10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
1
@
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
2
“Những năm gần đây, dường như có sự bùng phát hiện
tượng học sinh phổ thông nghiện thuốc lá, uống rượu, tiêm chích
ma túy, quan hệ tình dục sớm...; thậm chí là tự sát khi gặp vướng
mắc trong cuộc sống hay học tập, một phần lớn là do các em thiếu
các kỹ năng sống”.
(TS Trần Văn Dần - ĐH Y Hà Nội)
“Vào mùa thi thường có nhiều HS phổ thông phải đến thăm
khám tại các khoa, các viện tâm thần nhất vì quá căng thẳng trong
học tập. Vài năm trở lại đây, sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp hay
thi tuyển sinh ĐH, CĐ, mỗi năm cũng có một vài HS tìm đến cái chết
khi gặp thất bại, nguyên nhân gây nên tình trạng này có rất nhiều,
nhưng trong đó chắc chắn có nguyên nhân là thiếu KNS”.
(PTS-GS Nguyễn Công Khanh - Dự án phát triển giáo dục THCS2, Bộ GDĐT)
NHẬN ĐỊNH CỦA MỘT SỐ CHUYÊN GIA VỀ KỸ NĂNG SỐNG
@
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
3
"Hãy nhìn vào các sự kiện và hiện tượng: tội phạm trẻ vị
thành niên đang gia tăng; hành vi ứng xử tiêu cực khi các em gặp
phải sự cố bất thường nho nhỏ trong cuộc sống; học sinh 18 tuổi
tốt nghiệp THPT không biết lựa chọn cho mình hướng đi nào...
“Chưa có hiểu biết cơ bản về sức khỏe, lại có tâm lý tò
mò, thích tìm hiểu và bắt chước nên học sinh phổ thông dễ
nghiện thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục
sớm..., và rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng”.
NHẬN ĐỊNH CỦA MỘT SỐ CHUYÊN GIA VỀ KỸ NĂNG SỐNG
Để tồn tại và phát triển, con người cần đứng vững và bước
vững chắc trên đôi chân của mình... và cần có kỹ năng sống”
(Chuyên gia tâm lý: Phan Thị Lạc).
@
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
4
I. Khái niệm kỹ năng.
II. Một số vấn đề chung về kỹ năng sống và giáo dục
kỹ năng sống.
III. Sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trong trường phổ thông.
VI.Thực hành đóng vai.
NỘI DUNG
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
5
I- KHÁI NIỆM VỀ KỸ NĂNG
Kỹ năng là gì ?
Là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được
trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế
(Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản giáo dục năm 1994)
Có thể nói: Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc
nhất định, trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định, đạt được
một chỉ tiêu nhất định.
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
6
Các kỹ năng có thể là kỹ năng nghề nghiệp (các kỹ
năng kỹ thuật cụ thể như hàn, tiện, đánh máy, lái xe, lãnh đạo, quản
lý, giám sát…) và kỹ năng sống (các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tư
duy, giải quyết xung đột, hợp tác, chia sẻ…).
I- KHÁI NIỆM VỀ KỸ NĂNG
Mỗi người học nghề khác nhau thì có các kỹ năng khác nhau
nhưng các kỹ năng sống là các kỹ năng cơ bản thì bất cứ ai làm
nghề gì cũng cần phải có.
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
7
I- KHÁI NIỆM VỀ KỸ NĂNG
+ Nhiều kỹ năng có thể xác định bằng cử chỉ, hành động.
+ Kỹ năng về nhận thức.
+ Kỹ năng xã hội.
+ Kỹ năng quản lý bản thân.
Kỹ năng không hạn chế bởi khả năng của các em, các em có
thể bổ sung khả năng này bằng các hoạt động hàng ngày.
@
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
8
II- KỸ NĂNG SỐNG VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
1/ Quan niệm về kỹ năng sống
- Theo Tố chức Y Thế Giới(WHO)
- Theo Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF)
KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp
các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách
thức của cuộc sống hàng ngày.
KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành
vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến
thức, hình thành thái độ và kỹ năng.
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
9
Theo Tổ chức văn hoá, KH & GD LHQ (UNESCO)
1- Học để biết : gồm các kĩ năng tư duy như giải quyết vấn đề,
tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả…
2- Học làm người: gồm các kĩ năng ứng phó với căng thẳng,
cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…
3- Học để sống với người khác: gồm các kĩ năng xã hội như
giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo
nhóm, tự cảm thông..
4- Học để làm: gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các
nhiệm vụ như kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm..
II- KỸ NĂNG SỐNG VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
10
1.Kỹ năng sống là tất cả những kỹ năng cần có giúp người
ta học tập, làm việc có hiệu quả hơn, sống tốt hơn. Có hàng trăm
KNS khác nhau. Tuỳ theo hoàn cảnh, môi trường sống, điều kiện
sống mà người ta cần dạy cho trẻ em những kỹ năng thiết yếu khác
nhau.
2.Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản
giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá
nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng
nhiều cơ hội trong thực tại…
II- KỸ NĂNG SỐNG VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
3.Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta
phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra
hằng ngày trong cuộc sống.
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
11
Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân
của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với
người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích
cực trước các tình huống cuộc sống.
II- KỸ NĂNG SỐNG VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
KẾT LUẬN
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
12
PHÂN LOẠI KỸ NĂNG SỐNG THEO UNESCO-WHO-UNICEF
+ Giải quyết vấn đề.
+ Suy nghĩ / tư duy phân tích có phê phán.
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
+ Ra quyết định.
+ Tư duy sáng tạo.
+ Kỹ năng giao tiếp ứng xử cá nhân.
+ Kỹ năng tự nhận thức/tự trọng và tự tin của bản thân,
xác định giá trị.
+ Thể hiện sự cảm thông.
+ Ứng phó với căng thẳng và cảm xúc.
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
13
PHÂN LOẠI KỸ NĂNG SỐNG Ở NƯỚC ANH
a. Hợp tác nhóm.
b. Tự quản.
c. Tham gia hiệu quả.
d. Suy nghĩ / tư duy bình luận, phê phán.
g. Suy nghĩ sáng tạo.
e. Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
14
PHÂN LOẠI KỸ NĂNG SỐNG Ở VIỆT NAM
a. Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình (tự
nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tự
trọng, tự tin…).
b. Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác
(giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương
lượng, từ chối , hợp tác …).
c. Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả
(tìm kiếm và xử lý thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng
tạo, ra quyết định…).
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
15
Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ
những trải nghiệm của cuộc sống và do giáo dục mà có.
Kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được
bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến
động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kỹ năng sống.
Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng sống một con
người mới có những kỹ năng sống đầu tiên.
Chính cuộc đời, những trải nghiệm, va vấp, thành công và
thất bại giúp con người có được bài học quý giá về kỹ năng sống.
Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn
thời gian học hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn.
@
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
16
Giáo dục kỹ năng sống chính là giáo dục cho học sinh ý
thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, từ đó
từng cá nhân mới có được niềm tin vào bản thân, vào xã hội và
cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục những hiểu biết, hành
vi, thói quen ứng xử xã hội sao cho có văn hóa, hiểu biết và
chấp hành luật pháp.
Giáo dục kỹ năng sống, tựu trung lại là giáo dục làm
người - những con người có thể thích ứng với nhiều hoàn cảnh
và đòi hỏi khác nhau của cuộc sống.
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
17
Chỉ chú trọng trang bị cho học sinh toàn những kiến thức
chuyên môn mà lãng quên đi các kiến thức, kĩ năng sống hết sức
cần thiết cho con trẻ khi bước vào cuộc sống, trong tình hình thực
tế đầy phức tạp, nhiều cám dỗ hiện nay là sai lầm, khập khễnh,
không thể chấp nhận được.
Chính chúng ta, nền giáo dục của ta có lỗi với các thế hệ học
sinh.
Nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống thực của trẻ, Do vậy
kỹ năng sống là sản phẩm bắt buộc có của giáo dục nhà trường.
Nó không phải là môn học. Nó bao trùm toàn bộ các môn học và
hoạt động giáo dục.
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
18
"Giáo viên phải được trang bị và thực hành thành thạo các
phương pháp giảng dạy kỹ năng sống, đồng thời phải gần gũi, thân
thiện với học sinh và gia đình các em, và bằng kinh nghiệm sống
của mình mới có thể giúp học sinh vận dụng tốt những kỹ năng này
vào cuộc sống",
(nguyên Vụ trưởng Giáo dục thể chất (Bộ GD&ĐT).
Về lâu dài cần xây dựng chương trình môn học giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 đến lớp 12. Còn trước mắt, có
thể tích hợp nội dung này vào một số môn học, đồng thời đưa
chương trình này vào bồi dưỡng hè cho giáo viên.
Theo Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) Phùng Khắc Bình,
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
19
LỢI ÍCH CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
3.1 Lợi ích về mặt sức khoẻ.
- Giáo dục KNS góp phần xây dựng hành vi sức khoẻ
lành mạnh cho cá nhân và cộng đồng.
- Giáo dục KNS sẽ giúp các em giải quyết được những
nhu cầu để chúng phát triển.
- Giáo dục KNS góp phần xây dựng môi trường sống lành
mạnh, đảm bảo cho trẻ phát triển tốt về thể chất và tinh
thần.
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
20
3.2 Lợi ích về mặt giáo dục:
Giáo dục KNS sẽ có những tác động tích cực đối với :
- Quan hệ giữa thầy và trò, bạn và bạn.
- Hứng thú trong học tập.
- Để hoàn thành công việc của mỗi các nhân một cách sáng
tạo và có hiệu quả.
- Đề cao chuẩn mực đạo đức cũng như vai trò chủ động, tự
giác của học sinh trong quá trình học tập, tu dưỡng.
LỢI ÍCH CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
21
3.3 Lợi ích về mặt văn hoá xã hội:
LỢI ÍCH CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
- Giáo dục KNS thúc đẩy những hành vi mang tính xã
hội tích cực, góp phần xây dựng môi trường xã hội
lành mạnh.
- Giáo dục KNS có giá trị đặc biệt đối với thanh thiếu
niên lớn lên trong xã hội văn hoá đa dạng, nền kinh tế
phát triển và thế giới là một mái nhà chung.
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
22
3.4 Lợi ích về mặt kinh tế chính trị:
LỢI ÍCH CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
- Hình thành những phẩm chất mà các nhà kinh tế và chính
trị trong tương lai cần có.
- Giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền trẻ em,
giúp các em xác định được nghĩa vụ của mình đối với bản
thân gia đình và xã hội, góp phần củng cố sự ổn định chính
trị của quốc gia.
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
23
VÌ SAO PHẢI CẦN TIẾP CẬN
- Có khả năng làm chủ tình cảm và cảm xúc của mỗi cá
nhân.
- Chúng ta hiểu có một khoảng cách giữa kiến thức và
hành vi con người ngược lại nếu có được KNS thì sự tác
động lên cuộc sống của họ sẽ tích cực.
- Giúp mỗi người phát triển kỹ năng cá nhân và xã hội mà
họ cần để giữ gìn bản thân an toàn trở thành người có tinh
thần độc lập sáng tạo.
- Khi những KN mỗi người phát triển và nâng cao thì sự tự
tin và tự trọng cũng tăng theo điều này rất quan trọng vì
sự tự trọng là nhân tố quyết định hành vi của mỗi người.
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
24
Hiện nay đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm
đến việc đưa kỹ năng sống vào nhà trường, trong đó có 143
nước đã đưa vào chương trình chính khoá ở Tiểu học và Trung
học. Việc giáo dục KNS cho HS ở các nước được thực hiện
theo 3 hình thức:
+ Coi KNS là một môn học riêng biệt (chỉ một số nước).
+ KNS được tích hợp vào một vài môn học chính.
+ KNS được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn
học trong chương trình (đa số các nước – tránh quá tải cho
chương trình).
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
LÀ XU THẾ CHUNG CỦA NHIỀU NƯỚC
10/20/13
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
25
IV- MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN
1- KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Kỹ năng này giúp học sinh:
Kỹ năng giao tiếp giúp cá nhân bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và
tâm trạng của mình, giúp người khác hiểu mình rõ hơn. Thái độ
cảm thông đối với người khác cũng góp phần giúp họ giải quyết
vấn đề mà họ gặp phải.
Kỹ năng hợp tác và làm việc tập thể là các yếu tố quan
trọng trong kỹ năng giao tiếp, giúp đem lại hiệu quả cao cho
nhóm và giúp cá nhân tăng cường sự tự tin và hiệu quả trong
việc thương thuyết, xử ký tình huống giúp đỡ người khác.
Kỹ năng giao tiếp giúp cho quá trình tương tác giữa các cá
nhân và tương tác trong nhóm và với tập thể đông đảo hơn.
@