Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

GIÚP HS học tốt hơn TIẾT LỊCH sử ôn tập 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.6 KB, 8 trang )

GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
GIÚP HỌC SINH LỚP HỌC TỐT HƠN TIẾT ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 5
I. MỞ ĐẦU:
Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
Bác mong muốn người Việt Nam phải biết lịch sử Việt Nam. Chính vì thế, học
sinh lớp 4,5 của bậc tiểu học đã được học môn Lịch sử.
Yêu cầu chủ yếu của chương trình Lịch sử lớp 5 là sau khi học xong chương trình học
sinh có một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: Các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu,
tương đối có hệ thống theo dòng lịch sử Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến nay.
Thông qua môn lịch sử, học sinh được hình thành kỹ năng và thái độ:
- Thu thập tìm kiếm tư liệu lịch sử từ sách giáo khoa , trong cuộc sống.
- Nhận biết đúng các sự kiện lịch sử nước nhà.
- Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết….
- Có thái độ ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử quê hương, đất nước…Từ đó tăng
thêm lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Biết yêu thiên nhiên, đất nước, con người…..
- Tôn trọng, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa của quê hương đất nước.
Để học sinh đạt được những yêu cầu trên thì ngoài việc sử dụng linh hoạt các
phương pháp dạy học, người giáo viên còn phải suy nghĩ, tìm tòi tư liệu và tổ chức các
hình thức dạy học để hấp dẫn các em. Từ đó phát huy tính chủ động, tích cực cho từng
đối tượng trong việc học Lịch sử và các môn học khác.
II. THỰC TRẠNG:
Trong những năm qua, nhiều cuộc khảo sát thí nghiệm của các nhà chuyên môn, tỉ
lệ thanh thiếu niên biết được lịch sử nước nhà rất ít. Điều đó cũng không nằm ngoài thực
tế của lớp tôi. Lớp tôi có 37 em.
- Trình độ nhận thức của các em chưa đồng đều .
- Khi học tiết ôn tập các em có ý chủ quan vì cho rằng các kiến thức này đã học rồi.
- Một số em ngồi nói chuyện riêng.
- Các em học tập với tâm trạng gò bó, uể oải.


- Ý thức của các em cũng khác nhau cho nên khi giảng dạy môn Lịch sử nói chung và tiết
ôn tập nói riêng đối với giáo viên và học sinh có thể nói là tiết học chưa được học sinh
thích thú. Bởi vì các em phải nhớ chính xác những con số, những sự kiện, nhân vật lịch
sử tiêu biểu và dẫn đến hay lầm lẫn.
Về giáo viên: Thấy tiết học nặng nề, rời rạc, khó đạt kết quả như mong muốn.
III. GIẢI PHÁP:
Rất nhiều các cơ quan, ban ngành đã vào cuộc với chương trình “Dân ta phải biết sử
ta” bằng việc ghi nhắn gọn nhất những nhân vật, sự kiện lịch sử để in vào những tấm panô lớn với màu sắc bắt mắt và treo ở những nơi nhiều người có thể đọc được. Đó cũng là
một phương pháp hay, bổ ích nhưng theo suy nghĩ của bản thân tôi đấy mới chỉ là những
biện pháp khắc phục nhất thời. Việc dạy lịch sử có hệ thống trong nhà trường vẫn đóng
góp phần quan trọng để giúp các em hiểu sâu hơn về lịch sử nước nhà. Qua đó các em sẽ
thấy được những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, các em tự hào về truyền thống đó
cũng như có ý thức phấn đấu trở thành người có ích , bảo vệ và xây dựng nước nhà ngày
càng đi lên về mọi mặt.
Với bản thân tôi, để các em yêu thích môn Lịch sử ,nhớ các sự kiện, thời gian và
nhân vật lịch sử, tôi dã vận dụng chuyên đề “Giúp học sinh cách học” của Phòng Giáo


dục và chuyên đề “Giúp học sinh hiểu sâu- nhớ lâu-chống học vẹt” .. trong năm học trước
vào hình thức trò chơi trong tiết Lịch sử ôn tập nhằm kích thích sự hứng thú và tích cực
học tập của học sinh trong những năm học trước và năm học này. Ngoài ra tôi cũng tìm
hiểu và học tập được rất nhiều kinh nghiệm từ các đồng nghiệp đi trước. Tôi xin trình bày
một số hình thức áp dụng cho tiết ôn tập Lịch sử lớp 5.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Để giúp cho tiết ôn tập đạt kết quả cao cũng như việc các em nắm được tốt nội
dung bài ôn tập,tôi cũng muốn nói đến cả quá trình dạy bài mới. Nếu khi dạy bài mới
người giáo viên không cung cấp đủ kiến thức cho học sinh về bài đó thì không thể có tiết
ôn tập thành công.
*Dạy bài mới
Khi dạy lịch sử , người giáo viên thường có xu hướng cô hỏi, trò trả lời qua việc

tìm hiểu các kiến thức có trong sách giáo khoa. Nếu tiết học được tiến hành đơn điệu như
thế thì học sinh cũng có xu hướng uể oải. Do vậy khi học bài mới, giáo viên cũng nên tìm
tòi để có nhiều hình thức học tập giúp các em thích thú và ghi nhớ được các kiến thức
lịch sử qua từng bài.
VD: Bài 6 - Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
Với bài này giáo viên nên sưu tầm tư liệu về làng Trù, làng Sen (quê nội, quê
ngoại của Bác), những tranh ảnh khi Bác về thăm quê, tranh ảnh về ngôi nhà Bác
ở….Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát rồi tự kể về quê hương của Bác.
Cho học sinh quan sát hình ảnh Bến cảng Nhà Rồng hồi đầu thế kỉ XX và hiện
nay, hướng dẫn các em nói về nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước…..
Ngoài ra giáo viên cũng có thể hướng dẫn các em tự tìm hiểu những nội dung liên
quan đến bài học rồi kể cho cả lớp nghe.
Nếu mỗi bài mới giáo viên luôn dạy kĩ thì học sinh sẽ nắm được trọng tâm bài,
khắc sâu được nội dung cần ghi nhớ. Các em sẽ rất thích thú khi học tiết ôn tập.
*Dạy bài ôn tập
A/ Sự chuẩn bị và yêu cầu cơ bản:
- Phần chuẩn bị chủ yếu do giáo viên.
- Mục tiêu và nội dung trò chơi phục vụ cho kiến thức và kĩ năng của bài.
- Trò chơi trong môn Lịch sử tiết ôn tập mang đủ tính chất của một trò chơi có cách chơi
gây hứng thú giữa cá nhân và các nhóm.
- Giáo viên có thể chuẩn bị những món quà nhỏ hay là những lời khen đúng lúc để động
viên khuyến khích các em.
- Giáo viên dự kiến thời gian đối với từng trò chơi để vẫn đảm bảo thời gian quy định của
tiết học.
- Nội dung trò chơi phải được chú ý tính vừa sức, khoa học và phù hợp với từng đối
tượng học sinh trong lớp .
B/Trò chơi và ví dụ minh họa:
1/Trò chơi “Em chọn số nào?”:
Trò chơi này được tiến hành trong bài 11 “Ôn tập: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp”
Mục đích của trò chơi này là giúp các em nắm được mốc thời gian lịch sử và sự

kiện lịch sử tiêu biểu của dân tộc ta từ năm 1858 đến năm 1945.
-Bảng phụ ghi nội dung đã được giáo viên chuẩn bị sẵn.
Cách chơi: Các em lần lượt chọn số ở một trong hai cột “Sự kiện” hay “Thời gian”
và trả lời. Ôn đến đâu ,2-3 em nhắc lại đến đấy để khắc sâu kiến thức.
Chú ý: Nếu em chọn số mà không trả lời được thì có thể nhờ bạn giúp đỡ.


Thời gian
1
1885-1896
3
05-6-1911
5
12-9-1930
7
2-9-1945

Sự kiện
Pháp nổ súng xâm lược nước ta
2
Phong trào Đông Du
4
Thành lập Đảng CS Việt Nam
6
Cách mạng tháng Tám thành công
8

Cũng là những vấn đề trên, tùy tình hình học tập và nắm bài của các em giáo viên
có thể đưa ra bài tập sau đây: Đi tìm địa chỉ đỏ.
Mục đích của trò chơi này là giúp các em nhớ lại được các địa danh lịch sử tiêu

biểu gắn liền với các sự kiện lịch sử.
Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bản đồ địa lý hoặc bản đồ Việt Nam, một
số tranh ảnh có liên quan để minh họa. Khi học sinh trả lời đồng thời chỉ bản đồ địa danh
đó.
a. Cuộc phản công vào đồn Mang Cá và tòa khâm sứ Pháp của các đạo quân theo lệnh
của Tôn Thất Thuyết diễn ra ở đâu? (Kinh thành Huế)
b. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên vùng rừng núi này, ra chiếu Cần Vương.Đó là
nơi nào? (Quảng Trị)
c. Cụ Phan Bội Châu sinh ra ở nơi nào ?(Nam Đàn –Nghệ An)
d. Nơi đây Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ tờ
-rê-vin? (Bến cảng Nhà Rồng)
e. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam được diễn ra ở đâu? (Hồng Công –Trung
Quốc)
g. Trong những năm 1930-1931 nhân dân tỉnh nào đã đấu tranh quyết liệt, giành dược
quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống văn minh , tiến bộ ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn?
(Nghệ – Tĩnh)
h. Chiều 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở đâu toàn thắng? (Hà Nội)
i. Nơi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ngày 2-9-1945? (Quảng trường Ba Đình)
2/ Trò chơi “Giải đáp ô chữ lịch sử”:
Trò chơi này được tiến hành trong bài 11 “Ôn tập hơn 80 năm chống Pháp”
Mục đích của trò chơi này là giúp các em nắm được các nhân vật lịch sử mà các
em đã được học được biết .
Bảng phụ ghi ô chữ đã được giáo viên chuẩn bị sẵn. Các em sẽ được mời bạn chọn
ô chữ hàng ngang, mời bạn khác đọc câu hỏi và mình trả lời. Nếu không trả lời được có
thể nhờ bạn khác giúp đỡ. Giáo viên chỉ là người giám sát.
T
P
N


Ô
P
H
H
G

N
H
A
O
U
H

T
A
N
À
Y

H

H
N
Đ
N

C
À



B
Ì
G
N
H
M

T

N
H
T
Í
N

T
I
H
O

M
G

H
C
P
A
T
I
H


U
H
H
T
T
N
I

Y
Â
Ù
H
H
H


U
N
Á
À

T
G
M
N

H



Ở 6 ô hàng ngang sẽ có những ô chữ đậm để chuyển xuống hàng ngang số 7, các
em sẽ đoán tên nhân vật ở hàng ngang số 7.
1/ Ai là người giúp vua Hàm Nghi chống Pháp ở Huế? (13 chữ cái)
2/ Người sáng lập phong trào Đông Du là ai? (11 chữ cái)
3/ Người lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp ở Hương Khê –Hà Tĩnh. (13 chữ cái)
4/ “Hùm Yên Thế” có tên là gì? (12 chữ cái)
5/ Từ bến cảng Nhà Rồng ra đi Người có tên là gì? (14 chữ cái)
6/ Khi đọc Tuyên ngôn Độc lập Người có tên là gì? (9 chữ cái)
7/ Bảy ô chữ hàng ngang số 7 có tên là gì?
Em có thể nói đôi điều về nhân vật này?
3/ Bài tập “Điền từ thích hợp vào chỗ trống”:
Phần này tôi đưa ra những bài có tính chất như phần tổng kết của bài học. Các em
sẽ làm bài vào phiếu bài tập.
“Điền từ thích hợp vào chỗ chấm cho phù hợp với nội dung mà bài học yêu cầu”
Giáo viên đã chuẩn bị sẵn bảng phụ ghi đề bài và nội dung cần điền, từ cần điền.
Các em sẽ thi đua thực hiện theo nhóm.
Trò chơi này được tiến hành trong bài 11 “Ôn tập :Hơn 80 năm chống thực dân Pháp.”
Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau để nêu lên ý nghĩa lịch sử của Cách
mạng tháng Tám năm 1945. (Những từ cần điền là: chấm dứt hơn 80 năm đô hộ, ngai
vàng phong kiến, độc lập, quyền làm chủ)
“Cách mạng tháng Tám đã………………………………….của thực dân Pháp, lật
đổ…………………………thống trị hơn 1000 năm, đưa lại…………………. .…… cho
dân tộc, …………………………cho nhân dân.”
4/ Trò chơi “Em làm hướng dẫn viên lịch sử”:
Trò chơi này tôi thường tiến hành vào phần cuối của tiết học và thường dành cho học sinh
năng khiếu.
Phần cuối của tiết học tôi đưa ra trò chơi “Em làm hướng dẫn viên lịch sử”.
Mục đích của trò chơi này giúp các em nắm được toàn bộ nội dung những kiến
thức lịch sử các em vừa luyện tập.
Giáo viên chuẩn bị trang báo ảnh bao gồm một số bức ảnh tiêu biểu của những sự

kiện lịch sử tiêu biểu, nhân vật lịch sử tiêu biểu được sắp xếp đúng trình tự thời gian.
Trước khi yêu cầu học sinh thực hiện giáo viên sẽ nói 1-2 lần để các em nắm được ý cơ
bản. Trong vai một hướng dẫn viên du lịch các em sẽ đưa du khách trở về với giai đoạn
lịch sử Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945) của nhân dân
Việt Nam, đất nước Việt Nam.
Ví dụ : HS1- Đối tượng học sinh năng khiếu
Năm 1859 đã có cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của Trương Định. Sau đó có phong trào
Cần Vương do Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi ra chiếu. Các cuộc khởi nghĩa
tiêu biểu khác của các vị tiền bối đã diễn ra nhưng rồi cũng thất bại dưới tay kẻ thù.
Năm 1911 với lòng yêu nước thương dân người thanh niên Nguyễn Tất Thành từ
bến cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
Năm 1929, ở nước ta lần lượt ra đời ba tổ chức cộng sản. Đó là các tổ chức: Đông Dương
Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Năm 1930
hội nghị hợp nhất ba đảng tại Hồng Công (Trung Quốc) thành công, lấy tên đảng là Đảng
Cộng Sản Việt Nam.
Những năm 1930-1931 nông dân Nghệ Tĩnh đã đấu tranh quyết liệt để giành lại quyền
làm chủ, xây dựng cuộc sống văn minh tiến bộ ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Cuộc
cách mạng tháng Tám năm 1945 đã phá tan xiềng xích nô lệ suốt hơn 80 năm. Ngày 2-9-


1945, tại quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa.
( Mỹ Ngọc lớp 5B )
HS2- Đối tượng học sinh năng khiếu.
Để có được ngày hôm nay, cha ông ta đã trải qua một thời kì lịch sử oai hùng.
Trong đó, có một thời kì giặc Pháp xâm lược nước ta suốt hơn 80 năm. Chúng ta cùng
xem lại chặng đường lịch sử ấy nhé:
Khi giặc Pháp tấn công vào Nam Kì (năm 1859) đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa dưới sự
lãnh đạo của Hồ Xuân Nghiệp, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương…..Nhưng tiêu biểu
nhất là cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của “Bình Tây đại nguyên soái” Trương Định.

Nghĩa quân của ông đã giành được nhiều thắng lợi to lớn. Tiếp theo đó là nhiều cuộc khởi
nghĩa khác tiêu biểu như phong trào Cần Vương do Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua
Hàm Nghi mà ra chiếu. Phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu lập ra cùng với những
người chung chí hướng trong hội Duy Tân…… Nhưng cách làm của các cụ đều không
mang lại kết quả.
Có một chàng trai luôn luôn mong muốn tìm ra con đường cứu nước cứu dân. Chàng
thanh niên ấy là Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Nguyễn Tất
Thành rất khâm phục các cụ Phan Bội Châu, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa
Thám….nhưng không tán thành với cách làm của các cụ. Vào ngày 5-6-1911 tại cảng
Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước với công việc phụ bếp trên
con tàu Đô đốc của Pháp.
Giữa năm 1929 ở nước ta lần lượt ra đời ba tổ chức cộng sản. Nhưng để tăng thêm sức
mạnh của đảng cần phải hợp nhất ba tổ chức cộng sản. Vào đầu xuân năm 1930, Bác Hồ
đã đến Hồng Công (Trung Quốc) tổ chức hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản. Hội
nghị đã thống nhất và lấy tên đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng vừa ra đời không lâu thì ở Nghệ An –Hà Tĩnh bùng nổ một phong trào chống Pháp
mạnh mẽ. Đó là phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh. Phong trào kéo dài từ 1930 đến 1931 thì
bị dập tắt.
Tháng Tám năm 1945 cuộc kháng chiến trong cả nước bùng nổ và thành công. Chiều
ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh
ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Đó là thời kì lịch sử gian khổ nhưng vô cùng anh dũng của nhân dân Việt Nam. Mỗi
người dân Việt Nam đều tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc mình.
( Nguyễn Thị Út Lan lớp 5B )
Nhận xét: Các em diễn đạt ý hiểu và nói khá tốt.
Bài 18 Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945- 1954)
Với bài này học sinh được ôn lại một thời gian lịch sử không dài nhưng lại có
nhiều chiến thắng vang dội như: Chiến thắng Thu- Đông 1947, Chiến thắng biên giới Thu
Đông 1950, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Vì thế tôi sẽ hướng dẫn các em trò chơi:
1/ Em làm phóng viên nhỏ.

Mục đích của trò chơi này là giúp các em nhớ lại và nắm được các sự kiện lịch sử
tiêu biểu vàthời gian lịch sử tương ứng đã học.
Cách tiến hành: Tùy theo tình hình lớp mà giáo viên có thể giao việc làm phóng
viên cho học sinh, nếu học sinh không làm được thì giáo viên đảm trách. Với lớp tôi có
nhiều em nói tốt nên tôi giao việc này cho học sinh.
Xin chào các bạn !
Tôi là phóng viên nhỏ của báo Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Được biết hôm
nay các bạn sẽ học lịch sử tiết ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân


tộc(1945-1954). Tôi muốn phỏng vấn các bạn một số điều, tôi hy vọng các bạn sẽ hợp tác
tích cực cùng tôi. Sau khi tôi phỏng vấn và được người phỏng vấn trả lời, những bạn khác
có thể nêu ý kiến nếu có.
1/ Cách mạng thành công tại Thủ đô Hà Nội vào thời gian nào?
(19-8-1945)
2/ Ngày 2-9-1945 có sự kiện lịch sử tiêu biểu nào ?
(Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử)
3/ Ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp là ngày nào?
(20-12-1946)
4/ Chiến thắng Việt Bắc vào thời gian nào ?
(Thu –đông 1947)
5/ Thu –đông 1950 có chiến thắng nào ?
(Chiến thắng Biên giới)
6/ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc vào thời gian nào ?
(2-1951)
7/ Ngày mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ là ngày nào ?
(13-3-1954)
8/ Ngày 7-5-1954 có sự kiện lịch sử tiêu biểu nào ?
(Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng )
Như vậy là tôi và các bạn vừa nhớ lại được những sự kiện lịch sử tiêu biểu và mốc

thời gian.Hi vọng các bạn đã nắm được những nội dung cơ bản của tiết ôn tập.
Tôi muốn hỏi thêm các bạn một vài câu hỏi nữa:
9/ Tình thế nước ta sau Cách mạng tháng Tám được diễn tả bằng cụm từ “nghìn cân treo
sợi tóc”.Bạn hiểu cụm từ này như thế nào?
(Tình thế hết sức bấp bênh, nguy hiểm)
10/ Sau Cách mạng tháng Tám ,đất nước ta phải đương đầu với những “ giặc” gì?
(giặc đói , giặc dốt, giặc ngoại xâm)
11/ Câu nào trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thể hiện tinh thần quyết tâm chiến
đấu hi sinh vì độc lập dân tộc của nhân dân ta ?
(Không chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước , nhất định không
chịu làm nô lệ)
12/ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì ?
(Để bảo vệ nền độc lập dân tộc , nhân dân ta không còn con đường nào khác là buộc phải
cầm súng đứng lên ,khẳng định đất nước Việt Nam là của người Việt Nam)
13/ Lời khẳng định ấy giúp bạn liên tưởng tới bài thơ nào ra đời trong cuộc kháng chiến
chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (đã học ở lớp 4)?
(Bài thơ Thần của Lí Thường Kiệt) (Có thể yêu cầu học sinh đọc bài thơ )
Tôi và các bạn vừa ôn lại chặng đường chín năm lịch sử của dân tộc từ năm 1945
đến năm 1954 với nhiều sự kiện lịch sử không bao giờ quên. Tinh thần bảo vệ đất nước
của người Việt Nam mãi mãi in đậm trong tâm trí mỗi chúng ta.
Chào tạm biệt các bạn .
Cũng với nội dung trên, giáo viên có thể đưa ra trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
Mục đích của trò chơi này là giúp các em nắm được thời gian và sự kiện lịch sử
tiêu biểu.
Cách chơi: Tùy tình hình lớp giáo viên có thể cho sẵn sự kiện lịch sử tiêu biểu
(thời gian) và yêu cầu các em điền đúng thời gian (sự kiện lịch sử tiêu biểu). Các em sẽ
làm theo nhóm vào bảng phụ. Sau khi sửa bài lớp sẽ bình chọn nhóm thắng cuộc.


Cách 1: Điền thời gian vào ô trống trong bảng cho phù hợp với các sự kiện

tiêu biểu trong chín năm kháng chiến chống thực dân Phápcủa nhân dân ta.

Thời gian
a.
b.

Sự kiện lịch sử tiêu biểu
Cách mạng thành công tại Thủ đô Hà Nội.
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình
lịch sử.
Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Chiến thắng Việt Bắc.
Chiến thắng Biên giới.
Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
Mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ.

c.
d.
đ
e.
g.
h.
Cách 2: Điền sự kiện lịch sử tiêu biểu vào ô trống trong bảng cho phù hợp với
thời gian trong chín năm kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

Thời gian
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
19-8-1945
a.

2-9-1945
b.
20-12-1946
c.
Thu-đông 1947
d.
Thu-đông 1950
đ
2-1950
e.
13-3-1954
g.
7-5-1954
h.
Sau khi sửa bài xong, giáo viên cho các em nhắc lại nội dung của bài và giáo viên
chốt lại.
2/ Làm phiếu bài tập
Mục đích của bài này là giúp học sinh nhớ một số nhân vật có hành động dũng
cảm, đó cũng là những nhân vật tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu bảo vệ quê hương của
người Việt Nam.
Cách tiến hành: Giáo viên phát phiếu cho các em làm việc cá nhân.
Điền vào chỗ trống trong bảng tên người tương ứng với mỗi hành động dũng
cảm trong chiến đấu chống Pháp.

Hành động dũng cảm
Tên người
a. Nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay bị đạn để ôm bộc
La Văn Cầu
phá đánh lô cốt
b. Lấy thân mình lấp lỗ châu mai cho đồng đội tiến

Phan Đình Giót
lên
c. Lấy thân mình chèn bánh xe cứu pháo
Tô Vĩnh Diện
Có thể yêu cầu học sinh nói những điều mình biết về những nhân vật này.
Kết quả :Các em đã nhớ được những người có hành động dũng cảm ,khi yêu cầu các em
nói những hiểu biết về những người này thì các em đã nói được. Học sinh chậm không
nói được phần yêu cầu thêm này.
V/ Rút kinh nghiệm
Khi thực hiện hình thức học tập tích cực này vào tiết Lịch sử ôn tập, tôi thấy các
em rất thích thú, các em đã phát huy được khả năng diễn đạt và trí nhớ của mình.
Với hình thức học tập này tôi còn áp dụng cho cả các môn học khác và kết quả rất khả
quan. Có thể nói đã giúp học sinh hiểu sâu , nhớ lâu ,chống học vẹt.
VI/ Kết luận


Qua thực tế thực hiện tôi thấy đã khuyến khích các em tích cực tham gia chơi để
rèn tính chủ động, linh hoạt và mạnh dạn khi đứng trước đám đông, phong thái tự nhiên
và tự tin kể cả những học sinh có bản tính nhút nhát, rụt rè. Tùy thuộc vào sự linh hoạt và
năng động của giáo viên có thể áp dụng hình thức này ở rất nhiều môn học khác nhau.
Liên Nghĩa , ngày 15 tháng 10 năm 2019



×