầu hết các sản phẩm dịch vụ là không được sản xuất và tiêu thụ cho đến khi
được bán ra. Việc sản xuất và tiêu thụ một trải nghiệm dịch vụ thường là một quá trình
đồng thời (Zeithaml và Bitner, 2003). Một dịch vụ nhà hàng có một cấp độ cao của sự
tiếp xúc giữa thực khách và nhân viên phục vụ. Theo đó, các kỹ năng và hiệu quả của
nhân viên nhà hàng là rất quan trọng để khách hàng cảm nhận sự trải nghiệm về nhà
hàng (Kotler và cộng sự, 1998).
Tính không thể lưu trữ
Sản phẩm dịch vụ không thể lưu trữ được. Trái ngược với hàng hóa vật chất có
thể lưu trữ và bán ra tại một thời gian sau đó, dịch vụ còn tồn tại nếu không tiêu thụ
được và luôn sẵn sàng khi cần (Hoffman và Bateson, 2001). Ví dụ, một khách hàng
nếu không thông báo việc họ hủy bàn đã đặt trước thì nhà hàng sẽ mất cơ hội để phục
vụ những khách hàng khác khi mà nhà hàng không còn bàn trống (Kotler và cộng sự,
1998). Các nhà cung cấp dịch vụ thường cảm thấy khó khăn để cân bằng giữa cung và
cầu của các dịch vụ do tính chất không thể đoán trước nhu cầu tiêu dùng cho các dịch
vụ (Hoffman và Bateson, 2001).


11

Thiếu tính sở hữu
Dịch vụ là một trải nghiệm. Người tiêu dùng phải chi trả để được tiếp cận và trải
nghiệm các dịch vụ nhưng không có được một quyền sở hữu hữu hình dịch vụ đó
(Clemes, Mollenkopf và Burn, 2000). Theo đó, người tiêu dùng có thể cảm thấy một
sự thiếu kiểm soát trong việc mua các dịch vụ (Cowell, 1989).
2.1.4. Quy trình ra quyết định lựa chọn một nhà hàng của khách hàng
Có rất nhiều kiểu mô hình qui trình ra quyết định tiêu dùng khác nhau. Các mô
hình được thảo luận trong nghiên cứu này minh họa các bước người tiêu dùng thường

sử dụng khi đưa ra quyết định mua hàng hóa là sản phẩm dịch vụ. Với những đặc điểm
độc đáo của dịch vụ, quá trình ra quyết định của người tiêu dùng cho các dịch vụ là
khác biệt so với sản phẩm hàng hóa. Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng cho
các dịch vụ bao gồm năm giai đoạn: nhận biết vấn đề, tìm kiếm thông tin, đánh giá các
lựa chọn, mua và tiêu dùng, và đánh giá sau mua ( Zeithaml và Bitner, 2003).
Nhận biết nhu cầu
Quá trình ra quyết định tiêu dùng bắt đầu từ người tiêu dùng nhận diện có một
nhu cầu. Họ xem nhu cầu này như một vấn đề và chuẩn bị để tìm một giải pháp giải
quyết vấn đề (Zeithaml và Bitner, 2003). Cấu trúc nhu cầu cơ bản của con người được
đề xuất bởi Abraham Maslow như là thuyết về động lực, các nhu cầu được sắp xếp
theo thứ bậc từ thấp đến cao trong tháp thang bậc. Những nhu cầu này bao gồm: Nhu
cầu về sinh lý, nhu cầu về an toàn, nhu cầu về mối quan hệ giao tiếp, nhu cầu được tôn
trọng và nhu cầu tự thể hiện (Maslow, 1970).
Trong một bối cảnh nhà hàng, Finkelstein (1989) nhấn mạnh rằng nhà hàng ăn
uống hiện đại đã có thể thực hiện nhiều hơn những gì mà tâm lý khách hàng mong đợi.
Những khách hàng quen đến nhà hàng ngoài nhu cầu về ăn uống còn có liên quan đến
nhu cầu tự thể hiện và nhu cầu về giao tiếp. Họ muốn được nhìn thấy ăn uống ở nơi mà
có thể phản ánh hình ảnh của mình và điều này cũng được xem như là một phần của xu
hướng xã hội (Finkelstein, 1989).


12

Tìm kiếm thông tin
Một khi nhu cầu được xác định thì khách hàng sẽ liên tục tìm kiếm thông tin về
dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu. Người tiêu dùng có thể tìm kiếm thông tin thông qua cả
hai nguồn: nguồn cá nhân (ví dụ như: Bạn bè, chuyên gia,…) hay từ nguồn không phải
cá nhân (ví dụ như: Số đông, phương tiện truyền thông chọn lọc,…) như cách để giảm
rủi ro có thể xảy ra khi chọn mua một dịch vụ nào đó (Zeithaml, 1981).
Zeithaml (1981) lưu ý rằng chất lượng bữa ăn trong nhà hàng được đánh giá cao

theo những trải nghiệm trước đó chứ không thể đánh giá trước khi mua. Do vậy, những rủi
ro từ việc lựa chọn nhà hàng được đánh giá là khá cao. Vì lý do này, người tiêu dùng chủ
yếu dựa vào nguồn thông tin cá nhân như là truyền miệng từ bạn bè và đây cũng được
xem như nguồn thông tin của họ về các thuộc tính cần thiết khi lựa chọn nhà hàng
(Ladhari, Brun và Morales, 2008; Sweeney, Johnson và Armstrong, 1992).

Đánh giá các lựa chọn
Khi người tiêu dùng có đủ thông tin, họ có xu hướng tạo thành một tập hợp gợi
lên các lựa chọn thay thế. Tập hợp gồm các lựa chọn thay thế là nhóm các tùy chọn
được chấp nhận bởi người tiêu dùng trong một thể loại nhất định của sản phẩm hoặc
dịch vụ (Zeithaml, 1981). Người tiêu dùng đánh giá các lựa chọn thay thế bằng cách
xác định một nhóm của các thuộc tính liên quan đến nhu cầu của họ. Họ đính kèm mức
độ quan trọng khác nhau đối với từng thuộc tính và có nhiều khả năng các nhà cung
cấp dịch vụ được chọn là các nhà cung cấp các thuộc tính được xem là quan trọng nhất
đối với họ (Kotler và cộng sự, 1998). Ví dụ: Một trong hai nhà hàng phục vụ thức ăn
và dịch vụ tương đương nhau nhưng một nhà hàng có thể được chọn do cung cấp một
mức giá thấp hơn hoặc các thuộc tính phụ khác (Brookes, 2004).


13

Mua và tiêu dùng
Sau khi so sánh các giải pháp thay thế trong tập hợp gợi nhớ, người tiêu dùng
cuối cùng quyết định thực hiện mua hàng từ nhà cung cấp dịch vụ mà họ lựa chọn.
Trong trường hợp lựa chọn một nhà hàng, người tiêu dùng đưa ra quyết định để ăn
cơm trưa tại một nhà hàng. Giai đoạn này mua dịch vụ và việc trải nghiệm tiêu thụ
dịch vụ nhà hàng xảy ra đồng thời (Zeithaml và Bitner, 2003).
Đánh giá sau mua
Người tiêu dùng có xu hướng đánh giá các trải nghiệm bằng cách xác định nếu
như các dịch vụ đã đáp ứng được mong đợi của họ. Các tài liệu về tiếp thị ghi chú rằng

khi người tiêu dùng hài lòng, họ có thể có khuynh hướng hành vi tích cực sau khi ăn
như: Lòng trung thành, giới thiệu cho người khác và sẵn sàng trả thêm tiền (Ladhari và
cộng sự, 2008).
Hiểu quá trình ra quyết định của người tiêu dùng sẽ giúp các nhà quản lý nhà hàng
có thể xác định các yếu tố góp phần vào hành vi của người tiêu dùng trong từng giai đoạn.
Sau đó các nhà quản lý nhà hàng có thể sử dụng những yếu tố này để lập kế hoạch chiến
lược nhằm tác động đến hành vi của khách hàng của mình (Monteiro, 2000).

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng
Người tiêu dùng quyết định lựa chọn nhà hàng dựa trên nhiều yếu tố. Một số
nghiên cứu được công bố đã điều tra các tiêu chí quan trọng được người tiêu dùng sử
dụng trong việc lựa chọn một nhà hàng.
Sau đây là những ví dụ về những nghiên cứu này:
Lewis (1981) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các tính năng lợi ích của quảng cáo
vào quyết định của người tiêu dùng đến việc đến một nhà hàng. Ba yếu tố của nhà
hàng: Nhà hàng gia đình/ bình dân, bầu không khí, và người sành ăn đã được phân
tích. Chất lượng thức ăn đã được tìm thấy là tính năng quan trọng nhất quyết định hành
vi lui tới thường xuyên của khách hàng cho bất kỳ loại nhà hàng nào. Tuy nhiên, phạm
vi của tầm quan trọng của các tính năng khác cũng khác nhau giữa các loại nhà hàng.


14

Auty (1992) đã xác định các yếu tố lựa chọn trong quá trình ra quyết định nhà
hàng dựa trên bốn dịp khác nhau: Lễ kỷ niệm, giao tế xã hội, dịp thuận tiện/ bữa ăn
nhanh và bữa ăn bàn thảo công việc. Loại thức ăn, chất lượng thức ăn và giá trị so với
số tiền bỏ ra đã được tìm thấy là các biến lựa chọn quan trọng nhất đối với người tiêu
dùng khi lựa chọn một nhà hàng. Trình tự các tiêu chí lựa chọn khác nhau theo các dịp
ăn uống. Các tác giả tiếp tục gợi ý rằng khi mà chất lượng thức ăn, chất lượng phục vụ
và giá cả là như nhau thì người tiêu dùng sẽ dùng hình ảnh và bầu không khí của nhà

hàng làm tiêu chí đánh giá để đưa ra quyết định cuối cùng.
Kivela (1997) đã kiểm tra các biến lựa chọn chính của các yếu tố quyết định lựa
chọn nhà hàng theo bốn loại nhà hàng khác nhau, các yếu tố lựa chọn bao gồm: Các
nhà hàng ăn uống/ người sành ăn, chủ đề/ bầu không khí, gia đình/ công cộng và sự
thuận tiện/ thức ăn nhanh. Kết quả nghiên cứu của Kivela (1997) cho thấy rằng: Tầm
quan trọng tương đối của các yếu tố lựa chọn nhà hàng khác nhau đáng kể giữa các
loại nhà hàng, dịp ăn uống, tuổi tác và nghề nghiệp.
Nhằm để giải quyết vấn đề đánh giá thiếu toàn diện chất lượng của nhà hàng, Jang
và Namkung (2008) đã nghiên cứu các mối quan hệ giữa ba loại chất lượng cảm nhận (sản
phẩm, bầu không khí và dịch vụ), cảm xúc của khách hàng (tích cực/ tiêu cực) và

ý định hành vi trong trải nghiệm của khách hàng. Nhóm tác giả kết luận rằng: Cảm xúc
tích cực có ảnh hưởng gián tiếp mạnh hơn ảnh hưởng trực tiếp từ bầu không khí/ dịch
vụ trên khuynh hướng hành vi.


15

Chất lượng
sản phẩm
Cảm xúc
tích cực

Cảm xúc
tiêu cực
Chất lượng
dịch vụ

Hình 2.2. Mô hình “Chất lượng cảm nhận, cảm xúc và ý định hành vi” của Jang
và Namkung (2008).

Nghiên cứu của Lau và Hui (2010) nhằm khám phá các yếu tố nào tác động đến
quyết định lựa chọn nơi tổ chức tiệc cưới. Mô hình của Lau và Hui (2010) gồm 3
thành phần chính: Các yếu tố tác động bên trong, các yếu tố tác động bên ngoài và các
thuộc tính của nhà hàng. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả như sau: Trong số 25
thuộc tính về địa điểm tổ chức tiệc, thái độ nhân viên là có tác động nhiều nhất đến
quyết định lựa chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới kế đến là sự sạch sẽ, chất lượng thức
ăn, giá cả, thiết kế của địa điểm tổ chức tiệc. Nhóm tác động từ bên trong và tác động
từ bên ngoài thì: Ấn tượng đầu tiên là có ảnh hưởng nhất và ngày lành tháng tốt là ít
ảnh hưởng nhất. Kế đến là sự ưa thích cá nhân, danh tiếng của địa điểm tổ chức tiệc.


Các quyết đ
trong tương
các cặp

Tác động

ngoà

Danh tiếng

tổ ch

Trải nghi

những cặp

kết h

Sự giới th


người thân



Sở thích c

đình
Nơi tổ chứ

ưu th
Ngày lành

Hình 2.3. Mô hình “Quyết định lựa chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới” của Lau và
Hui (2010)


×