Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Kien thuc chung ve bao hiem tai lieu hoc vien (logo revised)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 75 trang )

Kiến thứ c chung và c hính sách tuân thủ

Trang 1


Nội quy lớp học
Nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp và chất lượng học tập trong các khóa huấn luyện Đại lý,
Ban Giám Đốc Công ty BHNT MB Ageas yêu cầu các anh chị học viên đọc kỹ và thực hiện nghiêm
túc những nội quy sau đây trong suốt thời gian tham dự khóa học:
1. Tham dự khóa học đầy đủ, đúng giờ. Đi học muộn 5 phút trở lên sẽ không được vào lớp
và tính vắng 1 buổi
2. Trang phục công sở:
◆ Nam: quần tây, áo sơ mi, đi giày và thắt cravat.
◆ Nữ: váy, quần tây, áo sơ mi, áo dài.
◆ Không mặc quần jean, không đi giày thể thao hoặc dép lê vào lớp học.
3. Thể hiện tác phong và cư xử văn minh
4. Không nghe điện thoại hoặc để điện thoại reo trong lớp học
5. Không sử dụng máy tính và thiết bị âm thanh trong lớp học
6. Giữ nề nếp và vệ sinh chung
7. Không hút thuốc trong lớp học và khu vực công ty
8. Không ăn, uống trong lớp học
9. Có thái độ học tập nghiêm túc, nếu vi phạm có thể bị buộc chấm dứt khóa đào tạo
10. Trong quá trình học tập, học viên phải hoàn thành tất cả các bài tập, các yêu cầu và các
phân công liên quan đến chương trình đào tạo của Công ty và hoàn tất kỳ thi cuối khóa.
Bản nội quy này được lập ra nhằm mục đích tạo cơ hội cho học viên tham gia học tập tốt nhất.

Xin cảm ơn và chúc anh/chị tham dự khóa học thành công!
Bộ phận Đào tạo & Phát triển Đại lý

Ki ến thứ c chung và c hính sách t uân thủ


Trang 2


Mục lục
Nội quy lớp học

1

Chương 1: Giới thiệu công ty BHNT MB Ageas

6

I.

Công ty bảo hiểm nhân thọ MB Ageas

6

II.

Ngân hàng Quân đội MBBank

6

III.

Tập đoàn bảo hiểm Ageas

9


IV.

Tập đoàn bảo hiểm Muang Thai

9

V.

Công ty Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas

9

Chương 2: Kiến thức chung về bảo hiểm

10

I.

Nguồn gốc và khái niệm Bảo hiểm

11

II.

Vai trò của Bảo hiểm

12

III.


Thuật ngữ bảo hiểm

13

IV.

Các nguyên tắc bảo hiểm

15

V.

Phân loại bảo hiểm

17

VI.

Một số loại nghiệp vụ bảo hiểm

18

Chương 3: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm

34

I.

Cơ sở xây dựng hệ thống pháp luật trong kinh doanh bảo hiểm


34

II.

Hệ thống nhóm luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm

35

III.

Các quy định về hợp đồng bảo hiểm

35

1.

Khái niệm và phân loại

35

2.

Hình thức và nội dung HĐBH

36

3.

Thời điểm phát sinh trách nhiệm Bảo hiểm


36

4.

Quyền và nghĩa vụ các bên trong HĐBH

36

5.

Trách nhiệm cung cấp thông tin

38

6.

Đóng phí bảo hiểm nhân thọ

38

7.

Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

39

8.

Thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ


39

9.

HĐBH và hậu quả pháp lý

40

10.

Các loại thời hạn

41

IV.

Quy định về hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm

41

1.

Quy định chung

41

Ki ến thứ c chung và c hính sách t uân thủ

Trang 3



2.

Quy định về thành lập và hoạt động của Doanh Nghiệp Bảo Hiểm

41

3.

Quy định về khai thác Bảo hiểm

43

4.

Quy định về tài chính và thận trọng trong kinh doanh Bảo hiểm

44

5.

Quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm

48

Chương 4: Đại lý bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm đối với hoạt động đại lý bảo hiểm
50
I.


Đại lý bảo hiểm

50

1.

Phương thức bán Bảo hiểm

50

2.

Khái niệm Đại lý Bảo hiểm

50

3.

Nội dung hoạt động của Đại lý Bảo hiểm

50

4.

Điều kiện để hoạt động Đại lý Bảo hiểm

50

5.


Đối tượng không được làm Đại lý Bảo hiểm

51

II.

Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm

51

1.

Quyền của Đại lý Bảo hiểm

51

2.

Nghĩa vụ của Đại lý Bảo hiểm

51

3.

Các hành vi bị cấm đối với Đại lý Bảo hiểm

51

III.


Quyền và nghĩa vụ của DNBH trong hoạt động đại lý BH

52

1.

Quyền của doanh nghiệp Bảo hiểm

52

2.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp Bảo hiểm

52

3.

Trách nhiệm của DNBH khi Đại lý BH vi phạm HĐĐL

52

Chương 5: Điều khoản chung hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

54

I.

Tầm quan trọng của Điều khoản hợp đồng


54

II.

Nội dung điều khoản hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

54

1.

Các Điều Khoản Giao Kết Hợp Đồng

54

2.

Các điều khoản giúp duy trì hợp đồng

56

3.

Các điều khoản kết thúc công bằng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

57

Chương 6: Quy tắc đạo đức và nghề nghiệp đại lý bảo hiểm nhân thọ

60


I.

Tầm quan trọng của việc tuân thủ đạo đức hành nghề Đại lý Bảo hiểm

60

II.

Cơ sở pháp lý đạo đức hành nghề Đại lý Bảo hiểm

60

III.

Các tiêu chuẩn đạo đức

60

1.

Các tiêu chuẩn đạo đức chung

60

2.

Các tiêu chuẩn đạo đức Đại lý bảo hiểm trong giao tiếp với Khách hàng

61


3.

Các hành vi Đại lý bảo hiểm không được thực hiện trong giao tiếp với Khách hàng. 62

Ki ến thứ c chung và c hính sách t uân thủ

Trang 4


4.

Các tiêu chuẩn đạo đức Đại lý trong quan hệ với Công ty

63

5.

Các hành vi Đại lý không được thực hiện trong quan hệ với Công ty

63

6.

Các hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức của Đại lý

64

IV.

Các mức độ theo Quy định xử lý vi phạm đối với Đại lý bảo hiểm


66

1.

Thời gian xóa hình thức xử lý vi phạm

66

2.

Hình thức xử lý vi phạm bổ sung

66

Chương 7: Các chính sách tuân thủ cơ bản

67

I.

Cơ sở pháp lý xây dựng chính sách tuân thủ

67

II.

Chính sách phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố

67


1.

Rửa tiền là gì?

67

2.

Thế nào là tài trợ khủng bố?

67

3.

Các giai đoạn rửa tiền cơ bản

67

4.

Pháp luật phòng chống rửa tiền ở Việt Nam

68

5.

Các giao dịch đáng ngờ về rửa tiền

68


6.

Áp dụng biện pháp nhận biết thông tin khách hàng

69

III.

Chính sách phòng, chống tham nhũng, gian lận

70

1.

Quy định của Bộ Luật hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018

70

2.

Trách nhiệm của Đại lý trong việc phòng, chống tham nhũng

71

IV.

Chính sách bảo mật thông tin

71


1.

Thông tin cá nhân không được công khai

72

2.

Bảo vệ sự riêng tư

72

3.

Những biện pháp bảo vệ phải

72

V.

Đạo luật thuế đối với tài khoản nước ngoài (FATCA)

72

1.

FATCA là gì?

72


2.

Trách nhiệm khi không tuân thủ FATCA

72

3.

Cá nhân có “dấu hiệu Hoa Kỳ” theo quy định FATCA

72

4.

Những tiêu chí xác định “tình trạng Hoa Kỳ” - khách hàng cá nhân

73

Chương 8: Hiệu lực áp dụng

Ki ến thứ c chung và c hính sách t uân thủ

74

Trang 5


Chương 1: Giới thiệu công ty BHNT MB Ageas
I. Công ty bảo hiểm nhân thọ MB Ageas

Ngày
08/09
2014

Ngày
10/08
2015

Quyết định thành
lập Ban Đề án
Phát triển Kinh
doanh Bảo hiểm
nhân thọ

Ngày
16/01
2017

Ký kết hợp đồng
liên doanh 3 bên:
Ngân hàng Quân
đội, Ageas và
Muang Thai Life

Quyết định thành lập
Ban Trừ bị thành lập
Công ty Bảo hiểm nhân
thọ của Ngân hàng
Quận đội và đối tác
nước ngoài.

Ngày
15/05
2015

Khai trương Công
ty và Công bố
thương hiệu Công
ty Bảo hiểm nhân
thọ MB Ageas Life

Chính thức nhận
được Giấy phép
thành lập và hoạt
động Công ty Bảo
hiểm Nhân thọ MB
Ageas Life
Ngày
21/07
2016

II. Ngân hàng Quân đội MBBank
1994
◆ Ngày 04/11/1994, MB được thành lập
◆ Số vốn ban đầu chưa đến 20 tỷ đồng

1995 - 2002
◆ Ngân hàng duy nhất có lợi nhuận trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu
Á năm 1997
◆ Năm 1997, trở thành thành viên của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
◆ Năm 2000, thành lập Công ty Chứng khoán Thăng Long (nay là MBS)

◆ Năm 2002, thành lập Công ty Quản lý nợ & Khai thác tài sản (nay là Công
ty MB AMC)

Kiến thứ c chung và c hính sách tuân thủ

Trang 6


2003 - 2010
◆ Năm 2005, ký kết thỏa thuận hợp tác ba bên với Vietcombank và Viettel,
hợp tác với Citibank để xây dựng cơ sở cho phát triển các sản phẩm – dịch
vụ tài chính có hàm lượng công nghệ cao;
◆ Năm 2006, thành lập Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội
(HFM), (nay là MB Capital)
◆ Năm 2008, Tăng vốn điều lệ thành công lên các mức 3.400 và 5.300 tỷ
đồng (2009)
◆ Năm 2010, xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2011 – 2015.
Thành lập chi nhánh đầu tiên tại Lào, chính thức khai trương vào ngày
30/12/2010

2011 - 2017
◆ Năm 2011: Niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM
◆ Thành lập thêm chi nhánh tại Campuchia
◆ Top 5 ngân hàng thương mại tại Việt Nam về lợi nhuận và hiệu quả
◆ Năm 2015, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động
◆ Năm 2016, top 10 Ngân hàng lớn nhất Việt Nam

2018
◆ Top 03 môi trường ngân hàng làm việc yêu thích nhất
◆ 01 trụ sở chính và 275 điểm giao dịch trong đó: 02 Chi nhánh nước ngoài

tại Lào và Campuchia; 116 Chi nhánh trong nước; 156 Phòng giao dịch; 01
VPĐD tại nước ngoài
◆ Tổng số nhân sự: 8,769

Kiến thứ c chung và c hính sách tuân thủ

Trang 7


Các thành tựu

1 trong 500 DN lớn nhất Việt
Nam

Top 50 Công ty niêm yết
tốt nhất Việt Nam 2014

Nhận giải thưởng NH nội địa
mạnh nhất Việt Nam

Đón nhận Cờ thi đua của Bộ
quốc phòng

Giải Sao vàng đất Việt 2013

Kiến thứ c chung và c hính sách tuân thủ

Nhận giải thưởng Ngân hang nội
địa tốt nhất Việt Nam 2014


Đón nhận Huân chương Lao
động hạng nhất

Thương hiệu Chứng khoán uy tín

Trang 8


III. Tập đoàn bảo hiểm Ageas
Ageas là tập đoàn bảo hiểm quốc tế:
◆ Thành lập vào năm 1824, tại Bỉ, với gần 200 năm kinh nghiệm
◆ Ageas là tập đoàn bảo hiểm số một tại thị trường Bỉ,
◆ Cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ tại các thị trường châu Âu
và châu Á.
Được các hãng tín nhiệm xếp hạng cao:
◆ S & P với hạng A - Ổn định
◆ FITCH xếp hạng A - Ổn định
Tổng tài sản hiện nay đang quản lý là: 105,7 tỷ
Euro (30/9/2016)

IV. Tập đoàn bảo hiểm Muang Thai
◆ Được thành lập vào năm 1951.
◆ Là công ty Bảo hiểm hàng đầu của Thái Lan.
◆ Hơn 250 chi nhánh và văn phòng kinh doanh tại
Thái Lan.
◆ Cung cấp hệ thống sản phẩm bảo hiểm đa dạng:
sức khỏe, tai nạn, tích lũy, bảo hiểm cho gia đình,
hưu trí, bảo hiểm nhóm, bảo hiểm liên kết đầu
tư…


V. Công ty Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas

Kiến thứ c chung và c hính sách tuân thủ

Trang 9


Kỹ năng quản lý &
điều hành

Tin cậy về tài chính

Kinh nghiệm phát triển
kinh doanh gần 200 năm

Kiến thứ c chung và c hính sách tuân thủ

T r a n g 10


Chương 2: Kiến thức chung về bảo hiểm
I. Nguồn gốc và khái niệm Bảo hiểm
Nguồn gốc của Bảo hiểm

Rủi ro chính là nguồn gốc phát sinh nhu cầu Bảo hiểm. Trong cuộc sống và lao động,
con người mặc dù đã chú ý ngăn ngừa và đề phòng hạn chế tổn thất nhưng rủi ro vẫn có
thể xảy ra.

1.1. Rủi ro là gì?
Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường và mang lại hậu quả thiệt hại ngoài ý muốn của

con người do không lường trước được:
◆ Khả năng xảy ra rủi ro
◆ Không gian và thời gian xảy ra rủi ro
◆ Mức độ nghiêm trọng của rủi ro
1.2. Tiêu chí đánh giá rủi ro
Để đánh giá rủi ro, người ta thường dựa theo hai tiêu chí: Mức độ rủi ro và Nguy cơ rủi ro.
◆ Mức độ rủi ro được đánh giá căn cứ vào tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ trầm trọng
của rủi ro.
◆ Nguy cơ rủi ro được đánh giá căn cứ vào nguy cơ vật chất, nguy cơ tinh thần và nguy cơ
về đạo đức.
1.3. Phân loại rủi ro trong phạm vi hợp đồng Bảo hiểm
◆ Rủi ro được Bảo hiểm, ví dụ: ốm đau, tai nạn, tử vong, hỏa hoạn.
◆ Rủi ro không được Bảo hiểm, ví dụ: phẫu thuật thẩm mỹ
◆ Rủi ro loại trừ, ví dụ: tử vong do bị thi hành án tử hình
Ngoài phạm vi bảo hiểm theo quy tắc bảo hiểm, người được bảo hiểm có thể thỏa thuận với
Người bảo hiểm mở rộng các điều kiện, điều khoản bảo hiểm với điều kiện Người được bảo
hiểm phải trả thêm phí bảo hiểm cho Người bảo hiểm
1.4. Đặc tính của rủi ro được Bảo hiểm
◆ Tổn thất phải mang tính chất ngẫu nhiên.
◆ Tổn thất phải đo được, định lượng được về tài chính.
◆ Phải có số lớn (đối tượng Bảo hiểm đủ lớn trong một phạm vi Bảo hiểm nhất định – tổn
thất phải lớn đáng kể).

Kiến thứ c chung và c hính sách tuân thủ

T r a n g 11


◆ Không trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
1.5. Các biện pháp để hạn chế (hay kiểm soát) rủi ro

◆ Né tránh rủi ro: tìm cách tránh, loại trừ hoặc hạn chế tối đa khả năng xảy ra rủi ro (ví dụ:
để tránh tai nạn giao thông thì hạn chế đi lại, hoặc để tránh tai nạn lao động thì không
chọn các nghề nguy hiểm,...).
◆ Kiểm soát rủi ro: là các biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tổn thất có thể xảy ra (ví dụ:
hạn chế tổn thất hỏa hoạn bằng cách mua bình cứu hỏa, hạn chế tai nạn lao động bằng
cách trang bị thiết bị và đào tạo kỹ năng về an toàn lao động, …).
◆ Chấp nhận rủi ro: là hình thức mà người bị tổn thất tự chấp nhận tổn thất đó. Bao gồm
chấp nhận chủ động (ví dụ: tạo lập quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất) và chấp nhận bị
động (ví dụ: tới khi rủi ro xảy ra thì mới tìm nguồn tài chính để bù đắp)
◆ Chuyển giao rủi ro: người được Bảo hiểm chuyển giao rủi ro cho người Bảo hiểm để đổi
lấy sự an toàn về tài chính trong suốt thời gian chuyển giao. Chuyển giao rủi ro là nguyên
lý cơ bản của hoạt động kinh doanh Bảo hiểm.
1.6. Khái niệm Bảo hiểm và Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm là biện pháp chuyển giao rủi ro thông qua hợp đồng Bảo hiểm, trong đó
◆ Bên mua Bảo hiểm chấp nhận trả phí Bảo hiểm
◆ Doanh nghiệp Bảo hiểm cam kết bối thường hoặc trả tiền Bảo hiểm cho người được
Bảo hiểm khi xảy ra sự kiện Bảo hiểm.
Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho Người được bảo hiểm sống hoặc chết
(Doanh nghiệp bảo hiểm có thể chi trả quyền lợi bảo hiểm nhân thọ khi có hoặc không có rủi
ro)
1.7. Đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh Bảo hiểm
◆ Bảo hiểm là một sản phẩm vô hình
◆ Bảo hiểm là một chu trình sản xuất ngược
◆ Tâm lý chung của người tham gia Bảo hiểm là không muốn sự kiện BH xảy ra
1.8. Thực chất của hoạt động Bảo hiểm
◆ Quá trình phân phối lại một phần thu nhập quốc dân giữa những người tham gia BH
thông qua người Bảo hiểm.
◆ Thực hiện biện pháp chuyển giao rủi ro
◆ Thực hiện theo nguyên lý “Số đông bù số ít”


II. Vai trò của Bảo hiểm
1.1. Vai trò của Bảo hiểm nhân thọ đối với mỗi cá nhân, gia đình
◆ Tiết kiệm cho tương lai
◆ Bảo vệ tài chính
◆ Chia sẻ rủi ro

Ki ến thứ c chung và c hính sách t uân thủ

T r a n g 12


Chúng ta ai cũng có những kế hoạch trong tương lai cho bản thâm và gia đình: học vấn cho con
cái, mua sắm thêm tài sản, tham quan du lịch, tuổi già an nhàn… Và chúng ra điều TIẾT KIỆM
cho những mục đích này.
Nhưng không ai trong chúng ta có thể biết trước về những RỦI RO trong cuộc sống. Tử vong,
bệnh hiểm nghèo và tai nạn có thể đến với bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào. Nếu điều không may này
xảy ra với người trụ cột, những dự định cho tương lại gia đình sẽ khó có thể thực hiện. Hơn thế
nữa, trong cuộc sống hàng ngày sẽ dễ dàng bị đảo lộn: nhu cầu hàng ngày có thể bị hạn chế;
những khoản nợ có thể sẽ xuất hiện; việc học của con có thể sẽ phải dừng lại,… Những câu hỏi
lớn sẽ thách thức gia đình lúc này: Ai sẽ lo toan với gánh nặng tài chính gia đình? Có thể vay
mượn từ đâu? Tài sản gì có thể bán đi?
Nguồn tài chính dự phòng sẽ trở nên vô cùng quý giá trông hoàn cảnh đặc biệt này. Được chi
trả quyền lợi khi người tham gia bảo hiểm gặp rủi ro như bệnh tật, tai nạn, mất sớm, bảo hiểm
nhân thọi chính là quỹ tài chính dự phòng hữu hiệu, giúp khách hàng lhawcs phục khó khan về
tài chính khi gặp rủi ro. Nhờ thế, những dự định và mong muốn của mỗi gia đình vẫn có thể
tiếp tục được thực hiện.
Có bảo hiểm nhân thọ, tài chính gia đình được đảm bảo vững chắc. Có bảo hiểm nhân thọ,
những kế hoạch, ước mơ và dự định cho tương lại mới đảm bảo được thực hiện.
Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống.
1.2. Vai trò kinh tế của Bảo hiểm

◆ Góp phần ổn định tài chính của tổ chức, cá nhân tham gia Bảo hiểm.
◆ Đóng vai trò trung gian trong việc huy động vốn cho nền kinh tế.
◆ Góp phần ổn định ngân sách quốc gia.
◆ Thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế
1.3. Vai trò xã hội của Bảo hiểm
◆ Tạo thêm việc làm cho xã hội.
◆ Góp phần đảm bảo an toàn cho nền kinh tế - xã hội.
◆ Tạo nếp sống tiết kiệm và mang đến trạng thái an toàn về mặt tinh thần cho xã hội.

III. Thuật ngữ bảo hiểm
Hợp đồng Bảo hiểm (HĐBH): Là sự thỏa thuận giữa Bên mua bảo hiểm (BMBH) & Doanh nghiệp
bảo hiểm (DNBH), trong đó BMBH phải đóng phí BH & DNBH trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường
khi xảy ra sự kiện BH.
Doanh nghiệp Bảo hiểm: Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật kinh
doanh BH.
Bên mua Bảo hiểm: Là Tổ chức, cá nhân giao kết HĐBH với DNBH & đóng phí BH.
BMBH có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. BMBH thực hiện yêu
cầu tham gia BH
Người được Bảo hiểm: Là tổ chức hoặc cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, hay tính mạng
được BH theo HĐBH.

Ki ến thứ c chung và c hính sách t uân thủ

T r a n g 13


Người thụ hưởng: Là tổ chức hoặc cá nhân được BMBH chỉ định để nhận tiền BH trong HĐBH
con người.
Đối tượng Bảo hiểm: Là đối tượng chịu tác động trực tiếp của rủi ro, khiến quyền lợi được bảo
vệ bởi HĐBH bị tổn hại. BMBH phải có quyền lợi có thể được BH với đối tượng BH. Đối tượng

Bảo hiểm bao gồm:


Con người (tính mạng, sức khỏe, tuổi thọ,… của con người)



Tài sản và lợi ích liên quan



Trách nhiệm dân sự

Phạm vi BH: Là phạm vi giới hạn những rủi ro, loại tổn thất và chi phí phát sinh mà theo thỏa
thuận (đã dự tính) DNBH sẽ chịu trách nhiệm nếu nó xảy ra.
Sự kiện Bảo hiểm: Là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà
khi sự kiện đó xảy ra thì DNBH phải trả tiền bảo hiểm cho NTH hoặc bồi thường cho NĐBH.
Phí Bảo hiểm: Khoản tiền do BMBH đóng cho DNBH theo thời hạn và phương thức do các bên
thỏa thuận trong HĐBH.
Số tiền Bảo hiểm: Là số tiền tối đa mà DNBH phải trả cho một sự kiện bảo hiểm hoặc trong cả
thời hạn bảo hiểm. STBH và phương thức xác định STBH được BMBH và DNBH thỏa thuận
trong HĐBH
Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm: Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp
doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xẩy ra
sự kiện bảo hiểm.
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.
Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
◆ Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
◆ Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp

bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Tái Bảo hiểm: DNBH ban đầu (là DNBH gốc) chuyển một phần rủi ro cho DNBH khác (là DN tái
Bảo hiểm) khi rủi ro vượt quá khả năng tài chính của DNBH. BMBH chỉ yêu cầu BH từ DNBH gốc.
Kinh doanh bảo hiểm: là hoạt động của DNBH nhằm mục đích sinh lợi, theo đó DNBH chấp
nhận rủi ro của NĐBH, trên cơ sở BMBH đóng phí bảo hiểm để DNBH trả tiền BH cho NTH hoặc
bồi thường cho NĐBH khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Kinh doanh tái bảo hiểm: là hoạt động của DNBH nhằm mục đích sinh lợi, theo đó, DNBH nhận
một khoản phí bả hiểm của DNBH khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận
bảo hiêm.
Bảo hiểm trùng: Một đối tượng BH được bảo vệ bằng ít nhất 2 HĐBH có cùng rủi ro được BH,
và khi sự kiện BH xảy ra thì các HĐ đều còn hiệu lực.
Đồng Bảo hiểm: Nhiều DNBH cùng BH cho một đối tượng BH, chia sẻ phí & trách nhiệm bồi
thường. Thông thường các DN ủy quyền cho một DN làm đầu mối thương thảo HĐBH, giải
quyết tổn thất.

Ki ến thứ c chung và c hính sách t uân thủ

T r a n g 14


Mức miễn thường: (khái niệm chỉ sử dụng trong BH phi nhân thọ). Là phần tổn thất/ chi phí mà
NĐBH phải tự gánh chịu. DNBH chỉ bồi thường nếu giá trị tổn thất lớn hơn mức miễn thường,
với mục đích nhằm gia tăng trách nhiệm của người tham gia BH.
Mức miễn thường bao gồm:
◆ Miễn thường có khấu trừ: Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất - mức khấu trừ
◆ Miễn thường không khấu trừ: Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất
Cách thức biểu thị mức miễn thường khá đa dạng, có thể bằng một số tiền nhất định/1 vụ tổn
thất hoặc một tỷ lệ phần trăm nhất định/giá trị tổn thất, kèm theo tỷ lệ tối thiểu này là một số
tiền nhất định/1 vụ tổn thất.


IV. Các nguyên tắc bảo hiểm
1.1. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối
HĐBH chỉ có giá trị pháp lý khi được xác lập trên cơ sở các thông tin trung thực của các bên.
HĐBH buộc phải chấm dứt nếu có hành vi gian lận hay trục lợi từ phía các bên trong hợp đồng.
1.2. Nguyên tắc quyền lợi có thể được Bảo hiểm
Việc quy định về quyền lợi có thể được Bảo hiểm nhằm mục đích ngăn ngừa rủi ro đạo đức và
hành vi trục lợi Bảo hiểm.
Quyền lợi có thể được Bảo hiểm là:
◆ Quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản.
◆ Quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được BH.
◆ Quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.
Trong BHNT, nguyên tắc này thể hiện trong các mối quan hệ Bảo hiểm. BMBH phải có mối
quan hệ Bảo hiểm với đối tượng Bảo hiểm, bao gồm:
◆ Tự tham gia bảo hiểm cho bản thân
◆ Quan hệ huyết thống: cha mẹ ruột – con ruột và ngược lại
◆ Quan hệ hôn nhân: vợ - chồng hợp pháp và ngược lại
◆ Quan hệ lao động: người sử dụng lao động – người lao động
Quan hệ giữa người nuôi dưỡng, cấp dưỡng với người được nuôi dưỡng, cấp dưỡng.

Ki ến thứ c chung và c hính sách t uân thủ

T r a n g 15


1.3. Nguyên tắc bồi thường
Số tiền bồi thường mà NĐBH có thể nhận được
trong mọi trường hợp không lớn hơn thiệt hại
của họ trong sự kiện Bảo hiểm.

KHÔNG

LỚN HƠN

BH phi nhân thọ: bồi thường những chi phí thực
tế, hợp lý để sửa chữa, thay thế, tái tạo lại tài
sản như tình trạng trước khi xảy ra sự kiện BH.
BH Nhân thọ + Phi nhân thọ: bồi thường tối đa
bằng STBH ghi trong hợp đồng Bảo hiểm.


Số tiền bồi
thường

Thiệt hại trong
sự kiện BH

Đối với HĐBH tài sản, trường hợp BMBH tham
gia:
◆ BH tài sản trên giá trị: khi xảy ra tổn thất, DNBH bồi thường theo đúng giá trị của tài sản
được Bảo hiểm ngay tại thời điểm xảy ra tổn thất, thiệt hại.
◆ BH tài sản dưới giá trị: DNBH bồi thường theo tỷ lệ. Số tiền bồi thường bằng tổn thất
thực tế (x) STBH/giá thị trường của tài sản được BH.
1.4. Nguyên tắc đóng góp bồi thường (BH tài sản và trách nhiệm dân sự)
Khi có BH trùng hoặc đồng BH, các DNBH cùng nhau đóng góp bồi thường sao cho tổng số tiền
mà NĐBH nhận được từ các HĐBH không lớn hơn thiệt hại thực tế.

Số tiền bồi thường
của từng HĐ BH

=


Giá trị thiệt hại
của đối tượng BH

x

STBH của hợp đông đó
Tổng STBH của các HĐ BH

Lưu ý: Nguyên tắc đóng góp bồi thường không áp dụng cho Bảo hiểm con cngười.
1.5. Nguyên tắc thế quyền (BH tài sản và trách nhiệm dân sự)
Thế quyền được sử dụng khi có người thứ ba phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại của đối
tượng trong sự kiện BH. Người BH sau khi bồi thường cho NĐBH theo HĐBH được phép thế
quyền NĐBH đòi người thứ ba phần thiệt hại thuộc trách nhiệm của người thứ ba và trong giới
hạn số bồi thường mà người BH đã trả cho NĐBH.
Trường hợp không được vận dụng thế quyền: DNBH không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng,
con, anh, chị, em ruột của NĐBH bồi hoàn khoản tiền mà DNBH đã trả cho NĐBH trừ trường
hợp cố ý gây ra tổn thất.
Trong HĐBH tài sản, khi tài sản bị thiệt hại do lỗi của người thứ ba, nhưng NĐBH từ chối chuyển
quyền cho DNBH, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường, thì DNBH
có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của NĐBH.
1.6. Nguyên tắc nguyên nhân gần
Nguyên nhân gần là nguyên nhân đủ mạnh để khởi động cả một chuỗi sự kiện dẫn đến một
kết quả nhất định, là nguyên nhân chủ yếu, quyết định và có mối liên hệ trực tiếp với kết quả tổn thất.

Kiến thứ c chung và c hính sách tuân thủ

T r a n g 16


Ngưởi bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với những tổn thất khi nguyên nhân gần của tổn thất

là rủi ro thuộc phạm vi của HĐBH
1.7. Nguyên tắc hoạt động theo quy luật số đông:
◆ Sự đóng góp của số đông bù vào sự bất hạnh của số ít.
◆ Rủi ro được phân tán (chia đều cho cả cộng đồng).
◆ Khoản bù đắp thiệt hại do rủi ro lấy từ phí Bảo hiểm (khoản đóng góp).
◆ Khác với hoạt động tiết kiệm, số tiền Bảo hiểm vượt xa phí Bảo hiểm.
1.8. Nguyên tắc khoán (BH con người)
Triết lý của nguyên tắc này: tính mạng, sức khỏe của con người là vô giá. Do đó, khi sự kiện BH
xảy ra, NĐBH được nhận quyền lợi BH từ tất cả các HĐBH có liên quan.
Việc trả tiền BH không nhằm mục đích bồi thường thiệt hại mà là thực hiện cam kết của HĐ.

V. Phân loại bảo hiểm

Theo luật kinh doanh BH

Theo đối tượng BH

◆ BH nhân thọ
◆ BH phi nhân thọ
◆ BH sức khỏe

◆ BH tài sản
◆ BH trách nhiệm dân sự
◆ BH con người

Theo kỹ thuật quản lý
HĐBH

Theo hình thức BH


◆ Kỹ thuật phân chia
◆ Kỹ thuật tồn tích

◆ BH tự nguyện
◆ BH bắt buộc

1.1. Phân loại theo Luật kinh doanh Bảo hiểm
◆ Bảo hiểm nhân thọ
◆ Bảo hiểm phi nhân thọ
◆ Bảo hiểm sức khỏe
1.2. Phân loại theo đối tượng Bảo hiểm
◆ Bảo hiểm tài sản: Đối tượng của Hợp đồng BH tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực,
tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
◆ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng của HĐBH trách nhiệm dân sự là trách nhiệm
dân sự của NĐBH đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.

Kiến thứ c chung và c hính sách tuân thủ

T r a n g 17


◆ Bảo hiểm con người: Đối tượng của HĐBH con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ
con người.
1.3. Phân loại theo kỹ thuật quản lý hợp đồng Bảo hiểm
◆ Nghiệp vụ BH áp dụng kỹ thuật phân chia: nghiệp vụ có thời hạn của HĐBH ngắn (nhỏ
hơn hoặc bằng 1 năm), thường là BH phi nhân thọ và BH sức khỏe.
◆ Nghiệp vụ BH áp dụng kỹ thuật tồn tích: nghiệp vụ có thời hạn của HĐBH dài (trên 1
năm), chủ yếu là BH nhân thọ.
1.4. Phân loại theo hình thức Bảo hiểm
Bảo hiểm tự nguyện: loại BH mà HĐBH được ký kết theo ý muốn của NĐBH và dựa trên nguyên

tắc thỏa thuận giữa hai bên (DNBH và BMBH), ví dụ BHNT.
Bảo hiểm bắt buộc: loại BH do pháp luật quy định về điều kiện BH, mức phí BH, STBH tối thiểu
mà tổ chức, cá nhân tham gia BH và DNBH có nghĩa vụ thực hiện, với mục tiêu bảo vệ lợi ích
công cộng và an toàn xã hội. Hiện bao gồm:
◆ BH TNDS của chủ xe cơ giới, TNDS của người vận chuyển hàng không đối với hành
khách
◆ BH trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật.
◆ BH trách nhiệm nghề nghiệp của DN môi giới BH.
◆ BH cháy nổ
GHI CHÚ
Bảo hiểm bắt buộc có 2 nhóm:
◆ Nhóm 1: Pháp luật quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí như: BH cháy nổ bắt buộc, BH trách
nhiệm dân sự chủ xe cơ giới,….
◆ Nhóm 2: Pháp luật quy định một số đối tượng phải mua sản phẩm BH trách nhiệm dân sự
nhưng không quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí mà đối tượng phải mua được lựa chọn
sản phẩm của bất cứ công ty BH nào cung cấp sản phẩm đó: BH trách nhiệm nghề nghiệp đối
với hoạt động tư vấn, thiết kế, luật sư, bác sỹ, công chứng viên…

VI. Một số loại nghiệp vụ bảo hiểm
1.1. Bảo hiểm nhân thọ
Khái niệm
Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ BH cho trường hợp NĐBH sống hoặc chết.
Trong hợp đồng BHNT, DNBH thực hiện BH cho sự kiện:
◆ NĐBH sống đến hết thời hạn BH
◆ NĐBH bị chết trong thời hạn BH
◆ NĐBH bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn trong thời hạn BH

Ki ến thứ c chung và c hính sách t uân thủ

T r a n g 18



Nguyên tắc hoạt động của BH
◆ Chia sẻ rủi ro
◆ Quy luật số đông
◆ Công bằng về rủi ro
Cơ sở tính phí của BHNT
◆ Tỷ lệ tử vong
◆ Lãi suất kỹ thuật
◆ Chi phí hoạt động
Các loại hình BHNT

01

BH tử kỳ

05

BH trả tiền định kỳ

02

BH sinh kỳ

06

BH hưu trí

03


BH hỗn hợp

07

BH liên kết đầu tư

04

BH trọn đời

08

Các sản phẩm BH nhân thọ bổ sung

1. Bảo hiểm tử kỳ
◆ STBH được DNBH trả một lần cho NTH nếu NĐBH tử vong trong thời hạn của HĐBH.
◆ Không có mục đích tiết kiệm mà chỉ đơn thuần là bảo vệ tài chính khi có rủi ro.
◆ Phí BH tử kỳ thường là thấp nhất so vói các nghiệp vụ BH khác.
◆ Các biến thể của BH tử kỳ: tử kỳ cố định, tử kỳ có thể tái tục, tử kỳ có thể chuyển đổi, tử
kỳ giảm dần, tử kỳ tăng dần, BH thu nhập gia đình, tử kỳ có điều kiện.
2. Bảo hiểm sinh kỳ
◆ STBH được DNBH trả một lần cho NTH nếu NĐBH vẫn sống đến thời hạn xác định
◆ Thời hạn của HĐBH xác định, được thỏa thuận trong HĐBH
◆ Nếu NĐBH chết trước thời hạn thành toán thì DNBH sẽ không trả tiền BH.
◆ Phí Bảo hiểm trả một lần hoặc nhiều lần
3. Bảo hiểm hỗn hợp
◆ Là sự kết hợp giữa BH sinh kỳ và BH tử kỳ. DNBH trả STBH khi NĐBH tử vong trong thời
hạn BH hoặc còn sống đến hết thời hạn của HĐBH.
◆ Thời hạn của HĐBH xác định, được thỏa thuận trong HĐBH.
◆ Có giá trị hoàn lại.

◆ Phí Bảo hiểm thường đóng định kỳ và không thay đổi.
◆ Một số dạng BH hỗn hợp: BH hỗn hợp không chia lãi, BH hỗn hợp có chia lãi.

Ki ến thứ c chung và c hính sách t uân thủ

T r a n g 19


4. Bảo hiểm trọn đời
◆ STBH được DNBH trả một lần cho NTH khi NĐBH tử vong vào bất cứ thời điểm nào
trong suốt cuộc đời người đó (việc trả tiền BH là chắc chắn).
◆ Thời hạn của HĐBH không xác định, được tính từ lúc ký kết đến khi NĐBH tử vong.
◆ Phí BH có thể trả một lần hoặc trả định kỳ trong một giới hạn thời gian nhất định.
◆ Một số dạng BH trọn đời: BH trọn đời không chia lãi, BH trọn đời có chia lãi, BH trọn đời
chi phí thấp.
5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ (Bảo hiểm niên kim)
◆ Là nghiệp vụ trong đó nếu NĐBH sống đến một thời hạn nhất định, sau thời hạn đó
DNBH trả tiền định kỳ cho NTH theo thỏa thuận trong HĐBH.
◆ Thời hạn của HĐBH xác định, được thỏa thuận trong HĐBH.
◆ Giống BH sinh kỳ, nếu NĐBH chết trước thời hạn xác định trong HĐ thì DNBH không
phải trả tiền BH.
◆ Phí BH có thể trả một lần hoặc trả định kỳ nhiều lần theo thỏa thuận trong HĐ.
◆ Một số dạng niên kim: niên kim trả ngay, niên kim trả sau, niên kim trả có thời hạn, niên
kim trọn đời, niên kim cố định, niên kim biến đổi, niên kim đầu kỳ, niên kim cuối kỳ.
6. Bảo hiểm hưu trí
◆ STBH được DNBH chi trả một lần hoặc trả định kỳ như một niên kim cho NĐBH nếu đạt
đến độ tuổi nhất định (về hưu), tùy theo thỏa thuận trong HĐBH nhưng không quá 55
với nữ và không quá 60 với nam
◆ Nếu NĐBH tử vong khi chưa về hưu, số tiền trợ cấp sẽ được DNBH trả một lần cho NTH.
◆ Thời hạn của HĐBH xác định, được thỏa thuận trong HĐBH.

◆ BH hưu trí là sự kết hợp giữa BH tử kỳ và BH trả tiền định kỳ hoặc BH sinh kỳ.
◆ Quỹ hưu trí tự nghiện được hình thành từ phí BH của các HĐBH hưu trí tự nguyện và là
tập hợp các tài khoản BH hưu trí của NĐBH. DNBH phải thiết lập Quỹ hưu trí tự nguyện,
theo dõi, tách và hạch toán riêng doanh thu, chi phí, tài snr và nguốn vốn của Quỹ hưu
trí tự nguyện với các Quỹ chủ hợp đồng khác và Quỹ chủ sở hữu.
◆ NĐBH được quyền rút trước một phần hoặc toàn bộ giá trị tài khoản BH hưu trí khi bị
suy giảm khả năng lao động 61% trở lên, hoặc mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định
của pháp luật.
7. Bảo hiểm liên kết đầu tư
◆ Là nghiệp vụ Bảo hiểm kết hợp giữa bảo vệ trọn đời và đầu tư tài chính.
◆ Bao gồm các sản phẩm Liên kết chung và Liên kế đơn vị.
◆ BMBH lựa chọn các hình thức đầu tư, hưởng mọi lợi nhuận và chịu mọi rủi ro.
Các yếu tố như hoạt động đầu tư, chi phí và lợi nhuận của quỹ đều được công bố rõ với KH.
◆ Cơ cấu phí BH và quyền lợi bảo hiểm được tách bạch giữa phần bảo hiểm rủi ro và phần
đầu tư. Được tính các khoản phí khác ngoài phí BH.

Ki ến thứ c chung và c hính sách t uân thủ

T r a n g 20


◆ Trong quá trình thực hiện HĐBH và trong hạn mức tối đa đã được quy định tại HĐBH,
doanh nghiệp có thể thay đổi tỷ lệ các loại phí áp dụng sau khi thông báo và thỏa thuận
với BMBH bằng văn bản ít nhất 3 tháng trước thời điểm chính thức thay đổi.
◆ Riêng sản phẩm BH Liên kết chung: BMBH được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư từ quỹ
liên kết chung của DNBH nhưng không thấp hơn tỷ suất đầu tư tối thiểu được DNBH
cam kết tại HĐBH.
Điều kiện để đại lý bảo hiểm được bán sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư
Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm liên kết chung phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Không vi phạm quy định pháp luật về hoạt động đại lý bảo hiểm và quy tắc đạo đức nghề

nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm;
2. Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm
bảo hiểm liên kết chung;
3. Có ít nhất 03 tháng kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm hoặc đã có ít nhất 01 năm làm
việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hoặc đã tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên trong
lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm liên kết đơn vị phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Không vi phạm quy định pháp luật về hoạt động đại lý bảo hiểm và quy tắc đạo đức nghề
nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm;
2. Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm
bảo hiểm liên kết đơn vị;
3. Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm liên tục; hoặc có ít nhất 06 tháng
kinh nghiệm làm việc liên tục trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và có chứng chỉ
chuyên môn về chứng khoán do Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp; hoặc có ít nhất 06 tháng
kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm liên tục và có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên trong
lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
8. Quyền lợi Bảo hiểm tăng cường/ Bảo hiểm nhân thọ bổ sung
◆ Luôn được bán kèm với một sản phẩm BH chính/quyền lợi Bảo hiểm chính
◆ Mở rộng đối tượng & bổ sung thêm quyền lợi bảo vệ.
◆ Thường có mức phí thấp.
◆ Một số dạng sản phẩm Bảo hiểm bổ sung / Quyền lợi bảo hiểm tăng cường chủ yếu:

Ki ến thứ c chung và c hính sách t uân thủ

T r a n g 21


Quyền lợi bảo hiểm tăng cường (SP BH bổ sung / SP bổ trợ)
Liên quan phí BH


Miễn đóng phí

Chăm sóc y tế

Tai nạn

Tử vong

Bệnh hiểm nghèo

Thương tật bộ phận
vĩnh viễn

Hỗ trợ viện phí và
Chi phí phẫu thuật

Thương tật TBVV

1.2. Bảo hiểm phi nhân thọ
Khái niệm
Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ Bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ
Bảo hiểm khác không thuộc BHNT.
Các nghiệp vụ BH phi nhân thọ

01

BH tài sản & BH thiệt hại

06


BH cháy, nổ

02

BH hàng hóa vận chuyển

07

BH trách nhiệm

03

BH hàng không

08

BH tín dụng & rủi ro tài chính

04

BH xe cơ giới

09

BH thiệt hại kinh doanh

05

BH thân tàu & trách nhiệm dân sự chủ tàu


10

BH nông nghiệp

1. Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
Bảo hiểm xây dựng và bảo hiểm lắp đặt
Hai nghiệp vụ bảo hiểm chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng-lắp đặt là bảo hiểm mọi rủi ro công
trình xây dựng (CAR- contractor’s all risks) và bảo hiểm mọi rủi ro trong lắp đặt (EAR- erection
all risks). Xây dựng và lắp đặt là hai công việc thường đi kèm với nhau, do đó đơn bảo hiểm có
thể được cấp chung cho cả việc xây dựng và việc lắp đặt.
Người được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng và bảo hiểm lắp đặt bao gồm: Chủ đầu tư, nhà
thầu chính, nhà thầu phụ, các đơn vị thiết kế thi công và những người khác có liên quan đến công
trình.
Bảo hiểm máy móc, thiết bị của chủ thầu
Trong xây dựng, lắp đặt chủ thầu có thể tham gia bảo hiểm riêng cho máy móc thiết bị. Sản
phẩm bảo hiểm này có đối tượng bảo hiểm là các loại máy dùng trong quá trình xây lắp, bao

Kiến thứ c chung và c hính sách tuân thủ

T r a n g 22


gồm các loại máy móc có động cơ tự hành: máy san ủi đất, các loại cẩu,… là các phương tiện
vận chuyển chuyên sử dụng trên công trường, không được phép lưu thông trên công lộ.
Bảo hiểm máy móc, nồi hơi
Bảo hiểm này có đối tượng bảo hiểm là tất cả các loại máy móc, thiết bị, công cụ cơ khí,…, cụ
thể: các thiết bị phát điện (nồi hơi, tuốc bin máy phát điện), nhà máy điện (máy biến thế, thiết
bị cao thế, hạ thế), các máy móc sản xuất và thiết bị phụ trợ khác (dụng cụ cơ khí, máy làm giấy,
máy bơm, đường ống dẫn, …).
Bảo hiểm thiết bị điện tử

Bảo hiểm này là cho các loại máy móc thiết bị điện tử dùng trong các lĩnh vực như: phát thanh,
truyền hình, viễn thông, y tế, tin học, điện ảnh, hàng hải, hàng không, khoa học kỹ thuật,…
Bảo hiểm này có phạm vi bảo hiểm rất rộng, tất cả các tổn thất bất ngờ không lường trước
được xảy ra đối với các thiết bị được bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm đều được bảo hiểm.
Các rủi ro chính được bảo hiểm bao gồm: Cháy (bao gồm cả các tổn thất phát sinh từ các công
việc chữa cháy và cứu hộ); sét đánh, nổ đâm va của máy bay; cháy xém, cháy âm ỉ phủ bụi bồ
hóng; thiệt hại do điện (đoản mạch, quá điện áp,…); trộm cắp; cướp bóc, phá hoại ngầm, hành
động cố ý; rò rỉ nước; lũ lụt, ngập nước; vận hành sai (bất cẩn, cẩu thả, thiếu kỹ năng,…);…
Bảo hiểm dầu khí
Bảo hiểm dầu khí là tên gọi chung dùng để chỉ các nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến hoạt
động thăm dò, khai thác và chế biến các sản phẩm dầu khí.
Đối tượng bảo hiểm trong loại bảo hiểm này bao gồm: Các dàn khoan, máy móc, trang thiết bị,
hệ thống đường ống, phụ tùng, vật tư dự trữ, các phương tiện phục vụ cho công nghiệp khai thác,
vận chuyển và chế biến các sản phẩm dầu khí,... Những tài sản kể trên có thể được bảo hiểm
trong một đơn bảo hiểm năng lượng trọn gói.
Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản thường được triển khai kết hợp bảo hiểm thiệt hại tài sản với bảo
hiểm gián đoạn kinh doanh.
Đối tượng bảo hiểm là tài sản các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, khách sạn, dịch vụ, tài
sản cá nhân; cụ thể là các tài sản vật chất hữu hình có khả năng bị tổn thất, thiệt hại, hủy hoại
và có thể tính được bằng tiền, bao gồm: nhà cửa, máy móc, trang thiết bị, vật tư hàng hoá,
nguyên vật liệu, kho hàng, trụ sở, văn phòng làm việc, nhà tư nhân,…
Bảo hiểm tiền
Đối tượng bảo hiểm bao gồm tiền giấy và tất cả các phương tiện thanh toán có giá trị như tiền,
thuộc quyền sở hữu hoặc trông coi của các tổ chức, cá nhân như: tiền mặt, ngân phiếu, các loại
tiền tệ, giấy tờ có giá, séc, phiếu chuyển tiền, các loại tem thư hiện hành, thẻ tín dụng, hóa đơn
bán hàng, tem thu nhập, công trái, hối phiếu, giấy hẹn trả tiền, tem và phiếu miễn thuế hoặc
các chứng từ đền bù hoặc các công cụ có thể đổi thành tiền được cất trữ tại kho, két hoặc trong
quá trình vận chuyển.


Bảo hiểm trộm cắp

Ki ến thứ c chung và c hính sách t uân thủ

T r a n g 23


Đối tượng bảo hiểm là tài sản để trong nhà hoặc phần ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của các tổ
chức, cá nhân được bảo hiểm.
Theo nghiệp vụ bảo hiểm này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với:
Tài sản để trong ngôi nhà hoặc phần ngôi nhà ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm bị mất mát
hoặc hư hỏng do trộm cướp có kèm theo:
Hành động đột nhập hoặc thoát khỏi ngôi nhà bằng vũ lực hoặc các phương tiện cưỡng bức, hoặc;
Hành động tấn công, dùng vũ lực, hoặc đe doạ dùng vũ lực đối với người được bảo hiểm, người
làm thuê hoặc người được giao quản lý tài sản;
Ngôi nhà bị hư hại mà người được bảo hiểm phải chịu trách nhiệm do hậu quả của hành động
trộm cướp.
2. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Đối tượng bảo hiểm: hàng hoá xuất nhập khẩu trong quá trình vận chuyển, trong đó, phổ biến
nhất là hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.
Người đứng ra mua bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu có thể là người bán hoặc người mua,
tùy thuộc vào điều kiện thương mại áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp đồng
mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu có thể áp dụng 1 trong số các điều kiện thương mại quốc
tế.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không
Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không áp dụng đối với những hàng hoá được
vận chuyển bằng máy bay của các hãng hàng không dân dụng.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong nước
Đối tượng bảo hiểm là các loại hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường sông

trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia. Bảo hiểm này cũng có thể mở rộng để bảo hiểm cho
hàng hoá vận chuyển sang các nước lân cận hoặc vận chuyển hàng hoá quá cảnh.
Bảo hiểm này chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng cho hàng hoá được bảo hiểm
do hậu quả trực tiếp của một trong các nguyên nhân như: Cháy hoặc nổ; động đất, bão lụt, gió
lốc, sóng thần và sét đánh; phương tiện vận chuyển bị đắm, bị lật đổ, bị rơi, bị mắc cạn, đâm
va nhau hoặc đâm va vào các vật thể khác hoặc bị trật bánh; cây gãy đổ, cầu cống, đường hầm
và các công trình kiến trúc khác bị sập đổ; phương tiện chở hàng bị mất tích; tổn thất chung;….
3. Bảo hiểm hàng không
Bảo hiểm thân máy bay
Bảo hiểm thân máy bay áp dụng đối với các loại máy bay của các hãng hàng không dân dụng
sử dụng với mục đích vận chuyển hàng hoá, hành khách hoặc bay dịch vụ. Đối tượng bảo hiểm
của loại bảo hiểm này bao gồm thân máy bay, máy móc, trang thiết bị trên máy bay và phụ
tùng, trang thiết bị dự phòng trên máy bay hoặc ở trong kho tại các sân bay. Người mua bảo
hiểm có thể lựa chọn tham gia bảo hiểm một hoặc kết hợp một số điều kiện bảo hiểm sau:
a) Bảo hiểm mọi rủi ro thân máy bay;

Ki ến thứ c chung và c hính sách t uân thủ

T r a n g 24


b) Bảo hiểm tổn thất toàn bộ thân máy bay;
c) Bảo hiểm rủi ro chiến tranh thân máy bay;
d) Bảo hiểm thân máy bay dưới mức miễn thường;
e) Bảo hiểm phụ tùng máy bay.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận tải hàng không
Đây là nghiệp vụ bảo hiểm nhằm bảo vệ cho người vận tải hàng không trước những rủi ro thuộc
về trách nhiệm của họ đối với hành khách, hành lý, bưu kiện, hàng hoá và người thứ ba khác.
Hiện nay, luật pháp của nhiều khu vực và nhiều nước phát triển không cho phép người vận tải
hàng không được giới hạn trách nhiệm của mình đối với tính mạng, sức khỏe của hành khách.

Như vậy đối với những nước này, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách là bao nhiêu
thì người vận tải hàng không phải bồi thường bấy nhiêu.
Bảo hiểm tai nạn nhân viên tổ bay
Người được bảo hiểm là nhân viên của các hãng hàng không dân dụng làm việc trên các máy
bay bao gồm: phi công (lái chính, lái phụ); tiếp viên hàng không; nhân viên kỹ thuật và các đối
tượng khác làm nhiệm vụ trên chuyến bay. Phạm vi bảo hiểm là các tai nạn xảy ra làm thiệt hại
đến tính mạng, sức khỏe của người được bảo hiểm khi lên, xuống máy bay và trong suốt quá
trình bay. Phạm vi bảo hiểm được mở rộng đối với những tai nạn xảy ra cho các phi công khi
huấn luyện buồng lái giả ở nước ngoài. Số tiền bảo hiểm thường quy định riêng cho từng loại
đối tượng với mức cao thấp khác nhau.
4. Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm thiệt hại vật chất cơ giới
Xe cơ giới bao gồm: xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các
loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơmoóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và
các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật).
Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới (còn được gọi là bảo hiểm thân xe) có đối tượng bảo hiểm
là bản thân chiếc xe cơ giới có tham gia giao thông, gồm: thân vỏ xe và máy móc thiết bị trên
xe cơ giới. Để được bảo hiểm, xe cơ giới phải đảm bảo những điều kiện về mặt kỹ thuật và pháp
lý cho việc lưu hành như: Người chủ xe phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký xe,
biển kiểm soát, giấy chứng nhận kiểm định về an toàn kỹ thuật và môi trường,....
DNBH chịu trách nhiệm những thiệt hại vật chất của bản thân chiếc xe được bảo hiểm trong
trường hợp xảy ra các rủi ro sau:
◆ Những rủi ro thông thường gắn liền với sự hoạt động của xe: Đâm va, lật đổ, lao xuống
sông, xuống vực,…;
◆ Những rủi ro bất thường dễ phát sinh khác (cháy nổ,...);
◆ Những rủi ro khách quan có nguồn gốc tự nhiên (bão, lũ, lụt, sụt lở, sét đánh, động đất,
mưa đá,...);
◆ Rủi ro khách quan có nguồn gốc xã hội (mất cắp, đập phá,...);

Ki ến thứ c chung và c hính sách t uân thủ


T r a n g 25


×