Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐỒNG PHẠM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.05 KB, 6 trang )

Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

VẤN ĐỀ 4: ĐỒNG PHẠM
A. Giới thiệu
- Xin chào anh (chị);
- Bài học này sẽ giới thiệu khái quát về đồng phạm.
- Mục tiêu chung: Sau khi học xong bài học này, anh (chị) sẽ nắm được nội dung của
chế định đồng phạm, phân biệt được các loại người đồng phạm
- Mục tiêu cụ thể: học xong bài này, anh (chị) sẽ:
+ Hiểu được chế định đồng phạm.
+ Phân biệt được các loại người đồng phạm.
- Hướng dẫn phương pháp học: Để học có hiệu quả bài học này, anh (chị) nên đọc
trước tài liệu tham khảo, tìm đọc một số vụ án trên thực tế qua các phương tiện thông
tin đại chúng như báo viết, báo mạng, bản án…
B. Nội dung bài học
- Trong thực tế, tội phạm có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Nó có
thể là hành vi của một người, nhưng không ít trường hợp tội phạm xảy ra do nhiều
người cố ý cùng thực hiện. Trường hợp này, mỗi người phạm tội có thể có vai trò, vị
trí khác nhau, họ thực hiện những hành vi khác nhau, nhưng tất cả đều nhằm mục đích
là thực hiện trọn vẹn một tội phạm. Luật hình sự Việt Nam coi hiện tượng đó là đồng
phạm..
- Mục tiêu mà người học cần đạt được: Sau khi học xong phần nội dung này, anh (chị)
cần xác định được trường hợp nào là đồng phạm trong một vụ việc cụ thể và xác định
được vai trò của mỗi người tham gia tỏng vụ đồng phạm đó.
- Nội dung học tập
(1) Khái niệm đồng phạm
Khái niệm đồng phạm được quy định tại Điều 17 BLHS, theo đó, đồng phạm là trường
hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Đồng phạm là hình thức phạm tội có tính nguy hiểm rất cao cho xã hội. Nó được


phân biệt với các trường hợp phạm tội riêng lẻ khác bởi các dấu hiệu khách quan cũng
Luật Hình sự Việt Nam – Bài 4

1


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

như các dấu hiệu chủ quan. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu những dấu hiệu này để thấy
được vì sao phạm tội dưới hình thức đồng phạm thông thường được coi là nguy hiểm
hơn trường hợp phạm tội riêng lẻ.
-

Dấu hiệu khách quản: Về khách quan, đồng phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu. Thứ
nhất, đồng phạm đòi hỏi trước tiên phải có từ hai người trở lên đủ điều kiện chủ
thể của tội phạm, thiếu yếu tố về số lượng này thì không thể có đồng phạm.
Thứ hai, những người này phải cùng thực hiện 1 tội phạm, có nghĩa là bất kỳ
người nào tham gia đều nhằm thực hiện tội phạm hoặc thúc đẩy thực hiện tội
phạm. Bằng những hành vi cụ thể như thế này, những người tham gia vào vụ
đồng phạm đều có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Những hành vi đó được thực
hiện trong mối liên kết thống nhất với nhau.

-

Dấu hiệu chủ quan: Về chủ quan, đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực
hiện tội phạm đều có lỗi cố ý. Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi
người đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi của mình mà còn biết và mong
muốn sự cố ý tham gia của những người đồng phạm khác.


Khi nghiên cứu về

những dấu hiệu chủ quan của đồng phạm, một vấn đề nữa được đặt ra đó là mục
đích phạm tội. Khi cùng chung hành động phạm tội, những người đồng phạm
có thể có mục đích giống nhau, nhưng cũng có thể có mục đích phạm tội khác
nhau. Cụ thể: Đối với những tội mà luật hình sự không quy định mục đích là
dấu hiệu bắt buộc thì không đòi hỏi những người đồng phạm phải có cùng mục
đích. Ngược lại, đối với những tội mà luật hình sự quy định mục đích phạm tội
là dấu hiệu bắt buộc được mô tả trong CTTP thì đòi hỏi những người đồng
phạm phải có cùng mục đích hoặc phải có sự tiếp nhận ý chí của nhau thì mới
có đồng phạm xảy ra.
(2) Các loại người trong đồng phạm
Theo quy định tại Điều 17 BLHS thì có bốn loại người đồng phạm. Đó là người
thực hành, người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người thực hành là
người thường giữ vai trò quan trọng, trung tâm, chủ chốt trong trường hợp đồng

Luật Hình sự Việt Nam – Bài 4

2


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

phạm. Tội phạm có được thực hiện hay không, thực hiện đến mức độ nào đều phụ
thuộc vào kết quả hành vi của người thực hành.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

người tổ chức luôn luôn được coi là người có hành vi nguy hiểm nhất trong vụ
đồng phạm, do vậy trong nguyên tắc xử lý được quy định tại Điều 3 BLHS thì
người chủ mưu, người cầm đầu và người chỉ huy bị coi là loại đối tượng cần phải
được nghiêm trị.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội
phạm. Đặc điểm của hành vi xúi giục phải là trực tiếp và cụ thể.
Người giúp sức là người tạo ra điều kiện vật chất hay tinh thần cho việc thực
hiện tội phạm. hành vi của người giúp sức là những hành vi có khả năng tạo ra
những điều kiện cần thiết, thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm và những điều
kiện đó được xem xét trong từng trường hợp cụ thể.
(3) Các hình thức đồng phạm
Khoa học luật hình sự căn cứ vào những đặc điểm của mối quan hệ giữa những
người đồng phạm về mặt chủ quan và khách quan để phân loại các hình thức đồng
phạm.
Theo dấu hiệu chủ quan: Đồng phạm gồm hai hình thức là đồng phạm có thông
mưu trước và đồng phạm không có thông mưu trước. Theo đó, đồng phạm không
có thông mưu trước là hình thức đồng phạm không có sự thỏa thuận, bàn bạc với
nhau trước giữa những người đồng phạm hoặc là có thỏa thuận nhưng không đáng
kể. Đồng phạm có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó những người
đồng phạm đã có sự thỏa thuận bàn bạc trước với nhau về tội phạm cùng thực hiện.
Theo dấu hiệu khách quan: Đồng phạm gồm hai hình thức là đồng phạm giản
đơn và đồng phạm phức tap. Trong đó, đồng phạm giản đơn là hình thức đồng
phạm trong đó những người cùng tham gia vào vụ phạm tội đều có vai trò là người
thực hành. Trường hợp này còn được gọi là đồng thực hành. Đồng phạm phức tạp
là hình thức đồng phạm trong đó có một hoặc một số người tham gia giữ vai trò
người thực hành còn những người đồng phạm khác giữ vai trò xúi giục, tổ chức
hay giúp sức.
Luật Hình sự Việt Nam – Bài 4

3



Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

Phạm tội có tổ chức là trường hợp đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những
người cùng thực hiện tội phạm. Đây là trường hợp đặc biệt của đồng phạm.
(4) Trách nhiệm hình sự
Khoa học luật hình sự căn cứ vào những đặc điểm của mối quan hệ giữa những
người đồng phạm về mặt chủ quan và khách quan để phân loại các hình thức đồng
phạm.
Theo dấu hiệu chủ quan, đồng phạm gồm hai hình thức là đồng phạm có thông
mưu trước và đồng phạm không có thông mưu trước. Đồng phạm không có thông
mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó không có sự thỏa thuận, bàn bạc với
nhau trước giữa những người đồng phạm hoặc không đáng kể. Đồng phạm có
thông mưu trước: là hình thức đồng phạm trong đó những người đồng phạm đã có
sự thỏa thuận bàn bạc trước với nhau về tội phạm cùng thực hiện.
Theo dấu hiệu khách quan, đồng phạm được chia thành hai hình thức là đồng
phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp. Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng
phạm trong đó những người cùng tham gia vào vụ phạm tội đều có vai trò là người
thực hành. Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó có một hoặc một
số người tham gia giữ vai trò người thực hành còn những người đồng phạm khác
giữ vai trò xúi giục, tổ chức hay giúp sức.
Phạm tội có tổ chức là trường hợp đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những
người cùng thực hiện tội phạm. do sự liên kết khăng khít giữa những người đồng
phạm mà phạm tội có tổ chức trở thành nguy hiểm hơn nhiều so với các hình thức
đồng phạm khác và do vậy, TNHS đặt ra đối với họ cũng nghiêm khắc hơn. Phạm
tội có tổ chức được coi là tình tiết tăng nặng, tình tiết này không những được quy
định chung ở Điều 52 BLHS mà còn được quy định là dấu hiệu định khung hình

phạt tăng nặng của nhiều loại tội phạm cụ thể.
-

Chủ thể dặc biệt của tội phạm là chủ thể ngoài hai dấu hiệu thông thương là
năng kwcj trách nhiệm hình sự và tuổi chịu TNHS thì phải thỏa mãn thêm
những dấu hiệu khác có liên quan như: chức vụ, quyền hạn; quốc tịch; quan hệ
gia đình; nghề nghiệp…

Trong đồng phạm, đối với những tội đòi hỏi chủ thể

đặc biệt thì chỉ cần người thực hành đáp ứng được những đặc điểm của chủ thể
Luật Hình sự Việt Nam – Bài 4

4


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

đó. Những người đồng phạm khác không nhất thiết phải có những đặc điểm của
chủ thể đặc biệt.
-

Trong đồng phạm, chúng ta phải dựa vào mức độ thực hiện tội phạm của người
thực hành mới có thể đánh giá được giai đoạn phạm tội của tội phạm chung.
Người tổ chức, người xúi giục, giúp sức không trực tiếp thực hiện tội phạm, do
vậy xác định TNHS đối với họ phải căn cứ vào hành vi của người thực hành
thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào, thì họ sẽ phải chịu TNHS đến giai đoạn
đó. Nếu trong trường hợp hành vi xúi giục hoặc hành vi giúp sức không đạt

kết quả tức là người bị xúi giục không nghe theo sự xúi giục và đã không thực
hiện tội phạm được xúi giục, người được giúp sức không sử dụng sự giúp sức
để thực hiện tội phạm thì người xúi giục hoặc người giúp sức vẫn phải chịu
TNHS về tội đã xúi giục hay tội định giúp sức ở giai doạn chuẩn bị phạm tội.

(5) Các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm
Trong đồng phạm, chúng ta phải dựa vào mức độ thực hiện tội phạm của người
thực hành mới có thể đánh giá được giai đoạn phạm tội của tội phạm chung. Người
tổ chức, người xúi giục, giúp sức không trực tiếp thực hiện tội phạm, do vậy xác
định TNHS đối với họ phải căn cứ vào hành vi của người thực hành thực hiện tội
phạm đến giai đoạn nào, thì họ sẽ phải chịu TNHS đến giai đoạn đó. Nếu trong
trường hợp hành vi xúi giục hoặc hành vi giúp sức không đạt kết quả tức là người
bị xúi giục không nghe theo sự xúi giục và đã không thực hiện tội phạm được xúi
giục, người được giúp sức không sử dụng sự giúp sức để thực hiện tội phạm thì
người xúi giục hoặc người giúp sức vẫn phải chịu TNHS về tội đã xúi giục hay tội
định giúp sức ở giai doạn chuẩn bị phạm tội
(6) Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm
Để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm, ngoài
những điều kiện như quy định tại Điều 16 BLHS, những người đồng phạm phải có
hành vi tích cực để ngăn chặn hành vi trước đó của mình gây ra. Đồng thời những
người đồng phạm (không phải là người thực hành) phải dừng việc thực hiện tội phạm
trước khi người thực hành bắt tay vào việc thực hiện tội phạm.

Luật Hình sự Việt Nam – Bài 4

5


Viện Đại Học Mở Hà Nội


Cơ hội học tập cho mọi người

Trong vụ đồng phạm, sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc pham tội của một trong
những người đồng phạm không loại trừ trách nhiệm của những người đồng phạm
khác. Hay nói cách khác, trong vụ đồng phạm khi có sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội của một người hay một số người thì việc miễn TNHS chỉ áp dụng đối với bản
thân người đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
- Câu hỏi thảo luận: Phân biệt các dạng người trong đồng phạm.
C. Phần kết
Chúc mừng anh (chị) đã hoàn thành bài học.
Bài học này đã nêu rõ Khái niệm đồng phạm; Các loại người trong đồng phạm; Các
hình thức đồng phạm; Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.

Luật Hình sự Việt Nam – Bài 4

6



×