Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.61 KB, 102 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LÊ PHƯƠNG NGÂN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 THÀNH PHỐ
THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8 85 01 03

Hà Nội – 2018


MỞ ĐẦU
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu
tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên
trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh
tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông,
lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào,
con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì
nòi giống đến ngày nay. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất
đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc
gia. Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất
đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta
đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!”


Với vai trò và ý nghĩa đặc biệt đó thì việc bảo vệ và sử dụng đất có hiệu quả là
dất cần thiết và cấp bách. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, chúng ta đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần khai thác và phát huy có hiệu quả
nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh, ổn định xã hội, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường... Hiệu quả quản lý
nhà nước về đất đai từng bước được tăng cường; chính sách, pháp luật về đất đai ngày
càng được hoàn thiện; các quyền của người sử dụng đất được mở rộng và được Nhà
nước bảo đảm.
Tuy nhiên đất đai có giới hạn về số lượng, vị trí cố định trong không gian, không
thể di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người. Con người không thể sản xuất
ra đất đai mà chỉ có thể chuyển mục đích sử dụng từ mục đích này sang mục đích khác.
Đất đai có độ màu mỡ tự nhiên, nhưng độ phì phân bố không đồng đều, đất tốt lên hay


xấu đi được sử dụng có hiệu cao hay thấp tuỳ thuộc sự quản lý của Nhà nước và kế
hoạch, biện pháp khai thác của người quản lí, sử dụng đất.
Vì vậy, quản lí Nhà nước về công tác lập quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng
đất là một yêu cầu đặc biệt để phân bố quỹ đất đai cho các lĩnh vực vàđối tượng sử dụng
đất hợp lí, có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng
tránh được sự chồng chéo lãng phí trong sử dụng, hạn chế huỷ hoại đất đai, phá vỡ môi
trường sinh thái. Với tình hình đất manh mún như hiện nay, cùng với sự gia tăng dân số
nhu cầu sử dụng đất của nhân dân cho mục đích chuyên dùng là rất lớn nên quy hoạch sử
dụng đất càng trở nên cấp thiết.
Trong hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp thì quy hoạch sử dụng
đất cấp huyện có vai trò vừa là kế hoạch sử dụng đất từng năm cho huyện vừa từng bước
cụ thể hoá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Việc đánh giá công tác thực hiện
quy hoạch sử dụng đất để tìm ra những trở ngại khó khăn và đề xuất hướng giải quyết là
cần thiết giúp việc lập quy hoạch sử dụng đất tốt hơn. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực
tiễn, được sự nhất trí của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ban chủ
nhiệm Khoa Quản lý đất đai, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Phạm Anh

Tuấn tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Đánh giá kết quả và những tác động của việc
thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Thái Bình,
tỉnh Thái Bình”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CƯU
Trên cơ sở tìm hiểu công tác thực hiện QHSDĐ của thành phố Thái Bình, tỉnh
Thái Bình giai đoạn 2011 - 2017 nhằm đánh giá được những thành tựu, hạn chế, tồn tại
trong việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Từ đó tìm được
nguyên nhân và đề xuất những giải pháp khắc phục cho công tác QHSDĐ của UBND
thành phố trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình sư dụng đất của
thành phố.


3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: Tìm hiểu, nắm vững được các kiến thức
thực tế về luật đất đai nói chung và công tác thực hiện QHSDĐ của địa phương nói
riêng.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Qua việc đánh giá kết quả công tác thực hiện QHSDĐ,
tìm ra những mặt thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý đất đai nói chung và công
tác thực hiện QHSDĐ nói riêng của thành phố, từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục
cho những khó khăn, tồn tại đó.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của đất đai
1.1.1.1. Khái niệm
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: "đất đai là
một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, boa gồm tất cả các cấu thành của môi trường
sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, dáng địa

hình, mặt nước ( hồ, sông, suối, đầm lầy,...). Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước
ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của
con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ
chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa. ..)".
C.Mac viết: Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là
điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm
nghiệp.
.

Đất đai là tài sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch

sử phát triển kinh tế-xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng vai trò quyết định
cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu không có đất đai thì rõ ràng không
có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như không thể có sự tồn tại của loài người. Đất
đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho
động vật, thực vật và con người trên trái đất.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai là
địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao thông,
thuỷ lợi vá các công trình thuỷ lợi khác. Đất đai cung cấpnguyên liệu cho ngành công
nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi, măng, gốm sứ. ..
Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định. là thước đo sự
giầu có của mộ quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài


chính,như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực cho các
mục đích tiêu dùng.
Luật đất đai 1993của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai
là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là đại bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu

công sức, xương máu mới tạo lập,bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay !".
Như vậy, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và ý nghĩa đặc
biệt quan trọng - là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mại quá trình sản xuất, là
nơi tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao dộng và nơi sinh tồn của xã hội loài
người.
1.1.1.2. Đặc điểm của đất đai
Đất đai có tính cố định vị trí, không thể di chuyển được, tính cố định vị trí quyết
định tính giới hạn về quy mô theo không gian và chịu sự chi phối của các yếu tố môi
trường nơi có đất. Mặt khác, đất đai không giống các hàng hóa khác có thể sản sinh qua
quá trình sản xuất do đó, đất đai là có hạn. Tuy nhiên, giá trị của đất đai ở các vị trí khác
nhau lại không giống nhau. Đất đai ở đô thị có giá trị lớn hơn ở nông thôn và vùng sâu,
vùng xa; đất đai ở những nơi tạo ra nguồn lợi lớn hơn, các điều kiện cơ sở hạ tầng hoàn
thiện hơn sẽ có giá trị lớn hơn những đất đai có điều kiện kém hơn. Chính vì vậy, khi vị
trí đất đai, điều kiện đất đai từ chỗ kém thuận lợi nếu các điều kiện xung quanh nó trở
nên tốt hơn thì đất đó có giá trị hơn. Vị trí đất đai hoặc điều kiện đất đai không chỉ tác
động đến việc sản xuất, kinh doanh tạo nên lợi thế thương mại cho một công ty, một
doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa đối với một quốc gia. Chẳng hạn, Việt Nam là cửa
ngõ của khu vực Đông nam á, chúng ta có biển, có các cảng nước sâu thuận lợi cho giao
thông đường biển, cho buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều mà
nước bạn Lào không thể có được.


Đất đai là một tài sản không hao mòn theo thời gian và giá trị đất đai luôn có xu
hướng tăng lên theo thời gian.
Đất đai có tính đa dạng phong phú tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất đai và phù
hợp với từng vùng địa lý, đối với đất đai sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì tính đa
dạng phong phú của đất đai do khả năng thích nghi cuả các loại cây, con quyết định và
đất tốt hay xấu xét trong từng loại đất để làm gì, đất tốt cho mục đích này nhưng lại
không tốt cho mục đích khác.
Đất đai một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người. Con người tác

động vào đất đai nhằm thu được sản phẩm để phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống.
Tác động này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp và làm thay đổi tính chất của đất đai có thể
chuyển đất hoang thành đất sử dụng được hoặc là chuyển mục đích sử dụng đất. Tất cả
những tác động đó của con người biến đất đai từ một sản phẩm của tự nhiên thành sản
phẩm của lao động. Trong điều kiện sản xuất tư bản chủ nghĩa, những đầu tư vào ruộng
đất có liên quan đến các quan hệ kinh tế – xã hội. Trong xã hội có giai cấp, các quan hệ
kinh tế – xã hội phát triển ngày càng làm các mâu thuẫn trong xã hội phát sinh, đó là mối
quan hệ giữa chủ đất và nhà tư bản đi thuê đất, giữa nhà tư bản với công nhân...
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai phong phú hơn rất nhiều, quyền
sử dụng đất được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng và hình thành một thị trường đất
đai. Lúc này, đất đai được coi như là một hàng hoá và là một hàng hoá đặc biệt. Thị
trường đất đai có liên quan đến nhiều thị trường khác và những biến động của thị trường
này có ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống dân cư.
1.1.1.3. Ý nghĩa, vai trò của đất đai
Vai trò của đất đai đối với từngngành rất khác nhau :
Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là
cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng
đất(các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không


phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất
tự nhiên có sẵn trong đất.
Trong các ngành nông-lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản
xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động( luôn chịu
sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo....) và công cụ hay phương tiện
lao động ( sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá trình sản xuất nông-lâm nghiệp luôn
liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội lòai người, sự hình thành và
phát triển của mọi nền văn minh vật chất-văn minh tinh thần, các tinh thành tựu kỹ thuật
vật chất-văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản- sử dụng đất.

Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế xã hội, khi mức sống của con người còn
thấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất,đặc biệt trong sản
xuất nông nghiệp. Thời kì cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, công năng của đất đâi
từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tập hơn là căn cứ của khu vực 1,
vừa là không gian và địa bàn của khu vực 2. Điều này có nghĩa đất đai đã cung cấp cho
con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng như cung cấp điều kiện cần
thiết về hưởng thụ và đấp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại. Mục đích sử dụng
đất nêu trên được biểu lộ càng rõ nét trong các khu vực kinh tế phát triển.
Kinh tế xã hội phát triển mạnh,cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm cho mối
quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng những sai lầm liên tục của con người
trong quá trình sử dụng đất đã dẫn đến huỷ hoại mội trường đất, một số công năng nào
đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên quan trọng và mang tính
toàn cầu.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.1.2.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
QHSDĐ là một hiện tượng kinh tế – xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất
- Kinh tế (bằng hiệu quả sử dụng đất)


- Kỹ thuật (các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật: Điều tra, khao sát, xây dựng bản
đồ, khoanh định, sử lý số liệu...)
- Pháp chế (xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm đảm
bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật)
Như vậy , QHSDĐ là hệ thống các biện pháp của Nhà nước ( thể hiện đồng thời 3
tính chất kinh tế, kỹ thuật , pháp chế) về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ ( mọi
loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định ), hợp lý ( đặc điểm tính
chất tự nhiên ,vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng ), khoa học(áp
dụng thành tựu khoa học- kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến) và có hiệu quả nhất (đáp
ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường), thông qua việc phân bố quỹ đất
đai (khoanh định cho các mục đích và các nghành), các tổ chức sử dụng đất như tư liệu

sản xuất.
Thực chất QHSDĐ là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa
đất đai vào sử dụng bền vững phát huy lợi thế của thổ nhưỡng và lãnh thổ để mang lại
lợi Ých cao, thực hiện đồng thời 2 chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ
chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất
của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.
Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để
thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất”.
1.1.2.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế, xã hội đặc thù có tính khống
chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng
của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Các đặc điểm của quy
hoạch sử dụng đất được thể hiện cụ thể như sau:
- Tính tổng hợp: Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất chủ yếu thể hiện ở hai
mặt:


+ Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất là khai thác, sử dụng, cải tạo
và bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Quy hoạch
sử dụng đất đề cập đến 2 nhóm đất chính là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.
+ Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực như khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội, kinh tế, dân số, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, môi trường sinh thái…
vv. Với đặc điểm này, quy hoạch sử dụng đất, điều hoà các mâu thuẫn về đất đai của các
ngành, các lĩnh vực. Xác định điều phối phương hướng, phương thức phân bố sử dụng
đất phù hợp với kinh tế - xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân phát triển ổn định,
bền vững và đạt tốc độ cao.
- Tính dài hạn: Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố
kinh tế, xã hội quan trọng như: sự thay đổi về dân số, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, từ đó xây dựng các quy hoạch trung và dài hạn về
sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách, biện pháp có tính chiến lược, tạo

căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm. Quy
hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển kinh tế, xã hội lâu dài, cơ cấu
và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước cho đến khi đạt được mục tiêu
dự kiến. Thời hạn của quy hoạch sử đất được quy định tại Điều 37 Luật Đất đai 2013 là
10 năm.
- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử
dụng đất chỉ được dự báo trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ
cấu và phân bố sử dụng đất một cách đại thể chứ không dự kiến được các hình thức và
nội dung chi tiết, cụ thể của những thay đổi đó. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất là quy
hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, khái
lược về sử dụng đất của các ngành như:
+ Phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc sử dụng đất trong
vùng.
+ Cân đối sử dụng đất của các ngành.


+ Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bố đất đai trong vùng.
+ Phân định ranh giới và các hình thức quản lý sử dụng đất trong vùng.
+ Đề xuất các chính sách, các biện pháp lớn để đạt được mục tiêu.
Do khoảng thời gian dự báo tương đối dài, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh
tế, xã hội khó xác định, nên ở tầm vĩ mô, chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hoá thì quy
hoạch càng ổn định.
- Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rõ tính chính trị và chính sách
xã hội. Khi xây dựng phương án quy hoạch phải quán triệt các chính sách và các quy
định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo cụ thể trên mặt bằng đất
đai các mục tiêu phát triển của nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế
- xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu về dân số, đất đai và môi trường.
- Tính khả biến: Do sự tác động của nhiều yếu tố khó dự đoán trước theo nhiều
phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất chỉ là trong những giải pháp nhằm biến
đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế ở

trong một giai đoạn nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến
bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch sử dụng đất sẽ
trở nên không còn phù hợp nữa, việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều
chỉnh quy hoạch và các biện pháp thực hiện là cần thiết, điều đó thể hiện tính khả biến
của quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp đi lặp
lai theo chu kỳ: "Quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện
"với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính thích hợp ngày càng cao.
1.1.2.3. Vai trò của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất đai là việc sắp xếp, bố trí sử dụng các loại đất. Quy hoạch
sử dụng đất đai thường được tiến hành theo từng giai đoạn 5 năm hoặc 10 năm, tuý theo
yêu cầu phát triển của từng giai đoạn, từng thời kỳ của từng vùng lãnh thổ.
Quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng để phát triển kinh tế – xã
hội của đất nước cũng như của vùng, địa phương. Quy hoạch sử dụng đất đai gần như là


quy hoạch tổng thể bởi vì mọi quy hoạch khác như quy hoạch phát triển đô thị, quy
hoạch các ngành nghề, các vùng kinh tế, quy hoạch phát triển vùng… đều phải dựa trên
sự bố trí sử dụng đất của quy hoạch sử dụng đất đai làm căn cữ.
Quy hoạch sử dụng đất đai là căn cữ quan trọng của kế hoạch sử dụng đất hàng
năm, trên cơ sở đó để thực hiện và vạch ra các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả
nước, của vùng hay địa phương.
Quy hoạch sử dụng đất đai là chố dựa để thực hiện việc quan lý Nhà nước trên địa
bàn quy hoạch (hay của cả nước, của vùng tuỳ theo phạm vi quy hoạch). Quy hoạch sử
dụng đất đai sẽ hạn chế được tình trạng sử dụng đất tự phát không theo quy hoạch, gây
nên những hậu quả lãng phí về sức người sức của. Quy hoạch sử dụng đất đai tạo ra sự
ổn định về mặt pháp lý cho việc quản lý Nhà nước về đất đai, làm cơ sở cho việc giao
đất, cho thuê đất, đầu tư phát triển kinh tế xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
góp phân bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước. quy hoạch sử dụng đất đai tạo nhiều điều kiện xác lập cơ chế điều
tiết một cách chủ động việc phân bổ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng phát triển

nông nghiệp, công nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.
Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước nắm chắc quỹ
đất đai và xây dựng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ có hiêụ quả cao, hạn chế sự
chồng chéo trong quan lý đất đai, ngăn cchặn các hiện tượng chuyển mục đích sử dụng
đất đai tuỳ tiện, hiện tượng tiêu cực, tranh chấp lẫn chiếm, huỷ hoại đất đai, phá vỡ cân
bằng sinh thái.


1.1.2.4. Trình tự nội dung các bước lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
Hình 1.1: Các bước lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trình tự các bước lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Chuẩn bị điều tra cơ bản

Phân tích, đánh giá điều kiện TN, KT-XH

Đánh giá tình hình quản lý, phân tích hiện trạng sử dụng đất và dự báo nhu
cầu về đất đai phục vụ cho phát triển KT-XH

B1: Chuẩn bị điều tra cơ bản
- Thông tin tài liệu, số liệu đất đai:
+ Thống kê số lượng và chất lượng đất
+Định mức sử dụng đất
+ Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường
+ Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
B2: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên
+Vị trí địa lý:
+ Đặc điểm địa hình, đại mạo

+ Đặc điểm khí hậu ( nhiệt độ,lượng mưa )
+ Chế độ thuỷ văn (hệ thống lưu vực, mạng lưới sông suối, ao hồ, đập: điểm đầu,
điểm cuối, chiều dài chiều rộng, dung tích...)
- Phân tích các loại tài nguyên và cảnh quan môi trường


+ Tài nguyên đất (nguồn gốc phát sinh;các tính chất đặc trưng về lý tính, hoá tính;
mức độ sói mòn đất, độ nhiễm mặn, nhiễm phèn )
+ Tài nguyên nước
+ Tài nguyên rừng.
+ Tài nguyên biển.
+ Tài nguyên khoáng sản.
+ Tài nguyên nhân văn (tôn giáo, dân tộc ),..
+ Cảnh quan môi trường.
- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội
+ Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, tốc
độ phát triển bình quân tổng thu nhập, năng xuất, sản lượng, loại sản phẩm và áp lực đối
với việc sử dụng đất đai... của các ngành: nông lâm - ngư nghiệp; công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp - xây dựng; dịch vụ - du lịch và các ngành nghề khác.
+ Phân tích đặc điểm về dân số lao động, việc làm và mức sống
+ Thực trạng phát triển và phân bố các khu dân cư
+ Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
B3: Đánh giá tình hình quản lý, phân tích hiện trạng sử dụng đất và dự báo nhu cầu
về đất đai phục cho phát triển kinh tế xã hội
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai
- Phân tích hiện trạng sử dụng đất
+ Loại hình sử dụng đất (diện tích, phân bố, bình quân diện tích trên đầu người )
+ Hiệu quả sử dụng đất đai
+ Hiệu quả sản xuất của đất đai.
+ Phân tích tổng hợp hiện trạng và biến động đất đai

- Dự báo nhu cầu về đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội
+ dân số
+ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội


+ nhu cầu đất đai (nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phi nông nghiệp,
đất chưa sử dụng )
1.1.2.5. Xây dựng các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
a. Xây dựng phương án quy hoạch.
Cần phải xây dựng quy hoạch một cách chi tiết đối với các loại đất:
- Đất dùng cho sản xuất nông nghiệp.
- Đất dùng cho sản xuất và bảo vệ lâm nghiệp.
- Đất xây dựng đô thị, thị trấn.
- Đất khu dân cư nông thôn.
- Đất chuyên dùng.
Cần phải đề xuất các phương án cụ thể về vị trí phân bổ, hình thể, diện tích các
khu đất trên.
+ Xây dựng biểu, bảng và bản đồ cho vùng quy hoạch.
+ Việc báo cáo thuyết minh hội thảo và hoàn chỉnh tài liệu.
b. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất.
Nhằm kế hoạch sử dụng từng loại đất đai cho các giai đoạn nhằm đáp ứng nhu
cầu đất đai để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các ngành các tổ chức
và cá nhân trên địa bàn quy hoạch đồng thời đánh giá hiệu qủa và đề ra các giải pháp
thực hiện quy hoạch.
Trình tự thực hiện
+ Tổng hợp nhu cầu sử dụng từng loaị đất đai của các ngành, tổ chức, cá nhân
theo từng giai đoạn kế hoạch.
+ Cân đối quỹ đất đai cho từng giai đoạn kế hoạch theo phương án quy hoạch sử
dụng đất đai.
+ Xây dựng kế hoạch chi tiết sử dụng các loại đất đai, lập biểu chu chuyển, biểu

phân bổ 6 loại đất chính.


1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
- Luật đất đai ngày 29/11/2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ chi tiết thi hành
một số điều Luật Đất đai;
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về giá
đất;
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu
tiền sử dụng đất;
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về thu
tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014, quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị quyết số 39/NQ-CP ngày 28/3/2013 của Chính Phủ về việc phê duyệt Quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của
tỉnh Thái Bình;
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quyết định số 2090/QĐ-UBND ngày 27/9/2013 của UBND tỉnh Thái Bình về
việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011
- 2015) Thành phố Thái Bình;
- Quyết định số 257/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành phố Thái
Bình, tỉnh Thái Bình.



- Quyết định số 2648/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành
phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
- Công văn số 3221/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc lập kế hoạch sử dụng đất năm 2017 cấp huyện.
- Công văn số 2913/UBND-NNTNMT ngày 15 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thái Bình về việc lập hế hoạch sử dụng đất năm 2017 cấp huyện.
- Công văn số 1378/STNMT-QLĐĐ ngày 19 tháng 8 năm 2016 của Sở Tài
nguyên và Môi trường về việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và lập hế hoạch sử dụng đất năm 2017 cấp huyện.
- Công văn số 1977/STNMT-QLĐĐ ngày 07/11/2016 của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Thái Bình về việc tổng hợp danh mục thu hồi đất, dự án sử dụng đất trồng
lúa và lập kế hoạch sử dụng đất năm 2017 trên địa bàn tỉnh.
1.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG
NƯỚC
1.3.1. Trung Quốc
Việc lập quy hoạch sử dụng đất phải bảo đảm tuân thủ triệt để nhiều nguyên tắc,
như: sử dụng đất phải tiết kiệm, đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất; bảo đảm sự cân bằng
giữa nhu cầu và lợi ích sử dụng đất của các ngành kinh tế, xã hội và các địa phương;
tăng cường bảo vệ môi trường, phát triển sinh thái tự nhiên nhằm duy trì và nâng cao
chất lượng sống cho người dân của cả nước… Tuy nhiên, nguyên tắc quan trọng nhất là
bảo vệ nghiêm ngặt 120 triệu ha đất canh tác. Điều này được thể hiện rõ và xuyên suốt
trong hệ thống pháp luật về đất đai của Trung Quốc. Theo đó, trong quy hoạch sử dụng
đất cấp quốc gia phải xác định được diện tích đất canh tác cần bảo vệ nghiêm ngặt theo
quy định của Nhà nước, trong đó phải chỉ rõ diện tích đất canh tác cơ bản (chiếm 80%
tổng diện tích canh tác) có chất lượng tốt nhất cần được duy trì vĩnh cửu và không được
phép chuyển đổi mục đích sử dụng dưới bất cứ lý do gì. Hàng năm, căn cứ vào quy


hoạch sử dụng đất được duyệt, Chính phủ giao chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất

nông nghiệp sang mục đích khác cho từng tỉnh. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
phân bổ cụ thể cho từng đơn vị hành chính cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp huyện
phân bổ kế hoạch sử dụng đất đến từng đơn vị xã để thực hiện. Việc chuyển mục đích sử
dụng đất canh tác sang sử dụng vào các mục đích khác phi nông nghiệp phải được phê
duyệt tại cấp tỉnh và Chính phủ. Trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bị vi
phạm thì tùy mức độ vi phạm mà người đứng đầu địa phương sẽ bị xử lý hành chính
hoặc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đất bị vi phạm sẽ bị thu hồi (kể cả trường hợp
đã đầu tư).
Về thẩm quyền lập, quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtBộ Đất
đai và Tài nguyên quốc gia và Cơ quan quản lý đất đai thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
đều có trách nhiệm chung là tổ chức lập và thực hiện quy hoạch đất quốc gia, quy hoạch
tổng thể sử dụng đất; tham gia vào việc thẩm tra quy hoạch tổng thể đô thị trình Quốc vụ
viện phê chuẩn. Nhìn chung, Bộ Đất đai và Tài nguyên quốc gia chỉ đạo và thẩm tra quy
hoạch tổng thể sử dụng đất của địa phương; còn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, chỉ
đạo và thẩm định quy hoạch tổng thể sử dụng đất của thành phố (thuộc tỉnh), huyện. Cơ
quan quản lý đất đai thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào quy hoạch tổng thể sử
dụng đất của cấp trên, tổ chức lập và thực hiện quy hoạch tổng thể sử dụng đất và các
quy hoạch chuyên ngành có liên quan cấp huyện. Phòng tài nguyên đất đai cấp xã lập và
thực hiện quy hoạch tổng thể sử dụng đất cấp xã, hợp tác và hỗ trợ làm tốt công tác lấy ý
kiến quần chúng đối với quy hoạch.
Đối với đất đai thành thị, Nhà nước tiến hành quản lý bằng quy hoạch. Quy hoạch
tổng thể thành phố là kế hoạch có tính tổng thể, lâu dài, chiến lược và chỉ đạo về phát
triển kinh tế và xã hội với các công trình xây dựng của thành phố, bao gồm các nội dung
chính:
Tính chất của thành phố, mục tiêu và quy mô phát triển.
Tiêu chuẩn xây dựng chủ yếu và chỉ tiêu định mức của thành phố.


Bố cục chức năng, phân bố phân khu và bố trí tổng thể các công trình của đất
dùng xây dựng thành phố.

Hệ thống giao thông tổng hợp và hệ thống sông hồ, hệ thống cây xanh thành phố.
Các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch xây dựng trước mắt…
Luật cũng quy định cụ thể quy hoạch của cấp dưới phải tuân thủ quy hoạch của
cấp trên và phải được cấp có thẩm quyền phê chuẩn mới được thi hành.
Ba là, về công tác thông kê, phân loại đất đai. Luật quản lý đất đai của Trung
Quốc quy định, đất đai được chia làm 8 loại chính:
Đất dùng cho nông nghiệp: là đất đai trực tiếp sử dụng cho sản xuất nông nghiệp
bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, đất nuôi trồng thuỷ sản.
Đất xây dựng: là đất được sử dụng để xây dựng công trình kiến trúc, nhà cửa đô
thị, dùng cho mục đích công cộng, khai thác khoáng sản, đất sử dụng trong các công
trình an ninh quốc phòng.
Đất chưa sử dụng: là loại đất còn lại không thuộc 2 loại đất nêu trên. Nhà nước
quy định tổng kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần và có thống kê đất đai hàng năm, việc thống
kê đất đai hàng năm được tiến hành ở các cấp quản lý theo đơn vị hành chính từ trung
ương đến địa phương; Hồ sơ đất đai được thiết lập đến từng chủ sử dụng đất và cập nhật
biến động liên quan đến từng chủ sử dụng đất, đến từng mảnh đất.
1.3.2. Hàn Quốc
Việc lập quy hoạch sử dụng đất thực hiện theo các cấp: quốc gia, cấp tỉnh, vùng
thủ đô; cấp huyện, vùng đô thị cơ bản. Theo đó, quy hoạch sử dụng đất được thực hiện
từ tổng thể tới chi tiết. Quy hoạch cấp tỉnh, vùng thủ đô phải căn cứ trên cơ sở quy hoạch
cấp quốc gia; quy hoạch cấp huyện, vùng đô thị phải căn cứ vào quy hoạch cấp tỉnh.
Quy hoạch cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Đất đai, Giao thông và Hàng hải phê
duyệt, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh do tỉnh phê duyệt, quy hoạch đất cấp huyện hoặc
quy hoạch đô thị cơ bản do Tỉnh trưởng phê duyệt. Quốc hội không can thiệp vào quá
trình xét duyệt quy hoạch sử dụng đất.


Ở Hàn Quốc, kỳ quy hoạch đối với cấp quốc gia, cấp tỉnh là 20 năm, quy hoạch sử
dụng đất vùng đô thị cơ bản và kế hoạch sử dụng đất là 10 năm. Sau 5 năm sẽ tiến hành
rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển và thị trường. Ở Trung Quốc,

theo quy định của Luật đất đai năm 1999 thì kỳ quy hoạch sử dụng đất của các cấp là 10
năm.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Sau khi
quy hoạch được phê duyệt sẽ được công khai và phổ biến đến nhân dân. Chính quyền
các cấp có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó. Nhà nước có chính sách bảo đảm
tính khả thi của quy hoạch, ví dụ: hỗ trợ đối với các khu vực bảo tồn, các khu vực cần
bảo vệ như miễn thuế, không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, được hỗ trợ đời sống…
1.3.3. Tình hình thực hiện quy hoạch trong nước
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được “luật hóa” và bắt đầu được triển
khai chính thức từ Luật đất đai năm 1987. Trong 25 năm qua, các quy định của pháp luật
về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, tạo hành
lang pháp lý ngày càng đầy đủ hơn để triển khai thực hiện, phục vụ kịp thời những yêu
cầu khác nhau của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã có những bước tiến rõ rệt và đạt được những kết quả tích
cực. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành công cụ quản lý nhà nước về đất đai
hiệu quả và là một trong những giải pháp lớn để sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu
quả và bảo vệ môi trường sinh thái. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò phân bổ
quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của cả nước và các địa
phương; khắc phục các mâu thuẫn, chồng chéo trong quy hoạch sử dụng các loại đất của
các ngành, cân đối việc sử dụng hợp lý quỹ đất quốc gia giữa các ngành thông qua việc
phân bổ hợp lý quỹ đất; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để các ngành, lĩnh


vực lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; định hướng cho các nhà đầu tư
trong và ngoài nước đầu tư có hiệu quả vào đất đai.
Cùng với sự phát triển của Luật Đất đai thì công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cũng từng bước được bổ sung, hoàn thiện. Chúng ta hãy cùng nhìn lại chặng đường
20 năm công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tương ứng với ba giai đoạn của Luật

Đất đai: Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013 để
cùng nhau đánh giá vai trò, vị trí và tầm quan trọng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.3.3.1.Thời kỳ trước Luật Đất đai 1993
Trước những năm 80, QHSDĐĐ chưa được coi là công tác của ngành quản lý đất
đai mà chỉ được đề cập tới nh một phần của quy hoạch phát triển ngành nông lâm
nghiệp.
Từ năm 1981đến 1986, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V,
các Bộ, Ngành, các tỉnh, thành phố đã tham gia triển khai chương trình lập tổng sơ đồ
phát triển và phân bố lực lượng sản xuất ở Việt Nam đến năm 2000. Trong sơ đồ phân bố
lực lượng sản xuất của tỉnh đều đề cập đến vấn đê sử dụng đất đai va được tính toán
tương đối có hệ thống để khớp với cả nước, các vùng kinh tế lớn, các huyện trong tỉnh,
các xã trong toàn huyện nên bước đầu đã đánh giá được hiện trạng tiềm năng và đưa ra
các phương hướng sử dụng quỹ đất quốc gia đến năm 2000. Còng trong thời kỳ này hầu
hết các quận, huyện, thị xã, xã, thị trấn trong cả nước đả tiến hành xây dựng quy hoạch
tổng thể cấp huyện, cấp xã.
Từ năm 1987 đến trước Luật đất đai năm 1993 do nền kinh tế của nước ta đang
đứng trước những khó khăn và thử thách của nền kinh tế thị trường nên công tác
QHSDĐ cũng chưa được xúc tiến nh Luật Đất đai đã quy định.
Tuy vậy, thời kỳ này công cuộc đổi mới nông thôn diễn ra sâu sắc, công tác
QHSDĐ cấp xã nổi lên nh một vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất. Vì vậy, đây là mốc
đầu tiên đánh dấu công tác triển khai QHSDĐ cấp xã trên phạm vi cả nước.


1.3.3.2. Giai đoạn từ Luật Đất đai năm 1993 đến Luật Đất đai năm 2003
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18
Luật Đất đai 1993. Trên cơ sở đó, Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi
trường) đã ban hành một số văn bản về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, như: Quyết
định số 657/QĐ-ĐC ngày 28 tháng 10 năm 1995 quy định về định mức lao động và giá
điều tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó quy định trình tự nội dung lập quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Công văn số 1814/CV-TCĐC ngày 12 tháng 10 năm 1998
hướng dẫn chi tiết việc triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai theo
lãnh thổ hành chính các cấp.
Ngày 01 tháng 10 năm 2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2001/NĐ-CP
về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy định về lập, xét duyệt và quản lý quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đó, ngày 01 tháng 11 năm 2001, Tổng cục Địa chính ban
hành Thông tư số 1842/2001/TT-TCĐC, Quyết định số 424a/2001/QĐ-TCĐC và Quyết
định số 424b/2001/QĐ-TCĐC quy định về nội dung và hệ thống biểu mẫu lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thực hiện Luật Đất đai 1993 và văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Chính phủ đã
chỉ đạo lập Quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010; đồng thời chỉ đạo các địa
phương lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 các cấp (tỉnh, huyện và xã).
Nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2010, Quy hoạch sử dụng
đất cả nước đến năm 2010 đã xác định một số chỉ tiêu sử dụng đất sau:
(1) Nhóm đất nông nghiệp: 25.627,4 nghìn ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 9.363,1 nghìn ha (đất ruộng lúa: 3,5 - 3,8 triệu ha)
- Đất lâm nghiệp có rừng: 16.243,7 nghìn ha (tỷ lệ che phủ bằng rừng tập trung là
43%)
(2) Nhóm đất phi nông nghiệp: 3.925,3 nghìn ha, trong đó:
- Đất ở: 1.035,4 nghìn ha (đất ở nông thôn: 936,1 nghìn ha; đất ở đô thị 99,3 nghìn
ha);


- Đất chuyên dùng: 2.145,4 nghìn ha.
(3) Nhóm đất chưa sử dụng: 3.371,4 nghìn ha.
1.3.3.3. Giai đoạn từ Luật Đất đai năm 2003 đến Luật Đất đai năm 2013
Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, trên
cơ sở đó Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật Đất đai có liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, như: Nghị
định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật

Đất đai; Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 để hướng dẫn
lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quyết định số
04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 quy định về quy trình lập và điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 25 tháng 10
năm 2005 quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất;
Như vậy, so với Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 đã quy định khá
cụ thể về nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm phục vụ kịp thời phát triển
kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Đặc biệt Luật đã quy định cụ thể trong nội dung quy
hoạch sử dụng đất có việc “Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh” và “Xác định diện tích đất phải thu hồi để
thực hiện các công trình, dự án”; đồng thời Luật Đất đai năm 2003 cung quy định cụ thể
trong nội dung kế hoạch sử dụng đất có “Kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân
bổ cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển đô
thị, khu dân cư nông thôn; quốc phòng, an ninh”; “Kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên
trồng lúa nước và đất có rừng sang sử dụng vào mục đích khác, chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất trong đất nông nghiệp” và “Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất để sử
dụng vào các mục đích”.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho
công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nói riêng và


công tác quản lý đất đai trên địa bàn lãnh việc. Ở giai đoạn này, công tác quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đã được triển khai khá đồng bộ theo 4 cấp, trong đó đã chú trọng đến
việc phân định hệ thống chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp theo hướng
quy hoạch cấp dưới cần chi tiết, cụ thể hơn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên.
1.3.3.4. Giai đoạn từ Luật Đất đai năm 2013 đến nay
Những nội dung đổi mới trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong
pháp luật đất đai 2013 được nghiên cứu thể hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban
chấp hành Trung ương Đảng tạiNghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31 tháng 10 năm 2012

Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính
sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền
tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
đã chỉ đạo: “Đổi mới, nâng cao tính liên kết, đồng bộ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có sử dụng đất theo hướng
quy hoạch sử dụng đất phải tổng hợp, cân đối, phân bổ hợp lý, sử dụng hiệu quả đất đai
cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và đơn vị hành chính. Quy hoạch xây dựng và
quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải phù hợp với các chỉ tiêu, tiến độ sử dụng
đất được phân bổ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” và “Đổi mới kế hoạch sử dụng
đất hằng năm theo hướng phải thể hiện được nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư,
của các ngành, lĩnh vực, làm căn cứ để Nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng chính sách tài chính về đất đai”. Theo tinh
thần đó, các quy định về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong pháp luật đất
đai 2013 đã được nghiên cứu thể hiện đầy đủ nhất, hoàn thiện nhất từ trước tới nay.
Thực hiện Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội
về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
cấp quốc gia, Chính phủ đã tổ chức xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của 63
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời chỉ đạo các Bộ, ngành và Ủy ban nhân


dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu
kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 -2015.
Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất trong 5 năm giai đoạn 2011 – 2015 đạt
bình quân khoảng 94,53% so với các chỉ tiêu mà Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số
17/2011/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2011, trong đó: nhóm đất nông nghiệp vượt
0,91%, nhóm đất phi nông nghiệp đạt 91,03%, nhóm đất chưa sử dụng còn lại đạt
91,66%. Về chi tiết, có 04 chỉ tiêu vư t chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội (nhóm đất
nông nghiệp; đất cơ sở văn hóa; đất cơ sở y tế; đất di tích danh th ng), có 10 chỉ tiêu đạt
từ 90% đến dưới 100% so với chỉ tiêu theo 7 Nghị quyết của Quốc hội (đất trồng lúa; đất
chuyên trồng lúa nước; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất rừng sản xuất; đất

nuôi trồng thủy sản; nhóm đất phi nông nghiệp; đất phát triển hạ tầng; đất ở tại đô thị;
nhóm đất chưa sử dụng còn lại), có 07 chỉ tiêu đạt từ 70% đến dưới 90% so với chỉ tiêu
theo Nghị quyết của Quốc hội (đất làm muối; đất an ninh; đất khu công nghiệp; đất cơ sở
giáo dục - đào tạo; đất cơ sở thể dục thể thao; đất bãi thải xử lý chất thải, diện tích đất
chưa sử dụng đưa vào sử dụng), có 01 chỉ tiêu đạt dưới 70% so với chỉ tiêu theo Nghị
quyết của Quốc hội.
Quy hoạch sử dụng đất ở nước ta hiện nay đã góp phần tạo lập quỹ đất, thu hút
đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xó hội đáp ứng yêu cầu phát triển cỏc ngành
giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ; khoa học kỹ thuật, giáo dục, y
tế, văn hóa, thể dục thể thao...thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Công
tác quy hoạch sử dụng đất của các cấp, các ngành đã bước đầu đi vào nề nếp, trở thành
cơ sở quan trọng để định hướng cho phát triển thống nhất và đồng bộ, trở thành công cụ
để quản lý, và cũng trở thành phương tiện để đảm bảo sự đồng thụân xã hội. Về kỹ thuật,
đã hình thành được một hệ thống quy trình và định mức về hoạt động quy hoạch sử dụng
đất, đảm bảo cho công tác này triển khai được thống nhất liên thông, với chi phí hợp lý,
phù hợp với những điều kiện về cơ sở hạ tầng và nhân lực hiện có.


×