Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát tình hình nhiễm trùng trên bệnh nhân ung thư hệ tạo huyết tại khoa Nội 2 Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.92 MB, 7 trang )

HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM TRÙNG TRÊN BỆNH NHÂN
UNG THƯ HỆ TẠO HUYẾT TẠI KHOA NỘI 2
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH SON,1 NGUYỄN HỒNG HẢI2, LƯU HÙNG VŨ3, PHẠM XUÂN DŨNG4
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tình hình nhiễm trùng và sự nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên bệnh
nhân (BN) ung thư hệ tạo huyết tại khoa Nội 2 Bệnh viện Ung Bướu TP HCM.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 47 BN ung thư hệ tạo huyết được chẩn đoán và điều trị
tại khoa nội 2 Bệnh viện Ung Bướu TP HCM từ 01/08/2017 đến 31/01/2018.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm trùng tại khoa là 11,7% (trong đó nhiều nhất là nhiễm trùng đường hô hấp là 44,7%
BN nhiễm trùng). Tỷ lệ các mẫu bệnh phẩm tìm thấy vi khuẩn gây bệnh là 20/47 BN (42,5%) (trong đó tỷ lệ cấy
đàm dương tính là 10/47 BN (21,3%) với tác nhân chủ yếu là Pseudomonas, Klebsiella và Staphylococcus
aureus, tỷ lệ cấy máu dương tính là 2/47 BN (4,3%) với tác nhân chủ yếu là Salmonella và Klebsiella). Đa số
trường hợp nhiễm trùng xuất hiện ở BN hóa trị chu kỳ đầu tiên (51%) và sốt giảm bạch cầu hạt độ 3 - 4 (47%).
Hầu hết các chủng vi khuẩn đề kháng cao với các kháng sinh thông thường, trong khi tỷ lệ nhạy vẫn cao với
Imipenem, Piperacillin.
Kết luận: Nhiễm trùng là biến chứng thường gặp trong điều trị bệnh lý ung thư hệ tạo huyết. Ở những BN
nhiễm trùng nặng, các phác đồ đầu tay đề nghị là Imipenem 2g/ngày (mỗi 6 giờ) phối hợp với Amikacin
1g/ngày hay Piperacillin 12g/ngày (mỗi 8 giờ) phối hợp với Amikacin 1g/ngày trong 7-14 ngày, sau đó giảm liều
nếu tình trạng bệnh nhân cải thiện. Chỉ định cấy máu tìm vi khuẩn từ 2 vị trí trở lên để tăng tỷ lệ phát hiện tác
nhân gây bệnh tại khoa cũng như bệnh viện.
ABSTRACT
Infection of patients with hematologic malignancies at medical oncology department 2
HCM City Oncology Hospital
Purpose: To determine characteristics of infection and antibiotic sensitivity in hematologic malignancies at
medical oncology department 2 - HCM city Oncology Hospital.
Materials and methodes: Fourty - seven patients with hematologic malignancy treated at the HCM City
Oncology Hospital from August 2017 to January 2018 were analyzed retrospectively.
Results: The proportion of infection was 11,7% (respiratory infections accounted for the highest rate of


44,7%). 42,5% of cases identified bacteria (the proportion of sputum culture was 21,3% with the most common
agents were Pseudomonas, Klebsiella và Staphylococcus aureus). Most cases of infection occured in the first
febrile neutropenia cycle. The sensitivity of Imipenem, Piperacillin were high.
Conclusion: Infection is the most common complication in hematologic malignancy following
chemotherapy. Imipenem/cislatin plus Amikacin or Piperacillin và Amikacin should be chosen initially.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm trùng là biến chứng thường gặp nhất ở
BN ung thư, đặc biệt đối với BN mắc bệnh huyết học

ác tính vốn được xếp vào nhóm có nguy cơ cao bị
nhiễm khuẩn. Hơn nữa, khi hóa trị với các phác đồ
liều cao dẫn đến tình trạng suy tủy, là nguyên nhân
gây giảm các dòng tế bào máu kèm những bất

ThS.BS. Bộ môn Ung Bướu Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch - BS. Khoa Nội 2 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
BSCKII. Phó Trưởng Khoa Nội 2 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
3 BSCKII. Trưởng Khoa Nội 2 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
4 TS.BSCKII. Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM, Trưởng Bộ môn Ung Bướu Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

1

2

90

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT
thường trong đáp ứng miễn dịch và tổn thương niêm

mạc đã tạo điều kiện cho nhiễm trùng xuất hiện và
diễn tiến nặng nề thậm chí là tử vong. Ngoài ra, hầu
hết BN được điều trị ngoại trú, điều kiện chăm sóc
hỗ trợ BN trong khi hóa trị còn thấp. Điều này làm
thay đổi đặc điểm nhiễm trùng, thời gian nhiễm trùng
và hiệu quả điều trị kháng sinh ở những BN ung thư
huyết học. Vì vậy quan trọng là việc lựa chọn kháng
sinh đặc biệt là kháng sinh theo kinh nghiệm phải
phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh vì tỷ lệ nhiễm trùng
và loại vi khuẩn thường gặp tại khoa lâm sàng.
Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm khảo sát tình trạng nhiễm trùng trên bệnh
nhân ung thư huyết học điều trị tại khoa Nội 2 Bệnh
viện Ung Bướu TP. HCM, để có thêm hiểu biết về
tình hình nhiễm trùng và tình trạng đề kháng kháng
sinh tại khoa, góp phần cho bác sỹ lâm sàng có định
hướng về tác nhân vi khuẩn thường gặp nhằm sử
dụng kháng sinh hợp lý và hiệu quả.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát tình hình nhiễm trùng và sự nhạy cảm
kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên bệnh nhân
ung thư huyết học tại khoa Nội 2 Bệnh viện Ung
Bướu TP. HCM.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
 Tất cả BN được chẩn đoán và điều trị bệnh lý
huyết học ác tính tại khoa Nội 2, Bệnh viện Ung
Bướu TP HCM trong khoảng thời gian từ 01/08/2017
đến 31/01/2018.
 Có tình trạng nhiễm trùng

Sốt (t ≥

38,5oC)

kèm triệu chứng nhiễm trùng:

 Có thực hiện xét nghiệm nuôi cấy định danh vi
khuẩn và kháng sinh đồ đối với các kháng sinh
thường sử dụng.
+ Cấy máu khi BN sốt ≥ 38º5 kéo dài trên một giờ.
+ Cấy nước tiểu nếu bệnh nhân có biểu hiện
tiểu gát buốt hoặc xét nghiệm tổng phân tích nước
tiểu thấy bạch cầu.
+ Cấy đàm nếu bệnh ho có đàm.
+ Cấy mủ ở vị trí viêm mô tế bào tạo áp xe hóa
mủ hoặc hốc mũi.
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu mô tả.
Chúng tôi thu thập dữ liệu theo bảng thu thập
qua hồ sơ bệnh án.
Dữ liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm
Excel 2003.
KẾT QUẢ
Qua ghi nhận hồi cứu hồ sơ từ 01/08/2017 đến
31/01/2018 tại khoa Nội 2 Bệnh viện Ung Bướu
TP HCM có 47 trường hợp BN được đưa vào nghiên
cứu này.
Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Đặc điểm


Số BN

Tỷ lệ (%)

< 30 tuổi

5

10,6

30-60 tuổi

32

68,1

>60 tuổi

10

21,3

21

44,7

26

55,3


Lymphôm không Hodgkin

41

87,2

Lymphôm Hodgkin

3

6,4

Đa u tủy

2

4,2

Bạch cầu lymphôm cấp

1

2,2

Đái tháo đường

4

8,5


Bệnh lý tim mạch

7

14,9

Chăm sóc nội khoa

3

6,4

Hóa trị

44

93,6

Hóa trị chu kỳ đầu tiên

24

51

Tuổi

+ Nhiễm trùng hầu họng: Những vết loét trên
lưỡi, nướu răng, niêm mạc má.


Giới
Nam

+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Ho có đàm, khó
thở, nghe phổi có rales. Chụp XQ tim phổi có các
dấu hiệu gợi ý viêm phổi.

Nữ

+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Tiểu gát buốt.
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu có bạch cầu
trung tính.
+ Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Tiêu chảy hoặc
phân nhầy máu mủ, có thể có đau quặn, mót rặn.
+ Viêm mô tế bào hoặc áp xe mô mềm: Sưng
nóng đỏ đau tại vùng mô mềm, có thể có ổ áp xe
hóa mủ.
+ Nhiễm trùng huyết: Bệnh cảnh thường nặng
nề, sốt hay lạnh run với ít nhất một lần cấy máu tìm
thấy nguyên nhân gây bệnh.
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

Chẩn đoán bệnh

Tiền sử bệnh

Điều trị

91



HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT
Nhận xét: Nhóm tuổi mắc nhiễm trùng nhiều
nhất là 30-60 tuổi, tiếp theo là nhóm BN > 60 tuổi, tỷ
lệ BN Lymphôm không Hodgkin chiếm chủ yếu và
hầu hết các BN đều hóa trị trước khi nhiễm trùng.
Các triệu chứng lâm sàng
Bảng 2. Các dấu hiệu nhiễm trùng
Dấu hiệu

Số BN

Tỷ lệ (%)

Sốt

35

74,4

Ho đàm

21

44,7

Tiểu gát buốt

3


14,9

Chảy dịch mũi hôi

2

4,2

Sang thương da có mủ

5

10,6

CRP tăng

40

85

Số lượng Neutrophil
Tăng

25

53,9

< 1000

22


47

Nhận xét: Khoảng ½ BN có sốt giảm bạch cầu
hạt độ 3, 4 trước khi nhiễm trùng.
Vị trí nhiễm trùng

Tạp khuẩn

1

2,1

Tìm thấy vi khuẩn gây bệnh

20

42,5

Tổng cộng

47

100

Nhận xét: Tỷ lệ cấy bệnh phẩm dương tính là
gần ½ trường hợp.
Kết quả phân lập vi khuẩn theo bệnh phẩm
Bảng 6. Kết quả phân lập vi khuẩn theo bệnh phẩm
Máu

(BN, %)

Đàm
(BN, %)

Mủ
(BN, %)

Nước
tiểu
(BN, %)

Vi khuẩn
không mọc

13 (93,6)

11 (23,4)

0

1 (2,1)

Tạp khuẩn

1 (2,1)

0

0


0

Tìm thấy vi
khuẩn gây
bệnh

2 (4,3)

10 (21,2)

7 (14,9)

2 (4,3)

47 (100)

47 (100)

47 (100)

47 (100)

Tổng số bệnh
phẩm

Phân bố các loại vi khuẩn
Bảng 7. Phân bố các loại vi khuẩn

Bảng 3. Vị trí nhiễm trùng

Số BN

Tỷ lệ (%)

Nhiễm trùng đường hô hấp

21

44,7

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

3

6,4

Nhiễm trùng sang thương da

5

10,6

Hốc mũi

2

4,3

Không xác định ổ nhiễm


10

21,2

Nhận xét: Gần ½ BN có vị trí nhiễm trùng ở
đường hô hấp.
Phân bố các loại bệnh phẩm
Bảng 4. Phân bố các loại bệnh phẩm
Số BN

Tỷ lệ (%)

Cấy máu

16

34

Cấy đàm

21

44,7

Cấy mủ

7

14,9


Cấy nước tiểu

3

6,4

Số BN

Tỷ lệ (%)

Pseudomonas aeruginosa

7

35

Klebsiella sp

6

25

Enterobacter

1

5

Escherichia coli


1

5

Salmonella spp

1

5

Staphylococcus aureus

4

20

Tổng cộng

20

100

Vi khuẩn Gram (-)

Vi khuẩn Gram (+)

Nhận xét: Vi khuẩn thường gặp
Pseudomonas
(35%),
Klebsiella

(25%)
Staphylococcus (20%).
Phân bố vi khuẩn theo từng loại bệnh phẩm

Máu
Bảng 8. Phân bố vi khuẩn trong các mẫu cấy máu

Nhận xét: Hầu hết các mẫu bệnh phẩm là đàm.
Kết quả phân lập vi khuẩn
Bảng 5. Kết quả phân lập vi khuẩn
Vi khuẩn không mọc

92

Số BN

Tỷ lệ (%)

26

55,4




Số BN

Tỷ lệ (%)

Salmonella spp


1

50

Klebsiella sp

1

50

2

100

Tổng cộng

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT
Đàm
Bảng 9. Phân bố vi khuẩn trong các mẫu cấy đàm
Số BN

Tỷ lệ (%)

Pseudomonas eruginosa

4


40

Klebsiella sp

4

40

Staphylococcus aureus

2

20

10

100

Tổng cộng

Tỷ lệ (%)

Pseudomonas aeruginosa

3

42,9

Staphylococcus aureus


2

28,6

1

14,25

Escherichia coli

1

14,25

7

100

Tổng cộng

Nước tiểu
Bảng 11. Phân bố vi khuẩn trong các mẫu cấy
nước tiểu

Mủ
Bảng 10. Phân bố vi khuẩn trong các mẫu cấy mủ
Số BN

Enterobacter


Klebsiella sp
Tổng cộng

Số BN

Tỷ lệ (%)

1

100

1

100

Sự nhạy cảm kháng sinh của các loại vi khuẩn thường gặp
Bảng 12. Sự nhạy cảm kháng sinh của các loại vi khuẩn
Pseudomonas
(%)

Klebsiella
sp
(%)

Staphylococcus
aureus
(%)

Enterobacter

(%)

Escherichia
coli
(%)

Salmonella
spp
(%)

Ampicillin,

Đề kháng

Đề kháng

Đề kháng

Đề kháng

Đề kháng

Đề kháng

Amikacin

71,4

83


75

Nhạy

Amoxicillin/ clavulanic

Đề kháng

Đề kháng

Đề kháng

Đề kháng

Nhạy

Đề kháng

Cefaclor

Đề kháng

33

Nhạy

KKS

Đề kháng


KKS

Cefoperazone

Đề kháng

66

Nhạy

KKS

Nhạy

KKS

Cefotaxime

Đề kháng

33

Đề kháng

Đề kháng

Đề kháng

Nhạy


Ceftazidine

28,6

33

Đề kháng

Đề kháng

Đề kháng

Nhạy

Ceftriaxone

28,6

33

Nhạy

KKS

Nhạy

KKS

Ciprofloxacin


85,7

66

75

Nhạy

Nhạy

Nhạy

Đề kháng

Colistin

85,7

83

KKS

Đề kháng

Nhạy

KKS

Oxacillin


KKS

KKS

100

KKS

KKS

KKS

Imipenem

42,9

KKS

100

Nhạy

Nhạy

Nhạy

Ertapenem

KKS


66

KKS

Nhạy

KKS

Nhạy

Meropenem

KKS

KKS

KKS

Nhạy

KKS

Nhạy

Gemtamicin

KKS

KKS


Nhạy

Nhạy

Nhạy

Nhạy

Levofloxacin

85,7

66

75

KKS

Nhạy

KKS

Ofloxacin

85,7

33

KKS


KKS

KKS

Đề kháng

KKS

KKS

KKS

KKS

KKS

Ticarcillin/ clavulanic
acid

100

100

Nhạy

Nhạy

Nhạy

Đề kháng


Piperacillin/ clavulanic

KKS

KKS

Nhạy

Nhạy

Nhạy

Nhạy

Trimethoprim/
sulfamethoxazole

KKS

KKS

Nhạy

Nhạy

Nhạy

Nhạy


Fosfomycin

*KKS: không khảo sát
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

93


HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT
Sự đáp ứng với điều trị nhiễm khuẩn theo kinh
nghiệm
Tất cả các trường hợp được chẩn đoán nhiễm
trùng trong nghiên cứu đều được điều trị với kháng
sinh theo kinh nghiệm ngay lúc đầu do thời gian
chúng tôi nhận được kết quả kháng sinh đồ thường
rất chậm, trung bình 5-7 ngày.
Phác đồ thường được sử dụng nhiều nhất là
Imipenem/ Cilastin và Amikacin, Piperacillin/
Tazobactam và Amikacin, đôi khi kết hợp thêm
Vancomycin nếu nghi ngờ nhiễm vi khuẩn gram
dương.
Bảng 13. Sự đáp ứng với điều trị nhiễm khuẩn theo
kinh nghiệm
Đặc điểm
Sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch

20 BN

Số ngày trung bình điều trị kháng sinh
14 ngày


15 BN (75%)

>14 ngày

05 BN (25%)

Thời gian đáp ứng với liệu pháp kháng
sinh theo kinh nghiệm

3,5 ngày

Thời gian nằm viện trung bình

14 ngày

lập được vi khuẩn là 37% và theo Trần Việt Hà năm
2001, tỷ lệ phân lập được vi khuẩn là 65,6%. Như
vậy, tỷ lệ phân lập được vi khuẩn trong nghiên cứu
của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu trong
nước, có thể do chúng tôi chưa có khoa vi sinh, kỹ
thuật lấy mẫu xét nghiệm chưa được tập huấn nhiều
nên có thể còn sai sót trong quá trình lấy mẫu.
Vị trí nhiễm trùng
Trong nghiên cứu này vị trí nhiễm trùng thường
gặp nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp (44,7%), tiếp
đến nhiễm trùng da (10,6%), nhiễm khuẩn tiết niệu
(6,4%). Ngoài ra chúng tôi còn gặp những trường
hợp Lymphôm hốc mũi với tỷ lệ cấy dịch từ hốc mũi
dương tính là 4,3%. Theo Minoru Yoshida (Nhật)

năm 1999, tỷ lệ nhiễm trùng trong 577 BN bạch cầu
cấp sau hóa trị, nhiễm trùng hô hấp hay gặp nhất
(26,6%), sau đó là nhiễm trùng huyết (18%), theo
Trần Việt Hà năm 2001, nghiên cứu 136 BN, kết quả
thấy nhiễm trùng hầu họng là vị trí nhiễm trùng hay
gặp nhất chiếm 40,5%, tiếp đến là nhiễm trùng
đường hô hấp dưới chiếm 30,5%, nhiễm khuẩn
huyết 9,2%.
Bảng 14. Tỷ lệ vị trí nhiễm trùng theo các
nghiên cứu
Tác giả

BÀN LUẬN
Tỷ lệ nhiễm trùng
Trong thời gian từ tháng 08/2017 đến 01/2018
tại khoa Nội 2 chúng tôi điều trị khoảng 400 bệnh
nhân ngoại trú và nội trú, trong đó có 47 bệnh nhân
thuộc đối tượng nghiên cứu. Như vậy, tỷ lệ nhiễm
trùng tại khoa trong thời gian chúng tôi nghiên cứu
là 11,7%. Theo kết quả điều tra của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) năm 1988, nhiễm trùng bệnh viện
là 8,7% [23]. Tại một số Bệnh viện của Hà Nội năm
2006 tỷ lệ nhiễm trùng là 10%. Như vậy tỷ lệ
nhiễm trùng trong nghiên cứu của chúng tôi cao
hơn các nghiên cứu khác, điều này có thể lý giải
được là do đối tượng nghiên cứu là những BN
được hóa trị với các phác đồ liều cao nên tỷ lệ
giảm bạch cầu đa nhân trung tính (31,9%), sự suy
giảm miễn dịch, điều kiện chăm sóc và hỗ trợ BN
ngoại trú và nội trú chưa được tốt. Tất cả điều đó

làm cho vi khuẩn thường trú hay có sẵn trong môi
trường có điều kiện phát triển.

Nhiễm
trùng
hầu
họng

Minoru
(1999)

Nhiễm
trùng
hô hấp

Nhiễm
trùng
huyết

Apxe

mềm

26,6%

11,8%

11,3%

9,2%


7,6%

Madani
(2000)

21,7%

13,2%

Trần
Việt Hà
(2001)

40,5%

30,5%

Nhiễm
trùng
tiết
niệu

4,6%

Hầu hết các tác giả đều thấy nhiễm khuẩn hô
hấp chiếm tỷ lệ cao sau đó là nhiễm khuẩn huyết,
đây là hai vị trí nhiễm khuẩn quan trọng dễ có nguy
cơ tử vong. Trong nghiên cứu của chúng tôi nhiễm
khuẩn đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao. Tùy vào đặc

trưng trong phương pháp điều trị ở từng nơi và đối
tượng chẩn đoán mà có sự khác biệt về vị trí nhiễm
khuẩn ngoài nhiễm khuẩn hô hấp. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, đa số BN được điều trị hóa chất làm
giảm bạch cầu hạt trung tính và gây tổn thương
niêm mạc, trong đó có niêm mạc đường hô hấp đã
tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Tỷ lệ phân lập vi khuẩn
Tỷ lệ phân lập được vi khuẩn theo nghiên cứu
của chúng tôi là 42,5%, trong đó, nhiều nhất là cấy
mủ (100%) tiếp theo là đàm (47,6%), tỷ lệ cấy máu
thấp chỉ với 12,5%. Theo nghiên cứu, Yoshida M
năm 1997 ở những BN ung thư huyết học, tỷ lệ phân
94

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT
Sự phân bố các loại vi khuẩn

KẾT LUẬN

Bảng 15. Sự phân bố vi khuẩn theo các nghiên cứu

Nhiễm trùng là biến chứng thường gặp trong
điều trị bệnh lý ung thư hệ tạo huyết với tỷ lệ là
11,7% trong đó nhiễm trùng đường hô hấp thường
gặp nhất. Tỷ lệ 42,5% các trường hợp mẫu bệnh

phẩm tìm thấy vi khuẩn gây bệnh và chủ yếu là
Pseudomonas. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh khá cao
với các nhóm kháng sinh thông thường, vì vậy cần
thiết sử dụng kháng sinh mạnh, liều cao và phối hợp
các kháng sinh ngay từ đầu trong thời gian chờ đợi
kết quả kháng sinh đồ sau đó giảm liều dần sau 1
tuần khi lâm sàng BN cải thiện.

Năm

Tác giả

Nhóm Vi
khuẩn
hay gặp

Chủng vi khuẩn hay gặp
theo thứ tự

1997

Chanock
- SJ

Trực
khuẩn
Gram (-)

Enterococcus kháng
Vancomycin


1999

Salaza

Cầu khuẩn
Gram (+)

S.aureus

2001

Trần Việt


Trực
khuẩn
Gram (-)

Acinetobacter baumanii,
Pneudomonas aeruginosa
Escherichia coli, Klebsiella

Chủng vi khuẩn thường gặp trong nghiên cứu
của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu trên
thế giới cũng như trong nước. Theo Mandani
(2000), việc sử dụng kháng sinh dự phòng, kháng
sinh phổ rộng và một số thủ thuật xâm nhập ở bệnh
nhân ung thư bao gồm: đặt sonde tiểu, sinh thiết,
catheter tĩnh mạch trung tâm lâu ngày làm cho tình

trạng nhiễm khuẩn nặng lên, đặc biệt là do trực
khuẩn Gram (+). Còn tại khoa chúng tôi có lẽ do
các thủ thuật xâm nhập ít nên tỷ lệ nhiễm khuẩn do
cầu khuẩn Gram (+) thấp.
Sự nhạy cảm của các loại vi khuẩn
Đối với Pseudomonas aeruginosa, qua nghiên
cứu chúng tôi ghi nhận mức độ đề kháng kháng sinh
rất cao ở nhóm thuốc thông thường như nhóm
Cephalosporins, ampicillin, và tỷ lệ <50% với
Imepenem và còn nhạy với nhóm Quinolon.
Đối với Klebsiella là tác nhân gây nhiễm trùng
đứng hàng thứ 2, với đặc tính đề kháng chéo rất cao
trong những trường hợp sử dụng nhiều kháng sinh,
đây là đặc tính do khả năng sản xuất ESBLs, giúp
lan truyền tính kháng thuốc rất nhanh. Với các đặc
tính này, chúng kháng hầu như với nhóm
Cephalosporin, aminoglycoside, nhóm Quinolon và
ertapenem thì kháng ít hơn.
Đối với Staphylococcus aureus là nhóm vi
khuẩn gram dương chiếm tỷ lệ thứ 3 trong nghiên
cứu, đã kháng nhóm Penicillin, nhưng vẫn nhạy với
nhóm aminoglycoside, Quinolon, Imepenem. Với
Vancomycin không khảo sát trong kháng sinh đồ,
nhưng trên thực tế lâm sàng chúng tôi có cân nhắc
sử dụng thêm Vancomycin, do các nghiên cứu hiện
nay Staphylococcus aureus vẫn còn nhạy với
Vancomycin.
Ở hầu hết các chủng vi khuẩn, chúng tôi ghi
nhận sự nhạy cón rất cao ở những nhóm thuốc như
Ticarcillin/ sulbactam, Meropenem, Imipenem/

cislatin và Quinolon.
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

KIẾN NGHỊ
Phác đồ có thể lựa chọn đầu tay là Imipenem
và Amikacin hay Piperacillin và Amikacin. Cân nhắc
việc thêm Vancomycin cho những trường hợp nghi
ngờ nhiễm vi khuẩn gram dương.
Chỉ định cấy tìm vi khuẩn từ 2 vị trí trở lên để
tăng tỷ lệ tìm ra tác nhân gây bệnh tại khoa cũng
như bệnh viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Vũ Hà Thanh, Huỳnh Văn Mẫn, Nguyễn Tấn
Bỉnh (2009), So sánh hiệu quả Imipenem/
Cilastatin và Piperacilin/Tazobactam kết hợp với
Amikacin trong điều trị bệnh nhân sốt giảm bạch
cầu hạt sau hóa trị liệu, Y học Việt Nam, 2/2010,
169-175.
2. Lê Thị Anh Thư, Võ Thị Chi Mai, Nguyễn Phúc
Tiến & Đặng Thị Vân Trang (2008), "Đánh giá sự
kháng thuốc của bệnh nguyên nhiễm khuẩn
bệnh viện", Tạp chí y học thực hành, số 1, pp.
194-195.
3. Ngô Ngọc Ngân Linh, Nguyễn Tấn Bỉnh, Hoàng
Duy Nam, Huỳnh Đức Vĩnh Phú (2011), Tình
hình nhiễm khuẩn trên bệnh nhân điều trị đặc
hiệu bệnh bạch cầu cấp tại khoa lâm sàng người
lớn bệnh viện truyền máu – huyết học TP Hồ Chí
Minh từ 6/2010 đến 2/2010.

4. Trần Việt Hà (2001), Nghiên cứu tình trạng
nhiễm trùng do vi khuẩn ở những bệnh nhân
mắc bệnh cơ quan tạo máu có giảm bạch cầu
trung tính tại Viện Huyết Học-Truyền Máu, Luận
văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, ĐH Y Dược Hà Nội:
31 -33.
Tiếng Anh
1. Chanock S.J & Pizzo P.A (1997), "Infections
comlications of patients undergoing therapy for
acute leukemia: current status and future
prospects", Semin- Oncal, 24 (1), pp. 132 -140.
95


HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT
2. Madani T.A (2000), "Clinical infections and blood
stream isolates asociated with fever in patients
undergoing chemotherapy for acute myeloid
leukemia", Infection, 28(6), pp. 367-373.
3. Salaran R, Sola C, Marato P, Tabernero JM & al
(1999), "Infections complications in 126 patients
treated with high - dose, chemotherpy and
autologous
periphenal
blood
stem
cell

96


tranplantation", Bone marrow Transplant, (23),
pp. 27 - 33.
4. Yoshida M (1997), "Infection in patients with
Hematological Disease: Recent Advances in
serological Diagnosis and Empitic Therapy",
Internatial Journal of Hematology 66, pp. 279 289

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM



×