Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.97 KB, 13 trang )

Học viện tài chính chuyên đề tốt nghiệp
Một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động ở công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC
3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới
Trong những năm vừa qua, công ty đã có nhiều cố gắng đạt được như:
doanh thu tiêu thụ tăng lên, lợi nhuận sau thuế tăng, thu nhập của công nhân viên
trong Công ty không ngừng được cải thiện, hình ảnh Công ty ngày càng được
cũng cố trên thị trường. Hiện nay trên thị trường trong nước có rất nhiều doanh
nghiệp tham gia vào lĩnh vực kinh doanh ô tô. Tuy nhiên, công ty TNHH dịch vụ
và kĩ thuật ô tô HC vẫn đứng vững và phát triển, đạt được lòng tin của khách
hàng và các đối tác làm ăn. Công ty đã và đang xây dựng một thương hiệu mạnh
và uy tín trên thị trường kinh doanh ô tô trong nước.
Tuy nhiên Công ty cũng gặp phải những khó khăn nhất định, để giữ vững
và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trước tình trạng cạnh tranh gay gắt
như hiện nay Công ty cần có những mục tiêu, phát triển trong những năm tới.
Mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược đến năm 2015 là phấn đấu xây dựng và đưa
Công ty trở thành công ty mạnh với nhiều ngành nghề dịch vụ kinh doanh không
chỉ trong lĩnh vực kinh doanh ô tô; xuất nhập khẩu nhiều phụ tùng ô tô chất
lượng cao tuy nhiên đây là một mục tiêu rất khó có thể đạt được của công ty vì
cơ sở sản xuất phụ tùng ô tô của Công ty còn hạn hẹp và quy mô cũng chỉ ở mức
vừa mà thôi, không thể cạnh tranh với các công ty lơn ngoài nước. Công ty cũng
tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi nhuận kinh tế cao và khả
năng cạnh tranh lớn như: đầu tư sản xuất công nghiệp, đầu tư tài chính…
Thực hiện việc đổi mới và đang dạng hóa phương thức quản lý và điều
hành sản xuất kinh doanh. Tạo dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ,
năng lực đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn
Sv: Trương Xuân Thái 1 Lớp: k43/11.10
Học viện tài chính chuyên đề tốt nghiệp
hiện nay và các năm tiếp theo.
Không ngừng ổn định và giữ vững nhịp độ phát triển sản xuất kinh doanh
hàng năm tăng trưởng từ 10-15% theo cơ cấu và tỷ trọng các ngành nghề, lĩnh


vực cho phù hợp nhằm khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực hiện có và
phát triển trong từng giai đoạn của Công ty.
3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở
công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC.
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp nói
chung và công ty TNHH dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC nói riêng đang đứng trước
nhũng thuận lợi và khó khăn nhất định. Từ đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng
VLĐ để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất thì đòi hỏi các nhà quản trị phải
nắm bắt, đánh giá được tình hình thực tế của Công ty.
Qua nghiên cứu tình hình quản lý VLĐ của Công ty trong những năm vừa
qua và định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới, em xin đưa ra
một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ của
công ty TNHH dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC.
3.2.1. Dự doán nhu cầu VLĐ hợp lý.
Công ty áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu để dự báo
nhu cầu VLĐ và xác định nguồn trang trải.
Nội dung của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố hợp
thành nhu cầu VLĐ với doanh thu kỳ trước để xác định một tỷ lệ chuẩn về nhu cầu
VLĐ tính theo doanh thu và dùng tỷ lệ này để xác định nhu cầu VLĐ cho các kỳ tiếp
theo.
Sau đây chúng ta sẽ xác định nhu cầu VLĐ cho năm 2009 với doanh thu
dự kiến là 340.000 triệu đồng.
Sv: Trương Xuân Thái 2 Lớp: k43/11.10
Học viện tài chính chuyên đề tốt nghiệp
Doanh thu thuần năm 2008 là 130.387 triệu đồng, từ đó ta có tỷ lệ phần trăm
trên doanh thu của các khoản mục có quan hệ trực tiếp với doanh thu ở bảng sau:
Bảng 13: Các khoản mục có quan hệ trực tiếp với doanh thu
Đv: triệu đồng
Tài sản
Số dư

bình
quân
% so
với
DTT
Nguồn vốn
Số dư
bình
quân
% so
với
DTT
1. Các khoản phải
thu
47.75 36.62 1. Phải trả người bán 23.254 17.83
2. Hàng tồn kho 32.2025 24.7
2. Nợ ngân sách nhà
nước
1.210 0.93
3. Phải trả công nhân
viên
0.1547 0.12
Tổng cộng 79.9525 61.32 Tổng cộng 24.62 18.88
Dựa vào kết quả tính toán trên bảng, có thể xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu
động so với doanh thu thuần như sau:
T
đ
= 61.32% - 18.88% = 42.44%
Như vậy nhu cầu VLĐ cho năm 2008 là:
340.000 x 42.44% = 144.296 (triệu đồng)

Sau khi đã xác định được nhu cầu VLĐ, Công ty phải tìm nguồn trang trải
cho nhu cầu đó. Ngoài lợi nhuận để tái đầu tư, tăng vốn góp của chủ sở hữu, nếu
xét đến phương án đi vay thi sẽ tiếp tục làm tăng hệ số nợ của Công ty, khả năng
thanh toán của Công ty càng giảm. Do vậy, các nhà quản lý cần tính toán để có
thể huy động vốn một cách tối đa với chi phí thấp nhất.
Sv: Trương Xuân Thái 3 Lớp: k43/11.10
Học viện tài chính chuyên đề tốt nghiệp
3.2.2. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu.
Trong năm 2008, số vốn của Công ty bị chiếm dụng là rất lớn, trong đó
chủ yếu là phải thu của khách hàng và trả trước cho người bán. Chúng ta sẽ xem
xét từng khoản mục này để có những giải pháp thích hợp nhất.
Trả trước cho người bán trong năm 2008 tăng so với năm 2007 là 20.713
triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 5952%, đây là một khoản bị chiếm dụng khá
lớn. Công ty cần quan tâm và phải tìm ra các biện pháp để nâng cao uy tín trước
các nhà cung cấp và các đối tác vì thế có thể giảm đáng kể lượng trả tiền trước
cho người bán, nhất là khi mua với khối lượng lớn. Công ty cần thanh toán đúng
kỳ hạn cho các nhà cung cấp, để tạo niềm tin cho họ. Nên ký các hợp đồng dài
hạn vừa có thể tiết kiệm được chi phí vừa ổn định các yếu tố đầu vào, không bị
động trong sản xuất kinh doanh.
Các khoản phải thu của khách hàng là những khoản vốn bị chiếm dụng
nhiều nhất. Để quản lý tốt khoản này chúng ta sẽ xem xét một số biện pháp sau:
+ Công ty tổ chức theo dõi tất cả các khoản nợ phải thu trong và ngoài
Công ty. Chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng mua thiết bị, phụ tùng
sửa chữa ô tô và nhất là ô tô nguyên chiếc khi khách hàng mua trả góp theo
chính sách bán hàng trả góp của Công ty. Tuy Công ty chưa có nợ quá hạn
nhưng các khoản nợ tăng nhiều ở cuối năm nên Công ty cũng cần áp dụng các
biện pháp cứng rắn hơn, cụ thể hơn như đôn đốc, nhắc nhở, áp dụng kỹ luật
thanh toán… tùy vào mức độ thực hiện nghĩa vụ của khách hàng.
+ Với những hợp đồng mà đối tác gặp khó khăn trong thanh toán cho
Công ty(thường là bán ô tô chuyên chở cho các hợp tác xã vận tải của địa

phương trong khu vực phía bắc), Công ty sẽ yêu cầu đối tác xác nhận số lượng
hàng đã nghiệm thu chờ thanh toán để làm giải trình cho ngân hàng (ngân hàng
đã tạo cho Công ty vay vốn để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh) và xin
Sv: Trương Xuân Thái 4 Lớp: k43/11.10
Học viện tài chính chuyên đề tốt nghiệp
ngân hàng tiếp tục tạo điều kiện cho Công ty vay vốn để tiếp tục đầu tư vào các
dự án của công ty đã đề ra.
+ Công ty áp dụng chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại để
khuyến khích các chủ đầu tư, các khách hàng thanh toán đúng kỳ hạn cho Công ty.
3.2.3. Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho.
Quản lý hàng tồn kho có vai trò quan trọng trong công tác quản lý VLĐ
của Công ty. Hàng tồn kho gồm nhiều khoản mục khác nhau, mỗi khoản mục có
đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau. Vì thế, công tác quản lý hàng tồn kho
càng đòi hỏi khoa học và chặt chẽ.
+ Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang.
- Đối với khoản mục này Công ty yêu cầu các đội sửa chữa phải tập trung
làm việc và quản lí chặt chẽ trong quá trình làm việc để sao cho đạt được hiệu
quả cao trong thời gian làm việc nhưng cũng không được làm cho công nhân
cảm thấy gò bó và tiếp thu ý kiến của công nhân để có biện pháp điều chính
phương thưc sản xuất cho phù hợp với năng lực công nhân. Các cơ sở sản xuất
phải tập hợp đầy đủ chứng từ về Công ty, mở sổ theo dõi từng hạng mục sản
xuất. Nhờ đó, Công ty sẽ tiến hành kiểm soát được tiến độ hoàn thành các hợp
đồng đã kí kết, xác định được khối lượng sản phẩm sản xuất dở dang. Từ đó, tập
hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ của toàn Công ty. Đối
với những công trình hoàn thành Công ty nhanh chóng làm các thủ tục cần thiết
để nghiệm thu bàn giao cho chủ đầu tư.
- Một trong những nguyên nhân dẫn đến tốc độ luân chuyển VLĐ giảm
của Công ty là do khối lượng sản xuất dang dở lớn, điều đó có nghĩa là VLĐ của
Công ty bị ứ đọng trong khâu sản xuất. Để giảm khối lượng sản xuất dở dang
Công ty nên tập trung máy móc, nhân lực, vật tư để rút ngắn thời gian sản xuất

xuống. Đảm bảo thời gian hoàn thành hợp đồng đã kí với các đối tác. Muốn vậy,
Sv: Trương Xuân Thái 5 Lớp: k43/11.10

×