Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu đặc điểm di căn xương ở bệnh nhân ung thư được xạ hình xương tại Bệnh viện Bạch Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.92 MB, 7 trang )

HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI CĂN XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN
UNG THƯ ĐƯỢC XẠ HÌNH XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
PHẠM CẨM PHƯƠNG1, NGUYỄN TIẾN ĐỒNG2, TRẦN ĐÌNH HÀ2
NGUYỄN THỊ HUYỀN MY3, ĐÀO THỊ MINH TÂM3
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm di căn xương ở bệnh nhân ung thư được xạ hình xương tại
Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu cắt ngang trên kết quả xạ hình xương của 646 bệnh nhân
ung thư trong thời gian 1/1/2018- 31/5/2018.
Kết quả: 646 bệnh nhân ung thư gồm 61,8% nam, 38,2% nữ, phân bố trong độ tuổi từ 12-91 tuổi, tập trung
chủ yếu ở độ tuổi 50-70 (66,6%). Trong số các nhóm ung thư, ung thư phổi là bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất
(36,5%), ung thư tuyến tiền liệt lại có tỉ lệ di căn xương cao nhất (65,6%). Di căn xương phát hiện bằng xạ hình
có đặc điểm là hầu hết tăng hoạt độ phóng xạ, chủ yếu là đa ổ (76%), và phân bố chủ yếu ở xương sườn
(46,6%), cột sống (54,3%), xương chậu (24%), xương đùi (16,7%).
Kết luận: Di căn xương được phát hiện hơn 1/3 số bệnh nhân ung thư. Các vị trí di căn tỉ lệ cao là xương
cột sống, xương sườn, xương chậu, xương đùi. Tổn thương chủ yếu là tăng hoạt độ phóng xạ, đa ổ và không
đối xứng. Xạ hình xương là phương pháp có giá trị lớn trong chẩn đoán ung thư di căn xương.
Từ khóa: Xạ hình xương, di căn xương, đặc điểm di căn.
ABSTRACT
Study of characterizes skeletal metastasis in cancer patients
by bone scintigraphy at Bach Mai hospital
Objective: Describe characterizes of skeletal metastasis in cancers detected by bone scintigraphy at
Nuclear Medicine and Oncology Center- Bach Mai hospital
Methods: A cross-sectional retrospective cohort study on bone scintigraphy results of 646 cancer patients
from 1/1/2018 to 31/5/2018
Results: Among 646 cancer patients, 61,8% is male, 38.2% is female, the age is from 12-91 years old,
focusing on 50-70 years old (66.6%). Among groups of primary cancers, lung cancer has the highest proportion
(36.5%), prostate cancer has the highest metastasis prevalence (65.6%). Bone metastases detected by bone
scintigraphy are characterized by increasing activity of radioactivity, being mainly multifocal (76%) and mainly


distributed in the ribs (46.6%), spine (54.3%), pelvis (24%), and femur (16.7%).
Conclusion: Bone metastases are detected in one third of metastatic cancer cases. The most common
sites of bone metastases are spine, ribs, pelvis and femur. Almost bone lesions are increased radioactivity,
multiple sites and asymmetric. Bone scintigraphy is the very important imaging modality used in the evaluation
of bone metastases.
Keyword: Bone scintigraphy, scintigraphy, metastasis characterizes.

PGS.TS. Trung tâm Y học hạt nhân và Ung Bướu-Bệnh viện Bạch Mai
Trung tâm Y học hạt nhân và Ung Bướu-Bệnh viện Bạch Mai
3 Sinh viên Khoa Y Dược-Đại học Quốc gia Hà Nội

1

2

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

133


HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư di căn xương là tình trạng những
tế bào ung thư từ ổ nguyên phát di căn đến tổ chức
xương làm tổn hại đến cấu trúc của xương, nó có
thể xuất hiện rất sớm mà không có triệu chứng
lâm sàng. Hệ thống xương là một trong những
cơ quan ung thư hay di căn nhất và thường gây ảnh
hưởng nhiều nhất đến chất lượng cuộc sống người
bệnh do gây đau đớn. Xương là vị trí ung thư hay di

căn đứng hàng thứ ba sau phổi và gan. Di căn
xương xảy ra ở hầu hết các loại ung thư, thường
gặp nhất ở ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và
ung thư vú. Các loại ung thư khác cũng gặp di căn
xương với tỉ lệ thấp hơn là ung thư thận tiết niệu,
ung thư dạ dày… [1].
Triệu chứng lâm sàng của ung thư di căn
xương đặc trưng bởi đau dữ dội, suy giảm khả năng
vận động, gãy xương do bệnh lý, chèn ép tủy sống,
bất sản tủy xương và tăng calci huyết[2]. Chẩn đoán
ung thư di căn xương phải dựa trên nhiều phương
pháp thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh,...
Hiện nay, phương pháp cận lâm sàng có giá trị cao
trong phát hiện ung thư di căn xương là chụp
PET/MRI, PET/CT hoặc ghi hình xương bằng đồng
vị phóng xạ (xạ hình xương). Xạ hình xương dựa
trên nguyên lý chuyển hóa của vùng xương tổn
thương đang sửa chữa nên có thể đánh giá sớm
được tổn thương thứ phát trên hệ xương và ghi hình
được toàn bộ hệ xương hơn là các phương pháp
chụp hình bằng tia phóng xạ (X- quang, chụp cắt lớp
vi tính) hay chụp cộng hưởng từ, ngoài ra giá thành
rẻ hơn và thời gian thực hiện nhanh hơn chụp
PET/CT.
Tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, xạ hình xương là phương pháp
đầu tay để xác định các tổn thương di căn xương. Vì
vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu:

Xác định vai trò của xạ hình xương trong chẩn
đoán ung thư di căn xương.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân ung thư được xạ hình xương tại
Bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2018 đến 31/05/2018.
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu, mô tả, cắt ngang.
Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập thông tin từ kết quả chụp xạ hình
xương của 646 bệnh nhân được lưu trữ tại cơ sở.
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được thống kê bằng phần mềm EXCEL
2013 và phân tích bằng SPSS 20.0.
Đạo đức nghiên cứu
Thông tin của đối tượng nghiên cứu được
đảm bảo giữ bí mật và chỉ dùng cho mục đích
nghiên cứu.
Kỹ thuật chụp xạ hình xương
- Thiết bị: Máy gamma.
- Dược chất phóng xạ: Tecnetium-99mmethylen disphosphanate (Tc-99m – MDP) do viện
nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cung cấp.
- Liều dược chất phóng xạ: 20mCi/ bệnh nhân;
tiêm tĩnh mạch. Ghi hình vào thời điểm 2,5 - 3 giờ
sau tiêm.
- Quá trình thực hiện: chẩn bị bệnh nhân, tiêm
dược chất phóng xạ, sau 3 giờ thực hiện chụp
trên máy Gamma Camera sau đó xử lí, tổng hợp
hình ảnh.

Mô tả đặc điểm tổn thương xương phát hiện
bằng xạ hình xương trên bệnh nhân ung thư.


134

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT
KẾT QUẢ
ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Biểu đồ 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính
Nhận xét: Số bệnh nhân nam được xạ hình xương nhiều hơn bệnh nhân nữ
40%

34,7%

35%

31,9%

30%

25%
20%

16,3%

15%

11,8%


10%
5%
5%
0%
<40

40-49

50-59

60-69

≥70

Biểu đồ 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi
Nhận xét: Phần lớn trường hợp thuộc nhóm tuổi từ 50 đến 69, chiếm đến 66,6%. Nhóm tuổi ít gặp nhất là
nhóm < 40 tuổi (5%).

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

135


HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT
Kết quả đặc điểm xạ hình xương

Biểu đồ 3. Tỷ lệ các bệnh nhân ung thư được xạ hình xương
Nhận xét: Loại ung thư nguyên phát phổ biến nhất là ung thư phổi (36,5%), tiếp theo là các loại ung thư:
ung thư đại trực tràng (9,6%), ung thư dạ dày (8.8%), ung thư gan mật tụy (7,9%), ung thư vú (6,7%).

Bảng 1. Số lượng và tỷ lệ các bệnh ung thư phát hiện di căn xương trên xạ hình xương (n=605)
Loại ung thư

STT

Tổng số (n)

Số di căn (n)

Tỉ lệ di căn (%)

1

Ung thư tuyến tiền liệt

32

21

65,6

2

Ung thư phổi

236

114

48,3


3

Ung thư đầu mặt cổ

22

10

45,5

4

Ung thư thận - tiết niệu

16

7

43,8

5

Ung thư vú

43

18

41,9


6

Ung thư giáp

31

10

32,3

7

Ung thư khác

33

10

30,3

8

Ung thư tử cung - buồng trứng

22

4

18,2


9

Ung thư gan - mật - tụy

51

9

17,6

10

Ung thư dạ dày

57

10

17,5

11

Ung thư đại trực tràng

62

8

12,9


Tổng

605

221

36,5

Nhận xét: Di căn xương hay gặp nhất ở ung thư tuyến tiền liệt với tỉ lệ 65,6%, ít hơn là ung thư phổi với
48,3%, ung thư đầu mặt cổ 45,5%. Các loại ung thư gây di căn xương với tỉ lệ thấp là ung thư đại trực tràng
với 12,9%, ung thư dạ dày 17,5%, ung thư gan- mật- tụy với 17,6%.

136

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT
Bảng 2. Phân bố vị trí hay gặp di căn xương ở bệnh nhân ung thư trên xạ hình xương (n=221)
STT

Vị trí

Số lượng (n)

Tỉ lệ (%)

1


Xương cột sống

120

54,3

2

Xương sườn

103

46,6

3

Xương chậu

53

24,0

4

Xương sọ

46

20,8


5

Xương đùi

37

16,7

6

Xương vai

24

10,9

7

Xương cánh tay

22

10,0

8

Xương ức

21


9,5

9

Xương đòn

10

4,5

10

Xương cẳng chân

8

3,6

11

Xương cẳng tay

2

0,9

Nhận xét: Các vị trí di căn hay gặp nhất là xương cột sống với tỉ lệ 54,3%, xương sườn 46,6%, xương
chậu 24%. Các vị trí di căn ít gặp nhất là xương cẳng tay với 0,9%, xương cẳng chân 3,6%, xương đòn 4,5%.

Biểu đồ 4. Tỉ lệ di căn đơn ổ, đa ổ (n=221)

Nhận xét: Trong tổng số 221 bệnh nhân di căn, đa số bệnh nhân di căn xương đa ổ, chiếm 76%, 24%
bệnh nhân di căn xương đơn ổ.
Bảng 3. Số lượng và tỷ lệ bệnh nhân có di căn đa ổ trong tổng số bệnh nhân di căn (n=221)
STT

Ung thư

Tổng số (n)

Di căn đa ổ

Tỉ lệ đa ổ (%)

1

Ung thư thận - tiết niệu

7

7

100

2

Ung thư tuyến tiền liệt

21

18


85,7

3

Ung thư phổi

114

92

80,7

4

Ung thư dạ dày

10

8

80

5

Ung thư giáp

10

8


80

6

Ung thư tử cung - buồng trứng

4

3

75

7

Các loại ung thư khác

10

7

70

8

Ung thư gan - mật - tụy

9

6


66,7

9

Ung thư vú

18

11

61,1

10

Ung thư đại trực tràng

8

4

50

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

137


HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT


11

Ung thư đầu mặt cổ

10

4

40

Tổng

221

168

76,0

Nhận xét: Trong 221 bệnh nhân di căn xương, có 7 bệnh nhân ung thư thận - tiết niệu nhưng đều là bệnh
nhân di căn đa ổ (100%), tiếp đó là ung thư tuyến tiền liệt 85,7%, ung thư phổi 80,7%... Các loại ung thư ở
vùng đầu mặt cổ ít di căn đa ổ nhất nhưng cũng chiếm 40%.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu đã đánh giá tổn thương trên
xạ hình xương của 646 bệnh nhân ung thư được
xạ hình xương tại Trung tâm Y học hạt nhân và
Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, trong đó tỷ lệ nam
giới (61,7%,) gấp 1,5 lần tỷ lệ nữ giới (38,3%). Các
bệnh nhân nằm trong độ tuổi từ 12 đến 91 tuổi, phần
lớn trường hợp thuộc nhóm tuổi 50 - 70 tuổi
(66,6%). Nghiên cứu của M. A. Wani và cộng sự tại

Ấn Độ công bố năm 2014 trên 24768 bệnh nhân
cũng chỉ ra phần lớn bệnh nhân thuộc nhóm tuổi 50 70 tuổi với 45,2%[3].
Trong 12 nhóm ung thư, ung thư nguyên phát
phổ biến nhất là ung thư phổi (36,5%), chiếm hơn
1/3 tổng số ca nghiên cứu, các loại ung thư khác
đều chiếm tỷ lệ thấp hơn 10%. So với nghiên cứu
của Mai Trọng Khoa tại cùng địa điểm thực hiện năm
2009 trên 2177 bệnh nhân ung thư xạ hình xương,
phân bố tỉ lệ các loại ung thư có sự khác biệt: ung
thư vú chiếm tỷ lệ cao nhất (20,7%); tỷ lệ các loại
ung thư nguyên phát khác đều xấp xỉ
10%[4]. Nghiên cứu của V. A. Singh tại Malaysia năm
2009 trên 204 bệnh nhân cũng cho ra kết quả ung
thư vú chiếm tỷ lệ cao nhất (23,2%)[5]. Có thể giải
thích sự khác biệt này là do thời điểm nghiên cứu
khác nhau và do đặc điểm dịch tễ bệnh ung thư tại
địa điểm nghiên cứu có sự khác biệt.
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ di căn xương phát
hiện bởi xạ hình xương cao nhất ở ung thư tuyến
tiền liệt (65,6%), khoảng 40-50% ở các loại ung thư
phổi, ung thư đầu mặt cổ, ung thư vú, ung thư thậntiết niệu. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu
của Areerak Phanphaisarn và cộng sự năm 2016
thực hiện trên 35838 bệnh nhân ung thư Thái Lan
với kết quả ung thư tuyến tiền liệt có tỉ lệ di căn
xương cao nhất (21,5%), sau đó là các loại ung thư
phổi (10,7%), ung thư thận- tiết niệu (9,3%), ung thư
vú (8,3%). Tuy nhiên, tỉ lệ di căn xương ở nghiên
cứu trên thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi,
có thể giải thích được bằng đặc điểm dịch tễ phát
hiện ung thư giai đoạn muộn ở Việt Nam [6].

Đánh giá vị trí di căn xương trong nghiên cứu,
chúng tôi nhận thấy thứ tự các vị trí di căn nhiều
nhất bao gồm xương cột sống với 54,3%, xương
sườn 46,6%, xương chậu 24% phù hợp với kết quả
138

nghiên cứu của Kakhki và cộng sự năm 2013, trên
160 bệnh nhân ung thư, cũng cho kết quả tương tự:
xương cột sống 18,8%, xương sườn 14,4%, xương
chậu 9,4%[7]. Phân bố vị trí tương tự cũng được thấy
ở từng loại ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến
tiền liệt, ung thư phổi trong các nghiên cứu của Hulin
(1991), Changyin Wang (2015)[8,9].
Trong số 221 kết quả xạ hình xương có tổn
thương thứ phát, có 168 kết quả tương ứng với 76%
là tổn thương đa ổ. Nghiên cứu trên cỡ mẫu 38 bệnh
nhân ung thư của Füsun Aydoğan (2014), tỉ lệ tổn
thương đa ổ là 84,2%, có thể có sự khác biệt do cỡ
mẫu chưa tương đồng[10]..
Tỷ lệ bệnh nhân di căn xương đa ổ ở bệnh
nhân ung thư thận - tiết niệu là 100% nhưng số
lượng bệnh nhân ung thư thận - tiết niệu ít (n=7)
nên không có giá trị thống kê. Bệnh nhân ung thư
phổi di căn đa ổ là 80,7% cao hơn nhiều so với
nghiên cứu của Zhou Yang với kết quả 59,2%,
có thể giải thích do cỡ mẫu nghiên cứu lớn hơn
(n=2021) và phương pháp xác định di căn xương
của nghiên cứu này ngoài dựa trên phương pháp
sử dụng dược chất phóng xạ, còn sử dụng các
phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như

X-Quang, chụp cộng hưởng từ[11].
KẾT LUẬN
Nghiên cứu kết quả xạ hình xương bằng
Tc-99m-MDP của 646 bệnh nhân ung thư tại Trung
Tâm Y học hạt nhân và Ung Bướu Bệnh Viện Bạch
Mai từ 01/01/2018 đến 31/05/2018 cho thấy:
66,6% bệnh nhân ung thư được chỉ định xạ
hình xương ở độ tuổi 50 - 70 tuổi.
34% số bệnh nhân ung thư có tổn thương di
căn xương phát hiện được trên xạ hình xương: ung
thư tuyến tiền liệt (65,6%); ung thư phổi (36,5%).
Di căn xương phát hiện bằng xạ hình có đặc
điểm là hầu hết tăng hoạt độ phóng xạ, chủ yếu là
đa ổ (76%) không đối xứng và phân bố chủ yếu ở
xương sườn (46,6%), cột sống (54,3%), xương chậu
(24%), xương đùi (16,7%).
Xạ hình xương là phương pháp có giá trị trong
chẩn đoán ung thư di căn xương.
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Coleman R.E. (2001). Metastatic bone disease:
clinical features, pathophysiology and treatment
strategies. Cancer Treat Rev, 27(3), 165–176.
2. Cecchini M.G., Wetterwald A., Pluijm G. van der
và cộng sự. (2005). Molecular and Biological
Mechanisms of Bone Metastasis. European
Urology Supplements, 3(4), 214–226.

3. M.A. Wani (2014). (1) Cancer trends in Kashmir;
Common types, site incidence and demographic
profiles: National Cancer Registry 2000-2012.
Indian Journal of Cancer, 55(2), 133–137.
4. Mai Trọng Khoa (2010), Ứng dụng kỹ thuật xạ
hình SPECT tại Trung tâm Y học hạt nhân và
Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai.
/>5. Singh V.A., Haseeb A., và Alkubaisi A.A.H.A.
(2014). Incidence and outcome of bone
metastatic disease at University Malaya Medical
Centre. Singapore Med J, 55(10), 539–546.
6. Phanphaisarn A., Patumanond J., Settakorn J.
và cộng sự. (2016). Prevalence and Survival

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

Patterns of Patients with Bone Metastasis from
Common Cancers in Thailand. Asian Pac J
Cancer Prev, 17(9), 4335–4340.
7. Kakhki V.R.D., Anvari K., Sadeghi R. và cộng
sự. (2013). Pattern and distribution of bone
metastases in common malignant tumors.
Nuclear Medicine Review, 16(2), 66–69.
8. Tubiana-Hulin M. (1991). Incidence, prevalence
and distribution of bone metastases. Bone, 12
Suppl 1, S9-10.
9. Wang C., Shen Y., và Zhu S. (2015). Distribution
Features of Skeletal Metastases: A Comparative
Study between Pulmonary and Prostate
Cancers. PLoS One, 10(11).

10. Aydoğan F., Kalender E., Rifaioğlu M. và cộng
sự. (2014). Regional distribution of bone
metastases in skeletal system. Dicle Tıp Dergisi,
41(1).
11. Zhou Y., Yu Q.-F., Peng A.-F. và cộng sự.
(2017). The risk factors of bone metastases in
patients with lung cancer. Sci Rep, 7.

139



×