Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Của Mô Hình 3 Vụ Lúa Và Mô Hình 2 Vụ Lúa - 1 Vụ Mè Ở Quận Thốt Nốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 110 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH
3 VỤ LÚA VÀ MÔ HÌNH 2 VỤ LÚA – 1 VỤ MÈ
Ở QUẬN THỐT NỐT THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN THỊ DIỆU

Sinh viên thực hiện:
Lê Phúc Duy
MSSV: 4077534
Lớp: Kinh tế nông nghiệp
Khóa: 33

CẦN THƠ
12/2010


Luận văn tốt nghiệp
LỜI CẢM TẠ
Khi còn học phổ thông, ta thường nghe câu: “học phải đi đôi với hành”. Nhưng
ở cấp phổ thông, chúng ta chưa có đủ điều kiện để thực hành, vì thế những gì chúng
ta học chỉ là lý thuyết suông. Giờ đây, dưới ngôi trường đại học, thầy cô đã tạo mọi
điều kiện cho chúng em tiếp cận với thực tế, thông qua các bài tập nhóm, các nghiên
cứu và đặc biệt thể hiện rõ nhất là làm luận văn tốt nghiệp. Để luận văn đạt kết quả
tốt và thực tế thì đòi hỏi phải nỗ lực và có kiến thức cá nhân, bên cạnh đó cần có sự
giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn trong quá trình thực hiện luận văn.


Em xin chân thành biết ơn và gởi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Diệu, nhờ sự
hướng dẫn nhiệt tình của cô mà em mới hoàn thành luận văn này. Em cũng xin gởi
lời cảm ơn đến các thầy cô của khoa cũng như nhà trường đã tạo cho em điều kiện
mở mang kiến thức, biết vận dụng lý thuyết vào thực tế cũng như rút kinh nghiệm
cho các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan sau này. Ngoài ra, em còn cảm ơn
chị Nương, chị Mại, anh Nhã, anh Châu là cán bộ của quý cơ quan phòng kinh tế
quận và trạm khuyến nông phường đã nhiệt tình giúp đỡ em trong khâu liên hệ thu
thập số liệu và các báo cáo có liên quan ở địa bàn nghiên cứu. Và một lần nữa em
xin cảm ơn bạn Dũng, bạn Diễm, bạn Muội đã giúp đỡ em khá nhiều trong khâu thu
thập số liệu cũng như xử lý số liệu.
Do hạn chế về thời gian và tài liệu nên luận văn này không tránh khỏi thiếu sót,
sai lầm, mong cô thông cảm và đóng góp thêm cho em để luận văn thêm hoàn chỉnh.
Ngày 28 tháng 11 năm 2010
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
(đã ký)

LÊ PHÚC DUY

GVHD: Nguyễn Thị Diệu

i

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và

kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.

Ngày 28 tháng 11 năm 2010
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
(đã ký)

LÊ PHÚC DUY

GVHD: Nguyễn Thị Diệu

ii

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Xác nhận em Lê Phúc Duy có đến liên hệ Trạm Khuyến nông Thốt Nốt thực
hiện đề tài tốt nghiệp “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình 3 lúa và mô hình 2 lúa
1 mè ở quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ”, điều tra thực tế nông hộ ở 2 phường
Tân Lộc và Tân Hưng. .............................................................................................
.................................................................................. Thốt Nốt, ngày 30/11/2010 ...
..................................................................................................................................
................................................................................................ (đã ký) .....................
..................................................................................................................................
...........................................................................................Huỳnh Anh Tuấn ..........
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

GVHD: Nguyễn Thị Diệu

iii

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

GVHD: Nguyễn Thị Diệu

iv

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2
1.3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU..................... 2
1.3.1. Kiểm định giả thuyết .......................................................................................... 2

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2
1.4.1. Phạm vi về không gian ....................................................................................... 2
1.4.2. Phạm vi về thời gian ........................................................................................... 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................................. 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ................................................................................ 4
2.1.1. Một số lý luận về hiệu quả sản xuất ................................................................. 4
2.1.2.Các chỉ tiêu kinh tế .............................................................................................. 5
2.1.3. Các chỉ số tài chính ............................................................................................. 5
2.1.4. Khái niệm cơ cấu sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất .............................. 6
2.1.5. Khái niệm độc canh và luân canh ..................................................................... 7
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 8
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 8
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 8
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA QUẬN THỐT NỐT ....................................................................................... 13
3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN
THỐT NỐT .......................................................................................................... 13
GVHD: Nguyễn Thị Diệu

v

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của quận Thốt Nốt ........................................................... 13
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của quận Thốt Nốt ............................................... 15

3.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP QUẬN THỐT NỐT NĂM
2009 ....................................................................................................................... 17
3.2.1. Trồng trọt ........................................................................................................... 17
3.2.2. Chăn nuôi – nuôi trồng thủy sản ..................................................................... 21
3.3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯỜNG TÂN LỘC .................................... 22
3.3.1. Phát triển nông nghiệp, nông thôn .................................................................. 22
3.3.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng .......................................... 23
3.3.3. Thương mại, dịch vụ, du lịch và vận tải ........................................................ 23
3.3.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ..................................................... 23
3.4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯỜNG TÂN HƯNG................................. 23
3.4.1. Sản xuất nông nghiệp ....................................................................................... 23
3.4.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ................................................................. 24
3.4.3. Thương mại – dịch vụ ...................................................................................... 25
3.4.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng................................................................................. 25
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH 3 VỤ LÚA
VÀ MÔ HÌNH 2 VỤ LÚA – 1 VỤ MÈ .................................................................. 26
4.1. MÔ HÌNH SẢN XUẤT 3 VỤ LÚA ............................................................. 26
4.1.1. Mô tả chung về mô hình 3 vụ lúa ................................................................... 26
4.1.2. Phân tích các chỉ tiêu kinh tế ........................................................................... 32
4.1.3. Phân tích các chỉ số tài chính .......................................................................... 40
4.2. MÔ HÌNH SẢN XUẤT 2 VỤ LÚA – 1 VỤ MÈ......................................... 41
4.2.1. Mô tả chung về mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ mè ................................................. 41
4.2.2. Phân tích các chỉ tiêu kinh tế ........................................................................... 48
4.2.3. Phân tích các chỉ số tài chính .......................................................................... 55
CHƯƠNG 5: SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA MÔ HÌNH 3 VỤ LÚA
VÀ MÔ HÌNH 2 VỤ LÚA – 1 VỤ MÈ .................................................................. 57
5.1. SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ........................................................ 57
5.2. SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ....................................................... 59
GVHD: Nguyễn Thị Diệu


vi

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp
5.3. KIỂM ĐỊNH VỀ THU NHẬP VÀ LỢI NHUẬN GIỮA HAI MÔ HÌNH
............................................................................................................................... 60
5.3.1. Kiểm định về thu nhập giữa hai mô hình....................................................... 60
5.3.2. Kiểm định về lợi nhuận giữa hai mô hình ..................................................... 60
5.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP GIỮA
HAI MÔ HÌNH .................................................................................................... 61
5.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình 3 vụ lúa ............................................... 61
5.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình 2 lúa – 1 mè ....................................... 64
5.5. KẾT QUẢ SO SÁNH CỦA HAI MÔ HÌNH ............................................. 67
5.6. MỞ RỘNG MÔ HÌNH 2 VỤ LÚA – 1 VỤ MÈ ......................................... 68
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
MÔ HÌNH 2 VỤ LÚA – 1 VỤ MÈ......................................................................... 73
6.1. CÔNG TÁC GIỐNG CÂY TRỒNG........................................................... 73
6.2. CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT ............................ 73
6.3. CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG, THỦY LỢI....................................... 74
6.3.1. Hệ thống giao thông ......................................................................................... 74
6.3.2. Hệ thống thủy lợi .............................................................................................. 74
6.3.3. Máy móc phục vụ nông nghiệp ....................................................................... 74
6.4. HỖ TRỢ VAY VỐN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ................................. 74
6.5. YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG.............................................................................. 75
6.6. YẾU TỐ CON NGƯỜI ................................................................................ 75
6.7. VẤN ĐỀ NÂNG CAO THU NHẬP CHO NÔNG HỘ.............................. 76
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 77
7.1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 77

7.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 79
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 82

GVHD: Nguyễn Thị Diệu

vii

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Diện tích các loại đất ở quận Thốt Nốt năm 2009 ................................. 14
Bảng 3.2: Diện tích xuống giống lúa qua các vụ trong năm 2009 ........................ 19
Bảng 3.3: Diện tích màu Xuân Hè trên nền lúa ....................................................... 20
Bảng 4.1: Số mẫu điều tra phân theo vùng ............................................................... 26
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả về một số thông tin chung của nông hộ sản
xuất theo mô hình 3 vụ lúa .................................................................................. 26
Bảng 4.3: Kết quả thống kê tần số về một số thông tin chung của nông hộ sản
xuất theo mô hình 3 vụ lúa .................................................................................. 27
Bảng 4.4: Kết quả thống kê mô tả về tình hình khuyến nông và áp dụng khoa học
kỹ thuật của nông hộ............................................................................................ 28
Bảng 4.5: Thống kê tần số các yếu tố đầu vào và đầu ra có ảnh hưởng đến mô
hình 3 vụ lúa ........................................................................................................ 29
Bảng 4.6: Kết quả chạy thống kê mô tả năng suất 3 vụ lúa................................. 31
Bảng 4.7: Phân tích các chỉ tiêu kinh tế vụ lúa Đông Xuân ................................ 32
Bảng 4.8: Phân tích các chỉ tiêu kinh tế vụ lúa Xuân Hè .................................... 34
Bảng 4.9: Phân tích các chỉ tiêu kinh tế vụ lúa Hè Thu ...................................... 37

Bảng 4.10: Phân tích các chỉ số tài chính của mô hình 3 vụ lúa ......................... 40
Bảng 4.11: Kết quả thống kê mô tả về một số thông tin chung của nông hộ sản
xuất theo mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ mè.................................................................. 42
Bảng 4.12: Kết quả thống kê tần số về một số thông tin chung của nông hộ sản
xuất theo mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ mè.................................................................. 42
Bảng 4.13: Kết quả thống kê mô tả về tình hình khuyến nông và áp dụng khoa
học kỹ thuật của nông hộ ..................................................................................... 43
Bảng 4.14: Thống kê tần số các yếu tố đầu vào và đầu ra có ảnh hưởng đến mô
hình 2 vụ lúa – 1 vụ mè ....................................................................................... 44
Bảng 4.15: Kết quả thống kê mô tả năng suất các vụ của mô hình 2 lúa - 1 mè. 47
Bảng 4.16: Phân tích các chỉ tiêu kinh tế vụ lúa Đông Xuân .............................. 48
Bảng 4.17: Phân tích các chỉ tiêu kinh tế vụ mè Xuân Hè .................................. 50
GVHD: Nguyễn Thị Diệu

viii

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp
Bảng 4.18: Phân tích các chỉ tiêu kinh tế vụ lúa Hè Thu .................................... 53
Bảng 4.19: Phân tích các chỉ số tài chính của mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ mè ........ 55
Bảng 5.1: So sánh chi phí, thu nhập và lợi nhuận giữa hai mô hình ................... 57
Bảng 5.2: So sánh các chỉ số tài chính giữa hai mô hình .................................... 59
Bảng 5.3: Kết quả kiểm định Mann Whitney về thu nhập giữa hai mô hình ...... 60
Bảng 5.4: Kết quả kiểm định Mann Whitney về lợi nhuận giữa hai mô hình..... 61
Bảng 5.5: Kết quả ước lượng hàm sản xuất tuyến biên Translog ....................... 62
Bảng 5.6: Kết quả ước lượng hàm không hiệu quả của mô hình 3 vụ lúa .......... 63
Bảng 5.7: Kết quả ước lượng hàm sản xuất tuyến biên Translog ....................... 64
Bảng 5.8: Kết quả ước lượng hàm không hiệu quả của mô hình 2 lúa – 1 mè ... 65

Bảng 5.9: Hiệu quả sản xuất theo mô hình khảo sát............................................ 66
Bảng 5.10: Những nguồn lực có sẵn của nông hộ ............................................... 68
Bảng 5.11: Các thông số cần thiết khi xây dựng mô hình................................... 68
Bảng 5.12: Kết quả mô hình cơ bản 2 lúa-1 mè .................................................. 69
Bảng 5.13: Phân tích độ nhạy cảm của mô hình cơ bản 2 lúa – 1 mè ................. 70
Bảng 5.14: Tóm tắt kết quả mô hình mở rộng..................................................... 71

GVHD: Nguyễn Thị Diệu

ix

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ lúa Đông Xuân (3 vụ lúa) ........................... 34
Hình 2: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ lúa Xuân Hè (3 vụ lúa)................................ 37
Hình 3: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ lúa Hè Thu (3 vụ lúa) .................................. 39
Hình 4: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ lúa Đông Xuân (2 lúa – 1 mè)..................... 49
Hình 5: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ mè Xuân Hè (2 lúa – 1 mè)......................... 52
Hình 6: Cơ cấu chi phí sản xuất vụ lúa Hè Thu (2 lúa – 1 mè) ........................... 54

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long


HTX

: Hợp tác xã

KCN

: Khu công nghiệp

KHKT

: Khoa hoc kỹ thuật

LĐGĐ

: lao động gia đình

SXNN

: sản xuất nông nghiệp

SX

: sản xuất

BVTV

: Bảo vệ thực vật

UBND


: Ủy ban nhân dân

GVHD: Nguyễn Thị Diệu

x

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Năng động, sáng tạo bắt nhịp tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng thành
phố Cần Thơ và cả nước, quận Thốt Nốt đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu
nông nghiệp, tạo sự đột phá trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, công nghiệp, ổn định
chính trị, phát triển văn hoá - xã hội, nhằm tạo nên những sắc diện đa chiều cho kinh tế xã hội địa phương. Xác định nông nghiệp giữ vị trí quan trọng và chủ đạo trong cơ cấu
kinh tế quận, ngay sau ngày thống nhất đất nước (năm 1975), quận đã đề ra chiến lược
phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững. Trước tiên, quận đẩy mạnh công tác
thuỷ lợi để xoá diện tích lúa mùa nổi, đưa diện tích lúa hai vụ vào sản xuất. Tiếp đến,
quận đẩy mạnh công tác khuyến nông, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất
và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân để nâng cao chất lượng lúa. Nhờ đó, năng suất lúa
của quận tăng dần qua từng năm, năm 2005 đạt 53,3 tạ/ha với 20% là lúa xuất khẩu có
chất lượng. Tuy năng suất và sản lượng lúa không ngừng tăng, nhưng Thốt Nốt lại bị
động bởi vị thế độc canh cây lúa, sản phẩm nông nghiệp không đa dạng, nên chưa khai
thác hết tiềm năng, hạn chế đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quận. Do đó, việc
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã trở thành yêu cầu bức xúc. Để phá vỡ thế độc
canh cây lúa, từ năm 1995, quận đã xây dựng các mô hình lúa - màu, đưa nuôi trồng thuỷ

sản trở thành khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp.
Mặt khác, nông dân trồng lúa vụ Xuân Hè sẽ là cầu nối phát triển rầy nâu và dịch
bệnh, đồng thời chi phí sản xuất phòng trị rầy, dịch bệnh, bơm tưới... rất cao, nên khó
thu được lợi nhuận. Còn trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày vừa cắt đứt cầu nối
phát triển rầy, dịch bệnh, vừa hạ giá thành sản xuất do chi phí thấp. Thực tế những năm
qua cho thấy, nông dân trồng cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày trong vụ này đều
đem lại hiệu quả khá cao, thu được lợi nhuận gấp 2 đến 3 lần so với sản xuất lúa. Thêm
vào đó, quận Thốt Nốt hiện có gần 2.145 ha diện tích trồng mè, chiếm hơn 71% tổng
diện tích rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày của quận. Hàng năm khi thu hoạch, cây
GVHD: Nguyễn Thị Diệu

1

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp
mè đều cho năng suất cao và giá bán trên thị trường rất ổn định. Để lựa chọn mô hình
canh tác phù hợp ở địa phương nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho nông hộ và
đưa ra các giải pháp phát triển mô hình canh tác đó. Tôi quyết định chọn đề tài “So
sánh hiệu quả kinh tế của mô hình 3 vụ lúa và mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ mè ở quận
Thốt Nốt thành phố Cần Thơ” làm luận văn của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên canh 3 vụ lúa và mô hình luân
canh 2 vụ lúa – 1 vụ mè và qua đó đề ra một số giải pháp để mở rộng và phát triển
mô hình một cách bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên canh 3 vụ lúa.
- Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình luân canh 2 vụ lúa – 1 vụ mè.

- So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình.
- Đưa ra một số giải pháp để mở rộng và phát triển mô hình đã chọn.
1.3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Kiểm định giả thuyết
Hiệu quả kinh tế của mô hình luân canh 2 vụ lúa – 1 vụ mè cao hơn hiệu quả
kinh tế của mô hình chuyên canh 3 vụ lúa.
Mô hình luân canh 2 vụ lúa – 1 vụ mè có hiệu quả kỹ thuật cao hơn mô hình
chuyên canh 3 vụ lúa.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Mô hình chuyên canh 3 vụ lúa và mô hình luân canh 2 vụ lúa – 1 vụ mè, mô
hình nào có hiệu quả hơn?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về không gian
Đề tài chỉ nghiên cứu phường Tân Lộc và phường Tân Hưng của quận Thốt
Nốt – TP Cần Thơ. Đây là hai phường rất phát triển về mô hình chuyên canh 3 vụ
lúa và mô hình luân canh 2 vụ lúa – 1 vụ mè.

GVHD: Nguyễn Thị Diệu

2

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp
1.4.2. Phạm vi về thời gian
- Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ tháng 11 – 2009 đến tháng 9 – 2010.
- Số liệu được thu thập từ tháng 9 – 2010 đến tháng 11 – 2010.
- Đề tài được thực hiện từ tháng 8 – 2010 đến tháng 12 – 2010.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những hộ nông dân sản xuất theo mô hình chuyên
canh 3 vụ lúa và những nông hộ sản xuất theo mô hình luân canh 2 vụ lúa – 1 vụ mè.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Thanh Giàu (2009), nghiên cứu đề tài “ So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình
2 vụ lúa-1 vụ đậu nành và mô hình 3 vụ lúa ở hai xã Thành Lợi và Tân Bình, huyện Bình
Tân, tỉnh Vĩnh Long”. Nếu xét về yếu tố chi phí thì chi phí của mô hình 2 lúa-1 đậu nành cao
hơn mô hình 3 vụ lúa 0,08%; xét về thu nhập thì mô hình 2 lúa-1 đậu nành có thu nhập cao
hơn mô hình 3 vụ lúa 21,72%; lợi nhuận của mô hình 2 lúa-1 đậu nành cao hơn mô hình 3 vụ
lúa 49,61%. Bên cạnh đó, đề tài còn làm sáng tỏ vấn đề qua việc thiết lập mô hình đánh giá
hiệu quả kỹ thuật với hàm sản xuất Translog tuyến biên được xử lý bằng chương trình
Frontier 4.1. Kết quả là mô hình 2 lúa-1 đậu nành có hiệu quả kỹ thuật cao hơn mô hình 3 vụ
lúa (với hiệu quả kỹ thuật lần lượt là 76,7% và 67,6%). Qua các chỉ tiêu kinh tế, các chỉ số tài
chính và quan trọng nhất là hiệu quả kỹ thuật của hai mô hình, đề tài đi đến kết luận: mô hình
2 lúa-1 đậu nành có hiệu quả hơn mô hình 3 vụ lúa.
Đỗ Thị Anh Thư (2010) với đề tài nghiên cứu “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình 2
vụ tôm và luân canh 1 vụ lúa – 1 vụ tôm ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh”. Đề tài đã phân
tích các chỉ tiêu kinh tế và các chỉ số tài chính của hai mô hình cho thấy mô hình 1 lúa-1 tôm
có hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 2 vụ tôm. Cụ thể, nếu xét về yếu tố chi phí thì chi phí của
mô hình 2 vụ tôm cao hơn mô hình 1 lúa-1 tôm 3,47 lần nhưng thu nhập lại cao hơn 2,68 lần.
Nếu chú ý đến các tỷ số tài chính thì trong một đồng chi phí thu được khoản lợi nhuận của mô
hình 1 lúa-1 tôm cao hơn mô hình 2 vụ tôm 0,41 đồng. Cũng như vậy trong một đồng thu nhập
thì khoảng lợi nhuận của mô hình 1 lúa -1 tôm cao hơn mô hình 2 tôm 0,16 đồng. Ngoài ra, đề
tài còn xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của mô hình. Và kết quả phân tích của đề
tài cho thấy các nhân tố: trình độ học vấn của nông hộ, số thành viên tham gia lao động, diện
tích đất nông nghiệp, việc tham gia tập huấn của nông hộ không ảnh hưởng gì đến mô hình.
GVHD: Nguyễn Thị Diệu

3

SVTH: Lê Phúc Duy



Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Một số lý luận về hiệu quả sản xuất
2.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả
Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm hiệu quả được hiểu là: kết quả như yêu
cầu của việc làm mang lại. Nhưng theo từ điển Lepetit Lasousse định nghĩa "Hiệu
quả là kết quả đạt được trong việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định"
Trong khi đó các nhà quản lý hành chính lại cho rằng: Hiệu quả là mục tiêu chủ
yếu của khoa học hành chính, là sự so sánh giữa các chi phí đầu tư với các giá trị
của đầu ra, sự tăng tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử
dụng nguồn lực và tỷ lệ đầu ra - đầu vào.
2.1.1.2. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các tài
nguyên được thị trường phân phối như thế nào”
Theo lý thuyết, hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản
xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
2.1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
- Các chỉ tiêu trực tiếp
+ Tăng trưởng kinh tế (GDP bình quân đầu người) chung và của từng ngành
trong nền kinh tế.
+ Giá thành sản phẩm, thu nhập ròng của từng sản phẩm, từng ngành, từng bộ phận.
+ Năng suất lao động của từng ngành, từng loại sản phẩm.
- Các chỉ tiêu đánh giá trực tiếp
+ Diện tích và cơ cấu đất đai
+ Vốn và cơ cấu vốn

+ Lao động và cơ cấu lao động
+ Cơ cấu cây trồng, vật nuôi
GVHD: Nguyễn Thị Diệu

4

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp
+ Cơ cấu các dạng sản phẩm
+ Năng suất cây trồng
+ Năng suất vật nuôi
+ Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa
Ngoài các chỉ tiêu trên, khi đánh giá hiệu quả kinh tế nông thôn người ta còn
sử dụng các chỉ tiêu khác như: tỷ lệ hộ nghèo đói ở nông thôn; số lao động và tỷ lệ
lao động thất nghiệp; tỷ lệ đất đai chưa được sử dụng; tỷ lệ đất trống, đồi núi trọc;
tỷ lệ đất bị xói mòn, rửa trôi; trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và các ngành
nghề của dân cư.
2.1.2.Các chỉ tiêu kinh tế
2.1.2.1. Chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh
với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh
doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của chủ cơ sở nhắm
đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận.
2.1.2.2. Doanh thu
Doanh thu là tổng các khoản thu nhập của nông hộ từ hoạt động sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm.
Doanh thu = Năng suất x Đơn giá x Đơn vị diện tích
2.1.2.3. Lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của sản xuất kinh doanh đó chính là
phần chênh lệch thu nhập và chi phí.
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
2.1.3. Các chỉ số tài chính
Thu nhập
TN/CP =
Chi phí

Cho biết 1 đồng chi phí nông hộ đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập.

GVHD: Nguyễn Thị Diệu

5

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp
Lợi nhuận
LN/CP =
Chi phí

Nói lên một đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận
LN/TN =
Thu nhập

Cho biết một đồng thu nhập có bao nhiêu đồng lợi nhuận hay phản ánh mức lợi
nhuận so với thu nhập.
2.1.4. Khái niệm cơ cấu sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất

2.1.4.1. Cơ cấu sản xuất
Cơ cấu sản xuất là sự sắp xếp duy nhất và ổn định trong hoạt động sản xuất của
nông hộ với điều kiện nhất định về mặt vật lý, sinh học, kinh tế, phù hợp với mục
tiêu, sở thích và các nguồn tài nguyên. Những yếu tố này phối hợp tác động đến sản
phẩm làm ra và phương án sản xuất
Nghiên cứu cơ cấu sản xuất: là hoạt động nhằm sử dụng tài nguyên theo một
đơn vị sinh thái và kinh tế xã hội với sự tác động của con người để làm ra sản
phẩm, chế biến và tiêu thụ. Nói cách khác, nghiên cứu cơ cấu sản xuất là làm thế
nào để tác động vào quản lý một hệ thống sản xuất nông nghiệp mang tính lâu bền
và cho hiệu quả kinh tế cao.
Mục tiêu nghiên cứu cơ cấu sản xuất:
- Bố trí canh tác hợp lý để tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên để tận dụng ưu
thế từng vùng sinh thái, trên cơ sở tài nguyên về đất, nước, sinh học và nguồn lực
sẵn có trong một vùng sinh thái hoặc một quốc gia. Việc nghiên cứu bố trí những
mô hình canh tác thích hợp nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên tại chỗ sao cho
lâu bền và mang lại hiệu quả cao là việc đầu tiên mà ngành nghiên cứu sản xuất phải
đặt ra để giải quyết.
- Tác động những giải pháp kỹ thuật thích hợp: trên cơ sở từng mô hình sản
xuất, tại mỗi vùng sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương trong bối
cảnh kinh tế xã hội và tập quán canh tác cũng như môi trường sống của nông dân.
GVHD: Nguyễn Thị Diệu

6

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp
Để tác động những giải pháp kỹ thuật thích hợp, nhà nghiên cứu cần biết tổng thể
về cơ cấu sản xuất tại đó và mối tác động qua lại của những thành phần kỹ thuật

trong cùng hệ thống.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính lâu bền: Các giải pháp kỹ thuật
đưa vào phải đảm bảo tăng thu nhập đồng thời có hiệu quả cao về đầu tư. Ngoài ra
điều Kết quản trọng là đảm bảo tính lâu bền về độ phì nhiêu của đất đai, khí hậu và
môi trường sống tại vùng nghiên cứu.
2.1.4.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu sản xuất
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất là yêu cầu khách quan của sự phát triển sản xuất
xã hội. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất tức là một quá trình thay đổi không ngừng về
cơ cấu sản xuất. Hay nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu sản xuất là một quá trình
được thực hiện thông qua sự điều chỉnh tăng giảm (một cách tự phát hay tự giác) tốc
độ phát triển của các ngành trong vùng.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất là yêu cầu khách quan, do những nhân tố bên
trong và bên ngoài của lãnh thổ quy định. Các nhân tố đó có thể là tình hình chính
trị, kỹ thuật sản xuất, sự biến động nguồn lực những biến đổi trong nền kinh tế và thị
trường thế giới...Với những biến đổi thường xuyên của những yếu tố bên trong và
môi trường bên ngoài thì cần có sự điều chỉnh linh hoạt.
2.1.5. Khái niệm độc canh và luân canh
2.1.5.1 Độc canh
Là chỉ gieo trồng một hoặc rất ít loài cây trồng trên một diện tích đất đai nhằm
thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Độc canh thường gặp rủi ro về dịch bệnh, thiên
tai, có khi những người nông dân phải làm chỉ vì ép buộc để tự nuôi sống mình
trong lúc thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, gia đình đông người nhưng ít lao động.
Hiện nay, do đã có thể sử dụng được các loại thuốc hoá học và phân bón có hiệu lực
cao và nhanh nên một số nông hộ tiến hành độc canh với những giống mới có năng
suất cao gấp đôi giống cũ. Tuy nhiên độc canh sẽ gây ra hậu quả chủ yếu sau:
- Dịch bệnh dễ phá hoại khi chỉ canh tác một loài cây vì mỗi loài côn trùng có
thói quen dinh dưỡng riêng.

GVHD: Nguyễn Thị Diệu


7

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp
- Giảm sút tài nguyên di truyền, do nông dân sử dụng những giống mới có năng
suất cao và giống lai để canh tác và bỏ không dùng các giống địa phương vốn rất
quan trọng để duy trì tính đa dạng di truyền trong tương lai.
- Rủi ro kinh tế lớn, vì nếu trồng một loại cây, sâu bệnh hay thiên tai phá
hoại sẽ thất bại hoàn toàn. Ngay cả khi được mùa, giá sản phẩm của loại cây
trồng đó cũng có thể mất giá do cung vượt quá cầu. Độc canh làm cho kinh tế
nông hộ bấp bênh, không ổn định.
2.1.5.2. Luân canh
Luân canh là việc trồng các loài cây trồng khác nhau hay nuôi thuỷ sản luân
phiên theo vòng tròn trên cùng một mảnh đất. Nó giảm sự thoái hoá độ phì nhiêu.
Để xây dựng một kế hoạch luân canh tốt cần nghiên cứu tính chất từng loại cây
trồng, còn dựa vào mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng và tính chất chịu được bệnh hại.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên thông
qua việc lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp 40 nông hộ ở phường Tân Hưng
có mô hình 3 vụ lúa và 40 nông hộ ở phường Tân Lộc có mô hình 2 lúa – 1 mè trong
năm 2010. Đồng thời, đề tài còn lấy ý kiến từ các hộ nông dân để thu thập thông tin
chung về vùng nghiên cứu.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu ở các báo cáo tổng hợp ở các phường từ Trạm khuyến nông
quận Thốt Nốt. Tham khảo một số thông tin có liên quan từ báo, tạp chí và internet.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Sử dụng các chỉ tiêu kinh tế và các chỉ số tài chính để phân tích hiệu quả kinh
tế của mô hình 3 vụ lúa và mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ mè.
- Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình 3 vụ
lúa và mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ mè.
- Sử dụng chương trình Frontier 4.1 để đánh giá và so sánh hiệu quả kỹ thuật
của hai mô hình.
GVHD: Nguyễn Thị Diệu

8

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp
- Sử dụng công cụ Solver để định lượng lợi nhuận tối ưu cho mô hình đã chọn.
- Từ phân tích và so sánh ở trên, sử dụng phương pháp suy luận để đưa ra các
giải pháp phát triển mô hình đã được chọn.
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16, chương trình Frontier 4.1 và công
cụ Solver trong phần mềm Excel.
2.2.2.1. Kiểm định Mann – Whitney (Kiểm định U)
Kiểm định U là một loại kiểm định bằng cách xếp hạng các mẫu độc lập với
mục đích kiểm định sự bằng nhau của các tổng thể có phân phối bất kỳ.
a. Trường hợp mẫu nhỏ (n <= 10 và n1 < n2)
Giả sử có hai mẫu ngẫu nhiên độc lập gồm n1 và n2 quan sát từ tổng thể thứ
nhất và tổng thể thứ hai. Ta có:
Giá trị kiểm định:
n1(n1 + 1)
U = n1.n2 +

- R1

2

Trong đó:
n1: là số quan sát mẫu chọn ra từ tổng thể thứ nhất.
n2: là số quan sát mẫu chọn ra từ tổng thể thứ hai.
R1: là tổng các hạng các quan sát thuộc tổng thể thứ nhất.
Tiếp theo, tra bảng phân phối U để tìm F(U) = Fn1,n2(U). Và quyết định bác bỏ
giả thuyết H0 khi: α > 2F(U)
b. Trường hợp mẫu lớn (n > 10)
Khi tăng quan sát lên (tăng n), phân phối U sẽ tiếp cận phân phối chuẩn, và nếu
giả thuyết H0 đúng thì trung bình và phương sai của phân phối U được tính như sau:
n1.n2
E(U) = µU =
2

σ =
2

n1.n2 (n1 + n2 + 1)
12

GVHD: Nguyễn Thị Diệu

9

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp
Giá trị kiểm định được tính như sau:

U - µU
Z=

σU
Quyết định bác bỏ giả thuyết H0:
- Thông thường nếu không có mức ý nghĩa α ta tính giá trị p để kết luận.
- Nhưng nếu phân phối của hai tổng thể thì giống nhau và kiểm định ở mức ý
nghĩa α ta có 3 trường hợp tổng quát như sau:
+ Nếu kiểm định dạng “1 đuôi” với đối thuyết H1 rằng vị trí của tổng thể thứ
nhất thì lớn hơn tổng thể thứ hai, giả thuyết H0 bị bác bỏ khi: Z < -Zα
+ Nếu kiểm định dạng “1 đuôi” với đối thuyết H1 rằng vị trí của tổng thể thứ
nhất thì nhỏ hơn tổng thể thứ hai, giả thuyết H0 bị bác bỏ khi: Z > Zα
+ Nếu kiểm định dạng “2 đuôi” với đối thuyết H1 rằng hai phân phối của tổng
thể thì khác nhau, giả thuyết H0 bị bác bỏ khi: Z < -Zα/2 hoặc Z > Zα/2.
2.2.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kỹ thuật
Để đánh giá hiệu quả kỹ thuật (TE) của các mô hình sản xuất nông nghiệp, hàm
sản xuất Translog tuyến biên (stochastic frontier translog production function) của
Christen, Jorgenson and Lau (1973) được ứng dụng trong trường hợp này thể hiện ở
phương trình (1), cùng với việc vận dụng mô hình không hiệu quả kỹ thuật “technical
inefficiency” ở phương trình (2) ứng dụng từ Ngwenya, Battese and Fleming (1997).
a. Hồi quy phi tuyến tính
Ø Hàm sản xuất Cobb-Douglas
Mục đích của việc thiết lập hàm sản xuất Cobb-Douglas là phân tích đánh giá
các nhân tố đầu vào được đầu tư cho quá trình sản xuất thông qua mô hình hàm sản
xuất dạng phương trình Cobb-Douglas như sau:
LnQ = b O + b G LnG + b P LnP + b L LnL (1)

Trong đó:
Q: Là thu nhập sản xuất theo mô hình (ngàn đồng)
G: Chi phí giống (ngàn đồng)


GVHD: Nguyễn Thị Diệu

10

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp
P: Chi phí vật tư đầu vào (ngàn đồng), gồm: chi phí thuốc BVTV và
chi phí phân bón
L: Chi phí lao động (ngày công), gồm: chi phí thuê lao động và chi phí
lao động gia đình
Ln: Log tự nhiên (natural logarithm)
Các tham số β0, βG, βP, βL được ước lượng bằng chương trình Frontier 4.1
b. Hàm không hiệu quả của mô hình (Inefficiency Function)
Hàm không hiệu quả để đánh giá mức độ không hiệu quả của mô hình thông
qua sự tác động của các biến độc lập được đưa vào mô hình. Theo Battese và Coelli
(1995), tham số phân phối không hiệu quả kỹ thuật, m i , được xác định như sau:
m i = d 0 + d T Ti + d V V i + d D D i + d G G i + d H H i + d x X i + d Z Z i

(2)

Với:
T : Trình độ học vấn của chủ hộ quản lý và điều hành sản xuất (cấp)
V : Số thành viên gia đình tham gia lao động trực tiếp mô hình nông nghiệp (người)
D : Diện tích đất dùng để sản xuất nông nghiệp của nông hộ (ha)
G : Việc tham gia tập huấn của nông hộ (1= có, 0 = không tham gia)
H : Thời gian tham dự tập huấn của nông hộ (giờ/năm)
X : Việc xem đài, đọc sách báo có liên quan đến mô hình sản xuất của nông hộ

(1 = có, 0 = không đọc sách hoặc không xem đài)
Z : Thời gian tìm hiểu tài liệu qua việc xem đài hoặc đọc sách báo của nông hộ (giờ/năm)
d : Thông số chưa được biết sẽ được ước lượng

Tham số d được ước lượng bằng chương trình Frontier 4.1
2.2.2.3. Công cụ Solver
Đây là công cụ rất hữu hiệu trong việc tìm ra sự nối kết các hoạt động sao cho
tạo ra được giá trị tối ưu của hàm mục tiêu (thường là tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối
thiểu hóa chi phí) thông qua những giới hạn về các nguồn lực hữu hạn của nông hộ.
Những giả thuyết của mô hình là:
- Tính tuyến tính
- Tính chia được
- Tính cộng được
GVHD: Nguyễn Thị Diệu

11

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp
- Tính chắc chắn
- Tính không âm.
Do giới hạn của đề tài nên những ràng buộc của mô hình quy hoạch tuyến tính
về các yếu tố kỹ thuật có sẵn của nông hộ được xem như phù hợp với mô hình lựa
chọn. Trong kết quả của mô hình cần chú ý một vài vấn đề sau:
- Ô giá trị (Cell Value): chỉ ra tổng lượng nguồn lực đã được sử dụng của từng
loại (từng vụ) trong giải pháp tối ưu.
- Cột Slack: chỉ ra số lượng của nguồn lực còn thừa.
- Giá bóng (Shadow Price): là giá trị khan hiếm của nguồn lực ràng buộc.

- Khoảng tăng, giảm cho phép (Allowable increase và Allowable decrease): là
lượng giá trị của những nguồn lực có thể thay đổi mà không làm ảnh hưởng đến giá
bóng của những ràng buộc đó.
Chú thích một số từ ngữ Anh –Việt:
- Name: Chỉ tiêu
- Final value: lượng tối ưu
- Formular: công thức
- Not binding: không khan hiếm (dư thừa)
- Binding: khan hiếm
- Shadow Price: giá trị khan hiếm
- Status: tình trạng
- Allowable increase: khoảng tăng cho phép
- Allowable decrease: khoảng giảm cho phép
- Constrainst R.H.Side: nguồn lực sẵn có

GVHD: Nguyễn Thị Diệu

12

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÌNH HÌNH
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA QUẬN THỐT NỐT
Trong chương này, tác giả sẽ mô tả chung về tình hình kinh tế - xã hội của địa
bàn nghiên cứu, cụ thể là quận Thốt Nốt và hai địa bàn khảo sát điều tra số liệu là
phường Tân Lộc, phường Tân Hưng.

3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN
THỐT NỐT
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của quận Thốt Nốt
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Quận ở phía Đông Bắc của thành phố Cần Thơ; Bắc giáp thành phố Long
Xuyên, tỉnh An Giang; Nam giáp quận Ô Môn, huyện Cờ Đỏ; Tây giáp huyện Vĩnh
Thạnh, huyện Cờ Đỏ; Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với tỉnh Đồng Tháp. Quận
Thốt Nốt có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các phường: Thốt Nốt, Thới Thuận,
Thuận An, Trung Nhứt, Thạnh Hòa, Trung Kiên, Thuận Hưng, Tân Hưng và Tân Lộc.
Quận nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thành phố Cần Thơ, lãnh thổ bao gồm phần
đất liền và dãy cù lao Tân Lộc hình thoi nằm trên sông Hậu. Quận có tiềm năng phát
triển công nghiệp và du lịch sinh thái. Đến Thốt Nốt, du khách có dịp tham quan
nhiều thắng cảnh đẹp và những làng nghề nổi tiếng như: vườn cò Bằng Lăng, cù lao
Tân Lộc, làng lưới Thơm Rơm, làng bánh tráng Thuận Hưng, làng thúng Thốt
Nốt...Đặc sản nổi tiếng của quận là lẩu cơm mẻ thịt trâu và gà hầm sả.
3.1.1.2. Địa hình
Thốt Nốt là khu vực có địa hình bằng phẳng, có độ cao mặt đất tự nhiên so
với xung quanh tương đối thấp. Hệ thống kênh rạch phong phú thuận lợi cho việc
vận chuyển hàng hóa.
Giao thông đường bộ: Quốc lộ 91 là tuyến đường thông thương quan trọng đi
đến các tỉnh An Giang, Kiên Giang, và các tỉnh khác.

GVHD: Nguyễn Thị Diệu

13

SVTH: Lê Phúc Duy


Luận văn tốt nghiệp

Giao thông đường thủy: Phía Đông của quận là sông Hậu là một nhánh của sông
Mekong, là nguồn cung cấp nước chính cho thành phố Cần Thơ nói chung và quận
Thốt Nốt nói riêng. Đồng thời là thủy lộ quốc tế cho các tàu đi Campuchia, Thailan,…
3.1.1.3. Đất đai
Quận Thốt Nốt có tổng diện tích đất tự nhiên 11.780,74 ha. Trong đó đất nông
nghiệp 8.305,3 ha, chiếm 70,50% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp
chiếm 28,57% và đất chưa sử dụng chiếm 0,93% tổng diện tích đất tự nhiên.
Về chất lượng: trên địa bàn quận có hai loại đất chủ yếu là đất phù sa và đất
phèn. Trong đó đất phù sa chiếm tỷ trọng lớn và hàng năm được phù sa bồi đắp do
lũ chung của ĐBSCL. Đất của quận có thành phần cơ giới nặng, mùn và đạm từ khá
đến giàu, lân và kali trung bình, ít hoặc không có độc tố. Đất có cao trình thấp dẫn từ
Đông Bắc đến Tây Nam, nằm trong vùng đồng lũ mở chịu ảnh hưởng trực tiếp của
lũ hàng năm. Nhìn chung đất đai của quận rất dồi dào dinh dưỡng rất thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp.
Bảng 3.1: Diện tích các loại đất ở quận Thốt Nốt năm 2009
Đơn vị tính: ha
Diện tích
11.780,74
8.305,30
7.485,23
335,63
42,6
441,84
3.365,50
609,31
657,91
109,94

Danh mục
Tổng diện tích đất tự nhiên

A. Đất nông nghiệp
- Đất trồng lúa
- Đất trồng cây hàng năm khác
- Đất trồng cây lâu năm
- Đất nuôi trồng thủy sản
B. Đất phi nông nghiệp
- Đất chuyên dùng
- Đất ở
C. Đất chưa sử dụng
Nguồn: Phòng Thống kê quận Thốt Nốt

GVHD: Nguyễn Thị Diệu

14

SVTH: Lê Phúc Duy


×