Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.26 KB, 8 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh lớp 3”.
I. Lý do chọn sáng kiến, mô tả nội dung:
1. Lý do chọn sáng kiến:
Mục tiêu đầu tiên của giáo dục Tiểu học là rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc
thông viết thạo chữ quốc ngữ. Phân môn chính tả là môn học có vị trí đặc biệt trong
chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản: nghe,
nói, đọc, viết. Kỹ năng chính tả thành thạo sẽ giúp cho học sinh học tập, giao tiếp và tham
gia các quan hệ xã hội được thuận lợi, nắm bắt được những thông tin một cách chính xác,
đồng thời việc mỗi thành viên xã hội phát âm chuẩn và viết đúng chính tả sẽ góp phần giữ
gìn sự trong sáng, thống nhất của Tiếng Việt mà học sinh là một trong những thành phần
của xã hội đó.
Dạy chính tả là một quá trình rèn luyện lâu dài, không chỉ ở giờ chính tả mà là phối
hợp nhiều phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Nếu một học sinh làm
một bài văn rất hay nhưng mắc nhiều lỗi chính tả thì bài văn đó không đạt điểm cao.
Qua quan sát, tôi nhận thấy kĩ năng viết chính tả của học sinh lớp 3 còn mắc các lỗi
thông thường như viết hoa tùy tiện, các lỗi do phát âm, hoặc thiếu dấu thanh, âm cuối,…
Học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả do các em không nắm được nghĩa của từ, không nhớ
quy tắc chính tả, nghe – hiểu nội dung còn hạn chế, do phương ngữ…Vì vậy, việc giảng
dạy phân môn chính tả lớp 3 trong nhà trường cần được quan tâm, đầu tư nhiều hơn trong
những năm học tiếp theo. Để làm được điều này mỗi giáo viên phải tự học, tự nghiên cứu,
tự rèn luyện bản thân để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu học tập của học sinh.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, với vai trò người giáo viên trực tiếp giảng dạy cho
học sinh lớp 3, tôi đã chọn viết sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng viết chính tả cho
học sinh lớp 3”.
2. Mô tả sáng kiến kinh nghiệm:
Đa số học sinh lớp 3 còn đọc chưa đúng chuẩn, chưa xác định được các tiếng mình
đọc được cấu tạo bằng những yếu tố ngữ âm chuẩn (con chữ) nào để viết cho đúng. Do
phương ngữ vùng miền cụ thể là miền Nam nên các em sai chủ yếu các âm tr/ch, s/x,
an/ang,... Các em chưa tập trung chú ý khi viết nên dẫn đến việc viết sai âm, vần, thanh;
chưa có kĩ năng kiểm tra lại chữ viết của mình để so sánh với cách đọc chuẩn có giống


nhau chưa. Bên cạnh đó, các em còn thiếu cẩn thận khi soát lỗi dẫn đến chưa sửa được từ
sai để khắc phục lỗi sai, chưa hiểu nghĩa của một số từ nên dễ nhầm lẫn với từ có yếu tố
ngữ âm chuẩn gần giống nhau như s/x, tr/ch, yên/iên, an/ang, ươn/ương,… Giáo viên tổ
chức cho học sinh viết bài theo cách không có ý thức (các em xem trước, viết trước bài ở
nhà để nhớ một cách máy móc) và chưa chú ý rèn khả năng đọc đúng chuẩn cho bản thân
và học sinh. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc viết chính tả của con em mình còn
đặt vấn đề giáo dục lên giáo viên và nhà trường.
Năm học 2018 -2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 31, qua tiến hành khảo sát
học sinh lớp 31 (23 học sinh) đầu năm, có kết quả như sau:
Lỗi sai
Phụ âm đầu
Vần
Dấu thanh
Số lượng học sinh
12
18
10
Để khắc phục những hạn chế ở trên và giảm bớt số lượng học sinh viết sai chính tả,
hướng học sinh nhận biết được tiếng khi viết và viết phải hiểu nghĩa từ tôi đã thực hiện:

1


-

-

Hướng dẫn học sinh luyện phát âm:
Muốn học sinh viết đúng chính tả cần hướng dẫn cho các em đọc đúng chuẩn. Trước
tiên, giáo viên phải đọc đúng chuẩn thì mới hướng dẫn học sinh đọc đúng và phân biệt

được các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối (biết được từ mình đọc được cấu tạo bằng
những yếu tố ngữ âm nào). Giáo viên cũng cần thường xuyên hướng dẫn các em đọc đúng
chuẩn trong tất cả các môn học đặc biệt là phân môn Tập đọc. Các em thường phát âm sai
âm tr/ch, s/x,…; vần iu/iêu, ươn/ương, iên/iêng…; thanh hỏi/ngã/nặng (yếu tố phương
ngữ) tôi cố gắng giúp các em đọc đúng chuẩn các âm, vần,… và tổ chức cho các em phân
biệt khi nghe các âm vần đó vào các tiết học môn Tiếng Việt hằng ngày trên lớp.
Ví dụ: Khi học tập đọc bài Đất quý, đất yêu ngoài việc phát âm chuẩn tôi còn chú ý
các chữ các em hay phát âm sai để uốn nắn các em kịp thời như: du lịch, đường sá, sông
ngòi, viên quan, xuống tàu, giày, ngạc nhiên, trồng trọt, chăn nuôi, thiêng liêng, cao quý,
hạt cát, chân tình, khâm phục,..
Khi dạy tập đọc bài Ông ngoại, do phương ngữ địa phương các em thường phát âm
sai thanh hỏi/ ngã như: chậm rãi, nhấc bổng, gõ thử, loang lổ, trong trẻo, ngưỡng cửa,….
Tôi hướng dẫn các em phát âm rõ hơn, cách phân biệt được các dấu thanh khi phát âm và
khi nghe.
Khi các em biết đọc đúng chuẩn và quen nghe đọc đúng thì các em viết bài chính tả
bớt sai các âm, vần, thanh và số lỗi của các em giảm dần, có một số em tiến bộ rõ rệt khi
em đọc thạo theo chuẩn và khi các em viết sẽ biết các từ được nghe đọc cấu tạo gồm phần
đầu và phần vần nào để viết cho chính xác.
Hướng dẫn học sinh phân tích so sánh:
Do phương ngữ của địa phương nên cách đọc của các em chưa thống nhất với chữ
viết nên tôi hướng dẫn các em nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng. Ngoài luyện đọc
đúng thì việc phân tích so sánh tiếng, từ cũng rất quan trọng trong giờ học chính tả. Trước
khi tổ chức cho học sinh viết bài tôi thường có bước phân tích so sánh một số tiếng khó
viết hay nhầm lẫn, các tiếng các em còn đọc (nghe) chưa đúng chuẩn. Tôi thường nhấn
mạnh những điểm khác, hướng dẫn các em phân tích so sánh tiếng, từ dễ sai. Để học sinh
nhớ lâu tôi cho các em đặt câu phân biệt so sánh nhằm hướng dẫn các em hiểu rõ cách
dùng của tiếng, từ và viết đúng hơn. Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn cho học sinh tự tạo thói
quen đánh vần khi viết theo cách phát âm của giáo viên và sau khi viết các em đọc lại
kiểm tra (những em hay viết sai) đồng thời biết tự dò soát lại bài viết của mình.
Ví dụ: Nghe viết bài Các em nhỏ và cụ già SGK TV tập 1 trang 63, trước khi viết

bài tôi phân tích cho học sinh hiểu nghĩa tiếng dễ nhầm lẫn như: buồn khác với buồng:
buồn là có tâm trạng không thích thú của người đang gặp việc đau thương hoặc đang có
điều không như ý, buồng là chùm quả được trổ ra từ bắp, bẹ (hoa) của một số cây như
buồng chuối và còn còn là phần nhà được ngăn cách có công dụng riêng như buồng ngủ.
Cho học sinh phân tích so sánh vần “uôn” và “uông” sau đó đặt câu phân biệt.
Nghe viết bài Trận bóng dưới lòng đường SGK TV tập 1 trang 54, tôi thấy các em
hay nhầm tiếng dìu (quần áo) với diều. Tiến hành cho học sinh phân tích so sánh: dìu (iu)
là cách giúp vận động di chuyển bằng cách dựa vào mình và đưa đi, còn diều (iêu) là đồ
chơi làm bằng tre dán kín bằng giấy: con diều. Tổ chức học sinh đặt câu phân biệt.
Lúc viết, tôi còn nhắc nhở một số em viết sai nhiều lỗi đánh vần để viết. Sau khi
viết xong, tôi sẽ đọc lại để học sinh kiểm tra thêm lần nữa.

2


-

-

-

Khi phân tích so sánh các từ khó, các học sinh sẽ nắm được sự khác biệt giữa các
tiếng có trong bài chính tả trong tiết học thì các em sẽ có thói quen phân biệt các tiếng để
viết cho đúng. Quan trọng hơn là học sinh tự thành lập thói quen viết bài cẩn thận, ghi
nhớ cách đọc đúng chuẩn để viết chính xác hơn.
Hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ:
Với những tiếng, từ các em còn đọc (nghe) chưa đúng chuẩn mà không có tiếng, từ
để so sánh phân tích như giải pháp trên thì tôi tổ chức hướng dẫn cho các em giải nghĩa
từ. Tôi chọn từ trong bài chính tả chưa được giải nghĩa trong tiết Tập đọc cho các em giải
nghĩa, tìm từ đồng nghĩa (hoặc trái nghĩa) sau đó đặt câu để các em hiểu rõ nghĩa của từ

và viết đúng hơn. Khi nhớ nghĩa của từ và cách viết từ các em sẽ dùng từ và viết từ chính
xác hơn.
Ví dụ: Bài Người liên lạc nhỏ trang 112 SGK TV tập 1, trong bài viết có từ nhanh
nhẹn các em hay viết sai (vần en thành eng). Để các em viết đúng hơn tôi cho các em giải
nghĩa từ: nhanh nhẹn là rất hoạt bát, nhẹ nhành và mau chóng; các em tìm từ trái nghĩa là
chậm chạp; các em đặt câu để hiểu rõ nghĩa của từ và cách viết đúng hơn.
Bài Nhớ lại buổi đầu đi học trang 51 SGK TV tập, trong bài viết có từ rụt rè các
em hay viết sai (âm r thành g, vần ut thành uc). Để giúp các em viết đúng hơn tôi cho các
em giải nghĩa từ: rụt rè là tỏ ra e dè không mạnh dạn làm điều muốn làm; các em tìm từ
trái nghĩa là mạnh dạn; các em đặt câu để hiểu rõ nghĩa của từ và cách viết đúng hơn.
Việc giải nghĩa từ thường xuyên tạo cho các em đọc có ý thức, tăng dần khả năng
đọc hiểu. Từ đó các em tiến bộ dần kĩ năng viết chính tả có ý thức, giảm dần cách viết
chính tả máy móc. Cách làm này phát huy tính tích cực học tập của các em học sinh tạo
điều kiện để tư duy các em phát triển.
Hướng dẫn học sinh nhớ mẹo luật chính tả:
Ngay lớp Một các em đã học một số mẹo luật chính tả đơn giản như: các âm đầu:
k, gh, ngh chỉ kết hợp với i, e, ê và âm g chỉ kết hợp với a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. Giáo viên còn
có thể cung cấp cho học sinh một số mẹo luật khác như:
* Phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu từ “s”
( sắn, sung, sầu riêng, sứ, sả,….; sóc, sói, sáo, sư tử, sâu, sên, sếu,….).
* Phân biệt âm đầu ch/tr: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt
đầu từ “ch” (chổi, chai, chén, chăn, chiếu, chum,….; chuột, chó, chuồn chuồn, chào mào,
châu chấu, chiền chiện, chích chòe,….).
Ví dụ: Bài Quê hương SGK TV tập 1 trang 79 có từ nghiêng che; bài Chiều trên
sông Hương SGK TV tập 1 trang 96 có từ nghi ngút; bài Cảnh đẹp non sông SGK TV tập
1 trang 97 có từ Nghệ, bát ngát, nghìn trùng; bài Nhớ Việt Bắc SGK TV tập 1 trang 115
trong bài có từ gài,….. Trước khi viết bài tôi cho học sinh nhận xét cách viết của chữ có
viết k, gh, ngh và hỏi các em vì sao viết như vậy để các em khắc sâu mẹo luật này.
Qua một thời gian dài các em được nhắc đi nhắc lại mẹo luật này các em rất tự tin
khi viết các chữ có đầu âm đầu: k, gh, ngh một cách chính xác. Bài viết của các em sạch

hơn, ít tẩy xóa, do các em viết thạo hơn nên các em có thời gian nắn nót chữ viết ngay
ngắn hơn. Chỉ khi các em nắm chắc mẹo luật chính tả thì các em viết đúng và tiến bộ
nhiều khi viết chính tả.
Hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập:

3


Đối với mỗi bài viết chính tả giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh luyện phát âm
từ khó, phân tích so sánh tiếng, từ khó, giải nghĩa từ, ghi nhớ mẹo luật chính tả. Ngoài
nhiệm vụ trên, giáo viên còn hướng dẫn học sinh làm các bài tập khác nhau để giúp học
sinh tập tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ
thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên gợi ý cho các em rút ra các quy tắc chính tả để ghi nhớ. Tôi
còn nhắc nhở các em sử dụng từ cho đúng khi viết văn trong tiết học Tập làm văn và các
môn học khác.
Ví dụ:
Bài 2 trang 96 SGK TV tập 1: Điền vào chỗ trống oc hay ooc:
con s…, mặc quần s……, cần cẩu m….. hàng, kéo xe rơ m…..
Sau khi các em làm và sửa đúng: con sóc, mặc quần soóc, cần cẩu móc hàng, kéo
xe rơ moóc. Tôi cho các em biết mặc quần soóc, kéo xe rơ moóc đây là các từ vay mượn
nên chỉ có một cách viết mà thôi để các em khắc sâu cách viết để viết cho đúng.
Bài 2 trang 52 SGK TV tập 1: Điền vào chỗ trống oeo hay eo:
nhà ngh….., đường ngoằn ng….., cười ngặt ngh….., ng….. đầu.
Sau khi các em sửa đúng: nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghẽo, ngoẹo
đầu. Tôi nhắc các em khi làm bài này là dựa vào mẹo luật chính tả âm đầu ng, ngh chỉ kết
hợp với “e” để ta điền vào chỗ trống cho phù hợp, cho đúng.
Bài 2b trang 138 SGK TV tập 1: Đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên chữ in đậm? Giải
câu đố.
Cái gì mà lươi bằng ngang
Xới lên mặt đất nhưng hàng thăng băng

Giúp nhà có gạo đê ăn
Siêng làm thì lươi sáng bằng mặt gương
(Là cái gì?)
Thuơ bé em có hai sừng
Đến tuôi nưa chừng mặt đẹp như hoa
Ngoài hai mươi tuôi đa già
Gần ba mươi lại mọc ra hai sừng
(Là gì?)
Khi các em sửa bài, tôi cho học sinh phân tích so sánh, giải nghĩa từ,… tùy theo
từng từ tôi khắc sâu cho các em cách dùng phù hợp và nhớ cách dùng đúng để viết đúng
những lần sau.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Học sinh Tiểu học thường thiếu sự tập trung, vì thế tạo hứng thú trong giờ Chính tả
là yếu tố cần thiết nên việc phối hợp với các hình thức trò chơi như: Rung chuông vàng,
Ai nhanh hơn, Bướm tìm hoa,.. nhằm kích thích hứng thú tìm tòi cho học sinh là không
thể thiếu.
Bên cạnh đó, người giáo viên cũng cần nâng cao việc áp dụng công nghệ thông tin
trong tiết dạy để thu hút sự chú ý; đồng thời, lấy ví dụ minh họa qua thực tiễn và khai thác
vốn sống của học sinh. Học sinh sẽ không cảm thấy nhàm chán trong tiết học Chính tả
khô khan.

4


Không chỉ thế, giáo viên cũng phải vận dụng nhiều kỹ thuật dạy học, thay đổi các
phương pháp giảng dạy và các hình thức tổ chức lớp nhằm tìm ra phương pháp hữu dụng
với học sinh để tiết học chính tả không còn gò bó, áp lực với học sinh.
Hướng dẫn học sinh nắm cách viết đúng từ qua các mẹo chính tả qua các câu nói
miệng, câu thơ vui tươi vừa gần gũi, vừa thú vị để học sinh vừa học, vừa chơi. Không
những vừa dễ nhớ mà còn làm không khí trở nên sôi động hơn.

Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm đưa ra ý kiến cá nhân để hình thành cách
điền từ phù hợp hơn cho các dạng bài tập, học sinh tự tìm tòi và chỉnh sửa trong nhóm. Từ
đó học sinh sẽ mạnh dạn hơn khi giao tiếp bằng vốn từ của mình trong ngữ cảnh khác
nhau.
Ngoài ra, mở rộng vốn từ bằng cách thông qua các bài tập từ mẫu đa dạng để học
sinh nhớ cách viết, cách đọc đúng từ và biết cách dùng từ vào ngữ cảnh cụ thể. Tổ chức
học sinh tự đặt câu với từ đã tìm để phân biệt nghĩa, nhằm hướng học sinh cách viết đúng.
Hơn hết, dạy học ở lớp cần thêm đồ dùng tự làm vì đây là công cụ quan trọng trong
việc hỗ trợ cho hoạt động cá nhân, nhóm diễn ra sinh động, màu sắc và hình ảnh của đồ
dùng dạy học cũng làm cho bài học thêm sôi nổi, đầy thích thú hơn.
Việc vận dụng những giải pháp trên trong những tiết học Chính tả cũng như môn
Tiếng Việt thì các em sẽ khắc phục dần được lỗi chính tả của mình, phấn khởi tự tin hơn
trong tiết chính tả. Số lượng các em giơ tay phát biểu nhiều hơn, tích cực hơn. Đặc biệt là
các em viết bài và làm bài đúng, sạch, đẹp hơn nhiều so với đầu năm. Các môn học khác
cũng tiến bộ hơn khi dùng từ để viết, để giao tiếp.
III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Qua việc thực hiện các biện pháp trên, các em có tiến bộ rõ rệt: viết bài sạch, trình
bày cẩn thận hơn, lỗi chính tả giảm bớt và các em mạnh dạn hơn khi viết bài. Giờ học
Chính tả bớt được thời gian hướng dẫn, sửa lỗi, giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn
các hoạt động cho các em, học sinh tích cực hoạt động để phát hiện kiến thức.
Qua khảo sát ở lớp 31( cuối học kì II) với 23 học sinh, kết quả so với đầu năm thì
các em tiến bộ nhiều hơn. Cụ thể như sau:
Lỗi sai
Đầu năm
Cuối học kì I
Cuối học kì II
Phụ âm đầu
12 học sinh
07 học sinh
3 học sinh

Phần vần
18 học sinh
10 học sinh
4 học sinh
Dấu thanh
10 học sinh
04 học sinh
2 học sinh
IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG:
Sáng kiến “Rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh lớp 3” đã được vận dụng trực tiếp
ở lớp 3/1 năm học 2018- 2019 và kết quả học tập của học sinh đã có bước đầu cải thiện,
các em trở nên hứng thú khi học phân môn Chính tả.. Sáng kiến này đã được thực nghiệm
tại trường và đã được giáo viên trong khối, trường đánh giá có hiệu quả khi triển khai thực
hiện.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
1. Kết luận:
Tôi thực hiện sáng kiến “Rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh lớp 3” chỉ là một
phân môn trong môn Tiếng Việt, tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực
hành rèn đọc, viết của học sinh. Nhưng để thực hiện tổ chức viết chính tả để học sinh tiếp
thu tốt nhất, không chỉ cần có sự đầu tư, chuẩn bị vào bài giảng, vào sự hướng dẫn của

5


giáo viên, mà còn phụ thuộc vào sự hợp tác của học sinh. Vì thế giáo viên không nên áp
đặt học sinh mà để học sinh tự tìm tòi giải quyết dưới sự hướng dẫn của giáo viên để học
sinh tự hiểu và rút ra kiến thức nhằm hình thành kĩ năng viết chính tả chuẩn.
2. Đề xuất:
Đối với giáo viên: Cần tự rèn luyện bản thân đọc đúng chuẩn, nghiên cứu các lỗi sai
của học sinh để tìm biện pháp khắc phục. Chú ý rèn cho học sinh thói quen đọc đúng

chuẩn. Bỏ dần cách dạy không có ý thức thay vào đó là cách dạy phát huy tính tích cực
của học sinh cho dù lúc đầu có nhiều trở ngại, khó khăn nhưng nhìn thấy học sinh tiến bộ
ta sẽ thấy được cách dạy nào cần thiết cho các em.
Đối với Tổ chuyên môn của nhà trường: Cần có các buổi sinh hoạt chuyên môn để
tổ chức các chuyên đề về Chính tả để giáo viên có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Đối với phụ huynh: Tạo cho con em có thói quen tự tin, nói đúng chuẩn (phát âm
đúng chuẩn). Từ đó giúp các em biết lắng nghe, trao đổi thông tin với người khác được
thuận lợi, nắm bắt được những thông tin một cách chính xác.
Đối với học sinh: Cần phải kiên trì, nhẫn nại và cố gắng làm theo lời giáo viên
hướng dẫn, tự trang bị cho bản thân một quyển từ điển Tiếng Việt. Bên cạnh đó, các em
cần rèn đọc thường xuyên kết hợp với luyện viết tại nhà để tạo thói quen cẩn thận khi làm
bài.
Trên đây là những kinh nghiệm dạy học phân môn Chính tả tôi đã vận dụng trong
quá trình giảng dạy bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực giúp học sinh viết đúng
chính tả góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Vì điều kiện và năng lực bản thân
có hạn nên việc trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những sai sót.
Rất mong được nhận sự giúp đỡ, góp ý bổ sung của các cấp quản lý giáo dục và giáo viên
đồng nghiệp để các giải pháp trên của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Phú Thành, ngày

tháng

năm 2019

Giáo viên thực hiện

Nguyễn Thị Xuân Mai


Duyệt của Tổ Khối

6


………………………………………………………………………………………………
PHÒNG GD – ĐT HUYỆN TRÀ ÔN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ THÀNH
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

  

Duyệt của BGH Trường

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

Rèn kĩ năng viết chính tả cho học
sinh lớp 3

GV: NGUYỄN THỊ XUÂN MAI

7
DẠY LỚP:
BA 1

NĂM HỌC: 2018 - 2019


8



×