Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VẬT LIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.26 KB, 15 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN VẬT LIỆU
1.1.1. Khái niệm chung:
Vật liệu là đối tượng lao động được sử dụng kết hợp với tư liệu lao động dưới sự tác
động của sức lao động để tạo ra sản phẩm.
1.1.2. Đặc điểm:
- Chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định. Và trong chu kỳ sản
xuất đó thì vật liệu bị tiêu hao hoàm toàn, hoặc bị biến đổi hình thái vật chất ban đầu để
cấu thành nên thực thể sản phẩm.
- Về mặt giá trị, do vật liệu chỉ tham gia vào chu kỳ sản xuất, nên toàn bộ giá trị của
vật liệu được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
1.1.3. Phân loại:
Vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có công dụng khác nhau,
được sử dụng ở nhiều bộ phận khác nhau, có thể được bảo quản, dự trữ trên nhiều địa
bàn khác nhau. Do vậy để thống nhất công tác quản lý vật liệu giữa các bộ phận có liên
quan, phục vụ cho yêu cầu phân tích, đánh gia tình hình cung cấp, sử dụng vật liệu cần
phải có các cách phân loại thích ứng.
 Nếu căn cứ vào công dụng chủ yếu của vật liệu thì vật liệu được chia thành các loại
sau:
 Nguyên vật liệu chính:bao gồm các loại nguyên liệu, vật liệu tham gia trực tiếp vào
quá trình sản xuất để cấu tạo nên thực thể bản thân của sản phẩm.Ví dụ: sắt, thép, xi
măng…
 Vật liệu phụ: bao gồm các loại vật liệu được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để
nâng cao chất lượng cũng như tính năng, tác dụng của sản phẩm và các loại vật liệu
phục vụ cho quá trình hoạt động và bảo quản các loại tư liệu lao động, phục vụ cho
công việc lao động của công nhân.
 Nhiên liệu: bao gồm các loại vật liệu được dùng để tạo ra năng lượng phục vụ cho
sự hoạt động của các loại máy móc thiết bị và dùng trực tiếp cho sản xuất (nấu luyện,
sấy ủi, hấp…). Ví dụ: xăng, dầu, than…
 Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại vật liệu được sử dụng cho việc thay thế, sữa
chữa các loại tài sản cố định là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn bị hư


hỏng.
 Các loại vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu không thuộc những loại vật liệu
đã nêu trên như bao bì đóng gói sản phẩm, phế liệu thu hồi được trong quá trình sản
xuất và thanh lý tài sản.
Một điểm cần lưu ý ở cách phân loại này là có những trường hợp loại vật liệu nào đó
có thể là vật liệu phụ ở hoạt động này hoặc ở doanh nghiệp này nhưng lại là vật liệu
chính ở hoạt động khác hoặc ở doanh nghiệp khác.
Nếu căn cứ vào nguồn cung cấp vật liệu thì vật liệu được phân thành:
 Vật liệu mua ngoài
 Vật liệu tự sản xuất
 Vật liệu có từ nguồn khác (được cấp, nhận góp vốn…)
Tuy nhiên việc phân loại như trên vẫn mang tính tổng quát mà chưa đi vào từng loại,
từng thứ vật liệu cụ thể để phục vụ cho việc quản lý chặt chẽ và thống nhất trong toàn
doanh nghiệp. Do vậy cần phải quy định thống nhất tên gọi, ký hiệu, mã hiệu, quy cách,
đơn vị tính và giá hạch toán của từng thứ vật liệu.
1.1.4. Nhiệm vụ kế toán:
Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý vật liệu, kế toán vật liệu cần
thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
(1) Phản ánh chính xác, kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp vật liệu trên
các mặt: Số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp.
(2) Tính toán và phân bổ chính xác kịp thời trị giá vật liệu xuất dùng cho các đối
tượng khác nhau, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao vật liệu, phát hiện
và ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng vật liệu sai mục đích, lãng phí.
(3) Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu, phát hiện kịp
thời các loại vật liệu ứ đọng, kém phẩm chất, chưa cần dùng và có biện pháp giải phóng
để thu hồi vốn nhanh chóng, hạn chế các thiệt hại.
(4) Thực hiện việc kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập các báo cáo về vật liệu,
tham gia công tác phân tích việc thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ, sử dụng vật liệu.
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN CÔNG CỤ DỤNG CỤ
1.2.1. Khái niệm chung:

Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động nhưng không có đủ các tiêu chuẩn về giá
trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định.
1.2.2. Đặc điểm:
- Có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Và trong qua trình sử dụng
thì công cụ dụng cụ vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.
- Do tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên giá trị của công cụ dụng cụ
được tính dần vào quá trình sản xuất kinh doanh.
1.2.3. Phân loại:
 Căn cứ theo tính chất phân bổ giá trị công cụ dụng cụ thì công cụ dụng cụ được
phân thành hai loại:
- Công cụ dụng cụ phân bổ một lần: bao gồm những công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ,
nên khi xuất dùng được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần: bao gồm những công cụ dụng cụ có giá trị
tương đối lớn. Khi xuất dùng phải phân bổ dần giá trị của nó vào chi phí sản xuất kinh
doanh.
Căn cứ vào tình hình sử dụng thì công cụ dụng cụ được phân thành các loại:
- Công cụ dụng cụ: bao gồm tất cả những công cụ dụng cụ đang dùng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bao bì luân chuyển: bao gồm những bao bì sử dụng để chứa đựng vật tư, sản phẩm
hàng hóa trong các quá trình thu mua, bảo quản, tiêu thụ. Ví dụ: Chai, lọ, thùng…
- Đồ dùng cho thuê: bao gồm những công cụ dụng cụ hoặc bao bì luân chuyển dùng
để cho thuê.
Chú ý: Những tư liệu lao động sau đây không phân biệt giá trị hoặc thời gian sử
dụng cũng được xem là công cụ dụng cụ:
(1) Những dụng cụ đồ nghề bằng thủy tinh, sành, sứ.
(2) Quần áo giày dép chuyên dùng để làm việc.
(3) Bao bì dùng để chứa đựng vật liệu hàng hóa.
(4) Láng trại tạm thời, đà giáo trong xây dựng cơ bản.
1.3. ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ có ý nghĩa quan trọng trong việc hạch toán đúng

đắn tình hình tài sản cũng như chi phí sản xuất kinh doanh.
Đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ phụ thuộc vào phương pháp quản lý và hạch toán
vật liệu, công cụ dụng cụ: Phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm
kê định kỳ. Đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ theo nguyên tắc giá gốc.
1.3.1. Đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ theo giá thực tế:
Giá thực tế được sử dụng để phản ánh tình hình nhập, xuất vật liệu, công cụ dụng cụ.
1.3.1.1. Đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ nhập:
*Vật liệu, công cụ dụng cụ mua ngoài:
- Trị giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ mua ngoài bao gồm: Giá mua ghi trên hóa
đơn cộng với chi phí thu mua thực tế và trừ đi các khoản giảm giá được hưởng (nếu
có).
Giá nhập
kho
=
Giá mua ghi
trên hóa đơn
+
Chi phí thu
mua thực tế
-
Khoản giảm giá
được hưởng
- Chi phí thu mua thực tế bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, phân loại,
bảo hiểm, …của vật liệu, công cụ dụng cụ từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp,
công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập và số hao hụt tự
nhiên trong định mức (nếu có).
- Trường hợp doanh nghiệp mua vật liệu, công cụ dụng cụ dùng vào sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá trị của vật
liệu, công cụ dụng cụ mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. Thuế
GTGT đầu vào khi mua vật liệu, công cụ dụng cụ và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ

vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí gia công…được khấu trừ vào Tài khoản 133 -
Thuế GTGT được khấu trừ.
- Trường hợp doanh nghiệp mua vật liệu, công cụ dụng cụ dùng vào sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc không
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án
thì giá trị của vật liệu, công cụ dụng cụ mua vào được phản ánh theo tổng giá thanh
toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (nếu có).
Lưu ý: Vật liệu, công cụ dụng cụ mua từ nước ngoài thì thuế nhập khẩu được tính
vào giá nhập kho. Khoản thuế GTGT nộp khi mua vật liệu cũng được tính vào giá nhập
nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
* Giá thực tế nhập kho của vật liệu, công cụ dụng cụ nhập khẩu được tính theo
công thức sau:
Giá nhập
kho
=
Giá thanh
toán cho
người bán
+
Thuế
nhập
khẩu
+
Thuế tiêu
thụ đặc biệt
(nếu có)
+
Chi
phí thu
mua

-
Các khoản
giảm giá
(nếu có)
* Thuế nhập khẩu của vật liệu, công cụ dụng cụ nhập khẩu:
Thuế nhập
khẩu
=
Giá nhập tại
cửa khẩu
×
Thuế suất thuế
nhập khẩu
* Trường hợp vật liệu, công cụ dụng cụ nhập khẩu thuộc diện chịu thuế tiêu
thụ đặcbiệt thì thuế tiêu thụ đặc biệt cũng được tính vào giá nhập kho:
Thuế tiêu
thụ đặc biệt
=
Giá nhập tại
cửa khẩu
+
Thuế nhập
khẩu
×
Thuế suất thuế
tiêu thụ đặc biệt
*Thuế GTGT phải nộp đối với vật liệu, công cụ dụng cụ nhập khẩu:
Thuế
GTGT
=

Giá nhập tại
cửa khẩu
+
Thuế nhập
khẩu
+
Thuế tiêu
thụ đặc biệt
×
Thuế suất
thuế GTGT
*Vật liệu, công cụ dụng cụ tự sản xuất: Giá nhập kho là giá thành thực tế sản
xuất vật liệu.
*Vật liệu, công cụ dụng cụ thuê ngoài chế biến:
Giá nhập
kho
=
Giá xuất vật liệu,
công cụ dụng cụ
đem chế biến
+
Tiền thuê
chế biến
+
Chi phí vận chuyển bốc
dỡ vật liệu, công cụ
dụng cụ đi và về
*Vật liệu, công cụ dụng cụ được cấp:
Giá nhập
kho

=
Giá do đơn vị cấp
thông báo
+
Chi phí vận chuyển,
bốc dỡ
*Vật liệu, công cụ dụng cụ nhận góp vốn: Giá nhập kho là giá do hội đồng định giá
xác định (được sự chấp nhận của các bên có liên quan).
* Vật liệu, công cụ dụng cụ được biếu tặng: Giá nhập kho là giá thực tế được
xác định theo thời giá trên thị trường.
1.3.1.2.Đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ xuất:
Khi sử dụng phương pháp đánh giá phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán.
Số lượng thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ tồn đầu kỳ
Số lượng thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ sau mỗi lần nhập
+
Đơn giá bình quân liên hoàn
Giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ tồn đầu kỳ
Giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ sau mối lần nhập
=
+
Đơn giá bìnhquân liên hoàn
×
=
Trị giá thực tế VL, CCDC xuất kho
Số lượng thực tế VL,CCDC xuất kho
Doanh nghiệp có thể sử dụng một trong 4 phương pháp:
- Thực tế đích danh;
- Nhập trước - xuất trước (FIFO);
- Nhập sau - xuất trước (LIFO);
- Bình quân gia quyền.

* Tính theo giá thực tế đích danh: Theo phương pháp này thì vật liệu, công cụ
dụng cụ xuất dùng thuộc lô hàng nào thì lấy giá lô hàng đó làm giá xuất kho. Phương
pháp này giúp cho đơn vị xác định được giá thực tế một cách kịp thời và
chính xác. Tuy nhiên nó chỉ thích hợp đối với những doanh nghiệp có điều kiện bảo
quản riêng từng lô hàng nhập kho.
* Tính theo giá nhập trước - xuất trước: Theo phương này người ta giả định rằng: vật
liệu, công cụ dụng cụ nhập trước sẽ được xuất trước. Do đó giá xuất kho vật liệu, công
cụ dụng cụ là giá của lô hàng trước.
Phương pháp này giúp cho đơn vị xác định được giá thực tế một cách kịp thời và
chính xác. Xong, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ánh kịp thời với giá
trên thị trường của vật liệu, công cụ dụng cụ. Nó chỉ thích hợp với những doanh nghiệp
có ít danh điểm vật tư, hàng hóa và số lần nhập các danh điểm không nhiều.
* Tính theo giá nhập sau - xuất trước: Theo phương pháp này thì vật liệu, công cụ
dụng cụ nhập sau sẽ được xuất trước. Do đó giá xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ là
giá của lần nhập sau.
*Tính theo giá bình quân gia quyền: Gồm có 2 cách sau:
(1). Tại thời điểm xuất kho (Bình quân liên hoàn): Theo phương pháp này thì mỗi lần
nhập kho vật liệu, công cụ dụng cụ phải tính lại đơn giá bình quân xuất kho.
Công thức tính như sau:

×