Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Khảo sát quy trình lập kế hoạch điều trị bệnh ung thư cổ tử cung bằng kỹ thuật xạ trị ngoài kết hợp với xạ trị áp sát tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.92 MB, 9 trang )

XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ

KHẢO SÁT QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ
BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG BẰNG KỸ THUẬT XẠ TRỊ NGOÀI
KẾT HỢP VỚI XẠ TRỊ ÁP SÁT TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÔ TRUNG NGHĨA1, ÂU DUY TÂN2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát quy trình lập kế hoạch xạ trị ngoài kết hợp xạ trị áp sát cho bệnh nhân ung thư cổ tử
cung tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá sự tối ưu của quy trình và tìm hiểu các yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Đồng thời làm rõ tầm quan trọng của việc kết hợp xạ trị ngoài và xạ trị áp
sát trong điều trị ung thư cổ tử cung.
Đối tượng, phương pháp: Tiến hành nghiên cứu lý thuyết về ung thư cổ tử cung, về quy trình xạ trị và lập
kế hoạch xạ trị ngoài kết hợp xạ trị áp sát cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Ung Bướu thành
phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu và đưa ra những dẫn chứng về tầm quan trọng của việc kết hợp xạ trị ngoài với
xạ trị áp sát cho bệnh ung thư cổ tử cung.
Tiến hành thực nghiệm so sánh kế hoạch xạ trị ngoài đơn thuần với kế hoạch xạ trị kết hợp giữa xạ trị
ngoài và xạ trị áp sát để đánh giá độ tối ưu giữa hai kế hoạch, thống kê hồi cứu 99 ca bệnh (từ tháng 11/2017
– 3/2018) đã được điều trị bằng phác đồ xạ trị kết hợp giữa xạ trị ngoài và xạ trịáp sát để đánh giá chất lượng
các kế hoạch đã được lập, rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng điều trị.
Kết quả: Kế hoạch 1: Xạ trị ngoài bằng kỹ thuật 3D-CRT kết hợp với xạ trị áp sát.
Liều tối đa vào PTV là 50,6Gy, liều tối thiểu vào PTV là 39,0Gy, liều tối đa vào bàng quang là 51,4Gy, liều
tối đa vào trực tràng là 49,8Gy. Quan sát biểu đồ DVH, đối chiếu với giới hạn liều vào bàng quang, trực tràng,
ta nhận thấy bàng quang, trực tràng đều nằm trong ngưỡng an toàn. Như vậy, xạ trị ngoài hoàn toàn đạt yêu
cầu đặt ra về liều vào cơ quan lành.
Các điểm bàng quang, trực tràng đều đạt yêu cầu về liều xạ trị áp sát theo ICRU 38 (≤ 5,6Gy).
Khi kết hợp xạ trị ngoài và xạ trị áp sát, liều vào bướu lên đến hơn 68 Gy, nhưng vẫn đạt các tiêu chuẩn
của ICRU 62, 38; cơ quan lành vẫn được bảo vệ tốt theo tiêu chuẩn.
Kế hoạch 2: Xạ trị ngoài bằng kỹ thuật 3D-CRT đơn thuần
Liều tối đa vào PTV là 102,9%, liều tối thiểu vào PTV là 95%. Dựa theo tiêu chuẩn của ICRU 62: liều vào
PTV phải đạt từ 95% đến dưới 107%. Như vậy kế hoạch Đợt 1A hoàn toàn đạt yêu cầu về liều vào bướu. Tuy


nhiên, quan sát biểu đồ DVH, ta thấy trực tràng đã nhận liều vượt quá giới hạn liều vào thể tích. Đối chiếu với
liều giới hạn đối với trực tràng là V50 < 50%, nghĩa là thể tích trực tràng nhận liều 50Gy phải dưới 50%. Ở Đợt
1A, V50 của trực tràng đã lên đến 100%, trực tràng đã hoàn toàn bị quá liều, không thể tiếp tục nâng liều vào
bướu được nữa do có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho trực tràng, vì vậy không cần đánh giá đợt bổ sung.
Thống kê hồi cứu: Tổng liều cực tiểu vào bướu đều đạt trên 68Gy, nghĩa là liều trung bình vào bướu có
khả năng đạt từ 70 đến hơn 80Gy, chất lượng kiểm soát bướu được nâng cao rất nhiều so với chỉ xạ trị ngoài
đơn thuần.
Tổng liều cực đại vào bàng quang và trực tràng đa số đều nằm dưới ngưỡng tổng liều giới hạn. Như vậy có
nghĩa là liều trung bình vào bàng quang, trực tràng khi xạ trị kết hợp đều thấp hơn chuẩn vì ngay cả giá trị cực
đại cũng chưa vượt qua chuẩn. Hiệu quả kiểm soát cơ quan lành đạt chất lượng cao. Như vậy có thể đánh giá
được kế hoạch điều trị kết hợp xạ trị ngoài và xạ trị áp sát tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh đạt
chất lượng cao.
1
2

KS. Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật Phóng xạ - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM
CNVL. Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG-TP.HCM

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

289


XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ
Kết luận: Quy trình lập kế hoạch xạ trị ngoài, xạ trị áp sát tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh
cho ra được những kế hoạch điều trị đạt tiêu chuẩn của ICRU 62, ICRU 38.
Tỷ lệ đạt chuẩn của kế hoạch xạ trị tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh ở mức cao.
Với kế hoạch xạ trị ngoài kết hợp xạ trị áp sát, liều vào bướu đạt được rất cao, liều tối thiểu vào bướu đã
lên đến 68,8Gy nhưng bàng quang và trực tràng vẫn đạt liều dưới ngưỡng xảy ra biến chứng.
Kế hoạch xạ trị ngoài đơn thuần với kỹ thuật 3D-CRT chỉ nâng liều vào bướu lên được tới khoảng

68 - 70Gy (theo lý thuyết), tuy nhiên khi thực nghiệm chỉ mới 60Gy đầu tiên thì trực tràng đã vượt quá liều xảy
ra biến chứng, do đó không thể tiếp tục nâng liều vào bướu.
Kết hợp xạ trị ngoài và xạ trịáp sát trong điều trị ung thư cổ tử cung sẽ cho hiệu quả tối ưu hơn chỉ xạ ngoài
đơn thuần: liều vào bướu cao, liều vào cơ quan lành đạt chuẩn. Do đó, các cơ sở xạ trị ở Việt Nam không có
máy xạ trị áp sát, sau khi xạ trị ngoài cho bệnh nhân nên chuyển bệnh nhân tới các cơ sở có xạ trị áp sát để
tiếp tục điều trị.
ABTRACT
Survey on the treatment planning process of treating cervical cancer by external radiotherapy
combined with internal radiotherapy at Ho Chi Minh City - Oncology Hospital
Target: Survey on the treatment planning process by radiation therapy for patients with cervical cancer at
the Ho Chi Minh City Oncology Hospital, evaluating the optimum procedure and understanding the visual
factors which affects the quality of treatment. At the same time, the importance of incorporating external
radiotherapy and internal radiotherapy in treatment of cervical cancer is highlighted.
Objects, methods: Conducting theoretical research on cervical cancer, radiotherapy procedure and
planning process of external radiotherapy in combination with internal radiotherapy for patients with cervical
cancer at Ho Chi Minh City Oncology Hospital, study and provide evidence of the importance of incorporating
external radiotherapy and internal radiotherapy for cervical cancer.
Experiments was conducted to compare between the external radiotherapy plan and the plan combining
external and internal radiotherapy to evaluate the optimum between the two plans. 99 case which was treated
with combination of external and internal radiotherapy (from November - 2017 to March - 2018) was studied to
assess the quality of the plans and its affected factors.
Results:
•Plan 1: External radiotherapy with 3D-CRT combined with internal radiotherapy.
The maximum dose on PTV was 50.6Gy, the minimum dose on PTV was 39.0Gy, the maximum dose in
the bladder was 51.4Gy, the maximum dose on the rectum was 49.8Gy. Observing the DVH histogram,
compared to the dose limit on the bladder and rectum, we find that the two organs are within the safety
threshold. As such, external radiotherapy completely satisfies the dose requirements in healthy organs.
Bladder and rectal points meet ICRU 38 (≤ 5.6Gy) requirements.
When combining external radiotherapy and internal radiotherapy, the dose entering the tumor is greater
than 68Gy, but still meets the criteria of ICRU 62, 38. Healthy organs are still well protected by standard.

•Plan 2: External radiotherapy with 3D-CRT alone.
The maximum dose on PTV is 102.9%, the minimum dose on PTV is 95%. Based on ICRU 62 standard:
PTV dose must be between 95% and 107%. Therefore, stage 1A completely fulfills the dose requirement on
tumors. However, observing the DVH histogram, the rectum has received a dose that exceeds the limit on
volume. Comparing with the rectal limit dose of V50 is <50%, meaning that the rectal volume receiving 50Gy
should be less than 50%. At Stage 1A, rectal V50 is up to 100%, the rectum was completely overdose, and we
can not continue to increase the dose in the hump anymore because it can cause serious complications in the
rectum, therefore we no need to evaluate additional stage.
•Retrospective statistics: The total minimal dose to the tumor was above 68Gy, meaning that the average
dose in the tumor was 70 to 80Gy, and the tumor control quality was much higher than the external
radiotherapy alone.
290

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ
The maximal dose in the bladder and rectum is almost all under the total dose limit. This means that the
average dose in the bladder, rectum when radiotherapy combined is lower than the standard because even the
maximum value has not exceeded the standard. The effect of controlling organs reaches high quality.
Therefore, it is possible to evaluate the plan of treatment with combination of external radiotherapy and internal
radiotherapy at Ho Chi Minh City Oncology Hospital resulted in high quality.
Conclusion: The external and internal radiotherapy planning process at the Ho Chi Minh City Oncology
Hospital, provides treatment plans that meet the standards of ICRU 62, ICRU 38.
The ratio of meeting standard of radiation treatment at the Ho Chi Minh City Oncology Hospital is high.
With the combination of external and internal radiotherapy, the dose to the tumor is very high, the minimal
dose in the tumor is up to 68.8Gy but the bladder and rectum still reach the dose below the level of
complications.
External radiotherapy alone with 3D-CRT only increased the dose to 68-70Gy (theoretically), but when the
first 60Gy was performed, the rectum exceeded the dose level of complications, therefore, we can not continue

to increase the dose to tumors.
The combination of external radiotherapy and internal radiotherapy in the treatment of cervical cancer will
be more effective than the external radiotherapy alone: the dose in the tumor is high, the dose to the healthy
organs reach standard. Therefore, radiotherapy facilities in Vietnam which do not have internal radiotherapy
machines, after the external radiotherapy for patients should transfer them to internal radiotherapy facilities to
continue the treatment process.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư cổ tử cung là một bệnh nguy hiểm,
nằm trong nhóm đầu về các bệnh ung thư thường
gặp ở phụ nữ Việt Nam. Tại thành phố Hồ Chí Minh,
ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp ở nữ với
xuất độ 16,5/100000 năm 2003[2]. Bệnh viện Ung
Bướu thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm điều trị hơn
1000 ca ung thư cổ tử cung mới[1].
Xạ trị từ lâu đã là một mô thức quan trọng trong
điều trị ung thư cổ tử cung. Cùng với sự tiến bộ của
khoa học - kỹ thuật, xạ trị ngày càng có thêm những
bước tiến mới về công nghệ và chất lượng điều trị.
Nếu trước đây bệnh nhân ung thư cổ tử cung chỉ
được xạ trị ngoài bằng kỹ thuật 2D có kế hoạch điều
trị dựa vào hình ảnh X quang với nhiều hạn chế về
việc đánh giá liều vào bướu, cơ quan lành thì hiện
nay, chúng ta đã có thể đánh giá được liều của vùng
thể tích điều trị với những kế hoạch được lập từ hình
ảnh mô phỏng 3D. Nếu trước đây bệnh nhân phải
mất nhiều giờ xạ trị áp sát với máy xạ trị suất liều
thấp thì hiện nay, bệnh nhân chỉ mất vài phút cho
một lần xạ trị áp sát với máy suất liều cao. Để có kết
quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, cho dù là kỹ
thuật xạ trị nào thì cũng cần thiết có một quy trình

điều trị chuẩn được xem xét và đánh giá tối ưu. Tuy
nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu để
khảo sát quy trình lập kế hoạch xạ trị tại các cơ sở
xạ trị.
Sự phát triển của kỹ thuật xạ trị ngoài với khả
năng điều biến cường độ chùm tia, với sự hướng
dẫn của hình ảnh trong lúc xạ đã mang lại nhiều kết
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

quả vượt trội trong điều trị: tăng liều vào bướu, giảm
liều vào cơ quan lành đã mở ra cơ hội cho bệnh
nhân ung thư cổ tử cung: liệu có cần phải làm thủ
thuật khó chịu gắn bộ dụng cụ xạ trị áp sát cho mỗi
lần xạ, hay đã đến lúc xạ trị ngoài sẽ thay thế hoàn
toàn xạ trị áp sát trong điều trị ung thư cổ tử cung?
Trả lời cho câu hỏi: Liệu xạ trị ngoài có thể thay
thế được hoàn toàn xạ trị áp sát trong xạ trị ung thư
cổ tử cung? Nhóm tác giả sẽ khảo sát quy trình lập
kế hoạch xạ trị ngoài kết hợp xạ trị áp sát cho bệnh
nhân ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Ung Bướu
thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá sự tối ưu của quy
trình và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng điều trị. Đồng thời, sẽ làm rõ tầm quan trọng
của việc kết hợp xạ trị ngoài và xạ trịáp sát trong
điều trị ung thư cổ tử cung.
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP
Tiến hành nghiên cứu lý thuyết về ung thư cổ tử
cung, về quy trình xạ trị và lập kế hoạch xạ trị ngoài
kết hợp xạ trị áp sát cho bệnh nhân ung thư cổ tử
cung tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí

Minh, nghiên cứu và đưa ra những dẫn chứng về
tầm quan trọng của việc kết hợp xạ trị ngoài với xạ
trịáp sát cho bệnh ung thư cổ tử cung. Nhóm tác giả
cũng sẽ tiến hành thực nghiệm so sánh kế hoạch xạ
trị ngoài đơn thuần với kế hoạch xạ trị kết hợp để
đánh giá độ tối ưu, thống kê 99 ca bệnh đã được
điều trị bằng phácđồ xạ trị kết hợp để đánh giá chất
lượng các kế hoạch đã được lập, rút ra các yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng điều trị.

291


XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ
Kế hoạch 1: Xạ trị ngoài bằng kỹ thuật 3D-CRT
kết hợp với xạ trị áp sát
Đợt 1: xạ ngoài toàn vùng chậu 40Gy, phân liều
2Gy, sử dụng 4 trường chiếu A0, P180, L90, R270.
Đợt bổ sung (Boost): Xạ ngoài 10Gy, phân liều
2Gy, dùng 2 trường chiếu A0 và P180, che chì giữa
bề ngang 4cm dọc thân bệnh nhân nhằm mục đích
xạ đủ liều vào hạch, bảo vệ phần lớn bàng quang,
trực tràng.
Tổng cả 2 đợt: Cộng đợt 1 và Boost để đánh
giá liều cực đại vào bướu, bàng quang trực tràng.
Xạ trị áp sát: Gồm 3 lần xạ, mỗi lần xạ phân liều
7Gy áp vào điểm A, mỗi lần xạ cách nhau 1 tuần. Bắt
đầu xạ trị áp sát khi kết thúc xạ trị ngoài.
Kế hoạch 2: Xạ trị ngoài bằng kỹ thuật 3D-CRT
đơn thuần

Đợt 1A: Xạ ngoài toàn vùng chậu 60Gy, phân
liều 2Gy, sử dụng 4 trường chiếu A0, P180, L90,
R270.
Đợt bổ sung (BoostA): Thu nhỏ PTV, thu nhỏ
trường chiếu tập trung liều vào cổ tử cung, tổng liều
8Gy, phân liều 2Gy, sử dụng 4 trường chiếu A0,
P180, L90, R270.

KẾT QUẢ
Thực nghiệm lập kế hoạch điều trị
Kế hoạch 1: Xạ trị ngoài bằng kỹ thuật 3D-CRT
kết hợp với xạ trị áp sát
Đợt 1: Liều tối đa vào PTV là 102,9%, liều tối
thiểu vào PTV là 95%. Dựa theo tiêu chuẩn của
ICRU 62: liều vào PTV phải đạt từ 95% đến dưới
107%. Như vậy Đợt 1 hoàn toàn đạt yêu cầu về liều.
Đợt bổ sung (Boost): Do được che chì giữa dọc
thân bệnh nhân nên bướu sẽ bị thiếu liều, do đó
không đánh giá đợt bổ sung mà đánh giá kế hoạch
dựa trên tổng cả 2 đợt.
Tổng cả 2 đợt: Liều tối đa vào PTV là 50,6Gy,
liều tối thiểu vào PTV là 39,0Gy, liều tối đa vào bàng
quang là 51,4Gy, liều tối đa vào trực tràng là 49,8Gy.
Quan sát biểu đồ DVH, đối chiếu với giới hạn liều
vào bàng quang, trực tràng, ta nhận thấy bàng
quang, trực tràng đều nằm trong ngưỡng an toàn.
Như vậy, xạ trị ngoài hoàn toàn đạt yêu cầu đặt ra
về liều vào cơ quan lành.

39 Gy (100% V)

40,5 Gy
(91% V)

45 Gy, 50% V

Hình 1. Đồ thị DVH tổng cả 2 đợt xạ ngoài của bệnh nhân X

292

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ
Bảng 1. Liều vào bướu trong xạ trị áp sát và tổng liều xạ kết hợp xạ trị ngoài - xạ trị áp sát của bệnh nhân X
Lần 1 (Gy)

Lần 2 (Gy)

Lần 3(Gy)

Tổng liều EQD2 xạ áp sát (Gy)

Tổng liều xạ nhỏ nhất khi kết hợp (Gy)

7,0

7,0

7,0


29,8

68,8

Các điểm bàng quang, trực tràng đều đạt yêu cầu về liều xạ trị áp sát theo ICRU 38 (≤ 5,6Gy).
Khi kết hợp xạ trị ngoài và xạ trị áp sát, liều vào bướu lên đến hơn 68Gy, nhưng vẫn đạt các tiêu chuẩn
của ICRU 62, 38; cơ quan lành vẫn được bảo vệ tốt theo tiêu chuẩn.
Bảng 2. Liều vào bàng quang, trực tràng trong xạ trị áp sát và tổng liều lớn nhất khi kết hợp xạ trị ngoài xạ trị áp sát của bệnh nhân X
Lần 1 (Gy)

Lần 2 (Gy)

Lần 3 (Gy)

Tổng liều EQD2 xạ áp sát (Gy)

Tổng liều xạ lớn nhất khi kết hợp (Gy)

Bàng quang

5,5

5,4

4,0

13,6

65,0


Trực tràng

4,5

5,5

5,6

14,6

64,4

Kế hoạch 2: Xạ trị ngoài bằng kỹ thuật 3D-CRT đơn thuần
Liều tối đa vào PTV là 102,9%, liều tối thiểu vào PTV là 95%. Dựa theo tiêu chuẩn của ICRU 62: Liều vào
PTV phải đạt từ 95% đến dưới 107%. Như vậy kế hoạch Đợt 1A hoàn toàn đạt yêu cầu về liều vào bướu. Tuy
nhiên, quan sát biểu đồ DVH, ta thấy trực tràng đã nhận liều vượt quá giới hạn liều vào thể tích. Đối chiếu với
liều giới hạn đối với trực tràng là V50 < 50%, nghĩa là thể tích trực tràng nhận liều
50Gy phải dưới 50%. Ở Đợt 1A, V50 của trực tràng đã lên đến 100%, trực tràng đã hoàn toàn bị quá liều,
không thể tiếp tục nâng liều vào bướu được nữa do có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho trực tràng, vì vậy
không cần đánh giá đợt bổ sung.

Hình 2. Đồ thị DVH đợt 1A giả lập xạ trị ngoài đơn thuần cho bệnh nhân X
Bảng 3. So sánh hiệu quả điều trị của hai kế hoạch điều trị
Tổng liều vào bướu (Gy)

Đạt chuẩn liều vào trực tràng

Đạt chuẩn liều vào bàng quang

Kế hoạch 1


68,8 (nhỏ nhất)

Đạt

Đạt

Kế hoạch 2

60

Không đạt

Có khả năng không đạt

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

293


XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ
Thống kê hồi cứu
Liều cực tiểu vào bướu ở giai đoạn IIA-IIB tập trung trong khoảng (68-70Gy) với 64 trên tổng số 73 ca, ở
giai đoạn IIIA-IIIB tập trung trong khoảng (68-70Gy) với 23 trên tổng số 26 ca.

Hình 3. Phân bố tổng liều cực tiểu vào bướu khi kết hợp xạ trị ngoài và xạ trị áp sát giai đoạn IIA – IIB

Hình 4. Phân bố tổng liều cực tiểu vào bướu khi kết hợp xạ trị ngoài và xạ trị áp sát giai đoạn IIIA - IIIB
Liều cực đại vào bàng quang ở giai đoạn IIA - IIB: 4 ca trên tổng số 73 ca ở giai đoạn này vượt quá
ngưỡng liều cho phép (≤ 75Gy), ở giai đoạn IIIA - IIIB: 2 ca trên tổng số 26 ca ở giai đoạn này vượt quá

ngưỡng liều cho phép (≤ 80Gy).
Bảng 4. Thống kê số ca bệnh đạt yêu cầu về tổng liều vào bàng quang khi kết hợp xạ trị ngoài và xạ trị áp sát

294

Giai đoạn bệnh

Số ca đạt yêu cầu về liều

Tỷ lệ (%)

IIA- IIB

69/73

94,5

IIIA - IIIB

24/26

92,3

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ

Hình 5. Phân bố tổng liều cực đại vào bàng quang khi kết hợp xạ trị ngoài và xạ trị áp sát giai đoạn IIA - IIB


Hình 6. Phân bố tổng liều cực đại vào bàng quang khi kết hợp xạ trị ngoài và xạ trị áp sát giai đoạn IIIA-IIIB
Liều cực đại vào trực tràng ở giai đoạn IIA-IIB: 1 ca trên tổng số 73 ca ở giai đoạn này vượt quá ngưỡng
liều cho phép (≤ 70Gy), ở giai đoạn IIIA-IIIB: 100% các ca ở giai đoạn này đạt yêu cầu về ngưỡng liều cho
phép (≤ 75Gy).
Bảng 5. Thống kê số ca bệnh đạt yêu cầu về tổng liều vào trực tràng khi kết hợp xạ trị ngoài và xạ trị áp sát
Giai đoạn bệnh

Số ca đạt yêu cầu về liều

Tỷ lệ (%)

IIA- IIB

72/73

98,6

IIIA - IIIB

26/26

100

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

295


XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ


Hình 7. Phân bố tổng liều cực đại vào trực tràng khi kết hợp xạ trị ngoài và xạ trị áp sát giai đoạn IIA - IIB

Hình 8. Phân bố tổng liều cực đại vào trực tràng khi kết hợp xạ trị ngoài và xạ trị áp sát giai đoạn IIIA - IIIB
Tổng liều cực tiểu vào bướu đềuđạt trên 68Gy, nghĩa là liều trung bình vào bướu có khả năng đạt từ 70
đến hơn 80Gy, chất lượng kiểm soát bướu được nâng cao rất nhiều so với chỉ xạ trị ngoài đơn thuần.
Tổng liều cực đại vào bàng quang và trực tràng đa số đều nằm dưới ngưỡng tổng liều giới hạn. Như vậy
có nghĩa là liều trung bình vào bàng quang, trực tràng khi xạ trị kết hợp đều thấp hơn chuẩn vì ngay cả giá trị
cực đại cũng chưa vượt qua chuẩn. Hiệu quả kiểm soát cơ quan lành đạt chất lượng cao. Như vậy có thể
đánh giá được kế hoạch điều trị kết hợp xạ trị ngoài và xạ trị áp sát tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí
Minh đạt chất lượng cao.

BÀN LUẬN
Kỹ thuật đặt bộ áp
Trong quá trình khảo sát, nhóm tác giả nhận
thấy một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả
xạ trịáp sát là kỹ thuật đặt bộ áp. Nếu bộ áp không
được đưa vào sâu đúng vị trí mà bị tuột ra phía

296

ngoài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến liều vào bàng
quang, trực tràng.
Tác giả đã tiến hành giả lập dời bộáp trên kế
hoạch điều trị của bệnh nhân Y vào sâu thêm 2cm
so với thực tế, kết quả thu được khi chưa tối ưu hóa
liều lượng trình bày ở bảng 6.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM



XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ
Bảng 6. Liều vào cơ quan lành của bệnh nhân Y
trước và sau khi dời bộ áp (chưa tối ưu hóa liều)
Liều điểm (cGy)

Trạng thái bộ
áp

Bàng quang

Trực tràng
1

Trực tràng
2

Thực tế

1289,1

1257,4

819,8

Giả lập đưa
vào sâu thêm
2cm

716,9


850,8

341,1

Dựa vào kết quả thu được, nhóm tác giả nhận
thấy khi bộ áp được đặt đúng vị trí, liều vào cơ quan
lành giảm rõ rệt: bàng quang giảm 44,4%, trực tràng
1 giảm 32,3%, trực tràng 2 giảm 58,4%. Vì vậy, các
ca bệnh đặt bộ áp chưa đúng vị trí cần phải được
đặt lại bộ áp trước khi tiến hành lập kế hoạch để liều
xạ cho bệnh nhân được tối ưu. Trong trường hợp
không thể thay đổi vị trí bộ áp do nguyên nhân từ
bệnh nhân thì cần phải theo dõi sát qua những lần
xạ trị để có biện pháp xử lý biến chứng nếu xảy ra.
KẾT LUẬN
Quy trình lập kế hoạch xạ trị ngoài, xạ trị áp sát
tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh cho
ra được những kế hoạch điều trị đạt tiêu chuẩn của
ICRU 62, ICRU 38.
Tỷ lệ đạt chuẩn của kế hoạch xạ trị tại Bệnh
viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh ở mức cao.
Với kế hoạch xạ trị ngoài kết hợp xạ trị áp sát,
liều vào bướu đạt được rất cao, liều tối thiểu vào
bướu đã lên đến 68,8Gy nhưng bàng quang và trực
tràng vẫn đạt liều dưới ngưỡng xảy ra biến chứng.
Kế hoạch xạ trị ngoài đơn thuần với kỹ thuật
3D-CRT chỉ nâng liều vào bướu lên được tới khoảng
68 - 70Gy (theo lý thuyết), tuy nhiên khi thực nghiệm
chỉ mới 60Gy đầu tiên thì trực tràng đã vượt quá liều
xảy ra biến chứng, do đó không thể tiếp tục nâng

liều vào bướu.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

Kết hợp xạ trị ngoài và xạ trịáp sát trong điều trị
ung thư cổ tử cung sẽ cho hiệu quả tối ưu hơn chỉ
xạ ngoài đơn thuần: liều vào bướu cao, liều vào cơ
quan lành đạt chuẩn. Do đó, các cơ sở xạ trị ở
Việt Nam không có máy xạ trị áp sát, sau khi xạ trị
ngoài cho bệnh nhân nên chuyển bệnh nhân tới các
cơ sở có xạ trị áp sát để tiếp tục điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Anh Phương, Lê Phúc Thịnh, Lưu Văn Minh
và cộng sự (2000), “Xạ trị tiền phẫu ung thư cổ
tử cung giai đoạn IB – IIA”, Tạp chí Y học Thành
phố Hồ Chí Minh, 2000, 325 -332.
2. Nguyễn Chấn Hùng, Phó Đức Mẫn, Lê Hoàng
Minh và cộng sự (2006), “Gánh nặng ung thư tại
TP. HCM”,Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí
Minh, 2006, i-vii.
3. Bernadette Cracchiolo, Omar Mahmoud, Sarah
Kilic (2015), “Non-brachytherapy alternatives in
cervical cancer radiotherapy: Why not?”, Applied
radiation oncology, 11-17.
4. IAEA (International Atomic Energy Agency)
(2013), Management of cervical cancer:
Strategies for Limited-resource centres - A guide
for radiation oncologists, IAEA human health
reports, IAEA.
5. ICRU (International Commission on Radiation

Units and Measurement) (1985), Report 38,
Dose and volume Specification for Report
Intracavitary in Gynecological Cancer.
6. ICRU (International Commission on Radiation
Units and Measurement) (1999), Report 62,
Precribing, Recording Photon Beam Therapy.

297



×