Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

CÁC tội PHẠM TÍNH MẠNG, sức KHỎE,DANH dự NHÂN PHẨM của CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.09 KB, 8 trang )

Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

VẤN ĐỀ 6: CÁC TỘI PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE,
DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA CON NGƯỜI
A. Giới thiệu
- Xin chào anh (chị);
- Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu của bài học này giúp các bạn xác định, nhận diện
được các hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm cụ thể xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Qua đó, giúp các bạn phân biệt, so sánh
được dấu hiệu pháp lý của các tội phạm này với nhau. Đồng thời, trên cơ sở những
kiến thức về lý luận và pháp luật thực định về nhóm tội này mà bài học cung cấp sẽ
giúp các bạn vận dụng những kiến thức đó trong giải quyết các tình huống cụ thể có
liên quan.
- Hướng dẫn phương pháp học: Để học có hiệu quả bài học này, anh (chị) nên
đọc trước tài liệu tham khảo, tìm đọc một số vụ án trên thực tế qua các phương tiện
thông tin đại chúng như báo viết, báo mạng, bản án…
B. Nội dung bài học
1. Những vấn đề chung về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm của con người;
Con người là đối tượng hàng đầu được luật hình sự nói riêng cũng như pháp luật nói
chung bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của họ vì đây là những điều có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con
người. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người là
những hành vi (hành động hoặc không hành động) có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm
quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con
người.
Nhìn chung, các tội này có dấu hiệu pháp lý như sau:
- Khách thể của nhóm tội này là một trong những khách thể quan trọng được luật
hình sự bảo vệ. Đó là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự,


Luật Hình sự Việt Nam – Bài 6

1


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

nhân phẩm của con người. Đối tượng của nhóm tội này là những con người đang sống,
những người đang tồn tại trong thế giới khách quan với tư cách là con người - thực thể
tự nhiên và xã hội.
- Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của các tội phạm nàytuy khác
nhau ở hình thức cụ thể nhưng có cùng tính chất là đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp
gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc đe dọa gây ra thiệt
hại đó. Hậu quả mà những hành vi này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra là thiệt hại
đến quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con
người thể hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất hoặc thiệt hại về tinh thần. Tuy nhiên,
dấu hiệu hậu quả chỉ là dấu hiệu bắt buộc của một số CTTP nhất định.
- TNHS của pháp nhân thương mại không được đặt ra trong nhóm tội phạm này. Chủ
thể của hầu hết các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con
người không phải là chủ thể đặc biệt. Những người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi
luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của nhiều tội phạm trong nhóm tội này.
Chỉ có một số ít các tội trong nhóm này đòi hỏi chủ thể đặc biệt như Điều 124, 127,
145...
- Lỗi của người phạm tội có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Hầu hết các CTTP không
có dấu hiệu động cơ và mục đích phạm tội.
2. Một số tội phạm cụ thể.
Trong phạm vi bài học này, giảng viên sẽ giới thiệu với các bạn dấu hiệu pháp lý cơ
bản của 10 tội phạm cụ thể, bao gồm:

 Tội giết người: Tội giết người ở bất cứ giai đoạn nào cũng đều bị coi là tội
phạm dã man, tàn ác. Điều 123 BLHS quy định tội giết người nhưng không mô
tả cụ thể những dấu hiệu của tội này mà chỉ nêu tên tội danh. Từ thực tiễn xét
xử đã được thừa nhận, tội giết người được hiểu là hành vi cố ý tước đoạt trái
pháp luật tính mạng người khác. Khách thể của Tội giết người là quyền sống
của con người. Đối tượng tác động của tội phạm này là con người đang sống.
Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của Tội giết người là hành
vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác. Hậu quả chết người là hậu
Luật Hình sự Việt Nam – Bài 6

2


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội giết người.

Lỗi của

người phạm tội giết người là lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián
tiếp. Trong trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan nhưng
hậu quả chết người chưa xảy ra thì việc xác định hình thức lỗi cố ý trực tiếp hay
cố ý gián tiếp lại có ý nghĩa rất quan trọng. Cụ thể, nếu hậu quả chết người chưa
xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp thì người phạm tội phải
chịu TNHS về tội giết người chưa đạt. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và
lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp thì người phạm tội không phải chịu
TNHS về tội giết người mà chỉ phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích nếu
tỷ lệ thương tích thỏa mãn đòi hỏi của CTTP này.

Các em cần lưu ý một số tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người:
- Giết phụ nữ mà biết là có thai: là trường hợp nạn nhân bị giết là người đang
mang thai và bản thân người giết người khi thực hiện hành vi giết người cũng
biết rõ điều đó.
- Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân: là
trường hợp giết người mà nạn nhân là người đang thi hành công vụ hoặc động
cơ của hành vi giết người gắn liền với việc thi hành công vụ của nạn nhân.
- Thực hiện tội phạm một cách man rợ: là trường hợp giết người một cách đặc
biệt tàn ác, dã man làm cho nạn nhân đau đớn rất nhiều trước khi chết hoặc làm
cho người khác sự khủng khiếp rùng rợn như khoét mắt nạn nhân, chặt chân tay
nạn nhân, chém đứt đầu ra khỏi xác…
- Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người: là trường hợp giết
người mà người phạm tội đã sử dụng công cụ, phương tiện hoặc thủ đoạn phạm
tội có khả năng làm chết nhiều người. Tình tiết này chỉ đòi hỏi công cụ, phương
tiện hoặc thủ đoạn đã sử dụng đặt trong điều kiện cụ thể có khả năng làm chết
nhiều người mà không đòi hỏi thực sự đã gây ra hậu quả chết nhiều người.
- Có tính chất côn đồ: là trường hợp giết người mà tất cả các tình tiết của vụ án
thể hiện người phạm tội có tính hung hãn cao độ, quá coi thường tính mạng của
người khác, sẵn sàng giết người vì những nguyên cớ nhỏ nhặt.
Luật Hình sự Việt Nam – Bài 6

3


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

- Vì động cơ đê hèn: là trường hợp giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội
bạc.

 Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ: Tội giết con hoặc vứt bỏ con mới đẻ là trường
hợp đặc biệt của tội giết người. Chủ thể của tội phạm là người mẹ trong 7 ngày
đâu sau sinh. Đối tượng tác động của tội phạm là con mới sinh của người phạm
tội trong 7 ngày tuổi. Việc giết con là do hoàn cảnh bất đắc dĩ. Cụ thể là do ảnh
hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt
khác.

Hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi của tội giết con mới đẻ là

hành vi giết con. Dạng hành vi này không có gì đặc biệt so với hành vi khách
quan của tội giết người. Hành vi của tội vứt bỏ con mới đẻ là hành vi vứt bỏ
con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết. Ở trường hợp này, tội giết con mới đẻ
đòi hỏi phải có hậu quả chết người và lỗi của người mẹ là lỗi cố ý gián tiếp.
 Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh: Chủ thể của tội
phạm khi thực hiện hành vi phạm tội phải đang trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh, tức là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm
chế được hành vi phạm tội của mình. Và trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
của người phạm tội là do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối
với người phạm tội hoặc đối với người thân của họ gây ra. Hành vi trái pháp
luật của nạn nhân có thể đã CTTP hoặc không nhưng dù ở bất kỳ trường hợp
nào thì hành vi trái pháp luật đó phải là nghiêm trọng, những trường hợp hành
vi trái pháp luật của nạn nhân chỉ mang tính nhỏ nhặt thì không thuộc trường
hợp này.

Những dấu hiệu pháp lý khác như hành vi, hậu quả, lỗi của người

phạm tội gần tương tự như tội giết người.
 Tội bức tử:

Hành vi khách quan của tội phạm là dạng hành vi không hành


động, người phạm tội đã không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng.


Người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người mà tính
mạng của họ đang trực tiếp bị đe dọa, đòi hỏi phải có sự cứu giúp kịp thời của
người khác, nếu không sẽ dẫn đến hoặc có thể dẫn đến chết người. Tình trạng

Luật Hình sự Việt Nam – Bài 6

4


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

nguy hiểm này có thể do tai nạn bất ngờ hoặc do những rủi ro trong cuộc sống
như người không biết bơi bị ngã xuống sông…

Người phạm tội là người có

đủ điều kiện để cứu giúp, ngăn chặn hậu quả chết người xảy ra. Việc cứu giúp
này không gây nguy hiểm cho bản thân người cứu giúp và những người khác.
Người không cứu giúp phải chịu TNHS về tội này khi người đang ở trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng bị chết.

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý,


người phạm tội nhận thức được người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng cần được cứu giúp và cũng nhận thức được rằng mình có đủ điều
kiện cứu giúp, có đủ điều kiện có thể ngăn chặn được hậu quả chết người.
 Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng:
Hành vi khách quan của tội phạm là dạng hành vi không hành động, người
phạm tội đã không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng.

Người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người mà

tính mạng của họ đang trực tiếp bị đe dọa, đòi hỏi phải có sự cứu giúp kịp thời
của người khác, nếu không sẽ dẫn đến hoặc có thể dẫn đến chết người. Tình
trạng nguy hiểm này có thể do tai nạn bất ngờ hoặc do những rủi ro trong cuộc
sống như người không biết bơi bị ngã xuống sông…

Người phạm tội là người

có đủ điều kiện để cứu giúp, ngăn chặn hậu quả chết người xảy ra. Việc cứu
giúp này không gây nguy hiểm cho bản thân người cứu giúp và những người
khác.

Người không cứu giúp phải chịu TNHS về tội này khi người đang ở

trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng bị chết.

Lỗi của người phạm tội là

lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức được người khác đang ở trong tình rạng
nguy hiểm đến tính mạng cần được cứu giúp và cũng nhận thức được rằng mình
có đủ điều kiện cứu giúp, có đủ điều kiện có thể ngăn chặn được hậu quả chết

người.
 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: Hành
vi khách quan của tội này là những hành vi có khả năng gây ra thương tích hoặc
tổn thương khác làm tổn hại đến sức khỏe của con người. Những hành vi đó có
thể được thực hiện với công cụ, phương tiện phạm tội hoặc không có công cụ,
phương tiện phạm tội.
Luật Hình sự Việt Nam – Bài 6

Hậu quả của tội phạm đòi hỏi là thương tích hoặc tổn
5


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

thương khác cho sức khỏe ở mức độ có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên
hoặc đưới tỷ lệ 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a
đến điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS.

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, có

thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Hành vi khách quan của tội này
là những hành vi có khả năng gây ra thương tích hoặc tổn thương khác làm tổn
hại đến sức khỏe của con người. Những hành vi đó có thể được thực hiện với
công cụ, phương tiện phạm tội hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội.
Hậu quả của tội phạm đòi hỏi là thương tích hoặc tổn thương khác cho sức khỏe
ở mức độ có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc đưới tỷ lệ 11% nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều
134 BLHS.


Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp

hoặc lỗi cố ý gián tiếp.
 Tội hiếp dâm:
lên.

Đối tượng tác động của tội hiếp dâm là người từ đủ 16 tuổi trở

Hành vi khách quan của tội này là hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành

vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân. Tức là nạn nhân không
chấp nhận việc quan hệ tình dục hoặc việc quan hệ tình dục xảy ra không có ý
muốn của nạn nhân vì họ đang trong tình trạng không thể biểu lộ ý chí được.
Hành vi phạm tội được thực hiện bằng một trong các thủ đoạn sau: Dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân
hoặc các thủ đoạn khác.

Tội hiếp dâm là tội có cấu thành tội phạm hình thức,

hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Lỗi của người phạm tội
là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy
hiểm và mong muốn thực hiện hành vi đó để thỏa mãn nhu cầu tình dục của bản
thân.
Các bạn cần lưu ý một số tình tiết tăng nặng định khung sau:
- Có tính chất loạn luân: là trường hợp giữa nạn nhân và người phạm tội có
quan hệ cùng dòng máu về trực hệ hoặc có quan hệ là anh chị em cùng cha mẹ,
anh chị em cùng mẹ khác cha hoặc anh chị em cùng cha khác mẹ.

Luật Hình sự Việt Nam – Bài 6


6


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

- Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội: là trường hợp khi thựjc hiện hành
vi hiếp dâm, người phạm tội là người bị nhiễm HIV và họ biết rõ điều đó.
- Làm nạn nhân chết hoặc tự sát: Trường hợp hiếp dâm lam nạn nhân chết là
trường hợp hiếp dâm đã gây ra hậu quả nạn nhân chết và lỗi của người phạm tội
đối với hậu quả chết người là lỗi vô ý.
 Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Về cơ bản các dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi cũng tương tự như Tội hiếp dâm, chỉ khác về dấu hiệu
tuổi của nạn nhân, cụ thể:
- Nếu nạn nhân là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì đòi hỏi hành vi
khách quan giống như tội hiếp dâm.
- Nếu nạn nhân là người chưa đủ 13 tuổi thì mọi trường hợp, dù có dùng thủ
đoạn như tội hiếp dâm hay được sự đồng ý của nạn nhân đều được coi là hành
vi hiếp dâm nguồi dưới 16 tuổi.
 Tội cưỡng dâm: Nạn nhân của tội này là người có quan hệ lệ thuộc với người
phạm tội, hoặc là người đang ở trong tình trạng quẫn bách. Quan hệ lệ thuộc ở
đây có thể là quan hệ lệ thuộc về mặt công tác, về mặt kinh tế, về tín ngưỡng
hay gia đình… Đang ở trong tình trạng quẫn bách là trường hợp người phụ nữ
đang ở trong tình hết sức khó khăn, tự mình không thể hoặc khó có thể khắc
phục được mà đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của người khác như trường hợp người
thân trong gia đình bị mắc bệnh hiểm nghèo khi hoàn cảnh lại túng thiếu
nghiêm trọng.


Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi ép buộc người

phụ nữ lệ thuộc mình hoặc người phụ nữ đang ở trong tình trạng quẫn bách phải
miễn cưỡng giao cấu. Người phạm tội đã lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc hoàn
cảnh khó khăn đặc biệt nói trên của nạn nhân để khống chế tư tưởng họ, buộc
họ phải miễn cưỡng giao cấu. Thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng có thể là đe
dọa hoặc hứa hẹn.

Luật Hình sự Việt Nam – Bài 6

7


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

 Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi dến dưới 16 tuổi: Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt. Cụ thể, phải là
người đủ 18 tuổi.

Hành vi khách quan của tội này: là hành vi giao cấu hoặc

đã thịt swan, chị để ngăn mát dễ hn.đã thành niên, có thể là nam giới hoặc nữ
giới. Nạn nhân của tội này là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Hành vi
khách quan của tội phạm là hành vi giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới
16 tuổi. Việc giao cấu này được thực hiện với sự đồng tình của trẻ em
C. Phần kết
Chúc mừng anh (chị) đã hoàn thành bài học.
Bài học này đã nêu rõ được các hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm cụ thể xâm

phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người

Luật Hình sự Việt Nam – Bài 6

8



×