Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện metro của người dân trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 102 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện và không sao
chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các
số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng được công bố ở các
nghiên cứu khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản
của luận văn.

Học viên

Nguyễn Thanh Sơn


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1
1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU................................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................. 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM................................................................................................................. 3
2.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ........................................................................ 3
2.1.1. Thuyết lựa chọn hợp lý ............................................................................. 9
2.1.2. Lý thuyết đặc tính giá trị của Lancaster ................................................. 10
2.1.3. Lý thuyết RUM ....................................................................................... 11


2.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN ........................ 20
2.2.1. Một số nghiên cứu ngoài nước ............................................................... 21
2.2.2. Nghiên cứu trong nước ........................................................................... 27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU................................... 30
3.1. KHUNG PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU ...................................................... 30
3.2. THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM .......................................................................... 31
3.3. MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG ................................................................... 35
3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU........................................................................... 37
CHƯƠNG 04: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ........................................................... 41


4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ ..................................................................................... 41
4.2. MÔ HÌNH HỒI QUY .................................................................................. 47
4.2.1. Kết quả mô hình hồi quy chuẩn .............................................................. 47
4.2.2. Kết quả mô hình hồi quy tổng quát ........................................................ 48
4.2.3. Xác suất lựa chọn tàu điện ngầm ............................................................ 53
4.3. MỨC SẴN LÒNG TRẢ ............................................................................... 55
4.4. KẾT LUẬN ................................................................................................... 57
CHƯƠNG 05: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................ 58
5.1. BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH ........................................................................ 58
5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH .............................................................................. 62
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI............................................................................ 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 01. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁ NHÂN
PHỤ LỤC 02. KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH CONDITIONAL LOGIT
CHUẨN
PHỤ LỤC 03. KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH CONDITIONAL LOGIT
TỔNG QUÁT
PHỤ LỤC 04. MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO CÁC THUỘC TÍNH PHƯƠNG
TIỆN



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Sự khác nhau trong cách lấy mẫu của ba phương pháp lựa chọn .................. 6
Bảng 3.1. Định nghĩa các biến trong mô hình……………………………………….34
Bảng 3.2. Bảng câu hỏi phỏng vấn mẫu……………………………………………..39
Bảng 4.1. Thống kê mô tả giới tính, độ tuổi, thu nhập, số năm đi học ........................ 42
Bảng 4.2. Một số đặc điểm cá nhân trong mẫu ............................................................ 45
Bảng 4.3. Hệ số ước lượng cho sở thích của người dân đối với việc chọn phương tiện
đi lại bằng mô hình CL chuẩn ....................................................................... 47
Bảng 4.4. Hệ số ước lượng cho sở thích của người dân đối với việc chọn phương tiện
đi lại bằng mô hình CL tổng quát .................................................................. 49
Bảng 4.5. So sánh độ phù hợp của mô hình CL chuẩn và CL tổng quát...................... 52
Bảng 4.6. Tỷ lệ cá nhân chuyển sang sử dụng tàu điện ngầm...................................... 53
Bảng 4.7. Ước lượng mức sẵn lòng trả và Krinsky - Robb khoảng tin cậy 95% ......... 56
Bảng 5.1. Các tuyến Metro dự định xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh ................. 59


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Hình 2.1. Các nhánh của lý thuyết xác suất lựa chọn................................................... 13
Hình 3.1. Khung phân tích của mô hình lựa chọn rời rạc……………………………30
Hình 3.2. Các thuộc tính của từng giai đoạn đi lại ....................................................... 32
Hình 4.1. Phân bổ độ tuổi trong mẫu............................................................................ 43
Hình 4.2. Phân phối thu nhập trong mẫu ...................................................................... 44
Hình 4.3. Thu nhập trung bình theo trình độ giáo dục ................................................. 44
Hình 4.4. Tỷ lệ tần suất của các mục đích đi lại của cá nhân ....................................... 46
Hình 4.5. Xác suất chọn sử dụng tàu điện ngầm theo các mức giá định theo mô hình
Conditional logit chuẩn ................................................................................. 54
Hình 4.6. Xác suất chọn sử dụng tàu điện ngầm theo các mức giá định theo mô hình

Conditional logit tổng quát ............................................................................ 55


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông, và ô nhiễm môi trường do khí thải của các
phương tiện giao thông là những vấn đề mà hấu hết các quốc gia đang phát triển ở
Châu Á phải đối mặt, trong đó có Việt Nam. Vì cơ sở hạ tầng giao thông đô thị chưa
phát triển bắt kịp với số lượng phương tiện cá nhân tăng nhanh đã làm tình trạng kẹt
xe trở nên nghiêm trọng ở hai đô thị lớn Hà Nội và TP.HCM. Đối với TP.HCM, theo
số liệu điều tra của Tổng cục thống kê: dân số của thành phố đến năm 2013 vào
khoảng 8 triệu dân1. Bên cạnh đó, số lượng xe máy và ô tô đã tăng gấp 5 lần từ 20002011, và tính đến hết năm 2013 đã tăng thêm 15% so với năm 2010 nhưng tỷ lệ đất
dành cho giao thông khoảng 7,8% thấp hơn so với các nước trên thế giới (khoảng 2025%)2. Hệ thống xe buýt công cộng được xây dựng với kỳ vọng giảm áp lực lên hệ
thống giao thông của thành phố, nhưng trên thực tế tỷ lệ người sử dụng phương tiện
này rất ít khoảng 5% vào năm 2009. Trong khi đó, người dân vẫn chọn đi lại bằng
các phương tiện cá nhân mà bằng xe máy là chủ yếu.
Trong thời gian gần đây, dự án đường sắt đô thị nhận được rất nhiều sự quan tâm
và kỳ vọng của chính quyền địa phương, sẽ là hướng giải quyết cho tình trạng ùn tắc
và kẹt xe. Dự án đường sắt đô thị bao gồm sáu tuyến sẽ được triển khai dưới hình
thức BOT hoặc PPP. Nhưng một câu hỏi đặt ra là sau khi hoàn thành dự án: người
dân sẽ sử dụng tàu điện thay cho các phương tiện khác hay vẫn sử dụng các phương
tiện cá nhân là cách thức đi lại chủ yếu. Điều này đòi hỏi cần một nghiên cứu xem
xét các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn cách thức đi lại của người dân và tính

Theo kết quả “Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2003. Các kết quả chủ
yếu” của Tổng cục thống kê Việt Nam công bố vào tháng 12 năm 2013.
2

Nguồn: Bài viết: “Chống kẹt xe Hà Nội và Thành Phố
Hồ Chí Minh” của Vũ Thành Tự Anh và Đỗ Hoàng Phương, Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright, ngày
7 tháng 1 năm 2013.
1


2

xác suất chọn sử dụng. Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp các đánh giá về các yếu
tố tác động đến sự lựa chọn của người dân. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đưa ra các
hàm ý trong quá trình xây dựng chính sách phát triển giao thông đô thị trong thời gian
tới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này tập trung phân tích hành vi lựa chọn phương tiện đi lại, cụ thể là
tàu điện ngầm của người có nhu cầu đi lại, đồng thời nghiên cứu những yếu tố tác
động đến quyết định chọn phương tiện đi lại của người dân tại TP.HCM.
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành với phạm vi nghiên cứu được lựa chọn thực hiện tại
TP.HCM, đối với các cá nhân. Nghiên cứu dựa trên hai lý thuyết nền cơ bản cho việc
mô hình hóa sự lựa chọn, đó là: lý thuyết các đặc tính của giá trị do Lancaster xây
dựng, lý thuyết Random Utility Theory (RUT) và các nghiên cứu thực nghiệm có liên
quan để xây dựng khung phân tích – sẽ được nghiên cứu thảo luận chi tiết trong
Chương 2. Tiếp đó, Chương 3 sẽ thảo luận phương pháp luận cho nghiên cứu này,
cách thiết kế nghiên cứu và thiết kế bảng câu hỏi điều tra chi tiết sẽ được giới thiệu.


3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN
CỨU THỰC NGHIỆM


2.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Khi tóm lược về lịch sử hình thành lý thuyết lựa chọn trong kinh tế học,
McFadden (2001) trong bài viết có tựa đề “Economic Choice”, đã đề cập: Lý thuyết
kinh tế học cổ điển cho rằng người tiêu dùng tìm kiếm việc tối đa hóa sở thích của
chính họ và sở thích thể hiện qua sự khác biệt trong các quyết định. Sự hợp lý trong
hành vi của người tiêu dùng được diễn giải theo nghĩa rất đặc trưng bởi John Hicks
và Paul Samuelson về sự hoàn hảo. Sự hoàn hảo được hai tác giả nêu ra hàm ý sở
thích của cá nhân được xem là ổn định, tự nhiên mà có. Các nhà kinh tế học đã xem
xét đến sự khác biệt về sở thích, nhưng sự phức tạp đã được bỏ qua trong các nghiên
cứu thực nghiệm về cầu thị trường. Người tiêu dùng có những sở thích được đại diện
bởi một hàm hữu dụng U(x) với một véc-tơ x của các mức độ tiêu dùng cho những
hàng hóa khác nhau để tối đa hóa hàm hữu dụng này, dưới sự ràng buộc ngân sách:
𝒑. 𝒙 ≤ 𝑎, trong đó p là một véc-tơ giá và a là thu nhập của cá nhân, như vậy hàm cầu
lúc này sẽ trở thành: 𝑥 = 𝑑(𝑎, 𝒑). Khi được áp dụng nghiên cứu thị trường, một phần
nhiễu 𝜀 được thêm vào hàm cầu để tính toán sự khác biệt trong dữ liệu quan sát, 𝒙 =
𝒅(𝑎, 𝒑) + 𝜺. Phần nhiễu đã được diễn giải như là sai số của x, hoặc có thể từ những
sai lầm trong việc tối ưu hóa của người tiêu dùng. Chỉ có hàm cầu đại diện d(a,p) mới
phải mang những ràng buộc được đưa ra trong lý thuyết người về tiêu dùng. Nhìn
chung, các nhà kinh tế học trước những năm 1960 sử dụng lý thuyết người tiêu dùng
như là một công cụ lập luận, để khám phá những tính chất của các phương án tổ chức
thị trường và các chính sách kinh tế liên quan. Khi lý thuyết về người tiêu dùng được
áp dụng trong nghiên cứu thực nghiệm dựa vào các cấp độ dữ liệu khác nhau, có thể
theo góc độ của một thị trường nhất định hoặc góc độ một quốc gia. Các nghiên cứu
này thường phát triển dựa trên các giới hạn của một chủ thể đại diện nhất định (ví dụ,
người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp), với cách nhìn nhận những hành vi của các chủ


4


thể đại diện mang tính phổ quát trong thị trường được nghiên cứu. Khi các quan sát
bị sai lệch theo những hàm ý trong lý thuyết về chủ thể đại diện thì các khác biệt đó
sẽ được nhà nghiên cứu tính toán vào một phần nhiễu và sai số đo lường của dữ liệu,
và không xem đó là các yếu tố không quan sát được trong hoặc khác biệt qua các cá
nhân đại diện.
Trong những năm 1960, sự gia tăng các dữ liệu khảo sát hành vi cá nhân và sự
cải tiến nhanh chóng của máy tính cá nhân đã giúp các nhà nghiên cứu phân tích được
những dữ liệu này, tập trung chủ yếu vào sự khác biệt trong nhu cầu của các cá nhân.
Việc mô hình hóa và giải thích sự khác biệt giữa các cá nhân trở nên quan trọng như
một phần của lý thuyết người tiêu dùng. Điều này đặc biệt rõ ràng đối với lựa chọn
rời rạc, ví dụ như trong lựa chọn cách thức đi lại hoặc nghề nghiệp. Những giải pháp
cho vấn đề nêu trên đã đưa đến những công cụ phân tích kinh tế lượng vi mô về hành
vi lựa chọn như hiện nay. Nguồn gốc của kỹ thuật lựa chọn bắt nguồn từ những nghiên
cứu trong ngành tâm lý học nhưng chưa thể áp dụng vào nghiên cứu thị trường và
hành vi của người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh tế học. Vào năm 1960, Jacob
Marschak đã đưa lý thuyết trong nghiên tâm lý học của Thurstone vào các mô hình
kinh tế, bằng cách diễn giải những kích thích về mặt tâm lý theo các khái niệm của
kinh tế học, với xác suất việc lựa chọn để tối đa hóa hữu dụng mà bản thân nó chứa
đựng các yếu tố ngẫu nhiên (Kjær, 2005). Marschak gọi đó là mô hình tối đa hóa hữu
dụng ngẫu nhiên (Random Utility Maximization, RUM).
Để đo lường giá trị kinh tế, có hai cách tiếp cận được trình bày trong nghiên cứu
của Kjær (2005), Bateman và cộng sự (2002): Phương pháp tiết lộ sở thích (Revealed
Preference Method) và phương pháp phát biểu sở thích (Stated Preference Method).
Trong đó, các phương pháp có liên quan đến phát biểu sở thích bao gồm hai loại:
phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent valuation method, CVM) và phương
pháp thí nghiệm lựa chọn rời rạc (Discrete choice experiment, DCE).
Sự ra đời của lý thuyết RUM, cùng sự phát triển nhanh của các kỹ thuật kinh tế
lượng đã giúp cho các phương pháp liên quan đến lựa chọn trong nghiên cứu kinh tế



5

trở nên hữu ích, và có khả năng áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu thực nghiệm.
Nhưng quan trọng nhất, lý thuyết RUM đã cung cấp được mối liên hệ giữa hành vi
quan sát được của người tiêu dùng với lý thuyết kinh tế học. Trong lĩnh vực nghiên
cứu thị trường, phương pháp thí nghiệm lựa chọn rời rạc được một số nhà nghiên cứu
gọi với cái tên là kỹ thuật phân tích kết hợp (Conjoint analysis, CA), được đề cập
trong nghiên cứu của Green và Srinivasan (1978). Phương pháp phân tích kết hợp
đóng vai trò quan trọng trong dự đoán và hiểu được quyết định của người tiêu dùng
thông qua những phân tích dựa trên thuộc tính sản phẩm. Tuy nhiên, cụm từ phân tích
kết hợp không còn được sử dụng rộng trong nghiên cứu kinh tế sau này, mà được
thay thế bởi các kỹ thuật có giá trị hơn dựa trên nền tảng lý thuyết về sự ngẫu nhiên
trong hữu dụng (Random Utility Theory, RUT) (Louviere và công sự, 2000;
Louviere, 2001; Louviere và công sự, 2010) cũng chính là RUM mà nghiên cứu sẽ
thảo luận chi tiết hơn trong những phần kế tiếp. Trong các nghiên cứu kinh tế học
môi trường, kỹ thuật có liên quan đến lựa chọn thường được gọi là thí nghiệm sự lựa
chọn (Choice Experiment, CE) hoặc mô hình hóa lựa chọn (Choice Modelling, CM).
Các nhà kinh tế học đã chia các kỹ thuật liên quan đến lựa chọn thành ba nhóm,
bao gồm: (1) Thí nghiệm sự lựa chọn rời rạc; (2) Sắp xếp ngẫu nhiên; (3) Xếp hạng
ngẫu nhiên. Cách phân loại dựa trên sự khác nhau về các giả định lý thuyết, phương
pháp phân tích và tiến trình thực hiện thí nghiệm (Bateman và cộng sự, 2002; Blamey
và cộng sự, 2002; Louviere và cộng sự, 2000). Cách thiết kế các phương án chọn cơ
bản là giống nhau cho mỗi kỹ thuật và đáp viên phải đưa ra được sở thích khi đối mặt
với một tập các phương án đầy đủ và hữu hạn với các thuộc tính khác nhau của đối
tượng. Các giả định lý thuyết của ba phương pháp đều phù hợp với lý thuyết kinh tế
học phúc lợi. Đối với phương pháp DCE yêu cầu đáp viên chọn một trong các phương
án đã được đưa ra, nên mức độ yêu cầu đối với đáp viên ít hơn phương pháp sắp xếp,
xếp hạng nhưng lại cung cấp ít thông tin về đáp viên hơn. Phương pháp sắp xếp ngẫu
nhiên yêu cầu đáp viên sắp xếp cho tất cả các phương án và dữ liệu do đó sẽ cung cấp
đây đủ hơn thông tin về sở thích của đáp viên hơn là phương pháp lựa chọn rời rạc,

tuy nhiên điều này đòi hỏi các đáp viên phải có khả năng nhận thức nhiều hơn. Mức


6

độ yêu cầu đáp viên sẽ phức tạp hơn đối với phương pháp xếp hạng ngẫu nhiên khi
yêu cầu đáp viên phải đưa ra các giá trị thể hiện sở thích theo mức độ mạnh yếu cho
mỗi phương án. Phương pháp này cho phép đáp viên cùng lúc xếp hạng như nhau cho
các phương án và có thể sẽ đưa đến kết quả không có sự khác biệt giữa các phương
án. Phương pháp xếp hạng và sắp xếp ngẫu nhiên có hạn chế là đáp viên có thể không
có những trải nghiệm thực tế để thực hiện việc sắp xếp hoặc xếp hạng tất cả các
phương án hoặc có thể gặp vấn đề trong so sánh giữa các cá nhân và xuất phát từ sự
lựa chọn mà đáp viên phải đối mặt trong thực tế so với phương pháp DCE.
Bảng 2.1. Sự khác nhau trong cách lấy mẫu của ba phương pháp lựa chọn
Đối với nghiên cứu lựa chọn rời rạc (chọn duy nhất một trong các phương án
trong tập đầy đủ): Bạn chỉ được chọn phương án đi lại mà bạn thích nhất.
Phương án 1

Phương án 2

Phương án 3

Phương tiện

Xe máy

Xe buýt

Tàu điện ngầm


Thời gian trên

20 phút

25 phút

15 phút

0 phút

3 phút

10 phút

15 ngàn VNĐ

6 ngàn VNĐ

12 ngàn VNĐ

phương tiện
Thời gian đi đến
hoặc đi từ
phương tiện đích
đến
Chi phí cho toàn
bộ chuyến đi
Tôi chọn phương
án


X

Phương án 2 được thích hơn phương án 1 và 3


7

Sắp xếp ngẫu nhiên (hoàn thành việc sắp xếp các phương án từ cao đến thấp theo
sở thích của bạn): nếu bạn sắp xếp theo trật tự sau: (A, B và C), có nghĩa là phương
án A được bạn ưa thích nhất, phương án B được ưa thích hơn phương án C và phương
án C được ưa thích ít nhất.
Phương án 1

Phương án 2

Phương án 3

Phương tiện

Xe máy

Xe buýt

Tàu điện ngầm

Thời gian trên

20 phút

25 phút


15 phút

0 phút

3 phút

10 phút

15 ngàn VNĐ

6 ngàn VNĐ

12 ngàn VNĐ

B

A

C

phương tiện
Thời gian đi đến
hoặc đi từ
phương tiện đích
đến
Chi phí cho toàn
bộ chuyến đi
Tôi sắp xếp các
phương án


Phương án 2 được ưa thích nhất, hơn phương án 1 và phương án 3 được ưa
thích thấp nhất

Xếp hạng (biểu lộ mức độ ưa thích bằng cách xếp hạng các phương án theo thang
đo): thang đo xếp hạng có giá trị từ 1 đến 10, trong đó giá trị 0 hàm ý bạn thích
phương án đó thấp nhất, ngược lại với giá trị 10 hàm ý bạn thích phương án đó cao
nhất.


8

Phương án 1

Phương án 2

Phương án 3

Phương tiện

Xe máy

Xe buýt

Tàu điện ngầm

Thời gian trên

20 phút


25 phút

15 phút

0 phút

3 phút

10 phút

15 ngàn VNĐ

6 ngàn VNĐ

12 ngàn VNĐ

phương tiện
Thời gian đi đến
hoặc đi từ
phương tiện đích
đến
Chi phí cho toàn
bộ chuyến đi
Tôi xếp hạng
phương án

8

7


3

Phương án 2 được thích hơn 1/10 so với phương án 1 và 5/10 so với phương
án 3

Bảng 2.1 đã cung cấp một ví dụ về lựa chọn cách thức đi lại, để minh hoạ cho sự
khác nhau trong cách thức thu thập dữ liệu của ba kỹ thuật nêu trên. Cách tiếp cận
liên quan đến thí nghiệm sự lựa chọn rời rạc đã được áp dụng nhiều trong các nghiên
cứu thuộc lĩnh vực kinh tế, trong khi đó cách tiếp cận theo phương pháp xếp hạng sự
ngẫu nhiên khó khăn khi áp dụng hơn. Để có được so sánh trong nghiên cứu thực
nghiệm cho ba cách tiếp cận nêu trên hãy xem chi tiết trong bài viết của Boyle và
công sự (2001). Trong đánh giá ngẫu nhiên được phân loại theo cách thiết kế đưa ra
bởi Bateman và cộng sự (2002) thì phương pháp thí nghiệm lựa chọn rời rạc có liên
quan đến phương pháp đánh giá ngẫu nhiên đó là phương pháp phân đôi lựa chọn, vì
cả hai đều liên quan đến việc người tiêu dùng quyết định lựa chọn từ một tập các lựa
chọn hàng hoá có thể thay thế cho nhau và quan trọng là đều dựa trên nền tảng RUM.


9

Trong phần tiếp theo, nghiên cứu sẽ trình bày chi tiết hai lý thuyết được xem là
nền tảng có liên quan đến phương pháp thí nghiệm lựa chọn rời rạc đó là lý thuyết
RUM và lý thuyết đặc tính giá trị sản phẩm Lancaster.
2.1.1. Thuyết lựa chọn hợp lý
Trong lược khảo của Scott (2000), thuyết lựa chọn lợp lý được phát triển đầu tiên
trong lĩnh vực xã hội học, người tiện phong là George Homans. Sau đó, các tác giả
như: Blau, Coleman, và Cook đã mở rộng khung phân tích, phát triển các mô hình
toán cho hành động hợp lý, rất nhiều nhà kinh tế học như Becker đã cho ra đời lý
thuyết về tội phạm và hôn nhân. Lý thuyết này hội tụ dần và được xem như một
nguyên lý chung trong kinh tế học vi mô để giải thích cho các phản ứng của các cá

nhân trên một thị trường thông thường.
Trong kinh tế học, sự hợp lý được hiểu như là việc cá nhân muốn có nhiều hàng
hóa hơn là ít hàng hoá. Định nghĩa về sự hợp lý ở đây hẹp hơn và hàm ý là cá nhân
sẽ hành động cân nhắc giữa chi phí và lợi ích, từ đó dẫn đến hành động tối đa hóa lợi
ích cá nhân. Ý tưởng cơ bản là: cá nhân sẽ lựa chọn khi họ cố gắng tối đa hóa lợi ích
và tối thiểu hóa chi phí, mọi người thường muốn có được sản phẩm hữu dụng nhất
với giá thấp nhất. Các cá nhân hợp lý chọn phương án đem lại mức độ thỏa mãn lớn
nhất, nếu chúng ta thiết lập một tập hợp j các hành động đầy đủ và xung khắc nhau
thì:
𝐴 = {𝐴1 , … , 𝐴2 , … , 𝐴𝑗 }
Với ba giả định về sở thích cá nhân đối với các hành động: (1) Tính đầy đủ có
hàm ý tất cả các hành động được sắp xếp trong một tập hợp đầy đủ các sở thích; (2)
Tính chất bắt cầu có nghĩa là: nếu A1 được thích hơn A2, và A2 được ưa thích hơn A3
thì A1 được ưa thích hơn A3; (3) Tính độc lập của những phương án thay thế, ví dụ
như: A được ưa thích hơn B bên ngoài tập hợp{A,B} và nếu thêm một phương án X
vào làm tăng tập hợp lên {A,B,X} thì không làm B được thích hơn A.


10

Một nghiên cứu về sự hợp lý trong kinh tế học có liên quan đến vấn đề lựa chọn
được đưa ra bởi McFadden (1999). Nghiên cứu xem xét những bằng chứng được đưa
ra từ những thí nghiệm hành vi, và đi đến kết luận cho rằng hầu hết những bất thường
liên quan đến nhận thức của con người là do phần lỗi trong nhận thức của cá nhân
đến từ cách mà thông tin được lưu trữ, lấy, xử lý. Sự sai lệch trong tiến trình xử lý
thông tin đã dẫn đến hình thành những vấn đề sai lệch trong lựa chọn do sự chỉ dẫn
của nhận thức không phù hợp tại mức độ thấp nhất với định nghĩa hạn hẹp về sự hợp
lý. Nghiên cứu đã thảo luận tập trung vào những bất thường trong nhận thức ảnh
hưởng đến hành vi kinh tế và cách đo lường, đồng thời cũng đưa ra những hàm ý cho
việc tiến hành các phân tích kinh tế. Trong kết luận của nghiên cứu này, Daniel

McFadden đã chỉ ra những thách thức trong nghiên cứu liên quan đến kinh tế học
hành vi của trường phái Chicago khi giả định về sự nhận thức hợp lý không còn được
xem là một điều kiện trong nghiên cứu hành vi kinh tế. Tác giả đã chỉ ra hướng giải
quyết đối với các nhà kinh tế học theo trường phái này, nên tập trung vào cách đo
lường có cân nhắc đến những dị thường trong nhận thức của đáp viên và các phương
pháp khác nhằm hạn chế những phản ứng sai lệch của cá nhân trong tiến trình thực
hiện các nghiên cứu hành vi kinh tế, ví dụ như: lặp lại câu hỏi để đảm bảo sự chắc
chắn của đáp viên hoặc một câu nhắc nhở người trả lời đưa ra lựa chọn phù hợp
(Cheap talk) nhằm tăng tính chất nghiêm trọng và có ảnh hưởng đến lợi ích của đáp
viên.
2.1.2. Lý thuyết đặc tính giá trị của Lancaster
Theo tóm lược của Kjær (2005), lý thuyết các đặc tính giá trị của Lancaster là sự
mở rộng của lý thuyết người tiêu dùng trong kinh tế học tân cổ điển. Cách tiếp cận
của lý thuyết này có liên quan đến các thuộc tính của các đặc tính sản phẩm mang lại
cho tiêu người dùng. Trong trường hợp, có sự kết hợp của nhiều loại hàng hoá thì sẽ
cho ra một tập véc-tơ của số lượng các đặc tính của các hàng hóa đó. Những sở thích
của người tiêu dùng được xác định thông qua tập các đặc tính của sản phẩm và đường
cầu của hàng hoá là một đường cầu chuyển hoá. Sự tiêu dùng lúc này được nhìn nhận


11

là hoạt động xác định các tính chất hay thuộc tính từ hàng hoá. Cách tiếp cận của
Lancaster là cơ sở quan trọng giúp phương pháp DCE có thể ứng dụng trong nghiên
cứu thực nghiệm. Phần lớn một đặc tính xét trên một đơn vị sản phẩm là cố định,
không liên quan đến mức độ tiêu dùng hàng hoá đó hoặc những hàng hoá khác. Những
giả định dựa trên sự nhìn nhận các thuộc tính của sản phẩm là khách quan, có thể đo
lường được, thay vì mô tả mối quan hệ giữa hai sản phẩm, thì tỷ lệ thay thế biên trong
lý thuyết mô tả mối quan hệ giữa hai thuộc tính.
2.1.3. Lý thuyết RUM

Quá trình lý thuyết RUM ra đời và phát triển, cũng là khoảng thời gian các mô
hình kinh tế lượng áp dụng cho nghiên cứu liên quan đến lựa chọn rời rạc được các
nhà kinh tế lượng phát triển theo. Do vậy, nghiên cứu trình bày lồng ghép cả hai vấn
đề nhằm làm rõ vai trò nền tảng của lý thuyết, đồng thời thuận tiện cho việc xác định
mô hình kinh tế lượng áp dụng cho nghiên cứu trong chương tiếp theo. Trong phần
này, mô hình lựa chọn rời rạc sẽ bắt đầu từ những khái niệm cơ bản, sau đó đi vào
thảo luận về tập các giá trị lựa chọn. Nghiên cứu sẽ trình bày về xác suất lựa chọn và
nguồn gốc của chúng từ hành vi tối đa hóa hữu dụng. Các mô hình đặc trưng thuộc
họ RUM sẽ được thảo luận nhanh ở phần cuối.
2.1.3.1. Khái niệm
Cụm từ lựa chọn rời rạc (Discrete choice) được đưa ra để phân biệt giữa biến liên
tục và rời rạc đối với một tập các lựa chọn. Nghĩa của cụm từ rời rạc hàm ý sự lựa
chọn này là rời rạc đúng theo bản chất của nó, có nghĩa là chỉ có duy nhất một phương
án trong tập hợp được người tiêu dùng chọn. Một tình huống gọi là sự lựa chọn rời
rạc được định nghĩa như khi một người phải đối mặt với việc lựa chọn giữa các
phương án trong một tập hợp các phương án chọn và tuân theo các điều kiện nhất
định được đưa ra. Phần tiếp theo sẽ đưa ra những thảo luận cụ thể hơn về tính chất
của tập các phương án lựa chọn hay gọi ngắn gọn là tập chọn.
2.1.3.2. Tập hợp các phương án lựa chọn


12

Một tập các lựa chọn (Choice set) được đề cập như trên phải đáp ứng ba điều kiện
để được xem là một tập chọn theo khung phân tích sự lựa chọn rời rạc:
Thứ nhất, các phương án phải loại trừ nhau theo nghĩa là người ra quyết định
được chọn một phương án nằm trong tập này mà không phải là một phương án nào
khác nằm ngoài đó.
Thứ hai, các phương án này bắt buộc là đầy đủ, tất cả các phương án có thể xãy
ra đều phải được tính đến và đưa vào.

Thứ ba, các phương án này phải là hữu hạn, các phương án này có thể đếm được.
Hai điều kiện đầu tiên gần giống nhau nếu một tập mà có tính chất thứ nhất thì
chắc là tập chọn đó đã đầy đủ. Ví dụ, có hai phương án là: đi bộ và đi xe buýt, sẽ
không thoả điều kiện thứ nhất bởi vì người ra quyết định có thể chọn một hình thức
kết hợp cả đi bộ và xe buýt. Như vậy, nếu người ra quyết định chọn một phương án
nằm ngoài tập này thì dẫn đến làm tập chọn không thoả điều kiện thứ hai. Trong
trường hợp này, cần xác định lại và mở rộng các phương án lựa chọn, có thể bằng
những phương án gốc thêm vào một phương án tạo ra các kết hợp, ví dụ như: thêm
vào tập phương án lựa chọn kết hợp đi bộ và xe bus. Việc đưa ra một tập các lựa chọn
thỏa hai điều kiện nêu trên có thể thông qua rất nhiều cách, tuy nhiên, còn phải tùy
vào mục tiêu nghiên cứu và dữ liệu có sẵn. Các nghiên cứu sẽ phải đánh đổi trong
việc thiết kế tập lựa chọn này: nếu thiết kế với nhiều phương án (có cả các phương
án kết hợp) sẽ giúp nắm bắt được đầy đủ các yếu tố tác động, nhưng sẽ phức tạp khi
ước lượng và dự báo so với tập có ít phương án lựa chọn hơn.
2.1.3.3. Nguồn gốc xác suất lựa chọn
Trong quá trình ước lượng, rất khó để dự đoán một cách chính xác hoàn toàn sự
lựa chọn của một cá nhân hay người tiêu dùng sản phẩm. Để giải quyết sự không chắc
chắn xung quanh việc lựa chọn của cá nhân, mỗi phương án được gắn với một xác
suất được lựa chọn riêng. Có nhiều loại mô hình lựa chọn rời rạc được áp dụng trong
những nghiên cứu ở những lĩnh vực khác nhau như: sinh học, tâm lý học và kinh tế


13

học. Nhưng tất cả các mô hình xác suất lựa chọn đều có các đặc tính theo dạng phương
trình sau (với i phương án lựa chọn):
𝑈𝑖 = 𝑉𝑖 + 𝜀𝑖

(2.1)


Sự khác nhau giữa các mô hình theo dạng này tùy theo cách các biến được giải
thích và rất quan trọng vì có liên quan đến các yếu tố quyết định đến xác suất. Mô
hình hóa xác suất cho việc lựa chọn có thể được chia thành hai nhánh chính, bao gồm:
Thứ nhất, quy luật ra quyết định được giả định là ngẫu nhiên và hữu dụng được
xác định trước (Random decision rule): cách này xem hành vi của các cá nhân đúng
như bản chất xác suất, hàm ý rằng hành vi các cá nhân này có thể thay đổi theo các
yếu tố bên ngoài và bên trong.

Hình 2. 1. Các nhánh của lý thuyết xác suất lựa chọn (còn gọi là lý thuyết lựa
chọn rời rạc)
Nguồn: Trine Kjær ( 2005)

Thứ hai, quy luật ra quyết định được giả định là được xác định còn hữu dụng thì
ngẫu nhiên (Random Utility): nhánh các mô hình này nhìn nhận xác suất được xem
như sự giới hạn của các nhà nghiên cứu trong việc xây dựng chính xác hành vi cá
nhân.


14

Nhánh lý thuyết xác suất lựa chọn thứ nhất với những giả định không tạo ra sự
kết nối với các lý thuyết mà các nhà kinh tế học phát triển. Việc mô hình hóa xác suất
lựa chọn theo nhánh này, giả định rằng hữu dụng 𝑉𝑖 của mỗi phương án là cố định.
Thay vì chọn phương án có hữu dụng cao nhất, cá nhân được giả định hành xử với
các xác suất chọn được xác định thông qua một hàm số phân phối xác suất cho các
phương án, trong đó các hữu dụng như là các hệ số, hàm ý là cá nhân không cần thiết
chọn phương án đem lại mức độ hữu dụng cao, chỉ cần xác suất chọn cao. Điều này
được Tversky (1972) đưa ra khi cho rằng con người thường không chắc chắn và
không thống nhất khi tiến hành chọn các phương án, các cá nhân không chắc về việc
chọn ngay cả khi rơi vào một tính huống lựa chọn tương tự. Giữa những nhà kinh tế

học và tâm lý học có sự khác nhau trong cách nhìn nhận về tiến trình ra quyết định
của con người. Trong khi các nhà tâm lý học xem xét các yếu tố mang tính tự nhiên
bên trong con người hay gọi là các biến liên quan đến tâm lý khi thực hiện nghiên
cứu, thì các nhà kinh tế học hầu như nhìn nhận thông tin như một đầu vào của lựa
chọn, dựa trên sự hợp lý và hành vi tối đa hóa hữu dụng. Tiến trình ra quyết định
trong nghiên cứu tâm lý học liên quan đến sự tương tác của các khái niệm như: nhận
thức, động cơ, thái độ và cảm xúc. Nhưng đối với các nhà kinh tế học đơn giản nó là
sở thích và tiến trình ra quyết định bên trong cá nhân nằm trong “hộp đen”. Trong
nhiều năm qua, kinh tế học hành vi đã có những khám phá rất thú vị với những đóng
góp của các nhà tâm lý học mà hai nhà nghiên cứu tiên phong: Daniel Kahneman và
Amos Tversky, với việc phát triển lý thuyết có tên gọi “Prospect Theory”. Những
nghiên cứu trong kinh tế học hành vi theo trường phái phi chính thống được thực hiện
xoay xung quanh những vấn đề có liên quan đến rủi ro và sự không chắc chắn trong
tiến trình đưa ra lựa chọn. Điều này không hoàn toàn hàm ý rằng hành vi lựa chọn
của người tiêu dùng là không hợp lý. Như đã trình bày trong phần thảo luận về thuyết
hành động hợp lý, sự sai lệch trong nhận thức có thể đến từ cách mà thông tin đi vào,
lưu trữ và xử lý. Vì vậy các nghiên cứu cần chắc chắn cung cấp thông tin một cách
rõ ràng, thì sẽ hạn chế được sự sai lệch nếu có trong quá trình nghiên cứu về hành vi.


15

Ngược lại, nhánh lý thuyết thứ hai về sự ngẫu nhiên trong thỏa dụng có thể liên
kết được với lý thuyết kinh tế học của Lancaster và kinh tế học tân cổ điển. Nguồn
gốc của xác suất lựa chọn rời rạc bắt nguồn từ nghiên cứu tâm lý học của Thurstone
(1927) với nghiên cứu có tựa đề “Law of Comparative Judgment”, với ý tưởng cho
rằng mô hình lựa chọn của cá nhân như là một kết quả của một tiến trình trong đó các
biến ngẫu nhiên được liên hệ với mỗi phương án và phương án được chọn phải được
nhận thức rõ ràng nhất. Nếu thay các kích thích thực tế trong lý giải của Thurstone
bằng cách giải thích nó như là một sự thỏa mãn hay hữu dụng thì sự lựa chọn được

giải thích như một mô hình lựa chọn kinh tế trong đó các cá nhân sẽ chọn phương án
mà đem lại hữu dụng cao nhất (McFadden, 2001). Vào năm 1960, Marchak là người
đầu tiên đã kết hợp và đưa ra ý tưởng về xác suất lựa chọn để tối đa hoá hữu dụng có
chứa các yếu tố ngẫu nhiên và ông gọi nó là mô hình tối ưu hóa thỏa dụng ngẫu nhiên
(Random Utility Maximization, RUM). Những ý tưởng này đã được phát triển bởi
nhiều nhà kinh tế học, nổi bật có Manski và McFadden. Trong đó, khung lý thuyết
được đề cập chính thức bởi Manski (1977) và được mở rộng thành khung phân tích
bởi McFadden (ví dụ như: McFadden, 1974; McFadden, 1980; McFadden, 1986;
McFadden & Train, 2000). Ngày nay, lý thuyết RUM được sử dụng rất rộng rãi trong
các nghiên cứu hàn lâm và thực nghiệm để mô hình hóa tiến trình lựa chọn, nhiều
nghiên cứu phát triển mở rộng kết hợp các ý tưởng và phương pháp từ hệ phương
trình cấu trúc (SEMs) (Rungie và cộng sự, 2011). Lý thuyết cho phép các nhà nghiên
cứu có thể làm rõ những sở thích cho các đặc điểm khác nhau của hàng hoá, bằng
cách ước lượng mô hình của các sở thích đó.
Lý thuyết kinh tế học tân cổ điển cho rằng một cá nhân có nhận thức hoàn chỉnh
và không bị giới hạn về thông tin, do vậy cá nhân có thể sắp xếp sự lựa chọn một
cách chính xác và phù hợp. Điều đó hàm ý rằng các cá nhận này sẽ chọn phương án
tốt nhất và có thể lặp lại trong tình huống tương tự (Kjær, 2005). Dựa trên sự thiếu
thông tin về hàm hữu dụng thật của cá nhân, lý thuyết xác suất lựa chọn không phản
ánh sự thiếu hợp lý ở các cá nhân, mà phản ánh sự thiếu thông tin có liên quan đến
đăc tính của các phương án lựa chọn và/hoặc các đặc tính của các cá nhân đối với


16

người nghiên cứu (Manski, 1977). Với cách lý giải này, khi thực hiện nghiên cứu,
nhà nghiên cứu chỉ quan sát được một phần của hữu dụng tạo nên các phương án, có
nghĩa là hàm hữu dụng được xác định từ cách nhìn nhận của mỗi cá nhân và nó phù
hợp với kinh tế học tân cổ điển. Hàm hữu dụng như trên, có thể chuyển thành hàm
gián tiếp được chia đôi từ hàm hữu dụng dựa trên các yếu tố mà nhà nghiên cứu có

thể quan sát được và phần còn lại của hàm hữu dụng không quan sát được đại diện
bởi tất cả các yếu tố có ảnh hưởng khác lên quyết định lựa chọn của người tiêu dùng.
Hàm hữu dụng (2.1) đối với cá nhân 𝑛 sẽ trở thành :
𝑈𝑖𝑛 = 𝑉𝑖𝑛 + 𝜀𝑖𝑛

(2.2)

Hanemann (1984) cho rằng Vi là thành phần có tính chất hệ thống và nhà nghiên
cứu có thể quan sát được; còn lại 𝜀𝑖 là phần nhà nghiên cứu không quan sát được và
được giả định là thành phần ngẫu nhiên. Vì vậy, phần Vi có thể giải thích cho sự khác
nhau trong lựa chọn còn đối với phần ngẫu nhiên 𝜀𝑖 thì không. Lý thuyết RUM giả
định rằng mỗi cá nhân có hành động hợp lý và dẫn đến lựa chọn phương án đem lại
mức hữu dụng cao nhất. Bởi vì khi thực hiện nghiên cứu, người nghiên cứu không
thể quan sát được hàm hữu dụng thực sự (𝑈𝑖 ), do đó một hàm hữu dụng dựa trên xác
suất được đưa ra để ước lượng. Cách giả định phân phối xác suất của phần ngẫu nhiên
sẽ quyết định dạng hàm sử dụng, những thảo luận chi tiết hơn về các mô hình dựa
trên nền tảng RUM sẽ được đưa ra trong phần tiếp theo. Giả sử cá nhận n đứng trước
việc chọn lựa giữa hai phương án i và j, xác suất để cá nhân này chọn phương án i
là:
𝑃𝑛𝑖 = 𝑃𝑟𝑜𝑏(𝑈𝑛𝑖 > 𝑈𝑛𝑗 ∀𝑗 ≠ 𝑖)
= 𝑃𝑟𝑜𝑏(𝑉𝑛𝑖 + 𝜀𝑛𝑖 > 𝑉𝑛𝑗 + 𝜀𝑛𝑗 ∀𝑗 ≠ 𝑖
= 𝑃𝑟𝑜𝑏(𝜀𝑛𝑗 − 𝜀𝑛𝑖 < 𝑉𝑛𝑖 − 𝑉𝑛𝑗 )∀𝑗 ≠ 𝑖.

(2.3)

Phương pháp thí nghiệm lựa chọn rời rạc được dựa trên việc tối đa hóa hữu dụng
và lý thuyết cầu, do vậy nhà nghiên cứu có thể ước lượng giá trị bằng tiền tệ cho các
phúc lợi, tổng hợp lại có thể ước lượng được mức sẵn lòng trả biên (MWTP); có thể



17

ước lượng WTP của cá nhân trong một dự án hoặc chính sách mà bản thân nó làm
thay đổi nhiều hơn một thuộc tính; và chỉ ra được thứ hạng của các thuộc tính tiêu
dùng (Bateman và cộng sự, 2002).
2.1.3.4. Một số mô hình đặc trưng
Trong các mô hình lựa chọn rời rạc, những giả định khác nhau đối với phân phối
xác suất của phần hữu dụng không quan sát được hay phần dư sẽ dẫn đến dạng hàm
trong nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các mô hình lựa chọn rời
rạc đều phù hợp với lý thuyết RUM, một thảo luận về nguồn gốc của các mô hình
ước lượng sẽ hữu ích trong việc lựa chọn mô hình cho nghiên cứu. Nghiên cứu của
Luce (1959)3 đã đưa ra một điều kiện với tên gọi: Independence from Irrelevant
Alternatives (IIA), nhằm đơn giản hóa việc thu thập số liệu thí nghiệm bằng cách áp
dụng một xác suất đa chiều căn cứ trên thí nghiệm lựa chọn nhị phân. Điều kiện IIA
có thể hiểu là tỉ lệ của xác suất chọn phương án i và j là như nhau trong mỗi tập chọn
C, bao gồm i và j. Luce thấy rằng đối với xác suất lựa chọn phương án i có sự ràng
buộc của điều kiện thì hữu dụng 𝑤𝑖 được đưa vào phương trình xác suất như sau:
𝑃𝐶 (𝑖) = 𝑤𝑖 / ∑𝑘∈𝐶 𝑤𝑘 và Marschak đã chứng minh được đối với một tập đối tượng
hữu hạn thì IIA hàm ý chỉ RUM. Để diễn giải xác suất cho một hàm hữu dụng với
những thuộc tính quan sát được, mô hình xác suất Luce được viết lại:
𝑃𝐶 (𝑖) = exp(𝑉𝑖 ) / ∑𝑘∈𝐶 exp(𝑉𝑘 )
Trong phương trình trên, Vk chính là phần hữu dụng mang tính hệ thống, quan
sát được như đã đề cập và các thuộc tính của phương án k được xem là một hàm tuyến
tính. Các hệ số hồi quy phản ánh sở thích của những người ra quyết định, đồng thời
C là một tập chọn hữu hạn và đầy đủ. McFadden gọi tên cho mô hình trên là
Conditional logit, nhưng phổ biến hiện nay gọi là mô hình Multinomial logit (MNL).
Bởi vì trong trường hợp sự lựa chọn là nhị phân thì mô hình trở thành mô hình logistic,

Robert Duncan Luce với cuốn sách: “Individual Choice Behavior A Theoretical Analysis” được xuất bản đầu
tiên vào năm 1959, bởi nhà xuất bản John Wiley & Sons, tại New York. Nhưng sau đó, bản tóm tắt cuốn sách

vào năm 2005, được đưa ra bởi nhà xuất bản Dover.
3


18

còn đối với trường hợp nhiều lựa chọn hơn mô hình được diễn giải như là một phân
phối có điều kiện của nhu cầu trong một tập chọn C với các tất cả các phương án có
thể (MacFadden, 2001).
Một trong những đóng góp quan trọng của McFadden đối với mô hình MNL, đó
là tìm ra mô hình xác suất của Luce phù hợp với lý thuyết RUM có phân bổ đồng
nhất, độc lập (Independently and Identically Distributed, IID) cho phần sai số ngẫu
nhiên khi và chỉ khi phần sai số ngẫu nhiên 𝜀𝑛𝑖 trong phương trình (2.3) được giả định
có phân phối Gumbel hay còn gọi là phân phối cực trị loại 1 (Extreme value type 1,
EV1) (MacFadden, 2001). Điều kiện trong giả định này là phần không quan sát được
hay phần sai số ngẫu nhiên không có tương quan với nhau ở các phương án và có
cùng phương sai cho tất cả các phương án, giả định này sẽ thuận tiện cho việc tính
toán xác suất lựa chọn và đưa đến mô hình xác suất có vi phân dạng đóng. Tất nhiên,
bất cứ mô hình lựa chọn rời rạc nào có phần hữu dụng không quan sát được thỏa điều
kiện IID thì hàm ý đã thỏa mãn điều kiện IIA (Brownstone, 2000). Để rõ ràng hơn
Bhat (2000) chia các giả định của mô hình MNL thành ba loại, bao gồm:
(1) Giả định thứ nhất của mô hình MNL, phần ngẫu nhiên trong hàm hữu dụng của
các phương án khác nhau tuân theo IID với một phân phối xác suất Gumbel.
(2) Giả định thứ hai của mô hình MNL, có sự đồng nhất trong phản ứng với các thuộc
tính của phương án qua các cá nhân hay có nghĩa là các cá nhân với các đặc tính
khác nhau nhưng phải có cùng cách lựa chọn khi đối mặt với các thuộc tính của
một sản phẩm nào đó.
(3) Giả định thứ ba của MNL, phần sai số của các phương án không tương quan và
có sai số bằng nhau qua các cá nhân khác nhau.
Phân phối xác suất theo dạng trên của phần sai số ngẫu nhiên sẽ làm phương trình

xác suất (2.3) được viết lại:
𝑃(𝑈𝑛𝑖 > 𝑈𝑛𝑗 ) =

𝑒𝑥𝑝(𝜇 𝑉𝑛𝑖 )
∑𝐽𝑗=1 𝑒𝑥𝑝(𝜇 𝑉𝑛𝑗)

(2.4)


19

Trong trường hợp, giả định phần hữu dụng quan sát được là một hàm tuyến tính
theo các hệ số, 𝑉𝑛𝑖 = 𝛽′𝑋𝑛𝑖 , hàm xác suất (2.4) có thể viết lại:
𝑃(𝑈𝑛𝑖 > 𝑈𝑛𝑗 ) =

𝑒𝑥𝑝(𝜇 𝛽′ 𝑋𝑛𝑖 )
∑𝐽𝑗=1 𝑒𝑥𝑝(𝜇 𝛽′ 𝑋𝑛𝑖 )

(2.5)

Trong đó 𝜇 là một tham số quy mô, nó tỉ lệ nghịch với độ lệch chuẩn của phân
phối phần sai số. Trong một bộ dữ liệu đơn thì tham số này không thể xác định tách
biệt mà nằm trong một phần được ước lượng. Giá trị của 𝜇 không liên quan đến những
tính toán cho ước lượng giá trị phúc lợi nếu hàm hữu dụng là tuyến tính với thu nhập,
bởi vì nó sẽ liên quan đến nhiều các yếu tố khác cùng lúc. Tuy nhiên, tham số quy
mô này sẽ ảnh hưởng đến các thước đo giá trị. Hai tổng thể nghiên cứu có sở thích
như nhau thì chưa thể chắc là các tham số ước lượng ra hoàn toàn giống nhau. Tỉ lệ
của tham số quy mô có thể được đo lường và điều chỉnh đối với sự khác nhau trong
phương sai của phần sai số khác nhau cho phép các mô hình từ các tập dữ liệu khác
nhau so sánh được (Bateman và cộng sự, 2002). Trong mô hình MNL, hệ số 𝜇 mang

giá trị một, 𝑋𝑛𝑖 là các biến giải thích cho phần hữu dụng 𝑉𝑛𝑖 , thông thường bao gồm
các hệ số cắt đại diện cho đặc tính của phương án (ASCs), các thuộc tính của phương
án i và các đặc tính kinh tế xã hội của cá nhân n, 𝛽′ là véc-tơ hệ số hồi quy có liên hệ
với véc-tơ 𝑋𝑛𝑖 .
Mô hình MNL được sử dụng rất phổ biến trong nghiên cứu thực nghiệm thuộc
lĩnh vực kinh tế học hành vi. Tuy nhiên, không phải mô hình lý thuyết về hành vi lựa
chọn nào cũng tương ứng thỏa mãn đầy đủ theo điều kiện IIA (MacFadden, 2001).
Sự hạn chế lớn nhất của mô hình là việc ngầm giả định sở thích các cá nhân là đồng
nhất. Các giả định này không thực tế vì rất có thể yếu tố tác động làm bạn không chọn
đi xe buýt, có liên hệ chặt với yếu tố tác động làm bạn không chọn đi tàu điện ngầm
hoặc việc giả định các phương án độc lập với những phương án còn lại nhưng cũng
có thể xét trong hai khoảng thời gian thì việc lựa chọn lúc trước như đi xe buýt cũng
sẽ có ít nhiều ảnh hưởng đến phương án lựa chọn đi tàu điện ngầm giai đoạn sau. Vì
vậy, nếu ước lượng theo mô hình MNL nhưng điều kiện ràng buộc này bị vi phạm sẽ


20

dẫn đến ước lượng bị chệch và các dự báo xác suất chọn của mô hình có thể sai. Để
giải quyết những tính chất hạn chế của mô hình đơn giản MNL, một số mô hình như:
GEV (Generalized extreme value), Nested MNL và Multinomial Probit (MNP) được
phát triển dựa trên sự nới lỏng một phần trong số ba giả định của mô hình MNL. Mô
hình Mixed Multinomial logit (MMNL) rất linh hoạt khi áp dụng trong các nghiên
cứu thực nghiệm về lựa chọn rời rạc, được đưa ra trong nghiên cứu của MacFadden
và Train (2000). Mô hình MMNL tương tự như mô hình Conditional logit, tức là phần
sai số vẫn được giả định có phân phối cực trị theo IID, ngoại trừ việc để các hệ số
ước lượng thay đổi qua mỗi cá nhân. Những mô hình mở rộng nêu ra trên đây rất hữu
dụng trong các bối cảnh nghiên cứu khác nhau, nhưng vẫn hạn chế vì thiếu tính đại
diện một cách đầy đủ cho lý thuyết RUM trong nghiên cứu hành vi lựa chọn trong
kinh tế.

Đối với mô hình tổng quát GEV được MacFadden (1978) phát triển từ những giả
định trong RUM. Mô hình này cho phép có sự liên hệ giữa các phần ngẫu nhiên của
mỗi phương án, trong khi vẫn không thay đổi giả định phân phối Gumbel như nhau,
có rất nhiều biến thể cấu trúc khác nhau từ mô hình GEV. Còn đối với mô hình Nested
logit, cấu trúc mô hình cho phép điều kiện IIA vẫn được giữ cho những phương án
lựa chọn trong một nhánh (ví dụ, có hai nhánh là phương tiện cá nhân với phương án
xe máy và phương tiện công cộng với hai phương án gồm xe buýt và tàu điện ngầm),
nhưng giữa các nhánh với nhau thì không. Mô hình NL đưa ra một cách thức xem xét
vừa có khác biệt, vừa có liên hệ trong các quyết định của người chọn, đồng thời cung
cấp cách xác định mối quan hệ hành vi giữa các lựa chọn ở mỗi nhánh, và cũng cho
phép người nghiên cứu kiểm tra sự phù hợp trong cấu trúc các nhánh được phân chia
với nền tảng RUM (Kjær, 2005).
2.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN
Trong nghiên cứu lược khảo lý thuyết của Sen (2005) về phương pháp phát biểu
lựa chọn (Stated Choice Medthod, SCM) thì: trước những năm 1980, chưa có nhiều
ứng dụng của phương pháp này trong lĩnh vực giao thông. Tuy nhiên, sau đó đã có


×