Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả nội soi và xét nghiệm tế bào áp trong chẩn đoán ung thư dạ dày tại Bệnh viện K Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.92 MB, 6 trang )

GIẢI PHẪU BỆNH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NỘI SOI VÀ XÉT NGHIỆM TẾ BÀO ÁP
TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ DẠ DÀY
TẠI BỆNH VIỆN K TRUNG ƯƠNG
BÙI TIẾN DŨNG1, LÊ QUANG HẢI2, PHẠM CẨM PHƯƠNG3
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, nội soi, kết quả tế bào áp và mô bệnh học trong chẩn đoán
ung thư dạ dày.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả lâm sàng tiến cứu 205 bệnh nhân (BN) từ tháng 8/2015
đến tháng 8/2016.
Kết quả: 138 bệnh nhân được chẩn đoán xác định mô bệnh học là ung thư dạ dày và 67 bệnh nhân được
chẩn đoán viêm loét lành tính; Nhóm mắc bệnh tỷ lệ nam/nữ là 2/1; tuổi trung bình 59,3 (khoảng 26-92); 90,6%
số bệnh nhân UTDD có tiền sử viêm loét dạ dày, 98,5% bệnh nhân có triệu chứng đau bụng vùng thượng vị. Vị
trí tổn thương hay gặp nhất là hang vị chiếm 83%; Vị trí sinh thiết chủ yếu tại bờ loét chiếm 71,7%, tỷ lệ chẩn
đoán đúng của nội soi là 86,9% so với mô bệnh học sinh thiết. 94,8% tế bào ung thư có đặc điểm hình thái
nhân trần đơn độc. Tế bào áp có độ nhạy 98,6%, độ chính xác 99,02% so với MBH sinh thiết, tỷ lệ âm tính giả
là 1,4%; 94,9% số bệnh nhân là UTBM dạ dày; 5,1% u lympho ác tính không hogdkin.
Kết luận: Nội soi và xét nghiệm tế bào áp có giá trị cao trong chẩn đoán sàng lọc ban đầu ung thư dạ dày
đặc biệt ở các tuyến y tế chưa được triển khai giải phẫu bệnh. Kết hợp 3 xét nghiệm nội soi, tế bào áp và mô
học giúp nâng cao giá trị chẩn đoán xác định bệnh.
Từ khóa: Nội soi, ung thư dạ dày, tế bào áp, mô bệnh học sinh thiết.
SUMMARY
Evalute test result and test imprint cytologies to have diagnois for gastric cancer in K Hospital
Objective: Describe a variety of clinical features, endoscopy, testing imprint cytologies and histopathology
results in diagnosing Gastric cancer.
Subjects and Methods: Clinical Prospective description study in 205 patients from Aug 2015 to Aug 2016.
Result: 138 patients had histopathology diagnosed Gastric cancer and 67 patients were diagnosed benign
ulcers; the proportion of male/ female in cancer diagnosed group was 2/1; the average age was 59.3 (about 2692); 90.6% of them had gastric ulcers history, 98.5% patients had symptoms of epigastric pain. The most
popular injured position was antral consisting of 83%; major biopsy position was in ulcers’ shore consisting of
71.7%, accurate diagnosis proportion of endoscope was 86.9% compared to histopathologic biopsy. 94.8%


cancer cells had single bare nuclei. Imprint cytology had sensitivity of 98.6%, accuracy of 99.02% compared to
histopathologic biopsy. False negative rate was 1.4%; 94.9% patients were gastric carcinoma; 5.1% of
maglinant non-hogdkin lymphoma.
Conclusion: Endoscope and imprint cytology testing play an important part in gastric cancer’s initial
screening diagnosis, especially in health care centers where pathology has not been in operation. Combining
endoscope, imprint cytology and histopathology helps increase diagnosis valuation.
Keywords: Endoscope, Gastric cancer, Imprint Cytology, Histopathology Biopsy.

ThS.BS Khoa Ung Bướu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
TS.BS. Trưởng Phòng Tế bào-Bệnh viện K Trung Ương
3 PGS.TS. PGĐ Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung Bướu-Bệnh viện Bạch Mai
1

2

250

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


GIẢI PHẪU BỆNH
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong các loại
ung thư phổ biến trên thế giới và đứng hàng đầu
trong số các ung thư đường tiêu hóa. Theo
Globocan năm 2012 đứng thứ 5 trong các bệnh ung
thư thường gặp, tại Việt Nam, ung thư dạ dày có
hơn 14.000 ca mắc mới, đứng hàng thứ 4 sau ung
thư gan, phổi, vú, là nguyên nhân gây tử vong do
ung thư đứng hàng thứ 3 ở cả hai giới, sau ung thư

gan và phổi[1], chiếm 13,5% trong tổng số các bệnh
ung thư. Chính vì vậy vấn đề chẩn đoán và điều trị
UTDD ở giai đoạn sớm đã trở thành nhu cầu bức
xúc thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới y học
nhiều nước trên thế giới.
Phương tiện ban đầu để chẩn đoán UTDD là
nội soi sinh thiết làm tế bào học áp lam và mô bệnh
học, phương pháp này có độ chính xác cao. Hiện
nay ở Việt Nam nội soi dạ dày bằng ống mềm đã rất
phổ biến ở các tuyến từ trung ương đến các cơ sở
quận, huyện nhưng xét nghiệm mô bệnh học còn
chưa làm được ở các bệnh viện tuyến huyện thậm
chí là ở tuyến tỉnh ở một số tỉnh miền núi. Vì vậy
mặc dù xét nghiệm tế bào học có độ chính xác thấp
hơn so với mô bệnh học nhưng nó vẫn có vai trò rất
quan trọng trong chẩn đoán ban đầu UTDD ở các
tuyến dưới và nâng cao giá trị chẩn đoán xác định
của bộ ba chẩn đoán là nội soi, mô bệnh học và tế
bào học so với chỉ có nội soi và mô bệnh học.
Hiện nay tại Việt Nam có ít nghiên cứu về giá trị
của nội soi dạ dày, xét nghiệm tế bào áp và mô bệnh
học trong chẩn đoán UTDD. Vì vậy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu sau:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và
nội soi của bệnh nhân ung thư dạ dày.
2. Đánh giá kết quả xét nghiệm tế bào học
áp và mô bệnh học trong chẩn đoán ung thư dạ dày.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm 205 bệnh nhân nghi ngờ ung thư dạ

dày trên lâm sàng, được tiến hành nội soi phát hiện
và bấm sinh thiết tổn thương làm chẩn đoán tế bào
học áp lam và mô bệnh học.
Kỹ thuật thu thập số liệu
Tất cả các bệnh nhân thuộc đối tượng nghiên
cứu đồng ý tham gia nghiên cứu, được tiến hành
thăm khám lâm sàng, hỏi bệnh theo một mẫu bệnh
án nghiên cứu thống nhất và đều được nội soi dạ
dày đánh giá tổn thương sinh thiết làm tế bào học áp
lam và mô bệnh học.

Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2015 đến hết tháng 8/2016.
Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện K Trung ương.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả lâm sàng tiến cứu.
Cỡ mẫu được tính theo công thức:

n  Z (21 / 2)

p(1  p)

2

Trong đó:
n: Cỡ mẫu.
α: Mức ý nghĩa thống kê, chọn α=0,05 (ứng với
độ tin cậy là 95%).
Z: Giá trị thu được từ bảng Z ứng với giá trị

p=0,05 (Z1-α/2=1,96).
p: Tỷ lệ (+) TB áp/ MBH trong nghiên cứu của
Sharma.P năm 2015 là 0,968[2].
: Khoảng sai lệch tương đối. Chúng tôi chọn
=0,034.
Áp dụng công thức trên, chúng tôi tính được cỡ
mẫu lý thuyết là 103 BN.
Thực tế chúng tôi lấy được 205 bệnh nhân
trong đó có 138 bệnh nhân UTDD.
Chỉ tiêu nghiên cứu
Phương pháp nội soi dạ dày
- Mô tả vị trí: tổn thương ở vùng nào của dạ
dày, khoảng cách từ cực trên tổn thương đến tâm vị.
- Nhận định thể tổn thương: Thể loét, thể sùi,
thể thâm nhiễm, thể phối hợp gồm thể loét thâm
nhiễm và thể loét sùi. Thể UTDD sớm theo
Bormann.
Phương pháp tế bào áp
Các tiêu chuẩn chẩn đoán tế bào học áp lam
dạ dày theo tiêu chuẩn chẩn đoán tế bào học
của Edmund S. Cibas và Barbara S. Ducatman
đưa ra năm 2012, đã được hội tế bào học Hoa Kỳ
chấp nhận[3].
Phương pháp mô bệnh học
Mô tả kết quả tổn thương và kết luận mô
bệnh học.
Phân loại mô học theo WHO 2000.
So sánh với các kết quả nghiên cứu trước đó.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


251


GIẢI PHẪU BỆNH
Xử lý số liệu

Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân

Các số liệu thu nhập được mã hóa và xử lý
phần mềm thống kê SPSS phiên bản 16.0.
Dùng test 2 để kiểm định ý nghĩa thống kê khi
so sánh các tỷ lệ. Trong trường hợp giá trị lý thuyết
nhỏ thì dùng test 2 với hiệu chỉnh Fisher với mức ý
nghĩa thống kê khi p≤0,05.
Tính độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác của
phương pháp tế bào áp.
Đánh giá sự phù hợp của xét nghiệm bằng chỉ
số Kappa.

Tuổi mắc bệnh trung bình là 59,3 nam mắc bệnh
nhiều hơn nữ với tỷ lệ nam/ nữ là 2/1. Có 90,6% số
bệnh nhân UTDD có tiền sử viêm loét dạ dày.
Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau bụng
thượng vị 98,5%.

Giới tính: nam/ nữ

2/1


Tuổi trung bình

59,3
(thấp nhất 26;
cao nhất 92)

Đạo đức nghiên cứu
Đề tài được tiến hành sau khi được sự đồng ý
và cho phép của Hội đồng đạo đức nghiên cứu,
Bệnh viện K Trung ương.
Các thông tin thu được của đối tượng chỉ nhằm
mục đích nghiên cứu.

Lí do vào viện

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong 205 bệnh nhân nghiên cứu có 138
bệnh nhân được chẩn đoán mô bệnh học là ung thư
dạ dày và 67 bệnh nhân được chẩn đoán viêm loét
lành tính.

Số bệnh nhân
(n=138)

Đặc điểm

Đau bụng thượng vị

136 (98,5%)


Gầy sút cân

69 (50,0%)

Sờ thấy u bụng

21 (15,2%)

Da xanh, niêm mạc nhợt

28(20,3%)

Nôn

19(13,8%)

Đi ngoài phân đen

12 (8,7%)

Mệt mỏi

8(5,8%)



125 (90,6%)

Không


13 (9,4%)

Tiền sử viêm
loét DD

Biểu đồ 1. Hình ảnh tổn thương qua nội soi

Nhận xét:
Tổn thương thể loét và loét sùi chiếm đa số với tỷ lệ 31,2% và 38,4%.
Bảng 2. Kết quả xét nghiệm tế bào áp
Đa số bệnh nhân ung thư dạ dày có kết quả tế
bào học áp phù hợp với chẩn đoán mô bệnh học
136/138 bệnh nhân.
252

Có 2 bệnh nhân có kết quả TB áp âm tính giả.
Tỷ lệ chẩn đoán đúng của TB áp trong nhóm
bệnh nhân âm tính là 67/67 BN.
Không có BN có kết quả tế bào áp dương tính giả.
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


GIẢI PHẪU BỆNH
Mô bệnh học
Tế bào áp

Dương tính

Âm tính


Chung

136

0

136

2

67

69

138

67

205

Bảng 4. Thể mô bệnh học sinh thiết
Tần số

Tỷ lệ %

UTBM tuyến

19

13,8


UTBM tuyến biệt hóa thấp

32

23,2

UTBM tuyến biệt hóa vừa

32

23,2

UTBM tuyến biệt hóa cao

10

7,2

UTBM tuyến không biệt hóa

1

0,7

Độ nhạy = 136/(136+2) × 100% = 98,6%.

UTBM tuyến nhầy

4


2,9

Độ đặc hiệu = 67/(67+0) × 100% = 100%.

UTBM vảy

3

2,2

UTBM tế bào nhẫn

30

21,7

UT lympho ác tính no hodgkin

7

5,1

138

100

Dương tính
Âm tính
Tổng


Thể mô bệnh học ung thư

Áp dụng công thức toán học chúng tôi tính
được:

Độ chính xác = [(136+67)/138] × 100% =
99,02%.
Giá trị dự báo dương tính = 136/(136 + 0) ×
100% = 100%.
Giá trị dự báo âm tính = 67/(67+2) × 100% =
97,1%.
Chỉ số Kappa: 0,99.

Đặc
điểm
nhân

Đặc
điểm
khác

Nhận xét:
Đa số thể mô bệnh học là ung thư biểu mô
chiếm tỷ lệ 94,9%.
5,1% u lympho ác tính không hogdkin.

Bảng 3. Đặc điểm hình thái học tế bào ung thư

Đặc

điểm
tế bào

Tổng

Đặc điểm

Tần số

Tỷ lệ %

Quá sản tế bào

112

82,3

Tế bào đa hình thái

122

89,7

Nhân trần đơn độc

129

94,8

Bào tương hốc hóa


109

80,1

Tế bào bất thường

88

64,7

Màng nhân dày, gấp khúc

125

91,9

NST thô, đông vón

120

88,2

Hạt nhân to nhỏ không đều

82

60,3

Nhân quái nhân chia


65

47,8

Nền tiêu bản hoại tử

95

69,8

Nền tiêu bản chảy máu

98

72,1

Tế bào viêm phản ứng

68

50,0

Chất nhầy

27

19,8

Nhận xét:

Đặc điểm hình thái tế bào ung thư gặp nhiều
nhất tế bào nhân trần đơn độc 94,8%.
Đa số đặc điểm bất thường của nhân là màng
nhân dày, gấp khúc chiếm 91,9%.
Đặc điểm nền tiêu bản chảy máu, hoại tử chiếm
lần lượt là 72,1% và 69,8%.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

BÀN LUẬN
Đa số bệnh nhân UTDD gặp trong nghiên cứu
của chúng tôi là nam giới với tỷ lệ nam/ nữ là 2/1 với
độ tuổi trung bình là 59,3 tuổi trong đó bệnh nhân có
tuổi thấp nhất là 26 và cao nhất là 92 tuổi.Kết quả
này phù hợp với báo cáo của Globocan 2012, tỷ lệ
UTDD trên toàn thế giới nam/ nữ là 1,97.
Kết quả nghiên cứu này cho biết hình ảnh tổn
thương qua nội soi chúng tôi gặp chủ yếu là thể loét
và loét sùi 31,2% và 38,4% số bệnh nhân UTDD.
Trong nghiên cứu của tác giả Bùi Ánh Tuyết thấy
rằng thể loét có tỷ lệ di căn hạch thấp hơn các thể
khác và tỷ lệ UTDD giai đoạn sớm phát hiện được
đều nằm ở thể này. Các thể khác thường được phát
hiện ở giai đoạn muộn hơn nên tỷ lệ di căn hạch cao
hơn, đặc biệt thể thâm nhiễm được nhiều tác giả
nghiên cứu chứng minh là loại có độ ác tính mô học
cao nhất, tiên lượng xấu nhất và tỷ lệ di căn hạch
cao tới 100%[4].
Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả các bệnh
nhân sinh thiết đều được làm cả hai xét nghiệm TB

áp và MBH. Kết quả nghiên cứu trong nhóm bệnh
nhân ung thư có 136/138 bệnh nhân có chẩn đoán
xét nghiệm TB áp phù hợp với MBH chiếm tỷ lệ
98,6%. Có 2 bệnh nhân chẩn đoán viêm loét (âm
tính giả) chiếm tỷ lệ 1,4%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy độ
nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo âm tính và dương
tính lần lượt là (98,6%, 100%,97,1% và 100%). So
sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
chúng tôi ghi nhận ở bảng sau:

253


GIẢI PHẪU BỆNH

Năm
NC

Độ
nhạy

Độ
đặc
hiệu

Philip M

1999


64100%

9699%

Young JA

1980

98%

MysorekarVV

2003

100%

Dhakhwa.R

2012

91,6%

Shama P

2015

96,8%

N.Q.Dương


1996

92,7%

B.T.Dũng

2016

98,6%

Tác giả

Giá trị
dự báo
(+)

Độ
chính
xác

100%
98,3%

100%

100%

99,02%

Khi so sánh với các nghiên cứu nước ngoài,

kết quả của chúng tôi rất phù hợp với kết quả nghiên
cứu của các tác giả Shama P (2015) có độ nhạy và
giá trị dự báo dương tính của phương pháp tế bào
áp là 96,8% và 98,3%[2]. Nghiên cứu của Mysorekar
VV trong 275 bệnh nhân ung thư dạ dày có dùng cả
hai phương pháp chẩn đoán TB áp và mô bệnh học
sinh thiết thì độ chính xác của hai phương pháp là
như nhau (100%)[5].
Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy tỷ lệ chẩn
đoán đúng trên nhóm bệnh nhân lành tính của
xét nghiệm TB áp so với MBH là 67/67 BN lành tính
(độ đặc hiệu 100%). Trong 67 bệnh nhân nhóm lành
tính đa số có tổn thương loét với hình ảnh niêm mạc
xung quanh không đều, bờ gồ ghề, một số có ổ loét
kích thước trên 2cm nên chúng tôi vẫn sinh thiết để
tránh bỏ xót tổn thương. Khi có kết quả TB áp và
mô bệnh học âm tính chúng tôi cho bệnh nhân
điều trị theo hướng viêm loét và kiểm tra nội soi lại.
Số bệnh nhân đến khám lại theo hẹn có triệu chứng
lâm sàng giảm nhiều và phần lớn khi kiểm tra nội soi
ổ loét đã lành tuy nhiên có 8 bệnh nhân trong số này
còn tổn thương khi soi nên được chúng tôi sinh thiết
lần 2 và kết quả TB áp và mô học vẫn âm tính.
Chúng tôi tiếp tục điều trị nội khoa nhưng có đổi
sang loại thuốc ức chế bơm proton (PPI) khác và
kiểm tra lại bằng nội soi. Khi kết quả nội soi lần tiếp
theo các tổn thương loét đã hết chúng tôi mới
thực sự yên tâm và điều trị củng cố một đợt thuốc
PPI nhưng vẫn dặn dò bệnh nhân phải đến soi lại
dạ dày sau 6 tháng hoặc đến khám ngay nếu có

triệu chứng lâm sàng trở lại.
Kết quả này tương tự nghiên cứu của
Vijayanarasimha D và cộng sự (2014) khi nghiên
cứu về giá trị xét nghiệm tế bào áp và mô bệnh học
sinh thiết qua nội soi đường tiêu hóa trên của cho
thấy độ đặc hiệu của phương pháp tế bào áp là
97,14% cho tổn thương ở dạ dày và lên tới 100%
với các tổn thương ở tá tràng[6].
Trong 138 bệnh nhân được chẩn đoán xác định
là UTDD có 136 bệnh nhân được chẩn đoán bằng
254

kết quả MBH ngay lần sinh thiết đầu tiên, có 2 BN có
kết quả MBH lần 1 âm tính nhưng kết quả TB áp
dương tính và hình ảnh nội soi của hai bệnh nhân
đều là tổn thương loét sùi khá điển hình, sau đó hai
bệnh nhân được nội soi sinh thiết lại cho kết quả
dương tính ở cả hai xét nghiệm. Hồi cứu lại 2 trường
hợp đặc biệt này chúng tôi thấy kích thước đại thể
2 mảnh sinh thiết này nhỏ (<0,1cm) và khi tìm hiểu
rõ về quy trình chuyển đúc bệnh phẩm thì có lẽ do
số lượng mô ung thư trên mảnh sinh thiết không
nhiều nên khi cắt để được miếng sinh thiết đạt
yêu cầu thường bỏ qua những lát cắt đầu tiên mà
tổ chức ung thư có thể lại nằm trên chính những lát
cắt đầu tiên này hoặc khi cắt không khai thác hết
bệnh phẩm nên bỏ sót tổ chức ung thư trên bệnh
phẩm sinh thiết vì vậy tiêu bản MBH âm tính.
Trên hai lam kính tế bào áp lại cho kết quả dương
tính rất rõ ràng với hình ảnh điển hình các tế bào

ung thư đa hình thái, nhân trần rời rạc, chromatin
thô, đây chính là các đặc điểm điển hình của tế bào
ung thư theo tiêu chuẩn của S.Cibas và S.Ducatman
đang được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán tế bào
học UTDD tại Hoa kỳ[3]. Với kích thước mảnh sinh
thiết nhỏ có thể làm hạn chế kết quả mô học đôi khi
khó đưa ra được quyết định chẩn đoán nhưng
tế bào áp ít phụ thuộc vào kích thước mảnh sinh
thiết hơn và sự kết hợp cả hai phương pháp này là
rất có ý nghĩa chẩn đoán bệnh.
Trong các nghiên cứu trên thế giới đã có rất
nhiều nghiên cứu so sánh kết quả của TB áp và
mô bệnh học sinh thiết. Trong năm 2013 tác giả
MM Hossain và cộng sự đã gặp một trường hợp lâm
sàng mà hai lần mảnh sinh thiết của mô bệnh học có
kết quả là âm tính giả[7]. Tác giả cho rằng có lẽ mảnh
sinh thiết nhỏ hoặc sinh thiết vào vùng có ít tế bào
ung thư nên gây ra kết quả âm tính giả này.
Trong khi đó mẫu tế bào trên lam kính áp đều có
hình ảnh tế bào ung thư khá điển hình. Đây là bằng
chứng rất có giá trị đế khẳng định vai trò của TB áp
trong nội soi tổn thương ổ loét nghi ngờ ác tính.
Cũng theo nghiên cứu của MM Hossain trong 189
trường hợp soi dạ dày thì kết quả chẩn đoán dương
tính của TB áp mảnh sinh thiết so với kết quả mô
bệnh học mảnh sinh thiết lần lượt là 65% so với
64,55% khi so sánh với giải phẫu bệnh sau mổ[7].
KẾT LUẬN
Nội soi và sinh thiết qua nội soi có giá trị cao
trong chẩn đoán ung thư dạ dày. Tế bào áp là

phương pháp chẩn đoán đơn giản, thời gian chẩn
đoán nhanh, giá thành rẻ và có độ chính xác cũng
như giá trị dự báo âm tính và dương tính rất cao
(99,02%; 97,1%; 100%). Tại các tuyến y tế cơ sở
chưa được triển khai chuyên khoa giải phẫu bệnh
hoặc khoa giải phẫu bệnh mới được thành lập, các
quy trình nhuộm, đúc, đọc cần có thời gian để chuẩn
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


GIẢI PHẪU BỆNH
hóa thì nội soi sinh thiết và xét nghiệm tế bào áp rất
có giá trị trong chẩn đoán sàng lọc ban đầu ung thư
dạ dày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Globocan (2012). Cancer Incidence and
Mortality Worldwide: IARC CancerBase No. 11,
International Agency for Research on Cancer.
2. Sharma P, J. AS. (2015). Imprint Cytology: A
Reliable Alternative to Frozen Section. IJCRR;
7(7): 28-31.
3. Edmund S. Cibas, Barbara S. Ducatman (2009).
Cytology: Diagnostic Principles and Clinical
Correlates
4. Bùi Ánh Tuyết (2003), Nhận xét đặc điểm lâm
sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học của ung
thư dạ dày điều trị tại Bệnh Viện K từ tháng

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


9/2002- 6/2003. Luận án Thạc sỹ y khoa,
Trường Đại Học Y Hà Nội.
5. Mysorekar VV et al(2003). Role of imprint
cytology in the diagnosis of gastrointestinal tract
malignancies. India J Pathol Microbiol. 2003
Jan;46(1): 37-43.
6. Vijayanarasimha D, Mahadevappa A, Manjunath
G V, Sunila R (2014). Imprint cytology: A
diagnostic aid in interpretation of upper
gastrointestinal endoscopic biopsies. J Dig
Endosc 2014;5: 144-8.
7. MM Hossain, MM Saha, SM Hossain, A Ahad
(2013). Imprint cytology from endoscopic biospy
to detect gastric carcinoma, Bang Med J Khulna;
46 : 34-36.

255



×