Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - “Dạy kể chuyện ở tiểu học theo yêu cầu đổi mới”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.14 KB, 13 trang )


1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Dạy kể chuyện ở tiểu học theo yêu cầu đổi mới”

I/ Đặt vấn đề.
Môn Tiếng Việt cũng như các bộ môn khác có nhiệm vụ cung cấp cho
học sinh 4 kĩ năng cơ bản đó là: “Nghe, nói, đọc, viết”. Trong môn Tiếng Việt có rất
nhiều phân môn: tập đọc, kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập viết, tập làm
văn...Trong đó phân môn kể chuyện dạy ở bậc tiểu học có tầm quan trọng: tạo cho học
sinh tư duy, phân tích tổng hợp, biết cách tóm tắt, diễn đạt rèn kĩ năng nói cho học sinh,
giúp học sinh có vốn từ ngữ, kĩ năng kể rõ ràng, diễn cảm, nhập tâm vào nhân vật khi
kể, hiểu ý nghĩa nội dung từng câu chuyện, từng kiểu bài kể chuyện. Ngay từ buổi đầu
đi học các em học sinh lớp 1 đã được hình thành kỹ năng kể chuyện, mức độ yêu cầu
từng khối lớp tăng dần về kiến thức kỹ năng cũng như yêu cầu các em nghe kể, nhìn
tranh kể (lớp 1).
Bằng hình minh hoạ, dựa theo câu hỏi để gợi ý học sinh khi kể, học sinh đã kể
theo phân vai (lớp2).
Biết nhận xét lời kể của bạn, diễn đạt nội dung câu chuyện thể hiện được
điệu bộ, cử chỉ nét mặt khi kể thuộc chuyện có thể thêm từ ngữ khi kể và yêu cầu cao
hơn kể như sống với câu chuyện (lớp3).
Càng lên lớp trên kiến thức và mức độ yêu cầu của phân môn kể chuyện
đòi hỏi mức đọ khi kể cần cao hơn: phân môn kể chuyện ở lớp 4 + 5.
Yêu cầu các em hiểu ý nghĩa câu chuyện, nhớ các nhân vật, biết sáng tạo
khi kể, thuộc câu chuyện biết dùng lời văn của mình,hình ảnh sinh động đã học từ bộ

2
môn Tiếng Việt và các bộ môn khác học sinh kể như sống với câu chuyện ví dụ kiểu
dạng bài chứng kiến hoặc tham gia.
Thực sự môn kể chuyện ở bậc tiểu học là một phân môn khó. Để đạt
được mục tiêu và dạy tốt phân môn kể chuyện. Trong năm vừa qua, tập thể giáo viên


trường tiểu học Đằng Hải chúng tôi đã tích cực vận dụng phương pháp và các hình thức
tổ chức dạy học cho phù hợp nhằm giúp cho học sinh rèn kỹ năng nói, cách diễn đạt
khi kể, giúp các em nhớ được tên nhân vật, nhớ cốt chuyện, thuộc chuyện và kể cho các
bạn nghe nắm vững nội dung yêu cầu mục tiêu đề ra từng kiểu bài kể chuyện giúp các
em kể tự nhiên, tự tin khi kể trước các bạn.
Thực tế trong giảng dạy trường chúng tôi vẫn còn một số giáo viên khi tổ
chức các hoạt động dạy trong giờ kể chuyện chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo,
năng động của học sinh. Chưa linh hoạt khi xử lí các tình huống có vấn đề khi dạy giờ
kể chuyện.
Chưa động viên kịp thời học sinh, chưa giúp các em nhập hồn vào nhân
vật khi kể dẫn đến giờ học hiệu quả chưa cao. Chuẩn bị bài của học sinh chưa chu đáo,
tình trạng học sinh không nắm được yêu cầu, nội dung câu chuyện cần kể còn hạn chế.
Để khắc phục các tình trạng trên, năm học 2007 -2008 được sự chỉ đạo
của phòng giáo dục. Trường tiểu học chúng tôi thực hiện triển khai chuyên đề “Dạy kể
chuyện ở tiểu học theo yêu cầu đổi mới” ở tất cả các khối lớp triển khai sâu chuyên đề
“Dạy kể chuyện 4 – 5 theo yêu cầu đổi mới phương pháp”.
Vì qua thực tế chúng tôi nhận thấy phân môn kể chuyện lớp 4 – 5 yêu cầu
mức độ cao hơn dựa trên cơ sở kiến thức, kỹ năng, yêu cầu của lớp 1,2,3 các em đã
được học ở lớp 4 - 5. Cần củng cố kiến thức, phát triển tư duy, làm giàu vốn từ ngữ cho
các em thêm phong phú ngôn ngữ học sinh trong giao tiếp, khi kể lời kể rõ ràng, diễn
cảm, biết phân vai nhập vai khi kể vv...

3
ở lớp 4 – 5 có 3 kiểu bài kể chuyện, trong đó kiểu bài 1 nghe kể lại câu
chuyện vừa nghe thầy cô kể lại trên lớp. Kiểu 2 là kể chuyện đã đọc, đã nghe (theo chủ
điểm). Kiểu 3 kể lại câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Qua thực tế giảng
dạy,trường chúng tôi nhận học sinh thường mắc: học sinh không nhớ câu chuyện, hay
bỏ xót những chi chi tiết chính của câu chuyện. Kĩ năng kể chuyện các em còn yếu câu
chuyện nghe cô kể, kể chưa thuộc chuyện, diễn đạt lủng củng, đối với kiểu câu chuyện
được chứng kiến hoặc tham gia học sinh chưa biết sắp xếp theo trình tự câu chuyện,

thời gian lộn xộn, rườm rà chưa hay, đã ảnh hưởng rất lớn chất lượng giờ học, hiệu quả
giờ kể chuyện chưa cao. Kĩ năng nói chưa rõ ràng, diễn đạt lủng củng, ấp úng, câu cụt,
vốn từ nghèo, rụt rè chưa tự tin khi kể trước lớp, dẫn đến viết đoạn văn, bài văn còn
yếu.
II - Nội dung.
1- Các hình thức triển khai.
a/ Triển khai đến từng giáo viên.
- Ban giám hiệu chỉ đạo cho 100% giáo viên trực tiếp giảng dạy nghiên
cứu kĩ nội dung của chuyên đề và áp dụng phương pháp vào trong dạy học từ khối 1
đến khối 5.
- Các giáo viên phải tổ chức giờ học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học
sinh từng khối lớp, sử dụng phương pháp dạy cho hợp lý nhằm phát huy tính năng
động, sáng tạo của học trò trong quá trình học.
-Yêu cầu giáo viên phải nắm vững nhiệm vụ dạy môn Tiếng Việt bậc tiểu
học: Nắm vững nội dung chương trình và hệ thống toàn cấp, từng phân môn trong lớp,
yêu cầu mức độ của từng lớp đạt được.
- Mỗi giáo viên luôn luôn học hỏi tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và
sự cố gắng của bản thân, để lựa chọn phương pháp giảng dạy tốt nhất cho từng phân
môn của môn Tiếng Việt.

4
- Thầy cô giáo luôn luôn quan tâm đến mọi đối tượng học sinh để lựa
chọn những phương pháp dạy học cho phù hợp, từng bộ môn đối tượng mà mình đang
giảng dạy.
b/ Triển khai qua các buổi sinh hoạt chuyên môn.
Chuyên đề đã được các giáo viên nghiên cứu, các khối chuyên môn đã
phân công giáo viên lên tiết mình hoạ cho chuyên đề và thảo luận, rút kinh nghiệm tiết
dạy rút ra phương pháp truyền thụ kiến thức của môn kể chuyện, nội dung và cách dạy
kể chuyện lớp 4 + 5 sao cho phù hợp được đặc điểm từng học sinh khối lớp và học sinh
lớp mình đang giảng dạy.

Ban giám hiệu hàng tháng dự giờ, kiểm tra thực hiện triển khai chuyên đề
chủ động chỉ đạo khắc phục mặt còn hạn chế.
c - Một số biện pháp áp dụng để có hiệu quả trong quá trình triển khai
chuyên đề.
* Chuẩn bị đồ dùng tư liệu nghiên cứu trong quá trình triển khai
chuyên đề.
+ Ban giám hiệu chỉ đạo các bộ phận cán bộ thư viện chuẩn bị đầy đủ các
sách cần thiết cho môn Tiếng Việt, đặc biệt là sách tham khảo, sách thiết kế của từng
môn học.
+ Học sinh và giáo viên có đầy đủ sách giáo khoa phục vụ cho giảng dạy và học
tập.
+ Cán bộ phụ trách thiết bị giáo dục phải chuẩn bị đầy đủ tranh ảnh phục
vụ cho phân môn kể chuyện giúp giáo viên và học sinh dạy và học hiệu quả môn kể
chuyện.

5
+ Giáo viên Tin học cùng giáo viên giảng dạy xây dựng những bài soạn
bằng giáo án điện tử, câu chuyện có hình ảnh đẹp, sinh động, âm thanh nhẹ nhàng, phù
hợp với nội dung câu chuyện để giờ kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn học sinh.
* Chuẩn bị bài dạy của giáo viên.
Từng giáo viên nắm chắc yêu cầu, mức độ kiến thức, kỹ năng mục tiêu của hệ
thống các bài, các kiểu dạng kể chuyện hiểu mục đích của từng dạng bài tập, nộ dung
câu chuyện theo ý tưởng của sách giáo khoa.
Biết lựa chọn và phối hợp linh hoạt phương pháp sao cho phù hợp với từng bài,
từng câu chuyện nhằm giúp học sinh tham gia tích cực học tập, nhập tâm các nhân vật
trong cốt chuyện để kể rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm qua cốt chuyện.
Sử dụng các loại sách tham khảo, sách hướng dẫn giáo viên và từ kinh nghiệm
của bản thân và đồng nghiệp để tháo gỡ khó khăn trong giảng dạy.
Sử dụng đồ dùng cho hợp lí và hiệu quả.
2 - Tổ chức và triển khai dạy trên lớp.

a/Giáo viên: Tạo không khí phấn khởi cho học sinh trước khi học, các em có nhu
cầu nghe và kể chuyện.
+ Giáo viên biết chủ động trong tiết dạy, cách tổ chức lớp học thu hút sự chú ý
của học sinh.
+ Giáo viên quan tâm đến mọi đối tượng học sinh, nắm được đặc điểm tâm sinh
lý học sinh để chọn phương pháp điều chỉnh cách dạy cho phù hợp bộ môn, phân môn
có lời khen chê đúng lúc động viên học sinh kịp thời.
+ Xây dựng cho các em có ý thức tự giác khi học, cách học làm bài và ý thức
chuẩn bị đồ dùng, sách vở để học cho tốt.

×