Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GVTHPT MODULE 36

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.78 KB, 11 trang )

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NỘI DUNG 3
MODUL 36

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
CHO HỌC SINH THPT
GV thực hiện: Trần Thị Yến Trinh
PHẦN I: NHẬN THỨC VỀ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG
1.

Mục tiêu của giáo dục giá trị cho học sinh trung học phổ thông

Theo giáo sư Phạm Minh Hạc, mục tiêu của giáo dục trong nhà trường
phổ thông là truyền đạt cho học sinh:
-

Hiểu được giá trị của mỗi con người – của chính mình, từ đó có

trách nhiệm với bản thân, với xã hội; thống nhất: nhận thức – thái độ - hành vi
đối với mỗi giá trị.
-

Ý thức được giá trị cá thể gắn bó chặt chẽ với cộng đồng xã hội; tạo

lập cuộc sống hài hòa trong các môi trường: gia đình, nhà trường, quốc gia, quốc
tế.
-

Hình thành và phát triển hệ giá trị của mỗi người do bản thân tạo ra

thông qua hoạt động và giao tiếp của chính mình với sự hỗ trợ của giáo dục gia
đình, nhà trường và xã hội;


-

Thể hiện được giá trị của bản thân vào cuộc sống. Nhà trường cần

giúp học sinh tự chủ, tự tin, tự giác đối với việc quyết định và giải quyết vấn đề
hiệu quả.
-

Phân biệt được các giá trị, đánh giá đúng giá trị của bản thân và của

người khác.
1


Để thực hiện được mụcc tiêu trên, điều quan trọng là bồi dưỡng cho học
sinh trung học phổ thông năng lực xác định giá trị.


Theo Hartman, năng lực xác định giá trị trong mỗi con người bao

-

Đồng cảm: năng lực thấy và đánnh giá đúng giá trị bên trong của

gồm:

người khác, có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác;
-

Năng lực thực tiễn: năng lực nhận thấy và đánh giá các giá trị vật


chất, giá trị chức năng, tư duy thực tiễn theo các tiêu chí chung; có tư duy so sánh,
có năng lực nhận thấy điều đánh giá của các tổ chức xã hội và các chuẩn mực xã
hội, các điều xã hội muốn;
-

Phán đoán hệ thống: năng lực nhận thấy và đánh giá hệ thống, thứ

tự, cấu trúc, sự thích hợp và uy tín; có tư duy lí luận, phân tích và cấu trúc, có tổ
chức và kế hoạch, theo quy chuẩn của các nguyên tắc tổ chức.
-

Lòng tự tin: năng lực nhìn nhận và dánh giá điều đáng giá và độc đáo

của bản thân, chân chính, xác thực, lương thiện, đánh giá khả năng và hạn chế
một cách thực chất.
-

Ý thức về vai trò của bản thân: năng thực nhận thấy và đánh giá vị

trí và chức năng của bản thân trong xã hội, bản thân có chức năng có ích, có đóng
góp; cảm thấy sự tự tin rằng mình có thể và thực sự hoàn thành công việc, cảm
thấy thỏa mãn khi có hành động đúng.
-

Năng lực xác định phương hướng bản thân: năng lực nhận thấy và

đánh giá các ý tưởng và suy nghĩ trong bản thân; cảm thấy có nhiệm vụ, trung
thành với cam kết đối với giá trị mình tin là đúng, kiên trì theo đuổi một phương
hướng đã xác định.

2


2.

Vai trò của giáo dục giá trị cho học sinh phổ thông

Bên cạnh việc học kiến thức, học sinh trung học phổ thông cũng cần biết
làm thế nào để ứng phó trước tình huống, quản lí cảm xúc, học cách giao tiếp,
ứng xử với mọi người xung quanh; làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn; làm
thế nào để thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh. Đặc biệt, học sinh
trung học phổ thông cần nhận biết và có thể ứng phó tích cực nhất khi phhải đối
mặt trước tình huống thử thách, của môi trường sống tiêu cực.
Muốn vậy, học sinh cần có nền tảng giá trị vững chắc. Không có nền tảng
giá trị vững chắc, học sinh sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác,
không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình đoàn kết, không
biết cách thích ứng trước những đổi thay, hoặc có khi còn tỏ ra ích kỉ, ngạo mạn.
Ngoài ra, học sinh còn dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị vật chất rồi sớm muộn
cũng định hình chúng thành mục đích sống, đôi khi đưa đến những toan tính vị kỉ,
lối sống thực dụng. Ngược lại, có nền tảng giá trị vững chắc, học sinh sẽ không sa
đà vào những thú vui vật chất tầm thường mà biết sống hướng thượng, biết
hướng tới những giá trị cao cả, tự cảm thấy bản thân có nghĩa vụ, có khả năng
tạo dựng một cuộc sống cho bản thân mình và thế giới xung quanh trở nên tốt
đẹp hơn. Những giá trị tích cực là nền móng giúp các em ổn định, vững vàng giữa
những giông bão của cuộc đời. Nền tảng giá trị vững chắc là nền tảng giúp các
em khám phá, tìm hiểu, phát triển các giá trị cũng như những kĩ năng sống, thái
độ sống, nhằm giúp họ phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình.
Dạy học sinh trung học phổ thông về giá trị đã khó, khuyến khích các em
tự giác thực hành sống, học tập, lao động theo những giá tri đó còn khó hơn. Nếu
chỉ dạy và thảo luận về giá trị thôi thì chưa đủ nên cần phải trang bị cho các em

có kĩ năng để ứng dụng giá trị vào thực tế. Các em rất cần được trải nghiệm cảm
giác tích cực có được từ giá trị, thấy được kết quả của hành vi ứng xử theo chuẩn
giá trị.
3


Do vậy, giáo viên cần động viên, khích lệ, ủng hộ, quan tâm tạo mọi điều
kiện để các em có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Học sinh trung học phổ thông rất ham tìm tòi, ham khám phá, ham thực
hành. Đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên gợi mở, hướng dẫn các em ứng
dụng hững hành vi trên nền tảng giá trị vào cuộc sống, chia sẻ với gia đình và xã
hội.
Bên cạnh việc khuyến khích các em thường xuyên thực hành, ứng dụng
các kĩ năng sống dựa trên những nền tảng giá trị đó để trải nghiệm, nhận thức
các kết quả đối với bản thân và xã hội, cũng cần khuyến khích các em xem xét
đánh giá hành động của cá nhân này đối với cá nhân khác hoặc với cộng đồng.
3.

Nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ

thông tại Việt Nam


5 điều Bác Hồ dạy là những giá trị cốt lõi trong giáo dục giá trị cho

học sinh trung học phổ thông:
Điều 1: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt
Điều 3: Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
Trong 5 điều Bác Hồ dạy đã bao gồm 10 giá trị. Đây là những giá trị có sự
kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.


Nhóm tác giả Lê Phúc Đức, Nguyễn Thạc và Mạc Vân Trang đã đề
4


xuất 24 giá trị được xác định trên cơ sở cấu trúc nhân cách con người nói chung
và thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng, cấu trúc đó bao gồm:
-

Trí tuệ

-

Đạo đức

-

Thể lực

-

Kinh tế

-

Chính trị - xã hội


-

Văn hóa – thẩm mĩ

Bảng giá trị được xác định bao gồm:
1.

Tự do

13.

Giàu sang

2.

Hoà bình

14.

Địa vị

3.

Công lí

15.

4.


Việc làm

16.

Trung thực
Trách

5.

Học vấn

17.

6.

Chân lí

1S.

Tình nghĩa

7.

Tình yêu

19.

Lí tưởng

s.


An ninh

20.

Tự lập

9.

Cái đẹp

21.

Tự trọng

10.

Niềm tin

22.

Năng động

11.

Gia đình
Sứ c

23.


Sáng tạo

nhiệVm
ị tha

12.
24.
Hữu nghị
Tuy nhiên, qua thập
kỉỏđeầu tiên của thế kỉ XXI, cấu trúc nhân cách của con
kh
người Việt Nam cũng đã có thay đổi, do đó bảng giá trị trên cũng cần co sự thay
đổi ít nhiều.
5




Theo người biên soạn, giáo dục giá trị cho học sinh trung học phổ

thông là sự kết hợp giáo dục:
-

Giá trị truyền thống – giá trị hiện đại

-

Giá trị phổ quát – giá trị cục bộ

-


Giá trị dân tộc – giá trị toàn cầu

-

Giá trị cá nhân – giá trị cộng đồng..

Dưới đây là bảng giá trị theo các tiêu chí trên:
Giá trị truyền thống
Giá trị hiện đại
Yêu nước (tổ quốc)
Tự lập
Yêu đồng bào
Lí tưởng
Gia đình
Năng động
Cần cù
Duy lí
Sáng tạo
Hiệu quả
Hiếu học
Khoa học
Siêng năng
Chân lí
Hiếu thảo
Kỉ luật
Khiêm tốn
Tự do
Đoàn kết
Bình đẳng

Dũng cảm
Hạnh phúc
Sức khỏe
Trung thực
Khoan dung
Công lí
Nhân ái
Hòa bình
Vị tha
Tôn trọng
Hữu nghị
Dân chủ
Biết ơn
Trách nhiệm
Giản dị
Hợp tác
Cái thiện
Cái đẹp
Trong bảng giá trị nêu trên bao hàm 12 giá trị sống phổ quát của nhân
loại là hòa bình, tôn trọng, yêu thương, khoan dung, hạnh phúc, trách nhiệm, hợp
tác, khiêm tốn, trung thực, giản dị, tự do, đoàn kết.

6


4.

Tiến trình thực hiện giáo dục giá trị cho học sinh trung học

phổ thông



6 bước:

-

Nhận thức giá trị

-

Hiểu giá trị và xác định vị trí

-

Quyết định hành động hay không

-

Lập kế hoạch học hành cho từng giá trị, lên các bước hoạt động cụ

-

Thực hiện kế hoạch

-

Suy nghĩ về hoạt động đã thực hiện, đánh giá và xem xét các hoạt

thể


động tiếp theo


3 cấp độ:

-

Cấp độ nhận thức:

+ Mức độ biết: thể hiện ở mức độ giới hạn về các khái niệm, các sự kiện
và thuật ngữ.
+ Mức độ hiểu: thể hiện sự hiểu sâu bản chất của giá trị để có thể thể
hiện bằng hành vi phù hợp.
-

Cấp độ tình cảm: những chuẩn mực được nội tâm hóa và tích hợp

với hệ thống vốn kinh nghiệm đã có để trở thành tài sản riêng của mỗi cá nhân.
Các giá trị được cá nhân lựa chọn qua kinh nghiệm, được suy ngẫm và được
khẳng định, được nuôi dưỡng trở thành động cơ của hành vi, mục tiêu và lí
7


tưởng của cuộc sống. Giá trị được nội tâm hóa là các giá trị được lựa chọn một
cách tự nguyện thông qua các cách chọn lựa, đánh giá khác nhau nhờ cọ xát với
các ý kiến trong quá trình thảo luận và trải nghiệm thực tiễn nhờ những tấm
gương thầy cô giáo của mình.
-

Cấp độ hành động: các giá trị được nội tâm hóa sẽ dẫn tới định


hướng cho hành vi của cá nhân. Trên cơ sở nội tâm hóa các giá trị, yêu cầu đạo
đức, mỗi học sinh có những tình cảm tích cực, ý thức được trách nhiệm của mình
trong cuộc sống và tu dưỡng để trở thành công dân tương lai và có những hành vi
phù hợp trong cuộc sống. Điều này có thể diễn ra một cách tự nhiên, nhưng cần
thiết phải được trải nghiệm các giá trị và rèn luyện qua hoạt động thực tiễn.
PHẦN II: VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN GIẢNG DẠY
Ngữ văn là môn học có thế mạnh trong việc tích hợp giáo dục giá trị cho
học sinh vào nội dung bài học, nhất là đối với phân môn đọc văn. Mỗi tác phẩm
đều có một chủ đề tư tưởng, đó là bài học hoặc thông điệp rút ra thông qua câu
chuyện của nhân vật trong truyện, kịch hoặc những xúc cảm, rung động của
nhân vật trữ tình trong các bài thơ. Những thông điệp ấy luôn phù hợp với quan
niệm đạo đức, chuẩn mực xã hội, được mọi người nhìn nhận và đề cao. Nói cách
khác, đó chính là các giá trị, bao gồm cả giá trị truyền thống lẫn những giá trị hiện
đại.
Giáo dục giá trị cho học sinh phải qua ba cấp độ: cấp độ nhận thức, cấp
độ tình cảm và cấp độ hành động. Giáo dục giá trị qua môn học Ngữ văn cũng
phải trải qua các cấp độ đó. Tuy nhiên, trong tiến trình bài học, giáo viên chỉ chủ
yếu dừng lại ở hai cấp độ đầu tiên là nhận thức và tình cảm. Một khi đã giúp học
sinh hình thành khái niệm về giá trị, hiểu được những biểu hiện của chúng và
nảy sinh tâm lí mến mộ, tự nguyện học hỏi thì đó chính là bước chuẩn bị tốt
nhất để hình thành những hành động hợp chuẩn khi cọ xát với các tình huống
8


thử thách ngoài cuộc sống.
Với vai trò là môn học trung gian giữa khoa học và nghệ thuật, mang tính
thẩm mĩ cao, môn Ngữ văn có con đường riêng để đến với học sinh. Ở đó, người
giáo viên không chỉ tác động đến nhận thức của học sinh mà còn gợi dậy sự
đồng điệu về tâm hồn, tình cảm. Chính thế mạnh này giúp môn học có thể lồng

ghép nội dung giáo dục giá trị sống một cách tự nhiên, không gượng ép mà linh
hoạt, thấm thía.
Trong thực tiễn giảng dạy, giáo viên không nên nói thay cho học sinh mà
để các em tự nêu lên suy nghĩ của mình, không nên rao giảng đạo đức mà để các
em tự rút ra bài học cho mình về những giá trị có thể hình thành được từ việc
lĩnh hội văn bản nghệ thuật. Chính hành trình tự khám phá, tự nhận thức ấy mới
tạo nên giá trị sống bên trong các em. Nói cách khác, đó là quá trình tự hình thành
giá trị sống. Điều này trái ngược hoàn toàn với việc áp đặt từ bên ngoài, vốn rất
nhàm chán và không thu về kết quả.
Cách thức giáo dục giá trị được giáo viên áp dụng nhiều là thông qua
những câu hỏi mang tính gợi mở để đánh thức nhận thức, tình cảm của học sinh.
Phổ biến là 2 dạng câu hỏi:
-

Đánh giá về nhân vật (nhân vật tự sự/ nhân vật trữ tình) - nhân vật

đó tốt hay xấu, có những tính cách, phẩm chất gì, đại diện cho những ai…
-

Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật – nhân vật đó đáng quí/ đáng phê

phán ở điểm nào, thể hiện tình cảm của cá nhân đối với nhân vật đó…
Dạng câu hỏi thứ nhất phục vụ cho mức độ nhận biết, dạng câu hỏi thứ
hai tương đương mức độ tình cảm trong giáo dục giá trị cho học sinh trung học
phổ thông. Thông qua hai dạng câu hỏi nêu trên, giáo viên vừa giúp học sinh hiểu
được các biểu hiện cụ thể của một giá trị nào đó, vừa định hướng các em có thái
9


độ, tình cảm phù hợp.

Có thể đưa ví dụ cụ thể như sau:
Khi dạy bài “Vợ nhặt” (Kim Lân – Ngữ văn 12), phần nhân vật bà
cụ Tứ, giáo viên đặt 2 câu hỏi:
-

Câu 1: Bà cụ Tứ là nhân vật như thế nào? (Bà có những tính

cách/ phẩm chất gì? Biểu hiện?)
Với câu hỏi này, học sinh đưa ra được câu trả lời: bà cụ Tứ có tấm
lòng thương con, lòng nhân hậu và niềm lạc quan, hi vọng ở tương lai.
Trong câu trả lời đó đã bao gồm 2 giá trị truyền thống là gia đình
và nhân ái.
Tiếp theo học sinh sẽ nêu biểu hiện của các phẩm chất đó ở nhân
vật được thể hiện trong tác phẩm. Như vậy, học sinh đồng thời cũng đã
hiểu được các biểu hiện của giá trị sống có liên quan. Chẳng hạn ở giá trị
gia đình, tấm lòng thương con của người mẹ bộc lộ qua niềm xót thương,
lo lắng xen lẫn vui mừng khi con trai nhặt được vợ, trở thành chỗ dựa
tinh thần, động viên con hướng tới tương lai. Ở giá trị nhân ái, lòng
thương người của bà cụ Tứ được thể hiện ở hành động chấp nhận cưu
mang người con dâu với tấm lòng đầy thương xót, những cử chỉ ân cần
dịu dàng, sự quan tâm bảo ban, thông cảm… để trả lại cho thị vị thế bình
đẳng và giá trị con người.
-

Câu 2: Cảm nghĩ của anh/ chị về nhân vật bà cụ Tứ?

Với câu hỏi này, học sinh sẽ bộc lộ cảm xúc của mình về nhân vật:
bà cụ Tứ là đại diện cho tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả, cho tình người
ấm ấp, vị tha. Đó là những phẩm chất vô cùng đáng quí, mang tính truyền
10



thống của dân tộc. Đặt trong bối cảnh nạn đói năm 1945, tình mẹ của bà
càng cảm động hơn và tình người của bà đã gây xúc động mạnh bởi nó
vượt lên trên u ám chết chóc, củng cố cho chúng ta niềm tin vào cái thiện,
cái đẹp rất thuần hậu trong mỗi con người. Đó chính là những giá trị hết
sức nhân bản, nâng đỡ con người vượt qua những bão táp của cuộc sống.
Như vậy, bằng câu hỏi trên, giáo viên đã gợi dậy trong học sinh
mối đồng cảm, sau đó là trân trọng, ngưỡng mộ đối với nhân vật. Từ đó
hình thành ở các em tâm lí mến mộ, tự nguyện tự giác hướng hành động
của mình cho phù hợp với giá trị vừa hình thành.
Cách thức này cũng có thể áp dụng cho những bài học khác. Tuy nhiên, ở
mỗi bài, giáo viên nên có sự diễn đạt hoặc thay đổi cách thức tổ chức giờ học, sử
dụng kĩ thuật dạy học linh hoạt để tránh gây cảm giác “công thức”, nhàm chán
cho học sinh.
Tóm lại, dạy học Ngữ văn là một quá trình đi từ nhận thức đến tự nhận
thức, từ lí trí đến tình cảm. Tức là thông qua việc khám phá hiện thực bên ngoài,
học sinh tiến đến hiểu về bản thân mình, đánh thức con người lương tri, con
người đạo đức, con người với những chuẩn mực và giá trị tiến bộ ở bên trong
mỗi cá nhân. Đó chính là quá trình hướng thiện, hướng đến cái cao cả, xác lập
cho mình những giá trị trong cuộc sống. Người giáo viên tuyệt đối không thể
quên thiên chức của mình là kiến tạo những tâm hồn, những nhân cách, không
chỉ là người thầy dạy chữ mà phải dạy cả việc làm người.

11



×