Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.66 KB, 19 trang )

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1. KHỦNG HOẢNG TÍN DỤNG DƯỚI CHUẨN 2007
Giới thiệu
Năm 1997, nền kinh tế toàn cầu lâm vào tình trạng suy thoái nặng nề gây ra bởi sự
sụp đổ lan rộng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Á. Năm 1998, tình hình thế giới càng
trở nên căng thẳng hơn với khủng hoảng tài chính ở Nga. Năm 2001, kinh tế Mỹ đi vào
suy thoái do sự sụp đổ của các chứng khoán “dot-com” (Đây là chứng khoán của các công
ty kỹ thuật. Các loại chứng khoán này đã đưa thị trường chứng khoán Mỹ đi lên, tăng
trưởng mạnh từ cuối năm 1990). Năm 2008, giá nhà sụt giảm nhanh chóng cùng với sự thu
hẹp một cách đột ngột trong các hoạt động tín dụng đã một lần nữa khiến nước Mỹ rơi vào
khủng hoảng. Có phải tính chu kỳ của những sự kiện này chỉ là do không may? Đứng ở
một khía cạnh nào đó có lẽ là đúng như vậy. Tuy nhiên, có một sự liên hệ logic giữa những
sự kiện ấy với nhau và để hiểu rõ hơn về cuộc khủng hoảng hiện nay đòi hỏi nhất thiết
phải có sự xem xét lại những sự kiện đã qua.
Những vấn đề tiền đề
Từ đầu những năm 80, nền kinh tế toàn cầu đã được chứng kiến một sự gia tăng
đáng kể trong khả năng tiết kiệm phần lớn là do tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nền
kinh tế Đông Á. Vì nền kinh tế Mỹ vốn luôn được coi là một nơi an toàn để gửi tiết kiệm
cho những công dân nước ngoài nên rất nhiều người ngoại quốc đã chuyển tiền về gửi tiết
kiệm tại Mỹ. Các cuộc khủng hoảng tài chính vào những năm 90 (khủng hoảng tiền tệ
Đông Á cuối năm 1990; khủng hoảng đồng Euro ở Châu Âu, đồng peso ở Mexico vào
năm 1994 – 1995; và khủng hoảng ở Nga năm 1998) càng củng cố thêm niềm tin vào nước
Mỹ là một nơi an toàn cho gửi tiền tiết kiệm. Việc chuyển tiền gửi tiết kiệm từ nước ngoài
vào quốc gia này đã làm gia tăng một cách đáng kể tiềm lực tài chính của nền kinh tế Mỹ
trong những năm 90 và đầu thập kỷ mới.
Trong suốt những năm 90, Mỹ giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế thế giới, dẫn dắt
chính phủ liên bang và ngân hàng trung ương – FED – hoạt động như một người bảo đảm
cho sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu. Điều này được thể hiện qua việc Mỹ tài trợ cho
các khoản nợ của Mexico năm 1995 cùng với việc FED bơm một lượng tiền đáng kể vào
thị trường theo sau cuộc khủng hoảng toàn cầu. Không may là những công cụ này đều


1
không có hiệu quả. Mặc dù chúng góp phần viện trợ cho nền kinh tế các nước trên thế giới
(và cả nền kinh tế Mỹ thông qua sự ổn định toàn cầu) nhưng những hoạt động này lại có
khuynh hướng làm gia tăng một lần nữa các quỹ tài chính hiện có tại Mỹ.
Cũng trong suốt những năm 90 và tiếp tục trong thập kỷ sau đó, nước Mỹ luôn
gánh chịu những thâm hụt mậu dịch rất lớn. Trong khi có rất nhiều nguyên nhân được đưa
ra để giải thích cho những thâm hụt này thì hậu quả của nó lại là rất rõ ràng. Bất cứ một
thâm hụt mậu dịch nào phải được cân bằng bởi một dòng vốn ròng từ nước ngoài. Những
dòng tiền này lại làm gia tăng trở lại những tài sản tài chính tại Mỹ.
Việc kết hợp sự phức tạp của việc gộp chung những tài sản tài chính là một bước
tiến đáng kể để bãi bỏ sự điều tiết trong toàn bộ nền kinh tế Mỹ. Trong suốt những năm 80
– 90; chính sách phi điều tiết được áp dụng cho lĩnh vực tài chính ngân hàng đã tạo nên
những thay đổi nhanh chóng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Có hai sự thay đổi
đặc biệt đáng chú ý. Thứ nhất là việc bãi bỏ một phần đạo luật Glass-Steagall Act năm
1980 và 1999 (Đạo luật Glass-Steagall Act được tạo thành năm 1933 trong bối cảnh cuộc
Đại khủng hoảng. Đạo luật này không cho phép các định chế tài chính cung cấp cùng lúc
dịch vụ ngân hàng và chứng khoán). Thứ hai là bãi bỏ đáng kể những giới hạn trong việc
thành lập chi nhánh giữa các tiểu bang đối với hoạt động của ngân hàng. Những thay đổi
này làm gia tăng phạm vi hoạt động mà các ngân hàng có thể tham gia, đồng thời làm
giảm những mối quan hệ cá nhân giữa ngân hàng (người cho vay) với những người đi vay.
Việc áp dụng quá nhanh các thay đổi này trong khi chưa phát triển những mô hình quản lý
rủi ro tương ứng phù hợp đã khiến những chính sách mới dường như không hiệu quả. Do
vậy, sẽ là quá vội vàng khi kết luận rằng tất cả những cải cách này đều không có tác dụng.
Nhìn lại các sự kiện, chúng ta có thể thấy rủi ro sụt giá đã không được tính đến (trước nhất
là đối với các loại chứng khoán dot-com; thứ hai là giá nhà và sau đó là các công cụ phái
sinh). Việc áp dụng nhanh chóng những công cụ tài chính mới kết hợp với cơ số tiền tệ gia
tăng để tài trợ cho những công cụ này đã dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng cho việc quản
lý rủi ro yếu kém.
Cuối cùng, ban tiêu chuẩn kế toán tài chính Mỹ đã thay đổi những chuẩn mực về
việc định giá tài sản, có hiệu lực từ tháng 11 năm 2007. Thay đổi này yêu cầu: giá trị của

tài sản phải được đánh giá theo giá trị của thị trường. Và như đã thảo luận ở trên, thay đổi
trong chuẩn mực kế toán này đã làm tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tín dụng suốt năm 2008.
Giá nhà tăng nhanh
2
Trong khoảng 10 năm qua, giá nhà đã trở thành một mối quan tâm lớn đối với rất
nhiều người do tốc độ tăng nhanh đột biến của nó. Giai đoạn từ 1994 đến 2006, giá trung
bình của một căn hộ dành cho một gia đình tăng khoảng 200%. Nguyên nhân của sự gia
tăng nhanh chóng này thứ nhất là do tỷ lệ thế chấp nhỏ; thứ hai là do việc nới lỏng tính
chặt chẽ trong những quy định của ngân hàng đối với các khoản vay cầm cố; và cuối cùng
là do sự thay đổi trong kỳ vọng của những người mua nhà. Chúng ta hãy lần lượt xem xét
những yếu tố trên.
Đối với hầu hết mọi người, việc mua nhà là mua kết hợp nhà và cả khoản thế chấp.
Lý thuyết kinh tế cơ bản cho rằng khi giá cả của một hàng hóa giảm xuống, nhu cầu đối
với hàng hóa cùng loại khác sẽ tăng lên. Vì thế, tỷ lệ cầm cố giảm xuống do những nhân tố
được đề cập đến ở trên đã trở thành yếu tố đầu tiên thúc đẩy khiến giá nhà tăng lên.
Hơn nữa, chính sách phi điều tiết đã làm thay đổi những hoạt động thông thường
của ngân hàng. Bước đầu là việc chuyển sang nghiệp vụ ngân hàng chi nhánh và hợp nhất
các ngân hàng. Có những sự phân nhánh quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng.
Năm mươi năm trước, ngân hàng địa phương là nguồn cung cấp tín dụng chủ yếu. Hơn
nữa, các ngân hàng này cũng chỉ biết đến một số khách hàng vốn có của mình. Vì thế họ
chỉ cần một kênh thông tin đơn giản để thực hiện quản lý định lượng rủi ro.
Tuy nhiên, việc áp dụng những hệ thống chi nhánh ngân hàng lớn hơn đã khiến
hoạt động của kênh thông tin này trở nên kém hiệu quả. Từ trước tới nay, tổ chức cho vay
mua nhà thế chấp thường sở hữu một phần trong khoản cho vay mua nhà thế chấp đó –
chứng tỏ sự hiện diện của tổ chức này. Chính sách bãi bỏ điều tiết trong lĩnh vực tài chính
đã làm thay đổi sự bắt buộc này. Ngân hàng và các tổ chức tài chính bắt đầu áp dụng rất
nhiều các công cụ tài chính phái sinh (ví dụ như chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản
thế chấp CDOs). Những công cụ này cho phép đóng gói và bán lại nhiều lần các tài sản
cầm cố. Điều này đã khiến những người cho vay lơ là trong việc đánh giá chất lượng vì
nếu một khoản nợ có trở nên mất khả năng thanh toán thì khoản nợ ấy cũng không còn

thuộc trách nhiệm của họ. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng các khoản gửi tiết kiệm từ
nước ngoài vào Mỹ cũng như khoản tiết kiệm của các hộ gia đình, những người cho vay
nhận ra rằng có rất nhiều người sẵn sàng mua những khoản nợ “tái đóng gói” này. Doanh
thu từ các khoản vay cầm cố ngày càng gia tăng khi hoạt động cho vay ngày càng trở nên
lỏng lẻo.
Và do ngày càng dễ dàng hơn để vay thế chấp nên số người đi vay dưới chuẩn để
mua nhà cũng ngày càng nhiều hơn. Sự tràn vào thị trường của những người đi vay mới
vốn từ trước đến nay không thể được cấp tín dụng đã khiến nhu cầu nhà ở bị đẩy lên rất
3
nhanh. Cuối cùng, kỳ vọng của những người mua nhà đã thay đổi khi giá nhà tăng lên và
họ lại tiếp tục mong đợi mức giá này sẽ đạt đến một ngưỡng cao hơn nữa. Điều này đã
khiến một số người đầu cơ bất động sản tham gia vào thị trường. Một lần nữa nhu cầu nhà
ở lại được đẩy cao và tiếp tục tạo ra những cơn sốt về giá nhà. Bong bóng thị trường nhà ở
được hình thành nên từ đó.
Chẳng có gì đáng quan tâm nếu bong bóng này không vỡ. Nhưng thật không may
điều đó lại luôn xảy ra. Nguyên nhân chính xác của sự suy sụp này vẫn chưa được xác
định mặc dù có khả năng là do sự mất lòng tin đáng kể của thế giới đối với nền kinh tế Mỹ
bắt đầu từ năm 2006. Hậu quả của việc giảm sút lòng tin đã khiến một số nhà đầu tư nước
ngoài thu hồi tiền gửi tiết kiệm và rút khỏi thị trường nhà đất Mỹ. Điều này tạo áp lực lớn
lên lãi suất cho vay thế chấp và bắt đầu cho sự sụp đổ của thị trường này. Tuy nhiên, cho
dù nguyên nhân thế nào thì kết quả đã quá rõ ràng: giá nhà trên toàn nước Mỹ giảm 21%
kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 7 năm 2006.
Khủng hoảng tín dụng
Khủng hoảng tín dụng là kết quả tất yếu của sự sụt giảm giá nhà bắt đầu vào năm
2006. Khi giá nhà bước vào lĩnh vực tài chính thông qua các kênh hiện hữu thì core
connection trở nên minh bạch (được công khai). Mỗi ngân hàng hoặc tổ chức tài chính
khác ở Mỹ buộc phải có tài sản vốn để đảm bảo cho các khoản cho vay. Một ước chừng
gần đúng cho mỗi 10 đô cho vay, ngân hàng thương mại phải có 1 đô trong tài sản vốn.
Với việc tung ra các công cụ tài chính phái sinh, các tổ chức tài chính đã sử dụng chứng
khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS) như là một loại chứng khoán tài trợ vốn cho

hoạt động của mình. Do giá nhà sụt giảm nên giá trị của các chứng khoán đảm bảo bằng
tài sản thế chấp này cũng sụt giảm theo. Bởi vì tài sản vốn của các ngân hàng đang sụt
giảm giá trị nên ngân hàng phải phát hành ít các khoản nợ hơn. Việc thắt chặt các điều
kiện tín dụng bởi quy luật này bắt nguồn cho sự giảm sút theo hình trôn ốc.
Thứ nhất, tín dụng thắt chặt hơn thu hẹp lại thị trường nhà đất. Nhu cầu giảm sút
càng đẩy giá nhà tuột dốc nhiều hơn nữa. Những người mua nhà bắt đầu nhận ra số nợ họ
phải trả nhiều hơn giá trị của căn nhà (tài sản âm); điều này thúc đẩy họ trốn các nghĩa vụ
nợ thế chấp và vì vậy sự tịch thu tài sản để thế nợ tăng lên. Bởi vì tài sản bị tịch thu để gán
nợ tăng lên nên càng làm cho giá bất động sản tuột giảm. Những người sở hữu nhà càng bị
đẩy vào tình trạng tài sản âm.
Thứ hai, giá nhà tiếp tục giảm sút nhiều hơn nữa lại làm giảm giá trị các công cụ tài
chính phái sinh đảm bảo bằng tài sản thế chấp. Do sự giảm sút giá trị này nên các điều
4
kiện tín dụng lại càng thắt chặt hơn nữa. Vấn đề này ngày càng gia tăng do những khoản
thế chấp với lãi suất thả nổi bắt đầu khởi động lại. Một số người có dự định tái đầu tư
trước khi lãi suất được điều chỉnh lại đã nhận thấy rằng họ không đủ khả năng để làm điều
đó; thật đáng tiếc là một số khác cũng nhận thấy là họ không đủ khả năng để thanh toán
các khoản nợ cao hơn ở hiện tại. Những vấn đề khác liên quan đến tịch thu tài sản để thế
nợ nảy sinh sau đó.
Vòng tròn này cứ tiếp tục cho đến khi tài sản vốn của ngân hàng được định giá lại
đúng (tuy nhiên chúng ta chưa làm được điều này), kết thúc việc thu hẹp cho vay đang tiếp
diễn. Vòng tròn thu hẹp này trở nên gay gắt hơn bởi những yêu cầu về đánh giá theo giá
thị trường. Với sự sụt giảm giá trị của các công cụ phái sinh đảm bảo bằng tài sản thế
chấp, thị trường cho loại tài sản này đã biến mất thực sự. Do đó, giá trị thị trường của loại
tài sản này gần như bằng 0 (mặc dù thực tế nó được trông chờ là sẽ tăng giá trong vòng 5
năm tới). Tuy nhiên nếu giá trị hiện tại của loại tài sản này là 0 thì mức độ thắt chặt tín
dụng phải mãnh liệt hơn nữa.
Bởi vì thị trường nhà đất và các công cụ phái sinh đảm bảo bằng tài sản thế chấp là
những vấn đề cốt yếu đầu tiên gây ra khủng hoảng nên những thảo luận phía trên tập trung
chủ yếu vào các lĩnh vực này. Không may là đường xoắn ốc khủng hoảng ngày càng đi

nhanh hơn do các nhân tố này. Khi các điều kiện tín dụng bị thu hẹp thì vay tiêu dùng, vay
cho hoạt động kinh doanh và vay để mở rộng công ty trở nên khó khăn hơn. Điều này
khiến nhiều công ty đang vận hành tốt lâm vào tình trạng xấu. Tác động của suy thoái trên
phạm vi rộng là tỷ lệ thất nghiệp cao đang rất rõ rệt ở hiện tại. Nếu sự suy sụp tín dụng
ngày càng nghiêm trọng thì nó có thể dẫn tới khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Thử nhìn về
quá khứ, lần cuối cùng mà các điều kiện tín dụng tồi tệ như bây giờ là khoảng thời gian
diễn ra Cuộc đại suy thoái trong thập niên 30 (tuy nhiên vào thời điểm đó sự thu hẹp tín
dụng nghiêm trọng hơn và có những vấn đề khác tác động đến Cuộc đại suy thoái mà
những vấn đề này không hiện diện trong thời điểm hiện tại). Đứng trên một phương diện
khác để nhìn nhận vấn đề thì thu nhập cho vay hiện tại gấp khoảng ba lần Cuộc khủng
hoảng tiết kiệm và cho vay của những năm 1980. Do vậy sẽ không đáng ngạc nhiên nếu
như quy mô khủng hoảng lớn hơn nhiều so với trước đây.
2. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG LÊN NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU
2.1 Đối với nước Mỹ
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow-Jones giảm liên tục từ cuối quý III năm 2007.
5
Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy
thoái từ tháng 12 năm 2007. NBER dự đoán đây sẽ là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở
Hoa Kỳ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 tới tháng 9
năm 2008, có 84 nghìn lượt người lao động Hoa Kỳ bị mất việc làm.
Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời
bị phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng khủng hoảng tín dụng. Tình trạng này đã
ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao
động, cắt giảm các hợp đồng nhập đầu vào. Thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến
thu nhập và qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình lại làm cho các doanh nghiệp khó bán
được hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản, trong đó có cả
3 nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ là General Motors, Ford Motor và Chrysler LLC.
Các nhà lãnh đạo 3 hãng ô tô này đã nỗ lực vận động Quốc hội Hoa Kỳ cứu trợ, nhưng
không thành công. Ngày 12 tháng 12 năm 2008, GM đã phải tuyên bố tạm thời đóng cửa
20 nhà máy của hãng ở khu vực Bắc Mỹ. Tiêu dùng giảm, hàng hóa ế thừa đã dẫn tới mức

giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, đẩy kinh tế Hoa Kỳ tới nguy cơ có thể bị giảm
phát.
Thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề. Thị
trường trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa bị mất khả năng thanh khoản. Ngành xây
dựng Mỹ đóng góp 15% GDP có thể phải cắt giảm một nửa sản lượng và cắt 1-2 triệu
công việc.
Các khoản cho vay thế chấp không có khả năng thu hồi và giá trị tài sản đảm từ
những ngôi nhà bị sụt giảm là nguyên nhân giá trị đánh giá lại (mark to market) của các
gói trái phiếu phát hành bị giảm giá không phanh, đặc biệt là các gói trái phiếu có rủi ro
cao (gói Z). Các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa nợ dưới
chuẩn là người chịu hậu quả nặng nề. Dự báo số tổn thất do giảm giá trị trái phiếu cho
toàn thị trường lên tới khoảng 220 tỷ – 450 tỷ USD.
Hàng loạt ngân hàng đầu tư trót nắm giữ các gói trái phiếu rủi ro mà chưa kịp
chuyển giao cho thị trường đã phải ghi nhận các khoản tổn thất lên đến hàng trăm tỷ USD
như Citi (21 tỷ USD), Merrill Lynch (25 tỷ USD), UBS (18 tỷ USD), Morgan Stanley (10
tỷ USD), JP Morgan (2,2 tỷ USD), Bear Stearns (2 tỷ USD), Lehman Brothers (1,5 tỷ
USD), Goldman Sachs (1,3 tỷ USD). Tổng thiệt hại tài chính của các ngân hàng đầu tư
trong năm 2007 ước tính lên tới gần trăm tỷ USD. Citi và Merrill Lynch phải cầu viện tăng
vốn khẩn cấp từ các quỹ đầu tư Châu Á. Hàng ngàn nhân viên phố Wall bị sa thải.
6
Không chỉ thiệt hại về giảm giá trái phiếu, mảng kinh doanh béo bở từ chứng khoán
hóa của các ngân hàng đầu tư cũng bị tạm ngưng hoạt động. Cổ phiếu các ngân hàng đầu
tư rớt thảm hại trong 6 tháng cuối năm 2007. Với tổn thất nặng nề này, các ông chủ phố
Wall lần lượt phải ra đi, cụ thể là các ông chủ UBS, Citigroup, Merrill Lynch và Bear
Stearns.
Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá. Do dollar Mỹ là phương tiện
thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tư toàn cầu đã mua dollar để
nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy dollar Mỹ lên giá. Điều này làm cho xuất
khẩu của Hoa Kỳ bị thiệt hại.
2.2 Đối với thế giới

Giá dầu (USD/thùng) giảm mạnh từ giữa năm 2008 do lượng cầu giảm khi kinh tế
thế giới xấu đi.
Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế suy
thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng xuất khẩu ở
Đông Á. Một số nền kinh tế ở đây như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hong Kong rơi
vào suy thoái. Các nền kinh tế khác đều tăng trưởng chậm lại.
Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ chịu tác động nghiêm trọng
cả về tài chính lẫn kinh tế. Nhiều tổ chức tài chính ở đây bị phá sản đến mức trở thành
khủng hoảng tài chính ở một số nước như Iceland, Nga. Các nền kinh tế lớn nhất khu vực
là Đức và Ý rơi vào suy thoái, và Anh, Pháp, Tây Ban Nha cùng đều giảm tăng trưởng.
Khu vực đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ ngày thành
lập.
Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Hoa Kỳ, nên cũng
bị ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khu vực và khi giá dầu giảm
mạnh. Ecuador tiến đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ.
Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lượng cầu về dầu mỏ cho sản
xuất và tiêu dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm. Điều này lại làm cho các nước xuất
khẩu dầu mỏ bị thiệt hại. Đồng thời, do lo ngại về bất ổn định xảy ra đã làm cho nạn đầu
cơ lương thực nổ ra, góp phần dẫn tới giá lương thực tăng cao trong thời gian cuối năm
2007 đầu năm 2008, tạo thành một cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu. Nhiều thị
trường chứng khoán trên thế giới gặp phải đợt mất giá chứng khoán nghiêm trọng. Các
nhà đầu tư chuyển danh mục đầu tư của mình sang các đơn vị tiền tệ mạnh như dollar Mỹ,
yên Nhật, franc Thụy Sĩ đã khiến cho các đồng tiền này lên giá so với nhiều đơn vị tiền tệ
7

×