Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

HC42B2-Nhóm4 Bài thảo luận Luật lao động lần 2 chương III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.16 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Bài thu hoạch buổi thảo luận thứ 2:

VIỆC LÀM VÀ HỌC NGHỀ, ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ
Mơn học: Luật Lao động
Lớp HC42B2
NHÓM 4
Danh sách thành viên:
Họ tên

MSSV

Nguyễn Thị Trang

1753801014207

Phan Thị Thùy Trang

1753801014209

Trần Thị Cẩm Trang

1753801014210

Vũ Thị Thùy Trang

1753801014212

Nguyễn Hùng Trí



1753801014214

Đặng Nguyễn Thị Thục Trinh

1753801014215

R’ Ơ H’ Trinh

1753801014216

Đỗ Lê Thành Trung

1753801014217

Nguyễn Lê Diệu Vy

1743801014242


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:
I. Tình huống số 1:
1. Xác định các quan hệ pháp luật lao động trong vụ án trên?
Trong vụ án trên, quan hệ pháp luật lao động là quan hệ giữa anh Nguyễn Huy và
Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất – thương mại – dịch vụ B (Công ty B).
- Chủ thể:
+ Người lao động: anh Nguyễn Huy.
+ Người sử dụng lao động: Công ty B.
- Khách thể: sức lao động của anh Huy.
- Nội dung: Mặc dù hai bên không ký với nhau hợp đồng lao động bằng văn bản,

nhưng dựa theo khoản 1 Điều 7 BLLĐ 2012 thì có thể xác định đây là một quan hệ lao
động vì giữa cơng ty B và anh Nguyễn Huy có giao kết hợp đồng lao động thơng qua thoả
thuận bằng lời nói, cụ thể là thoả thuận bằng lời nói về cơng việc, thời gian làm việc, thoả
thuận đóng những khoản bảo hiểm và vấn đề lương. Người lao động trong trường hợp này
là anh Nguyễn Huy có nghĩa vụ tuân thủ đúng thời gian làm việc được thoả thuận trước
đó, do chính người sử dụng lao động là cơng ty B quản lý.
Ngồi ra, trong vụ án này còn xuất hiện quan hệ pháp luật trong việc tạo lập Quỹ
BHXH. Giữa anh Nguyễn Huy và cơng ty B có thoả thuận trước đó về việc đóng những
khoản bảo hiểm trong thời gian anh Nguyễn Huy làm việc tại công ty. Hàng tháng, công
ty B đều khấu trừ tiền đóng BHXH vào tiền lương của anh Nguyễn Huy, sau đó mới
chuyển số tiền lương sau khi khấu trừ vào tài khoản của anh do công ty B mở và cung cấp
cho anh Nguyễn Huy phiếu lương hàng tháng. Thế nhưng thực tế thì cơng ty B lại khơng
đóng đúng tiền bảo hiểm của anh Nguyễn Huy cho BHXH thành phố.
2. Theo quy định pháp luật hiện hành, hành vi vi phạm trách nhiệm đóng bảo hiểm
thất nghiệp của Công ty B sẽ xử lý như thế nào?
Hành vi vi phạm trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp của công ty B đã vi phạm
Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó hành vi của cơng ty B là “Chậm đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp” theo khoản 2 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về
các hành vi bị nghiêm cấm. Hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định
tại điểm a khoản 4 Điều 38 NĐ 28/2020/NĐ-CP: “4. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số
tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản
vi phạm hành chính nhưng tối đa khơng q 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao
động có một trong các hành vi sau: a) Chậm đóng bảo hiểm xã hơi, bảo hiểm thất
nghiệp;”

1


Thêm đó, Cơng ty B cịn phải tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả tại khoản
7 Điều 38 NĐ 28/2020/NĐ-CP:

“a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải
đóng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5,6 Điều này;
b) Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình
qn của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, khơng đóng, trốn
đóng; nếu khơng thực hiện thì theo u cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức
tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử
dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi
suất tiền gửi khơng kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại
thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi
phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 Điều này từ 30 ngày trở lên.”
3. Theo quy định pháp luật bảo hiểm thất nghiệp, trong thời gian từ tháng 11-2013
đến khi anh Nguyễn Huy nghỉ việc, Công ty B và anh Nguyễn Huy phải đóng bảo
hiểm thất nghiệp bao nhiêu đồng mỗi tháng?
Căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013 quy định về Mức đóng và trách nhiệm
đóng bảo hiểm thất nghiệp:
“a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người
lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;”
Đối với người sử dụng lao động là cơng ty B: Do khơng biết chính xác quỹ tiền
lương của công ty nên theo điểm b khoản 1 Điều 57 thì sẽ phải đóng bằng 1% quỹ tiền
lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Đối với người lao động là Anh Huy: Anh Huy đã làm việc cho Công ty B từ ngày
01/3/2013 đến khi chính thức nghỉ việc là ngày 08/3/2018 và trong thời gian làm việc anh
có 2 mức lương khác nhau và căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 57 thì số tiền bảo hiểm
thất nghiệp mỗi tháng của anh được tính như sau:
- Từ tháng 11/2013 đến tháng 7/2016: mức lương 3.600.000 đồng/tháng thì số tiền
anh Huy phải đóng mỗi tháng là: 3.600.000 VNĐ x 1% = 36.000 đồng.
- Từ tháng 8/2016 đến tháng 3/2018: mức lương 4.100.000 đồng/tháng thì số tiền
anh Huy phải đóng mỗi tháng là: 4.100.000 VNĐ x 1% = 41.000 đồng.
4. Tại thời điểm xem xét (4/2018), anh Nguyễn Huy có đủ điều kiện để được hưởng

trợ cấp thất nghiệp hay khơng? Vì sao?

2


Tại thời điểm xem xét (tháng 4/2018), anh Huy không đủ điều kiện để được hưởng
trợ cấp thất nghiệp. Căn cứ theo Điều 49 Luật Việc làm 2013 thì để được hưởng trợ cấp
thất nghiệp, anh Huy phải đáp ứng đủ các điều kiện tại khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này:
“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm
thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau
đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái
pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng
trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy
định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp
từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối
với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;”
Nhận thấy, anh Huy khơng có đủ các điều kiện trên. Cụ thể, từ tháng 8/2013 cho đến
khi anh Huy nghỉ việc công ty đều khấu trừ tiền đóng bảo hiểm vào tiền lương của anh
Huy nhưng mới chỉ đóng bảo hiểm cho anh Huy từ tháng 8/2013 đến tháng 10/2013. Vì
vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của anh chỉ mới là 2 tháng, chưa đủ điều kiện từ
đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo
quy định của Luật Việc làm 2013 nên anh Huy không đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp
thất nghiệp.
5. Nếu đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì mức hưởng của anh Nguyễn Huy
là bao nhiêu tháng? Mỗi tháng bao nhiêu đồng?
Nếu đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì mức hưởng anh Huy là:

- Đối với số tháng được hưởng: Dựa theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Việc
làm 2013: “Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính ra số tháng đóng bảo hiểm
thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất
nghiệp, sau đó cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất
nghiệp nhưng tối đa khơng q 12 tháng”. Thì cơng ty B bắt đầu đóng bảo hiểm thất
nghiệp cho anh Huy từ tháng 8/2013 đếm tháng 3/2018 là tổng thời gian 4 năm 7 tháng và
mức hưởng tương đương của anh sẽ là 4 tháng.
- Đối với số tiền của mỗi tháng: Căn cứ tại khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy
định: “Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình qn tiền lương
tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp”. Do 06 tháng

3


trước khi anh Huy nghỉ việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp có mức lương là 4.100.000
đồng. Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của anh Huy là:
4.100.000 x 60% = 2.460.000 đồng/tháng.
II. Tình huống số 2:
1. Thỏa thuận bảo lãnh và phạt vi phạm trong vụ việc trên đây là đúng hay trái
pháp luật? Vì sao?
Thỏa thuận bảo lãnh là đúng pháp luật vì đây là thỏa thuận giữa ông A và công ty L
nhằm đảm bảo cho anh K thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình trong hợp dồng đào tạo.
Mà quan hệ giữa ông A và công ty L là quan hệ dân sự thông thường, không bị ràng buộc
bởi một quan hệ lao động nào nên nếu 02 bên cùng tự nguyện xác lập cam kết bảo lãnh
thì cam kết ấy có hiệu lực.
Thỏa thuận phạt vi phạm trong vụ việc trên là đúng pháp luật. Trước hết cần xác
định quan hệ giữa anh K và Công ty L là quan hệ lao động được xác lập thông qua Hợp
đồng Lao động số: VH000315/2017, và để anh K nắm bắt được chuyên mơn và gắn bó
với lâu dài với L Display, Cơng ty L đã ký với anh Hoàng Văn K Hợp đồng Đào tạo số
VH000315/2017-ĐT. Khoản 2 Điều 63 BLLĐ 2012 quy định về các nội dung chủ yếu

phải có của một bản hợp đồng đào tạo nghề bao gồm: Nghề đào tạo; địa điểm đào tạo,
thời hạn đào tạo; chi phí đào tạo; thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho
người sử dụng lao động sau khi được đào tạo; trách nhiệm hồn trả chi phí đào tạo; trách
nhiệm của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, đó chỉ là những nội dung chủ yếu, có
nghĩa là ngồi các nội dung này, các bên hồn tồn có thể thỏa thuận các vấn đề khác
trong hợp đồng đào tạo nghề (bao gồm cả quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng), miễn
là các thỏa thuận không trái các quy định của pháp luật. BLLĐ 2012 cũng không có quy
định nào hạn chế hoặc ngăn cấm các bên thỏa thuận về mức phạt vi phạm trong hợp đồng
đào tạo nghề. Mặt khác, Điều 418 BLDS 2015 quy định:
“1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi
phạm có nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy
định khác.”
Do vậy, việc các bên thỏa thuận về mức phạt vi phạm trong hợp đồng đào tạo nghề
cũng không trái với quy định của BLDS 2015 và thỏa thuận này có hiệu lực pháp luật.
2. Xác định các trường hợp người học nghề, người lao động phải chịu trách nhiệm
hồn trả chi phí đào tạo?
Theo quy định tại Điều 62 BLLĐ 2012, hai bên ký kết hợp đồng đào tạo nghề khi
người sử dụng lao động đưa người lao động đi đào tạo nghề để nâng cao trình độ, kỹ năng
nghề. Hợp đồng đào tạo nghề bắt buộc phải có nội dung trách nhiệm hồn trả chi phí đào
tạo được quy định tại khoản 2 Điều 62 BLLĐ 2012. Căn cứ tại khoản Điều 43 BLLĐ
4


2012, trường hợp người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật sẽ
phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.
Như vậy, trường hợp người học nghề, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp
đồng trái pháp luật phải chịu trách nhiệm hồn trả chi phí đào tạo.
Giả sử anh K hồn thành khóa đào tạo và sau khi đã làm việc được 35% tổng thời
gian cam kết làm việc theo hợp đồng đào tạo thì anh K chấm dứt hợp đồng lao động

đúng pháp luật. Vậy, anh K phải chịu trách nhiệm hồn trả chi phí đào tạo như thế
nào?
Về cơ bản cần xác định hợp đồng lao động và hợp đồng đào tạo có tính độc lập nhất
định với nhau. Khi anh K đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì dù hợp pháp hay
khơng, các điều khoản ràng buộc của hợp đồng đào tạo vẫn có hiệu lực - là một khoản có
liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 BLLĐ 2012 “Trong thời hạn 07 ngày làm việc,
kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh tốn đầy đủ các
khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng
khơng q 30 ngày”. Trường hợp này anh K và Công ty L đã có thỏa thuận trong Hợp
đồng đào tạo VH000315/2017-ĐT : “Anh Hồng Văn K có trách nhiệm hồn trả cho
Cơng ty L chi phí đào tạo khi khơng hồn thành khóa đào tạo vì bất kỳ lý do nào hoặc đơn
phương chấm dứt Hợp đồng Lao động trong thời gian đào tạo, không đảm bảo thời gian
làm việc cho Công ty L như cam kết…”
Như vậy, dù đã hoàn thành 35% tổng thời gian cam kết làm việc nhưng với những
quy định trong hợp đồng đào tạo, anh K vẫn phải hồn trả cho cơng ty L chi phí đào tạo
của mình. Chi phí đào tạo được tính theo khoản 3 Điều 62 BLLĐ 2012 : “3. Chi phí đào
tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học
tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học
và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi
học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo
cịn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài” và trong quy
định của hợp đồng đào tạo được ký kết tổng số tiền mà anh K phải hoàn trả là
165.352.199 đồng.
Hết./.

5




×