Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GVTHPT MODULE8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.26 KB, 8 trang )

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRƯỜNG THPT

MODULE 8: KĨ NĂNG THAM VẤN, TƯ VẤN, HƯỚNG DẪN VÀ MỘT SỐ
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CƠ BẢN TRONG HƯỚNG DẪN CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

GV thực hiện: Trần Thị Yến Trinh
Câu 1: Trình bày nhận thức của quý thầy cô về điều tâm đắc nhất của module 8
Hoạt động 1: Tìm hiểu kĩ năng giao tiếp trong tham vấn, tư vấn, hướng dẫn của
học sinh THPT: Trả lời các câu hỏi sau:
1. Vai trò của các kĩ năng giao tiếp không lời trong tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học
sinh? Những lưu ý khi sử dụng kĩ năng này?
Kĩ năng giao tiếp không lời là khả năng sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ trong
giao tiếp. Theo Mehrabian, 1971, ảnh hưởng của thông điệp đưa ra bởi phương tiện phi
ngôn ngữ trong giao tiếp không lời là rất lớn: 55% là do biểu đạt khuôn mặt và cơ thể,
30% là do cách nói và phần còn lại là do ngôn từ. Các kĩ năng này có tầm quan trọng rất
lớn trong công tác tham vấn, tư vấn, hướng dẫn. Nếu nhà tham vấn hay giáo viên sử dụng
các kĩ năng giao tiếp không lời một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện cho việc giao tiếp được
thuận lợi giúp nhà tham vấn- giáo viên xây dựng mối quan hệ tin cậy với thân chủ - khách
hàng, giúp họ cởi mở hơn trong việc chia sẻ các vấn đề của mình
*Các kĩ năng giao tiếp không lời và những lưu ý khi sử dụng:
- Duy trì tiếp xúc mắt: Là khả năng sử dụng ánh mắt trong giao tiếp, luôn duy trì
được giao tiếp bằng mắt với cái nhìn cởi mở, thân thiện, nhà tham vấn cần phải nhìn
thẳng vào mắt thân chủ khi nói chuyện hoặc khi nghe họ nói, không nhìn với ánh mắt soi
mói.
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ: Nét mặt là phương tiện giao tiếp rất
quan trọng. Nhà tham vấn/giáo viên phải giữ được nét mặt vui vẻ, có thể mỉm cười khi
đón tiếp thân chủ. Khi thân chủ buồn hay đau khổ, nhà tham vấn phải biểu lộ sự chia sẻ,
khi đón tiếp có thể bắt tay thân chủ, khi tư vấn có thể đặt tay lên tay họ thể hiện sự cảm
thông nhưng tránh đụng chạm vào cơ thể họ vì dễ gây hiểu lầm.


- Giọng nói và tốc độ nói: Cảm xúc và tình cảm của người nói thể hiện rõ rệt nhất
qua giọng nói và tốc độ nói của họ. Trong tham vấn, tư vấn cần nói với giọng bình tĩnh,
trầm và tốc độ đều đều thể hiện sự cởi mở, chân thành, quan tâm và trìu mến.
- Sử dụng không gian và thời gian trong giao tiếp: Không gian và thời gian giao tiếp
có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình tham vấn tư vấn và hướng dẫn. Nhà tham
vấn, tư vấn phải phá bỏ bất cứ vật cản nào gây ra sự không thoải mái của thân chủ.
Khoảng cách ngồi giữa nhà tham vấn, tư vấn với thân chủ hợp lí. Ánh sáng trong phòng
vừa đủ, không quá chói, không hắt thẳng vào mặt thân chủ, phòng tư vấn phải đặt nơi yên
tĩnh. Nhà tham vấn, tư vấn nên để thân chủ có thời gian trình bày, không tạo áp lực làm
thân chủ cảm thấy bị thúc giục, không thể hiện sự giới hạn về mặt thời gian một cách gián
1


tiếp ở cuối buổi như nhìn đồng hồ, ngắt lời đột ngột. Sau khi đặt câu hỏi cần dành một
khoảng thời gian để thân chủ trả lời, không nên chuyển sang câu hỏi hay vấn đề khác. Sử
dụng khoảng lặng với vẻ chăm chú lắng nghe để khai thác thông tin từ thân chủ
2. Trong tham vấn, tư vấn, hướng dẫn các câu hỏi thường được sử dụng với mục
đích gì? Những lưu ý khi sử dụng câu hỏi khi tham vấn, tư vấn và hướng dẫn học
sinh?
Các câu hỏi rất cần thiết để bắt đầu cuộc thảo luận với một người hoặc một nhóm.
Trong tham vấn, tư vấn, hướng dẫn, việc đặt ra các câu hỏi để thân chủ/ khách hàng trả lời
một cách tự nhiên thoải mái và chia sẻ thông tin là rất quan trọng. Sử dụng câu hỏi đúng
giúp nhà tham vấn khai thác được nhiều thông tin trong thời gian cho phép.
Có hai loại câu hỏi:
+ Câu hỏi mở:
- Được dùng để mở đầu cuộc tư vấn
- Dùng để khai thác các dẫn chứng cụ thể
- Chẩn đoán vấn đề
- Khai thác giải pháp từ phía thân chủ
+ Câu hỏi đóng:

-Giúp nhà tham vấn, tư vấn thu được những thông tin nhanh, cụ thể, giúp thân chủ
tập trung vào chủ đề của cuộc nói chuyện, tránh cuộc nói chuyện dài dòng, tản mạn.
-Các câu hỏi sử dụng có hiệu quả giúp nhà tham vấn, tư vấn đi đúng hướng của cuộc
nói chuyện.
* Những lưu ý khi sử dụng câu hỏi khi tham vấn, tư vấn và hướng dẫn học sinh:
-Không hỏi một cách tới tấp
-Tránh những câu hỏi có chức năng khẳng định
-Không nên sử dụng nhiều câu hỏi “Tại sao?”
3. Việc phản ánh cảm xúc cần được tiến hành theo các bước nào? Vì sao cần
phải chú ý đến những thông điệp kép và những tình cảm phức tạp khi phản ánh cảm
xúc?
* Việc phản ánh cảm xúc cần được tiến hành theo các bước:
+ Đầu tiên xác định rõ cảm xúc đang tồn tại ở thân chủ. Có thể xác định cảm xúc ở
thân chủ bằng các cách thức sau:
-Dựa vào các thông điệp của cơ thể: tư thế ngồi, nét mặt, điệu bộ của tay chân…
-Dựa vào âm sắc và âm điệu của lời nói
-Dựa vào những từ hoặc cụm từ chỉ cảm xúc
+ Sau đó nhà tham vấn/ tư vấn sử dụng các cấu trúc câu “Anh/chị có vẻ đang cảm
thấy…”Tôi nhận thấy rằng anh/chị…” “Dường như anh/chị đang….” và thêm cảm xúc
mà thân chủ đang bày tỏ.
*Khi phản ánh cảm xúc cần chú ý đến “các thông điệp kép” và “những cảm xúc
2


phức tạp” vì
-Các thông điệp kép: Tư thế của một người có thể thể hiện một cảm xúc trong khi
ngôn từ của họ lại nói về điều khác.
-Những cảm xúc phức tạp: Tình cảm có một đặc điểm là tính pha trộn. Do đó mọi
người thường trải nghiệm những tình cảm bối rối hay phức tạp. Khi nghe thân chủ nói về
những cảm xúc phức tạp này, nhà tham vấn/tư vấn càn giúp đỡ để họ có thể nói về những

cảm xúc thầm kín và phân loại những cảm xúc hỗn độn. Đó chính là phần quan trọng của
tiến trình giúp đỡ.
Hoạt động 2: Thực hành các kĩ năng giao tiếp trong tham vấn, tư vấn, hướng
dẫn của học sinh THPT:
*Đóng vai theo nhóm 3 người:
1-Thân chủ
2-Nhà tham vấn/tư vấn
3-Người quan sát
Nhà tham vấn thể hiện kĩ năng giao tiếp không lời qua tình huống nào đó
Nhà tham vấn thể hiện kĩ năng đặt câu hỏi qua một tình huống.
C.Nội dung 2: Một số phương pháp tiếp cận cơ bản trong tham vấn, tư vấn,
hướng dẫn cho học sinh THPT:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số phương pháp tiếp cận cơ bản trong tham vấn, tư
vấn, hướng dẫn cho học sinh THPT.
1.Tiếp cận tâm động học theo s.Freud và Adlerian
Phương pháp tiếp cận tâm động học cho rằng nhân cách của mỗi cá nhân hình thành
từ năng lực và những trải nghiệm thời thơ ấu.
Theo s.Freud hành vi của mỗi cá nhân là kết quả của mỗi hành vi thơ ấu và có nguồn
gốc vô thức. Bản chất của tiếp cận phân tâm giúp con người lùi lại quá khứ, tìm lại những
cội rể vô thức của các vấn đề nổi loạn ở hiện tại nhằm giải phóng những cảm xúc tiêu cực
và loại trừ các triệu chứng tâm bệnh. Mục đích của trị liệu phân tâm là làm cho cái vô
thức trở nên được ý thức.
Mục tiêu tham vấn theo phái Adlerian là giúp người ta phát triển đời sống lành mạnh
và có một cuộc sống toàn diện.Tham vấn viên giúp thân chủ sống lành mạnh, có trách
nhiệm với bản thân, xã hội
2.Tiếp cận nhân văn hiện sinh:
Tư tưởng chủ đạo: Mỗi con người là tác giả chính cuộc đời của họ “chính chúng ta
là tác giả cuộc đời mình”
Theo hướng này chia làm 2 loại:
a.Tiếp cận thân chủ trọng tâm

b.Tiếp cận hiện sinh
Các liệu pháp nhân văn hiện sinh được phát triển để giúp thân chú xác định tính tự
do của riêng họ, giúp họ đánh giá lại những kinh nghiệm và nhận ra sụ phong phú về khả
năng cửa bản thân, nuôi dưỡng tính độc lập, lòng tự tin và phát hiện những cách thức để
thực hiện đầy đủ nhất những tiềm năng cửa chính mình.
3


3.Tiếp cận Gestalt
Theo quan điểm Gestalt yếu tố sinh lí, trí tuệ và cảm xúc luôn được thống nhất trong
một chỉnh thể. Trong cuộc sống cá nhân phải chịu trách nhiệm về hành vi, sự trải nghiệm
của chính mình và họ có khả năng khám phá, cảm nhận và diễn giải những vấn đề của
bản thân.
Trường phái Gestalt cho rằng con người cỏ thể thay đổi khi họ nhận thức về mình
tốt hơn, vì vậy tham vấn hướng đến việc giúp cho thân chủ nhận biết về bản thân tốt hơn
dựa trên sự thống nhất giữa trí óc, thân thể và cảm xúc.
4.Tiếp cận hành vi
Với mục đích lập trung chú ý tới việc thay đổi hành vi hiện tại không thích ứng
trong thân chú, giúp thân chủ học được những khuôn mẫu hành vi cỏ hiệu quả. Tham vấn
hành vi nhằm vào việc thay đổi những hành vi có vấn đề thông qua việc tiếp thu kinh
nghiệm.
Câu 2: Vận dụng tư vấn cho học sinh THPT
Dưới đây là một cuộc tham vấn mà tôi đã thực hiện đối với học sinh :
1.NỘI DUNG CUỘC THAM VẤN
Giáo viên chủ nhiệm phát hiện trong lớp có một học sinh nữ gần đây có biểu hiện “giống
con trai” nên mời em lên gặp riêng để tư vấn.
2. TIẾN TRÌNH CUỘC THAM VẤN
NỘI DUNG THAM VẤN GIỮA GIÁO
KỸ THUẬT (PHƯƠNG PHÁP) THAM
VIÊN VÀ HỌC SINH CẦN THAM VẤN

VẤN
HSCTV: Dạ em chào cô!
Thiết lập quan hệ nhằm thu thập thông tin.
GV: Cô Chào em! Ngồi đi em!
HSCTV: Thưa cô, cô gọi em lên có việc gì
không ạ?
GV: Cô chỉ muốn trò chuyện với em một tí thôi
mà! Lúc này em học hành thế nào? Dạ cũng
bình thường thôi cô. Có môn nào khó không
em? Có môn nào không hiểu bài không?
HSCTV: Dạ không thưa cô.
GV: Các bạn trong lớp thế nào?
HSCTV: Dạ các bạn cũng bình thường.
GV: Em đã kết bạn được với ai trong lớp chưa?
HSCTV: Dạ tụi em cũng nói chuyện với nhau
nhưng mà chưa có thân nhau lắm cô ơi.
GV: Trong lớp em không có bạn thân hả?
HSCTV: Dạ không cô.
GV: Buồn vậy. Rồi mỗi khi có chuyện gì em
tâm sự với ai?
GV phản hồi cảm xúc. GV đặt câu hỏi đóng để
HSCTV: Dạ em cũng không thích tâm sự lắm. tìm hiểu tính cách HS.
GV: Vậy có chuyện buồn cũng giữ một mình
hả?
HSCTV: Em không có thói quen nói chuyện
4


của mình cho người khác nghe.
GV: Cô hiểu rồi. Giờ cô muốn làm bạn với em,

em đồng ý không?
HSCTV: Dạ...
GV: Cô nói thật đó, cô không có đùa đâu.
HSCTV: Dạ.
GV: Uống nước đi em!
HSCTV: Dạ em cảm ơn cô!
GV: Em có biết là cô ấn tượng em từ rất lâu rồi
không?
HSCTV: Vậy hả cô? Sao cô ấn tượng em?
GV: Lúc em mới vào trường cô đã để ý em
ngay. Đó là một cô bé rất đáng yêu, đôi mắt thì
long lanh, lúc nào cũng cười. Cô thấy em rất
hoạt bát, rất thân thiện với các bạn. Nhưng lúc
này hình như em có chuyện buồn phải không?
HSCTV: Dạ.... Sao cô biết?
GV: Cô nhìn cô biết chứ! Chẳng hạn, lúc này
em có những thay đổi nè. Em trở nên trầm lặng
hơn, ít cười hơn đúng không?
HSCTV: Dạ....
GV: Có một điều cô thấy rất là tiếc, mái tóc dài
của em đâu rồi? Sao bây giờ tomboy thế này?
Em muốn thay đổi bản thân hả? Lúc nào người
ta cắt tóc thì nhất định có chuyện buồn rồi! Em
buồn chuyện gì?
HSCTV: Thưa cô, đúng là em có chuyện buồn
nhưng không biết kể với cô từ đâu....
GV: Bây giờ nói cô nghe, ở gia đình em thế
nào? Ba mẹ em làm gì?
HSCTV: Dạ, ba em thì làm công chức, mẹ em
cũng vậy.

GV: Ở nhà em hay tâm sự với ai nhất?
HSCTV: Dạ, hầu như không có ai.
GV: Sao vậy? Sao không nói chuyện với ba
mẹ?
HSCTV: Ba em về trễ lắm cô ơi. Mà ba mẹ
cũng thường hay không có hỏi chuyện em gì
hết.
GV: Ba về trễ thì mẹ cũng về sớm chứ?
HSCTV: Dạ, mẹ về sớm nhưng mẹ cũng bận
lắm. Hầu như mẹ chỉ hỏi em được vài câu rồi
thôi à.
GV: Em cảm thấy cô đơn hả?
HSCTV: Em cũng quen rồi cô ơi!
GV: Cô thấy đây là tình trạng phổ biến của các
gia đình hiện giờ. Thật ra cô hiểu ba mẹ bận
rộn lắm. Đôi khi áp lực cuộc sống làm cho mệt

GV tiếp cận gần, tạo quan hệ thân thiết.

GV có cử chỉ quan tâm.
GV bộc lộ cảm xúc.

GV đặt câu hỏi đóng để tìm hiểu tâm lý HS.
HS ấp úng.
GV thể hiện sự quan tâm đặc biệt.

GV bộc lộ cảm xúc và khơi gợi HS giãi bày.

HS chưa sẵn sàng tâm sự.
GV đặt câu hỏi dễ hơn để tìm hoàn cảnh gia

đình của HS.

GV phỏng đoán tâm lý của HS.
HS phủ định.
5


mỏi không thể quan tâm nhiều đến các thành
viên khác trong gia đình. Đôi khi con cái sẽ
cảm thấy lạc lõng. Nhưng mà chắc có lẽ đó
không phải là nguyên nhân khiến em buồn
đúng không? Cô nghĩ chắc là do chuyện tình
cảm rồi!
HSCTV: Dạ....
GV: Cô đoán em đang thích một bạn, mà bạn
đó là bạn nữ đúng không?
HSCTV: Dạ....
GV: Cô tiếp xúc với nhiều học trò, cô nhìn em
cô biết chứ. Giờ nói cô nghe, vì sao em thích
bạn ấy?
HSCTV: Dạ, em thấy bạn cũng dễ thương mà
bạn tội nghiệp lắm cô ơi!
GV: Tội nghiệp là tội nghiệp thế nào?
HSCTV: Bạn rất là nhút nhát cho nên các bạn
khác trong lớp thường hay trêu chọc. Em thấy
các bạn đó thật là quá đáng.
GV: Cho nên em muốn mạnh mẽ để bảo vệ bạn
đúng không? Vì vậy mà cắt tóc ngắn nè, đi
đứng như con trai nè, hành động cử chỉ thì
mạnh mẽ nè. Phải không?

HSCTV: Dạ.... Sao cô biết?
GV: Cô là cô của em mà, cô hiểu chứ. Nhưng
bây giờ cô hỏi nè, em đã xác định được kỹ
càng đó là thứ tình cảm gì hay chưa?
HSCTV: Em nghĩ là em thích bạn rồi cô ơi.
Em hay nghĩ về bạn, có lúc cảm thấy nhớ nhớ.
GV: Vậy là em nghĩ em yêu bạn hả?
HSCTV: Dạ.
GV: Thật ra, những biểu hiện mà em vừa nói
trong tình bạn cũng có chứ không phải chỉ có
trong tình yêu. Giữa hai người bạn với nhau
cũng sẽ có những cảm xúc như nghĩ về nhau,
nhớ nhau, muốn giúp đỡ nhau, mỗi lần gặp
nhau nhìn nhau sẽ cảm thấy vui. Đó là những
cảm xúc cho thấy mình với bạn đã là bạn thân,
có thể tâm sự, chia sẻ cho nhau, giúp đỡ nhau
trong học tập và cuộc sống. Cô nghĩ là bạn bè
cũng có thể bảo vệ nhau, không nhất thiết phải
là một người bạn trai bảo vệ một người bạn
gái. Em có hiểu ý cô không?
HSCTV: Dạ em hiểu.
GV: Cho nên em có cần phải thay đổi mình
cho giống với một đứa con trai không?
HSCTV: Dạ.... nhưng mà em cảm giác khi
giống một đứa con trai, em thấy mình tự tin

GV cho lời khuyên và đưa ra phỏng đoán thứ
hai.

HS ấp úng.

GV tiếp tục đưa ra phỏng đoán sâu hơn.
HS ấp úng.
GV tạo niềm tin cho HS và đặt câu hỏi mở để
HS tâm sự.
HS xác nhận tình cảm của mình như phỏng
đoán của GV.
GV tiếp tục đặt câu hỏi mở để tìm hiểu nguyên
nhân.

GV đặt câu hỏi đóng, tạo cho HS ấn tượng
được thấu hiểu.
HS xác nhận nhưng còn hoài nghi.
GV tiếp tục tạo niềm tin, bắt đầu đặt câu hỏi để
định hướng cho HS.

GV cho lời khuyên, giúp HS có suy nghĩ đúng
đắn.

6


hơn.
GV: Sao lại thế nhỉ?
HSCTV: Em thấy mình mạnh mẽ hơn.
GV: Em có hay xem những phim siêu anh
hùng không? Trong phim đó, cô rất ấn tượng
những nhân vật nữ anh hùng. Họ là nữ nhưng
cũng rất mạnh mẽ, rất thông minh. Họ bảo vệ
chính nghĩa và bảo vệ những người khác. Sao
em lại nghĩ chỉ có con trai mới mạnh mẽ, con

gái không mạnh mẽ vậy?
HSCTV: Thật hả cô?
GV: Thật chứ! Bây giờ trở lại câu hỏi lúc nãy,
em đã xác định tình cảm của em dành cho bạn
là tình cảm gì hay chưa? Đã đủ để gọi là tình
yêu không?
HSCTV: Dạ em cũng không biết nữa...
GV: Nghe cô nói nè, cô thấy em vẫn chưa xác
định được chính xác tình cảm của mình là loại
tình cảm gì, có nghĩa là có thể em đang bị ngộ
nhận. Theo cô thì đó chỉ là tình bạn đơn thuần
thôi. Em với bạn sẽ có thể trở thành bạn thân,
rất thân cô tin là như vậy. Còn việc em thay đổi
bản thân, cô nghĩ là không cần thiết. Cô cho
rằng, một cô gái mạnh mẽ sẽ có sức thu hút
hơn rất nhiều một cô gái biến mình thành
giống một chàng trai. Vì đó chỉ là sự mạnh mẽ
ở hình thức bên ngoài, nó xuất phát từ sự kém
tự tin của em ở bên trong. Em hiểu ý cô nói
chứ?
HSCTV: Dạ em hiểu!
GV: Cô rất mong muốn lại được nhìn thấy một
cô bé duyên dáng vui vẻ với mái tóc dài có
được không? Em có hứa với cô không?
HSCTV: Dạ em hứa!
GV: Ôi, cô vui quá! Cô mong chờ em sẽ trở lại
là chính em nhé!
HSCTV: Dạ!
GV: Nhớ rằng cô vẫn luôn rất quan tâm đến
em, cô sẽ là một người bạn của em và cô sẽ

giúp đỡ bạn của em nữa. Cô sẽ góp ý với các
bạn trong lớp nên tôn trọng, đùa vui với bạn
cũng có mức độ, không được chọc phá bạn
nữa. Nếu là bạn thân và quan tâm đến nhau,
em cũng nên gần gũi động viên bạn, giúp bạn
rèn luyện tính tự tin, không còn nhút nhát như
thế nữa. Em hãy rủ bạn tham gia các hoạt động
tập thể để gắn bó tình cảm với các bạn khác
trong lớp. Cô nghĩ rằng hai em sẽ trở thành
7


một đôi bạn thân mà những bạn khác phải lấy
đó làm tấm gương cho mình. Cô rất tin tưởng ở
em!
HSCTV: Dạ em sẽ nghe theo lời khuyên của
cô! Em cảm ơn cô rất nhiều!
GV: Cô dặn nè, mỗi lần có chuyện gì buồn hay
là bất cứ chuyện gì cần, em cứ tìm là tâm sự
với cô nhé! Giống như từ nãy đến giờ, cô rất
vui vì được trò chuyện với em, được hiểu hơn
về em và cô không thất vọng về ấn tượng ban
đầu của cô đối với em là chính xác. Em rất
đáng yêu, rất tốt bụng và có lẽ em là cô bé học
trò mà cô sẽ nhớ mãi về sau này.Cô cảm ơn em
mới đúng !
HSCTV: Dạ!
GV: Bây giờ mình tạm chia tay nhé! Hứa với
cô là về nhà suy nghĩ thêm về những lời cô nói
và nhớ những lời đã hứa với cô được không?

HSCTV: Dạ được. Em cảm ơn cô nhiều lắm!
Em sẽ làm theo những lời khuyên của cô. Em
chào cô!
GV: Cô chào em! Đi đường cẩn thận nhé!
HSCTV: Dạ!

GV đưa ra thỏa thuận.
HS đồng ý.
GV phản hồi cảm xúc.

GV tiếp tục đưa lời khuyên để HS có hành
động đúng.

HS có phản hồi tích cực.
GV dặn dò, phản hồi cảm xúc.

Kết thúc cuộc tham vấn.

3. NHẬN XÉT
Qua cuộc tham vấn trên, người giáo viên đạt được mục đích định hướng cho học sinh,
bước đầu học sinh biết nhìn nhận, đánh giá lại bản thân. Cuộc tham vấn giúp giáo viên hiểu thêm
về hoàn cảnh gia đình, bạn bè, tính cách và tình cảm của học sinh, kịp thời nhận ra nguyên nhân
của những biểu hiện lệch lạc để đưa ra những giải pháp bước đầu. Cuộc tham vấn còn giúp thiết
lập mối quan hệ thấu hiểu, chia sẻ giữa giáo viên và học sinh. Đây là tín hiệu tích cực để từ đó
giáo viên đề ra những giải pháp tiếp theo, phối hợp với gia đình, bạn bè để định hướng cho học
sinh đi theo con đường đúng đắn. Cuộc tham vấn trên chưa giải quyết được toàn bộ vấn đề, chưa
chắc mang lại hiệu quả tức thì như ý muốn, người giáo viên cần phải gần gũi, song hành cùng
quá trình tự điều chỉnh của học sinh bằng những cuộc tham vấn tiếp theo.
4. KẾT LUẬN
Cuộc tham vấn trên để lại cho người viết nhiều suy nghĩ. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi mà các em

có nhiều biến động về tâm lý. Nếu như không có sự quan tâm của gia đình, sự định hướng của
nhà trường, các em dễ có những suy nghĩ và hành vi lệch lạc. Việc sớm phát hiện những điều này
và làm tốt công tác tham vấn học đường sẽ giúp các em phát triển theo hướng tích cực, hạn chế
sai lầm. Có như vậy, sản phẩm của giáo dục mới là những con người hoàn thiện.

8



×