Tải bản đầy đủ (.docx) (149 trang)

Hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách tại tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.39 KB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CHẾ HỒNG HẢI

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG DỰ TOÁN NGÂN
SÁCH TẠI TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ
HOÁ CHẤT DẦU KHÍ (PVFCCo)

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH LỢI

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn của Thầy TS. Huỳnh Lợi.
Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn này chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa
học nào.

Tác giả luận văn

Chế Hồng Hải



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ, hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TRONG

DOANH NGHIỆP...........................................................................................7
1.1.

Khái niệm dự toán ngân sách..................................................................7

1.2.

Ý nghĩa dự toán ngân sách.......................................................................7

1.3.

Nội dung cơ bản của xây dựng dự toán ngân sách.................................8

1.3.1.

Mô hình dự toán ngân sách......................................................................... 8


1.3.2.

Quy trình lập dự toán ngân sách............................................................... 12

1.3.3.

Nội dung và phương pháp lập hệ thống báo cáo dự toán ngân sách.........15

1.3.4.

Các kỹ thuật sử dụng trong việc lập dự toán ngân sách............................26

1.3.5.

Tổ chức vận hành dự toán ngân sách........................................................ 31

1.4.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng dự toán ngân sách trong tổ

chức kinh doanh.................................................................................................... 32
1.5.

Đặc thù hoạt động sản xuất phân bón và hóa chất ảnh hưởng đến nội

dung và quy trình lập dự toán.............................................................................. 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................... 34
CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI TỔNG CÔNG


TY PHÂN BÓN VÀ HOÁ CHẤT DẦU KHÍ.............................................. 35
2.1.

Tổng quan về Tổng công ty Phân bón và Hoá chất dầu khí................35

2.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển............................................................... 35

2.1.2.

Chức năng - Nhiệm vụ - Phương hướng phát triển................................... 36

2.1.3.

Đặc điểm hoạt động kinh doanh............................................................... 37

2.1.4.

Đặc điểm và vai trò kế toán...................................................................... 39


2.2.

Những đặc trưng cơ bản về thông tin hoạch định tại PVFCCo..........43

2.2.1.

Hệ thống thông tin hoạch định................................................................. 43


2.2.2.

Vị trí và vai trò dự toán ngân sách tại PVFCCo.......................................45

2.3.

Thực trạng hệ thống dự toán ngân sách tại PVFCCo..........................45

2.3.1.

Mô hình lập dự toán ngân sách tại PVFCCo............................................ 45

2.3.2.

Quy trình lập dự toán ngân sách tại PVFCCo........................................... 46

2.3.3.

Hệ thống dự toán ngân sách tại PVFCCo................................................. 48

2.3.4.

Kỹ thuật lập dự toán ngân sách tại PVFCCo............................................ 59

2.3.5.

Tổ chức vận hành dự toán ngân sách tại PVFCCo................................... 60

2.4.


Đánh giá hệ thống dự toán ngân sách tại PVFCCo.............................. 60

2.4.1.

Những thành công và bài học kinh nghiệm.............................................. 60

2.4.2.

Những hạn chế và nguyên nhân............................................................... 62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 67
CHƯƠNG 3.

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI

TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HOÁ CHẤT DẦU KHÍ.....................68
3.1.

Định hướng hoàn thiện dự toán ngân sách tại PVFCCo.....................68

3.2.

Giải pháp hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách tại PVFCCo.........69

3.2.1.

Giải pháp hoàn thiện về mô hình dự toán................................................. 69

3.2.2.


Giải pháp hoàn thiện về quy trình lập dự toán.......................................... 70

3.2.3.

Giải pháp hoàn thiện về hệ thống dự toán ngân sách................................ 75

3.2.4.

Giải pháp hoàn thiện về phương pháp kỹ thuật lập dự toán ngân sách.....88

3.2.5.

Giải pháp hoàn thiện bộ máy lập dự toán ngân sách................................. 96

3.3.

Một số kiến nghị khác để hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách tại

PVFCCo................................................................................................................. 98
3.3.1.

Về nhân sự................................................................................................ 98

3.3.2.

Về công nghệ............................................................................................ 99

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................100
KẾT LUẬN..........................................................................................................101

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHTN

:

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

CCDC

:

Công cụ dụng cụ

Cty


:

Công ty

GTGT

:

Giá trị gia tăng

KH

:

Kế hoạch

KPCĐ

:

Kinh phí công đoàn

KT

:

Kế toán

NCTT


:

Nhân công trực tiếp

NM

:

Nhà máy

NS

:

Ngân sách

NVL

:

Nguyên vật liệu

QLDN

:

Quản lý doanh nghiệp

SP


:

Sản phẩm

SXC

:

Sản xuất chung

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

TNDN

:

Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

:

Tài sản cố định

TT


:

Thực tế

XDCB

:

Xây dựng cơ bản


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Dự toán kết quả kinh doanh – phương pháp chi phí toàn bộ
Bảng 1.2: Dự toán kết quả kinh doanh – phương pháp chi phí trực tiếp
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của PVFCCo
Bảng 2.2: Danh mục báo cáo tài chính
Bảng 2.3: Danh mục báo cáo quản trị
Bảng 2.4: Thông tin dự toán năm 2016 của PVFCCo
Bảng 2.5: Khung thời gian lập kế hoạch tại PVFCCo
Bảng 3.1: Nhóm công việc thực hiện trong quy trình và khung thời gian thực hiện
đề xuất


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Mô hình thông tin từ trên xuống
Sơ đồ 1.2: Mô hình thông tin phản hồi
Sơ đồ 1.3: Mô hình thông tin từ dưới lên
Sơ đồ 1.4: Quy trình lập dự toán ngân sách hằng năm
Sơ đồ 1.5: Hệ thống dự toán ngân sách của doanh nghiệp

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại PVFCCo
Sơ đồ 3.1: Mô hình dự toán ngân sách đề xuất
Sơ đồ 3.2: Hệ thống dự toán ngân sách đề xuất
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ bộ máy lập dự toán ngân sách đề xuất
Hình 3.1: Khung thời gian thực hiện dự toán
Hình 3.2: Kế hoạch dự toán trong năm – Fixed Forecast
Hình 3.3: Kế hoạch dự toán cuốn chiếu – Rolling Forecast


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do thực hiện đề tài
Ngày nay, cùng với xu thế toàn cầu hoá là sự gia tăng cạnh tranh trên thị

trường và yêu cầu kiểm soát chi phí khiến cho các doanh nghiệp phải đối mặt với
nhiều thách thức hơn bao giờ hết. Trong hoàn cảnh đó, doanh nghiệp cần có sự tập
trung chiến lược mạnh mẽ để thúc đẩy hiệu quả hoạt động và điều chỉnh hợp lý các
nguồn lực đa dạng trong toàn doanh nghiệp từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tăng trưởng doanh nghiệp.
Việc lập dự toán ngân sách ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của doanh
nghiệp, từ thu hút vốn đầu tư đến duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong năm tài chính. Trong thời kỳ mới, vai trò của công tác dự toán
ngân sách càng được chú trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp lớn. Công tác này
hỗ trợ doanh nghiệp trong việc định hướng, đảm bảo tài chính, giám sát thực hiện
và đưa ra giải pháp chính xác cho hoạt động kinh doanh trước rủi ro, thử thách từ thị
trường. Do đó, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn và giảm khả năng cạnh tranh
trên thị trường nếu không có một kế hoạch kinh doanh và dự báo ngân sách rõ ràng

và chi tiết.
Tuy nhiên theo khảo sát, hiện nay không phải doanh nghiệp nào cũng thực
hiện một cách hiệu quả công tác dự toán ngân sách và Tổng công ty Phân bón và
Hoá chất Dầu khí cũng không ngoại lệ. Là một công ty giữ vị trí quan trọng trong
Tập đoàn dầu khí (PVN) nhưng công tác dự toán ngân sách còn nhiều khiếm
khuyết. Công tác lập dự toán ngân sách được lập thủ công và chỉ mới tập trung vào
các khoản mục thu nhập và chi phí (báo cáo thu nhập), các khoản mục đầu tư và
mua sắm tài sản cố định. Trong đó, khoản mục doanh thu được lập dựa trên năng
lực sản xuất hiện tại của nhà máy. Cách lập này chỉ phù hợp với tình hình trước đây
do thị trường chưa có sự cạnh tranh khốc liệt. Thêm vào đó, chi tiết vai trò, trách
nhiệm đối với các nhân sự và các bên liên quan trong quy trình lập dự toán ngân
sách chưa được quy định cụ thể, đặc biệt là vai trò của ban Tài chính Kế toán trong


2

việc cung cấp số liệu, giám sát thực hiện, đánh giá kế hoạch ngân sách chưa được
xác định cụ thể.
Từ việc nhận thức sự cần thiết của công tác lập dự toán ngân sách và những
hạn chế trong quy trình lập dự toán ngân sách của công ty trong giai đoạn hiện nay,
tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách tại Tổng công ty
Phân bón và Hoá chất Dầu khí (PVFCCo)” nhằm nghiên cứu thực trạng công tác
lập dự toán tại công ty, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
dự toán ngân sách, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và sự phát triển bền vững
của Tổng công ty trong tương lai.
2.

Tổng quan các công trình nghiên cứu

 Các công trình nghiên cứu nước ngoài đã đề cập đến vấn đề dự toán ngân

sách như:
- Stephen Brookson, 2000. Managing budgets. Nghiên cứu về quy trình dự
toán ngân sách, được chia làm ba giai đoạn: Chuẩn bị, soạn thảo, giám sát.
Quy trình dự toán này được tác giả kế thừa và bổ sung thêm các kỹ thuật
phân tích biến động ở giai đoạn giám sát.
-

Jae K. Shim, Joel G. Siegel, Allison I. Shim, 2011. Budgeting basics and
beyond. Mô tả về hệ thống dự toán ngân sách tổng thể và phương pháp lập.
Ngân sách tổng thể được chia làm 2 nhóm: ngân sách hoạt động và ngân sách
tài chính. Ngân sách hoạt động bao gồm: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất,
dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp,
dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp, dự toán kết quả hoạt động kinh doanh. Ngân sách tài chính
bao gồm: dự toán thu, chi tiền mặt và dự toán bảng cân đối kế toán. Các loại
dự toán và phương pháp lập này được tác giả sử dụng để đề xuất hoàn thiện
hệ thống báo cáo dự toán.

- Alan Upchurch, 1998. Management Accounting. Mô tả các kỹ thuật lập dự
toán ngân sách theo chương trình mục tiêu, dự toán ngân sách tăng thêm, dự
toán ngân sách trên cơ sở bằng 0, dự toán cuốn chiếu, dự toán dựa trên hoạt


3

động. Các kỹ thuật dự toán này được tác giả vận dụng làm cơ sở để đánh giá
kỹ thuật dự toán đang áp dụng tại PVFCCo và đề xuất giải pháp dự toán cuốn
chiếu thay thế cho dự toán hoạt động hằng năm.
-


Maritim, Faith C, 2013. “The effects of budgeting process on financial
performance of commercial and manufacturing parastatals in Kenya”.
Nghiên cứu này xác định các ảnh hưởng của việc lập ngân sách đối với tình
hình tài chính của ngành sản xuất và thương mại Parastatals ở Kenya. Thông
qua mô hình hồi quy, tác giả thiết lập mối quan hệ giữa ROA và các biến độc
lập ngân sách. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tham gia của nhân viên vào
quá trình lập dự toán ngân sách dẫn đến thành công lớn hơn trong giai đoạn
thực hiện ngân sách. Do đó, quá trình lập dự toán ngân sách cần có sự tham
gia của tất cả cán bộ nhân viên thông qua các trưởng bộ phận của họ và quan
điểm của họ được đưa vào quá trình xây dựng dự toán. Việc thiết lập cơ chế
phản hồi cũng được coi là quan trọng trong việc thực hiện ngân sách. Kết quả
nghiên cứu này được tác giả vận dụng khi xây dựng giải pháp.

 Các công trình nghiên cứu trong nước đã đề cập đến vấn đề hoàn thiện dự
toán ngân sách như:

-

Nguyễn Thuý Hằng, 2012. “Xác lập mô hình dự toán và báo cáo dự toán
ngân sách cho các loại hình doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Biên
Hoà”. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM. Luận văn trình
bày 5 nhân tố ảnh hưởng đến dự toán ngân sách gồm nguồn nhân lực, cơ sở
vật chất, chế độ chính sách nhà nước, tổ chức công tác kế toán, quy trình dự
toán. Các nhân tố này được tác giả kế thừa và bổ sung thêm để làm cơ sở xây
dựng giải pháp.

-

Nguyễn Trí Minh, 2013. “Hoàn thiện dự toán ngân sách tại công ty cổ phần
sữa Việt Nam”. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM. Bằng

phương pháp nghiên cứu định tính, luận văn trình bày các vấn đề về công tác
lập dự toán ngân sách và chủ yếu là dự toán ngân sách ngắn hạn tại Công ty
cổ phần Sữa Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện như: dự toán


4

tiêu thụ cần bổ sung thêm dự toán thu tiền, phân bổ chi phí nhân công và chi
phí sản xuất chung theo mức độ hoạt động để cung cấp thông tin hữu ích cho
Nhà quản trị.
-

Trần Thị Hiền, 2016. “Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty cổ phần
Beton 6”. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM. Theo tác giả,
để việc lập dự toán ngân sách hiệu quả, công ty cần áp dụng mô hình
thông tin phản hồi, có sự phân công phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên,
chú trọng đến việc theo dõi và điều chỉnh dự toán ngân sách theo từng quý để
giúp Ban lãnh đạo đưa ra những quyết định điều chỉnh kịp thời, phù hợp với
tình hình thực tế tại công ty.



Khe hở nghiên cứu

Các đề tài nghiên cứu trong nước trước đây cho thấy hệ thống dự toán ngân
sách của các công ty chưa đầy đủ, từ đó các tác giả đã hoàn thiện công tác dự toán
ngân sách bằng việc hoàn thiện mô hình dự toán, quy trình lập chi tiết hơn, đề xuất
một hệ thống báo cáo dự toán ngân sách mới, thành lập ban dự toán ngân sách,...
Tuy nhiên nội dung hoàn thiện liên quan đến kỹ thuật dự toán ngân sách cuốn chiếu
(rolling forecast) chưa được các tác giả đề cập đến. Do đó, đề tài “Hoàn thiện hệ

thống dự toán ngân sách tại Tổng công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí” trên cơ sở
kế thừa các giải pháp của các đề tài nghiên cứu trước đây, tác giả sẽ nghiên cứu áp
dụng kỹ thuật dự toán ngân sách cuốn chiếu với sự hỗ trợ của các phương pháp dự
báo, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của công ty.
3.

Mục tiêu nghiên cứu
-

Hệ thống hoá những lý luận về dự toán ngân sách.

-

Đánh giá thực trạng về công tác dự toán ngân sách tại công ty PVFCCo.

-

Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách tại
công ty PVFCCo

4.

Câu hỏi nghiên cứu
-

Thực trạng công tác dự toán ngân sách tại công ty như thế nào?

-

Giải pháp nào để hoàn thiện công tác dự toán ngân sách tại công ty?



5

5.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề về dự toán ngân sách và hệ thống dự toán

ngân sách ngắn hạn.
6.

Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện trong năm 2016 trong toàn Tổng công ty

phân bón và hoá chất dầu khí bao gồm: Tổng công ty, công ty PVFCCo Miền Bắc,
công ty PVFCCo Miền Trung, công ty PVFCCo Đông Nam Bộ, công ty PVFCCo
Tây Nam Bộ, chi nhánh Hồ Chí Minh, Nhà máy Đạm Phú Mỹ.
7.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính. Cụ thể,
Trong chương 1, thông qua việc thu thập thông tin, phân tích các tài liệu, các

công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề xây dựng kết cấu và chọn lọc hệ
thống lý thuyết để làm cơ sở luận.
Trong chương 2, thông qua việc quan sát, phỏng vấn kết hợp với cơ sở luận
đã xây dựng, tác giả mô tả bức tranh thực trạng, bình luận về những thành công, hạn
chế của thực trạng dự toán ngân sách ở PVFCCo để làm cơ sở thực tiễn.
Trong chương 3, trên cơ sở luận, thực tiễn, tác giả so sánh, phân tích, chọn

lọc những giải pháp hoàn thiện dự toán ngân sách tại PVFCCo.
8.

Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dự toán ngân sách trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác dự toán tại công ty PVFCCo
Chương 3: Hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách tại công ty PVFCCo
Luận văn còn có phần phụ lục trình bày các báo cáo dự toán ngân sách thực

tế của công ty PVFCCo để minh chứng cho những vấn đề về thực tế tại công ty
PVFCCo đã được đề cập trong luận văn và các báo cáo dự toán ngân sách đã được
hoàn thiện theo quan điểm của tác giả.
9.

Những đóng góp mới của luận văn
-

Về lý thuyết: Hệ thống các lý luận về dự toán ngân sách


6

-

Về thực tế: Thông qua phân tích thực trạng công tác lập dự toán ngân sách,
đánh giá những thành công và bài học kinh nghiệm về hệ thống dự toán ngân
sách hiện nay tại PVFCCo, tác giả đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn
thiện dự toán ngân sách, đặc biệt là áp dụng kỹ thuật dự toán ngân sách cuốn
chiếu thay thế cho dự toán ngân sách cố định hằng năm, giúp công tác dự

toán ngân sách phát huy hết vai trò của nó, từ đó giúp nhà quản trị có kế
hoạch ứng phó với các biến động của thị trường và đưa ra quyết định kinh tế
phù hợp và kịp thời.


7

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1.

Khái niệm dự toán ngân sách
Ngân sách là một thuyết minh kế hoạch tài chính được chuẩn bị trước cho

giai đoạn sắp tới, thường là 1 năm (Brookson, 2000).
Dự toán ngân sách là một kế hoạch chi tiết (Detailed plan) cho việc huy động
và sử dụng nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác trong một kỳ hoạt động –
thường là trong một năm tài chính (J.Blocher và cộng sự, 2013).
Như vậy, có thể hiểu dự toán ngân sách hoạt động hằng năm là sự tính toán,
dự kiến một cách toàn diện mục tiêu kinh tế tài chính mà doanh nghiệp cần đạt được
trong một kỳ hoạt động (1 năm), đồng thời chỉ rõ cách thức huy động, sử dụng vốn
và các nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
1.2.

Ý nghĩa dự toán ngân sách

Dự toán ngân sách hoạt động hằng năm là công việc không thể thiếu được
đối với các nhà quản lý hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày nay. Trong kế
toán quản trị, dự toán là một nội dung trung tâm quan trọng nhất, nó thể hiện mục
tiêu, nhiệm vụ của toàn doanh nghiệp; đồng thời dự toán cũng là cơ sở để kiểm tra

kiểm soát cũng như ra quyết định trong doanh nghiệp.
Do vậy, dự toán phải được xây dựng cho toàn doanh nghiệp và cho từng bộ
phận trong doanh nghiệp. Dự toán ngân sách hoạt động hằng năm thể hiện mục tiêu
của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, như bán hàng, sản xuất, nghiên cứu,
marketing, dịch vụ khách hàng, tài chính ... Dự toán định lượng kỳ vọng của nhà
quản lý về thu nhập, các luồng tiền và vị trí tài chính trong một năm tài chính. Với
những vai trò như vậy, dự toán ngân sách hoạt động hằng năm có ý nghĩa như sau:
-

Dự toán là sự tiên liệu tương lai có hệ thống nhằm cung cấp cho nhà quản lý các
mục tiêu hoạt động thực tiễn, kết quả thực tế sẽ được so sánh và đánh giá. Biện
pháp này nâng cao vai trò kế toán trách nhiệm trong kế toán quản trị.

-

Dự toán là cơ sở để nhà quản lý tổ chức thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp, là
phương tiện để phối hợp các bộ phận trong doanh nghiệp và giúp các nhà quản


8

lý biết rõ cách thức các hoạt động trong doanh nghiệp đan kết với nhau.
-

Dự toán là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng quản lý tại doanh nghiệp trong
từng thời kỳ nhất định.

-

Dự toán là cơ sở giúp doanh nghiệp phát hiện, ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro

trong hoạt động, là cơ sở để ra quyết định trong doanh nghiệp.

1.3.

Nội dung cơ bản của xây dựng dự toán ngân sách

1.3.1. Mô hình dự toán ngân sách
Mô hình dự toán ngân sách chính là một hệ thống xác định vị trí, mối quan
hệ các nhà quản trị, các bộ phận trong việc tổ chức thực thi dự toán ngân sách.
Trong việc tổ chức ứng dụng dự toán ngân sách, chọn mô hình dự toán ngân sách là
công việc đầu tiên để định vị những vấn đề quan hệ chuyên môn khi lập dự toán
ngân sách với các cấp, các nhà quản trị trong một tổ chức. Nếu tiếp cận theo chiều
thông tin, các mô hình dự toán ngân sách thường tồn tại dưới ba hình thức: mô hình
thông tin từ trên xuống, mô hình thông tin phản hồi, mô hình thông tin từ dưới lên.
1.3.1.1. Mô hình thông tin từ trên xuống
ả trị cấ ca
Quản trị cấp cao

ả trị cấ

tr

ia

ả trị cấ tr

ia

Quản trị cấp trung gian


Quản trị cấp trung gian

ả trị cấ
c s

ả trị cấ
c s

Quản trị cấp

cơ sở

ả trị cấ
c s

Quản trị cấp

cơ sở

Quản trị cấp

cơ sở

ả trị cấ
c s

Quản trị cấp

cơ sở


Sơ đồ 1.1: Mô hình thông tin từ trên xuống (Nguồn: Huỳnh Lợi, 2009)
Theo Huỳnh Lợi (2009), mô hình thông tin từ trên xuống là mô hình mà các
chỉ tiêu dự toán ngân sách được định ra từ nhà quản trị cấp cao. Sau đó sẽ truyền
xuống nhà quản trị cấp trung gian. Nhà quản trị cấp trung gian tiếp nhận sẽ xem xét
và chuyển xuống cho nhà quản trị cấp cơ sở làm mục tiêu, kế hoạch trong việc tổ
chức hoạt động tại từng bộ phận trong doanh nghiệp. Dự toán ngân sách được lập
dựa trên mô hình thông tin từ trên xuống là dự toán được lập theo một chiều mà


9

không có sự phản hồi từ cấp dưới. Mô hình thông tin từ trên xuống có những ưu,
nhược điểm sau:



Ưu điểm:

Nhà quản trị cấp cao nắm rõ mục tiêu của tổ chức nên các mục tiêu của dự
toán ngân sách đảm bảo được chiến lược sản xuất kinh doanh, ngăn cản được tình
trạng nới lỏng dự toán ngân sách của các phòng ban, kết nối các bộ phận để thực
hiện mục tiêu chiến lược chung của tổ chức.



Nhược điểm:

Mô hình mang tính áp đặt từ nhà quản trị cấp cao nên dễ gây bất bình cho
các bộ phận trong doanh nghiệp. Dự toán ngân sách được lập từ trên xuống thường
không chính xác, những thông tin nhà quản trị cấp cao có được thường không đầy

đủ, do đó các chỉ tiêu dự toán áp đặt xuống sẽ quá cao hoặc quá thấp so với mức độ
hoạt động và năng lực thực tế của bộ phận, điều này không khuyến khích sự cộng
tác chung và tăng năng lực sản xuất của các bộ phận trong tổ chức.

 Khi lập dự toán theo mô hình này đòi hỏi nhà quản trị cấp cao phải có cái
nhìn tổng quan, toàn diện mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp và phải nắm vững
chặt chẽ mọi hoạt động chi tiết của từng bộ phận cả về mặt định tính lẫn định lượng.
Do đó lập dự toán theo mô hình thông tin từ trên xuống chỉ phù hợp với doanh
nghiệp có quy mô nhỏ, có ít sự phân cấp về quản lý hoặc được sử dụng trong những
trường hợp đặc biệt mang tính chất tình thế, nhất thời mà phải tuân theo sự chỉ đạo
của cấp quản lý cao hơn.
1.3.1.2. Mô hình thông tin phản hồi
ả trị cấ ca
Quản trị cấp cao

ả trị cấ

tr

ia

ả trị cấ tr

ia

Quản trị cấp trung gian

Quản trị cấp trung gian

ả trị cấ

c s

ả trị cấ
c s

Quản trị cấp

cơ sở

ả trị cấ
c s

Quản trị cấp

cơ sở

Quản trị cấp

cơ sở

ả trị cấ
c s

Quản trị cấp

cơ sở

Sơ đồ 1.2: Mô hình thông tin phản hồi (Nguồn: Huỳnh Lợi, 2009)



10

Theo Huỳnh Lợi (2009) việc lập dự toán theo mô hình này theo trình tự như
sau:
Các chỉ tiêu dự toán được ước tính từ ban quản lý cấp cao nhất của doanh
nghiệp mang tính dự thảo, được phân bổ xuống các đơn vị cấp trung gian. Trên cơ
sở đó cấp trung gian phân bổ cho các đơn vị cấp cơ sở.
Các bộ phận quản lý cấp cơ sở căn cứ vào các chỉ tiêu dự thảo, căn cứ vào
khả năng, điều kiện của mình để xác định các chỉ tiêu dự toán có thể thực hiện được
và bảo vệ trước bộ phận quản lý cấp trung gian.
Bộ phận quản lý cấp trung gian, trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu dự toán từ
các bộ phận cấp cơ sở, kết hợp với một tầm nhìn tổng quát và toàn diện hơn về hoạt
động của các bộ phận cấp cơ sở, để xác định các chỉ tiêu dự toán có thể thực hiện
được ở bộ phận mình và bảo vệ trước bộ phận quản lý cấp cao.
Bộ phận quản lý cấp cao, trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu dự toán từ các bộ
phận cấp trung gian kết hợp với tầm nhìn tổng quát và toàn diện hơn về toàn bộ hoạt
động của doanh nghiệp, hướng các bộ phận khác nhau đến việc thực hiện các mục
tiêu chung, sẽ xét duyệt thông qua các chỉ tiêu dự toán cho các bộ phận trung gian,
trên cơ sở đó bộ phận trung gian xét duyệt thông qua các chỉ tiêu cho các bộ phận
cấp cơ sở.
Khi dự toán ở các bộ phận được xét duyệt thông qua sẽ trở thành dự toán
chính thức định hướng cho hoạt động kỳ kế hoạch.
Mô hình thông tin phản hồi có những ưu, nhược điểm sau:

 Ưu điểm:

Thu hút và tập trung được trí tuệ, kinh nghiệm của các cấp quản lý khác
nhau vào quá trình lập dự toán, vừa kết hợp tầm nhìn tổng quát và toàn diện của
quản lý cấp cao với khả năng cụ thể của cấp quản lý cấp trung gian và các cấp cơ
sở. Chính sự kết hợp trên nên dự toán có tính khả thi cao.




Nhược điểm:

Mô hình thông tin phản hồi đòi hỏi hao tốn nhiều thời gian, chi phí cho thông
tin dự thảo, phản hồi và xét duyệt thông qua. Đồng thời, nếu tổ chức quá trình lập


11

dự toán thực hiện không được tốt, sẽ không cung cấp thông tin kịp thời cho kỳ kế
hoạch.

 Khi lập dự toán theo mô hình này đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa
các bộ phận, giữa các cá nhân trong từng bộ phận để đưa ra những số liệu phù hợp
cho bộ phận của mình. Nhân tố con người đóng vai trò quan trọng, đòi hỏi các thành
viên trong tổ chức phải đoàn kết đồng lòng, thực tế điều này rất khó, nhất là đối với
doanh nghiệp có sự phân cấp cao trong quản lý, có số lượng thành viên trong bộ
phận đông.
1.3.1.3. Mô hình thông tin từ dưới lên
ả trị cấ ca
Quản trị cấp cao

ả trị cấ

tr

ia


ả trị cấ tr

ia

Quản trị cấp trung gian

Quản trị cấp trung gian

ả trị cấ
c s

ả trị cấ
c s

Quản trị cấp

cơ sở

ả trị cấ
c s

Quản trị cấp

cơ sở

Quản trị cấp

cơ sở

ả trị cấ

c s

Quản trị cấp

cơ sở

Sơ đồ 1.3: Mô hình thông tin từ dưới lên (Nguồn: Huỳnh Lợi, 2009)
Theo Huỳnh Lợi (2009) mô hình dự toán này được lập từ cấp thấp đến cấp
quản lý cao nhất. Các bộ phận quản lý cấp cơ sở căn cứ vào khả năng điều kiện của
mình để lập các chỉ tiêu dự toán và đệ trình lên cấp quản lý trung gian. Trên cơ sở
tổng hợp các chỉ tiêu dự toán ở các cấp cơ sở, cấp trung gian tổng hợp các chỉ tiêu
dự toán ở bộ phận mình để trình lên bộ phận quản lý cấp cao. Bộ phận quản lý cấp
cao tổng hợp các chỉ tiêu dự toán cấp trung gian kết hợp với tầm nhìn tổng quát
toàn diện về toàn bộ hoạt động của tổ chức và hướng các bộ phận đến việc thực
hiện các mục tiêu chung, sẽ xét duyệt thông qua dự toán cho các cấp trung gian.
Trên cơ sở đó cấp trung gian xét duyệt thông qua cho các cấp cơ sở.
Mô hình thông tin từ dưới lên có những ưu, nhược điểm sau:

 Ưu điểm:

Mọi bộ phận, mọi cấp trong doanh nghiệp đều tham gia vào quá trình xây
dựng dự toán do đó dự toán có khuynh hướng chính xác và đáng tin cậy hơn. Các


12

chỉ tiêu được tự đề bạt nên các nhà quản lý sẽ thực hiện công việc một cách chủ
động và thoải mái hơn, khả năng thành công sẽ cao hơn vì dự toán do chính họ xây
chứ không phải bị áp đặt từ trên xuống. Lập dự toán theo mô hình này phát huy
tính tích cực của kiểm soát, không tốn quá nhiều thời gian và chi phí nhưng hiệu

quả.



Nhược điểm:

Dự toán được lập xuất phát từ các đơn vị cấp cơ sở, nên họ thường có xu
hướng là xác lập các chỉ tiêu dự toán dưới mức khả năng, điều kiện của mình để dễ
dàng hoàn thành chỉ tiêu dự toán, nên có thể không khai thác hết tiềm tàng của đơn
vị.

 Lập dự toán theo mô hình thông tin từ dưới lên phù hợp với doanh nghiệp có
quy mô lớn hoặc tập đoàn có sự phân cấp quản lý cao. Nhà quản lý cấp cao cần
kiểm tra cân nhắc trước khi chấp nhận dự toán của bộ phận cấp dưới. Nếu có nghi
ngờ nhà quản lý cấp cao cần thảo luận làm rõ trước khi đồng ý chỉ tiêu dự toán của
cấp bộ phận.
Nhận xét chung: Qua 3 mô hình trên, mỗi mô hình đều có ưu và nhược điểm
nhất định, tuỳ theo đặc điểm của từng doanh nghiệp mà lựa chọn mô hình dự toán
thích hợp.
1.3.2. Quy trình lập dự toán ngân sách
Quy trình lập dự toán ngân sách là trình tự thực hiện dự toán ngân sách. Quy
trình dự toán ngân sách chỉ ra những bước, những công việc cần phải tiến hành cũng
như quan hệ của những công việc này với những công việc khác trong hệ thống vận
hành các công cụ quản lý. Quy trình lập dự toán ngân sách là một nội dung quan
trọng sau khi đã chọn được mô hình dự toán ngân sách. Chọn quy trình dự toán
ngân sách giúp xác lập con đường thực thi dự toán, xác lập những nội dung chuyên
môn cần làm trong từng công đoạn của quy trình đó.
Trong kinh doanh có nhiều vấn đề không thể lường trước nên khiến cho việc
lập dự toán ngân sách càng trở nên khó khăn và thiếu thực tế. Vì vậy trước khi lập



13

dự toán ngân sách cần phải hoạch định một quy trình dự toán ngân sách để chuẩn bị
tất cả các công việc mà ủy ban dự toán ngân sách cần phải làm.
Tùy theo từng công ty, tùy theo phong cách quản lý mà quy trình công việc
lập dự toán ngân sách sẽ khác nhau.
CHUẨN BỊ
Xácác địịnh mụcc tiêtiêu

cchung ccủaa Ctty

SOẠN THẢO
Thu tthậập tthông titin::
doaanh tthu,, cchỉỉ
tiêtiêu cchuẩẩn bịị dự
ttoáán NS baan đầầu

GIÁM SÁT
Phâân tíctích ssự khácác nhaau
giiữaa kếtết quảả tthựcc tếtế vàà

dự ttoáán

Lậập NS hoạtạt động
Thựcc hiệiện cáccác điềiều

Chuẩẩn hoáá NS

cchỉỉnh

Lậập NS tàitài cchíính

Đáánh giáiá hệệ tthống

Đáánh giáiá tthủ ttụccRútt kiinh nghiệiệm vàà cảicải tthiệiện
dự ttoáán NS vàà liêliên ttụcc quy trìtrình dự ttoáán NS
hoààn tthiệiện NS

Sơ đồ 1.4: Quy trình lập dự toán ngân sách hằng năm (Nguồn: Brookson, 2000)
Theo Brookson (2000), quy trình dự toán ngân sách này đảm bảo liên kết
giữa các kế hoạch ngân sách dài hạn, ngắn hạn với chiến lược kinh doanh, tạo ra sự
chuẩn hoá nhằm đơn giản hoá việc dự toán, thu thập được đầy đủ thông tin, có sự
kiểm soát chặt chẽ trước, trong và sau quá trình dự toán ngân sách.
1.3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị
Đây là bước khởi đầu và cũng là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ quy
trình lập dự toán. Trong giai đoạn này cần làm rõ mục tiêu cần đạt được của doanh
nghiệp vì tất cả các dự toán ngân sách đều được xây dựng dựa vào chiến lược và
mục tiêu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định. Sau
khi xác định rõ mục tiêu, doanh nghiệp sẽ xây dựng một mô hình dự toán ngân sách
chuẩn. Điều này giúp nhà quản lý cấp cao dễ dàng phối hợp dự toán ngân sách của


14

tất cả các bộ phận doanh nghiệp và cho phép so sánh, kết nối nội dung một cách dễ
dàng. Khi tất cả các công việc cần thiết cho việc lập dự toán đã được chuẩn bị đầy
đủ, doanh nghiệp xem xét lại hệ thống thông tin cho chính xác và phù hợp nhất.
1.3.2.2. Giai đoạn soạn thảo
Trong giai đoạn này, những bộ phận, cá nhân liên quan đến việc lập dự toán
phải tập hợp toàn bộ thông tin về các nguồn lực có sẵn trong doanh nghiệp, các yếu

tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp có tác động và ảnh hưởng đến công tác dự
toán ngân sách doanh nghiệp, đồng thời ước tính giá trị thu, chi. Trên cơ sở đó, soạn
thảo các báo cáo dự toán có liên quan như: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự
toán chi phí, dự toán tiền, dự toán bảng cân đối kế toán.
1.3.2.3. Giám sát hệ thống ngân sách
Dự toán ngân sách là một công việc quan trọng được thực hiện từ năm này
sang năm khác. Vì vậy để dự toán hoàn thiện hơn thì mỗi kỳ dự toán cần phải theo
dõi thường xuyên, đánh giá tình hình dự toán để từ đó xem xét lại các thông tin, cơ
sở lập dự toán ngân sách và có những điều chỉnh cần thiết, đồng thời rút ra kinh
nghiệm cho lần lập dự toán ngân sách tiếp theo.
-

So sánh ngân sách và thực tế

Việc so sánh hoạt động thực tế với ngân sách là một phương pháp truyền
thống được các nhà quản lý sử dụng để đánh giá hoạt động quản lý và kinh doanh.
Một ngân sách được quản lý thích hợp và xem xét nghiêm túc sẽ trở thành một
nguồn tài liệu quý giá, hỗ trợ những nhà quản lý cấp cao xác định được các xu
hướng, dự báo kết quả cuối năm, và tránh xảy ra những sự cố bất ngờ về tài chính.
-

Lập dự báo forecast

Ngoài việc lập dự toán hằng năm, doanh nghiệp cần thực hiện lập dự báo
forecast theo định kỳ (thường là hằng tháng, hằng quý hoặc ít nhất 6 tháng một lần)
để phản ánh bất cứ hoàn cảnh thay đổi thực tế nào. Số liệu thực tế sẽ được so sánh
với kế hoạch đầu năm và so sánh với dự báo forecast kỳ trước đã lập.
-

Phân tích các chênh lệch



15

Để phân tích các chênh lệch, doanh nghiệp cần lập bảng so sánh kế hoạch –
thực tế, forecast – thực tế, từ đó tìm ra nguyên nhân biến động là do giá hay do
lượng theo công thức sau:
Q1P1
Với

=

Q1P1

x

Q0P0
Q1P0
Q1,P1là lượng thực tế và giá thực tế

Q1P0
Q0P0

Q0,P0là lượng kế hoạch/forecast và giá kế hoạch/forecast
Biến động do giá:

(P1– P0) x Q1

Biến động do lượng:


(Q1 – Q0) x P0

-

Kiểm soát biến động chi phí sản xuất

Nếu có nhiều biến động, thì không phải biến động nào cũng được kiểm soát.
Chỉ nên kiểm soát những biến động lớn, xuất hiện lặp đi lặp lại, biến động có xu
hướng tăng dần, những biến động có khả năng kiểm soát được. Những biến động
theo chiều hướng có lợi cũng cần được xem xét. Khi xem xét những vấn đề này, đòi
hỏi nhà quản lý phải có kinh nghiệm, kỹ năng và am hiểu quá trình sản xuất của tổ
chức. Mặt khác, luôn phải xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc kiểm
soát này. Đồng thời, phân công trách nhiệm kiểm soát các biến động này, từ đó có
giải pháp phù hợp.
-

Đề xuất tham mưu cho Tổng giám đốc

Trong trường hợp tình hình kinh doanh có nhiều biến động, các bộ phận sẽ
lập các phương án khác nhau để tăng tiêu thụ sản phẩm hay mở rộng thị trường,…
Các quyết định này sẽ làm thay đổi doanh thu, chi phí, lợi nhuận của toàn doanh
nghiệp, do đó sẽ được báo cáo và đề xuất giải pháp cho Tổng giám đốc. Khi đã
được Tổng giám đốc quyết định, các bộ phận sẽ tiến hành thực hiện.
1.3.3. Nội dung và phương pháp lập hệ thống báo cáo dự toán ngân sách
Hệ thống báo cáo dự toán ngân sách là một hệ thống gồm những báo biểu thể
hiện các vấn đề về dự toán ngân sách. Sau khi lựa chọn mô hình, xác lập quy trình,
hệ thống báo cáo dự toán là một nội dung quan trọng của công tác lập dự toán ngân
sách. Nó là hình thức thể hiện cũng như kết quả cuối cùng của nghiệp vụ dự toán



16

ngân sách. Hệ thống báo cáo dự toán ngân sách có thể được thiết kế linh hoạt theo
từng đối tượng dự toán khác nhau dựa trên cơ sở đáp ứng đặc điểm của từng đối
tượng, nhu cầu thông tin về đối tượng và điều kiện, phương tiện xử lý thông tin. Tuy
nhiên, với một doanh nghiệp, hệ thống báo cáo dự toán ngân sách thường bao gồm
các báo cáo liên quan đến doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh dòng tiền.
Theo Shim và cộng sự (2011), dự toán ngân sách bao gồm hệ thống các dự
toán sau đây:
-

Dự toán tiêu thụ sản phẩm và lịch thu tiền.

-

Dự toán sản xuất.

-

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và lịch thanh toán tiền.

-

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp.

-

Dự toán chi phí sản xuất chung.

-


Dự toán tồn kho thành phẩm cuối kỳ.

-

Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

-

Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh

-

Dự toán thu, chi tiền mặt.

-

Dự toán bảng cân đối kế toán.

Sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các bộ phận dự toán trong hệ thống dự toán
ngân sách như sau:


17

t á tiê t sả

phẩm
Dự toán tiêu thụ sản


tá t

t à

t á sả

Dự toán tồn kho thành
ẩ c

i

ất

Dự toán sản xuất

phẩm cuối kỳ
t á

Dự toán CP

NVL TT

t á
â c
nhân công TT

t á
c
chung


Dự toán CP

t á

Dự toán CP SX


à
á
bán
t á c i
í á
à
à
hàng và QLDN
t á ết
ả ạt
động KD
Dự toán giá vốn hàng

Dự toán chi phí bán

Dự toán kết quả hoạt

t á






Dự toán bảng cân đối
ếtá

kế toán

i

t á tiề
Dự toán tiền

Sơ đồ 1.5: Hệ thống dự toán ngân sách của doanh nghiệp (Nguồn: Shim và cộng
sự, 2011)
Trong nền kinh tế hàng hoá, quá trình sản xuất kinh doanh phải phù hợp với
nhu cầu thị trường. Vì vậy doanh nghiệp cần phải định hướng đầu ra cho sản xuất,
đó chính là dự toán tiêu thụ. Dự toán tiêu thụ là dự toán quan trọng nhất, được lập
đầu tiên và chi phối tất cả các dự toán khác.
Trên cơ sở dự toán tiêu thụ tiến hành xây dựng dự toán sản xuất hay dự toán
mua hàng hoá và dự toán chi phí bán hàng để đảm bảo lực lượng hàng hoá và chi
phí đáp ứng cho nhu cầu, quá trình, quy mô tiêu thụ.
Từ dự toán sản xuất, xây dựng dự toán khoản mục chi phí như dự toán
nguyên vật liệu trực tiếp và lịch thanh toán tiền, dự toán chi phí nhân công trực tiếp,
dự toán chi phí sản xuất chung để đảm bảo các yếu tố về nguyên vật liệu, nhân
công, vốn,… cho nhu cầu sản xuất.


18

Căn cứ vào dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất và dự toán chi phí sản xuất, lập
dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp để đảm bảo chi phí cho quá trình quản lý
chung toàn doanh nghiệp.

Từ các dự toán tiêu thụ, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí sản xuất,
dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp và tình hình tiền mặt tại công ty lên dự toán
thu chi tiền mặt để đảm bảo cân đối tình hình tiền mặt cho các hoạt động.
Từ các dự toán tiêu thụ, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí sản xuất,
dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp lên dự toán kết quả kinh doanh
Tổng hợp từ các dự toán lên bảng tổng kết tài sản thể hiện tài sản, nguồn vốn
đảm bảo và cân đối cho hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ.
1.3.3.1. Dự toán tiêu thụ sản phẩm
Dự toán tiêu thụ sản phẩm là dự toán được lập đầu tiên, nó có tác dụng xác
định tiềm lực tiêu thụ của doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở cho việc lập dự toán mua
hàng, dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Dự toán tiêu thụ được lập trên cơ sở dự báo sản phẩm tiêu thụ, số lượng sản
phẩm tiêu thụ của các kỳ trước và xu hướng biến động của nó, các đơn đặt hàng
chưa thực hiện, chính sách giá trong tương lai, chiến lược tiếp thị để mở rộng thị
trường, hoạt động nghiên cứu và phát triển, sự cạnh tranh, xu hướng chung của nền
kinh tế, sự thay đổi về tổng sản phẩm xã hội, tình hình kinh tế của ngành mà doanh
nghiệp đang hoạt động, những yếu tố khác: sự kiện chính trị, thay đổi về môi trường
pháp lý, thay đổi về khoa học công nghệ,…
Doanh nghiệp sau khi dự toán về số lượng sản phẩm tiêu thụ, sẽ ước tính ra
doanh thu theo công thức:
Dự toán doanh thu

=

Dự toán sản phẩm tiêu thụ

*

Đơn giá bán dự kiến


Thông thường trong dự toán tiêu thụ sản phẩm kèm theo bảng tính toán
lượng tiền ước tính thu được qua các kỳ. Việc tính toán này rất cần thiết cho việc
lập dự toán tiền. Số tiền dự kiến thu được bao gồm số tiền thu được của kỳ trước
chuyển sang cộng với số tiền thu được trong kỳ dự toán.


×